Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả chi phí đầu tư xây dựng công trình thuộc sở nông nghiệp và phát triển nông thôn ninh thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 118 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH VẼ .............................................................................................. VII
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ VIII
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ ........................ IX
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QLCP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ....3
1.1. Các khái niệm cơ bản về QLCP đầu tư xây dựng công trình ............................3
1.1.1. Các khái niệm về chi phí đầu tư xây dựng:....................................................3
1.1.2. Khái niệm về QLCP đầu tư xây dựng: ...........................................................5
1.2. Các nội dung QLCP đầu tư xây dựng công trình................................................5
1.2.1. Nội dung quản lý chi phí theo các giai đoạn đầu tư XDCT ...........................5
1.2.2. Quá trình kiểm soát chi phí qua các giai đoạn: .............................................6
1.3. Giới thiệu một số quy định về QLCP đầu tư xây dựng công trình ....................9
1.3.1. Quyền và trách nhiệm của các chủ thể tham gia QLCP đầu tư xây dựng .....9
1.3.2. Một số văn bản pháp luật về QLCP đầu tư xây dựng công trình ................15
1.3.3. Một số điểm mới của Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính
phủ. .........................................................................................................................17
1.4. Đặc điểm các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi có ảnh hưởng đến
công tác quản lý chi phí ...............................................................................................24
1.4.1. Sản xuất xây dựng không ổn định làm phát sinh chi phí đầu tư xây dựng ..24

iii


1.4.2. Thời gian XDCT dài, luôn chịu sự biến động giá xây dựng và khó khăn
trong quản lý chi phí ..............................................................................................25
1.4.3. Sản xuất xây dựng mang tính đơn chiếc theo đơn đặt hàng ........................25


1.4.4. Sản xuất xây dựng chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố tự nhiên ..............26
1.4.5. Công tác tổ chức quá trình sản xuất xây dựng thường rất phức tạp ...........26
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................28
CHƯƠNG 2. CỞ SỞ KHOA HỌC VỀ QLCP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH ..........................................................................................................................29
2.1. Nguyên tắc của QLCP đầu tư xây dựng công trình ..........................................29
2.2. Cơ sở xác định chi phí đầu tư xây dựng .............................................................30
2.2.1. Xác định sơ bộ TMĐT xây dựng ..................................................................30
2.2.2. Xác định TMĐT xây dựng ............................................................................30
2.2.3. Xác định dự toán xây dựng công trình .........................................................39
2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến QLCP đầu tư xây dựng công trình ................48
2.3.1. Các nhân tố khách quan ...............................................................................48
2.3.2. Các nhân tố chủ quan ..................................................................................49
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................51
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HIỆU QUẢ CHI PHÍ
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
NINH THUẬN .............................................................................................................52
3.1. Giới thiệu về Sở Nông nghiệp và PTNT Ninh Thuận .......................................52
3.1.1. Giới thiệu chung về Sở Nông nghiệp và PTNT Ninh Thuận ........................52
3.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn ....................................................................................52
3.1.3. Tổ chức bộ máy ............................................................................................54
3.2. Thực trạng QLCP một số dự án thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT Ninh Thuận
.......................................................................................................................................57

iv


3.2.1. Dự án Hồ chứa nước Trà Co .......................................................................57
3.2.2. Dự án Cải tạo, nâng cấp đoạn đầu kênh chính Bắc thuộc hệ thống thủy lợi
Nha Trinh – Lâm Cấm............................................................................................65

3.2.3. Dự án Đầu tư cơ sở hạ tầng và hệ thống thủy lợi cấp thoát nước mặn, lợ,
ngọt phục vụ nuôi trồng thủy sản khu vực Đầm Nại (Dự án thủy sản Đầm Nại) ..75
3.3. Đánh giá về công tác QLCP đầu tư xây dựng công trình thuộc Sở Nông
nghiệp và PTNT ...........................................................................................................79
3.3.1. Những kết quả đạt được ...............................................................................79
3.3.2. Những tồn tại trong công tác QLCP đầu tư xây dựng các công trình thuộc
Sở Nông nghiệp và PTNT Ninh Thuận ...................................................................86
3.4. Đề xuất giải pháp tăng cường công tác QLCP các dự án đầu tư xây dựng
công trình thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT Ninh Thuận ........................................95
3.4.1. Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ Phòng QLXDCT
thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT .............................................................................95
3.4.2. Nâng cao năng lực Ban QLDA, tăng cường cở sở vật chất BQLDA ..........96
3.4.3. Nâng cao hiệu quả trong công tác lựa chọn nhà thầu..................................99
3.4.4. Giải pháp về công tác QLCP theo các giai đoạn đầu tư ...........................101
3.4.5. Một số giải pháp khác ................................................................................107
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..........................................................................................109
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................110
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................111

v


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Chi phí đầu tư xây dựng qua các giai đoạn đầu tư XDCT.

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức của Sở Nông nghiệp và PTNT Ninh Thuận.
Hình 3.2: Thực trạng công tác lựa chọn nhà thầu hiện nay.
Hình 3.3: Sơ đồ thất thóat chi phí ĐTXD trong giai đoạn thiết kế.

vi



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: So sánh Nghị định 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 và Nghị định
32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015.
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp Tổng mức đầu tư xây dựng.
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp dự toán xây dựng.
Bảng 2.3: Bảng tổng hợp chi phí thiết bị.
Bảng 2.4: Bảng tổng hợp dự toán chi phí hạng mục chung.
Bảng 2.5: Định mức chi phí một số công việc thuộc hạng mục chung không xác định
được khối lượng từ thiết kế.
Bảng 3.1: Tổng mức đầu tư dự án hồ chứa nước Trà Co.
Bảng 3.2: Tổng mức đầu tư dự án hồ chứa nước Trà Co sau khi điều chỉnh, bổ sung.
Bảng 3.3: Tổng mức đầu tư dự án hồ chứa nước Trà Co sau khi kiểm toán, quyết toán.
Bảng 3.4: Tổng mức đầu tư dự án Cải tạo, nâng cấp đoạn đầu kênh chính Bắc thuộc hệ
thống thủy lợi Nha Trinh – Lâm Cấm.
Bảng 3.5: Điều chỉnh bù giá hợp đồng dự án Cải tạo, nâng cấp đoạn đầu kênh chính
Bắc thuộc hệ thống thủy lợi Nha Trinh – Lâm Cấm.
Bảng 3.6: Tổng dự toán điều chỉnh dự án Cải tạo, nâng cấp đoạn đầu kênh chính Bắc
thuộc hệ thống thủy lợi Nha Trinh – Lâm Cấm.
Bảng 3.7: So sánh chi phí được duyệt và chi phí sau khi điều chỉnh dự án Cải tạo, nâng
cấp đoạn đầu kênh chính Bắc thuộc hệ thống thủy lợi Nha Trinh – Lâm Cấm.
Bảng 3.8: Tổng mức đầu tư dự án Cải tạo, nâng cấp đoạn đầu kênh chính Bắc thuộc hệ
thống thủy lợi Nha Trinh – Lâm Cấm sau khi kiểm toán, quyết toán.
Bảng 3.9: Tổng mức đầu tư dự án thủy sản Đầm Nại.
Bảng 3.10: Tổng mức đầu tư dự án thủy sản Đầm Nại sau khi kiểm toán, quyết toán.

vii



Bảng 3.11: Thống kê Dự án đã thẩm định trong năm 2016.
Bảng 3.12: Thống kê thiết kế bản vẽ thi công, Báo cáo Kinh tế kỹ thuật đã thẩm định
trong năm 2016.
Bảng 3.13: Chi phí khảo sát địa hình, địa chất dự án Phát triển thủy lợi phục vụ nông
nghiệp công nghệ cao Thành Sơn – Phước Nhơn.

viii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ

Chữ viết tắt

Diễn giải

BQLDA

Ban quản lý dự án

BXD

Bộ Xây dựng

CĐT

Chủ đầu tư

ĐTXD

Đầu tư xây dựng


GPMB

Giải phóng mặt bằng

QLCP

Quản lý chi phí

HĐND

Hội đồng nhân dân

HSMT

Hồ sơ mời thầu

NSNN

Ngân sách nhà nước

TKCS

Thiết kế cơ sở

TMĐT

Tổng mức đầu tư

UBND


Ủy ban nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản

XDCT

Xây dựng công trình

ix


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
dân tỉnh tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước
trên địa bàn tỉnh về: Nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy sản; thủy lợi và phát
triển nông thôn; phòng, chống lụt, bão; an toàn nông sản, lâm sản, thủy sản và muối
trong quá trình sản xuất đến khi đưa ra thị trường; về các dịch vụ công thuộc ngành
nông nghiệp và phát triển nông thôn và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự
ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật;
Đầu tư xây dưng cơ bản (ĐTXDCB) là một hoạt động đầu tư vô cùng quan trọng, tạo
ra hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội, là tiền đề cơ bản để
thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Quản lý chi phí dự án đầu tư xây
dựng công trình bao gồm: quản lý TMĐT, quản lý dự toán công trình, quản lý định
mức xây dựng và giá xây dựng công trình là rất phức tạp và luôn luôn biến động nhất
là trong điều kiện môi trường pháp lý, các cơ chế chính sách quản lý kinh tế còn chưa
hoàn chỉnh thiếu đồng bộ và luôn thay đổi như ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, thực tế

hiện nay, tình hình đầu tư xây dựng công trình còn nhiều bất cật, tình trạng thất thoát,
lãng phí trong công tác QLCP đầu tư xây dựng công trình xảy ra thường xuyên: Từ
khâu chủ trương đầu tư, kế hoạch vốn, khảo sát, thiết kế, thẩm định thiết kế, thẩm đự
dự án đầu tư, đấu thầu, giám sát thi công, thanh quyết toán công trình làm cho hiệu quả
sử dụng vốn đầu tư thấp;
Xuất phát từ những thực tiễn trên, với những kiến thức chuyên môn trong được học
tập, nghiên cứu trong Nhà trường và kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác.
Do đó tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ là: “Đề xuất giải pháp quản
lý hiệu quả chi phí đầu tư xây dựng công trình thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tỉnh Ninh Thuận” nhằm góp phần tìm kiếm giải pháp đóng góp cho việc
tăng cường công tác QLCP đầu tư xây dưng công trình.

1


2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Từ những nghiên cứu, cơ sở lý luận về QLCP dự án đầu tư xây dựng công trình, phân
tích đánh giá thực trạng, những điểm mạnh, điểm yếu trong công tác QLCP các dự án
đầu tư xây dựng công trình thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT Ninh Thuận. Từ đó, đề
xuất giải pháp tăng cường công tác QLCP đầu tư xây dựng công trình thuộc Sở Nông
nghiệp và PTNT Ninh Thuận.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu khảo sát, thu thập số liệu thực tế;
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết;
- Pương pháp nghiên cứu tính toán, phân tích, tổng hợp số liệu;
- Phân tích và hệ thống hóa lý luận;
- Phương pháp đối chiếu với hệ thống văn bản pháp quy và một số phương pháp kết
hợp khác.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác QLCP đầu tư xây dựng thuộc Sở Nông
nghiệp và PTNT Ninh Thuận.
b. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu nội dung chủ yếu về công tác QLCP ở một số dự án đầu tư
xây dựng công trình thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT Ninh Thuận.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QLCP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH
1.1. Các khái niệm cơ bản về QLCP đầu tư xây dựng công trình
1.1.1. Các khái niệm về chi phí đầu tư xây dựng:
Chi phí đầu tư xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng mới hoặc
sửa chữa, cải tạo, mở rộng hay trang bị kỹ thuật công trình. Do đặc điểm của sản xuất
xây dựng và đặc thù công trình xây dựng nên mỗi công trình có chi phí khác nhau
được xác định theo đặc điểm, tính chất kỹ thuật và yêu cầu công nghệ trong quá trình
xây dựng;
Chi phí đầu tư xây dựng công trình được biểu thị qua chỉ tiêu tổng mức đầu tư của dự
án ở giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng công trình ở giai đoạn
thực hiện dự án đầu tư xây dựng, giá trị thanh toán, quyết toán vốn đầu tư khi kết thúc
xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng;
Tổng mức đầu tư xây dựng là toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng của dự án được xác định
phù hợp với thiết kế cơ sở và các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứ khả thi đầu tư
xây dựng. Nội dung tổng mức đầu tư xây dựng bao gồm: Chi phí xây dựng; chi phí
thiết bị; chi phí bồi thường hỗ trợ và tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn
đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng;
Dự toán xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng công trình được
xác định ở giai đoạn thực hiện dự án phù hợp với thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi
công và các yêu cầu công việc phải thực hiện của công trình. Dự toán công trình bao

gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây
dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng của công trình.
Nội dung của tổng mức đầu tư chỉ khác với Tổng dự toán ở mục chi phí bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư. Nội dung cụ thể của các khoản chi phí như sau (theo Nghị định số
32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015):
- Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gồm chi phí bồi thường về đất, nhà, công
trình trên đất, các tài sản gắn liền với đất, trên mặt nước và chi phí bồi thường khác
3


theo quy định; các khoản hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất; chi phí tái định cư; chi phí tổ
chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng
(nếu có); chi phí chi trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư xây dựng (nếu có) và
các chi phí có liên quan khác;
- Chi phí xây dựng gồm chi phí phá dỡ các công trình xây dựng, chi phí san lấp mặt
bằng xây dựng, chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình, xây dựng công
trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công;
- Chi phí thiết bị gồm chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ; chi phí
đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có); chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi
phí vận chuyển, bảo hiểm; thuế và các loại phí, chi phí liên quan khác;
- Chi phí quản lý dự án gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự
án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình
của dự án vào khai thác sử dụng;
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng gồm chi phí tư vấn khảo sát, lập Báo cáo nghiên cứu
tiền khả thi (nếu có), lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật,
chi phí thiết kế, chi phí tư vấn giám sát xây dựng công trình và các chi phí tư vấn khác
liên quan;
- Chi phí khác gồm chi phí hạng mục chung và các chi phí không thuộc chi phí xây
dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí dự
phòng. Trong đó, Chi phí hạng mục chung gồm chi phí xây dựng nhà tạm để ở và điều

hành thi công tại hiện trường, chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động
đến và ra khỏi công trường, chi phí an toàn lao động, chi phí bảo đảm an toàn giao
thông phục vụ thi công (nếu có), chi phí bảo vệ môi trường cho người lao động trên
công trường và môi trường xung quanh, chi phí hoàn trả mặt bằng và hạ tầng kỹ thuật
do bị ảnh hưởng khi thi công công trình (nếu có), chi phí thí nghiệm vật liệu của nhà
thầu và một số chi phí có liên quan khác liên quan đến công trình;
- Chi phí dự phòng gồm chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh và chi
phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án.
4


1.1.2. Khái niệm về QLCP đầu tư xây dựng:
Quản lý chi phí xây dựng được hiểu là điều khiển việc hình thành chi phí, giá xây
dựng công trình sao cho không phá vỡ hạn mức đã được xác định trong từng giai đoạn,
là việc làm thường xuyên, liên tục điều chỉnh những phát sinh trong suốt quá trình
quản lý dự án nhằm bảo đảm cho dự án đạt được hiệu quả kinh tế đầu tư, lợi ích xã hội
được xác định.
Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là công việc giám sát các chi phí phát sinh trong quá
trình thực hiện việc đầu tư dự án từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khi bàn giao đưa vào sử
dụng của các đối tượng quản lý.
Quản lý chi phí là việc giúp dự án được thực hiện trong phạm vi ngân sách đã có, lưu ý
các vấn đề phát sinh về mặt chi phí có thể xảy ra nhằm đưa ra các biện pháp giải quyết
hay giảm thiểu chi phí.
Quản lý chi phí kỹ thuật được sử dụng để giám sát chi phí cho dự án từ giai đoạn ý
tưởng đến giai đoạn quyết toán của dự án đầu tư xây dựng.
1.2. Các nội dung QLCP đầu tư xây dựng công trình

1.2.1. Nội dung quản lý chi phí theo các giai đoạn đầu tư XDCT
Chi phí đầu tư xây dựng được quản lý qua 3 giai đoạn.
- Ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Quản lý Tổng mức đầu tư.

- Ở giai đoạn thực hiện đầu tư: Quản lý dự toán xây dựng công trình.
- Ở giai đoạn kết thúc đầu tư xây dựng: Các công trình xây dựng sử dụng vốn nhà
nước sau khi hoàn thành đều phải thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng công
trình.
Đối với trường hợp chỉ lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật, tổng mức đầu tư đồng thời là dự
toán xây dựng công trình được xác định phù hợp với nội dung báo cáo kinh tế – kỹ
thuật và thiết kế bản vẽ thi công.

5


Hình 1.1: Chi phí đầu tư xây dựng qua các giai đoạn đầu tư XDCT
Nội dung của tổng mức đầu tư chỉ khác với dự toán ở mục chi phí bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư. Còn lại cũng gồm có 6 chi phí như nhau là: chi phí xây dựng; chi phí
thiết bị; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí
dự phòng.

1.2.2. Quá trình kiểm soát chi phí qua các giai đoạn:
- Ở giai đoạn quản lý Tổng mức đầu tư :
Bước 1: Kiểm tra sự phù hợp của phương pháp xác định tổng mức đầu tư. Căn cứ trên
tính chất kỹ thuật của công trình, yêu cầu công nghệ, mức độ thể hiện thiết kế để đánh
giá. Báo cáo chủ đầu tư có ý kiến với tư vấn nếu cần thiết.
Bước 2: Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý của tổng mức đầu tư bao gồm kiểm tra tính đầy
đủ các thành phần chi phí tạo nên tổng mức đầu tư. Kiến nghị với chủ đầu tư về bổ
sung, điều chỉnh chi phí. Lập báo cáo đánh giá để chủ đầu tư xem xét.
6


Bước 3: Lập kế hoạch chi phí sơ bộ tổng mức đầu tư
- Lập báo cáo đánh giá thay đổi giá trị tổng mức đầu tư sau khi thẩm tra, thẩm định.

- Lập kế hoạch chi phí sơ bộ tổng mức đầu tư ( phân bổ tổng mức đầu tư cho các phần
của dự án, các hạng mục công trình).
- Ở giai đoạn quản lý bằng dự toán xây dựng công trình:
Bước 1: Kiểm tra tính đầy đủ,hợp lý của các dự toán các bộ phận côngtrình.
- Mục đích kiểm soát ở bước này là để bảo đảm các chi phí bộ phận công trình được
tính toán đầy đủ (tham gia với tư vấn lập thiết kếi điểm năm 2007.
3.3.2.5. Tồn tại ở giai đoạn khảo sát, thiết kế
Như thực trạng quản lý chi phí một số dự án đã nêu ở mục trên, có thể nhận thấy
nhuyên nhân lớn ảnh hưởng đến chi phí đầu tư xây dựng công trình là việc thay đổi
thiết kế.
Về công tác khảo sát, thu thập số liệu cơ bản (thủy văn, địa hình, địa chất, hiện trang
công trình...) còn nhiều hạn chế, không đảm bảo chất lượng, không đủ tài liệu để thực
91


hiện lập dự án, hoặc thiết kế bản vẽ thi công dẫn đến việc phải điều chỉnh, khảo sát bổ
sung, làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.
Bước lập dự án và thiết kế cơ sở chưa đảm bảo chất lượng, nên đến giai đoạn khảo sát
thiết kế kỹ thuật (hoặc thiết kế bản vẽ thi công) phải điều chỉnh, bổ sung, nhiều trường
hợp phải điều chỉnh qui mô, giải pháp kỹ thuật, kéo dài thời gian thực hiện. Việc áp
dụng các tiêu chuẩn thiết kế, quy chuẩn kỹ thuật, công nghệ chưa đảm bảo sự lựa chọn
tối ưu về kinh tế - kỹ thuật và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng dự án. Khi đưa ra
quy mô dự án, Tư vấn còn lệ thuộc quá nhiều vào ý chí của các cơ quan quản lý mà
không chủ động theo tính toán đề xuất của mình, dẫn đến khi lập thiết kế kỹ thuật
(hoặc thiết kế bản vẽ thi công) phải điều chỉnh lại thiết kế cơ sở.
Tình trạng hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đã được phê duyệt nhưng đến giai đoạn triển
khai thi công thực tế phải xử lý kỹ thuật thậm chí điều chỉnh, bổ sung thiết kế xảy ra
thường xuyên ở hầu hết các dự án.
Ví dụ : Dự án Hệ thống kênh cấp 2, 3 và nâng cấp tuyến đường quản lý hồ Sông Biêu
đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công tại Quyêt định số

1968/QĐ/UBND ngày 05/8/2016 với Tổng dự toán đầu tư 105,02 tỷ đồng tuy nhiên
đến khi triển khai thi công thì phải thay đổi thiết kế do trong quá trình khảo sát, thiết
kế đơn vị Tư vấn không khảo sát kỹ hiện trạng, rất nhiều tuyến kênh đi vào giữa thửa
ruộng của người dân, một số tuyến khác không đi vào khu tưới do đó phải điều chỉnh
thiết kế, bổ sung thêm chi phí khảo sát để thiết kế lại, làm ảnh hưởng đến tiến độ thực
hiện và hiệu quả đầu tư của dự án.
Mặt khác, đơn vị tư vấn thiết kế thường có tâm lý tính toán thiên về an toàn, hệ số an
toàn sử dụng để tính toán rất cao dẫn đến tăng Tổng mức đầu tư và để có được thiết kế
phí cao hơn mà không quan tâm đến hiệu quả đầu tư.
Ví dụ: Dự án Phát triển thủy lợi phục vụ nông nghiệp công nghệ cao Thành Sơn –
Phước Nhơn công tác khảo sát địa chất chỉ cần thực hiện cho tuyến đường ống cấp 1
sau đó có thể sử dụng kết quả để thiết kế tuyến đường ống cấp 2 và tuyến đường quản
lý vận hành do đó làm phát sinh chi phí 0,195 tỷ đồng.

92


Bảng 3.13: Chi phí khảo sát địa hình, địa chất dự án Phát triển thủy lợi phục vụ nông
nghiệp công nghệ cao Thành Sơn – Phước Nhơn
Nội dung công việc
Khảo sát địa hình, địa chất

Giá trị trình
duyệt (đồng)

Giá trị thẩm
định (đồng)

Chênh lệch


1.065.412.152

870.164.867

-195.247.285

Khảo sát địa chất tiểu dự án 1

755.980.203

560.732.919

-195.247.285

Khảo sát địa hình khu công nghệ cao

232.109.610

232.109.610

-

Khảo sát địa chất khu công nghệ cao

77.322.339

77.322.339

-


Năng lực của một số doanh nghiệp làm tư vấn thiết kế còn thấp, không ít đơn vị tư vấn
thiết kế tư nhân mới được thành lập thiếu cán bộ chuyên môn, ít kinh nghiệm, chưa
nắm vững tiêu chuẩn quy chuẩn, không được thường xuyên tập huấn nâng cao trình
độ, một số cán bộ làm thiết kế nhưng không có chứng chỉ hành nghề nên có hiện tượng
mượn người ký thay để có bản vẽ thiết kế, đây cũng là những vấn đề cần phải chấn
chỉnh.
3.3.2.6. Tồn tại trong công tác quản lý khối lượng thi công
Công tác quản lý khối lượng: Trong quá trình thi công cán bộ giám sát phải kiểm tra
lại khối lượng theo thiết kế và khối lượng thực tế thi công, tính toán lại từng mặt cắt
thiết kế và thi công so sánh và nghiệm thu thanh toán theo thực tế thi công, tránh lấy
kết quả khối lượng theo thiết kế dẫn đến sai lệch làm ảnh hưởng tới quá trình thanh
kiểm tra khối lượng thanh, quyết toán công trình sau hoàn thành. Nâng cao chất lượng
công trình theo đúng tiêu chuẩn hiện hành của thiết kế và những quy định của Nhà
nước. Tuy nhiên, như một số dự án đã nêu ở phần trên, hầu hết các cán bộ thực hiện
đều không tính toán lại khối lượng theo bản vẽ hoàn công, dẫn đến sai lệch, ảnh hưởng
đến quá trình thanh quyết toán.
3.3.2.7. Tồn tại ở khâu quản lý chất lượng và giám sát thi công xây dựng
Một số nhà thầu chưa quan tâm đúng mức đến công tác tổ chức công trường, biện
pháp thi công, hệ thống quản lý chất lượng nội bộ, không bố trí đủ cán bộ giám sát nội
bộ, thậm chí khoán trắng cho các đội thi công. Nhiều đơn vị sử dụng lao động thời vụ
không qua đào tạo để giảm chi phí, việc huấn luyện tại chỗ rất sơ sài.

93


Lực lượng tư vấn giám sát tuy đông về số lượng nhưng còn hạn chế về chất lượng, còn
thiếu nhiều chuyên gia giỏi. Tình trạng sử dụng các cán bộ giám sát viên theo hợp
đồng thời vụ, không được đào tạo bài bản và thiếu kinh nghiệm xử lý tình huống thực
tế.
Hoạt động giám sát chất lượng của tư vấn được thực hiện chưa đầy đủ, tư vấn giám sát

chưa thực hiện nghiêm túc chức trách, nhiệm vụ của mình, không kiểm soát được chất
lượng công trình trong quá trình thi công của nhà thầu; chưa bám sát hiện trường để xử
lý các tình huống phát sinh, chưa kiên quyết xử lý các vi phạm về chất lượng, khối
lượng; một số bộ phận Tư vấn giám sát móc nối với nhà thầu thi công dẫn đến tình
trạng công trình kém chất lượng, không đảm bảo yêu cầu
Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước và Chủ đầu tư trong quản lý chất lượng công
trình chưa thực sự cao, các cơ quan quản lý nhà nước, Chủ đầu tư thường không đủ
điều kiện và nhân lực, vật lực cũng như thời gian để bám sát, theo dõi từng công trình
phó thác trách nhiệm cho tư vấn giám sát;
3.3.2.8. Tồn tại trong công tác thanh quyết toán
Công tác thanh quyết toán một số dự án còn mất nhiều thời gian do nhiều nguyên
nhân, trong đó chủ yếu là do chưa quản lý kiểm tra và hướng dẫn kỹ đơn vị thi công
nên việc chỉnh sửa và thiếu sót trong hồ sơ, lưu giữ và quản lý hồ sơ chưa được đầy
đủ, chưa hoàn thiện và thiếu đồng bộ... dẫn đến nhiều công trình đã nghiệm thu bàn
giao đưa vào sử dụng, nhưng thủ tục quyết toán công trình vẫn chưa xong.
3.3.2.9. Một số các tồn tại khác
Công tác giải phóng mặt bằng là vấn đề nan giải. Thực tế hiện nay luôn gặp phải
những vướng mắc, khó khăn bởi chế độ chính sách luôn thay đổi hàng năm, chế độ bồi
thường cho người dân chưa thỏa đáng... Trong quá trình thực hiện đo vẽ bản vẽ trích
lục bản đồ thu hồi đất không sát với thực tế, không xác định được chính xác phạm vi
cần thu hồi, việc đó làm tăng giá trị tổng mức đầu tư chi phí xây dựng công trình của
dự án.

94


- Việc quản lý hợp đồng còn lỏng lẻo dẫn đến những vi phạm các cam kết trong hợp
đồng (tiến độ không đúng theo hợp đồng , nhà thầu không có đầy đủ nhận lực, vật tư,
thiết bị theo những cam kết trong hợp đồng).
- Việc áp dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý dự án chưa được quan tâm

đúng mức, hầu hết c ác chủ đầu tư, ban quản lý dự án chưa được trang bị, sử dụng các
phần mềm về quản lý dự án, về dự toán, tính toán.... để kiểm tra các công đoạn của dự
án.
3.4. Đề xuất giải pháp tăng cường công tác QLCP các dự án đầu tư xây dựng
công trình thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT Ninh Thuận
3.4.1. Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ Phòng QLXDCT thuộc
Sở Nông nghiệp và PTNT
a. Tăng cường thêm nhân lực cho phòng Quản lý xây dựng công trình:
- Tăng cường ít nhất 02 cán bộ cho phòng Quản lý xây dựng công trình,
- Tiêu chí đặt ra:
+ Tốt nghiệp đại học trở lên, chuyên ngành Thủy lợi.
+ Có ít nhất 5 năm công tác đúng lĩnh vực chuyên môn và công tác trong ngành.
+ Có một trong những chứng chỉ sau: Kỹ sư định giá hạng 2; Chứng chỉ bồi dưỡng
nghiệp vụ đấu thầu.
- Giải pháp: Điều động, luân chuyển các cán bộ từ các đơn vị trực thuộc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn (Ban Quản lý, Công ty TNHH MTV Khai thác công
trình thủy lợi, Chi cục thủy lợi... ) đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Khi
tuyển các cán bộ từ đơn vị trực thuộc ngành sẽ có hiệu quả hơn vì những cán bộ này
đã có thời gian công tác trong ngành, hiểu rõ ngành và không mất nhiều thời gian đào
tạo.
b. Nâng cao năng lực cho các chuyên viên phòng Quản lý xây dựng công trình:
Như đã đề cập ở phần trên, thực trạng ở phòng Quản lý xây dựng công trình còn thiếu
chuyên viên đúng chuyên ngành thủy lợi, đa số các chuyên viên có tuổi đời trẻ, va
95


chạm thực tế chưa nhiều và trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế, gây ảnh hưởng
lớn đến hiệu quả và tiến độ thẩm định dự án. Do đó, cần phải nâng cao năng lực, cụ
thể:
- Đối với những chuyên viên không đúng trình độ chuyên môn: Tổ chức đào tạo, cho

đi học các lớp đại học chuyên ngành thủy lợi.
- Đối với những chuyên viên không đáp ứng được yêu cầu công việc: phê bình, kiểm
điểm và làm rõ trách nhiệm, phân công công việc cụ thể rõ ràng, nếu cần thiết có thể
cho thôi việc hoặc điều động các vị trí khác để tìm người thay thế thích hợp hơn, đáp
ứng được yêu cầu công việc.
- Bồi dưỡng, đào tạo cho chuyên viên các lớp ngắn hạn, dài hạn về công tác lập dự
toán, công tác thẩm định dự án, các lớp nghiệp vụ về đấu thầu...
c. Đào tạo, dự nguồn cán bộ:
- Tạo cơ chế, chính sách khuyến khích các cán bộ trong ngành không ngừng học tập,
nâng cao trình độ chuyên môn, trao dồi kinh nghiệm thực tế để tạo nguồn, dự trữ cán
bộ chất lượng cao, đảm bảo đáp ứng yêu cầu và bổ sung khi cần thiết.
- Thường xuyên mở các lớp tập huấn, các khóa học ngắn hạn về quản lý chi phí, dự
toán, quản lý dự án, quản lý đấu thầu... để đào tạo, cật nhật kiến thức cho cán bộ.
3.4.2. Nâng cao năng lực Ban QLDA, tăng cường cở sở vật chất BQLDA
Ngày 18/6/2105, Chính phủ ban hành Nghị định số 59/2015/NĐ-CP, trong đó quy
định việc thành lập các Ban QLDA chuyên ngành và quy định cụ thể điều kiện năng
lực của Ban QLDA và Giám đốc QLDA. Với mục tiêu tách chức năng quản lý nhà
nước với việc tổ chức thực hiện, người quyết định đầu tư không đồng thời là chủ đầu
tư. UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp và PTNT nên thành lập các ban quản lý dự án
chuyên trách, mang tính chuyên nghiệp, cần quản lý chặt chẽ chủ đầu tư trong việc
thành lập các ban quản lý dự án và quy định rõ tiêu chuẩn thành viên các ban quản lý
dự án.
Giải pháp cụ thể:

96


- Đối với các Ban QLDA kiêm nhiệm còn tồn tại của Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn (Ban Quản lý dự án QSEAP, Ban Quản lý dự án CRSD...) thì sáp nhập vào
Ban QLDA chuyên ngành. Vì nhân sự của các Ban QLDA này hầu hết là các cán bộ

kiêm nhiệm nên việc sắp xếp vị trí, công việc khá dễ dàng.
- Giám sát chặt chẽ việc thành lập các Ban QLDA kiêm nhiệm, việc thành lập Ban
QLDA phải đảm bảo tuân thủ theo những quy định của Nghị định 59/NĐ-CP về điều
kiện năng lực như:
a. Giám đốc quản lý dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực quy định tại Khoản 2 Điều
54 Nghị định 59/NĐ-CP:
+ Giám đốc quản lý dự án hạng I: Có chứng chỉ hành nghề thiết kế hạng I hoặc chứng
chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I hoặc đã là Giám đốc quản lý dự án
của 1 (một) dự án nhóm A hoặc 2 (hai) dự án nhóm B cùng loại hoặc đã là chỉ huy
trưởng công trường hạng I;
+ Giám đốc quản lý dự án hạng II: Có chứng chỉ hành nghề thiết kế hạng II hoặc
chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng II hoặc đã là Giám đốc quản lý
dự án của 1 (một) dự án nhóm B hoặc 2 (hai) dự án nhóm C cùng loại hoặc đã là chỉ
huy trưởng công trường hạng II;
+ Giám đốc quản lý dự án hạng III: Có chứng chỉ hành nghề thiết kế hoặc chứng chỉ
hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng III hoặc đã là Giám đốc tư vấn quản lý dự
án của 1 (một) dự án nhóm C cùng loại hoặc đã là chỉ huy trưởng công trường hạng
III.
b. Những người phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề phù
hợp với quy mô dự án, cấp công trình và công việc đảm nhận;
c. Có ít nhất 10 (mười) người có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại dự án được
giao quản lý.

97


- Đối với Ban QLDA chuyên ngành, rà soát, kiểm tra lại điều kiện năng lực theo quy
định tại Điều 64 Nghị định 59/NĐ-CP. Trong đó, Giám đốc QLDA phải đáp ứng được
các yêu cầu về năng lực như đã nêu ở trên.
Vấn đề tiếp theo là hiện nay hầu hết các dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc ngành

Nông nghiệp và PTNT trên địa bàn tỉnh do Sở Nông nghiệp và PTNT Ninh Thuận làm
Chủ đầu tư và đươc ủy quyền cho các Ban Quản lý dự án trực tiếp thực hiện. Do vậy,
để tăng cường công tác quản lý chi phí của các dự án nói riêng, công tác quản lý dự án
nói chung thì chúng ta cần chú trọng công tác đào tạo, nâng cao trình độ, năng lực
quản lý của các cán bộ thuộc các Ban Quản lý dự án. Việc phát triển nguồn nhân lực
và tăng cường cơ sở vật chất như là một trong những chiến lược hàng đầu trong công
tác quản lý chi phí các dự án của Ban Quản lý.
Giải pháp thực hiện:
- Hàng ngày, hàng tuần hay hàng tháng tùy vào mức độ công việc đảm nhận cán bộ
phụ trách phải có báo cáo đánh giá lên cấp trên khả năng của nhân viên mình, việc
đánh giá cần khách quan công khai, không cà nể, không bao che cho nhau. Sau khi đã
có những đánh giá cụ thể những cán bộ Ban nào chưa đủ trình độ thì Ban cho đi học
các lớp tập huấn, nâng cao, việc đi học là bắt buộc, hoàn thành khóa học Ban trực tiếp
kiểm tra lại, nếu đạt sẽ cho đảm nhận công việc.
- Liên tục cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật, các thông tư, nghị định và các văn
bản liên quan đến công tác quản lý chi phí dự án, quản lý dự án khi có các nội dung
mới, nội dung sửa đổi để thực hiện một cách linh hoạt và có hiệu quả hơn trong công
việc, thường xuyên mở diễn đàn để cập nhật, phổ biến các quy định mới để mọi cán bộ
Ban cùng biết để trao đổi và áp dụng theo.
- Thường xuyên cử cán bộ đi học để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao
của Ban. Ban cũng cần phân định rõ xếp hạng quản lý đối với từng cán bộ để sắp xếp,
phân công nhiệm vụ cho đúng khả năng.
- Đối với những cán bộ làm công tác quản lý chi phí nhất thiết phải là những người có
chứng chỉ kỹ sư định giá.
98


- Ngoài việc nâng cao trình độ quản lý của các cán bộ, Ban cần tăng cường cơ sở vật
chất để thực hiện công tác quản lý chi phí đó như việc đầu tư máy tính, đầu tư các
phần mềm dự toán, bổ sung vào thư viện các cuốn sách hướng dẫn quản lý chi phí,

quản lý dự án.
3.4.3. Nâng cao hiệu quả trong công tác lựa chọn nhà thầu
Thực hiện công tác đấu thầu có chất lượng là góp phần nâng cao hiệu quả vốn đầu tư,
giảm giá thành công trình, tránh thất thoát lãng phí, đảm bảo tiến độ và chất lượng
công trình của dự án. Trên thực tế, hầu hết các dự án có vấn đề về chất lượng, tiến độ
và chi phí hầu như đều do lỗi ở các khâu trong quá trình chuẩn bị đầu tư như việc khảo
sát, thiết kế, lập hồ sơ mời thầu không chính xác, dẫn đến kết quả thực hiện đấu thầu
không như mong muốn, dự án đã đấu thầu rồi mà vẫn phát sinh khối lượng dẫn đến
việc thực hiện thanh quyết toán sau này rất khó khăn. Bên cạnh đó, nhiều khi chất
lượng của tư vấn không tốt, người kiểm soát trước khi ra quyết định phê duyệt hồ sơ
trúng thầu không có nghiệp vụ cao dẫn đến gây lãng phí và thất thoát lớn. Vì vậy cần
phải làm tốt công tác lựa chọn nhà thầu:
- Trước tiên nên hạn chế tối đa hình thức chỉ định thầu hoặc đấu thầu hạn chế, thực
hiện nghiêm túc việc đấu thầu rộng rãi đối với tất cả các gói thầu. Vì đấu thầu rộng rãi
sẽ hạn chế rất nhiều vấn đề thông thầu.
- Ngăn chặn thông tin rò rỉ và thông thầu trong quá trình đấu thầu. Đây là một vấn đề
khá khó khăn, tuy nhiên có thể hạn chế bằng những biện pháp như phê duyệt dự toán
và giá gói thầu cùng một thời điểm mở thầu, các văn bản phê duyệt dự toán, phê duyệt
giá gói thầu chỉ phát hành rộng rãi ra bên ngoài khi đã thực hiện xong việc mở thầu.
- Thực hiện tốt công việc lập hồ sơ mời thầu, việc soạn thảo các yêu cầu ban đầu trong
hồ sơ mời thầu cần được quan tâm thích đáng, tỉ mỉ, chi tiết vì nó liên quan đến toàn
bộ quá trình triển khai thực hiện sau này của dự án. Mỗi sai sót, nhầm lẫn hoặc không
rõ ràng trong hồ sơ mời thầu đều dẫn đến tranh cãi hoặc gây thiệt hại cho dự án. Quá
trình thương thảo hợp đồng là bước quyết định đưa công trình vào xây lắp. Vì vậy ở
giai đoạn này Ban QLDA cần tập trung chỉ đạo để hợp đồng được ký kết đảm bảo đầy
đủ rõ ràng, có tính pháp lý và khả thi cao.
99


- Kiểm tra kỹ hồ sơ hành nghề, xác minh, kiểm tra và tiêu chí cho từng ngành nghề của

nhà thầu. Đối với các nhà thầu xây lắp, nếu thi công không đảm bảo tiến độ, chất
lượng... đề nghị chấm dứt hợp đồng và giao nhà thầu khác tiếp tục thực hiện nhưng
vẫn phải đảm bảo giữ nguyên giá thầu, thời gian thi công của hợp đồng đã ký trước.
- Kiên quyết loại bỏ, không chấp nhận nghiệm thu các hạng mục công trình do đơn vị
thi công không thực hiện đúng như đã cam kết trong bản chào thầu (thay đổi phẩm cấp
vật tư, thiết bị), làm giảm chất lượng công trình, phát sinh các khối lượng không đáng
có.
- Kiên quyết xử phạt, dừng thi công, thậm chí hủy hợp đồng đối với các nhà thầu “bán
năng lực” cho cá nhân, cho đội, công ty chỉ biết thu tỷ lệ, phó mặc cho các đối tác thực
hiện, khi thi công thuê mướn thiết bị, nhân lực không đảm bảo theo đúng như hồ sơ
dự thầu, chậm tiến độ dự án.
- Tổ chức hội thảo, các lớp bồi dưỡng, nâng cao năng lực nghiệp vụ đấu thầu cho các
đơn vị được giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư dự án, các đơn vị tư vấn tham gia lập hồ sơ
thầu, đánh giá kết quả lựa chọn nhà thầu, các đơn vị thẩm định, kiểm tra công tác lựa
chọn nhà thầu.
Một số điểm cần lưu ý khi tuyển chọn nhà thầu: Cần lưu ý đến kinh nghiệm của
nhà thầu thi công trong lĩnh vực các công việc được giao. Thông thường, trong các đề
xuất của phía nhà thầu thi công đều liệt kê những công trình đã thực hiện trong một số
năm. Tuy nhiên, việc thực hiện đó có đạt hiệu quả không, thành công ở mức nào thì
không được đề cập đến trong hồ sơ năng lực của họ.
Ngoài ra, cần chủ động liên lạc tìm hiểu danh sách nhà thầu thi công được đề xuất có
thực sự làm cho dự án không (vì đã có hiện tượng cùng một thời gian, tên một cán bộ
công ty xuất hiện trên nhiều dự án, có khi tên cán bộ đó được ghi vào danh sách nhân
sự nhưng chính họ cũng không biết).
Khi chọn lọc hồ sơ và đàm phán hợp đồng cần xem xét kỹ các yếu tố sau:
+ Kinh nghiệm: Kinh nghiệm của nhà thầu thi công cả trong hoạt động chung, cả ở
lĩnh vực cụ thể đang được xem xét.
100



+ Nhận thức vấn đề: Liệu nhà thầu có hiểu rõ những nhu cầu và các vấn đề mà chủ đầu
tư đặt ra không?
+ Năng lực: Những công trình mà nhà thầu thi công đã thực hiện trước đây có chứng
tỏ được rằng họ có đủ năng lực để đảm đương công việc đòi hỏi không?
+ Nhân viên: Đội ngũ nhân viên của nhà thầu thi công có đủ không hay họ đang có kế
hoạch thuê nhiều nhân viên sau khi ký kết hợp đồng? Lực lượng nhân viên ra sao so
với lượng công việc hiện tại? Trình độ, phẩm chất của các nhân viên này?
+ Hiểu biết về điều kiện địa phương: Nhà thầu thi công có hiểu biết điều kiện và tình
hình địa phương nơi dự án sẽ được tiến hành không?
+ Kỹ năng quản lý: Nhà thầu thi công có bộc lộ năng lực tổ chức và quản lý dự án để
đảm bảo hoàn thành đúng thời hạn và với chi phí đã dự tính không?
+ Hợp tác: Nhà thầu thi công có toàn tâm toàn ý hợp tác với Chủ đầu tư không?
+ Danh tiếng: Nhà thầu thi công đã để lại danh tiếng như thế nào trong các khách
hàng trước đây ?
Tăng cường công tác thẩm định về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu thi công cũng
như đơn vị tư vấn. Rà soát các tổ chức tư vấn về năng lực chuyên môn và tư cách chủ
thể. Kiên quyết thu hồi đăng ký hành nghề của các đơn vị không đảm bảo năng
lực, trình độ. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, minh bạch để thu hút tạo điều
kiện huy động các đơn vị tư vấn có trình độ cao vào hoạt động tại địa bàn tỉnh Ninh
Thuận.
Đăng tải các thông tin cụ thể về đơn vị tư vấn, năng lực thiết bị kỹ thuật và quản lý
của các đơn vị thi công trên các phương tiện thông tin của tỉnh, nhất là trên các
trang thông tin điện tử.
3.4.4. Giải pháp về công tác QLCP theo các giai đoạn đầu tư
3.4.4.1. Nâng cao chất lượng công tác khảo sát
Quản lý chất lượng công trình ngay từ giai đoạn khảo sát, thiết kế là bước rất quan
trọng để tạo ra sản phẩm có chất lượng. Vì vậy việc chọn một đội ngũ khảo sát chuyên
101



nghiệp là rất cần thiết. Tổ chức chịu trách nhiệm khảo sát xây dựng phải có đủ điều
kiện năng lức để đảm bảo yêu cầu của dự án.
Lựa chọn đơn vị khảo sát xây dựng có đủ năng lực về con người, thiết bị và phòng thí
nghiệm vật liệu. Bên cạnh đó chủ nhiệm khảo sát công trình cũng phải là người đủ
năng lực, có giấy phép hành nghề theo quy định của pháp luật.
Một số giải pháp cụ thể như sau:
- Trước khi lập đề cương khảo sát, yêu cầu các phòng, bộ phận tiến hành khảo sát thực
địa, nghiên cứu kỹ địa hình địa mạo khu vực dự án để lập đề cương chi tiết, đầy đủ các
yếu tố cần thiết để phục vụ cho công tác thiết kế, tránh bổ sung, điều chỉnh ảnh hưởng
đến tiến độ, chất lượng dự án.
- Tăng cường công tác giám sát khảo sát, yêu cầu các cán bộ kỹ thuật khi kiểm tra,
nghiệm thu khảo sát phải rà soát kỹ hồ sơ khảo sát đối chiếu với thực tế hiện trường.
Trong trường hợp cần thiết, yêu cầu tư vấn khảo sát đo đạc kiểm tra lại để đảm bảo
chất lượng hồ sơ khảo sát.
- Để đảm bảo chất lượng và tiến độ hồ sơ, cần thiết phải tổ chức giao ban với đơn vị tư
vấn, đồng thời cử cán bộ, chuyên viên trực tiếp qua trụ sở các đơn vị tư vấn phối hợp
nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thiết kế hợp lý.
Đối với những dự án yêu cầu gấp về tiến độ, tổ chức giao ban định kỳ hàng tuần với tư
vấn. Đưa các điều khoản cụ thể, chặt chẽ vào hợp đồng để yêu cầu Tư vấn phải bố trí
đủ các cán bộ có năng lực, kinh nghiệm thực hiện khảo sát.
Có các chế tài cụ thể để xử phạt những hồ sơ khảo sát không đảm bảo chất lượng.
3.4.4.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm thiết kế
Cần chú trọng nâng cao chất lượng trong công tác lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế,
cương quyết không cho nhà thầu yếu kém về năng lực được tham gia thực hiện. Hiện
nay, nhà nước đã quy định chi tiết về điều kiện hành nghề, hạng loại của các tổ chức tư
vấn thiết kế, của các cá nhân. Tuy nhiên công tác này hiện nay thực hiện còn nhiều bất

102



×