MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục hình ảnh
Danh mục bảng biểu
Danh mục các từ viết tắt và giải thích thuật ngữ
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài………..…………………………………....…………….....1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………....…………..….2
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu..................................................................2
CHƯƠNG 1 :TỔNG QUAN VỀ TIẾN ĐỘ VÀ QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH....................................................................................4
1.1.Dự án và quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình……………………....……....4
1.1.1. Khái niệm về dự án đầu tư, dự án đầu tư xây dựng và quản lý dự án đầu tư xây
dựng……………………………………………………………….……………............4
1.1.2. Đặc điểm của quản lý dự án đầu tư xây dựng……………………...…....………5
1.1.3. Các giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng………………………..……....…..6
1.2. Tiến độ và quản lý tiến độ dự án đầu tư xây dựng công trình………….…....……8
1.2.1. Khái niệm về quản lý tiến độ dự án đầu tư xây dựng công trình……..……....…8
1.2.2. Lập kế hoạch quản lý tiến độ……………………………………………......…..9
1.2.3. Các phương pháp sử dụng để lập kế hoạch tiến độ……………………....…….18
1.2.4. Theo dõi giám sát tiến độ thực hiện dự án…………………………....….…….24
1.2.5. Kiểm soát tiến độ thực hiện dự án………………………...………………....…26
1.3. Tình hình quản lý tiến độ dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi hiện
nay…………………………………………………………………………....……….28
1.3.1. Tình hình quản lý tiến độ thi công nói chung……………………...…….....…..28
1.3.2. Tình hình công tác quản lý tiến độ thi công các công trình thủy lợi vừa
qua…………………………………………………………………………....….……29
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1……………………………………………………....….….32
iii
CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG CÔNG TRÌNH..................................................................................................33
2.1 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn theo thời gian…………….....…...….33
2.1.1 Cơ sở lý thuyết phân tích hiệu quả vốn đầu tư trong xây dựng……….….....…..33
2.1.2 Tính toán ứ đọng vốn...........................................................................................35
2.2. Các bài toán điều khiển kế hoạch tiến độ…………………...……………....……36
2.2.1. Các bước thiết kế tiến độ thi công…………………………...………………....36
2.2.2. Phương pháp lập kế hoạch tiến độ theo sơ đồ mạng…………….……....……..37
2.2.3. Một số bài toán tối ưu sơ đồ mạng………………………………..……....……42
2.3. Giới thiệu về mô hình toán vận dụng trong điều khiển kế hoạch tiến độ….......…55
2.3.1 Giới thiệu về Microsoft Project…………………………………..…………......55
2.3.2 Nội dung của Microsoft Project 2010……………………………….……....….56
2.3.3 Trình tự lập kế hoạch tiến độ cho một dự án.......................................................58
2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng……....……65
2.4.1. Nhân tố khách quan…………………………………………………….…....…65
2.4.2. Nhân tố chủ quan……………………………………………………….....……65
2.5. Cơ sở pháp lý về công tác quản lý tiến độ dự án đầu tư xây dựng công
trình……………………………………………………………..………….....……….66
2.5.1 Văn bản Luật………………………………………………………………....…66
2.5.2 Văn bản dưới Luật………………………………………………………....……67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..............................................................................................68
CHƯƠNG 3 : NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THI CÔNG XÂY
DỰNG HẠNG MỤC ĐẬP PHỤ, KÊNH THÔNG HỒ VÀ KÊNH TIÊU CHÂU BÌNH
THUỘC DỰ ÁN HỒ CHỨA NƯỚC BẢN MỒNG ………………………....………69
3.1. Giới thiệu chung về hạng mục đập phụ, kênh thông hồ và kênh tiêu châu bình
thuộc dự án đầu tư xây dựng hồ chứa nước Bản Mồng……………...……....……….69
3.2. Tình hình thực hiện dự án hồ chứa nước bản Mồng hiện nay……..….....……….71
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc thực hiện dự án và yêu cầu về tiến độ, chất lượng
công trình……………………………………………………………….....…………..73
3.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc thực hiện dự án………………….......…………73
3.3.2. Yêu cầu về tiến độ, chất lượng công trình…………………………….....……..75
iv
3.4. Thông số cơ bản về phương án kế hoạch tiến độ (phương án 1)…….…….....…..77
3.4.1. Khối lượng công việc và thời gian thực hiện để thi công đập chính….......……77
3.4.2.Đường lũy tích vốn với thời gian thi công cho tiến độ thực tiễn……….......…..80
3.4.3. Đường cung ứng vốn do chủ đầu tư cung cấp……………………….....………81
3.4.4.Tính toán thiệt hại do ứ đọng vốn đầu tư cho tiến độ thực tiễn………......….….82
3.4.5. Nhận xét đánh giá về phương án kế hoạch tiến độ……………………........…..83
3.5. Điều chỉnh thiết kế phương án thực tiễn (phương án 2)………………….....…....85
3.5.1.Điều chỉnh phân đoạn thi công……………………………………...…….....….85
3.5.2.Khối lượng công việc và thời gian thực hiện để thi công đập chính…..….....….85
3.5.3. Đường lũy tích vốn với thời gian thi công so với đường cung ứng vốn của chủ
đầu tư………………………………………………………………………….......…..88
3.5.4.Tính toán thiệt hại do ứ đọng vốn đầu tư cho phương án điều chỉnh……........…88
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3……………………………………………………………...90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………..……......……...91
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................93
v
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Nội dung
Tên hình
Trang
Hình 1.1
Quá trình đầu tư xây dựng một dự án
7
Hình 1.2
Các bước lập tiến độ
14
Hình 1.3
Cấu trúc mô hình kế hoạch tiến độ ngang
20
Hình 1.4
Cấu trúc mô hình kế hoạch tiến độ xiên
22
Hình 1.5
Cấu trúc mô hình kế hoạch tiến độ mạng
23
Hình 2.1
Hình thức đầu tư vào công trình
33
Hình 2.2
Biểu đồ tích lũy vốn và thời gian
34
Hình 2.3
Các bước lập sơ đồ mạng
43
Hình 2.4
Mối quan hệ giữa chi phí và thời gian thi công
47
Hình 2.5
Mối quan hệ giữa cung và tiêu thụ tài nguyên
53
Hình 3.1
Hạng mục đập phụ, kênh thông hồ và kênh tiêu Châu Bình
70
Hình 3.2
Hạng mục đập phụ, kênh thông hồ và kênh tiêu Châu Bình
73
Hình 3.3
Tiến độ thi công xây dựng công trình theo phương án 1
79
Hình 3.4
Biểu đồ lũy tích vốn và thời gian phương án thực tiễn
81
Hình 3.5
Biểu đồ cung ứng vốn của chủ đầu tư
82
Hình 3.6
Biểu đồ cung ứng vốn của chủ đầu tư với vốn sử dụng
84
thực tiễn
Hình 3.7
Sơ đồ tiến độ thi công hạng mục công trình theo phương
87
án 2
Hình 3.8
Biểu đồ lũy tích vốn và thời gian PA2
vi
88
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Tên bảng
Nội dung
Trang
Bảng 2.1
Ý nghĩa của một số từ khóa trong Microsoft Project
62
Bảng 3.1
Khối lượng và thời gian thi công đập chính (PA1)
77
Bảng 3.2
Khối lượng, chi phí thi công đập chính
80
Bảng 3.3
Tính toán ứ đọng vốn PA thực tiễn (PA1)
82
Bảng 3.4
Đề xuất thời gian thi công đập chính
85
Bảng 3.5
Tính toán ứ đọng vốn theo phương án 2
88
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
Từ viết tắt
Nguyên nghĩa
BQLDA
Ban quản lý dự án
CĐT
Chủ đầu tư
CTXD
Công trình xây dựng
DAĐT
Dự án đầu tư
DA
Dự án
ĐP, KTH, KT
Đập phụ, kênh thông hồ và kênh tiêu
GPMB
Giải phóng mặt bằng
NSNN
Ngân sách nhà nước
NT
Nhà thầu
NTTC
Nhà thầu thi công
TC
Thi công
TĐ
Tiến độ
TĐTH
Tiến độ thực hiện
TĐTC
Tiến độ thi công
XDCT
Xây dựng công trình
viii
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hạng mục Đập phụ, kênh thông hồ và kênh tiêu Châu Bình thuộc dự án hồ chứa nước
Bản Mồng đã được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt ngày 09/10/2012 với tổng mức
đầu tư 756 tỷ đồng. Năm 2014 hạng mục này được Bộ Nông nghiệp và PTNT phân bổ
vốn 138,35 tỷ đồng, giai đoạn 2014-2016 phân bổ tiếp 600 tỷ đồng . Hiện nay dự án
được giao cho Ban quản lý dự án Bản Mồng thuộc Sở Nông Nghiệp và phát triển nông
thôn tỉnh Nghệ An thực hiện. Hạng mục của dự án được thực hiện chủ yếu trên địa bàn
2 xã là xã Châu Bình thuộc huyện Quỳ Châu và xã Yên Hợp thuộc huyện Quỳ Hợp.
Việc đầu tư xây dựng hạng mục Đập phụ, kênh thông hồ và kênh tiêu Châu Bình thuộc
dự án hồ chứa nước Bản Mồng có ý nghĩa rất quan trọng bởi lẽ hạng mục không chỉ
giữ vai trò đầu mối thủy lợi hết sức quan trọng, mà hồ chứa nước Bản Mồng chỉ có thể
phát huy tác dụng khi thi công hạng mục đập phụ, kênh thông hồ và kênh tiêu Châu
Bình, vì hiện toàn bộ khu vực thị tứ Châu Bình đều đang nằm dưới mực nước dâng
bình thường của hồ Bản Mồng. Từ nhiều năm nay, hơn 600 hộ dân thị tứ Châu Bình
và cơ sở hạ tầng như trường học, trụ sở UBND, HTX nông nghiệp, trạm y tế, bưu điện,
nhà trẻ, chợ, đường cao thế, đường Quốc lộ 48... nằm trên địa bàn huyện Quỳ Châu, và
rộng ra là cả vùng Nghĩa Đàn, Thái Hòa, Quỳ Hợp… lúc nào cũng lo di dân, ngập lũ.
Với việc hạ cao trình chống ngập và đắp đập phụ sẽ giúp người dân thoát cái nạn lúc
nào cũng chực chờ ấy và cũng làm tiết kiệm về kinh tế hàng trăm tỉ đồng. Tuy nhiên
trong quá trình thiết kế và xây dựng tiến độ thi công xây dựng còn một số điểm bất
cập, chưa hợp lý ảnh hưởng tới tiến độ thi công chung của công trình và chi phí thực
hiện dự án.
Với mong muốn đề xuất xây dựng mới một tiến độ thi công xây dựng cho Hạng mục
Đập phụ, kênh thông hồ và kênh tiêu Châu Bình, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu có
tiêu đề : “Đề xuất giải pháp quản lý tiến độ dự án đầu tư xây dựng công trình hạng
mục đập phụ, kênh thông hồ và kênh tiêu Châu Bình”. Đề tài nghiên cứu không chỉ
có tác dụng hiệu quả đối với dự án trên mà còn là đề tài tham khảo cho các Chủ đầu tư,
Ban QLDA và các dự án khác. Đề tài mang tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
1
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận văn hướng tới chủ yếu là:
+ Làm rõ cơ sở lý luận về tiến độ và công tác quản lý tiến độ thực hiện hạng mục công
trình và dự án đầu tư xây dựng công trình nói chung.
+ Phân tích các yếu tố khách quan và chủ quan có ảnh hưởng tới tiến độ thi công xây
dựng cho công trình.
+ Đề xuất, xây dựngtiến độ xây dựng cho hạng mụcĐập phụ, kênh thông hồ và kênh
tiêu Châu Bình thuộc dự án hồ chứa nước Bản Mồng đảm bảo mang tính hiệu quả hơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là tiến độ thi công xây dựng của công
trình, hạng mục công trình.
+ Phạm vi nghiên cứu:Tiến độ thi công và công tác quản lý tiến độ thi công xây dựng
hạng mục Đập phụ, kênh thông hồ và kênh tiêu Châu Bình thuộc dự án hồ chứa nước
Bản Mồng trong giai đoạn thi công xây dựng công trình.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
+ Cách tiếp cận: Tiếp cận các cơ sở lý thuyết về tiến độ và quản lý tiến độ thi công xây
dựng công trình và các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước về công tác quản lý
tiến độ công trình xây dựng.
+ Phương pháp nghiên cứu: trong quá trình nghiên cứu đề tài tác giả luận văn có sử
dụng tổng hợp các phương pháp sau đây: phương pháp tổng hợp, phân tích hệ thống,
phân tích định tính và định lượng, phương pháp so sánh, các phương pháp thống kê kết
hợp với khảo sát thực tế...
2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TIẾN ĐỘ VÀ QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1.1.Dựán và quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
1.1.1. Khái niệm về dự án đầu tư, dự án đầu tư xây dựng và quản lý dự án đầu tư
xây dựng
1.1.1.1. Khái niệm về dự án đầu tư
Có nhiều tài liệu đề cập tới khái niệm về dự án đầu tư nói chung, nhưng trong đó phổ
biến nhất là người ta cho rằng dự án đầu tư là tế bào cơ bản của hoạt động đầu tư. Đó
là một tập hợp các biện pháp có căn cứ khoa học và cơ sở pháp lý được đề xuất về các
mặt kỹ thuật, công nghệ, tổ chức sản xuất, tài chính, kinh tế và xã hội để đảm bảo cơ
sở cho việc quyết định bỏ vốn đầu tư với hiệu quả tài chính đem lại cho doanh nghiệp
và hiệu quả kinh tế xã hội đem lại cho quốc gia và xã hội lớn nhất có thể có được.[6]
Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt
động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.[1]
1.1.1.2. Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng
Theo Luật Xây dựng số 50 ban hành năm 2014: “Dự án đầu tư xây dựng (ĐTXD) là
tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây
dựng mới, mở rộng, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất
lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn và chi phí xác định. Ở giai
đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên
cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc
Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng. Dự án đầu tư xây dựng gồm phần thuyết
minh và thiết kế cơ sở”.[12]
1.1.1.3. Khái niệm về quản lý dự án đầu tư xây dựng
Theo quan điểm của Viện quản lý dự án quốc tế (PMI-2000): “Quản lý dự án là việc
áp dụng kiến thức, các kỹ năng, các công cụ và các kỹ thuật vào hoạt động dự án nhằm
đáp ứng các yêu cầu của dự án”.
“Quản lý dự án là tổng thể những tác động có hướng đích của chủ thể quản lý tới quá
3
trình hình thành, thực hiện và hoạt động của dự án nhằm đạt tới mục tiêu dự án trong
những điều kiện và môi trường biến động. Một cách cụ thể hơn, quản lý dự án là quá
trình chủ thể quản lý thực hiện chức năng lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm tra
dự án nhằm đảm bảo các phương diện thời hạn, nguồn lực (chi phí) và độ hoàn thiện
(chất lượng) của dự án”.
“Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát
quá trình triển khai của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn,
trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và
chất lượng sản phẩm, dịch vụ bằng phương pháp và điều kiện tốt cho phép”.[1]
Trên cơ sở làm rõ khái niệm quản lý dự án nói chung, tác giả luận văn đề xuất khái
niệm về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng như sau:
Công tác Quản lý dự án đầu tư xây dựng là tổng hợp các tác động của chủ thể quản lý
(Chủ đầu tư) bằng pháp luật xây dựng, bằng các chức năng quản lý như chức năng lập
kế hoạch công việc để quản lý; chức năng tổ chức điều hành thực hiện các công việc;
chức năng kiểm tra, kiểm soát, hiệu chỉnh các sai lệch trong quản lý gây ra đến đối
tượng bị quản lý là toàn bộ các hoạt động đầu tư xây dựng của dự án và các chủ thể
thực hiện chúng nhằm hoàn thành tốt các mục tiêu đặt ra cho dự án.[5];[12]
1.1.2. Đặc điểm của quản lý dự án đầu tư xây dựng
Xuất phát từ đặc thù của dự án đầu tư xây dựng đã phân tích ở trên, tác giả thấy rằng
công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng có một số các đặc điểm như sau:[6]
Thứ nhất, công tác tổ chức quản lý dự án mang tính tạm thời. Tổ chức quản lý dự án
nói chung và quản lý dự án đầu tư xây dựng nói riêng được hình thành để phục vụ dự
án trong một thời gian hữu hạn; trong thời gian thực hiện quản lý dự án, nhà quản lý
dự án thường hoạt động phối hợp với các phòng ban chức năng; sau khi kết thúc dự án,
cần phải tiến hành phân tích, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm cho hoạt động quản lý
tiếp theo.
Thứ hai, quan hệ giữa chuyên viên quản lý dự án chuyên nghiệp với bộ phận chức
năng trong tổ chức là quan hệ phối hợp chặt chẽ về mặt tổ chức và nghiệp vụ. Công
4
việc của dự án đòi hỏi có sự tham gia của nhiều bộ phận chức năng; người đứng đầu
dự án và những người tham gia quản lý dự án là những người có trách nhiệm phối hợp
mọi nguồn lực, mọi người từ các bộ phận chuyên môn nhằm thực hiện thắng lợi mục
tiêu dự án. Tuy nhiên giữa họ thường nảy sinh mâu thuẫn về vấn đề nhân sự, chi phí,
thời gian và mức độ thỏa mãn các yêu cầu về kỹ thuật.
Thứ ba, quản lý dự án thường phải đối phó với nhiều rủi ro có độ bất định cao trong
công tác lập kế hoạch, dự tính chi phí, dự đoán sự thay đổi công nghệ, sự thay đổi cơ
cấu tổ chức...; do vậy quản lý dự án phải nhất thiết chú trọng công tác quản lý rủi ro, cần
xây dựng các kế hoạch, triển khai thường xuyên các biện pháp phòng và chống rủi ro.
Thứ tư, trong quản lý dự án vấn đề đặc biệt được quan tâm là quản lý thời gian và
quản lý sự thay đổi. Môi trường của dự án là môi trường được biến động do ảnh hưởng
của nhiều nhân tố, quản lý tốt sự thay đổi góp phần thực hiện tốt mục tiêu của dự án.
Ngoài ra vấn đề quản lý nhân sự phải lựa chọn được mô hình quản lý tổ chức phù hợp
sẽ có tác dụng phân rõ trách nhiệm và quyền lực trong quản lý dự án; do đó, đảm bảo
thực hiện thành công dự án.
Theo tác giả quản lý dự án đầu tư xây dựng căn cứ đặc điểm thứ năm là có tính duy
nhất, cá biệt rõ nét do tính chất của dự án, của công trình thuộc dự án có tính duy nhất
và cá biệt. Như vậy bên cạnh việc đúc kết kinh nghiệm trong quản lý dự án đầu tư xây
dựng cần chú ý đến đặc điểm riêng của từng dự án, do đó đòi hỏi phải xem xét kỹ càng
và sáng tạo trong hoạt động quản lý dự án.[11]
1.1.3. Các giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng
Trình tự đầu tư xây dựng theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 của Luật Xây dựng năm
2014 được quy định cụ thể như sau:[5];[12]
1.1.3.1. Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc:
+ Lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, xác định chủ đầu tư dự án;
+ Lấy ý kiến về quy hoạch, thỏa thuận về qui hoạch kiến trúc, thỏa thuận đấu nối, sử
dụng với công trình hạ tầng kỹ thuật (giao thông, cấp điện, cấp nước, thông tin liên
lạc…);
5
+ Tổ chức đo đạc, điều tra, khảo sát thu thập số liệu phục vụ cho việc lập báo cáo
nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật cho dự án;
+ Xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
+ Lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật cho dự án;
+ Tổ chức thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư.
1.1.3.2. Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc:
+ Thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất (nếu có);
+ Chuẩn bị mặt bằng xây dựng: bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, rà phá
bom mìn (nếu có);
+ Khảo sát xây dựng (nếu có);
+ Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế 2 hoặc 3
bước);
+ Cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình phải có giấy phép xây dựng);
+ Tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng;
+ Thi công xây dựng công trình;
+ Giám sát thi công xây dựng;
+ Tạm ứng, nghiệm thu thanh toán khối lượng hoàn thành.
1.1.3.3. Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng
Tùy điều kiện cụ thể và yêu cầu kỹ thuật của dự án, người quyết định đầu tư quyết
định trình tự thực hiện tuần tự hoặc kết hợp đồng thời đối với các hạng mục công việc
quy định trên. Trong giai đoạn này gồm có các bước như sau:
+ Bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng;
+ Hướng dẫn sử dụng công trình, vận hành, chạy thử;
+ Bảo hành công trình;
6
+ Quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.
Quá trình đầu tư xây dựng được mô hình tổng quát ở hình 1.1 như sau:
Lập, thẩm định và phê duyệt:
Các công việc sau khi có quyết
Quyết toán
+ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi
định đầu tư từ đền bù giải phóng
dự án hoàn
đầu tư xây dựng (nếu có)
mặt bằng, khảo sát, thiết kế; xin
thành, bảo
+ Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu
phép xây dựng, lựa chọn nhà
hành công
tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế
thầu, nghiệm thu thanh toán khối trình xây
kỹ thuật.
lượng xây dựng và hợp đồng,
dựng.
nghiệm thu bàn giao.
Chuẩn bị dự án
Thực hiện dự án
Kết thúc
XD, đưa công
trình của dự án
vào sử dụng
Hình 1.1. Quá trình đầu tư xây dựng một dự án [5]
1.2. Tiến độ và quản lý tiến độ dự án đầu tư xây dựng công trình
1.2.1. Khái niệm về quản lý tiến độ dự án đầu tư xây dựng công trình
Công tác quản lý tiến độ dự án là quá trình quản lý bao gồm toàn bộ việc thiết lập
mạng công việc, xác định thời gian thực hiện công việc cũng như toàn bộ dự án và
việc lập kế hoạch quản lý tiến độ dự án.
Mục đích của quản lý tiến độ là đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn quy định
trong phạm vi nguồn lực cho phép.
Quản lý tiến độ là cơ sở để quản lý và theo dõi chi phí cũng như các nguồn lực khác.
Muốn thực hiện dự án một cách khoa học, đúng tiến độ và đạt chất lượng cao đòi hỏi
phải biết chính xác các nội dung sau:
-Tất cả các công việc cần thiết để hoàn thành dự án và thứ tự logic của các công việc
7
đó.
-Tiêu tốn bao nhiêu thời gian và nguồn lực khác để hoàn thành công việc đó.
-Xác định thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc công việc. Nếu công việc có thể kéo
dài thì thời gian có thể kéo dài là bao lâu mà vẫn đảm bảo tiến độ tổng thể của dự án.
-Xác định những công việc trọng tâm, không cho phép kéo dài (công việc găng).[14]
1.2.2. Lập kế hoạch quản lý tiến độ
1.2.2.1. Khái niệm, vai trò của việc lập kế hoạch tiến độ
a) Khái niệm về việc lập kế hoạch tiến độ
Ngành xây dựng nói chung cũng như ngành sản xuất khác muốn đạt được những mục
đích đề ra phải có một kế hoạch sản xuất cụ thể. Một kế hoạch sản xuất được gắn liền
với một trục thời gian người ta gọi đó là kế hoạch lịch hay tiến độ. Như vậy tiến độ là
một kế hoạch được gắn liền với niên lịch. Mọi thành phần của tiến độ được gắn trên
một trục thời gian xác định.
Công trường xây dựng được tổ chức bởi nhiều tổ chức xây lắp với sự tham gia của nhà
thầu, người thiết kế, doanh nghiệp cung ứng vật tư máy móc thiết bị và các loại tài
nguyên… Như vậy xây dựng một công trình là một hệ điều khiển phức tạp, rộng lớn.
Vì trong hệ có rất nhiều các thành phần và mối quan hệ giữa chúng rất phức tạp. Sự
phức tạp cả về số lượng các thành phần và trạng thái của nó biến động và ngẫu nhiên.
Vì vậy trong xây dựng công trình không thể điều khiển chính xác mà có tính xác suất.
Để xây dựng một công trình phải có một mô hình khoa học điều khiển các quá trình tổ
chức và chỉ đạo việc xây dựng. Mô hình đó chính là kế hoạch tiến độ thi công. Đó là
một biểu kế hoạch trong đó quy định trình tự và thời gian thực hiện các công việc, các
quá trình hoặc các hạng mục công trình cùng những yêu cầu về các nguồn tài nguyên
và thứ tự dùng chúng để thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch đề ra.
Như vậy tiến độ xây dựng là kế hoạch sản xuất xây dựng thể hiện bằng biểu đồ, nội
dung bao gồm các số liệu tính toán, các giải pháp được áp dụng trong thi công gồm:
công nghệ, thời gian, địa điểm, vị trí và khối lượng các công việc xây lắp cùng với
điều kiện thực hiện chúng.
8
Tiến độ là bộ phận không thể tách rời của thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế tổ chức
thi công, trong đó:
+Tiến độ trong thiết kế tổ chức xây dựng gọi tắt là tiến độ tổ chức xây dựng do cơ
quan tư vấn thiết kế lập bao gồm kế hoạch thực hiện các công việc: Thiết kế, chuẩn bị,
thi công, hợp đồng cung cấp máy móc, thiết bị, cung cấp hồ sơ tài liệu phục vụ thi
công và đưa công trình vào hoạt động. Biểu đồ tiến độ nếu là công trình nhỏ thì thể
hiện bằng sơ đồ ngang, nếu công trình lớn phức tạp thì thể hiện bằng sơ đồ mạng.
Trong tiến độ các công việc thể hiện dưới dạng tổng quát, nhiều công việc của công
trình đơn vị được nhóm lại thể hiện bằng một công việc tổng hợp. Trong tiến độ phải
chỉ ra được những thời điểm chủ chốt như giai đoạn xây dựng, ngày hoàn thành của
các hạng mục xây dựng, thời điểm cung cấp máy móc thiết bị cho công trình và ngày
hoàn thành toàn bộ.
+Tiến độ trong thiết kế tổ chức thi công xây dựng gọi là tiến độ thi công do đơn vị nhà
thầu (B) lập với sự tham gia của các nhà thầu phụ (B*). Trong đó thể hiện các công
việc chuẩn bị, xây dựng tạm, xây dựng chính và thời gian đưa từng hạng mục công
trình vào hoạt động. Tiến độ thi công có thể thể hiện bằng sơ đồ ngang hay sơ đồ
mạng. Tồng tiến độ lập dựa vào tiến độ của các công trình đơn vị. Các công trình đơn
vị khi liên kết với nhau dựa trên sự kết hợp công nghệ và sử dụng tài nguyên. Trong
tiến độ đơn vị các công việc xây lắp được xác định chi tiết từng chủng loại, khối lượng
theo tính toán của thiết kế thi công. Thời hạn hoàn thành các hạng mục công trình và
toàn bộ công trường phải đúng với tiến độ tổ chức xây dựng.[14]
b) Vai trò của việc lập kế hoạch tiến độ
Kế hoạch tiến độ có vai trò hết sức quan trọng đối với việc xây dựng các nội dung kế
hoạch khác và đến việc triển khai dự án. Trước hết kế hoạch tiến độ giúp người quản
lý có được một sự hình dung tổng quát về toàn bộ công việc cần thực hiện và tiến trình
thực hiện các công việc đó để hoàn thành mục tiêu dự án, làm cơ sở cho việc xây dựng
các kế hoạch cung ứng và điều phối tài nguyên thực hiện dự án, làm cơ sở cho việc
xây dựng kế hoạch đấu thầu triển khai, kế hoạch với các nhà thầu khác, … trong hệ
thống kế hoạch dự án, kế hoạch tiến độ được xem là kế hoạch nền tảng và được xác
9
lập trước các nội dung kế hoạch khác.[14]
1.2.2.2. Mục đích của việc lập tiến độ trong xây dựng
Ta thấy rằng nếu các dự án xây dựng không có kế hoạch tiến dộ thì không xác định
được thời gian hoàn thành dự án. Các công việc không được thực hiện theo một trình
tự kỹ thuật và không tuân thủ nghiêm ngặt về thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc thì
không kiểm soát được công việc. Việc chậm trể trong quá trình thi công ảnh hướng rất
nhiều đến chi phí đầu tư xây dựng dự án, hầu hết các dự án bị chậm tiến độ đều làm
cho chi phí tăng lên từ 20%-30% tổng giá trị. Bên cạnh đó, việc chậm bàn giao công
trình vào sử dụng còn làm chậm vòng quay vốn đầu tư, nhà thầu bị ứ đọng vốn. Vì vậy
để dự án đảm bảo về mặt thời gian nhanh nhất, chất lượng tốt nhất và chi phí hợp lý,
để tránh sự ách tắc, cản trở trong quá trình thi công thì cần phải có một kế hoạch tiến
độ thi công tối ưu và khoa học.
Khi xây dựng một công trình phải thực hiện rất nhiều các quá trình xây lắp liên quan
chặt chẽ với nhau trong một không gian và thời gian xác định với tài nguyên có giới
hạn. Như vậy mục đích của việc lập tiến độ là thành lập một mô hình xây dựng, trong
đó sắp xếp các công việc sao cho đảm bảo xây dựng công trình trong thời gian ngắn,
giá thành hạ, chất lượng cao.
Mục đích này có thể cụ thể như sau:[14]
- Kết thúc và đưa các hạng mục công trình từng phần cũng như tổng thể vào hoạt động
đúng thời hạn địch trước.
- Sử dụng hợp lý máy móc thiết bị.
- Giảm thiểu thời gian ứ đọng tài nguyên chưa sử dụng.
- Lập kế hoạch sử dụng tối ưu về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ xây dựng.
- Cung cấp kịp thời các giải pháp có hiệu quả để tiến hành thi công công trình.
1.2.2.3. Đặc điểm kế hoạch tiến độ thi công
Kế hoạch tiến độ thi công xây dựng phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của từng công
trình như: điều kiện tự nhiên, đặc điểm địa chất thủy văn nơi xây dựng công trình, cơ
10
sở hạ tầng (giao thông, điện, nước…), địa hình, mức độ phức tạp về kỹ thuật và điều
kiện tổ chức thi công . Quá trình sản xuất xây dựng là một quá trình động và luôn chịu
ảnh hưởng của các yếu tố ngẫu nhiên đến tiến độ thi công. Tiến độ xây dựng chịu ảnh
hưởng của các đặc điểmcủa sản xuất xây dựng và sản phẩm xây dựng vì vậy trong quá
trình lập kế hoạch tiến độ thi công cần phải có dự trữ sản xuất. Nguồn dự trữ này đảm
bảo quá trình xây dựng được liên tục và đề phòng những rủi ro.
Khi thiết kế kế hoạch tiến độ thi công trong giai đoạn này cần chú ý tới các yêu cầu
sau:[14]
- Kế hoạch tiến độ này phải được thiết lập trên cơ sở giải pháp tác nghiệp xây lắp dự
định cho các hạng mục và công tác chủ yếu.
- Danh mục đầu việc được phân chia chi tiết hơn, phù hợp với các giải pháp công nghệ
đã chọn: khối lượng công việc được xác định phù hợp phương án kỹ thuật và tổ chức
thi công được áp dụng.
- Độ dài thời gian thực hiện các đầu việc, các hạng mục không được ấn định theo định
mức chung mà được tính toán trên cơ sở năng suất thực tế của phương tiện thi công và
lực lượng lao động đã chọn, chính vì vậy độ chính xác được cao hơn.
- Thứ tự thực hiện các đầu việc được ấn định thông qua tính toán các quan hệ về công
nghệ và tổ chức để có nhiều quá trình xây lắp được triển khai liên tục, nhịp nhàng, tận
dụng triệt để năng lực thi công và mặt bằng sản xuất.
- Phải xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật phù hợp với tiến độ đã lập và có thể phải
tiến hành tối ưu hóa kế hoạch tiến độ theo những yêu cầu nhất định.
- Tiến độ lập ra ban đầu chỉ là dạng tĩnh trên cơ sở tính toán và giả thiết theo sự mong
muốn của người lập, từ đó có thể dự kiến tính toán được khả năng tiêu thụ tài nguyên
của công trình. Tuy nhiên trong thi công thường có những thay đổi vì vậy yêu cầu tiến
độ lập ra ban đầu phải có sự mềm dẻo thể hiện qua những yếu tố như :
+ Các công việc thường có dự trữ để có thể thay đổi thời gian ban đầu, kết thúc cuả
công việc.
11
+ Tiến độ có khả năng điều chỉnh linh hoạt trong quá trình thi công. Điều đó được thực
hiện dễ dàng trong sơ đồ ngang hay trong phương pháp sơ đồ mạng.[6]
1.2.2.4. Các căn cứ để lập kế hoạch tiến độ thi công xây dựng
Khi lập kế hoạch tiến độ thi công xây dựng công trình cần căn cứ vào các điều kiện và
tài liệu sau:
- Bản vẽ thiết kế kiến trúc và kết cấu, bản vẽ thi công công trình.
- Các quy định về thời gian khởi công và hoàn thành công trình, thời gian đưa công
trình vào sử dụng từng phần (nếu có).
- Các số liệu về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương nơi xây
dựng công trình.
- Dự toán thi công xây dựng công trình và giá hợp đồng.
- Định mức lao động (định mức sản xuất hoặc định mức chung).
- Các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm có liên quan.
- Phương án thi công, phương án công nghệ của các công tác chủ yếu.
- Điều kiện tài nguyên sử dụng cho thi công công trình.
- Sự phối hợp giữa các bên liên quan.
- Hợp đồng thi công giữa các bên A và bên B.[14]
1.2.2.5. Các bước lập tiến độ
Tiến độ thi công được lập dựa trên số liệu và tính toán của thiết kế tổ chức xây dựng
hoặc thiết kế tổ chức thi công cùng với những kết quả khảo sát bổ sung do đặc điểm
của công trường. Trong số những số liệu đó, đặc biệt quan tâm đến thời hạn của các
hạng mục công trình và toàn bộ công trường.
Để tiến độ lập nhanh chóng thỏa mãn nhiệm vụ đề ra và hợp lý, người lập tiến độ phải
tiến hành lập theo các bước như sau:[14]
a) Phân tích công nghệ
12
Là bước khởi đầu nhưng vô cùng quan trọng, nó sẽ định hướng cho các giải pháp công
nghệ sẽ lựa chọn về sau. Muốn phân tích được công nghệ xây dựng phải dựa trên thiết
kế công nghệ, kiến trúc và kết cấu của công trình. Phân tích khả năng thi công công
trình trên quan điểm chọn công nghệ thực hiện các quá trình xây lắp hợp lý và sự cần
thiết máy móc và vật liệu phục vụ thi công.
Việc phân tích công nghệ thi công được bắt đầu ngay sau khi có thiết kế công trình do
cơ quan tư vấn thiết kế chủ trì lập có sự bàn bạc với người thực hiện xay dựng, đôi khi
phải có ý kiến của các bên liên quan như: người cấp vốn, đơn vị chịu trách nhiệm cung
cấp vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ cho việc thi công xây dựng công trình. Sự hợp
tác đầy đủ sẽ tạo điều kiện để những quyết định lựa chọn về công nghệ thi công trở
thành hiện thực. sau khi lựa chọn được công nghệ thi công ta tiến hành phân tích công
nghệ đó.
Phân tích công nghệ xây lắp để lập tiến độ thi công do cơ quan xây dựng thực hiện có
sự tham gia của các đơn vị dưới quyền. Sự phân tích đặc điểm sản xuất để nắm vững
công nghệ xây lắp làm cho các đơn vị thực hiện hiểu tường tận công việc và sẽ có biện
pháp kỹ thuật phù hợp. Những biện pháp áp dụng chỉ được phép hoàn thiện thêm công
nghệ đã được lựa chọn, mọi vật tư thay thế không được làm giảm chất lượng công
trình… quan trọng hơn tất cả là không kéo dài thời gian thi công.
b) Lập danh mục công việc xây lắp.
Việc lập danh mục công việc xây lắp dựa vào phân tích công nghệ sản xuất và những
tính toán trong thiết kế. Tất cả các công việc trong danh mục sẽ được trình bày ở tiến
độ, vì vậy việc phân chia các quá trình thành những công việc phỉa thỏa mãn những
điều kiện sau:
- Tên công việc trùng với mã số trong định mức sử dụng.
- Công việc có thể tiến hành thi công độc lập về không gian cũng như thời gian, không
bị và cũng không gây cản trở cho những công việc khác.
- Một công việc phải đủ khối lượng cho một đơn vị (tổ, đội) làm việc trong một thời
gian nhất định.
13
Hình 1.2. Các bước lập tiến độ
- Trong khả năng có thể nên phân chia mỗi việc cho một đơn vị chuyên môn hóa đảm
nhiệm, trong các trường hợp không thể mới bố trí tổ đa năng hay hỗn hợp thực hiện.
- Tại thời điểm kết thúc các giai đoạn xây dựng công trình các công việc liên quan
14
cũng kết thúc tại thời điểm đó.
- Những công việc không thực hiện tại hiện trường nhưng nằm trong quy trình xây lắp
cũng phải đưa vào danh mục.
- Những công việc lớn có thể chia làm nhiều công việc nhỏ để có thể kết hợp thi công
song song với các công việc khác để có thể rút ngắn thời gian thi công.
- Nhiều công việc nhỏ, khối lượng ít có thể gộp lại thành một công việc dưới một tên
chung để đơn giản khi thực hiện biểu đồ.
c) Xác định khối lượng công việc
Khối lượng công việc luôn được đi kèm với bản danh mục được tính toán xác định
theo bản vẽ thi công và thuyết minh của thiết kế. Đơn vị của khối lượng thường dùng
là các đơn vị đo lường (m, m2, m3, t, cái, chiếc…) cũng có thể dùng đơn vị tiền tệ
tương đương trong định mức, đơn giá sử dụng. Xác định đúng đối tượng là cơ sở chọn
phương tiện, phương án thi công hợp lý. Từ đó xác định chính xác nhân lực, máy móc
và thời gian thi công để lập tiến độ.
d) Chọn biện pháp kỹ thuật thi công
Trên cơ sở khối lượng công việc và điều kiện làm việc ta chọn biện pháp thi công.
Trong quá trình chọn biện pháp thi công ưu tiên sử dụng cơ giới sẽ rút ngắn thời gian
thi công cùng tăng năng suất lao động giảm giá thành. Chọn máy móc nên tuân theo
quy tắc “Máy móc hóa đồng bộ”. Trong một kíp máy chọn máy cho công việc chủ đạo
hay công việc có khối lượng lớn trước sau đó chọn cho các máy còn lại. Trường hợp
có nhiều phương án khả thi trong lựa chọn máy móc phải tiến hành so sánh các chi tiết
kinh kế kỹ thuật. Sử dụng biện pháp thi công thủ công chỉ trong trường hợp điều kiện
thi công không cho phép cơ giới hóa, khối lượng quá nhỏ hay chi phí tốn kém nếu
dùng cơ giới.
Khi chọn máy ngoài tính năng kỹ thuật phải phù hợp ta cần chú ý đến năng suất và sự
ảnh hưởng của biện pháp thi công đến môi trường xung quanh.
e) Chọn các thông số tiến độ (nhân lực máy móc)
15
Tiến độ phụ thuộc ba loại thông số cơ bản đó là công nghệ, không gian và thời gian:
Thông số công nghệ bao gồm số tổ đội (dây chuyền) làm việc độc lập, khối lượng
công việc, thành phần tổ đội (biên chế), năng suất của tổ đội. Thông số không gian bao
gồm vị trí làm việc, tuyến công tác và phân đoạn, đợt thi công. Thông số thời gian
gồm thời gian thi công công việc và thời gian đưa từng hay toàn bộ công trình vào
hoạt động.
Các thông số tiến độ liên quan chặt chẽ đến nhau theo quy luật chặt chẽ. Sự thay đổi
mỗi thông số sẽ làm các thông số khác thay đổi theo và làm thay đổi tiến độ thi công.
Việc chọn các thông số trước tiên phải phù hợp với công nghệ thi công sau đó là hợp
lý về mặt tổ chức. Tùy theo phương pháp tổ chức người ta chọn các thông số theo
những nguyên tắc riêng.
- Phân khu, phân đoạn phải phù hợp với kết cấu, kiến trúc để các phần việc thi công
độc lập, đảm bảo chất lượng công trình.
- Khối lượng của các công việc đủ lớn để sử dụng hiệu quả năng suất máy móc, năng
lực tổ đội.
- Số loại công việc (trong danh mục công việc) chọn tùy theo mức độ chuyên môn hóa
của tổ đội. Công việc phân càng nhỏ sẽ tăng mức độ chuyên môn hóa song làm cho số
công việc tăng lên thường kéo dài thời hạn thi công và tổ chức thực hiện càng phức
tạp.
- Nếu công việc vừa thi công cơ giới vừa thi công thủ công thì phải chọn thông số máy
trước, thông số người chọn tùy theo máy.
g) Xác định thời gian thi công
Thời giant hi công công việc phụ thuộc vào khối lượng, tuyến công tác, mức độ sử
dụng tài nguyên và thời hạn xây dựng công trình. Để đẩy nhanh tốc độ xây dựng, nâng
cao hiệu quả cơ giới hóa phải chú trọng đến chế độ làm việc hai ca, ba ca, những công
việc chính được cơ giới hóa đồng bộ. Tuy nhiên làm tăng ca sẽ làm tăng phụ phí như
chiếu sáng, chi phí bảo hộ làm ca hai, ca ba, tăng lực lượng cán bộ kỹ thuật, quản lý.
Những quá trình thi công thủ công chỉ áp dụng làm tăng ca khi khối lượng lớn nhưng
16
tuyến công tác hẹp không triển khai thêm nhân công được.
Khi thời gian thi công không xác định đủ chính xác, người ta dùng giá trị tin cậy, đó là
trường hợp quá trình thực hiện công việc gặp nhiều yếu tố ngẫu nhiên không lường
được, thời gian hoàn thành công việc phải ước đoán với độ tin cậy nhất định từ kinh
nghiệm sản xuất còn ít hoặc điều kiện sản xuất phụ thuộc quá nhiều yếu tố ngẫu nhiên.
Áp dụng giá trị tin cậy về thời gian thi công dựa trên phương pháp thống kê toán học.
h) Lập tiến độ ban đầu
Sau khi chọn biện pháp thi công và xác định các thông số tổ chức, ta tiến hành lập tiến
độ ban đầu. Lập tiến độ bao gồm xác định phương pháp thể hiện tiến độ và thứ tự công
việc hợp lý triển khai công việc.
Tiến độ có thể thể hiện bằng sơ đồ ngang, sơ đồ xiên hay sơ đồ mạng. Chọn ccash nào
thì tùy thuộc vào quy mô, tính phức tạp của công trình. Sơ đồ ngang thường biểu diễn
tiến độ công trình nhỏ và công nghệ đơn giản. Sơ đồ xiên dùng để biểu diễn tiến độ thi
công đòi hỏi sự chặt chẽ về thời gian và không gian. Biểu đồ xiên chỉ thích hợp với
công trình có số lượng công việc ít. Sơ đồ mạng dùng để thể hiện tiến độ thi công
những công trình lớn và phức tạp.
Thứ tự triển khai công việc luôn gắn liền với thứ tự thi công. Bên cạnh chú ý đến công
nghệ, luôn khai thác khả năng triển khai công việc đồng thời song song rút ngắn thời
gian thi công. Mặt khác triển khai công việc đồng thời chú ý đến vấn đề sử dụng tài
nguyên và đảm bảo tổ đội chuyên môn hoạt động theo dây chuyền.
i) Điều chỉnh tiến độ ban đầu
Sau khi tiến độ ban đầu được lập, người ta tiến hành tính toán các chỉ số của nó và so
sánh các chỉ tiêu đề ra. Các tiêu chí đó chỉ thường là thời gian thi công (đúng giai
đoạn, tiến độ), mức sử dụng tài nguyên, độ ổn định điều hòa tiền vốn, nhân lực, giá
thành phương án. Nếu các chỉ tiêu đạt tiến độ ban đầu sẽ tiến hành tối ưu theo quan
điểm người xây dựng để nâng cao chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật.
Trong trường hợp có vài tiêu chí không đạt, ta phải điều chỉnh lại tiến độ ban đầu.
17
Việc điều chỉnh sẽ được tiến hành theo nhiều vòng.
- Vòng 1: Điều chỉnh bước lập tiến độ bao đầu (sắp xếp lại công việc ) nếu chưa đạt
tiến hành điều chỉnh vòng tiếp.
- Vòng 2 : Điều chỉnh các thông số tổ chức tăng giảm số công nhân, máy móc. Đây là
bước tổ chức lại đơn vị sản xuất nếu chưa đạt ta tiến hành tiếp vòng sau.
- Vòng 3 : Điều chỉnh biện pháp thi công. Đay là vòng điều chỉnh phương án kỹ thuật
thi công (thay đổi loại máy móc, chọn phương pháp thi công khác…) nếu chưa đạt ta
tiến hành điều chỉnh tiếp vòng cuối cùng.
- Vòng 4 : Đây là vòng điều chỉnh công nghệ sản xuất. Vì các biện pháp tổ chức và kỹ
thuật đều không đạt ta phải thay đổi công nghệ xây dựng.
Tuy nhiên mỗi vòng có thể tiến hành một vài lần khi không đạt mới chuyển sang vòng
tiếp theo. Việc điều chỉnh tiến độ thường khó khăn với công trình lớn phức tạp khi đó
người ta cần sự trợ giúp của máy tính điện tử.
1.2.3. Các phương pháp sử dụng để lập kế hoạch tiến độ
Tùy theo tính chất của các công trình và yêu cầu của công nghệ có 3 phương pháp
được sử dụng để lập kế hoạch tiến độ như sau:[7];[8]
1.2.3.1. Mô hình kế hoạch tiến độ bằng số
Mô hình kế hoạch tiến độ bằng số dùng để lập kế hoạch đầu tư và thi công dài hạn
trong các dự án, cấu trúc đơn giản.
+ Phần 1: Trình bày thứ tự và gọi tên các hạng mục đầu tư cùng giá trị công tác tương
ứng (trong đó có tách riêng giá trị cho phần xây lắp và toàn bộ)
+ Phần 2: Dùng các con số để chỉ sự phân bố vốn tài nguyên dùng để xây dựng các
hạng mục theo các năm. Phần này quy ước ghi tử số là tổng giá trị đầu tư của hạng
mục, mẫu số là phần giá trị xây dựng.
+ Phần 3: Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư theo các năm và cho toàn bộ kế hoạch.
1.2.3.2. Mô hình kế hoạch tiến độ ngang
18
Khái niệm: Mô hình kế hoạch tiến độ ngang (phương pháp này do nhà khoa học Gantt
đề xướng từ năm 1917) là những đoạn thẳng nằm ngang có độ dài nhất định chỉ thời
điểm bắt đầu, thời điểm thực hiện, thời điểm kết thúc việc thi công các công việc theo
trình tự công nghệ nhất định.
Đặc điểm cấu tạo, cấu trúc gồm:
- Phần 1 : Danh mục các công việc được sắp xếp theo thứ tự công nghệ và tổ chức thi
công, kèm theo là khối lượng công việc, nhu cầu nhân lực, máy thi công, thời gian
thực hiện, vốn … của từng công việc.
- Phần 2 : Được chia làm 2 phần nhỏ:
Phần trên là thang thời gian, được đánh số tuần tự (số tự nhiên) khi chưa biết thời điểm
khởi công hoặc đánh số theo lịch khi biết thời điểm khởi công.
Phần dưới thang thời gian trình bày đồ thị Gantt: mỗi công việc được thể hiện bằng
một đoạn thẳng nằm ngang, có thể là đường liên tục hay “gấp khúc” qua mỗi đoạn
công tác để thể hiện tính không gian. Để thể hiện những công việc có liên quan với
nhau về mặt tổ chức sử dụng đường nối, để thể hiện sự di chuyển liên tục của một tổ
đội sử dụng mũi tên liên hệ. Trên đường thể hiện công việc, có thể đưa nhiều thông số
khác nhau: nhân lực, vật liệu, máy, ca công tác… ngoài ra còn thể hiện tiến trình thi
công thực tế…
- Phần 3: Tổng hợp các nhu cầu tài nguyên, vật tư, nhân lực, tài chính. Trình bày cụ
thể về số lượng, quy cách vật tư, thiết bị, các loại thợ… các tiến độ đảm bảo cung ứng
cho xây dựng.
a) Các bước lập kế hoạch tiến độ:
- Kê khai các hạng mục công trình, sắp xếp thứ tự các công việc;
- Tính toán khối lượng công trình;
- Lập tuần tự thi công các hạng mục công việc (sơ bộ);
- Xác định phương pháp và thiết bị thi công;
19