Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng lựa chọn nhà thầu xây lắp các dự án thủy lợi sử dụng vốn ngân sách tại ban quản lý ngành nông nghiệp tỉnh ninh thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.04 MB, 109 trang )

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư XDCB trong những năm qua đã và đang góp phần rất lớn trong việc hoàn thiện
cơ sở vật chất, phát triển hạ tầng - kỹ thuật nhằm tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh
tế - xã hội cho đất nước nói chung và địa phương nói riêng.
Đấu thầu trong xây dựng là một hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự
phát triển bền vững của ngành công nghiệp xây dựng. Ở nước ta hiện nay hoạt động
đấu thầu được áp dụng rộng rãi ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau nhưng đấu
thầu trong lĩnh vực XDCB luôn được quan tâm vì nó chiếm tỷ trọng cao nhất trong
lĩnh vực mua sắm công và được yêu cầu phải tiếp tục cải tiến về cơ chế chính sách để
ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên bên cạnh sự quản lý, điều tiết của nhà nước thì các
CĐT, các BQL cũng phải nổ lực nâng cao trách nhiệm của mình để tổ chức đấu thầu
và quản lý hợp đồng chặt chẽ nhất, đảm bảo quyền lợi của chủ đầu tư và nhà thầu, đảm
bảo nguồn vốn nhà nước đầu tư được hiệu quả nhất.
Trong những năm qua, BQL dự án ngành nông nghiệp - Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tỉnh Ninh Thuận được giao làm CĐT nhiều dự án thuộc nguồn vốn ngân
sách trung ương (Chương trình mục tiêu quốc gia, vốn XDCB tập trung, Trái phiếu
chính phủ, vốn các nhà tài trợ,...), ngân sách địa phương. Các chương trình, dự án
thuộc các nguồn vốn nói trên đã mang lại hiệu quả cao, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh
tế, phát triển văn hoá - xã hội, xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao mức
sống, mức hưởng thụ của các vùng, nhất là các tầng lớp dân cư ở nông thôn, miền núi,
góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh nhà. Tuy nhiên việc
đầu tư XDCB bằng nguồn ngân sách vẫn còn bất cập, hạn chế thể hiện qua công tác
quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; việc bố trí vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho
các công trình thủy lợi chưa theo kịp tiến độ ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư; vẫn còn
tồn tại hạn chế trong tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu tại các dự án xây dựng công
trình thủy lợi; cơ chế giám sát, kiểm tra thực hiện đấu thầu chưa được chú trọng đúng
mức…Xuất phát từ thực tế, tính cấp thiết nêu trên và điều kiện về vị trí công tác hiện
tại, tôi chọn đề tài luận văn cao học “Giải pháp nâng cao chất lượng lựa chọn nhà
1



thầu xây lắp các dự án thủy lợi sử dụng vốn ngân sách tại Ban quản lý dự án ngành
Nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu của đề tài là đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác lựa
chọn nhà thầu xây lắp cho các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại BQL dự án
ngành Nông nghiệp – Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,tỉnh Ninh Thuận làm
CĐT trong thời gian tới.
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn đã dựa trên cách tiếp cận cơ sở lý luận
khoa học về công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp theo quy định của Việt Nam, những
quy định hiện hành của hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực này. Đồng thời luận
văn cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp với đối tượng và nội dung
nghiên cứu của đề tài trong điều kiện Việt Nam hiện nay, đó là: Phương pháp khảo sát
thực tế; Phương pháp thống kê; Phương pháp phân tích, so sánh; và một số phương
pháp kết hợp khác.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp các dự án thủy lợi sử
dụng vốn ngân sách tại BQL dự án ngành Nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận.
- Phạm vi nghiên cứu là các dự án thủy lợi sử dụng vốn ngân sách tại BQL dự án
ngành Nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Đề tài hệ thống hóa lý luận cơ bản về lựa chọn nhà thầu xây lắp
cho dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các cá nhân,
CĐT để nâng cao năng lực trong công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp cho dự án sử dụng
vốn ngân sách nhà nước và lựa chọn nhà thầu nói chung.

2



6. Kết quả đạt được
- Tìm ra các giải pháp để nâng cao chất lượng lựa chọn nhà thầu xây lắp các dự án
thủy lợi sử dụng vốn ngân sách, đảm bảo công bằng, minh bạch và hiệu quả; phù hợp
với các quy định pháp luật của Việt Nam và tình tình thực tế tại BQL dự án ngành
Nông nghiệp - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận.
- Ứng dụng kết quả nghiên cứu cho BQL dự án ngành Nông nghiệp - Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận và các CĐT khác trong công tác lựa chọn nhà
thầu xây lắp cho dự án sử dụng vốn ngân sách đạt hiệu quả cao.

3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU
1.1. Những vấn đề cơ bản của đấu thầu
1.1.1. Khái quát về các nguồn vốn cho đầu tư xây dựng
1.1.1.1. Nguồn vốn đầu tư theo Luật Đấu thầu 2013
- Nguồn vốn nhà nước bao gồm: Vốn ngân sách nhà nước; công trái quốc gia, trái
phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức,
vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn tín
dụng đầu tư phát triển của nhà nước; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn vay
được đảm bảo bằng tài sản của nhà nước; vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà
nước; giá trị quyền sử dụng đất, trong đó:
+ Nguồn vốn nhà nước trong ngân sách, gồm: Vốn XDCB tập trung, vốn chương trình
mục tiêu quốc gia, vốn chương trình mục tiêu.
+Nguồn vốn nhà nước ngoài ngân sách, gồm: Công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ,
trái phiếu chính quyền địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi
của các nhà tài trợ; vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn tín dụng đầu tư
phát triển của nhà nước; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn vay được đảm bảo
bằng tài sản của nhà nước; vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; giá trị

quyền sử dụng đất.
1.1.1.2. Nguồn vốn đầu tư theo Luật Đầu tư công 2014
Vốn ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái
phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu
đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn từ
nguồn thu để lại nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, các khoản vốn vay
khác của ngân sách địa phương để đầu tư.
1.1.1.3. Nguồn vốn đầu tư theo Luật Xây dựng 2014
Vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách, vốn khác.

4


1.1.1.4. Nguồn vốn đầu tư theo Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30/9/2015 của
Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư
Gồm các nguồn vốn: Vốn nhà nước; Vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn vay
được đảm bảo bằng tài sản nhà nước, giá trị quyền sử dụng đất, vốn từ quỹ phát triển
hoạt động sự nghiệp, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; Vốn đầu tư
theo hình thức đối tác công tư (PPP) và nguồn vốn khác (không có vốn nhà nước).
1.1.2. Khái niệm về đấu thầu
1.1.2.1. Khái niệm chung về đấu thầu
“Đấu thầu” là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong nền kinh tế thị trường có
cạnh tranh. Thuật ngữ này có nhiều cách hiểu và hình thức biểu hiện khác nhau, tùy
theo nó được sử dụng ở góc độ, vị trí hay thị trường nào đó.
Trong thị trường người mua: Người mua sẽ có vai trò quyết định việc lựa chọn người
bán sản phẩm, hàng hóa hoặc các dịch vụ…Người mua (BMT) sẽ tổ chức “Đấu thầu”
để lựa chọn được người bán (Nhà thầu) “tốt nhất”, đáp ứng được các yêu cầu, mục tiêu
của mình đề ra với giá thấp nhất, tức là có sự cạnh tranh giữa các người bán, đó là đấu
thầu.
Trong thị trường người bán: Người bán sẽ có vai trò quyết định việc lựa chọn người

mua sản phẩm, hàng hóa hoặc các dịch vụ. Người bán (BMT) sẽ tổ chức “Đấu giá” để
lựa chọn được người mua (Nhà thầu) “tốt nhất”, đáp ứng các yêu cầu, mục tiêu của
mình để đề ra với giá cao nhất, tức là có sự cạnh tranh giữa các người mua, đó là đấu
giá.
Như vậy, từ quan hệ giữa người mua và người bán trên thị trường, thuật ngữ “Đấu
thầu” được hiểu là hành vi trao đổi sản phẩm, hàng hóa hoặc cung cấp các dịch vụ [1].
1.1.2.2. Đấu thầu công trên thế giới
Chính phủ thu mua hàng hóa hoặc dịch vụ cung cấp cho tất cả các cấp chính quyền
(Trung ương, khu vực và địa phương), bao gồm: Hàng hóa và dịch vụ (mua sắm), xây
dựng (công trình công cộng), nghiên cứu và phát triển; Thuê hàng hóa và thuê tài sản,
có thể bao gồm hoặc không bao gồm: Hợp đồng nhượng quyền, mua sắm của các
doanh nghiệp nhà nước và trợ cấp, do chiếm phần lớn trong tổng sản phẩm quốc nội
5


(tại nhiều quốc gia lên đến 15%÷20%); là chìa khóa để phân phát hàng hóa và dịch vụ
quan trọng cho xã hội.
Đấu thầu công đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển, có thể tạo điều kiện
cho việc sử dụng khối tư nhân để phục vụ cho mục đích công và có thể hỗ trợ mục
đích phát triển các ngành, nhóm và khu vực đặc biệt [2].
1.1.2.3. Đấu thầu xét góc độ về mặt kinh tế
Xét về mặt kinh tế, “Đấu thầu” là một dạng mua sắm, tức là hành vi chi tiền để đạt
mục đích, yêu cầu nào đó trong một kế hoạch nhất định, việc mua sắm này có thể dưới
dạng hình thức mua sắm tư hoặc mua sắm công [2].
1.1.2.4. Khái niệm về đấu thầu xây dựng
Đấu thầu về xây dựng là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu về xây
dựng, lắp đặt thiết bị các công trình, hạng mục công trình, của bên mời thầu trên cơ sở
tuân thủ về pháp luật về đấu thầu hiện hành [2].
1.1.2.5.Đấu thầu theo Luật Đấu thầu 2013
Theo Luật Đấu thầu 2013 và các văn bản liên quan chỉ điều chỉnh hành vi mua sắm

công (Public Procurement) đối với các dự án hoặc gói thầu.
Như vậy, Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu hoặc nhà đầu tư, trên cơ sở đảm bảo
cạnh tranh, công bằng, minh bạch, đạt hiệu quả kinh tế, để ký kết và thực hiện các hợp
đồng: Cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp hoặc hổn hợp
trong trường hợp lựa chọn nhà thầu; Hợp đồng dự án theo hình thức đối tác công tư
(PPP) hoặc đối với dự án có sử dụng đất đối với lựa chọn nhà đầu tư.
1.1.3. Hoạt động lựa chọn nhà thầu trong quá trình thực hiện dự án, trách nhiệm
của các chủ thể trong đấu thầu
1.1.3.1. Hoạt động lựa chọn nhà thầu trong quá trình thực hiện dự án
Hoạt động lựa chọn nhà thầu diễn ra trong suốt quá trình thực hiện dự án, từ giai đoạn
chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án và kết thúc dự án.
a) Giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án

6


Khảo sát thu thập tài liệu phục vụ cho việc lập dự án; lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả
thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi (F/S); Mua sắm hàng hóa cần thiết cho công tác chuẩn
bị dự án. Các hoạt động này chủ yếu là dịch vụ tư vấn, đôi khi một số hoạt động khác
(giải phóng mặt bằng, rà phá bom mìn…) hoặc mua sắm hàng hóa.
b) Giai đoạn thực hiện dự án
- Tuyển chọn dịch vụ tư vấn, phi tư vấn: Khảo sát, lập thiết kế tổng dự toán và dự toán;
Thẩm tra, thẩm định thiết kế tổng dự toán và dự toán; Lập HSMT, phân tích đánh giá
HSDT; Giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị; Bảo hiểm công trình (phi tư
vấn); Điều hành thực hiện dự án.
- Mua sắm hàng hóa: Hàng hóa lắp đặt vào công trình và hàng hóa khác.
- Xây lắp toàn bộ công trình, hạng mục công trình và các hoạt động xây lắp khác.
c) Giai đoạn kết thúc dự án
Giám sát, đánh giá dự án sau đầu tư; Đào tạo chuyển giao công nghệ, bàn giao và
thanh quyết toán; Bảo hành, bảo trì; Thực hiện các hoạt động khác [1].

1.1.3.2.Trách nhiệm của các chủ thể trong đấu thầu
a) Đối với nhà nước (Người có thẩm quyền quyết định đầu tư)
- Người có thẩm quyền ký quyết định đầu tư dự án thì người đó có thẩm quyền trong
đấu thầu (Chủ tịch UBND tỉnh/Chủ tịch UBND huyện, thành phố), cụ thể: Phê duyệt
KHLCNT (không phân cấp cho cấp dưới), phê duyệt (nếu dự án do mình làm CĐT)
hoặc ủy quyền cho cấp dưới phê duyệt HSMT, KQLCNT; Quyết định xử lý tình huống
trong đấu thầu; Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu (khi đã qua cấp kiến nghị của
CĐT); Xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các
quyết định của mình.
- Đấu thầu là một phương thức quản lý có hiệu quảnhất hiện nay khi thực hiện dự án,
công trình hoặc gói thầu vì nó phải tuân theo pháp luật hiện hành về đấu thầu.
b) Đối với chủ đầu tư

7


- CĐT là người có vai trò chủ đạo trong quá trình thực hiện dự án. CĐT do người có
thẩm quyền quyết định trong quá trình lập, phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư
hoặc bước quyết định phê duyệt dự án. CĐT có trách nhiệm:
+ Quyết định các nội dung liên quan đến công việc sơ tuyển nhà thầu đối với những
gói thầu thuộc diện sơ tuyển và những gói thầu không bắt buộc sơ tuyển nhưng cần
thiết phải sơ tuyển;
+ Phê duyệt danh sách các nhà thầu tham gia đấu thầu đối với các gói thầu hạn chế,
gói thầu dịch vụ tư vấn và gói thầu đã tiến hành sơ tuyển;
+ Thành lập tổ chuyên gia đấu thầu; lựa chọn tổ chức tư vấn đấu thầu hoặc tổ chức đấu
thầu chuyên nghiệp theo quy định.
+ Phê duyệt KQLCNT; Chịu trách nhiệm đưa ra yêu cầu, phê duyệt HSMT;
+ Chịu trách nhiệm về nội dung hợp đồng, ký kết hợp đồng với nhà thầu được lựa
chọn và thực hiện đúng cam kết thực hiện hợp đồng đã ký với nhà thầu;
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về quá trình lựa chọn nhà thầu theo quy định của

pháp luật về đấu thầu; Bồi thường thiệt hại cho các bên có liên quan nếu thiệt hại đó
do mình gây ra; Cung cấp thông tin cho Báo Đấu thầu và HTMĐTQG; Giải quyết kiến
nghị trong đấu thầu (ở cấp CĐT) và bảo mật các tài liệu về đấu thầu theo quy định.
- Đối với CĐT, đấu thầu là một phương thức cạnh tranh hữu hiệu nhằm lựa chọn được
nhà thầu tốt nhất, nhằm đáp ứng các yêu cầu về kinh tế - kỹ thuật khi xây dựng công
trình hoặc mua sắm sản phẩm hàng hóa hoặc các hình thức dịch vụ khác.
c) Bên mời thầu
Là đơn vị giúp việc cho CĐT trong quá trình thực hiện đấu thầu. Toàn bộ nội dung
thuộc trách nhiệm của CĐT hoặc CĐT trình duyệt cho người có thẩm quyền đều do
BMT chuẩn bị. Trường hợp CĐT có đủ nhân sự thì có thể tự mình làm BMT bằng
cách tổ chức ra BQL dự án hoặc một hình thức khác để làm nhiệm vụ BMT. Nếu
không đủ nhân sự thì có thể thuê đơn vị TVĐT để thực hiện, trách nhiệm BMT thông

8


qua hợp đồng kinh tế. Việc lựa chọn TVĐT cũng phải tuân thủ các trình tự thủ tục quy
định trong Luật Đấu thầu.
Trách nhiệm, quyền hạn của BMT, được quy định cụ thể:
- Chuẩn bị đấu thầu, tổ chức đấu thầu, đánh giá HSDT theo quy định của Luật Đấu
thầu; Yêu cầu nhà thầu làm rõ HSDT trong quá trình đánh giá; Tổng hợp quá trình lựa
chọn nhà thầu và báo cáo CĐT về kết quả sơ tuyển, KQLCNT; Thương thảo hoàn
thiện hợp đồng trên cơ sở kết quả đánh giá HSDT; Chuẩn bị nội dung KQLCNT và
hợp đồng để CĐT phê duyệt; Đảm bảo trung thực, khách quan, công bằng trong quá
trình đấu thầu.
- Bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại do lỗi BMT gây ra theo quy
định của pháp luật; Cung cấp thông tin cho Báo Đấu thầu và HTMĐTQG; Tham gia
giải quyết kiến nghị trong đấu thầu (ở cấp CĐT) và bảo mật các tài liệu về đấu thầu
theo quy định.
d) Tổ chuyên gia đấu thầu

Tổ chuyên gia đấu thầu được thành lập để thực hiện nhiệm vụ đánh giá HSDT. Việc
quyết định thành lập tổ chuyên gia thuộc thẩm quyền của CĐT. Cá nhân tham gia tổ
chuyên gia phải đảm bảo là chuyên gia có có đủ khả năng đánh giá HSDT trong lĩnh
vực được phân công (kỹ thuật, tài chính, thương mại…) và có chứng chỉ đấu thầu theo
quy định. Các cá nhân này có thể là nhân sự của CĐT, BMT, cũng có thể là chuyên gia
được mời từ bên ngoài (Trường đại học, Viện nghiên cứu, Trung tâm tư vấn…).
Trách nhiệm, quyền hạn của Tổ chuyên gia đấu thầu:
- Đánh giá HSDT theo đúng yêu cầu của HSMT và tiêu chuẩn đánh giá nêu trong
HSMT. Đối với các hình thức đấu thầu khác (ngoài đấu thầu rộng rãi), CĐT có thể
thành lập tổ chuyên gia tư vấn đấu thầu để đánh giá HSĐX thì tổ chuyên gia có trách
nhiệm đánh giá HSĐX theo tiêu chuẩn đánh giá và yêu cầu nêu trong HSYC; Bảo mật
tài liệu về đấu thầu theo quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;
Bảo lưu ý kiến của mình; Trung thực khách quan, công bằng trong quá trình đánh giá
HSDT, HSĐX và báo cáo kết quả đánh giá; Bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan

9


nếu thiệt hại do lỗi mình gây ra theo quy định của pháp luật; Thực hiện quyền và nghĩa
vụ khác theo quy định của pháp luật.
đ) Đối với nhà thầu
Nhà thầu chính có quyền được tham gia đấu thầu khi có đủ điều kiện và được trúng
thầu nếu đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do HSMT đề ra. Hợp đồng ký kết giữa CĐT và
nhà thầu trúng thầu là cơ sở pháp lý để nhà thầu triển khai thực hiện gói thầu theo các
nội dung được thỏa thuận, là một hình thức kinh doanh mà thông qua đó, nhà thầu
giành cơ hội thực hiện các gói thầu: Cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, khảo sát,
thiết kế, mua sắm máy móc thiết bị, hàng hóa, thi công xây lắp các công trình…Nhà
thầu có quyền kiến nghị BMT, CĐT nếu gây bất lợi cho mình mà không phải lỗi do
mình gây ra, ngược lại nếu nhà thầu không tuân thủ các quy định về đấu thầu thì cũng
bị xử phạt theo quy định.

Trách nhiệm, quyền hạn của nhà thầu: Tham gia đấu thầu với tư cách nhà thầu độc lập
hay liên danh; Yêu cầu BMT làm rõ HSMT, HSYC; Thực hiện các cam kết theo hợp
đồng với CĐT và cam kết với nhà thầu phụ (nếu có); Kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong
đấu thầu; Tuân thủ các quy định của pháp luật về đấu thầu; Bảo đảm trung thực, chính
xác trong quá trình tham gia đấu thầu, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu; Bồi
thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra theo quy
định của pháp luật[1].
1.1.4.1. Hình thức lựa chọn nhà thầu
Có 08 hình thức lựa chọn nhà thầu, theo bảng dưới đây [1]:
Bảng 1.1 Hình thức lựa chọn nhà thầu
TT

Hình thức

Điều kiện áp dụng

1

Đấu thầu rộng rãi.

Không hạn chế số lượng. Đối tượng là những gói thầu,
dự án, trừ trường hợp quy định tại hình thức khác.

2

Đấu thầu hạn chế.

Gói thầu yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính
đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng.


3

Chỉ định thầu.

Cần khắc phục ngay sự cố bất khả kháng; Bí mật nhà
nước; Bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới hải đảo;
Bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền;
Bản quyền sở hữu trí tuệ; Lập Báo cáo nghiên cứu khả
thi, tượng đài, tranh hoàn tráng, tác phẩm nghệ thuật
gắn với quyền tác giả; Di dời các công trình hạ tầng; Rà

10


TT

Hình thức

Điều kiện áp dụng
phá bom mìn vật nổ. Hạn mức áp dụng theo quy định
của Chính phủ.

4

Chào hàng cạnh tranh.

Áp dụng cho các gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông
dụng, đơn giản; Mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có;
Xây lắp đơn giản.Điều kiện áp dụng: Có KHLCNT, dự
toán được duyệt và nguồn vốn đã bố trí.


5

Mua sắm trực tiếp.

Dành cho các gói thầu được thực hiện đấu thầu rộng
rãi, hạn chế, đơn giá ≤ đơn giá đã ký, thời hạn thực hiện
≤ 12 tháng.

6

Lựa chọn nhà thầu trong Không thể áp dụng hình thức khác, đặc thù riêng biệt.
trường hợp đặc biệt.
Người có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ cho
phép.

7

Tự thực hiện.

Tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng có năng lực kỹ thuật,
tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu.

8

Tham gia của cộng đồng.

Dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia, hỗ trợ
xóa đói giảm nghèo. Quy mô nhỏ mà cộng đồng dân cư
tại địa phương có thể thực hiện.


1.1.4.2. Phương thức lựa chọn nhà thầu
Gồm có 4 phương thức lựa chọn nhà thầu, theo bảng dưới đây[1]:
Bảng 1.2 Phương thức lựa chọn nhà thầu
Phương
thức

Trường hợp áp dụng

Giai đoạn 1

1 giai
đoạn, 1
túi hồ


- Đấu thầu rộng rãi,
Hạn chế(Dịch vụ tư
vấn, Hàng hóa, Xây
lắp, Hổn hợp có quy
mô nhỏ);
- Chào hàng cạnh tranh
(Dịch vụ phi tư vấn,
Hàng hóa, Xây lắp);
- Chỉ định thầu;
- Mua sắm tập trung;
- Chỉ định NĐT.

- Nhà thầu (nhà đầu tư) nộp
HSDT, HSĐX gồm đề xuất về kỹ

thuật và đề xuất về tài chính theo
yêu cầu của HSMT, HSYC;
- Việc mở thầu được tiến hành
một lần đối với toàn bộ HSDT,
HSĐX.

1 giai
đoạn, 2
túi hồ


-Đấu thầu rộng rãi, Hạn
chế (Dịch vụ tư vấn,
Phi Tư vấn, Hàng hóa,
Xây lắp, Hổn hợp
không kể quy mô);
- Đấu thầu rộng rãilựa
chọn NĐT.

- Nhà thầu, nhà đầu tư nộp đồng
thời HSĐX về kỹ thuật và HSĐX
về tài chính riêng biệt theo yêu
cầu của HSMT.
- Việc mở thầu được tiến hành 2
lần. HSĐX về kỹ thuật sẽ được
mở ngay sau thời điểm đóng thầu.
Nhà thầu, nhà đầu tư đáp ứng yêu
cầu về kỹ thuật sẽ được mở
HSĐX về tài chính để đánh giá.


11

Giai đoạn 2


Phương
thức

Trường hợp áp dụng

Giai đoạn 1

Giai đoạn 2

2 giai
đoạn, 1
túi hồ


-Đấu thầu rộng rãi, Hạn
chế (Hàng hóa, Xây
lắp, Hổn hợp có quy
mô lớn, phức tạp).

Nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật,
phương án tài chính theo yêu cầu
của HSMT nhưng chưa có giá dự
thầu. Trên cơ sở trao đổi với từng
nhà thầu tham gia giai đoạn này
sẽ xác định HSMT giai đoạn 2.


Nhà thầu đã tham gia
giai đoạn 1 được mời
nộp HSDT. HSDT
bao gồm đề xuất về
kỹ thuật và đề xuất về
tài chính theo yêu cầu
của HSMT giai đoạn
2, trong đó có giá dự
thầu và BĐDT.

2 giai
đoạn, 2
túi hồ


-Đấu thầu rộng rãi, Hạn
chế (Hàng hóa, Xây
lắp, Hổn hợp có kỹ
thuật, công nghệ mới,
phức tạp, có tính đặc
thù)

Nhà thầu nộp đồng thời HSĐX về
kỹ thuật và HSĐX về tài chính
riêng biệt theo yêu cầu của
HSMT. HSĐX về kỹ thuật sẽ
được mở ngay sau thời điểm
đóng thầu. Trên cơ sở đánh giá đề
xuất về kỹ thuật của các nhà thầu

trong giai đoạn này sẽ xác định
các nội dung hiệu chỉnh về kỹ
thuật so với HSMT và danh sách
nhà thầu đáp ứng yêu cầu được
mời tham dự thầu giai đoạn 2.
HSĐX về tài chính sẽ được mở ở
giai đoạn 2.

Các nhà thầu đáp ứng
yêu cầu trong giai
đoạn 1 được mời nộp
HSDT. HSDT bao
gồm đề xuất về kỹ
thuật và đề xuất về tài
chính theo yêu cầu
của HSMT giai đoạn
2 tương ứng với nội
dung hiệu chỉnh về kỹ
thuật. Trong giai đoạn
này, HSĐX về tài
chính đã nộp trong
giai đoạn 1 sẽ được
mở đồng thời với
HSDT giai đoạn 2 để
đánh giá.

1.1.5. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu
1.1.5.1. Nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu
KHLCNT được lập cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm. Trường hợp chưa đủ điều
kiện lập KHLCNT cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm thì lập KHLCNT cho một

hoặc một số gói thầu để thực hiện trước.
Trong KHLCNT phải ghi rõ số lượng gói thầu và nội dung của từng gói thầu. Việc
phân chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ
thuật, trình tự thực hiện; Bảo đảm tính đồng bộ của dự án, dự toán mua sắm và quy mô
gói thầu hợp lý [1].
1.1.5.2. Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án
- Quyết định phê duyệt dự án và các tài liệu có liên quan. Đối với gói thầu cần thực
hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án thì căn cứ theo quyết định của người

12


đứng đầu CĐT hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong
trường hợp chưa xác định được CĐT;
- Nguồn vốn cho dự án; Điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế đối với các dự án sử
dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi;
- Các văn bản pháp lý liên quan [1].
1.1.5.3. Nội dung KHLCNT đối với từng gói thầu
- Tên gói thầu thể hiện tính chất, nội dung và phạm vi công việc của gói thầu, phù hợp
với nội dung nêu trong dự án, dự toán mua sắm. Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần
riêng biệt, trong KHLCNT cần nêu tên thể hiện nội dung cơ bản của từng phần.
- Giá gói thầu:
+ Giá gói thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc dự toán (nếu có) đối với
dự án; dự toán mua sắm đối với mua sắm thường xuyên. Giá gói thầu được tính đúng,
tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và
thuế. Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu (nếu cần
thiết);
+ Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo
cáo nghiên cứu khả thi, giá gói thầu được xác định trên cơ sở các thông tin về giá trung
bình theo thống kê của các dự án đã thực hiện trong khoảng thời gian xác định; Ước

tính tổng mức đầu tư theo định mức suất đầu tư; Sơ bộ tổng mức đầu tư;
+ Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt thì ghi rõ giá ước tính cho từng phần
trong giá gói thầu.
- Nguồn vốn: Đối với mỗi gói thầu phải nêu rõ nguồn vốn hoặc phương thức thu xếp
vốn, thời gian cấp vốn để thanh toán cho nhà thầu; trường hợp sử dụng vốn hỗ trợ phát
triển chính thức, vốn vay ưu đãi thì phải ghi rõ tên nhà tài trợ và cơ cấu nguồn vốn,
bao gồm vốn tài trợ, vốn đối ứng trong nước.
- Hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu:Đối với mỗi gói thầu phải nêu rõ hình
thức và phương thức lựa chọn nhà thầu; lựa chọn nhà thầu trong nước hay quốc tế.

13


- Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu: Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà
thầu được tính từ khi phát hành HSMT, HSYC, được ghi rõ theo tháng hoặc quý trong
năm. Trường hợp đấu thầu rộng rãi có áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn, thời
gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu được tính từ khi phát hành HSMQT, HSMST.
- Loại hợp đồng: Trong KHLCNT phải xác định rõ loại hợp đồng (trọn gói, theo đơn
giá cố định, theo đơn giá điều chỉnh, theo thời gian) để làm căn cứ lập HSMQT,
HSMST, HSMT, HSYC; ký kết hợp đồng.
- Thời gian thực hiện hợp đồng: Thời gian thực hiện hợp đồng là số ngày tính từ ngày
hợp đồng có hiệu lực đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo quy định trong hợp
đồng, trừ thời gian thực hiện nghĩa vụ bảo hành (nếu có) [1].
1.1.6. Quy trình lựa chọn nhà thầu
Gồm có cácquy trình lựa chọn nhà thầu như sau [3]:
a. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, gồm 05
bước thực hiện theo sơ đồ sau:
Chuẩn bị
LCNT


Tổ chức LCNT

ĐGHSDT –
Thương thảo


Trình, thẩm định,
phê duyệt và
công khai
KQLCNT

Hoàn thiện,
ký kết HĐ

b. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với chỉ định thầu:
- Đối với chỉ định thầu theo quy trình thông thường, gồm 05 bước thực hiện theo sơ đồ
sau:
Chuẩn bị
LCNT

Tổ chức LCNT

ĐGHSĐX –
Thương thảo
về các đề xuất
của NT

Trình, thẩm định,
phê duyệt và
công khai

KQLCNT

Hoàn thiện,
ký kết HĐ

- Đối với chỉ định thầu theo quy trình rút gọn, gồm 04 bước thực hiện theo sơ đồ sau:

14


Chuẩn bị và gửi dự
thảo HĐ cho NT

Thương thảo,
hoàn thiệnHĐ

Trình, phê duyệt và
công khai KQLCNT

Ký kết


c. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với chào hàng cạnh tranh:
- Đối với chào hàng cạnh tranh theo quy trình thông thường, gồm 05 bước thực hiện
theo sơ đồ sau:

Chuẩn bị
LCNT

Tổ chức

LCNT

ĐGHSĐX –
Thươngthảo


Trình, thẩm định, phê
duyệt và công khai
KQLCNT

Hoàn
thiện, ký
kết HĐ

- Đối với chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn, gồm 05 bước thực hiện theo sơ
đồ sau:

Chuẩn bị và
gửi yêu cầu
báogiá cho
NT

NT
nộpbáo
giá

Đánh giá các
báo giá và
thươngthảo HĐ


Trình, phê duyệt
và công khai
KQLCNT

Hoàn thiện,
ký kết HĐ

d. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với mua sắm trực tiếp, gồm 05 bướcthực hiện theo
sơ đồ sau:

Chuẩn bị
LCNT

Tổ chức lựa
LCNT

Đánh giá
HSĐX và
thương thảo về
các đề xuất của
NT

15

Trình, phê
duyệt và công
khai KQLCNT

Hoàn thiện,
ký kết HĐ



đ. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với tự thực hiện,gồm 03 bước thực hiện theo sơ đồ
sau:

Chuẩn bị phương án tự thực
hiện và dự thảo HĐ

Hoàn thiện phương án tự thực
hiện và thương thảo, hoàn thiện


Ký kết HĐ

e. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với lựa chọn nhà thầu tư vấn cá nhân, gồm 05
bướcthực hiện theo sơ đồ sau:

Chuẩn bị, gửi
điều khoản tham
chiếu cho NT tư
vấn cá nhân

NT nộp
HS lý lịch
khoa học

Đánh giá HS lý
lịch khoa học
của NT tư vấn
cá nhân


Thương thảo, hoàn
thiện HĐ; Trình, phê
duyệt và công khai
KQLCNT

Ký kết


g. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu có sự tham gia thực hiện của cộng
đồng, gồm 04 bước thực hiện theo sơ đồ sau:

Chuẩn bị PA LCCĐ dân
cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ
tại địa phương đểtriển
khai thực hiện góithầu

Phê duyệt và công
khai KQLCNT

Tổ chức
LCNT

1.1.7. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu
Gồm có 02 phương pháp dưới đây[3]:

16

Hoàn thiện, ký
kết HĐ



a) Phương pháp đánh giá HSDT dành cho gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua
sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, có 03 cách đánh giá theo các phương pháp: Giá thấp
nhất; giá đánh giá và kết hợp giữa kỹ thuật và giá.
b) Phương pháp đánh giá HSDT đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn:
+ Đối với nhà thầu tư vấn là tổ chức thì áp dụng một trong các phương pháp sau đây
để thực hiện: Giá thấp nhất, giá cố định,kết hợp giữa kỹ thuật và giá và dựa trên kỹ
thuật.
+ Đối với nhà thầu tư vấn là cá nhân, tiêu chuẩn đánh giá HSDT là tiêu chuẩn đánh giá
hồ sơ lý lịch khoa học, đề xuất kỹ thuật (nếu có).
1.2. Tình hình đấu thầu sử dụng vốn ngân sách Nhà nước
1.2.1. Tình hình đấu thầu của cả nước từ năm 2011 đến 2015
1.2.1.1. Tình đấu thầu cả nước năm 2011
a) Theo mục đích sử dụng vốn:
Đầu tư phát triển
Tổng số gói thầu

Mua sắm tài sản

Vốn khác

Tổng cộng

88.548

5.178

1.773


95.499

Tổng giá gói thầu(tỷ đồng)

617.366,16

142.416,46

56.578,98

816.361,6

Tổng giá trúng thầu(tỷ đồng)

491.261,98

139.044,31

51.492,82

681.799,11

126.104,18

3.372,15

5.086,16

134.562,49


20,43

2,37

8,99

16,48

Chênh
lệch

Giá trị(tỷ đồng)
Tỷ lệ (%)

(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
b) Theo hình thức lựa chọn nhà thầu:
Hình thức lựa chọn
nhà thầu

Tổng giá trúng
thầu(tỷ đồng)

Chênh lệch

Tổng số
gói thầu

Tổng giá gói thầu(tỷ
đồng)


Chỉ định thầu

71.887

404.457

395.466,21

8.990,79

2,22

Đấu thầu rộng rãi

14.513

331.358

307.998

23.360

7,05

CHCT

7.890

29.234


27.078

1.156

3,59

Các hình thức khác

1.209

51.312

50.256,9

1.156

3,95

(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

17

Giá trị(tỷ
đồng)

Tỷ
lệ(%)


c) Theo lĩnh vực đấu thầu:

Lĩnh vực đấu thầu

Tổng số
gói thầu

Tổng giá gói
thầu(tỷ đồng)

Chênh lệch

Tổng giá trúng
thầu(tỷ đồng)

Giá trị(tỷ
đồng)

Tỷ lệ(%)

Tư vấn

44.817

28.319

27.412

907

3,2


Mua sắm hàng hóa

16.990

53.416,6

53.000

416,6

0,78

Xây lắp

33.499

667.419

634.389,11

33.029,89

4,95

193

67.207

66.998


209

0,31

Khác

(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
1.2.1.2. Tình đấu thầu cả nước năm 2012
a) Theo mục đích sử dụng vốn:
Đầu tư phát triển
Tổng số gói thầu

Mua sắm tài sản

Vốn khác

Tổng cộng

101.950

12.278

2.350

116.578

Tổng giá gói thầu(tỷ đồng)

364.623,96


28.084,97

57.871,57

450.580,5

Tổng giá trúng thầu(tỷ đồng)

346.789,10

26.607,49

56.001,15

447.397,74

17.834,86

1.441,48

1.870,42

3.182,76

4,89

5,13

3,23


0,71

Chênh
lệch

Giá trị(tỷ đồng)
Tỷ lệ (%)

(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
b) Theo hình thức lựa chọn nhà thầu:
Hình thức lựa
chọn nhà thầu

Tổng số
gói thầu

Tổng giá gói
thầu(tỷ đồng)

Tổng giá trúng
thầu(tỷ đồng)

Chênh lệch
Giá trị(tỷ
đồng)

Tỷ
lệ(%)

Chỉ định thầu


85.669

151.416,39

146.478,36

4.983,03

3,29

Đấu thầu rộng rãi

15.103

217.293,18

203.949,35

13.343,83

6,14

CHCT

8.790

28.287,75

26.543,82


1.743,93

6,57

Khác

7.016

53.416

52.416

1.000

1,87

(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
c) Theo lĩnh vực đấu thầu:
Lĩnh vực đấu thầu

Tổng số
gói thầu

Tổng giágói
thầu(tỷ đồng)

Tổng giá trúng
thầu(tỷ đồng)


Chênh lệch
Giá trị(tỷ
đồng)

Tỷ
lệ(%)

Tư vấn

51.789

17.018

16.421

597

3,51

Mua sắm hàng hóa

17.120

64.102

56.657

7.445

11,61


Xây lắp

32.188

268.347

258.660

9.687

3,61

853

15.157

15.051

106

0,7

Khác

(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

18



1.2.1.3. Tình đấu thầu cả nước năm 2013
a) Theo mục đích sử dụng vốn:
Đầu tư phát triển
Tổng số gói thầu

Mua sắm tài sản

Vốn khác

Tổng cộng

115.441

14.090

1.008

130.539

Tổng giá gói thầu(tỷ đồng)

416.362,24

26.649,50

24.102,59

467.114,33

Tổng giá trúng thầu(tỷ đồng)


384.614,61

24.793.92

24.037,05

433.445,58

31.747,63

1.675,58

65,54

33.658,75

7,63

6,29

0,27

7,21

Chênh
lệch

Giá trị(tỷ đồng)
Tỷ lệ (%)


(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
b) Theo hình thức lựa chọn nhà thầu:
Hình thức lựa chọn
nhà thầu

Tổng số
gói thầu

Tổng giá gói
thầu(tỷ đồng)

Chênh lệch

Tổng giá trúng
thầu(tỷ đồng)

Giá trị(tỷ
đồng)

Tỷ
lệ(%)

Chỉ định thầu

59.619

171.609,55

166.630,58


4.978,97

2,90

Đấu thầu rộng rãi

18.972

207.473,96

182.552,86

24.921,1

10,72

7.543

20.204,82

18.098,19

2.106,63

11,64

158

57.738


57.260

478

7,63

CHCT
Khác

(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
c) Theo lĩnh vực đấu thầu:
Lĩnh vực đấu thầu

Tổng số
gói thầu

Tổng giá gói thầu(tỷ
đồng)

Chênh lệch

Tổng giá trúng
thầu(tỷ đồng)

Giá trị(tỷ
đồng)

Tỷ lệ(%)


Tư vấn

53.702

23.171

21.884

1.288

5,56

Mua sắm hàng hóa

15.889

77.210

69.342

7.869

10,19

Xây lắp

45.692

258.243


236.130

22.113

8,56

158

57.738

57.260

478

0,83

Khác

(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
1.2.1.4. Tình đấu thầu cả nước năm 2014
a) Theo mục đích sử dụng vốn:
Đầu tư phát triển
Tổng số gói thầu
Tổng giá gói thầu(tỷ đồng)
Tổng giá trúng thầu(tỷ đồng)
Chênh
lệch

Giá trị(tỷ đồng)
Tỷ lệ (%)


Mua sắm tài sản

Vốn khác

Tổng cộng

112.260

19.777

1.869

133.906

394.973,89

91.097,66

21.344,93

507.416,48

365.899,4

84.657,66

21.105,06

471.662,12


29.074,49

6.440

239,87

35.754,36

7,36

7,1

1,12

7,05

(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
19


b) Theo hình thức lựa chọn nhà thầu:
Hình thức lựa
chọn nhà thầu

Tổng số
gói thầu

Tổng giá gói thầu(tỷ
đồng)


Chênh lệch

Tổng giá trúng
thầu(tỷ đồng)

Giá trị(tỷ
đồng)

Tỷ
lệ(%)

Chỉ định thầu

98.237

118.188,71

114.879,64

3.309,07

2,80

Đấu thầu rộng rãi

16.573

303.761,9


273.733,44

30.028,46

9,80

CHCT

9.241

26.512,22

25.216,11

1.296,11

5,14

Khác

9.855

58.884

57.842

1.042

1,77


(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
c) Theo lĩnh vực đấu thầu:
Lĩnh vực đấu thầu

Tổng số
gói thầu

Tổng giá gói
thầu(tỷ đồng)

Chênh lệch

Tổng giá trúng
thầu(tỷ đồng)

Tỷ
lệ(%)

Giá trị(tỷ
đồng)

Tư vấn

53.284

14.163

13.028

1.134


8,01

Mua sắm hàng hóa

14.186

85.962

75.054

10.909

12,69

Xây lắp

29.678

163.979

157.229

6.750

4,12

Khác

10.403


31.969

31.133

836

2,61

(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
1.2.1.5. Tình đấu thầu cả nước năm 2015
a) Theo mục đích sử dụng vốn:
Đầu tư phát triển

Mua sắm tài sản

Vốn khác

Tổng cộng

Tổng số gói thầu

128.694

25.240

21

153.955


Tổng giá gói thầu(tỷ đồng)

407.781

64.293

164

472.238

Tổng giá trúng thầu(tỷ đồng)

376.706

58.264

145

435.115

31.075

6.029

19

37.123

7,62


9,38

11,58

7,86

Chênh
lệch

Giá trị(tỷ đồng)
Tỷ lệ (%)

(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
b) Theo hình thức lựa chọn nhà thầu:
Hình thức lựa
chọn nhà thầu
Chỉ định thầu

Tổng số
gói thầu

Tổng giá gói thầu
(tỷ đồng)

Tổng giá trúng thầu
(tỷ đồng)

Chênh lệch
Giá trị(tỷ
đồng)


Tỷ lệ(%)

105.472

99.540

95.659

3.880

3,9

Đấu thầu rộng rãi

21.734

298.850

270.045

28.805

9,64

CHCT

14.428

30.592


27.939

2.653

9,37

Khác

12.321

43.256

41.473

1.784

4,12

(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

20


c) Theo lĩnh vực đấu thầu:
Tổng số
gói thầu

Lĩnh vực đấu thầu


Tổng giá gói
thầu(tỷ đồng)

Tổng giá trúng
thầu(tỷ đồng)

Chênh lệch
Giá trị(tỷ
đồng)

Tỷ lệ(%)

Tư vấn

63.421

25.832

24.847

985

3,81

Mua sắm hàng hóa

16.105

72.316


65.720

6.596

9,12

Xây lắp

35.626

180.059

170.213

9.846

5,47

9.965

3.794

3.535

259

6,83

Khác


(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
700
600
500
400
Tổng số gói thầu
300
Tổng giá trị gói thầu

200
100

Tổng giá trị trúng thầu

0
2011

2012

2013

2014

Giảm giá

2015

Hình 1.1 Tỷ lệ tiết kiệm sau đấu thầu cả nước 2011-2015
20
18

16
14
12
10
Vốn NSNN

8
6

Vốn MSTS

4
2

Vốn khác

0
2011

2012

2013

2014

2015

Hình 1.2 Tỷ lệ tiết kiệm sau đấu thầu từ các nguồn vốn cả nước 2011-2015

21



12

10

8

Chỉ định
thầu

6

Đấu thầu
rộng rãi

4

Chào hàng
cạnh tranh

2

Các hình
thức khác

0
2011

2012


2013

2014

2015

Hình 1.3 Tỷ lệ tiết kiệm qua các hình thức lựa chọn nhà thầu cả nước 2011-2015

14

12

10
Lĩnh vực Tư vấn

8

6

Lĩnh vực Mua sắm
hàng hóa

4

Lĩnh vực Xây lắp

2

Lĩnh vực khác


0
2011

2012

2013

2014

2015

Hình 1.4 Tỷ lệ tiết kiệm theo lĩnh vực đấu thầu cả nước 2011-2015

22


Như vậy, từ khi Luật Đấu thầu 2013, Nghị định 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ có
hiệu lực thi hành, hạng mức chỉ định thầu thấp hơn nhiều (hạng mức: Xây lắp giảm 5
lần: Từ 05 tỷ đồng xuống còn 01 tỷ đồng; Dịch vụ tư vấn, phi tư vấn giảm 02 lần: Từ
01 tỷ đồng xuống còn 500 triệu đồng; Mua sắm hàng hóa giảm 2 lần: Từ 02 tỷ đồng
xuống còn 01 tỷ đồng)so với Nghị định 85/2009/NĐ-CP của Chính phủ, theo đó hạn
chế được chỉ định thầu tràn lan, khuyến khích các nhà thầu tự nâng cao năng lực, kinh
nghiệm, uy tín, tính cạnh tranh thông qua đấu thầu rộng rãi, trong các năm 2014, 2015
tỷ lệ giảm giá cao hơn các năm trước; thông qua tỷ lệ giảm giá cho thấy công tác đấu
thầu đã góp phần tiết kiệm được cho ngân sách nhà nước.
Tình hình đấu thầu cả nước giai đoạn 2011-2015 sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà
nước áp dụng lựa chọn nhà thầu theo pháp luật về đấu thầu hiện hành có tỷ lệ tiết kiệm
năm sau cao hơn năm trước, bình quân đạt 6,16%; tổng giá trị tiết kiệm sau đấu thầu là
162.281,37 tỷ đồng, trong đó: Việc tổ chức lựa chọn nhà thầu theo hình thức đấu thầu

rộng rãi có tỷ lệ tiết kiệm lớn nhất (đạt bình quân 8,69%), các hình thức lựa chọn nhà
thầu khác có tỷ lệ tiết kiệm thấp [4].

1.2.2. Tình hình đấu thầu của tỉnh Ninh Thuận từ năm 2011 đến 2015
1.2.2.1. Tình hình đấu thầu của tỉnh Ninh Thuận năm 2011
a) Theo mục đích sử dụng vốn:
Đầu tư phát triển
Tổng số gói thầu

Mua sắm tài sản

vốn khác

Tổng cộng

1.184

24

1.208

Tổng giá gói thầu(tỷ đồng)

2.577,18

61,43

2.638,61

Tổng giá trúng thầu(tỷ đồng)


2.566,95

59,61

2.626,56

10,23

1,81

12,04

0,4

2,95

0,45

Chênh
lệch

Giá trị(tỷ đồng)
Tỷ lệ (%)

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Thuận)
b) Theo hình thức lựa chọn nhà thầu:
Hình thức
Chỉ định thầu
Đấu thầu rộng rãi

CHCT

Tổng số
gói thầu

Tổng giá gói
thầu(tỷ đồng)

Tổng giá trúng
thầu(tỷ đồng)

Chênh lệch
Giá trị(tỷ
đồng)

Tỷ
lệ(%)

1.122

2.207,45

2.202,86

4,59

0,21

42


332,07

325,85

6,22

1,87

6

8,30

8,25

0,05

0,6

23


Khác

14

30,09

29,99

0,1


0,33

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Thuận)
c) Theo lĩnh vực đấu thầu:
Tổng số
gói thầu

Lĩnh vực đấu thầu

Tổng giá gói
thầu(tỷ đồng)

Chênh lệch

Tổng giá trúng
thầu(tỷ đồng)

Giá trị(tỷ
đồng)

Tỷ
lệ(%)

Tư vấn

842

92,53


87,38

5,15

5,57

Mua sắm hàng hóa

152

93,14

91,20

1,94

2,08

Xây lắp

214

2.453,68

2.447,98

5,7

0,23


Khác

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Thuận)
1.2.2.2. Tình hình đấu thầu của tỉnh Ninh Thuận năm 2012
a) Theo mục đích sử dụng vốn:
Đầu tư phát triển
Tổng số gói thầu

Mua sắm tài sản

Vốn khác

Tổng cộng

1.471

30

1.501

Tổng giá gói thầu(tỷ đồng)

1.460,30

70,73

1.531,03

Tổng giá trúng thầu(tỷ đồng)


1.451,41

67,61

1.519,02

Giá trị(tỷ đồng)

8,89

3,12

12,01

Tỷ lệ (%)

0,61

4,41

0,78

Chênh
lệch

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Thuận)

b) Theo hình thức lựa chọn nhà thầu:
Hình thức
Chỉ định thầu


Tổng số
gói thầu

Tổng giá gói thầu(tỷ
đồng)

Chênh lệch

Tổng giá trúng
thầu(tỷ đồng)

Giá trị(tỷ
đồng)

Tỷ
lệ(%)

1.357

856,34

851,27

5,07

0,59

Đấu thầu rộng rãi


75

576,22

572,51

3,71

0,64

CHCT

18

14,28

14,19

0,09

0,63

Khác

21

1,35

1,34


0,01

0,74

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Thuận)
c) Theo lĩnh vực đấu thầu:
Lĩnh vực

Tổng số
gói thầu

Tổng giá gói
thầu(tỷ đồng)

Tổng giá trúng
thầu(tỷ đồng)

Chênh lệch
Giá trị(tỷ
đồng)

Tỷ
lệ(%)

Tư vấn

927

0,82


0,82

Mua sắm hàng hóa

274

70,78

67,66

3,12

4,11

Xây lắp

300

1.325,77

1.317,93

7,84

0,59

24


Khác


(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Thuận)
1.2.2.3. Tình hình đấu thầu của tỉnh Ninh Thuận năm 2013
a) Theo mục đích sử dụng vốn:
Đầu tư phát triển
Tổng số gói thầu

Mua sắm tài sản

Vốn khác

Tổng cộng

1.505

22

1.527

Tổng giá gói thầu(tỷ đồng)

857,54

81,34

938,88

Tổng giá trúng thầu(tỷ đồng)

850,76


76,22

926,98

Giá trị(tỷ đồng)

6,78

5,12

11,9

Tỷ lệ (%)

0,79

6,29

1,27

Chênh
lệch

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Thuận)
b) Theo hình thức lựa chọn nhà thầu:
Hình thức

Tổng số
gói thầu


Chỉ định thầu

Tổng giá gói
thầu(tỷ đồng)

Chênh lệch

Tổng giá trúng
thầu(tỷ đồng)

Giá trị(tỷ
đồng)

Tỷ
lệ(%)

1.345

303,85

303,13

0,72

0,24

Đấu thầu rộng rãi

64


492,54

486,74

5,8

1,19

CHCT

52

29,16

28,9

0,22

0,75

Khác

44

31,99

31,95

0.04


0,13

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Thuận)
c) Theo lĩnh vực đấu thầu:
Lĩnh vực

Tổng số
gói thầu

Tổng giá gói
thầu(tỷ đồng)

Chênh lệch

Tổng giá trúng
thầu(tỷ đồng)

Giá trị(tỷ
đồng)

Tỷ
lệ(%)

Tư vấn

917

67,65


67,13

0,52

0,77

Mua sắm hàng hóa

276

168,51

161,15

7,36

4,37

Xây lắp

334

702,72

698,70

4,02

0,57


Khác

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Thuận)
1.2.2.4. Tình hình đấu thầu của tỉnh Ninh Thuận năm 2014
a) Theo mục đích sử dụng vốn:
Đầu tư phát triển

Mua sắm tài sản

Vốn khác

Tổng cộng

1.227

156

96

1.479

Tổng giá gói thầu(tỷ đồng)

555,69

329,13

148,27

1.033,09


Tổng giá trúng thầu(tỷ đồng)

550,74

256,81

132,09

939,64

Tổng số gói thầu

25


×