Tải bản đầy đủ (.docx) (85 trang)

PHÁT TRIỂN NĂNG lực vận DỤNG KIẾN THỨC hóa học vào THỰC TIỄN CHO học SINH lớp 10 ở TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.17 KB, 85 trang )

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC
HÓA HỌC VÀO THỰC TIỄN CHO HỌC SINH LỚP 10
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG


- Phân tích mục tiêu, cấu trúc, nội dung chương Tốc
độ phản ứng và cân bằng hóa học - Hóa học lớp 10 nâng
cao.
- Mục tiêu
- Về kiến thức
+ Phát biểu được: Định nghĩa tốc độ phản ứng, tốc độ
trung bình, biểu thức tính tốc độ trung bình.
- Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản
ứng: nồng độ, áp suất, nhiệt độ, diện tích bề mặt chất rắn và
chất xúc tác.
- Phát biểu được định nghĩa về cân bằng hoá học và đại
lượng đặc trưng là hằng số cân bằng (biểu thức và ý nghĩa)
trong hệ đồng thể và hệ dị thể.
- Phát biểu được định nghĩa về sự chuyển dịch cân bằng
hoá học và vận dụng nguyên lí Lơ sa-tơ-lie để giải thích được
các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học.
- Về kĩ năng


- Quan sát thí nghiệm cụ thể, hiện tượng thực tế về tốc
độ phản ứng, rút ra được nhận xét.
- Vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản
ứng để làm tăng hoặc giảm tốc độ của một số phản ứng trong
thực tế đời sống, sản xuất theo hướng có lợi.
- Quan sát thí nghiệm rút ra được nhận xét về phản ứng
thuận nghịch và cân bằng hoá học.


- Dự đoán được chiều chuyển dịch cân bằng hoá học
trong những điều kiện cụ thể.
- Vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá
học, đề xuất cách tăng hiệu suất phản ứng trong trường hợp cụ
thể.
- Giải được bài tập: Tính hằng số cân bằng K ở nhiệt độ
nhất định của phản ứng thuận nghịch biết nồng độ các chất ở
trạng thái cân bằng và ngược lại, bài tập khác có nội dung liên
quan.
- Về thái độ


- Góp phần phát triển NL tư duy, có ý thức tìm tòi và
khám phá thế giới vật chất để tìm ra bản chất của sự vật hiện
tượng trong tự nhiên.
- Giúp HS rèn luyện đức tính kiên nhẫn, trung thực, cẩn
thận, khoa học trong công việc. Liên hệ kiến thức về khoa học
và các hiện tượng xảy ra trong thực tiễn cuộc sống và vận
dụng giải thích các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên.
- Có ý thức bảo vệ môi trường.
- Định hướng phát triển năng lực
- Phát triển NL VDKTHH hóa học vào thực tiễn cuộc
sống:
+ Biết vận dụng các kiến thức hóa học để giải thích các
hiện tượng thực tiễn
+ Biết giải các BTHH thực tiễn
+ Biết giải thích hay đề xuất biện pháp làm tăng tốc độ
phản ứng hóa học trong thực tiễn cuộc sống và tăng hiệu suất
trong tổng hợp hóa học với các phản ứng thuận nghịch.
- Phát triển NL GQVĐ:



+ Biết cách nghiên cứu bài tập nhận thức để phát hiện
được mâu thuẫn và phát biểu rõ được vấn đề cần giải quyết.
+ Đề xuất được các giả thuyết đúng hướng.
+ Xây dựng quy trình giải bài tập nhận thức thành công.
- Phát triển NL hợp tác, NL tính toán hóa học.
- Nội dung cấu trúc
Trong phạm vi giới hạn của đề tài, tôi xin trình bày
nội dung và phân phối chương Tôc độ phản ứng và cân bằng
hóa học – Hóa học lớp 10 nâng cao.
-. Nội dung chương trình chương Tốc độ phản ứng và
cân bằng hóa học – Hóa học lớp 10 nâng cao.
Nội dung


thuy
ết

Chương 7. Tốc độ phản 6
ứng và Cân bằng hóa
học

Luyệ Thực

Ôn

Kiể

n


tập

m

hành

tập
2

tra
1

4

2


- Phân phối chương trình chương Tốc độ phản ứng
và Cân bằng hóa học – hóa học lớp 10 nâng cao.
Tiết

Tên bài

91,92,

Bài 49: Tốc độ phản ứng hóa học

94,95,9


Bài 50: Cân bằng hóa học

97,98

Bài 51: Luyện tập: Tốc độ phản ứng và cân

93

6

bằng hóa học
99

Bài 52: Bài thực hành số 7: Tốc độ phản ứng
và cân bằng hóa học

100

Kiểm tra 1 tiết chương Tốc độ phản ứng và
cân bằng hóa học

101,10
2,103,104

Ôn tập học kì II


105

Kiểm tra học kì II


- Một số điểm lưu ý về nội dung và phương pháp dạy
học chương Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học.
Chương Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
thuộc chương VII và nằm ở cuối chương trình hóa học lớp 10.
Đây là một chương khó với một lượng kiến thức khá trừu
tượng và HS chưa được biết đến ở cấp trung học cơ sở, nên
nếu GV dạy học theo PPDH truyền thống HS sẽ rất khó hiểu
và khó vận dụng kiến thức để giải thích các vấn đề trong thực
tiễn. Mặt khác, ở chương này có nhiều kiến thức liên quan
đến thực tiễn cuộc sống. Vì vậy khi dạy học chương này ta
cần chú ý về phương pháp dạy học nhằm hình thành ở HS
những kiến thức đúng đắn về các khái niệm Tốc độ phản ứng,
tốc độ phản ứng trung bình, cân bằng hóa học, cân bằng
động… Và giúp HS hiểu và biết cách so sánh tốc độ phản ứng
xảy ra nhanh hay chậm; cân bằng chuyển dịch theo chiều
thuận hay nghịch,... Cụ thể như sau:
Sử dụng triệt để các phương tiện trực quan, thí nghiệm
hóa học, dùng chúng là nguồn kiến thức để tổ chức cho HS


tìm tòi, khám phá về các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản
ứng và cân bằng hóa học.
Sử dụng phối hợp các PPDH tích cực và kĩ thuật
dạy học như DHDA, GQVĐ, kĩ thuật mảnh ghép để tổ chức
hoạt động nhận thức cho HS, bắt đầu từ sự phân tích kĩ các
khái niệm tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học, dự đoán sự
thay đổi của tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học khi tăng
(giảm) nồng độ, nhiệt độ, áp suất, chất xúc tác, diện tích tiếp
xúc; dùng thí nghiệm hoặc các tư liệu thực nghiệm xác nhận

dự đoán đúng; sau đó yêu cầu các em nhận xét và kết luận về
các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và cân bằng hóa
học. Đây cũng chính là con đường rèn cho HS tư duy logic,
phương pháp nghiên cứu, học tập hóa học.
GV cần thu thập thêm các BTHH thực tiễn cuộc
sống liên quan đến nội dung học tập để các em biết cách liên
hệ kiến thức đang học để giải thích các hiện tượng thức tế;
qua đó giúp các em phát triển NL VDKTHH vào thực tiễn
cuộc sống. Ngoài ra GV nên tổ chức cho HS tham gia sưu tầm
tư liệu, thông tin từ các nguồn thông tin khác và tạo điều kiện
cho các em được chia sẻ các tư liệu về các yếu tố ảnh hưởng
tới tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học qua bài dạy; hoạt


động ngoại khóa hoặc xây dựng thành các đề tài và tổ chức
cho các nhóm HS thực hiện ngoài giờ học theo PPDH dự án.
Như vậy, GV cần đa dạng hóa các hoạt động học tập để HS
tham gia một cách tích cực, chủ động hơn.
- Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập định
hướng phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào
thực tiễn trong dạy học chương Tốc độ phản ứng và cân
bằng hóa học – Hóa học lớp 10 nâng cao.
-Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập định hướng
năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn.
Việc lựa chọn và xây dựng HTBT hóa học để phát triển
NL VDKTHH cho HS cần đảm bảo những nguyên tắc sau:
1, HTBT phải đảm bảo tính mục tiêu của chương trình,
chuẩn kiến thức kỹ năng và định hướng phát triển NL HS và
phải có yếu tố gắn với bối cảnh đời sống thực tiễn.
Các BTHH định hướng NL cần có nội dung sát với

chương trình mà HS được học có các yếu tố mà HS có thể gặp
trong thực tiễn cuộc sống. Nếu BTHH có nội dung hoàn toàn


mới về kiến thức hóa học không có yếu tố gắn với thực tiễn sẽ
khó tạo được động lực cho HS giải bài tập đó.
Ví dụ: Khi dạy bài 49 - Tốc độ phản ứng hóa học –
phần các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng (SGK Hóa học
nâng cao lớp 10) có thể đưa câu hỏi “Tại sao phải rắc men vào
tinh bột đã được nấu chín (cơm, ngô, khoai, sắn,..) để ủ rượu?”
2, HTBT phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, hiện
đại
Trong một số BTHH phát triển NL VDKTHH vào
thực tiễn có nội dung liên quan đến thực tiễn, bên cạnh nội
dung hóa học nó còn có những dữ liệu thực tiễn. Những dữ
liệu đó cần phải được đưa vào một cách chính xác không tùy
tiện thay đổi nhằm mục đích dễ tính toán được.
Trong một số bài tập về sản xuất hóa học nên đưa
vào các dây chuyền công nghệ đang được sử dụng ở Việt Nam
hoặc trên thế giới, không nên đưa các công nghệ đã quá cũ và
lạc hậu hiện không dùng hoặc ít dùng.


3, HTBT phải phát huy được tính tích cực, tìm tòi trên
cơ sở các kiến thức đã có của HS, có thể giáo dục thành công
vấn đề cần giải quyết trong bài tập.
Những vấn đề thực tiễn có liên quan đến hóa học
thì rất nhiều, rất rộng. Nếu BTHH có nội dung về những vấn đề
gần gũi với kinh nghiệm, với đời sống và môi trường xung
quanh HS thì sẽ tạo cho các em động cơ và hứng thú mạnh mẽ

khi giải bài tập.
Ví dụ: Các em HS có thể giải thích được câu hỏi:
Nếu không có tủ lạnh thì để thức ăn vào mùa hè nhanh bị ôi
thiu hơn vào mùa đông? Tại sao nấu thực phẩm thì đun trong
nồi áp suất thì thức ăn mau nhừ hơn khi nấu trong nồi thường?
Khi đun củi, khi mới đun cần cho các thanh củi
nhỏ trước sau đó mới có thể cho các thanh củi lớn?...
HS với kinh nghiệm có được trong cuộc sống và
kiến thức hóa học đã có sẽ giải thích được các hiện tượng trên.
HS sẽ có sự háo hức chờ đợi GV đưa ra đáp án đúng để khẳng
định mình. Trong bài tập này khi HS giải sẽ có một số khả
năng xảy ra như sau:


+ HS trả lời và giải thích đúng. Đây sẽ là niềm vui rất lớn
đối với HS vì kiến thức của mình rất đúng theo khoa học.
+ HS chưa trả lời đúng: HS sẽ cảm thấy tiếc nuối vì mình
đã gần tìm ra câu trả lời từ đó có động lực để quan sát thực
tiễn, VDKTHH một cách linh hoạt hơn để giải thích hiện
tượng thực tiễn hoặc thay đổi việc làm theo thói quen chưa
đúng khoa học của mình vì những kinh nghiệm đúng thường
có sẵn với sự chính xác khoa học
4, HTBT phát triển năng lực VDKTHH phải đảm bảo tính
logic sư phạm
Các tình huống thực tiễn thường phức tạp hơn những kiến
thức hóa học phổ thông trong chương trình nên khi xây dựng
BTHH có nội dung liên quan đến thực tiễn cho HS cần phải có
bước xử lý sư phạm để làm đơn giản tình huống thực tiễn. Các
yêu cầu giải bài tập tình huống thực tiễn cũng phải phù hợp với
trình độ và khả năng của HS. Cụ thể:

+ HS yếu hoặc trung bình nên sử dụng câu hỏi mức 1 và
mức 2 (dựa trên mức độ nhận thức của HS).
+ HS khá hoặc giỏi nên sử dụng câu hỏi mức 3 và 4.


+ Khi kiểm tra – đánh giá cần sử dụng các loại BTHH ở
các mức độ 1,2, 3, 4 phù hợp để tạo điều kiện cho tất cả các HS
đều có thể trả lời được câu hỏi kiểm tra.
5, HTBT phát triển NL VDKTHH phải có tính hệ thống,
logic
Các BTHH trong chương trình cần được sắp xếp
theo chương, bài, theo mức độ phát triển của HS. Trong mỗi
chuong, bài cần có các loại, dạng BTHH.
Trong quá trình dạy học, thông qua kiểm tra, đánh
giá, cần phải xây dựng những BTHH ở mức độ vừa và cao
hơn so với mức độ nhận thức của HS để nâng dần trình độ,
khả năng nhận thức của HS.
- Quy trình xây dựng hệ thống bài tập hóa học để phát
triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cho
học sinh trung học phổ thông
Để rèn luyện NL VDKTHH vào thực tiễn cho HS
trong dạy học, theo chúng tôi cần thực hiện 6 bước sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu, nhiệm vụ học tập, đơn vị
kiến thức cần khai thác.


- Phân tích mục tiêu cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái
độ và định hướng phát triển NL chú trọng phát triển NL
VDKTHH vào thực tiễn.
- Nghiên cứu kĩ trình độ HS lựa chọn đơn vị kiến thức

phù hợp; kiến thức có tính vừa sức sẽ tạo hứng thú học tập
cho HS.
Bước 2: Xác định kiến thức cần liên hệ với thực tiễn
- GV cung cấp phương tiện (các hình vẽ, mô hình, bảng
biểu, sơ đồ, nội dung... đã chuẩn bị sẵn hoặc thông tin trong
sách giáo khoa ở từng mục, từng phần tương ứng) và yêu cầu
HS thực hiện nhiệm vụ (trả lời câu hỏi, mô tả, tranh luận, giải
quyết tình huống, nêu hiện tượng thực tiễn mà HS cho là liên
quan ...).
- GV nghiên cứu kĩ SGK; tìm ra những nội dung khai
thác thực tiễn để qua đó tuyển chọn, xây dựng các BTHH liên
quan đến thực tiễn; sau đó nghiên cứu tài liệu tham khảo để
chính xác hóa nội dung thực tiễn.
Bước 3: Thiết kế bài tập và diễn đạt


Lựa chọn các dữ liệu xuất phát hoặc bối cảnh
tình huống nêu yêu cầu đặt ra và diễn đạt bằng lời có chứa
đựng vấn đề cần giải quyết.
Bước 4: Xây dựng đáp án, lời giải và kiểm tra tính
chính xác, khoa học theo tiêu chí bài tập định hướng NL.
Bước 5: Đưa ra cách sử dụng BTHH có nội dung thực
tiễn.
Bước 6: Tiến hành thử nghiệm và chỉnh sửa; Đánh giá
kết quả.
Bài tập xây dựng cần cho kiểm tra thử và chỉnh
sửa sao cho hệ thống bài tập đảm bảo tính chính xác khoa học
về kiến thức, kĩ năng, có giá trị về mặt thực tiễn và phù hợp
với đối tượng HS, mục tiêu giáo dục môn Hóa học ở trường
THPT. Các bài tập sau khi để thử nghiệm và chỉnh sửa được

sắp xếp thành hệ thống bài tập để đảm bảo tính khoa học và
tiện lợi trong sử dụng.
- GV hướng dẫn để HS tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau,
điều chỉnh, tự rút ra kết luận đúng .


- GV đánh giá tổng hợp, định hướng NL VDKTHH cho
HS theo các hướng mới.
Ví dụ 1: Xây dựng BTHH thực tiễn Bài 50 – Cân bằng
hóa học:
+ Bước 1: Xác định đơn vị kiến thức cần khai thác: Các
yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng.
+ Bước 2: Xác định kiến thức liên hệ thực tiễn: GV xác
định kiến thức liên quan đến thông tin thời sự sau:
1, Thứ hai, 4/1/2016 - Tám người chết trong khu lò
vôi – báo Vnexpress:
Chiều 1/1, một công nhân đang xếp đá vào lò nung
vôi trong khi ông chủ Lê Văn Thong (56 tuổi, xã Hoàng
Giang, Nông Cống, Thanh Hóa) vẫn nhóm lửa phía dưới.
Khói và khí độc thoát ra khiến nam công nhân ngất xỉu.
Nghe tiếng kêu cứu, chủ lò và 7 người khác lao vào nỗ
lực giải cứu người bị nạn nhưng tất cả đều bị trúng độc. Khi
được đưa tới bệnh viện 8 người đã tắt thở, một người khác
trong tình trạng nguy kịch.


Nhà chức trách xác định, các nạn nhân bị ngạt khí CO.
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thanh Hóa đo nồng độ khí thải
ban đầu trong khu vực lò vôi nơi xảy ra tai nạn, ghi nhận vượt
gấp 8 lần quy chuẩn cho phép.

2, Chiều 14/3/2015, đang mua sắm ở siêu thị BigC
The Garden (Nam Từ Liêm, Hà Nội), nhiều người bỗng
nhiên ngất xỉu, buồn nôn. Hiện, hơn chục người vẫn được
cấp cứu tại bệnh viện – báo Vnexpress.
Theo Giáo sư Nguyễn Văn Khôi – Viện Hóa học
Việt Nam, tiếp xúc với quá nhiều CO (carbon monoxide) có
thể gây ngộ độc khí. Đây cũng đang được cho là nguyên nhân
khiến hàng chục người ngộ độc ở khu mua sắm Big C The
Garden tối 14/3. Nguyên nhân ban đầu được cho là do ngạt
khí CO (carbon monoxide).
+ Bước 3: Thiết kế bài tập:
Khí cacbon monooxit (CO) là chất gây ngạt toàn thân do
nó kết hợp với hemoglobin (hemoglobin kết hợp với O2 thành
hợp chất kém bền và có tác dụng chuyển oxi đến các cơ quan
của cơ thể) tạo thành hợp chất bền làm giảm oxi máu ở tất cả


các cơ quan của cơ thể, những cơ quan nào sử dụng nhiều oxi
nhất sẽ bị tổn thương nặng nhất đặc biệt là các cơ quan quan
trọng là não và tim. Khí CO là một chất khí không màu,
không mùi và không gây kích thích, có khả năng khuếch tán
mạnh do vậy khi bị ngộ độc thường khó phát hiện.
Nguyên nhân gây nhiễm độc khí CO thường gặp
là dùng các loại than để đun nấu, sưởi ấm, chạy máy phát
điện, khói từ các vụ cháy nhà, khói xả từ động cơ ôtô, xe máy,
ở nơi thông khí kém (phòng kín, khu vực ít lưu thông khí), sử
dụng lò nướng bằng khí đốt để sưởi…
Biểu hiện lâm sàng của người nhiễm độc CO: nhẹ
sẽ có cảm giác đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, nôn; nặng hơn
là đau ngực, khó tập chung, nhìn mờ, khó thở khi gắng sức

nhẹ, mạch nhanh, thở nhanh; nặng nữa có thể mất định hướng,
co giật, hôn mê, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, thiếu máu cơ
tim, phỏng da.
Một trong các biện pháp điều trị ngộ độc CO là nhanh chóng mở rộng
cửa, làm thoáng khí, đưa bệnh nhân ra khỏi nơi nhiễm độc càng nhanh càng tốt, có điều
kiện cho thở oxi.

Hãy giải thích cơ sở của biện pháp trên?
+ Bước 4: Xây dựng câu trả lời và dự đoán khó khăn của HS:


Dự kiến câu trả lời:
CO không độc với cây xanh nhưng rất độc đối với con người và
động vật, CO không màu, không mùi, không vị nên rất khó phát hiện bị ngộ độc.
CO ở nồng độ 250 ppm có thể gây tử vong cho con người. Vì CO có khả năng
kết hợp mạnh với hemoglobin trong máu, ngăn cản quá trình vận chuyển O 2
trong máu nên CO rất độc.
HbO2 + CO ⇌ HbCO + O2
(Hb: Hemoglobin)
Quá trình trên là một cân bằng, nhưng vì HbCO bền hơn nhiều so
với HbO2 nên cân bằng trên sẽ chuyển dịch theo chiều thuận. Khi bị ngộ độc CO,
phải lập tức đưa ra chỗ thoáng khí, hay thở không khí giàu Oxi, điều này giúp
cách xa với nguồn gây ra CO, nồng độ CO giảm, đồng thời nồng độ O 2 tăng, do
đó cân bằng trên chuyển dịch theo chiều nghịch.
Dự đoán khó khăn của HS:
+ HS có khả năng không trả lời đủ cơ sở của biện pháp đưa người bị
nhiễm độc CO ra chỗ thoáng khí.
+ HS chưa giải thích được vì sao cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
+ Bước 5: Cách sử dụng:
- Có thể khai thác kiến thức này ngay trong tiết dạy bài mới: Các yếu tố

ảnh hưởng tới cân bằng hóa học để nhấn mạnh ảnh hưởng của nồng độ đến cân
bằng hóa học.
- Khai thác ngay phần củng cố bài học.


- Sử dụng trong tiết kiểm tra đánh giá.
+ Bước 6: Tiến hành thử nghiệm, chỉnh sửa và đánh giá kết quả việc triển
khai bài tập; bổ sung, chỉnh lí, rút kinh nghiệm.
-Hệ thống bài tập hóa học định hướng phát triển năng lực vận dụng
kiến thức cho học sinh
Trên cơ sở những nguyên tắc và quy trình xây dựng BTHH chúng
tôi đã tuyển chọn, xây dựng và sắp xếp các BT thành hệ thống theo các mức độ
nhận thức tăng dần (bài tập mức độ biết, hiểu, vận dụng, vận dụng bậc cao). Các
BT chúng tôi xây dựng đều có các nội dung kiến thức liên quan đến các vấn đề
thực tiễn cuộc sống như: lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, BT gắn liền với các
vấn đề trong đời sống, học tập, BT liên quan đến môi trường, BT gắn với bối
cảnh, tình huống thực tiễn cuộc sống hằng ngày,…
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sắp xếp các BT đã xây dựng thành
hai dạng là BT trắc nghiệm và BT tự luận.
a, Hệ thống BT trắc nghiệm:
Bài1:Tốcđộcủamộtphảnứnghoáhọcphụthuộcvàonhữngyếutốnàosauđây?
A. Nồngđộ,ápsuất,nhiệtđộ, diệntíchbềmặt,chấtxúctác.
B. Nồngđộ,ápsuất,nhiệtđộ,diệntíchbềmặt.
C. Nồngđộ,ápsuất,nhiệtđộ,chấtxúctác.
D. Nồngđộ,nhiệtđộ,diệntíchbềmặt,chấtxúctác.

Bài2:Nhậnđịnhnàosaođâykhôngđúng?
A. Nhiệtđộtăngthìtốcđộphảnứngcũngtăng.



B. Chấtxúctáclàmtăngtốcđộphảnứng.
C. Nồngđộhayápsuấtcủa mộtchấtphảnứnggiảmthìtốcđộphảnứngđềugiảm.
D. Kíchthướccủachấtphảnứngcànglớnthìtốcđộphảnứngcàngcao.
Bài3:Phảnứngthuậnnghịchlàphảnứng
A. Xảyratheo2chiềutráingượcnhau.
B. Xảyratheo2chi ềutráingượcnhautrongcùngcácđiềukiệnkhácnhau.
C. Phảnứngxảyratheo1chiềunhấtđịnhtrongcácđiềukiệnkhác nhau.
D. Cóthểxảyratheo2chiềutráingượcnhautrongcùngmộtđiềukiện.
Bài4:Nhậnđịnhnàosauđâykhôngđúngkhinóivề trạngtháicânbằnghoáhọc?
A.
Trongmộtđơnvịthờigian,mộtđơnvịthểtíchcóbaonhiêuphântửchấtđầuchuyểnthànhsảnphẩ
mthìcũngcóbấynhiêuphântửchấtđầuđượctạoratừsảnphẩm.
B. Tốcđộphảnứngthuậnbằngtốcđộphảnứngnghịch.
C. Nồngđộcủacácchấttrongphảnứngkhôngthayđổitheothờigian.
D. Nồngđộcủacácchấtđầubằngnồngđộcủacácchấtcuối.
Bài5:Khiphảnứngthuậnnghịchở trạngtháicânbằngthì
A. Phảnứngdừnglại.
B.Chỉxảyraphảnứngthuận.
C. Chỉxảyraphảnứngnghịch.
D.Phảnứngthuận và nghịchđềuxảyracùngtốcđộ.
Bài6:Hằngsốcânbằngcủamộtphảnứngxácđịnhchỉphụthuộc vào


A.Nhiệtđộ.

B.Ápsuất.

C.Chấtxúc tác.

D. Nồngđộ.


Bài7:Chophản ứng:
2KClO3(r) →2KCl(r)+3O2(k).
Yếutốkhônglàmảnhhưởngtớitốcđộphảnứngtrênlà
A. Nhiệtđộ.

B.Xúctác.

C.Ápsuất.

D.KíchthướctinhthểKClO3.

Bài8:KhichocùngmộtlượngkẽmvàocáccốcđựngdungdịchaxitHClcónồngđộvàthểt
íchnhưnhau,tốcđộphảnứngsẽlớnnhấtkhidùngkẽmởdạng
A. viênnhỏ.

B.tấmmỏng.

C. bộtmịn, khuấyđều.

D.thỏilớn.

Bài9:TốcđộphảnứnglớnnhấtkhichocùngmộtlượngFeở25oCvàodungdịchaxitH2S
O4cónồngđộnàotrongsốcácnồngđộdướiđây?
A.0,1M.

B.1M.

C.1,8M.


D. 2M.

Bài10.Thêm6gkẽmhạtvào300mldungdịchHCl2Mởnhiệtđộthường(25oC).Tácđộn
gnàosauđâykhônglàmthayđổitốcđộthoátkhí?

A.Thay6gkẽmhạtbằng6gamkẽmbột.
o
B. Giảmnhiệtđộxuống0 C.
C. Thêmvàodungdịch100ml nước.
D.Thêmvàodungdịch100mlH2SO41M.


Bài11:Mộtbìnhphảnứngcódungtíchkhôngđổilà0,5lchứa0,5molH2và0,5molN2.Sa
ukhiphảnứngtổnghợpNH3
đạttrạngtháicânbằngởtoC,có0,02molNH3đượctạonên.Hằngsốcânbằngcủaphảnứngtổngh
ợpNH3là
A.0,0026.

B.0,036.

C.0,00351.

D.0,00197.

Bài12:Chophảnứng: 4HCl(dd) + MnO2 → MnCl2 + 2H2O + Cl2
Khíclosẽthoátranhanhhơnkhi
A. dùngaxitHClđặcvà đunnhẹhỗnhợp.
B. dùngaxitHClđặc vàlàmlạnhhỗnhợp.
C. dùngaxitHClloãng và đunnhẹhỗnhợp.
D. dùngaxitHClloãng và làmlạnhhỗnhợp.




¬


Bài 13:Chophảnứng:N2 + 3H2

2NH3

Tốcđộphảnứngthayđổithếnàokhităngthểtíchbìnhphảnứnglên2lần(nhiệtđộbìnhkhô
ngthayđổi)?
A.Tănglên4lần.

B.Giảmđi4lần.

C.Giảmđi12lần.

D. Giảmđi16lần.

Bài
14:Khinhiệtđộtăng10oC,tốcđộphảnứnghoáhọctănglên3lần.Hỏitốcđộphảnứngđósẽtănglê
nbaonhiêulầnkhinângnhiệtđộtừ30oCđến70oC?
A.12lần.

B.27lần.

C. 81lần.

D. 9lần.





¬


Bài 15:ĐểtăngtốcđộtạothànhNO2theophảnứng: 2NO + O2

2NO2

lên1000lầnthìcầntăngápsuấtcủahỗnhợpphảnứnglên
A. 10lần.

B.100lần.

C.5lần.

D. 50lần.

Bài
16:Mộtphảnứnghóahọcthựchiệnở30oCcótốcđộphảnứnglàvvàcứtăng10độthìtốcđộphảnứn
gtăng3lần.Đểtốcđộphảnứngtăng9lầnthìphảithựchiệnphảnứngởnhiệtđộ
A. 40oC.

B.33oC.

C.50oC.

D.80oC.


Bài
17:ChochấtxúctácMnO2vào100mldungdịchH2O2,sau60giâythuđược33,6mlkhíO2(ởđkt
c).Tốcđộtrungbìnhcủaphảnứng(tínhtheoH2O2)trong60giâytrênlà
A.5,0.10-4mol/ (l.s).

B.5,0.10−5mol/ (l.s).

C.1,0.10−3mol/ (l.s).

D.2,5.10−4mol/ (l.s).

Bài 18:Chophảnứng:Br2+HCOOH→2HBr+CO2.
NồngđộbanđầucủaBr2làamol/lít,sau50giâynồngđộBr2cònlạilà0,01mol/lít.Tốcđột
rungbìnhcủaphản ứngtrêntínhtheoBr2là4.10-5mol/ (l.s). Giátrịcủaalà
A.0,012.

B.0,016.

C.0,014.

o
Bài 19:XétphảnứngphânhủyN2O5trongdungmôiCCl4ở 45 C:
N2O5→N2O4+ 1/2O2

D.0,018.


BanđầunồngđộcủaN2O5là2,33M,sau184giây
nồngđộcủaN2O5là2,08M.Tốcđộtrungbìnhcủaphảnứnglà

A.6,80.10−4mol/ (l.s).

B.2,72.10−3mol/ (l.s).

C.1,36.10−3mol/ (l.s).

D.6,80.10−3mol/ (l.s).



¬


Bài 20: Chocânbằngphảnứngsau: N2O4(k)

2NO2(k);∆H>0

Cho18,4gamN2O4vàobìnhchânkhôngcódungtích5,9lít
o
ở27 C,khiđạtđếntrạngtháicânbằngthìápsuấtlà1atm.

HằngsốcânbằngKCở

nhiệtđộnàylà
A.0,040.

B.0,007.

C.0,500.


D.0,008.

Bài 21:ChokhíHIvàobìnhthựchiệnphảnứngphânhuỷ:



¬


2HI(k)

H2(k)+ I2(k)

Nếu kn=64ktthìkhi đạttrạngtháicânbằngphầntrămHIđãbịphânhuỷlà
A.10%.

B.15%.

C.20%.

D.25%.

Bài
22:Trộn1molH2và1molI2trongbìnhkíncódungtích1lítrồinângnhiệtđộlên410oC.Ởnhiệtđộ
đóhằngsốtốcđộcủaphảnứngthuậnlà0,0659,củaphảnứngnghịchlà0,0017.Khiđạtđếntrạngth
áicân bằng,ở 410oC, thìnồngđộcủaHIlà
A.2,95.

B.1,52.


C.1,47.

D. 0,76.


×