Tải bản đầy đủ (.docx) (87 trang)

THỰC TRẠNG QUẢN lý dạy học môn TIẾNG ANH tại các TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG HUYỆN đức TRỌNG, TỈNH lâm ĐỒNG THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.84 KB, 87 trang )

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH
TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN
ĐỨC TRỌNG, TỈNH LÂM ĐỒNG THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC


- Khái quát tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng
- Vị trí địa lý, diện tích, dân số và truyền thống văn
hóa lịch sử
Đức Trọng là huyện nằm ở vùng giữa của tỉnh Lâm
Đồng, cách thành phố Đà Lạt khoảng 30 km về phía Nam, có
độ cao từ 600m – 1000m so với mực nước biển. Phía Bắc
giáp thành phố Đà Lạt, phía Nam giáp huyện Di Linh và tỉnh
Bình Thuận, phía Đông giáp huyện Đơn Dương và phía Tây
giáp huyện Lâm Hà. Huyện Đức Trọng có ba tuyến quốc lộ đi
qua, là quốc lộ 20 nối thành phố Đà Lạt với thành phố Hồ Chí
Minh, quốc lộ 27 nối quốc lộ 1 tại tỉnh Ninh Thuận với thành
phố Buôn Mê Thuột và quốc lộ 28B nối quốc lộ 1 tại tỉnh
Bình Thuận với quốc lộ 20 của tỉnh Lâm Đồng.


Toàn huyện có 14 xã và một thị trấn, địa bàn trải rộng,
dân cư phân bố không đều, trong đó có 4 xã đặc biệt khó khăn
và 8 xã khó khăn. Huyện có diện tích tự nhiên 90.180 ha,
chiếm 9,23% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó đất nông
nghiệp 30.809 ha, đất lâm nghiệp 44.268 ha, diện tích đất còn
lại là đất chuyên dùng, đất ở, sông suối. Tổng dân số hiện nay
hơn 170.000 người, chiếm gần 14% dân số của tỉnh, mật độ
bình quân 182 người/km², với 30 thành phần dân tộc khác
nhau. Đồng bào dân tộc thiểu số chiếm một phần ba dân số
toàn huyện, trong đó có 9 xã có đồng bào dân tộc gốc Tây


Nguyên gồm dân tộc Chu ru, K’ho, Cill ngoài ra còn có một
số dân tộc ở phía Bắc vào đây sinh sống như dân tộc Tày,
Nùng, Thái, Thổ tập trung nhiều ở thị trấn Liên Nghĩa và xã
Tân Thành.
- Tình hình phát triển kinh tế - xã hội


Trong những năm qua, được sự quan tâm của Trung
ương và các cấp chính quyền địa phương về xây dựng nông
thôn mới, cho đến tháng tháng 01 năm 2018 toàn huyện có
13/14 xã đạt chuẩn, đặc biệt thực hiện Nghị quyết Đại hội
Huyện đảng bộ lần thứ XII nhiệm kỳ 2016-2020 với tinh thần
“phát triển Đức Trọng trở thành trung tâm dịch vụ, thương
mại của tỉnh; xây dựng Đức Trọng đạt chuẩn đô thị loại 3 và
nâng cấp hành chính lên thị xã” [20], nên cơ sở hạ tầng được
đầu tư và có chuyển biến đáng kể. Hệ thống đường giao thông
từ thị trấn Liên Nghĩa đến trung tâm các xã đều được tráng
nhựa, mạng lưới điện phủ hầu hết các thôn của 14 xã, sóng
điện thoại di động được phủ khắp cả huyện đã góp phần tích
cực vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Năm 2017 dù bị ảnh hưởng tình hình thời tiết và giá cả nông
sản thấp nhưng tốc độ tăng trưởng GDP vẫn đạt trên 16,5%,
GDP thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 21,5 triệu
đồng/người/năm.
- Một số nét về tình hình giáo dục
huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng
- Mạng lưới trường lớp


Nhận thức sâu sắc về vai trò của giáo dục và đào tạo

trong sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong thời kỳ đổi
mới, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
huyện Đức Trọng đã có nhiều Nghị quyết chuyên đề và kế
hoạch thực hiện phát triển giáo dục huyện nhà.
Đến nay mạng lưới trường lớp phát triển rộng khắp toàn
huyện, năm học 2016 – 2017 tổng số trường học trên địa bàn
huyện là 81 trường. Trong đó có 24 trường Mầm non, 32
trường Tiểu học, 16 trường THCS, 1 trường THCS dân tộc
nội trú, 1 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, 1 trường Trung cấp
kinh tế và kỹ thuật. Trong huyện mỗi xã hoặc thị trấn đều có ít
nhất 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học và 1 trường THCS.


Riêng về giáo dục THPT, huyện Đức Trọng có 06 trường
trung học phổ thông, các trường đều là loại hình trường công lập.
Mạng lưới trường THPT được bố trí phù hợp với địa bàn từng
khu dân cư trong huyện, nơi học sinh cách xa trường nhất
khoảng 15km, tạo thuận lợi cho học sinh học tập. Chất lượng
giáo dục hàng năm được nâng lên, ngày càng nhiều học sinh vào
các trường Đại học, Cao đẳng. Số lớp và số học sinh bậc THPT
của huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng có chiều hướng tăng lên
hàng năm từ năm học 2014 - 2015 đến 2016 - 2017, điều này thể
hiện sự phát triển về quy mô giáo dục của địa phương .


- Thống kê số liệu quy mô số lớp, số học sinh các trường
THPT huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng


Năm học Năm học Năm học Tăng/giảm

201420152016trong 3
TRƯỜNG
THPT

Số
lớp

Đức Trọng
Lương

38
Thế

Vinh
Nguyễn

Thái

Bình
Chu Văn An
Hoàng

Hoa

Thám
Nguyễn

2015

Bỉnh


Khiêm
Tổng cộng

36

31

2016

Số Số Số
HS lớp HS
151
8
144
6
117
8

38

36

31

152
8
144
3
120

2

2017

năm học

Số

Số

lớp

HS lớp

39

36

31

156
2
143
3
119
6

Số

Số

HS

+ 1 + 44

0

-13

0

+ 18

22

836

22 847

22

863

0

+ 27

19

722


19 690

19

650

0

-72

17

702

20 834

21

851 + 4 + 149

665

16 666

163

7

6


3

168

698
6

+5

153


Tính đến cuối năm học 2016 - 2017, toàn huyện Đức
Trọng có 6 trường THPT gồm 168 lớp với 6.986 học sinh.
Trong 3 năm học gần đây, qua bảng thống kê ta thấy có 2
trường ổn định về số lớp và số HS; các trường THPT Đức
Trọng và THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm có tăng dần về số lớp và
số HS. Phong trào giáo dục huyện nhà từng bước ổn định và
phát triển mạnh. Công tác huy động học sinh ra lớp, duy trì sĩ
số, chất lượng giáo dục toàn diện, trình độ dân trí ngày một
được nâng lên.
- Chất lượng giáo dục
Năm học 2016 - 2017, toàn huyện có 37 trường đạt
chuẩn quốc gia, trong đó mầm non 9/24 trường, Tiểu học
22/32 trường, THCS 5/16 trường và THPT có 1 trường. Từ
năm 2014 đến 2017 bậc tiểu học và bậc THCS có sự tăng dần
về quy mô lớp, học sinh qua từng năm học.
- Thông tin số lượng và tỉ lệ học sinh hoàn thành bậc học
TH, THCS huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng



Bậc
học
TH

2014 - 2015
SL
3084/308
4

%

2015 - 2016
SL

100 3162/316
2

THCS 2458/246 99,6 2732/274
7

3

%
100

2016 - 2017
SL

%


3161/318 100
1

99,6 2937/295 99,6
0


Đối với bậc học THPT huyện Đức Trọng trong những
năm qua cũng có sự phát triển và đạt được nhiều kết quả đáng
kể. Tỷ lệ tuyển sinh đầu cấp cao, trên 85 % học sinh tốt nghiệp
trung học cơ sở ở huyện Đức Trọng tiếp tục theo học tại các
trường THPT trên địa bàn, chất lượng tuyển sinh khá tốt, trong
đó trường THPT Đức Trọng là đơn vị có chất lượng tuyển sinh
cao nhất trong toàn huyện. Số lượng học sinh theo học bậc
THPT ngày càng tăng dần về qui mô, tỷ lệ học sinh thi đỗ tốt
nghiệp lớp 12 hàng năm trên 95%, các trường có tỷ lệ tốt nghiệp
cao là THPT Đức Trọng, THPT Nguyễn Thái Bình, THPT Chu
Văn An và Hoàng Hoa Thám. Tỷ lệ học sinh 12 ở các trường
THPT trên địa bàn huyện thi đỗ vào các trường Đại học, Cao
đẳng luôn ở mức khá cao trong tỉnh (trường THPT Đức Trọng
đạt trên 60% đỗ nguyện vọng 1 vào Đại học).
- Thống kê số liệu học sinh tốt nghiệp các trường THPT
huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng


Bên cạnh những thuận lợi cơ bản nói trên, ngành giáo dục
huyện Đức Trọng còn gặp rất nhiều những khó khăn, thách thức.
Đó là mặt trái của môi trường xã hội kinh doanh thương mại, các
quán dịch vụ Internet, tệ nạn xã hội xâm nhập học đường đã tác

động không nhỏ đến môi trường giáo dục ở khía cạnh tiêu cực.
Tỷ lệ HS đồng bào dân tộc gốc Tây Nguyên còn nhiều,
có trường hơn 33% số học sinh là người đồng bào dân tộc
thiểu số như THPT Hoàng Hoa Thám, THPT Nguyễn Bỉnh
Khiêm; mặt bằng dân trí một số khu vực xa trung tâm huyện
còn thấp, chất lượng tuyển sinh đầu cấp có trường rất thấp
như Trường THPT Hoàng Hoa Thám, THPT Nguyễn Bỉnh
Khiêm, chỉ cần học sinh tốt nghiệp THCS là được vào học lớp
10 công lập. Việc đầu tư đồng bộ theo hướng hiện đại hóa cho
các trường học còn nhiều bất cập; chất lượng đội ngũ còn
thấp, chưa xứng tầm với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
- Cơ sở vật chất


Trong những năm qua sự nghiệp giáo dục huyện Đức
Trọng nói chung và cấp học THPT nói riêng đã được thừa
hưởng sự chuyển mình về kinh tế, chính trị xã hội của huyện
nhà, cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư, đời sống của nhân
dân từng bước được nâng lên, những điều kiện khách quan
này đã tác động tích cực đến hoạt động dạy và học, góp phần
thúc đẩy chất lượng giáo dục toàn diện của các trường học.
Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học được trang bị ngày càng đầy
đủ, điều kiện học tập của học sinh ngày càng tốt.
- Tổng hợp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học
của các trường THPT huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng
năm học 2016 – 2017


Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học
ngày càng được tăng cường nhưng vẫn còn thiếu so với yêu cầu

phát triển về số lượng HS và yêu cầu về đổi mới chương trình
giáo dục phổ thông. Ngay từ năm học 2001 – 2002, ngành
GD&ĐT Lâm Đồng đã và đang tập trung đầu tư xây dựng
CSVC cho các cơ sở giáo dục trên toàn tỉnh nhằm đáp ứng yêu
cầu đổi mới giáo dục phổ thông nhưng do huyện Đức Trọng là
địa phương vùng ven, nền kinh tế phát triển chưa cao và chưa
đồng đều giữa các xã, vì vậy CSVC phục vụ cho quá trình dạy
học còn gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, trên địa bàn huyện Đức
Trọng mới có duy nhất trường THPT Đức Trọng đạt chuẩn quốc
gia cấp độ 3.
So với yêu cầu đổi mới PPDH thì CSVC của các trường
THPT còn lại trên địa bàn huyện Đức Trọng chưa đáp ứng đặc
biệt là trường THPT Lương Thế Vinh, Nguyễn Bỉnh Khiêm
chưa có các phòng bộ môn, thí nghiệm. CSVC các trường
thiếu đồng bộ, còn chắp vá; đồ dùng, thiết bị dạy học còn
thiếu và lạc hậu; thiết bị dạy học thường được cung ứng chậm
hơn so với yêu cầu; số máy vi tính còn quá ít so với yêu cầu
dạy học. Các trường chưa có cán bộ thiết bị chuyên trách mà
chỉ phân công giáo viên kiêm nhiệm.


- Đánh giá chung về giáo dục THPT
huyện Đức Trọng
- Thành công
Giáo dục THPT huyện Đức Trọng những năm gần đây
có nhiều tiến bộ. Chất lượng hai mặt học lực, hạnh kiểm hằng
năm cao. Tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT và các trường đại
học ngày càng cao. Cơ sở vật chất được cải thiện với nhiều
phòng học được xây mới và trang bị thiết bị dạy học hiện đại.
Hầu hết các trường có nhà công vụ cho giáo viên. Sân chơi,

bãi tập được đầu tư nâng cấp, hệ thống cây xanh được chú ý
trồng mới và chăm sóc. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý
tăng nhanh với đa số trẻ, nhiệt tình trong công tác. Chất lượng
đội ngũ CBQL ngày càng cao với tỉ lệ CBQL có trình độ thạc
sỹ tương đối nhiều so với mặt bằng chung của tỉnh.
- Hạn chế


Tuy có nhiều tiến bộ trong giáo dục của các trường
THPT huyện Đức Trọng nhưng nhìn chung chất lượng vẫn
chưa đều giữa các trường. Đội ngũ giáo viên có ít người có
trình độ thạc sỹ, nhiều giáo viên còn yếu về tay nghề và năng
lực giáo dục học sinh; tỉ lệ giáo viên chuyển công tác hằng
năm cao ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục của các
trường. Tỉ lệ học sinh, nhất là học sinh dân tộc, bỏ học cao.
Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nhất là phòng học bộ môn,
phòng nghe nhìn, khu hiệu bộ.
- Thực trạng hoạt động dạy học bộ môn
tiếng Anh tại các trường THPT huyện Đức
Trọng, tỉnh Lâm Đồng theo định hướng phát
triển năng lực
- Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên dạy tiếng
Anh ở trường THPT huyện Đức Trọng


Đội ngũ giáo viên dạy bộ môn tiếng Anh tại các trường
THPT huyện Đức Trọng tính đến thời điểm hiện tại đủ về số
lượng với tổng số giáo viên tiếng Anh là 46 người. Có 01 giáo
viên có trình độ thạc sỹ, 100% giáo viên đạt chuẩn về bằng
cấp, tuy nhiên chỉ có 84,8% đạt chuẩn về năng lực C1 (theo

khung tham chiếu). Có 22 giáo viên tuổi nghề trên 10 năm.
Tuy nhiên, qua khảo sát về độ tuổi chúng tôi thấy đội ngũ GV
đa số là GV còn trẻ về cả tuổi đời và tuổi nghề, nên chưa có
nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy. Sự chênh lệch về giới tính
của GV ở trường là rất lớn 89,1 % là nữ. Đa số GV đang trong
độ tuổi sinh con và nuôi con nhỏ, qua khảo sát từ năm 2014
đến năm 2017 liên tục đều có GV nghỉ thai sản, con nhỏ. Điều
này sẽ gây khó khăn cho CBQL trong công tác QL đội ngũ và
tổ chức các kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ GV, bồi
dưỡng GV thực hiện chương trình.
- Thực trạng hoạt động dạy học bộ môn tiếng Anh tại các
trường THPT huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng theo định
hướng phát triển năng lực


Để đánh giá tình hình thực hiện HĐDH môn tiếng Anh tại
các trường THPT huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng theo định
hướng phát triển NLHS, chúng tôi đã tiến hành điều tra và tham
khảo ý kiến của CBQL và GV của 6 trường THPT trên địa bàn.
Kết quả đánh giá được tập hợp và xử lý qua bảng
- Tình hình thực hiện HĐDH môn tiếng Anh tại các trường
THPT huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng theo định hướng
phát triển NLHS


Chất lượng
Tổng
số

Nội dung


Bình
Tốt

thườn

khác
h thể

g
S
L

%

S
L

%

Chưa
tốt
S
L

Th

bậ
c


%

1. Xây dựng mục tiêu giảng
dạy môn tiếng Anh theo
định

hướng

phát

triển

58

18 31

2
6

45 14 24

4

41 13 23

2

38 12 21

1


NLHS
2. Lựa chọn và phát triển
nội dung dạy học môn tiếng
Anh theo định hướng phát

58

21 36

2
4

triển NLHS
3. Sử dụng phương pháp
và phương tiện dạy học
môn tiếng Anh theo định
hướng phát triển NLHS

58

24 41

2
2


4. Sử dụng HTTCDH theo
định


hướng

phát

triển

58

20 34

NLHS

2
7

47 11 19

3

41 16 28

5

41 18 31

6

5. Sử dụng PP và hình thức
kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập môn tiếng Anh của


58

18 31

HS theo định hướng phát

2
4

triển NL
6. Tạo dựng môi trường học
tập môn tiếng Anh theo
định
NLHS

hướng

phát

triển

58

16 28

2
4



Từ Bảng cho thấy: việc sử dụng PP và phương tiện dạy
học môn tiếng Anh theo định hướng phát triển NLHS là hoạt
động được CBQL và GV trường THPT trên địa bàn đánh giá
cao nhất.
Đề tài luận văn đã phỏng vấn thầy giáo Chu Anh Tuấn,
hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Thái Bình về lý do, tại sao sử
dụng PP và phương tiện dạy học môn tiếng Anh theo định
hướng phát triển NLHS được CBQL và GV trường THPT
Nguyễn Thái Bình đánh giá cao nhất. Thầy đã cho biết: “Từ sau
khi có Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung
ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, trường
THPT Nguyễn Thái Bình đã đẩy mạnh ứng dụng PP và phương
tiện dạy học môn tiếng Anh hiện đại nhằm phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của người học. Các PP và phương tiện
dạy học môn tiếng Anh này đều có khả năng rất lớn trong việc
phát triển NLHS”.
Lựa chọn và phát triển nội dung dạy học môn tiếng Anh
theo định hướng phát triển NLHS cũng là hoạt động được
đánh giá cao (xếp thứ 2).


Hiện nay, HĐDH môn tiếng Anh theo định hướng phát
triển NLHS đã được triển khai trong các trường THPT nhưng
vẫn dựa trên chương trình Giáo dục phổ thông hiện hành, chưa
có chương trình Giáo dục phổ thông mới. Vì thế, đòi hỏi các
trường trung học trên địa bàn huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng
phải tiến hành rà soát, cấu trúc lại nội dung dạy học trong
chương trình hiện hành và xây dựng kế hoạch giáo dục mới,
hoạt động giáo dục của nhà trường.
Từ năm học 2013-2014, Bộ GD&ĐT đã triển khai thực

hiện thí điểm chương trình giáo dục nhà trường, các trường
THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Thái Bình, Lương Thế
Vinh, Chu Văn An và trường THPT Hoàng Hoa Thám, tuy
không tham gia thí điểm nhưng cũng đã tiến hành cấu trúc,
sắp xếp lại nội dung dạy học của từng môn học trong chương
trình hiện hành theo định hướng phát triển NLHS. Đây chính
là lý do giải thích tại sao, lựa chọn và phát triển nội dung dạy
học môn tiếng Anh theo định hướng phát triển NLHS là hoạt
động cũng được CBQL và GV các trường đánh giá cao.
Xếp ở vị trí thứ ba là hoạt động sử dụng hình thức tổ
chức dạy học môn tiếng Anh theo định hướng phát triển
NLHS.


Trong những năm qua, cùng với việc đổi mới PP và
phương tiện dạy học môn tiếng Anh, các trường THPT trên địa
bàn huyện Đức Trọng cũng đã quan tâm đến việc đổi mới
HTTCDH môn tiếng Anh theo định hướng phát triển NLHS.
Ngoài giờ học trên lớp, các HTTCDH khác như tham quan,
ngoại khóa, thi hùng biện tiếng Anh, câu lạc bộ tiếng Anh cũng
đã được tiến hành.
Xây dựng mục tiêu dạy học môn tiếng Anh theo định
hướng phát triển NLHS là hoạt động không được đánh giá
cao. Điều này phản ánh sự khó khăn, lúng túng và chưa có sự
chuẩn bị về tâm lý của GV khi chuyển sang dạy học môn
tiếng Anh theo định hướng phát triển NLHS. Trước đây, mục
tiêu dạy học là kiến thức, kỹ năng, thái độ; còn bây giờ là
những NL chung và NL chuyên biệt cần được hình thành ở
người học sau từng nội dung dạy học.
Sử dụng PP và hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học

tập môn tiếng Anh của HS theo định hướng phát triển NL là
hoạt động được đánh giá thấp.


Chúng tôi đã phỏng vấn thầy giáo Võ Hùng Phi, hiệu
phó trường THPT Hoàng Hoa Thám về lý do tại sao sử dụng
PP và hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn tiếng
Anh của HS theo định hướng phát triển NL là hoạt động được
CBQL và GV của trường đánh giá thấp, thầy Phi cho biết:
“Với dạy học môn tiếng Anh theo định hướng nội dung thì PP
và hình thức kiểm tra, đánh giá nhằm vào khả năng tái hiện
kiến thức của HS. Còn với dạy học môn tiếng Anh theo định
hướng phát triển NLHS thì PP và hình thức kiểm tra, đánh giá
lại nhằm vào sự phát triển NLHS. Khi mục tiêu kiểm tra, đánh
giá thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi về PP và hình thức kiểm
tra, đánh giá. Trong khi đó, nhiều GV lại chưa thích ứng với
PP và hình thức kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển
NLHS”.
Tạo dựng môi trường dạy học môn tiếng Anh theo định
hướng phát triển NLHS là hoạt động được đánh giá thấp nhất.


Dạy học môn tiếng Anh theo định hướng phát triển
NLHS rất cần một môi trường thuận lợi, bao gồm môi trường
tinh thần và vật chất. Môi trường tinh thần là bầu không khí
tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc tổ chức dạy học của cả
thầy và hoạt động tích cực của trò. Còn môi trường vật chất là
cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và các điều kiện phục vụ dạy
học khác. Hiện nay, các trường THPT trong địa bàn tuy đã
được quan tâm đầu tư về CSVC nhưng để đáp ứng đầy đủ cho

dạy học bộ môn tiếng Anh theo định hướng phát triển NLHS
thì vẫn còn nhiều bất cập. Đây chính là lý do hoạt động tạo
dựng môi trường dạy học môn tiếng Anh theo định hướng
phát triển NLHS được đánh giá thấp nhất.
Tóm lại, HĐDH môn tiếng Anh theo định hướng phát
triển NLHS về cơ bản đã được CBQL và GV nhận thức và
bước đầu triển khai. Tuy nhiên, kết quả cả về nhận thức và
triển khai HĐDH môn tiếng Anh theo định hướng phát triển
NLHS chưa cao.
- Thực trạng quản lý hoạt động dạy học
môn tiếng Anh theo định hướng phát triển
năng lực tại các trường trung phổ thông
huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng


×