Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

NGUYÊN tắc và BIỆN PHÁP vận DỤNG PHƯƠNG PHÁP kể CHUYỆN TRONG dạy học CHUYÊN đề tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH CHO QUẦN CHÚNG ưu tú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.07 KB, 38 trang )

NGUYÊN TẮC VÀ BIỆN PHÁP VẬN DỤNG PHƯƠNG
PHÁPKỂ CHUYỆN TRONG DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH CHO QUẦN CHÚNG ƯU TÚ

1


- Nguyên tắc vận dụng phương pháp kể chuyện trong
dạy học chuyên đề Tư tưởng Hồ Chí Minh cho quần
chúng ưu tú tại trung tâm bồi dưỡng chính trị quận Ninh
Kiều, thành phố Cần Thơ
Đảm bảo các nguyên tắc có tính phương pháp luận trong
vận dụng phương pháp kể chuyện khi dạy học chuyên đề Tư
tưởng Hồ Chí Minh cho đối tượng quần chúng ưu tú có vai trò
rất quan trọng bởi đó là hệ thống các quy chuẩn, thước đo để
người dạy và người học có thể dựa vào đó đề đạt hiệu quả cao
nhất trong quá trình dạy học. Do đó, khi dạy học chuyên đề
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cho
quần chúng ưu tú tại trung tâm BDCT quận Ninh Kiều, thành
phố Cần thơ cần đảm bảo một số nguyên tắc cơ bản: đảm bảo
mục tiêu của chuyên đề, đảm bảo tính thống nhất giữa tính
Đảng với tính khoa học, đảm bảo sự thống nhất giữa phương
pháp kể chuyện với các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích
cực và đảm bảo tính thực tiễn, tính vừa sức trong dạy học cho
đối tượng quần chúng ưu tú.
- Đảm bảo mục tiêu của chuyên đề

2


Xác định đúng và trúng mục tiêu của chuyên đề dạy học


là nguyên tắc quan trọng đầu tiên mà cả người dạy và người
học cần xác định được. Việc đảm bảo mục tiêu của chuyên đề
Tư tưởng Hồ Chí Minh là rất quan trọng, đây chính là cái đích
để hướng đến trong quá trình dạy học. GV cần phải xác định
rõ ràng mục tiêu của chuyên đề Tư tưởng Hồ Chí Minh,
hướng tới tiếp cận theo định hướng nội dung (kiến thức, kĩ
năng, thái độ) (tiếp cận truyền thống) hay mục tiêu định
hướng phát triển năng lực và thái độ của quần chúng ưu tú
(tiếp cận theo quan điểm đổi mới mục tiêu chuyên đề dạy
học).
Theo cách tiếp cận truyền thống về mục tiêu chuyên đề
Tư tưởng Hồ Chí Minh về kiến thức, kĩ năng, thái độ phỉa xác
định sao cho phù hợp vơi đặc điểm nhận thức, điều kiện thực
tế cho hoạt động dạy, học theo yêu cầu đổi mới, nâng cao chất
lương môn học. Trong quá trình triển khai dạy học các nội
dung tri thức chuyên đề Tư tưởng Hồ Chí Minh cho quần
chúng ưu tú, người dạy cần làm rõ được ý nghĩa thực tiễn của
tri thức khoa học để người học lĩnh hội được kiến thức chuyên
đề và vận dụng vào thực tiễn nghề nghiệp, cuộc sống của
mình. Trước khi tổ chức thực hành vận dụng phương pháo kể
3


chuyện cho quần chúng ưu tú trong dạy học chuyên đề Tư
tưởng Hồ Chí Minh, người dạy cần cho người học thấy
nghiên cứu bài học này sẽ cho họ biết những điều gì? Chúng
có ý nghĩa thực tiễn gì trong cuộc sống? Có thể vận dụng
chúng như thế nào? Từ đó, trong tiến trình thực hiện nội dung
bài học, người dạy phải chủ động xác định ý nghĩa thực tiễn
trong từng đơn vị kiến thức. Người dạy không chỉ truyền đạt

chính xác nội dung kiến thức mà còn tính đến thông qua việc
dạy học kiến thức đó thì giáo dục cho người học những gì hay
người học sẽ vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn ra sao. Mặt
khác, trong bài người dạy phải có ví dụ thực tế để minh họa
cho những nội dung lí luận trừu tượng, sử dụng bài tập hay
tình huống thực tiễn có chọn lọc để người học có cơ hội được
thực hành những kiến thức lí luận vào thực tiễn cuộc sống vừa
giúp người học hiểu được nội dung kiến thức, làm cho người
học thêm hứng thú và thấy rõ được giá trị thực tiễn của những
kiến thức được học.
Con người, sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh là sự
kết tinh trọn vẹn những giá trị truyền thống từ ngàn đời của
dân tộc Việt Nam với sự tiếp thu, chắt lọc tinh hoa giá trị văn
hoá phương Đông, phương Tây, là sự hi sinh trọn vẹn cả cuộc
4


đời cho dân, cho nước, là biểu tượng cao nhất của một tấm
gương một con người với vẻ ngoài giản dị, đời thường nhưng
tầm vóc vô cùng vĩ đại. Mỗi một tác phẩm của Người để lại
cho thế hệ sau luôn ẩn chứa trí tuệ, tư duy, tình cảm, phong
cách…qua mỗi đoạn đường hoạt động cách mạng. Do đó,
đảm bảo mục tiêu dạy học chuyên đề Tư tưởng Hồ Chí Minh
cho quần chúng ưu tú đồng nghĩa với việc GV/báo cáo viên
cần làm rõ các mục tiêu khi dạy học chuyên đề này.
Cụ thể trong dạy học Chuyên đề Tư tưởng Hồ Chí Minh,
những năng lực sẽ được hình thành cho quần chúng ưu tú bao
gồm: năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tự học và sáng tạo,
năng lực làm việc nhóm; năng lực tư duy phản biện, năng lực
vận dụng thực tiễn…Về mặt phẩm chất, các nội dung của

chuyên đềTư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức chuyển tải đến
quần chúng ưu tú đều toát lên sức lan toả về phẩm chất của
Người là về tấm gương đạo đức, tình yêu thương con người,
sống có tình có nghĩa, về cách ứng xử một cách hài hòa, biết
sống yêu thương và sống có trách nhiệm trong học tập, công
việc và cuộc sống.
Riêng đối với các quần chúng ưu tú tại trung tâm BDCT
quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, qua việc học tập, tìm
5


hiểu các câu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
thông qua vận dụng phương pháp kể chuyện còn giúp cho học
viên hình thành được những năng lực, những phẩm chất đạo
đức của một quần chúng ưu tú, gương mẫu cần phải có, từ đó
không ngừng hoàn thiện năng lực và phẩm chất của bản thân
để vận dụng tốt vào thực tiễn.Chuyên đề Tư tưởng Hồ Chí
Minh là một trong những chuyên đề quan trọng nhất trong cấu
trúc chương trình đối với quần chúng ưu tú tại Trung tâm bồi
dưỡng chính trị quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ nhằm
hướng tới mục tiêu đảm bảo góp phần xây dựng thế giới quan
khoa học và cách mạng, phẩm chất của con người phù hợp
với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới; xây dựng được niềm tin
của quần chúng ưu tú đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa
xã hội, với đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và
nhà nước ta, phải đảm bảo nguyên tắc để làm sao quần chúng
ưu tú sau khi học xong phải hiểu rõ mục tiêu lý tưởng phấn
đấu tốt hơn.
- Đảm bảo sự thống nhất giữa tính Đảng với tính khoa
học, thống nhất giữa lý luận với thực tiễn

Trong quá trình dạy học chuyên đề Tư tưởng Hồ Chí
Minh cho đối tượng quần chúng ưu tú, nguyên tắc đảm bảo sự
6


thống nhất giữa tính Đảng với tính khoa học, thống nhất giữa
lý luận với thực tiễn là một trong những nguyên tắc dạy học
quan trọng hàng đầu. Mỗi một khoa học đều thể hiện dấu ấn
của tính Đảng, tính giai cấp. Trong việc vận dụng phương
pháp kể chuyện trong dạy học chuyên đề Tư tưởng Hồ Chí
Minh cho quần chúng ưu tú cũng không nằm ngoài quy luật
đó. Trong quá trình chuyển tải các tri thức về tư tưởng đạo
đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, GV luôn phải đứng
trên lập trường tư tưởng, chính trị vững vàng, đó là quan điểm
của chủ nghĩa Mác – Lê nin, quan điểm, đường lối chủ trương
của Đảng Cộng sản Việt Nam, giá trị truyền thống và tinh hoa
văn hoá phương Đông, phương Tây bàn về vấn đề đạo đức, ý
nghĩa và những vận dụng thực tiễn quan điểm Hồ Chí Minh
về đạo đức trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
XHCN hiện nay. Bản thân các GV dạy chuyên đề TTHCM
cho quần chúng ưu tú tại trung tâm BDCT quận Ninh Kiều,
thành phố Cần Thơ phải có lập trường, tư tưởng chính trị
vững vàng và kiên quyết bảo vệ chủ trương đường lối đúng
đắn của Đảng và Nhà nước bên cạnh việc tuân thủ tuyệt đối
những kết luận hay đánh giá chính thức của Đảng.
Song song với tính Đảng, GV cần đảm bảo tính khoa
7


học trong quá trình dạy học, thể hiện qua việc truyền tải đầy

đủ, chính xác và trung thực hệ thống tri thức khoa học về sự
cần thiết học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh, cơ sở hình thành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh,
những nội dung chủ yếu trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh,
quan điểm của Người về nguyên tắc xây dựng và thực hành
đạo đức cách mạng, vấn đề noi theo tấm gương đạo đức trong
sáng, mẫu mực của chủ tịch Hồ Chí Minh trong quần chúng
ưu tú hiện nay ... Ngoài ra, GV cần có một độ “chín” trong
nhận thức về cơ sở lý luận các khái niệm, phạm trù hay
nguyên lý, quy luật của nội dung, bản chất phương pháp luận
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng và tư cách của
người cán bộ cách mạng chân chính.
- Đảm bảo sự thống nhất giữa phương pháp kể chuyện
với các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực
Sử dụng nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học tích
cực, trong đó có phương pháp kể chuyện khi tiến hành tổ chức
dạy học chuyên đề Tư tưởng Hồ Chí Minh là yêu cầu vô cùng
quan trọng. Tuy nhiên, không có một phương pháp nào là tối
ưu và duy nhất. Do đó, GV cần nhận thức mỗi một PPDH đều
có những ưu điểm và nhược điểm cố hữu của mình dù PPDH
8


ấy có hiện đại bao nhiêu và có tích cực bao nhiêu đi chăng
nữa. Phương pháp kể chuyện cũng vậy. Do đó, cho dù với đối
tượng quần chúng ưu tú khi tham gia học chuyên đề TTHCM
tại TTBDCT quận Ninh Kiều, phương pháp kể chuyện mang
lại hiệu quả tích cực song vẫn phải đảm bảo nguyên tắc phải
vận dụng và phối hợp hài hòa phương pháp kể chuyện với các
PPDH (dạy học nêu vấn đế, thảo luận nhóm…), kĩ thuật dạy

học tích cực (bản đồ tư duy, kĩ thuật khăn trải bản, kĩ thuật
“trạm”, kĩ thuật XYZ...). Trên cơ sở đó, sự vận dụng phương
pháp kể chuyện trong dạy học chuyên đề Tư tưởng Hồ Chí
Minh cho quần chúng ưu tú sẽ làm tăng sự sôi nổi, hứng thú
học tập của người học, đạt mục đích dạy học đề ra ban đầu và
trong suốt quá trình tổ chức thực hành phương pháp kể
chuyện.
Ví dụ, khi dạy học nội dung chuyên đề “Quan điểm Hồ
Chí Minh về những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người
Việt Nam” cho việc vận phối hợp hài hòa giữa phương pháp kể
chuyện với phương pháp dạy học nêu vấn đề và thảo luận
nhóm, GV chia lớp quần chúng ưu tú thành 4 nhóm và chỉ định
nhóm trưởng, thư ký và giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm và
nêu yêu cầu:
9


Nhóm 1

Nhóm 2

-Chuẩn
bị
trong 5 đến 7
phút 01 câu
chuyện
về
phẩm
chất
“trung

với
nước, hiếu với
dân”;

-Chuẩn
bị
trong 5 đến 7
phút 01 câu
chuyện về 1
trong
các
phẩm
chất:
cần,
kiệm,
liêm,
chính,
chí công vô tư
- Tổ chức kể của Hồ Chí
cho các nhóm Minh;
khác nghe (tối
đa 10 phút)
- Tổ chức kể
cho các nhóm
- Đặt 3 câu hỏi khác nghe (tối
nêu vấn đề liên đa 10 phút)
quan tới chủ
đề
“trung- - Đặt 3 câu hỏi
hiếu” trong tư nêu vấn đề liên

tưởng đạo đức quan tới chủ
Hồ Chí Minh đề “cần, kiệm,
cho 3 nhóm liêm,
chính,
còn lại trả lời. chí công vô
Mỗi nhóm có tư” trong tư
trách nhiệm trả tưởng đạo đức
lời 1 câu hỏi.
Hồ Chí Minh
cho 3 nhóm
- Nhóm 1 đưa còn lại trả lời.
ra nhận xét Mỗi nhóm có
đánh giá tổng trách nhiệm trả
kết về các câu lời 1 câu hỏi.
trả lời nhóm
2,3,4,
- Nhóm 2 đưa
10

Nhóm 3

Nhóm 4

-Chuẩn
bị
trong 5 đến 7
phút 01 câu
chuyện
về
phẩm

chất
“yêu thương
con
người,
sống có tình
nghĩa”;

-Chuẩn
bị
trong 5 đến 7
phút 01 câu
chuyện
về
phẩm chất “có
tinh thần quốc
tế trong sáng”;

- Tổ chức kể
cho các nhóm
- Tổ chức kể khác nghe (tối
cho các nhóm đa 10 phút)
khác nghe (tối
- Đặt 3 câu hỏi
đa 10 phút)
nêu vấn đề liên
- Đặt 3 câu hỏi quan tới chủ
nêu vấn đề liên đề “có tinh
quan tới chủ thần quốc tế
đề
“yêu trong

sáng
thương
con trong tư tưởng
người, sống có đạo đức Hồ
tình
nghĩa” Chí Minh cho
trong tư tưởng 3 nhóm còn lại
đạo đức Hồ trả lời. Mỗi
Chí Minh cho nhóm có trách
3 nhóm còn lại nhiệm trả lời 1
trả lời. Mỗi câu hỏi.
nhóm có trách
nhiệm trả lời 1 - Nhóm 1 đưa
ra nhận xét
câu hỏi.
đánh giá tổng
- Nhóm 1 đưa kết về các câu
ra nhận xét trả lời nhóm


ra nhận xét
đánh giá tổng
kết về các câu
trả lời nhóm
1,3,4.

đánh giá tổng 1,2,3.
kết về các câu
trả lời nhóm
1,2,4,


- Đảm bảo tính thực tiễn, tính vừa sức
Bảo đảm nguyên tắc tính vừa sức trong dạy học nghĩa là
trong quá trình vận dụng phương pháp kể chuyện trong dạy
học chuyên đề Tư tưởng Hồ Chí Minh cho quần chúng ưu tú
tại trung tâm bồi dưỡng chính trị quận Ninh Kiều, thành phố
Cần Thơ, người dạy cần chú ý đến đặc điểm đối tượng quần
chúng ưu tú, điều kiện đặc thù của trung tâm để có thể lựa
chọn nội dung, phương pháp hay tổ chức dạy học phù hợp với
trình độ nhận thức và tiếp thu tri thức mới của học viên và
phát huy tính tích cực, chủ động của họ trong quá trình tổ
chức vận dụng phương pháp kể chuyện và dạy học chuyên đề
Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Do chương trình dành cho quần chúng ưu tú đang phấn
đấu vào Đảng cần những nội dung phương hương hành động
cụ thể để sau khi học xong người học sẽ vận dụng liên hệ vào
11


công việc của mình ngay để tổ chức dựa trên cơ sở đó mà
xem xét. Nên cái cần và biện pháp thực tiễn trong dạy học
thông qua việc vận dụng chuyện kể vào dạy học Tư tưởng Hồ
Chí Minh nên phải đảm bảo các yêu cầu:
Một là: phải căn cứ vào đối tượng dạy học, điều kiện thực
tế để xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, cách thức dạy
học, kiểm tra cho phù hợp. Đối tượng học tại Trung tâm Bồi
dưỡng Chính trị đến từ các cơ quan đơn vị, ngành khác nhau
thuộc địa bàn quận nên từng lớp phải xem đối tượng học nào
nhiều (công an, giáo viên, đoàn thể chính trị ..) để nghiên cứu
nội dung chuyện kể cho phù hợp. Quá trình dạy học là tương

tác của hoạt động dạy và học nên người dạy phải hiểu rõ về
môn học, người dạy phải căn cứ vào điều kiện học tập thiết
yếu cảu học viên và giáo trình, đồ dùng học tập, phương tiện
học tập, để chọn nội dung phương pháp, cách tổ chức dạy học
có hiệu quả.
Người dạy phải dựa trên hệ thống cơ sở vật chất, phương
tiện dạy học để người dạy dựa vào đó mà lựa chọn phương
pháp dạy học cho phù hợp với điều kiện thực tế phát huy tính
tích cực chủ động, sáng tạo cảu người học, phù hợp thực tiễn,
kinh tế, chính trị, xã hội cảu địa phương.
12


Hai là: phải xác định chính xác mục tiêu, giá trị thực tiễn
nội dung.
Mục tiêu môn học về kiến thức, kĩ năng, thái độ phỉa xác
định sao cho phù hợp vơi đặc điểm nhận thức, điều kiện thực
tế cho hoạt động dạy, học theo yêu cầu đổi mới, nâng cao chất
lương môn học. Trong quá trình triển khai dạy học các nội
dung tri thức môn học , người dạy cần làm rõ được ý nghĩa
thực tiễn của tri thức khoa học để người học lĩnh hội được
kiến thức môn học và vận dụng vào thực tiễn nghề nghiệp,
cuộc sống của mình. Trước mỗi bài học, người dạy cần cho
người học thấy nghiên cứu bài học này sẽ cho họ biết những
điều gì? Chúng có ý nghĩa thực tiễn gì trong cuộc sống ? Có
thể vận dụng chúng như thế nào ? Từ đó, trong tiến trình
thực hiện nội dung bài học, người dạy phải chủ động xác
định ý nghĩa thực tiễn trong từng đơn vị kiến thức. Người
dạy không chỉ truyền đạt chính xác nội dung kiến thức mà
còn tính đến thông qua việc dạy học kiến thức đó thì giáo

dục cho người học những gì hay người học sẽ vận dụng kiến
thức đó vào thực tiễn ra sao. Mặt khác, trong bài người dạy
phải có ví dụ thực tế để minh họa cho những nội dung lí
luận trừu tượng, sử dụng bài tập hay tình huống thực tiễn có
13


chọn lọc để người học có cơ hội được thực hành những kiến
thức lí luận vào thực tiễn cuộc sống vừa giúp người học hiểu
được nội dung kiến thức, làm cho người học thêm hứng thú
và thấy rõ được giá trị thực tiễn của những kiến thức được
học.
Ba là: Sử dụng phương pháp dạy học, các hình thức tổ
chức dạy học và phương pháp kiểm tra, đánh giá theo hướng
phát huy tính tích cực, chủ động và phát triển năng lực cho
người học. Việc sử dụng các PPDH, các hình thức tổ chức dạy
học phải đảm bảo thực hiện tốt nguyên lí giáo dục “học đi đôi
với hành”, “lí luận gắn với thực tiễn”. Người dạy cần chọn lựa
nội dung và lập kế hoạch dạy học chi tiết sử dụng các PPDH
thích hợp, thiết kế các bài tập, xây dựng các chủ đề dạy học
có tính thực tiễn cao, phát triển tư duy của người học và khai
thác được vốn kinh nghiệm sống của người học để giải quyết
vấn đề học tập môn học.
Bốn là: phải đảm bảo tính khoa học, tính cập nhật.
Tính khoa học trong bài giảng được thể hiện qua hệ
thống lí luận, kết cấu chặt chẽ, phản ánh đúng bản chất, tư
tưởng môn học. Người dạy cần truyền thụ đầy đủ, chính xác,
14



trung thực hệ thống tri thức khoa học và phù hợp với đặc
điểm nhận thức của người học. Người dạy phải nắm vững
mục tiêu, đối tượng, nhiệm vụ, nội dung mon học, hệ thống
phương pháp nghiên cứu của môn học, hệ thóng các phương
pháp nghiên cứu của môn học để khai thác đúng trọng tâm,
đúng bản chất các vấn đề nghiên cứu của môn học; đồng thời
vận dụng tri thức vào giải đáp những vấn đề thực tiễn. Người
dạy phải cập nhật các kiến thức đang học với cuộc sống hiện
thực làm cho bài giảng mang “hơi thở” cảu thời đại, giúp cho
người đọc thấy được ý nghĩa thực tiễn của các vấn đề lí luận
được học, giải quyết một cách thấu đáo độ “chênh” giữa nội
dung lí luận với thực tiễn cuộc sống. Tính khoa học và tính
cập nhật có mối quan hệ biện chứng với nhau, tính khoa học
thể hiện tính chân thực còn tính cập nhật thông tin, sự kiện
minh họa làm cho tri thức lí luận gắn với thực tiễn đời sống
nâng cao tính thực tiễn và hiệu quả dạy học
Những yêu cầu của nguyên tắc tính thực hiện phải đồng
bộ và gắn kết với nhau trong hoạt động dạy và học. Do vậy,
đảm bảo tính thực tiễn không chỉ giới hạn trong phạm vi bài
giảng mà còn thực hiện trong toàn bộ hoat động dạy học, rèn

15


luyện phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị, năng lực người
học dưới sự định hướng của người dạy.
GV phải có năng lực đánh giá và tổng kết thực tiễn.
Năng lực này không phải ngẫu nhiên các thầy cô có được. Nó
hình thành trên cơ sở người dạy nắm vững tri thức lý luận bộ
môn, có kinh nghiệm giảng dạy và tích cực trải nghiệm thực

tiễn. Đồng thời,GV phải có kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh
vực trong đời sống. Sự hiểu biết đó cho phép thầy cô linh hoạt
trong việc vận dụng tri thức lý luận giải đáp những thắc mắc
của học trò. Đồng thời, trước những vấn đề nảy sinh trong
thực tiễn, người dạy dễ dàng có phương hướng giải quyết,
điều này có sức thuyết phục tuyệt đối với người học
- Một số biện pháp vận dụng phương pháp kể chuyện
trong dạy học chuyên đề Tư tưởng Hồ Chí Minh cho quần
chúng ưu tú tại trung tâm bồi dưỡng chính trị quận Ninh
Kiều, thành phố Cần Thơ
- Biện pháp chuẩn bị
Thứ nhất: Xác định mục tiêu việc sử dụng kể chuyện về
Bác trong giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh.

16


Do xác định đối tượng người học là trọng tâm nên mục
tiêu về việc sử dụng câu chuyện về Bác là để khi học và khi
nghe mỗi mẩu chuyện kể để người học tự soi rọi, đối chiếu lại
bản thân, xem mình được gì, cái gì cần điều chỉnh, để họ định
hướng một cách đúng đắn, mỗi chuyện kể thông qua nhân vật
tiếp xúc hoặc đối thoại với Bác luôn luôn là bài học. Về làm
người làm việc, để giáo dục cho người học nhất là thanh niên
trong việc thực hành tiết kiệm, chi tiêu đúng lúc, đúng
chỗ.Trích dẫn câu chuyện “Sinh hoạt giản dị” của Bác do nhà
xuất bản Quốc gia xuất bản năm 2016. Những chuyện kể về
tấm gương trung thực gắn bó với nhân dân như bữa ăn hàng
ngày của Bác rất thanh đạm mà vẫn giữ khẩu vị quê hương xứ
Nghệ và nhiều câu câu chuyện khác thông qua sự nhuần

nhuyễn khi vận dụng phương pháp kể chuyện không chỉ cung
cấp tri thức mà còn hình thành năng lực và phẩm chất trong
đối tượng quần chúng ưu tú.
Thứ hai: Xác định đối tượng dạy học chuyên đề. Sử
dụng phương pháp kể chuyện theo hướng tiếp cận người học
trong dạy Tư tưởng Hồ Chí Minh cho quần chúng ưu tú tại
Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị quận Ninh Kiều, thành phố
Cần Thơ, cho nên làm sao cùng thời gian như thế phải đảm
17


bảo nội dung. Trên cơ sở đó chúng ta xác định đối tượng
người học là trung tâm.
Nhưng ở đây tất cả đều là quần chúng ưu tú được cơ
quan đơn vị giới thiệu để đi học nhưng trình độ khác nhau, đại
học, cao đẳng, trung học phổ thông, bên cạnh đó người học
thì cũng đến từ các cơ quan đơn vị khác nhau như công an,
quân sự, giáo dục (của các trường mầm non, Tiểu học,
THCS,THPT, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị và tổ
chức XH,…) cho nên khâu chuẩn bị các bước phải chặt chẽ từ
khâu gửi thông báo chiêu sinh khi có danh sách phải phân loại
được trình độ văn hóa, nghề nghiệp để có cơ sở chuẩn bị
những mẩu chuyện cho phù hợp với nội dung và đa số thành
phần của lớp. Việc phân loại của chúng tôi trên cơ sở thành
phần tham dự lớp học là quần chúng ưu tú đang phấn đấu để
được vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản cho nên dù tham gia
các ngành nghề khác nhau văn hóa khác nhau, đa số tuổi từ 18
đến 35 trong độ tuổi này đếu là Đoàn viên Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh. Đây là lực lượng nòng cốt để bổ sung vào
hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam vì thế những mẩu chuyện

được kể mang tính giáo dục đến đa số Đoàn viên Thanh niên
những mẩu chuyện vừa ngắn gọn dễ hiểu phải đảm bảo các
18


tính Đảng, tính giáo dục, tính vừa sức, không quá khó, trừu
tượng hay khó hiểu.
Thứ ba:Xác định phương tiện, tài liệu tham khảo và nội
dung trong mẩu truyện kể, chuẩn bị thu thập kho tàng truyện
kể.Do điều kiện về thời gian lớp học mà phải đảm bảo nội
dung bài học các mẩu chuyện cũng phải minh họa cho từng
nội dung, phù hợp đối tượng người học, phải mang tính giáo
dục chứ không phải kể cho vui.Bản thân người dạy phải đam
mê thích thú với môn học, có sự cuốn hút gắn với những mẩu
chuyện kể, vì qua từng mẩu chuyện kể, vì qua từng mẩu
chuyện kể ta rút được ý nghĩa mẩu chuyện, giá trị mang tính
giáo dục vào mỗi con người chúng ta như thế nào.
Những tài liệu về những mẩu chuyện kể về Bác rất
phong phú, rất khó có thời gian để tìm đọc tất cả các cuốn
sách ấy, địa điểm thư viện thành phố, thư viện quận, nơi gần
và thuận tiện đó ở những tủ sách tại các nhà thông tin phường
xã , có nhiều quyển sách như Bác Hồ với nông dân, Bác Hồ
với tuổi trẻ, những chuyện kể về tấm gương trung thực, trách
nhiệm, bộ sách“Kể chuyện Bác Hồ từ tập 1 đến tập 5” của
Nguyễn Hữu Đăng (sưu tầm) do Nhà Xuất bản Giáo dục Việt
Nam;
19


Nội dung chuyện kể thường bám tài liệu Bác Hồ với

chiến sĩ, Bác Hồ với thanh niên, nội dung mẩu chuyện thể
hiện, minh họa cho phong cách, người suy nghĩ sao thì hành
động như thế, cụ thể mẩu chuyện nói lên được phong cách dân
chủ, trọng dân bằng sự tôn trọng , thực sự coi đó là những trẻ
nhỏ. Ví dụ, câu chuyện thể hiện sự mẫn tiệp trong văn hoá ứng
xử của Người đối với thiếu niên, nhi đồng đã cho thấy điều đó
“Vào những ngày nghỉ các đồng chí lãnh đạo Trung ương
thường đưa các cháu nhỏ vào thăm Bác, đến nơi để các cháu
chờ đồng chí lãnh đạo Trung ương lên nhà sàn gặp Bác và nói:
Thưa Bác các cháu vào chúc thọ Bác. Chúc Bác mạnh
khỏe sống lâu!
Bác cảm ơn, Bác chuẩn bị một chút, chú xuống nhà lấy
kẹo pha nước mời các cháu hộ bác.
Trong lúc chờ Bác xuống đồng chí ấy dẫn các cháu xem
vườn, ao cá
Một lúc sau Bác xuống nhà không thấy nước và kẹo
bánh đâu, Bác gọi đồng chí lại hỏi
Sao chú không lấy nước, kẹo bánh mời các cháu?
20


Thưa Bác con cháu trong nhà không ạ!
Đúng, các chúa là con của chú. Nhưng là khách của Bác,
các cháu vào đây đều là khách của Bác, chú nhớ là phải tiếp
khách chứ” [2;tr.64]. Qua câu chuyện ngắn như thế cho chúng
ta thấy rằng Bác tôn trọng, quý mến mọi người bất kỳ người
có chức vụ đến dân thường, nam,nữ, già trẻ, đến những em
thiếu niên nhi đồng, Bác đều coi là khách của Bác, cho nên ai
cũng được đối xử chu đáo.
Thứ tư: Xác định, dự kiến các biện pháp kể chuyện và

kỹ năng về kể chuyện như nội dung nào thì kết hợp phương
pháp kể chuyện với phương pháp trực quan, nội dung nào thì
kết hợp kết hợp phương pháp kể chuyện với phương pháp
thuyết trình, trao đổi, đàm thoại theo hướng tích cực hoá, nội
dung nào thì kết hợp phương pháp kể chuyện với ứng dụng
công nghệ thông tin, nội dung náo thì kết hợp kể chuyện với
sử dụng bản đồ tư duy (mind mapping)…Đọc tác phẩm của
Bác, nghe kể chuyện về Bác trong đó có những mẩu chuyện
vui trong đời thường của Bác, nghe ghi chép đầy đủ lời nói,
lời thoại của Bác trong các mẩu chuyện vui trước, tạo không
khí thoải mái, chúng ta thấy những nụ cười nhiều cung bậc
trong thơ văn Hồ Chí Minh Nhất là lời nói của Người trong
21


ứng xử đời thường, ta thấy sự hóm hỉnh, hài hước được thể
hiện đa dạng , phong phú hơn, để đùa vui nhắc nhở để giáo
dục nhất là phá cái bức, cái trịnh trọng, không cần thiết, nhầm
tạo ra không khí giao lưu, gần gũi giữa quần chúng với lãnh
tụ.
Phải xác định nội dung bài, mục đích của việc kể chuyện
cho phù hợp với đối tượng phải chân thật nội dung mẩu
chuyện phải từ những thầy cô, những học giả, tài liệu phỉa tìm
, thấy, ghi, xem cho kĩ. Đôi khi phải kể đi kể lại nhiều lần
trước gương trước khi muốn kể mẩu chuyện, nên chọn những
mẩu chuyện ngắn có nội dung dễ hiểu để người nghe dễ biết,
dễ hiểu, dễ vận dụng vào công việc của mình như chủ tịch Hồ
Chí Minh dạy chúng “ Chúng ta muốn tuyên truyền quần
chúng, phải học cách nói của quần chúng mới lọt tai của quần
chúng…Theo Hồ Chí Minh nói chung trong các bài nói, bài

viết đều ngắn gọn có nghĩa là “ gọn gàng, có đầu, có đuôi” có
nội dung “ thiết thực”, “ thấm thía”. “chắc chắn” cho nên
trong kể chuyện hết sức cố gắng thực hiện phong cách ấy.
Thứ năm: Xây dựng bản dự kiến kế hoạch tiến hành tổ
chức và soạn giáo án thực hiện phương pháp kể chuyện.
Chuyên đề Tư tưởng Hồ Chí Minh này được thiết kế để dạy
22


học cho đối tượng quần chúng ưu tú nên vấn đề chuẩn bị kĩ
lưỡng một bản dự kiến và giáo án theo hướng lấy người học
làm trung tầm, tăng cường các hoạt động của đối tượng quần
chúng ưu tú trong việc vừa tìm hiểu các tri thức về tư tưởng,
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, vừa thực hành các biện
pháp thực hành một phương pháp quan trọng trong dạy học
Tư tưởng Hồ Chí Minh là phương pháp kể chuyện. Sự chuẩn
bị đầy đủ trước khi lên lớp với đầy đủ mục tiêu, nội dung,
phương tiện, phương pháp, dự kiến các tình huống và phương
án xử lý tình huống là cơ sở để nâng cao chất lượng hoạt động
dạy học chuyên đề Tư tưởng Hồ Chí Minh khi tiến hành ở
trên lớp.
- Biện pháp tổ chức kể chuyện trên lớp
-. Kết hợp phương pháp kể chuyện với phương pháp trực
quan
Khi vận dụng phương pháp kể chuyện dạy học chuyên
đề Tư tưởng Hồ Chí Minh cho quân chúng ưu tú tại Trung
tâm BDCT quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ cần sự kết
hợp để mang đạt được tối đa mục tiêu dạy học của chuyên đề.
Nghiên cứu và tìm hiểu về đạo đức, nhân cách, phong cách
23



của Hồ Chí Minh là mỗi quần chúng ưu tú có cơ hội tìm hiểu
được cốt cách, phẩm giá của một vĩ nhân của dân tộc Việt
Nam. Do đó, vận dụng phương pháp kể chuyện, đối với cả
người dạy và người học cần thiết sử dụng các biện pháp minh
hoạ trực quan đa dạng như sử dụng tranh ảnh, biểu đồ, bản đồ,
sơ đồ liên quan tới hoạt động của Hồ Chính trong hành trình
tìm đường cứu nước và hoạt động ở ngoài và phân tích các
câu chuyện gắn với những quan điểm của Người về đạo đức
gắn với các dấu mốc quan trọng như năm 1911, 1912-1916,
1919, 1920, 1930-1938…; những bức ảnh, hình minh hoạ gắn
với hình ảnh đạo đức Hồ Chí Minh hoặc những tấm gương
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong
công việc, cuộc sống, trong cách đối nhân xử thế, hay sử dụng
phương tiên nghe nhìn; hay tổ chức cho quần chúng ưu tú
tham quan thực tế theo chủ đề, nội dung chuyên đề Tư tưởng
Hồ Chí Minh.
“Trực quan là PPDH, trong đó GV sử dụng các
phương tiện trực quan, phương tiện kĩ thuật dạy học tác
động trực tiếp đến cơ quan cảm giác của người học nhằm tổ
chức cho người học tri giác một cách có chủ đích, có kế
hoạch, tạo khả năng cho người học theo dõi tiến trình và sự
24


biến đổi diễn ra trong đối tượng quan sát trên cơ sở đó nâng
cao chất lượng của bài học” [11;tr.146]. Việc kết hợp giữa
phương pháp kể chuyện và phương pháp trực quan giúp cho
việc dạy học chuyên đề Tư tưởng Hồ Chí Minh trở nên hiệu

quả hơntrong hệ thống các PPDH hiện nay, học viên vừa có
hứng thú, vừa khắc sâu tri thức về chuyên đề “Tư tưởng và
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
- Kết hợp phương pháp kể chuyện với phương pháp
thuyết trình, trao đổi, đàm thoại theo hướng tích cực hoá
quần chúng ưu tú
Khi GV tổ chức dạy học chuyên đề Tư tưởng Hồ Chí
Minh quần chúng ưu tú tại trung tâm Bồi dưỡng Chính trị cấp
quận/huyện, việc vận dụng phương pháp kể chuyện kết hợp
với thuyết trình, trao đổi, đàm thoại là biện pháp kết hợp hữu
hiệu để cụ thể hoá các sự kiện, hiện tượng, các tri thức về
cuộc đời, sự nghiệp, cống hiến và nội dung quan điểm của Hồ
Chí Minh về vấn đề đạo đức và thực hành đạo đức. Thông
quan phương pháp kể chuyện (GV kể hoặc mời các nhóm kể),
GV không chỉ là người đóng vai trò định hướng, dẫn dắt quần
chũng ưu tú biết đến tiêu đề và nội dung câu chuyện mà còn
tổ chức dẫn dắt học viên trao đổi, thảo luận, đàm thoại tất cả
25


×