MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1.Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................1
2.Mục đích của đề tài: .....................................................................................................3
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.....................................................................3
6. Kết quả dự kiến đạt được.............................................................................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG .............................................................................5
1.1. Quy hoạch xây dựng .................................................................................................5
1.1.1 Quy hoạch xây dựng được hiểu như thế nào? ........................................................5
1.1.2 Các loại hình quy hoạch: ........................................................................................5
1.2. Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch .............................................7
1.3. Cấp giấy phép xây dựng .........................................................................................10
1.3.1. Giấy phép xây dựng là gì? ...................................................................................10
1.3.2. Nội dung giấy phép xây dựng .............................................................................11
1.3.3. Quy trình cấp giấy phép xây dựng ......................................................................12
1.3.4. Quyền và nghĩa vụ của người xin cấp giấy phép xây dựng ................................14
1.3.5. Trách nhiệm của cơ quan cấp giấy phép xây dựng .............................................15
1.4. Phân cấp quản lý, cấp giấy phép xây dựng ............................................................15
1.5. Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng tại thành phố Hà Nội ..................................16
1.5.1. Thẩm quyền cấp giấy phép của Sở Xây dựng .....................................................16
1.5.2.Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng của Ban quản lý các khu công nghiệp, khu
chế xuất: .........................................................................................................................17
1.5.3.Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp huyện...............17
1.5.4 Xác định thẩm quyền trong các trường hợp đặc biệt: ..........................................17
1.6.Vai trò của quản lý nhà nước về trật tự xây dựng ...................................................17
1.7.Thực trạng quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng tại một số thành phố tại Việt
Nam ............................................................................................................................20
1.7.1. Công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ...........20
iii
1.7.2. Công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hải Phòng .............. 21
1.8. Thực trạng quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội
trong thời gian qua ........................................................................................................ 25
1.8.1.Tổ chức, bộ máy thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về trật tự xây dựng....... 25
Kết quả kiểm tra, xử lý các vi phạm về trật tự xây dựng. ............................................. 26
1.8.2.Hạn chế bất cập của cơ chế "song trùng chỉ đạo" ................................................ 29
1.8.3. Một số giải pháp cần triển khai trong thời gian tới ............................................ 31
Kết luận chương 1. ........................................................................................................ 33
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TRẬT TỰ
XÂY DỰNG ................................................................................................................. 34
2.1. Khái niệm về quản lý trật tự xây dựng ................................................................. 34
2.2. Các văn bản pháp quy hiện hành về quản lý trật tự xây dựng.............................. 34
2.3. Các hành vi vi phạm về trật tự xây dựng .............................................................. 35
2.4. Phân cấp quản lý trật tự xây dựng ........................................................................ 37
2.5. Thẩm quyền của các cấp quản lý trật tự xây dựng ............................................... 38
2.5.1. Thẩm quyền của Thanh tra viên, cán bộ quản lý xây dựng cấp xã ..................... 38
2.5.2. Thẩm quyền xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp xã ...................................................................................................................... 39
2.5.3. Thẩm quyền xử lý vi phạm trật tự xây dựng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
huyện ............................................................................................................................ 39
2.5.4. Thẩm quyền xử lý vi phạm trật tự xây dựng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh
............................................................................................................................ 40
2.5.5. Thẩm quyền xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị của Trưởng phòng chuyên
môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý xây dựng ........................................... 40
2.5.6. Thẩm quyền xử lý vi phạm trật tự xây dựng của Chánh thanh tra Sở Xây dựng 40
2.6. Các nguyên tắc, yêu cầu và nội dung quản lý trật tự xây dựng ............................. 41
2.6.1 Nguyên tắc xử lý vi phạm trật tự xây dựng.......................................................... 41
2.6.2. Yêu cầu và nội dung quản lý trật tự xây dựng .................................................... 41
2.6.3. Quy trình xử lý vi phạm trật tự xây dựng tại thành phố Hà Nội ......................... 44
2.6.3.1. Quy trình lập, chuyển hồ sơ xử lý vi phạm của Đội Thanh tra Xây dựng Quận,
huyện, thị xã thuộc Thanh tra sở. .................................................................................. 44
iv
2.6.3.2. Quy trình xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị của chủ tịch UBND cấp xã. .45
2.7. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng.....47
2.7.1.Công tác quy hoạch ..............................................................................................47
2.7.2. Trình độ dân trí ...................................................................................................48
2.7.3.Hệ thống văn bản pháp luật ..................................................................................48
2.7.4.Công tác tuyên truyền vân động ...........................................................................49
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
THƯỜNG TÍN, TP.HÀ NỘI ......................................................................................50
3.1. Giới thiệu sơ lược về huyện Thường Tín ...............................................................50
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................50
3.1.2. Hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật huyện thường tín ...........................................56
3.2. Tình hình về quản lý trật tự xây dựng tại huyện Thường Tín ................................58
3.2.1. Cơ cấu, tổ chức quản lý xây dựng ......................................................................58
3.2.2. Công tác cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn huyện ........................................61
3.3. Thực trạng về công tác quản lý trật tự xây dựng của huyện Thường Tín trong thời
gian từ năm 2010 – 2016 ...............................................................................................63
3.4. Phân tích đánh giá chung về công tác quản lý trật tự xây dựng của huyện thường
Tín trong thời gian qua ..................................................................................................65
3.4.1. Những kết quả đạt được......................................................................................65
3.4.2 Những tồn tại, hạn chế và phân tích nguyên nhân ................................................66
3.4.2.1.Về hệ thống văn bản quản lý nhà nước về xây dựng ........................................66
3.4.2.2.Về công tác lập quy hoạch, xây dựng nông thôn mới. ......................................67
3.4.2.3.Về công tác cấp giấy phép xây dựng .................................................................67
3.4.2.4.Về công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về xây dựng. ..............................68
3.4.2.5.Về công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm trật tự xây dựng. .......................69
3.4.2.6.Phân tích nguyên nhân.......................................................................................70
3.5. Phương hướng phát triển đô thị trên địa bàn huyện Thường Tín giai đoạn năm
2016 đến năm 2030 .......................................................................................................71
3.5.1. Định hướng tổ chức phát triển không gian ..........................................................71
3.5.2. Kiểm soát các khu vực đặc thù ............................................................................74
v
3.5.3. Định hướng phát triển hạ tầng kinh tế ................................................................. 75
3.6. Những thuận lợi, khó khăn, thách thức trong công tác quản lý trật tự xây dựng trên
địa bàn huyện Thường Tín trong thời gian tới .............................................................. 77
3.6.1. Thuận lợi ............................................................................................................. 77
3.6.2. Khó khăn và thách thức ....................................................................................... 77
3.7. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý nhà nước về trật tự xây
dựng trên địa bàn huyện Thường Tín trong thời gian tới .............................................. 78
3.7.1 Các căn cứ đề xuất giải pháp ................................................................................ 78
3.7.2 Hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về xây dựng .............................. 79
3.7.3 Hoàn thiện công tác lập, thẩm định quy hoạch xây dựng .................................... 79
3.7.4 Nâng cao công tác cấp giấy phép xây dựng ......................................................... 80
3.7.5 Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về xây dựng .................... 82
3.7.6 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm trật tự xây dựng ............ 83
3.8. Một số biện pháp thực hiện giải pháp đề xuất ...................................................... 84
3.8.1. Hệ thống văn bản quản lý nhà nước về xây dựng .............................................. 84
3.8.2. Nâng cao công tác cấp giấy phép xây dựng ....................................................... 84
3.8.3. Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về xây dựng ..................................... 85
3.8.4. Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm trật tự xây dựng ............................. 85
Kết Luận chương 3. ....................................................................................................... 86
1. Kết luận ................................................................................................................... 88
2. Kiến nghị................................................................................................................. 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 92
vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Ảnh 1.1. Trung tâm thành phố Hà Nội. ......................................................................... 31
Hình3.1. Phối cảnh quy hoạch chung thị trấn Thường Tín. .......................................... 51
Hình 3.2. Quy hoạch chung thị trấn Thường Tín .......................................................... 55
Ảnh 3.1 : Trạm cấp nước thị trấn Thường Tín .............................................................. 58
Ảnh 3.2. Công trình vi phạm tai xứ đồng Trung, thôn Nguyên Hanh, xã Văn Tự. ...... 64
vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Sơ đồ 2.1: Phân cấp quản lý nhà nước về xây dựng .................................................... 38
Bảng 3.1 Hiện trạng cơ cấu sử dụng đất Huyện Thường Tín ....................................... 53
Bảng 3.2.Tổng hợp số liệu cấp giấy phép xây dựng ..................................................... 62
viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Tên đầy đủ
ĐT
Đô thị
MĐXD
Mật độ xây dựng
TP HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
GPXD
Giấy phép xây dựng
QHXD
Quy hoạch xây dựng
KTXH
Kinh tế xã hội
KCN
Khu công nghiệp
HĐND
Hội đồng nhân dân
UBND
Uỷ ban nhân dân
MTTQ
Mặt trận tổ quốc
QCXDVN
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam
QHPK
Quy hoạch phân khu
QHC
Quy hoạch chung
TKĐT
Thiết kế đô thị
TTXD
Trật tự xây dựng
QLĐT
Quản lý đô thị
QL
Quốc lộ
QSDĐ
Quyền sử dụng đất
TDTT
Thể dục thể thao
GTNT
Giao thông nông thôn
PCCC
Phòng cháy chữa cháy
TTCN
Tiểu thủ công nghiệp
VPHC
Vi phạm hành chính
ix
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Vi phạm trật tự xây dựng đã và đang là một vấn đề nóng bỏng ở nước ta hiện nay.
Hiện tượng xây dựng không phép, sai phép vẫn diễn ra trên địa bàn các quận, huyện
thuộc thành phố Hà Nội, có thể nhận thấy các công trình vi phạm pháp luật về trật tự
xây dựng ngày càng đa dạng, phức tạp hơn. Mức độ không chỉ dừng lại ở mấy căn hộ
tập thể cơi nới không xin phép hay nhà trong hang cùng ngõ hẻm đua ban công lấn
chiếm không gian nữa, mà nhà riêng, biệt thự, cao ốc sai phạm theo các tính chất mức
độ khác nhau. Thậm chí có những tòa nhà sừng sững ở mặt tiền trung tâm thành phố
vẫn ngang nhiên xây quá phép vài tầng.
Do những điều kiện, những lý do chủ quan, quy hoạch của nước ta nói chung và
Thành phố Hà Nội nói riêng, vốn lẽ đã có nhiều bất cập và thiếu sót. Huyện Thường
Tín là một trong những huyện ngoại thành của Hà Nội cũng không nằm ngoài ngoại lệ
đó. Yêu cầu quản lý trật tự xây dựng theo đúng quy hoạch và pháp luật, loại trừ hiện
tượng phát triển tự phát, tùy tiện không thể kiểm soát nổi là một vấn đề quan trọng
hiện nay ở đô thị nước ta.
Một trong những công cụ để quản lý trật tự xây dựng đô thị là cấp giấy phép xây dựng.
Thực tế đã chứng minh nếu trình tự thủ tục cấp phép khoa học và có tính thực tiễn cao
thì sẽ được tuân thủ nghiêm minh hơn góp phần quản lý trật tự xây dựng tốt hơn. Nếu
việc cấp phép xây dựng được thực thi nghiêm túc và hiệu quả trong thực tế thì việc
thực thi pháp luật và lập lại kỷ cương trong xây dựng sẽ nhanh chóng vào nề nếp.
Sau khi quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm
2050 được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày
26/7/2011 Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai các đồ án quy hoạch chung, quy
hoạch khu đô thị cũng như các quy hoạch chi tiết để làm cơ sở quản lý, hoàn thiện
chỉnh trang đô thị theo quy hoạch làm động lực cho việc phát triển KTXH của thành
phố. Huyện Thường Tín quy hoạch thị trấn Thường Tín thành trung tâm kinh tế - xã
hội của huyện, đầu mối về: hạ tầng kỹ thuật (cấp điện, cấp nước, giao thông, vệ sinh
môi trường), dịch vụ công cộng (hành chính, thương mại, giáo dục, y tế …), sản xuất
(công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chuyển giao công nghệ, thông tin, tài chính …)
1
của thành phố. Huyện Thường Tín là một trong những trung tâm dịch vụ, sản xuất
công nghiệp của thành phố và được phê duyệt tại Quyết định số 5516/QĐ-UBND ngày
20/10/2015 của UBND thành phố Hà Nội.
Quy hoạch xây dựng là căn cứ quan trọng cho công tác quản lý trật tự xây dựng, cấp
giấy phép xây dựng (GPXD), quản lý đầu tư và thu hút đầu tư xây dựng; quản lý khai
thác và sử dụng các công trình xây dựng trong đô thị, điểm dân cư nông thôn.
Để đảm bảo thực hiện đúng quy hoạch của các đồ án quy hoạch xây dựng được duyệt,
thì công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng là rất cần thiết. Vì vậy đã góp phần
làm thay đổi bộ mặt kiến trúc cảnh quan trong trung tâm hành chính của huyện cũng
như các xã, thị trấn, các khu vực nằm trong quy hoạch phát triển đô thị và các điểm
dân cư nông thôn. Tình hình trật tự xây dựng có chuyển biến so với những năm trước
đây và từng bước đi vào nề nếp. Qua đó đã tạo nền tảng cơ bản cho công tác quản lý
việc xây dựng đối với các công trình theo quy hoạch xây dựng trên địa bàn huyện
trong thời gian qua.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác quản lý nhà nước về xây
dựng, để nhìn một cách tổng thể thì công tác quản lý Nhà nước về xây dựng trên địa
bàn huyện vẫn còn nhiều bất cập: việc quản lý quy hoạch xây dựng mới chỉ chú trọng
vào các khu vực thị trấn, các điểm cụm công nghiệp, khu công nghiệp và khu vực phát
triển đô thị; việc cấp phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng và các hoạt động xây
dựng trên địa bàn còn nhiều trở ngại, bất cập. Công tác quản lý sau cấp phép chưa
được thường xuyên; tình trạng xây dựng không phép, sai phép, xây dựng công trình
trên đất lấn, chiếm, đất nông nghiệp còn xảy ra và diễn biến phức tạp; trình độ lãnh
đạo, cán bộ làm công tác cấp phép xây dựng, quản lý trật tự xây dựng năng lực chuyên
môn còn nhiều hạn chế. Từ đó đã đặt ra vấn đề xây dựng thế nào cho phù hợp với thực
tiễn, phù hợp quy hoạch xây dựng của huyện nói riêng và với quy hoạch tổng thể của
Thành phố. Vì vậy, xuất phát từ những thực tiễn nêu trên, tác giả chọn đề tài “giải
pháp nâng cao công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn huyện
Thường Tín, thành phố Hà Nội” làm đề tài Luận văn tốt nghiệp, với mong muốn
đóng góp những kiến thức và hiểu biết của mình trong công tác quản lý Nhà nước về
xây dựng tại địa phương.
2
2.Mục đích của đề tài:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm làm rõ những vấn đề lý luận chung liên quan
đến quản lý trật tự xây dựng thực trạng công tác này trên địa bàn thành phố Hà Nội nói
chung và đặc biệt trên địa bàn huyện Thường Tín. Qua đó kiến nghị, đề xuất một số
giải pháp góp phần nâng cao được hiệu quả của công tác quản lý trật tự xây dựng
nhằm giảm bớt công trình sai phạm trên địa bàn huyện Thường Tín trong giai đoạn
hiện nay.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý trật tự xây dựng.
b. Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: nghiên cứu quản lý trật tự xây dựng tại huyện Thường Tín, thành phố
Hà Nội.
- Về thời gian: nghiên cứu quản lý trật tự xây dựng trong giai đoạn từ năm 2010-2016.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các vấn đề nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau:
- Phương pháp điều tra khảo sát, đi thực tế thu thập số liệu, chụp hình;
- Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia;
- Phương pháp hệ thống hóa; phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích so sánh;
- Phương pháp dự báo;
- Phương pháp kế thừa, và một số phương pháp kết hợp khác...
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa về mặt khoa học:
+ Góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về công tác quản lý Nhà nước
về xây dựng, làm rõ nhiệm vụ, vai trò, trách nhiệm của các chủ thể trong công tác quản
3
lý trật tự xây dựng trên địa bàn cấp huyện;
+ Là tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập về công tác
quản lý xây dựng, trật tự xây dựng.
- Ý nghĩa về mặt thực tiễn:
Nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị gợi mở trong việc đề xuất các
giải pháp hữu hiệu, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả và chất lượng công tác quản lý
Nhà nước về xây dựng trên địa bàn huyện Thường Tín, góp phần xây dựng một khu đô
thị bền vững, phát triển hài hòa trong quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến
năm 2030.
6. Kết quả dự kiến đạt được
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, Luận văn làm rõ hơn một số vấn đề sau:
- Luận văn góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về quản lý trật tự xây dựng; đưa ra khái
niệm, chỉ rõ đặc điểm, nội dung, vai trò của pháp luật về trật tự xây dựng.
- Chỉ ra những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, bất cập của pháp luật về quản lý trật tự
xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý trật tự xây dựng.
- Xác lập các quan điểm và đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý trật tự
xây dựng trong thời gian tới trên địa bàn huyện Thường Tín.
4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG
1.1. Quy hoạch xây dựng
1.1.1 Quy hoạch xây dựng được hiểu như thế nào?
Quy hoạch xây dựng: là việc tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và khu chức
năng đặc thù; tổ chức hệ thống hạ tầng kỹ thuật; hạ tầng xã hội; tạo môi trường thích
hợp cho người dân sống tại địa bàn lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích
quốc gia và lợi ích công đồng, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Quy hoạch xây dựng
được thể hiện thông qua đề án quy hoạch xây dựng gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và
thuyết minh.
1.1.2 Các loại hình quy hoạch:
- Quy hoạch chung được lập cho: thị trấn, thị xã, các đô thị (đô thị vệ tinh, thị trấn
sinh thái). Bản vẽ đồ án quy hoạch chung thị trấn, thị xã; quy hoạch chung đô thị vệ
tinh được thể hiện tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000.
- Quy hoạch phân khu được lập cho: các khu vực trong đô thị (đô thị trung tâm, các
khu vực phát triển đô thị tại đô thị vệ tinh, thị trấn sinh thái và thị xã). Bản vẽ đồ án
quy hoạch phân khu được thể hiện theo tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000.
- Quy hoạch chi tiết được lập cho: khu vực theo yêu cầu phát triển, quản lý đô thị
hoặc nhu cầu đầu tư xây dựng gồm: khu vực đặc thù, khu đô thị, khu chức năng đô thị
(kể cả khu vực hai bên tuyến đường), khu dân cư làng xóm hiện có thuộc khu vực phát
triển đô thị (sau đây gọi là khu dân cư cải tạo chỉnh trang). Bản vẽ đồ án quy hoạch chi
tiết được thể hiện theo tỷ lệ 1/500.
Đối với dự án đầu tư xây dựng do một chủ đầu tư thực hiện có quy mô nhỏ hơn 5ha
(nhỏ hơn 2ha đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở chung cư) cho phép lập quy hoạch
tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 mà không phải lập quy hoạch chi tiết.
Đối với công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật đơn chức năng như: trạm bơm tiêu (tưới),
trạm bơm cấp nước sạch sinh hoạt, trạm biến ≥ 110KV, trạm xử lý nước thải tập trung,
5
cơ sở xử lý chất rắn, cho phép lập quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 mà không phải
lập quy hoạch chi tiết. Việc xin ý kiến của chính quyền địa phương cộng đồng dân cư
có liên quan thực hiện theo quy định của đồ án quy hoạch chi tiết.
- Quy hoạch xây dựng vùng: là việc tổ chức hệ thống đô thị, nông thôn, khu vực chức
năng đặc thù và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật trong địa giới
hành chính của một tỉnh hoặc một huyện, liên tỉnh, liên huyện phù hợp với yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
- Quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù: là việc tổ chức không gian kiến trúc
cảnh quan, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong phạm vi khu
chức năng đặc thù. Quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù gồm quy hoạch chung
xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng và quy hoạch chi tiết xây dựng.
- Quy hoạch xây dựng nông thôn: là việc tổ chức không gian, sử dụng đất, hệ thống
công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội nông thôn. Quy hoạch xây dựng nông thôn
gồm quy hoạch chung xây dựng và quy hoạch chi tiết điểm dân cư nông thôn.
- Thiết kế đô thị: là việc cụ thể hóa nội dung quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết xây
dựng đô thị về kiến trúc các công trình trong đô thị, cảnh quan cho từng khu chức
năng, tuyến phố và khu không gian công cộng khác trong khu đô thị.
- Đối với quy hoạch chung đô thị: là việc xác định vùng kiến trúc, cảnh quan trong đô
thị; đề xuất tổ hợp không gian trong các khu trung tâm, khu vực cửa ngõ đô thị, trục
không gian lớn, quảng trường chính, quảng trường lớn, không gian cây xanh, mặt
nước, điểm nhấn đô thị. [24]
Đối với quy hoạch phân khu đô thị là việc xác định chỉ tiêu khống chế, khoảng lùi,
cảnh quan dọc các trục đường chính, khu trung tâm; các khu vực không gian mở, công
trình điểm nhấn và từng ô phố trong khu vực thiết kế.
Đối với quy hoạch chi tiết đô thị là việc xác định công trình điểm nhấn trong khu vực
quy hoạch theo các hướng tầm nhìn, tầng cao xây dựng công trình cho từng lô đất và
cho từng khu vực; khoảng lùi công trình từng đường phố và ngã phố; xác định hình
khối, màu sắc, hình thức kiến trúc chủ đạo của các công trình kiến trúc, hệ thống kiến
6
trúc, quảng trường.
Quản lý quy hoạch xây dựng đô thị: là tổng thể các biện pháp cách thức mà chính
quyền đô thị vận dụng các công cụ quản lý để tác động vào các hoạt động xây dựng và
phát triển đô thị (chủ yếu là phát triển không gian vật thể) nhằm đạt được các mục tiêu
đề ra.
Quy hoạch xây dựng đô thị phải đảm bảo với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã
hội, quy hoạch phát triển các ngành khác, quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch chi tiết đô
thị phải phải phù hợp với quy hoạch chung xây dựng; đảm bảo quốc phòng an ninh;
tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Quy hoạch xây dựng đô thị phải tổ chức, sắp
xếp không gian lãnh thổ trên cơ sở khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
đất đai và các nguồn lực phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm lịch sử, kinh tế xã
hội, tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ của đất nước trong từng giai đoạn phát
triển. Quy hoạch xây dựng đô thị tạo lập được môi trường sống tiện nghi an toàn và
bền vững, thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của nhân dân, bảo
vệ môi trường, di sản văn hoá, bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan thiên nhiên,
giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc. Quy hoạch xây dựng là căn cứ xác lập
được cơ sở cho công tác kế hoạch quản lý đầu tư và thu hút đầu tư xây dựng quản lý
khai thác và sử dụng các công trình xây dựng trong đô thị. Quy hoạch xây dựng đô thị
được thể hiện dưới dạng các bản vẽ, các quy chế và thường được ban hành để áp dụng
trong một giai đoạn nhất định.
1.2. Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch
∗ UBND Thành phố:
- Phê duyệt nhiệm vụ đồ án quy hoạch chung thị xã, Quy hoạch chung thị trấn, Quy
hoạch chung các đô thị mới. Đối với các đồ án quy hoạch chung đô thị loại II, III, IV
và đô thị mới tuân thủ Khoản 2 – Điều 44 Luật Quy hoạch đô thị.
- Phê duyệt nhiệm vụ và các đồ án phân khu đô thị (đối với quy hoạch phân khu có
quy mô dân số tương đương đô thị loại IV trở lên tuân thủ Khoản 4 – Điều 7 Nghị định
11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ), quy hoạch chi tiết các khu vực đô
thị liên quan đến 02 địa giới hành chính và các khu vực đặc thù, khu vực có ý nghĩa
7
quan trọng và quy hoạch chi tiết trong đô thị mới (kể cả quy hoạch chi tiết và quy
hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 theo quy định). [24]
∗ UBND Quận, huyện, thị xã:
- Phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phân khu đô thị thuộc địa giới hành chính
01 Quận, huyện, thị xã (trừ các khu vực đặc thù và khu vực có ý nghĩa quan trọng) tại
khu vực đã có quy hoạch chung đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết các khu chức năng của đô thị thuộc
địa giới hành chính 01 quận, huyện, thị xã (trừ các khu vực đặc thù và khu vực có ý
nghĩa quan trọng) tại khu vực đã có quy hoạch phân khu đô thị, quy hoạch chung xây
dựng huyện, quy hoạch chung thị xã được cấp có thầm quyền phê duyệt; chấp thuận
các quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 và phương án thiết kế kiến trúc sơ bộ thuộc
dự án đầu tư sau khi được cấp giấy phép quy hoạch theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp
thẩm quyền xem xét giao đơn vị thẩm theo quy định.
- Phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch các khu dân cư cải tạo, chỉnh trang thuộc
địa giới hành chính do mình quản lý (bao gồm các khu nhỏ lẻ, xen kẹt theo quy định
của UBND Tỉnh, thành phố). [24]
∗ Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng: phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết các khu
vực đã được cấp thẩm quyền cấp giấy phép Quy hoạch.
∗ Sở Quy hoạch – Kiến trúc có trách nhiệm:
- Phê duyệt quy hoạch khi được UBND Thành phố giao (hoặc ủy quyền); xác nhận
bản vẽ quy hoạch và quy định quản lý theo đồ án quy hoạch phù hợp với quyết định
phê duyệt quy hoạch của UBND Thành phố hoặc ban hành quy định quản lý theo đồ
án phù hợp quyết định do mình phê duyệt theo ủy quyền.
- Chấp thuận quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500, phương án kiến trúc sơ bộ công
trình đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình không thuộc loại phải lập quy
hoạch chi tiết được quy định.
8
∗ Phòng quản lý quy hoạch kiến trúc thuộc UBND quận, huyện, thị xã có trách
nhiệm:
- Kiểm tra, xác nhận bản vẽ quy hoạch và quy định quản lý theo theo đồ án phù hợp
với quyết định phê duyệt quy hoạch của UBND quận, huyện, thị xã theo thẩm quyền
quy định.
Trong quá trình thẩm định, UBND quận, huyện, thị xã cần lấy ý kiến thống nhất bằng
văn bản của Sở Quy hoạch – Kiến trúc trước khi phê duyệt đồ án trừ các quy hoạch
tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500, đảm bảo sự đồng bộ trong quy hoạch và xây dựng công
trình.
∗ Thời gian phê duyệt đối với các loại quy hoạch đô thị được thực hiện như sau:
- Đối với thành phố trực thuộc Trung ương, thời gian thẩm định nhiệm vụ không quá
25 ngày, thời gian phê duyệt nhiệm vụ không quá 15 ngày; thời gian thẩm định đồ án
không quá 30 ngày, thời gian phê duyệt đồ án không quá 25 ngày kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ theo quy định;
- Đối với thành phố thuộc tỉnh, thị xã, đô thị mới, thời gian thẩm định nhiệm vụ
không quá 20 ngày, thời gian phê duyệt nhiệm vụ không quá 15 ngày; thời gian thẩm
định đồ án không quá 25 ngày, thời gian phê duyệt đồ án không quá 15 ngày kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định;
- Đối với thị trấn, thời gian thẩm định nhiệm vụ không quá 20 ngày, thời gian phê
duyệt nhiệm vụ không quá 15 ngày; thời gian thẩm định đồ án không quá 25 ngày,
thời gian phê duyệt đồ án không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo
quy định.
- Thời gian thẩm định, phê duyệt quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết: thời gian
thẩm định nhiệm vụ không quá 20 ngày, thời gian phê duyệt nhiệm vụ không quá 15
ngày; thời gian thẩm định đồ án không quá 25 ngày, thời gian phê duyệt đồ án không
quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
- Thời gian thẩm định, phê duyệt quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật: thời gian
9
thẩm định đồ án không quá 20 ngày, thời gian phê duyệt đồ án không quá 15 ngày kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định. [7]
1.3. Cấp giấy phép xây dựng
1.3.1. Giấy phép xây dựng là gì?
Theo luật xây dựng năm 2014: giấy phép xây dựng (GPXD) là văn bản pháp lý do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo,
di dời công trình. Giấy phép xây dựng có thời hạn là GPXD cấp cho xây dựng công
trình, nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định theo kế hoạch thực hiện
xây dựng;
Giấy phép xây dựng theo giai đoạn là GPXD cấp cho từng phần của công trình hoặc
từng công trình của dự án thiết kế xây dựng hoặc dự án chưa được thực hiện xong;
Việc cấp giấy phép xây dựng là biện pháp kiểm soát về mặt kiến trúc, cảnh quan, sử
dụng kết cấu hạ tẩng, không gian liền kề và không gian công cộng một cách cụ thể, có
thể giám sát và kiểm tra trong quá trình thi công. Việc cấp giấy phép xây dựng là cơ
sở, biện pháp để quản lý và kiểm soát xây dựng. Chính vì vậy pháp luật về xây dựng
đã quy định tất cả các công trình xây dựng trước khi khởi công công trình, Chủ đầu tư
phải có giấy phép xây dựng, trừ trường hợp xây dựng các công trình sau đây:
- Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình
nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
- Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;
- Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;
- Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng
đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;
- Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao
có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và
được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;
10
- Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và
tổng diện tích sàn dưới 500m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền phê duyệt;
- Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi
kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi
trường, an toàn công trình;
- Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với
đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
- Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật
đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông
thôn được duyệt;
- Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị
và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng
lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa;
- Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các
điểm b, d, đ và i khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng có trách nhiệm thông báo thời điểm
khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng
tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ.[29]
1.3.2. Nội dung giấy phép xây dựng
Theo luật Xây dựng số 50/2014/QH13 tại Điều 90 nội dung GPXD được quy định như
sau:
- Tên công trình thuộc dự án.
- Tên và địa chỉ của chủ đầu tư.
- Địa điểm, vị trí xây dựng công trình; tuyến xây dựng công trình đối với công trình
theo tuyến.
- Loại, cấp công trình xây dựng.
- Cốt xây dựng công trình.
- Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng.
11
- Mật độ xây dựng (nếu có).
- Hệ số sử dụng đất (nếu có).
- Đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp, nhà ở riêng lẻ, ngoài các nội
dung quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều này còn phải có nội dung về tổng diện
tích xây dựng, diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt), số tầng (bao gồm cả tầng hầm,
tầng áp mái, tầng kỹ thuật, tum), chiều cao tối đa toàn công trình.
- Thời hạn khởi công công trình không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép
xây dựng. [26]
1.3.3. Quy trình cấp giấy phép xây dựng
1.3.3.1. Quy trình cấp giấy phép xây dựng và điều chỉnh giấy phép xây dựng được quy
định như sau:
a) Chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, điều chỉnh giấy phép
xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng;
b) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ
của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng; kiểm tra hồ sơ; ghi
giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để
chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định;
c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm
quyền cấp giấy phép xây dựng phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa. Khi
thẩm định hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải xác định tài liệu còn thiếu, tài liệu không
đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản
cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng
được yêu cầu theo văn bản thông báo thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan có
thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục
hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản
thông báo. Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo
thông báo thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm
thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép;
12
d) Căn cứ quy mô, tính chất, loại công trình và địa điểm xây dựng công trình có trong
hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng
có trách nhiệm đối chiếu các điều kiện theo quy định tại Luật này để gửi văn bản lấy ý
kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây
dựng theo quy định của pháp luật;
đ) Trong thời gian 12 ngày đối với công trình và nhà ở riêng lẻ kể từ ngày nhận được
hồ sơ, các cơ quan quản lý nhà nước được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn
bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Sau thời hạn trên, nếu các
cơ quan này không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về
những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; cơ quan cấp giấy phép xây dựng
căn cứ các quy định hiện hành để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng;
e) Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng
phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 30 ngày đối với trường hợp cấp
giấy phép xây dựng, bao gồm cả giấy phép xây dựng có thời hạn, giấy phép xây dựng
điều chỉnh, giấy phép di dời và trong thời gian 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ. Trường
hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy
phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo
cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không
được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định tại khoản này. [29]
1.3.3.2. Quy trình gia hạn, cấp lại giấy phép xây dựng được quy định như sau:
a) Chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị gia hạn, cấp lại giấy phép xây dựng cho cơ
quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm
quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm xem xét gia hạn giấy phép xây dựng
hoặc cấp lại giấy phép xây dựng. [29]
1.3.3.3. Việc nhận kết quả, nộp lệ phí cấp giấy phép xây dựng được quy định như sau:
a) Chủ đầu tư nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế trình xin cấp giấy
phép xây dựng có đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng tại nơi
tiếp nhận hồ sơ theo thời hạn ghi trong giấy biên nhận;
13
b) Chủ đầu tư có trách nhiệm nộp lệ phí theo quy định khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy
phép xây dựng.
Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng trong thời hạn 05
ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây
dựng phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ đầu tư biết. Nếu quá thời
hạn ghi trong giấy biên nhận mà cơ quan có thẩm quyền không trả lời thì chủ đầu tư
được phép xây dựng công trình theo hồ sơ thiết kế đã được thẩm định, phê duyệt theo
quy định có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng. [29]
1.3.4. Quyền và nghĩa vụ của người xin cấp giấy phép xây dựng
∗ Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép xây dựng có các quyền sau:
- Yêu cầu cơ quan cấp giấy phép xây dựng giải thích, hướng dẫn và thực hiện đúng
các quy định về cấp giấy phép xây dựng;
- Khiếu nại, khởi kiện, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật trong việc cấp giấy phép
xây dựng;
- Được xây dựng công trình theo quy định tại Khoản 4 Điều 102 của Luật Xây dựng
năm 2014;
- Yêu cầu cơ quan cấp giấy phép xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với công trình
thuộc đối tượng miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại Khoản 2 Điều 89 Luật Xây
dựng năm 2014;
∗ Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép xây dựng:
- Nộp đầy đủ hồ sơ và lệ phí cấp giấy phép xây dựng;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy
phép xây dựng;
- Thông báo ngày khởi công bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng
công trình trong thời hạn 07 ngày làm việc trước khi khởi công xây dựng công trình ;
- Thực hiện đúng nội dung giấy phép xây dựng. [5]
14
1.3.5. Trách nhiệm của cơ quan cấp giấy phép xây dựng
- Niêm yết công khai các điều kiện, thủ tục hành chính, quy trình, thời gian cấp giấy
phép xây dựng tại nơi tiếp nhận hồ sơ;
- Có lịch tiếp dân và giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác cấp
giấy phép xây dựng;
- Thực hiện đúng quy trình cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn giấy phép xây dựng theo
quy định tại Điều 102 Luật Xây dựng năm 2014; xem xét cấp giấy phép xây dựng và
chịu trách nhiệm về những nội dung của giấy phép xây dựng đã cấp; bồi thường thiệt
hại do việc cấp giấy phép xây dựng chậm, cấp phép sai so với quy định, kể cả các
trường hợp được ủy quyền cấp giấy phép xây dựng;
- Thu, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép xây dựng theo đúng quy định;
- Không được chỉ định tổ chức, cá nhân thiết kế hoặc thành lập các đơn vị thiết kế
trực thuộc để thực hiện thiết kế cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
- Cấp giấy phép xây dựng cho công trình thuộc đối tượng miễn giấy phép xây dựng
theo quy định tại Khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014 khi chủ đầu tư có yêu
cầu. [5]
1.4. Phân cấp quản lý, cấp giấy phép xây dựng
Điều 103 Luật Xây dựng năm 2014 quy định thẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp
lại và thu hồi giấy phép xây dựng với các nội dung sau:
- Bộ Xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng
cấp I, cấp II; công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử - văn hóa, công trình tượng
đài, tranh hoành tráng được xếp hạng; công trình trên các tuyến, trục đường phố chính
trong đô thị; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh được phân cấp cho Sở Xây dựng, ban quản lý khu kinh tế, khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao cấp giấy phép xây dựng thuộc phạm vi quản
lý, chức năng của các cơ quan này.
15
- Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình, nhà ở
riêng lẻ xây dựng trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử
- văn hóa thuộc địa bàn do mình quản lý, trừ các công trình xây dựng quy định do Bộ
xây dựng và UBND tỉnh cấp giấy phép xây dựng.
- Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng là cơ quan có thẩm quyền điều
chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng do mình cấp.
- Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng không thu hồi giấy phép
xây dựng đã cấp không đúng quy định thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp quyết
định thu hồi giấy phép xây dựng. [29]
1.5. Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng tại thành phố Hà Nội
Đối với thành phố Hà Nội việc cấp giấy phép xây dựng được quy định tại Quyết định
số 20/2016/QĐ-UBND ngày 24/6/2016 quy định chi tiết một số nội dung về cấp giấy
phép trên địa bàn thành phố Hà Nội:
1.5.1. Thẩm quyền cấp giấy phép của Sở Xây dựng
- Công trình cấp I, cấp II;
- Công trình tôn giáo thuộc dự án do các tổ chức tôn giáo làm chủ đầu tư;
- Công trình đã được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa; công trình tượng đài, tranh
hoành tráng;
- Công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (không bao gồm báo cáo
kinh tế kỹ thuật) thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy
định của Luật Đầu tư;
- Công trình nằm trên địa bàn từ hai (02) quận, huyện, thị xã trở lên;
- Công trình xây dựng (bao gồm biển quảng cáo tấm lớn gắn trên công trình hoặc
đứng độc lập) tiếp giáp với một (01) trong các tuyến phố (thuộc địa bàn các quận Ba
Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng) sau:
+ Hùng Vương, Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương, Điện Biên Phủ, Trần Phú;
16
+ Láng Hạ, Giảng Võ, Nguyễn Chí Thanh, Liễu Giai, Văn Cao, Kim Mã, Nguyễn
Thái Học;
+ Hàng Khay, Tràng Thi, Tràng Tiền, Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ, Lê Thái Tổ;
+ Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Phan Chu Trinh, Ngô Quyền,
Quang Trung, Hàng Bài, Phố Huế, Bà Triệu.[40]
1.5.2.Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng của Ban quản lý các khu công nghiệp,
khu chế xuất:
Cấp giấy phép xây dựng các công trình nằm trong các khu công nghiệp, khu chế xuất
thuộc thẩm quyền quản lý. [40]
1.5.3.Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp huyện
Cấp giấy phép xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ đô thị (bao gồm nhà ở riêng lẻ kết
hợp chức năng khác không phân biệt quy mô và nhà biệt thự), trung tâm cụm xã, khu
bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng thuộc địa bàn mình quản lý [45].
1.5.4 Xác định thẩm quyền trong các trường hợp đặc biệt:
- Trường hợp dự án gồm nhiều công trình có cấp khác nhau thì thẩm quyền cấp giấy
phép xây dựng cho các công trình thuộc dự án được xác định theo công trình có cấp
cao nhất;
- Đối với trường hợp đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng hoặc cấp giấy phép xây
dựng sửa chữa, cải tạo làm thay đổi quy mô công trình thì thẩm quyền cấp giấy phép
xây dựng được xác định theo quy mô công trình mới;
- Trường hợp có mâu thuẫn giữa các tiêu chí để xác định thẩm quyền cấp hoặc điều
chỉnh giấy phép xây dựng thì Sở Xây dựng là cơ quan quyết định. [40]
1.6.Vai trò của quản lý nhà nước về trật tự xây dựng
Xây dựng đô thị có thể hiểu là làm cho hình thành một chỉnh thể đô thị theo một
phương hướng nhất định. Về công tác xây dựng và quản lý đô thị có thể thấy rằng,
trong trường hợp có quy hoạch tốt nhưng xây dựng và quản lý đô thị không tốt thì quy
hoạch không thể đi vào cuộc sống, không thể trở thành hiện thực. Hậu quả là mặc dù
có quy hoạch tốt nhưng đô thị vẫn phát triển thiếu kiểm soát, thậm chí là phát triển tự
17