CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
TÌNH NGUYỆN VÌ CỘNG ĐỒNG CHO ĐOÀN
VIÊN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Hoạt động tình nguyện được mô tả là một hoạt động
hỗ trợ miễn phí khi ai đó dành thời gian để giúp đỡ một tổ
chức hoặc một cá nhân mà họ không liên quan đến.
Vương quốc Anh không thực sự có một định nghĩa
chung về tình nguyện viên quốc gia, mặc dù bạn có thể
tìm thấy các định nghĩa được đưa ra trong các văn bản
pháp luật và báo cáo của chính phủ cũng như các nghiên
cứu về tình nguyện. Tờ thông tin này chứa một sự lựa
chọn các định nghĩa có thể hữu ích cho bất cứ ai muốn làm
rõ hoặc muốn xác định hoạt động tình nguyện trong một
chính sách, đấu thầu tài trợ hoặc các công việc khác. Bảng
thông tin này bao gồm:
Khái quát về mối quan hệ giữa Chính phủ và khu
vực thứ ba trong nước Anh
Các định nghĩa ngắn khác Khảo sát Tình hình Tình
nguyện Quốc gia năm 1997 và Trợ giúp: Một cuộc điều tra
quốc gia về hoạt động tình nguyện và gây quỹ từ thiện
Đạo luật Cảnh sát năm 1997 (Quy tắc hình sự) 2002 Quy
định về Phụ cấp của Người Tìm việc năm 1996
Định nghĩa của Liên Hiệp Quốc
Phân loại hoạt động tự nguyện Compact về quan
hệ giữa Chính Phủ và khu vực thứ ba ở Anh Bộ luật Thực
tiễn Tốt về Tình nguyện viên, xuất bản năm 2005, có một
định nghĩa ngắn về hoạt động tình nguyện trong một mô tả
về tình nguyện làm ngữ cảnh dài hơn. Nó nói tình nguyện
viên là "... một hoạt động liên quan đến việc dành thời
gian, không lương, làm một cái gì đó nhằm đem lại lợi ích
cho môi trường, cá nhân hoặc các nhóm khác ngoài (hoặc
thêm vào) họ hàng gần gũi". Bộ luật nhỏ gọn cũng thể
hiện phạm vi hoạt động tình nguyện bằng cách liệt kê các
loại hoạt động khác nhau:
Tình nguyện có từ nguyên gốc tiếng Anh là
volunteer
The National Survey of Volunteering 1997 and
Helping Out: A national survey of volunteering and
charitable giving published in 2007, “tình nguyện là "bất
kỳ hoạt động nào liên quan đến việc dành thời gian, không
trả lương, làm những điều nhằm lợi ích cho một người nào
đó (cá nhân hoặc nhóm) khác với hoặc ngoài thân nhân
hoặc để làm lợi cho môi trường" (trang 13-14).
The
Police
Act
1997
(Criminal
Records)
Regulations 2002 tình nguyện viên được tìm thấy trong
Đạo luật Cảnh sát năm 1997 được sử dụng bởi Cục Báo
hình Hình sự và mô tả một tình nguyện viên như "một
người tham gia vào một hoạt động liên quan đến việc
dành thời gian, không phải trả tiền (trừ đi du lịch và các
chi phí tiền túi khác đã được chấp thuận), làm một cái gì
đó nhằm mang lại lợi ích cho một số bên thứ ba khác hoặc
ngoài một người họ hàng gần gũi". Công cụ luật định
2002 Số 233, quy định 2. Quy định về Phụ cấp của Người
Tìm việc năm 1996 Các quy định này xác định công việc
tự nguyện theo cách sau: " Công việc tự nguyện "có nghĩa
là làm việc cho một tổ chức mà các hoạt động của họ được
tiến hành ngoài lợi nhuận, hoặc làm việc không phải là
một thành viên của gia đình người yêu cầu bồi thường."
Công cụ quy định 1996 Số 207, quy định 4.
- Một số khái niệm
- Tổ chức
Thuật ngữ “Tổ chức” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ
Organon: tức là công cụ, là phương tiện
Trong thực tế “Tổ chức” được hiểu theo hai nghĩa
Với nghĩa động từ: Chỉ một tập hợp hoạt động được
thiết kế, chuẩn bị và thực hiện trong một giới hạn thời gian
nhằm đạt được mục tiêu nhất định => chỉ đến một quá
trình
VD: “Phong trào thi đua được tổ chức tốt”, “ Hành
vi tội phạm có tổ chức”,v.v…
Với nghĩa danh từ: Chỉ sự hiện diện của một cơ
quan nhất định, có chức năng, nhiệm vụ và hoạt động cụ
thể, với cơ cấu bộ máy bao gồm con người và cơ sở vật
chất hỗ trợ như nhà xưởng, văn phòng, trang thiết bị,v.v…
Với nghĩa là danh từ tổ chức được xem như là một thưc
thể xã hội.
Tổ chức được hiểu là một thực thể xã hội do các cá
nhân hoặc các nhóm kết hợp lại nhằm thực hiện mục tiêu
chung.
Tổ chức đó có chức năng, nhiệm vụ và hoạt động cụ
thể, được tạo dựng một cách có kế hoạch, với cơ cấu bộ
máy gồm con người và cơ sở vật chất hỗ trợ như nhà
xưởng, văn phòng, trang thiết bị,… có tối thiểu một trung
tâm ra quyết định, điều hành và kiểm tra việc hợp tác lẫn
nhau của các cá nhân trong tổ chức nhằm đạt được mục
tiêu định trước.
Tổ chức được định nghĩa là hoạt động của những
người hay sự liên kết của nhiều người hay nhóm người
với nhau nhằm đạt được các lợi ích nhất định của họ mà
nếu chỉ một người hay một nhóm người thì không thực
hiện được.
Tổ chức theo định nghĩa này, nó đề cập đến mục tiêu
mà nhiều người cùng quan tâm, những mục tiêu mà nếu
từng cá nhân một thực hiện thì không dẫn đến thành công.
- Đoàn viên thanh niên tình nguyện
Hoạt động tình nguyện
Theo từ điển Tiếng Việt Của tác giả Hoàng Phê “
Tình nguyện là tự nhận trách nhiệm để làm việc gì đó”. Vì
vậy, “tình nguyện” chỉ hoạt động mang tính tự nguyện,
không quản ngại khkos khăn gian khó của cá nhân, không
vì mục đích của cá nhân và vì lợi ích của xã hội, cộng
đồng.
Như vậy, theo khái niệm của tác giả Hoàng Phê thì
khái niệm tình nguyện có 3 tính chất, đó là:
+ Tính tự nguyện của người tham gia tình nguyện
+ Mang lại kết quả tích cực cho cộng đồng
+ Không vì mục đích kinh tế của cá nhân
Liên hiệp quốc (LHQ) đã xác định có 3 đặc điểm
chính của hoạt động tình nguyện như sau:
+ Được thực hiện không phải với mục đích chính vì
lợi ích tài chính, mặc dù TNV có thể được hoàn lại kinh
phí hoặc được nhận một khoản hỗ trợ nào đó, với mục
đích để phục vụ cho việc triển khai hoạt động chứ không
phải tiền lương hoặc phần thưởng
+ Hoạt động này cần được thực hiện một cách tình
nguyện không vì mục đích cá nhân
+ Hoạt động tình nguyện được thực hiện không chỉ
vì mục đích gia đình và bạn bè mà vì lợi ích của cộng
đồng hoặc xã hội.
Đoàn viên thanh niên tình nguyện
Có ba đặc điểm chính xác định tình nguyện viên.
Thứ nhất, hoạt động không nên được thực hiện chủ
yếu để thưởng tài chính, mặc dù có thể được hoàn trả chi
phí và một số khoản thanh toán bằng thẻ tín dụng.
Thứ hai, hoạt động này nên được thực hiện tự
nguyện theo ý chí tự do của một cá nhân, mặc dù có
những khu vực xám ở đây, chẳng hạn như các chương
trình dịch vụ cộng đồng tại trường khuyến khích và đôi
khi đòi hỏi học sinh tham gia vào công việc tự nguyện và
Food for Work , trong đó có sự trao đổi rõ ràng giữa sự
tham gia của cộng đồng và hỗ trợ lương thực.
Thứ ba, hoạt động này nên mang lại lợi ích cho
người khác ngoài tình nguyện viên, hoặc cho xã hội nói
chung, mặc dù người ta nhận ra tình nguyện viên đem lại
nhiều lợi ích cho tình nguyện viên. Trong khuôn khổ khái
niệm rộng này, có thể xác định ít nhất bốn loại hoạt động
tình nguyện khác nhau: hỗ trợ lẫn nhau hoặc tự giúp đỡ; từ
thiện hoặc phục vụ người khác; tham gia hoặc tham gia
công dân; và vận động chính sách. Mỗi loại đều xảy ra ở
mọi nơi trên thế giới. " Báo cáo tình nguyện của Liên Hợp
Quốc, chuẩn bị cho Phiên họp Đặc biệt của Đại hội đồng
LHQ về Phát triển Xã hội, Geneva, tháng 2 năm 2001
Từ những phân tích trên có thể thấy
Đoàn viên thanh niên tình nguyện là những đoàn
viên TNCSHCM tham gia hoạt động tình nguyện mạng
lại lợi ích cho người khác nhằm thực hiện mục đích
nhân văn của xã hội.
- Hoạt động tình nguyện vì cộng đồng
Căn cứ vào nội dung hoạt động, thời gian hoạt động
tình nguyện, Đoàn Thanh niên xây dựng kế hoạch và
chương trình hoạt động cụ thể báo cáo lãnh đạo, chính
quyền địa phương nơi diễn ra hoạt động tình nguyện để
thống nhất triển khai thực hiện các nội dung. Những nội
dung hoạt động cần căn cứ trên mấy yếu tố cụ thể sau:
Hoạt động được tiến hành trong thời gian nào:
Thường xuyên hàng ngày (ngoài giờ học của học sinh,
sinh viên), trong các nghỉ ngày cuối tuần hoặc các đợt cao
điểm... từ đó xác định nhiệm vụ cụ thể được phân công tới
từng thành viên để không gây ảnh hưởng tới việc học tập
của sinh viên và phát huy hiệu quả cao trong từng công
việc.
Nội dung hoạt động cần thiết thực, phù hợp với đoàn
viên, thanh niên và nhu cầu của địa phương, như:
+ Vệ sinh môi trường.
+ Tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
+ Chăm sóc y tế, phổ cập giáo dục, phát triển văn
hoá...
+ Chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình
chính sách, các em thiếu niên nhi đồng.
+ Xoá đói, giảm nghèo, phổ cập Tin học và
Internet,...
+ Củng cố, xây dựng tổ chức Đoàn, Hội. v. v...
Các hoạt động cần được tổ chức với nhiều hình thức
phong phú, đa dạng, phát huy tính tích cực sáng tạo của
sinh viên, kết hợp giữa việc ra quân đồng loạt với việc duy
trì thường xuyên các hình thức tổ, nhóm, phối hợp giữa
các lực lượng của đội với các lực lượng quần chúng trên
địa bàn tiến hành điều tra cơ bản nắm tình hình kinh tế,
văn hoá - xã hội trên địa bàn; kết hợp giữa việc tuyên
truyền thường xuyên trên các phương tiện thông tin với
việc tiến hành vận động tới từng hộ gia đình, từng thành
phần đối tượng dân cư để tạo dư luận ủng hộ cổ vũ, lôi
cuốn nhiều người cùng tích cực hưởng ứng tham gia.
Trong những năm qua phong trào thanh niên tình
nguyện vì cuộc sống cộng đồng đã được phát huy mạnh
mẽ, tạo động lực khơi dậy nhiều hoạt động có ý nghĩa và
hiệu quả như các phong trào: Đội thanh niên xung kích,
đội thanh niên tình nguyện tham gia các hoạt động ngày
thứ 7 tình nguyện, ngày chủ nhật xanh, tình nguyện vì trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt, tình nguyện vì đàn em thân
yêu...
Hàng năm, TW đoàn đều xây dựng kế hoạch và chỉ
đạo các cơ sở Đoàn tổ chức ra quân hưởng ứng "Tháng
thanh niên" và các chiến dịch thanh niên, học sinh, sinh
viên tình nguyện tham gia các hoạt động thiết thực, hiệu
quả như: Tổ chức các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, thăm
hỏi, tặng quà các gia đình chính sách, thắp nến tri ân tại
nghĩa trang liệt sỹ dịp 27-7; tặng quà học sinh nghèo vượt
khó học giỏi; tặng quà các tân binh trước khi lên đường
nhập ngũ; giúp đỡ các gia đình khó khăn, người già cô đơn
không nơi nương tựa; tham gia hiến máu tình nguyện, tổ
chức vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khơi thông cống
rãnh...
"Thanh niên tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng"
đã trở thành một phong trào sâu rộng, một nét đẹp của tuổi
trẻ. Tuy vậy để đưa ra khái niệm cụ thể cho hoạt động này
chưa có tài liệu nào đề cập tới. Trong luận văn này chúng
tôi xây dựng khái niệm
Hoạt động thanh niên tình nguyện vì cuộc sống cộng
đồng là phong trào thanh niên tham gia với tinh thần tự
giác, ý thức trách nhiệm cao, không quản ngại khó khăn
gian khổ vì lợi ích của xã hội, cộng đồng, thông qua đó
góp phần giáo dục đạo đức lý tưởng cho thanh niên và
xây dựng tổ chức Đoàn, Hội vững mạnh.
- Hoạt động tình nguyện vì cộng đồng của đoàn
viên thanh niên
- Mục tiêu hoạt động tình nguyện
Hoạt động thanh niên tình nguyện vì cuộc sống cộng
đồng nhằm mục tiêu lôi cuốn tất cả đoàn viên tham gia các
hoạt động vì xã hội vì cộng đồng. Qua đó nhằm góp phần
giáo dục đạo đức lý tưởng cho đoàn viên, thanh niên hoàn
thiện nhân cách của bản thân.
- Các loại hoạt động tình nguyện
Có nhiều cách phân loại hoạt động tình nguyện. Tuy
nhiên cách phân loại phổ biến hiện nay như sau
Có nhiều cách nhận diện về hình thức hoạt động tình
nguyện hiện có ở Việt Nam hiện nay tuỳ thuộc vào tiêu
chí nhận diện như nhận diện về tư cách pháp nhân của tổ
chức có hoạt động tình nguyện hay nhận diện từ tính chất
của hoạt động tình nguyện …
Sơ đồ dưới đây mô tả các hình thức hoạt động tình
nguyện hiện có ở Việt Nam xét từ tư cách pháp nhân của
tổ chức có hoạt động tình nguyện. Sự phân chia này chỉ
mang tính chất tương đối khi xem xét đến tính pháp lý,
chính thức hay không của tổ chức, cá nhân hoạt động tình
nguyện.
Trong đó, hoạt động tình nguyện chính thức được
hiểu là các hoạt động tình nguyện do các tổ chức có đăng
ký pháp nhân đứng ra tổ chức hoạt động. Hoạt động tình
nguyện phi chính thức được hiểu là các hoạt động tình
nguyện do cá nhân, câu lạc bộ, đội, nhóm, mạng lưới tình
nguyện hoạt động dựa trên sự đồng thuận của nhóm và
không đăng ký pháp nhân chính thức.
Hình thức hoạt động tình nguyện chính thức
Hình thức hoạt đ
Hoạt động tình nguyện
đượctình
tổ chức
bởiđược
các tổtổchức
tìnhcónguyện
thuộc
chính
phủ thuộc các
Hoạt động
nguyện
chứccó
bởihoạt
cácđộng
tổ chức
hoạt động
tình
nguyện
Khu vực
tư
Câu
nhl
(Doanh nghiệp
Các tổ chức chính trị xã hội VNGOs
IO/INGOs
- Phân loại hình thức hoạt động tình nguyện của
Đoàn viên, thanh niên Việt Nam
- Tổ chức có hoạt động tình nguyện thuộc chính
phủ
Đối với loại hình hoạt động tình nguyện do các tổ
chức Chính phủ hoặc các tổ chức chính trị - xã hội như
Hội Liên Hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh thì kinh phí hoạt động thường do nhà nước cấp một
phần theo quy định của pháp luật và quy định cụ thể chức
năng nhiệm vụ, phần còn lại là huy động nguồn lực từ bên
ngoài tổ chức. Hoạt động tình nguyện là một trong những
hoạt động mà các tổ chức này tổ chức hoạt động một cách
độc lập hoặc phối kết hợp với các tổ chức đoàn thế khác,
các tổ chức phi chính phủ có hoạt động tình nguyện...
Hoạt động tình nguyện được tổ chức bởi các tổ chức
này thường là những cuộc phát động hay phong trào rộng
khắp trên quy mô lớn với sự phối kết hợp giữa các ban
ngành đoàn thể với nhau theo chiều ngang (đoàn thể cùng
cấp) và theo chiều dọc (các cấp trong một đoàn thể).
Ngoài ra, các tổ chức đoàn thể còn hoạt động như là các
cơ quan đối tác hoặc đơn vị tiếp nhận tình nguỵên trong
hoạt động tình nguyện do các tổ chức quốc tế, tổ chức phi
chính phủ trong nước và nước ngoài cũng như các câu lạc
bộ, đội, nhóm… thực hiện.
Hoạt động tình nguyện được thực hiện hoặc tổ chức
bởi các cơ quan/tổ chức chính phủ cũng khá phong phú và
đa dang. Đây cũng là một trong những điểm riêng của hoạt
động tình nguyện tại Việt Nam. Thực tế cho thấy các tổ
chức chính trị - xã hội không phải là tổ chức tình nguyện
nhưng tổ chức các hoạt động tình nguyện lại là một trong
những hoạt động nòng cốt của các tổ chức này.
- Tổ chức hoạt động tình nguyện vì cộng đồng cho
đoàn viên thanh niên
- Xác định nội dung hoạt động
Hoạt động thanh niên tình nguyện vì cộng đồng cần
gắn với yêu cầu cụ thể của địa phương. Từ đó cán bộ đoàn
cơ sở đề xuất hoạt động .
Căn cứ vào nội dung hoạt động của Đội TNTN, tổ
chức Đoàn, Hội xây dựng kế hoạch và chương trình hoạt
động báo cáo lãnh đạo chính quyền địa phương nơi đội
tham gia hoạt động để thống nhất triển khai thực hiện các
nội dung cụ thể như sau:
Hoạt động được tiến hành thường xuyên hoặc các
đợt cao điểm. Hoạt động thường xuyên sẽ được tiến hành
vào các ngày cuối tuần hoặc các dịp kỷ niệm, lễ tết. Kế
hoạch này đã được chuẩn bị sẵn từ đầu năm như: Hoạt
động chăm sóc bảo vệ môi trường vào các ngày cuối tuần,
hiến máu nhân đạo, kỷ niệm ngày thương binh, liệt sĩ; Đội
Văn nghệ xung kích; Đội TNTN tuyên truyền phòng
chống TNXH; Đội TNTN xoá mù chữ; Đội TNTN giúp đỡ
trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Hoạt động cao điểm là các hoạt động tình nguyện
đột xuất như hoạt động tiếp sức mùa thi, hỗ trợ đồng bào
lũ lụt, thiên tai, hoạt động do có phong trào chỉ đạo phù
hợp với tình huống của địa phương trong những thời điểm
nhất định…
Hoạt động được tiến hành thường xuyên hàng ngày,
trong ngày thứ bảy tình nguyện hoặc các đợt cao điểm; các
nhiệm vụ cụ thể được phân công tới từng thành viên để
không gây ảnh hưởng tới việc học tập, lao động của họ,
phát huy hiệu quả trong từng công việc.
Vấn đề huy động lực lượng tham gia tình nguyện có
thể vừa nảy sinh do tình huống như lũ lụt, thiên tai nhưng
cũng có thể là hoạt động tình nguyện đã có trong kế hoạch
hàng năm của đơn vị.
Tuy nhiên, khi xây dựng hoạt động cần lưu ý những
điểm sau
Hoạt động hướng tới lợi ích cho cộng đồng
Hoạt động không mang tính vụ lợi cho đơn vị tổ
chức
Hoạt động có tính nhân văn và lan toả tới các thành
viên khác trong hội đồng.
- Các yêu cầu đối với hoạt động tình nguyện
Tuỳ tính chất, quy mô, nội dung của từng hoạt động
để xác định mục đích, yêu cầu cụ thể. Cần bám sát mấy
yêu cầu sau:
Phát huy mạnh mẽ tinh thần tình nguyện góp phần
tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng,
an ninh, giải quyết các vấn đề khó khăn của cộng đồng.
Tạo môi trường để thanh rèn luyện, cống hiến, trau đồi
thực tiễn, gắn bó, chia sẻ với nhân dân; đẩy mạnh công tác
đoàn kết, tập hợp, giáo đục TTN; phát triển, củng cố và
nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn, Hội, Đội.
Phong trào được tổ chức toàn diện, rộng khắp với
nội dung hoạt động phong phú, hình thức đa dạng nhằm
thu hút đông đảo thanh niên tham gia. Các hoạt động của
phong trào phải được chuẩn bị chu đáo, tổ chức an toàn,
có hiệu quả và mang tính giáo dục cao.
Tập trung chỉ đạo hoạt động tình nguyện tại chỗ và
phát huy vai trò của lực lượng thanh niên địa phương; chú
trọng xây dựng các đội hình sinh viên tình nguyện theo
chuyên ngành, lĩnh vực.
-Quy trình tổ chức hoạt động tình nguyện
- Lập kế hoạch tổ chức hoạt động
Kỹ năng này vô cùng cần thiết cho các hoạt động
tình nguyện dài hạn cho các tổ chức trong các điều kiện cụ
thể. Thông qua việc lên kế hoạch chúng ta có thể xác định
rõ mục tiêu của hoạt động tình nguyện và tìm ra cách tiến
hành các hoạt động đó. Người tổ chức cũng cần phải tìm
ra các mối quan hệ đối tác, chiến lược, điều phối và sử
dụng hiệu quả các nguồn lực được thực hiện trong quá
trình lập kế hoạch. Mỗi mục tiêu cần xác định các công
việc tương ứng cần hình thành mục tiêu đó. Khi xây dựng
kế hoạch cần trả lời được các câu hỏi sau:
Cần phải làm gì
Địa điểm tổ chức ở đâu?
Khi nào công việc được thực hiện
Ai là người tổ chức, thực hiện những hoạt động đó
Khi các câu hỏi này được trả lời thì hoạt động đã
được định hướng từ đó nhà tổ chức và TNV sẽ lập kế
hoạch cho hoạt động. Các hoạt động tình nguyện thường
được tổ chức theo kế hoạch công tác hàng năm. Đầu năm,
xây dựng ý tưởng hoạt động tình nguyện và sau đó là xây
dựng các mục tiêu và lập kế hoạch cho mục tiêu hoạt
động.
Lập kế hoạch tổ chức hoạt động cần thực hiện theo
các bước sau:
Xây dựng mục tiêu: mục tiêu hoạt động là kim chỉ
nam cho mọi hoạt động, kế hoạch hoạt động lập ra nhằm
hướng tới đạt được mục tiêu của hoạt động
Xây dựng các ý tưởng về hoạt động tình nguyện.
Muốn lập được kế hoạch thì cần có các ý tưởng thực hiện,
trên cơ sở đó mới lập kế hoạch theo tuần, tháng, năm hay
theo nội dung hoạt động
Phân tích các công việc của hoạt động tình nguyện
để từ đó đưa ra các kế hoạch phù hợp ví dụ tổ chức tình
nguyện chỉ có 5-10 người mà hoạt động có quy mô lớn thì
cần huy động lực lượng từ các tổ chức khác vì vậy khâu
lập kế hoạch cần dự trù các phương án
Xây dựng kế hoạch, bản kế hoạch không phải là sản
phẩm cuối cùng và bắt buộc phải thực hiện mà trong khi
thực hiện còn điều chỉnh, sửa chữa để đạt được mục tiêu
với hiệu quả cao nhất.
- Báo cáo kế hoạch và xin phê duyệt
Sau khi kế hoạch được xây dựng theo văn bản chỉ
đạo và tối ưu hoá mục tiêu thì kế hoạch sẽ được trình
duyệt để được thực hiện.
Trong quá trình phê duyệt sẽ có hai tình huống xảy
ra kế hoạch được phê duyệt hoặc bị điều chỉnh.
Kế hoạch được phê duyệt thì sẽ được chuyển sang
bước 3 nếu kế hoạch điều chỉnh thì phải quay trở lại bước
lập kế hoạch và bám sát mục tiêu của hoạt động cùng các
văn bản chỉ đạo để điều chỉnh cho phù hợp yêu cầu.
- Huy động, phân công nhiệm vụ các lực lượng
Các hoạt động được tổ chức với hình thức phong
phú đa dạng phát huy tính tích cực sáng tạo của tuổi trẻ,
kết hợp giữa việc ra quân đồng loạt với việc duy trì thường
xuyên các hình thức tổ nhóm, phối kết hợp giữa lực lượng
của Đội với lực lượng quần chúng trên địa bàn tiến hành
điều tra cơ bản nắm tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội trên
địa bàn; kết hợp giữa việc tuyên truyền thường xuyên trên
các phương tiện thông tin với việc tiến hành vận động tới
từng hộ gia đình, từng thành phần đối tượng dân cư để tạo
dư luận ủng hộ cổ vũ, lôi cuốn nhiều người cùng tích cực
hưởng ứng tham gia.
Các Đội TNTN cần tiến hành báo cáo kết quả công
việc định kỳ hàng tuần, hàng tháng với các tổ chức Đoàn,
Hội trực tiếp quản lý, chính quyền địa phương để tổng hợp
tình hình và bàn kế hoạch tiếp tục triển khai hoạt động.
Các vấn đề phát sinh hoặc các thông tin đặc biệt cần được
báo cáo và phản ánh kịp thời với các tổ chức Đoàn, Hội và
chính quyền địa phương để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Tiến hành hoạt động
- Xác định nội đung và hình thức tổ chức của hoạt
động tình nguyên
Xác định nội dung: Là xác định chủ đề cho hoạt
động tình nguyên. Đây là khâu quan trọng nhất. Khi xác
định được chủ đề thì mới xác định được toàn bộ công việc
chuẩn bị kèm theo. Một hoạt động tình nguyên chỉ nên
nhằm vào một chủ đề, thậm chí một chủ đề có thể tổ chức
nhiều hoạt động tình nguyên. Từ chủ đề đã được xác định
Ban tổ chức huy động tất cả các hình thức hoạt động tình
nguyên để buổi hoạt động thêm phong phú, hấp dẫn.
Để xác định chủ đề hoạt động tình nguyên cho thiết
thực và phù hợp, Đoàn TN phải căn cứ vào tình hình chính
trị trước mắt và nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng của TNV.
Xác định hình thức thể hiện: Sau khi đã xác định nội
dung cho hoạt động tình nguyên, Đoàn TN thống nhất
hình thức thể hiện, có rất nhiều hình thức hoạt động tình
nguyên. Có thể sử dụng một số hình thức chính sau đây:
+ Hoạt động tình nguyện giúp đỡ cá nhân có hoàn
cảnh khó khăn
+ Hoạt động giúp đỡ cộng đồng
+ Hoạt động tình nguyện chia sẻ
+ Hoạt động tình nguyện hỗ trợ
+ Hoạt động tình nguyện phối hợp