Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

CƠ sở lý LUẬN và THỰC TIỄN của VIỆC tổ CHỨC HOẠT ĐỘNG tự học TRONG dạy học môn ĐƯỜNG lối QUÂN sự của ĐẢNG CHO SINH VIÊN HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.37 KB, 43 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC TRONG DẠY HỌC MÔN ĐƯỜNG
LỐI QUÂN SỰ CHO SINH VIÊN HIỆN NAY


- Cơ sở lý luận của việc tổ chức hoạt động tự học
trong dạy học môn Đường lối quân sự
- Cơ sở lý luận về việc tổ chức hoạt động tự học
- Lịch sử nghiên cứu vấn đề
* Trên thế giới
Làm thế nào để nâng cao chất lượng tự học không phải
là vấn đề mới. Đây là nội dung đã được các nhà giáo dục dục
nổi tiếng trên thế giới (Xôcơrat, Khổng Tử, Cômenxki,
Đixtecvec….) quan tâm đến từ ngàn xưa trên nhiều góc độ và
với những mức độ khác nhau: Phát huy tính tích cực, tính độc
lập tính tự giác, tính sáng tạo của người học.
Trong tác phẩm Tự học như thế nào, nhà giáo
N.A.RuBaKin (1862 – 1946) đã phân tích rõ mối quan hệ
giữa “Tự học và đặc tính riêng của từng người”, đồng thời
ông cũng đã vạch ra các yếu tố giúp người học vượt qua khó
khăn trong quá trình học tập; đó là phải có ý chí, có lòng đam
mê học tập và đặc biệt là phải có phương pháp tự học tốt.
Trong cuốn Tổ chức công việc tự học của sinh viên đại
học của A.A.Goroxepxki và Lubixuna – Trường đại học tổng


hợp Lêningrat, các tác giả cũng tổng kết kinh nghiệm từ thực
tế công tác cá nhân của mình tại các trường đại học và đưa ra
một số đề nghị về cách của SV Đại học, qua việc nhấn mạnh
một số cặp kỹ năng (đọc và ghi tài liệu; nghe và ghi bài giảng;
chuẩn bị xêmina; làm bài tập nghiên cứu và luận văn tốt


nghiệp;…). Đây là một trong những cách thức tự học đang
được áp dụng trong SV nhiều trường đại học ở nước ta hiện
nay.
Vấn đề bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu cho
SV đại học mới được tuyển vào hệ tập trung của các trường
đại học cũng đã được đề cập đến trong cuốn sách Học tập hợp
lý của nước CHDC Đức (cũ) do giáo sư Réttxke chủ biên. Các
tác giả cuốn sách này đã khẳng định: “Học tập ở đại học là
một quá trình phát triển con người, quá trình này phụ thuộc
vào nhiều yếu tố …” và “việc hoàn thành có kết quả những
nhiệm vụ học tập đòi hỏi phải đấu tranh với với bản thân và
tập thể một cách có phê phán và đầy sáng tạo trong quá trình
học tập”. Đồng thời, cuốn sách cũng gợi hướng giải quyết cho
SV từ các vấn đề còn vướng mắc trong tâm tư của mình đối
với nhiệm vụ học tập đến những điểm có tính chất quyết định


đối với việc học tập ở đại học trên con đường dẫn đến thành
công trong học tập.
Việc tự học được I.F.Kharamôv nghiên cứu dưới góc độ
đề ra những biện pháp nhằm phát huy phát huy năng lực tự
học của người học thông qua làm việc độc lập với sách và tài
liệu tham khảo …
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhằm phát huy năng lực
nội tâm và sáng tạo của người học, các nước Tây Âu và Mỹ
đã quan tâm tới việc tìm ra phương pháp giáo dục mới dựa
trên cơ sở tiếp cận “Lấy học sinh làm trung tâm”. J.Dewey
(1859 – 1925) – người đại diện cho tư tưởng tiến bộ đã đề
xướng “học sinh là mặt trời, xung quanh có quy tụ mọi
phương tiện giáo dục”. Theo tư tưởng này, một số phương

pháp dạy học tích cực đã được thực nghiệm. Từ đó, vai trò
của người thầy có bước thay đổi căn bản. Họ trở thành người
trọng tài điều khiển, tổ chức hướng dẫn học sinh biết cách
học, đặc biệt là tự học.
Vào những năm 30 của thế kỷ XX, T.Makiguchi (1871 –
1944) cho rằng: “Giáo dục có thể coi là quá trình hướng dẫn


tự học mà động lực của nó là: Kích thích người học sáng tạo
ra giá trị để đạt tới hạnh phúc của bản thân và cộng đồng”.
Năm 1986, hai nhà giáo dục Ấn Độ S.D.Sharma và
Shakti R.Almed đã khẳng định: HĐTH của SV là nội dung
chính là quá trình điều khiển HĐTH của SV một cách gián
tiếp thông qua các nhiệm vụ nhận thức được thiết kế để hoàn
thành mục đích, nhiệm vụ dạy học được xác định.
Năm 1991 R.Roysinngh đã nghiên cứu vai trò của năng
lực tự học trong việc học tập thường xuyên và học tập suốt
đời, vai trò chuyên gia cố vấn của người thầy cũng được đề
cao trong hoạt động này.
* Ở Việt Nam, không ít công trình nghiên cứu khoa học
đã quan tâm, nghiên cứu biện pháp nâng cao chất lượng tự
học trên nhiều góc độ.
Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: Học phải suốt đời
ngay cả khi đã đi làm việc với phương châm “Về cách học
phải lấy tự học làm gốc”, “Về cách dạy phải tránh lối dạy
nhồi sọ…Về học tập tránh lối học vẹt”. Bác động viên toàn
dân “Phải tự nguyện, tự giác, coi việc học tập là nhiệm vụ


của người cách mạng phải cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, do

dó mà tích cực, tự hoàn thành kế hoạch học tập” [29, 54].
Theo Nguyễn Cảnh Toàn – Lê Khánh Bằng, thì tự học là
một hoạt động độc lập diễn ra không hoặc ít có sự điều khiển
của thầy. Đây là một hình thức hoạt động nhận thức của cá
nhân nhằm nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ do
chính bản thân người học tiến hành ở nhiều không gian khác
nhau (trên lớp hoặc ngoài lớp), theo hoặc không theo chương
trình và SGK đã được ấn định. Nó phụ thuộc vào hứng thú,
nghề nghiệp; trình độ nhận thức, đặc điểm, thói quen làm việc
riêng của từng người.
Các tác giả Nguyễn Ngọc Quang, Đặng Vũ Hoạt,
Nguyễn Ngọc Bảo, Trịnh Quang Từ , Nguyễn Thị Tính cũng
đồng quan niệm coi tự học là hoạt động tự giác, tích cực, chủ
động của người học dưới vai trò chủ đạo của thầy.
Phạm Hồng Quang coi tự học là một hình thức tổ chức
ngoài giờ lên lớp, phối hợp với các hình thức dạy học khác.
Ngoài ra, còn rất nhiều các công trình của các nhà giáo
dục nghiên cứu về tự học như: “Luận bàn về kinh nghiệm tự
học” (Nguyễn Cảnh Toàn), “Tự học – một chìa khóa vàng của


giáo dục” (Phan Trọng Luận), “Tự học một nhu cầu tất yếu
của thời đại” (Nguyễn Hiến Lê), “Vị trí của tự học, tự đào tạo
trong quá trình dạy học, giáo dục và đào tạo” (Trần Bá
Hoành), …
Bên cạnh đó, không ít luận án tiến sỹ, luận văn thạc sĩ,
khóa luận tốt nghiệp dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giáo,
các nhà khoa thuộc trường ĐHSP Hà Nội và các nhà khoa học
thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
Có thể nói, trong lịch sử giáo dục, tự học là vấn đề đã

được chú ý đề cập từ rất lâu và được nghiên cứu trên nhiều
góc độ, cấp độ khác nhau cả trong nước và trên thế giới. Bản
chất, ý nghĩa và vai trò đặc biệt quan trọng của việc tự học đối
với sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người đều
được khẳng định, nhấn mạnh trong các công trình nghiên cứu.
Đây là yếu tố cơ bản giúp người học có được tri thức, kỹ
năng, kỹ xảo và hình thành thái độ mới, để có thể hoàn thành
nhiệm vụ học tập; nhờ đó chất lượng dạy học được nâng cao.
Từ đó, làm thế nào để nâng cao chất lượng tự học, kỹ năng tự
học và việc hình thành kỹ năng tự học cho học sinh, SV cũng
là điều được các tác giả quan tâm.


Song thực tế cho thấy việc tự học của học sinh, SV chưa
đáp ứng được yêu cầu và hiệu quả mong muốn.
Hơn nữa chưa có tác giả nào nghiên cứu về việc tổ chức
HĐTH trong dạy học môn ĐLQSCĐ cho SV ĐHQGHN hiện
nay. Vì vậy, nghiên cứu nhằm tìm ra các biện pháp tổ chức
HĐTH cho SV trong các trường đại học là cần thiết.
-Tự học
Có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm tự học, trong
đó phải kể đến:
R.Retke đã coi “Tự học là việc hoàn thành các nhiệm vụ
khác không nằm trong các lần tổ chức giảng dạy” [36, 97]
Theo Nguyễn Văn Hộ thì “Tự học là hoạt động diễn ra
dười sự điều khiển gián tiếp của giáo viên, học sinh tự mình
sắp xếp kế hoạch, sử dụng điều kiện sẵn có trong gia đình, tài
liệu, củng cố, đào sâu, mở rộng và hoàn chỉnh tri thức hoàn
thành cá nhiệm vụ học tập đã được giáo viên giao và hướng
dẫn sơ bộ cách thức thực hiện” [19, 126]

Với Nguyễn Hiến Lê thì cho rằng: “Tự học là không ai
bắt buộc tự mình tìm tòi, học hỏi để hiểu biết thêm. Có thầy


hay không có thầy ta không cần biết. Người tự học hoàn toàn
làm chủ mình, muốn học môn nào tùy ý, muốn học lúc nào
cũng được, đó mới là điều quan trọng” [25, 66].
Còn Thái Duy Tuyên thì quan niệm: “Tự học là hoạt
động độc lập chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo … và kinh
nghiệm lịch sử xã hội loài người nói chung của chính bản thân
người học” [44, 82].
Theo Nguyễn Cảnh Toàn: “Tự học là tự mình động não,
suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân
tích, tổng hợp ..) và có khi cả cơ bắp (khi sử dụng dụng cụ) và
các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ tình cảm, cả nhân
sinh quan, thế giới quan (như trung thực, khách quan, có chí
tiến thủ, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say
mê khoa học, ý muốn thi đỗ, biết biến khó khăn thành thuận
lợi…) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân
loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình” [40, 59 - 60].
Đặng Vũ Hoạt và Hà Thị Đức quan niệm “Tự học là một
hình thức tổ chức cơ bản ở đại học. Đó là một hình thức hoạt
động nhận thức của cá nhân, nhằm nắm vững hệ thống tri
thức và kỹ năng do chính bản thân người học tiến hành ở trên


lớp hoặc ở ngoài lớp , hoặc không theo chương trình và sách
giáo khoa đã được quy định” [18, 174].
Trịnh Quang Từ định nghĩa: “Tự học là quá trình độc
lập, nỗ lực tìm tòi, khám phá tri thức của sinh viên dưới sự tổ

chức và điều khiển gián tiếp của giáo viên nhằm củng cố, mở
rộng, đào sâu những tri thức đã lĩnh hội qua các hình thức lên
lớp có giáo viên điều khiển trực tiếp…” [ 45, 23].
Theo Nguyễn Thị Tính: “Tự học là một quá trình, trong
đó dưới vai trò chủ đạo của giáo viên, người học tự mình
chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo thông qua các hoạt động
trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, phán đoán…)
và cả các hoạt động thực hành (khi phải sử dụng các thiết bị
đồ dùng học tập). Tự học gắn liền với động cơ, tình cảm và ý
chí …của người học để vượt qua chướng ngại vật hay vật cản
trong học tập nhằm tích lũy kiến thức cho bản thân người học
từ kho tàng tri thức của nhân loại, biến kinh nghiệm này thành
kinh nghiệm và vốn sống của cá nhân người học” [39, 17].
Từ đó, tác giả luận văn đi đến định nghĩa về tự học như
sau: Tự học (Seft – learning) là hoạt động dưới sự hướng dẫn,
tổ chức, điều khiển của người dạy; người học tự giác, tự lực,


tích cực nghiên cứu, nhận thức thế giới quan, lĩnh hội nội
dung bài học; để đạt mục đích nhất định. Hoạt động này giúp
người học nắm vững, thông hiểu, mở rộng, đào sâu tri thức,
hình thành kỹ năng, kỹ xảo tương ứng; đồng thời hình thành
và rèn luyện phẩm chất, nhân cách.
- Hoạt động tự học và hoạt động tự học của sinh viên
* Hoạt động tự học
HĐTH là một hoạt động tự tìm tòi, khám phá để chiếm
lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo. Hoạt động tự học
bao gồm rất nhiều các hành động liên tục, kế tiếp nhau như;
quan sát, ghi chép, đọc tài liệu, giải bài tập… Nó là một nhân
tố, một khâu của quá trình giáo dục, là một quá trình gia công,

chế biến và tự điều khiển theo đúng mục tiêu giáo dục quy
định. Đây là một trong những yếu tố quyết định chất lượng và
hiệu quả của hoạt động học tập nói chung.
HĐTH giúp người học từ chỗ chưa biết đến chỗ biết và
ngày càng đầy đủ, sâu sắc, hoàn thiện hơn; từ chỗ nắm tri
thức đến chỗ hình thành vững kỹ năng, kỹ xảo ngày càng ở
mức độ cao hơn; từ chỗ vận dụng những điều đã học vào tình
huống quen thuộc đến chỗ vận dụng dụng chúng vào những


tình huống mới trên cơ sở đó ngày càng hoàn thiện các năng
lực và phẩm chất đạo đức, trí tuệ, thế giới quan khoa học và
các phẩm chất đạo đức khác.
Cơ sở có tính chất phương pháp luận của hoạt động tự
học là quan điểm về bản chất hoạt động của con người. Vì
theo tâm lí học hoạt động có vai trò quyết định trực tiếp đến
sự hình thành phát triển nhân cách. Do đó, hoạt động tự học
tất yếu đòi hỏi phải có sự nỗ lực tích cực và tự điều chỉnh
hành vi của bản thân. Hoạt động này sẽ đem lại hiệu quả cao,
khi tính mục đích trở thành một phẩm chất độc lập của nhân
cách gắn liền với việc xây dựng ý chí, niềm tin của quá trình
hoạt động của người học.
Nhờ hoạt động này, người học có nếp sống và làm việc
khoa học, rèn luyện ý chí phấn đấu, đức kiên trì, óc phê phán,
lòng say mê nghiên cứu khoa học; từng bước biến tri thức
nhân loại thành vốn hiểu biết, kinh nghiệm riêng của cá nhân.
Từ đó, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập. HĐTH có ý
nghĩa lâu dài trong suốt cuộc đời mỗi con người, tạo thói quen
học tập suốt đời. Vì vậy, có thể khẳng định HĐTH giữ một vị
trí, vai trò rất quan trọng trong hoạt động học tập của mỗi

người.


Trong hoạt động này, người thầy có vai trò động viên,
khuyến khích, hướng dẫn người học tự học một cách đúng
hướng và hiệu quả.
Chủ thể có vai trò quyết định HĐTH chính là bản thân
người học, do đó kết quả phụ thuộc chủ yếu và phần lớn vào
mức độ tích cực, độc lập sáng tạo trong hoạt động nhận thức
của chính họ. Bởi nếu người học không đầu tư thời gian, công
sức; không hứng thú, say mê; không có kế hoạch và cách tự
học, không tự giác thì hiệu quả của nó không cao.
* Hoạt động tự học của sinh viên
- Đặc điểm:
+ “HĐTH, tự nghiên cứu của SV bao hàm cả hai công
việc: chuẩn bị cho các giờ lên lớp (lý thuyết, xemina, làm việc
nhóm, thực hành…) và tự học có hướng dẫn (nghiên cứu, đọc
tài liệu, hoàn thành các nhiệm vụ học tập, làm bài tập tuần,
nhóm tháng, bài tập cuối kì” [13, 112].
+ HĐTH của SV là quá trình nhận thức độc đáo, mang
tính chất nghiên cứu. Đó là quá trình SV tiếp thu, gia công,
lưu giữ thông tin từ GV và nhiều nguồn tư liệu khác nhau để


tự mình chế biến, chuyển hóa thành sản phẩm trí tuệ của bản
thân. Đó là sự phản ánh khách quan thông qua chủ quan của
SV, trong đó mục đích, nhiệm vụ của quá trình dạy học đã trở
thành mục đích, nhiệm vụ của quá trình tự học đối với người
học.
Động lực thúc đẩy HĐTH của SV là kết quả của việc

giải quyết các mâu thuẫn vốn có trong quá trình tự học của
người học: mâu thuẫn giữa yêu cầu, nhiệm vụ nhận thức, rèn
luyện kỹ năng, kỹ xảo tự học được đề ra với trình độ, khả
năng hiện có của người học. Trong quá trình tự học, mâu
thuẫn này được giải quyết sẽ giúp cho người học phát triển về
mặt nhận thức nói riêng và nhân cách nói chung. Có thể thấy,
thực chất HĐTH của SVlà quá trình học tập - quá trình nhận
thức dưới sự tổ chức, hướng dẫn một cách gián tiếp của GV.
Quá trình này gian nan hơn nhiều so với quá trình học tập có
sự lãnh đạo, điều khiển trực tiếp của người thầy. Bởi khi đó,
người học phải tự đặt ra cho mình mục đích, nhiệm vụ, phải
tự xây dựng cách học, phải sử dụng linh hoạt, hợp lý các hình
thức, điều kiện và phương tiện học tập để đạt được kết quả
cao nhất.


+ HĐTH của SV là hoạt động nhận thức mang tính tích
cực, độc lập và sáng tạo
Tính tích cực nhận thức là một phẩm chất của cá nhân, là
thái độ của chủ thể (SV) đối với khách thể (hoạt động học tập)
thông qua sự huy động ở mức độ cao chức năng tâm lý, đặc biệt
là chức năng tư duy; để giải quyết nhiệm vụ học tập. Tính tích
cực nhận thức vừa là mục đích của hoạt động, vừa là phương
tiện, vừa là điều kiện để đạt mực đích, vừa là kết quả của hoạt
động.
Tính tích cực nhận thức tồn tại dưới 2 dạng: Bên trong
và bên ngoài.
Bên trong: như là thái độ của chủ thể hoạt động, đó là sự
tự nguyện, tự giác, có nhu cầu, hứng thú đối với việc học tập,
có sự nỗ lực cố gắng, kiên trì, khắc phục khó khăn trong quá

trình nắm tri thức, có khả năng định hướng đối với nhiệm vụ
nhận thức.
Bên ngoài: đó là sự huy động cao nhất các chức năng
tâm lý để chiếm lĩnh kiến thức, biểu hiện ra bên ngoài của
nó là những trạng thái hoạt động tích cực như: sự tập trung
chú ý, sự căng thẳng trí tuệ, sự tận dụng thời gian để thực


hiện kế hoạch học tập, kả năng giải quyết tình huống một
cách sáng tạo. Tùy theo mức độ huy động các chức năng
tâm lý trong quá trình nhận thức mà có những mức độ khác
nhau của tính tích cực, thể hiện từ thấp đến cao.
Mức độ thấp: thể hiện sự tái hiện, bắt chước.
Mức độ thể hiện sự tìm tòi trong nhận thức.
Mức độ thể hiện sự sáng tạo trong nhận thức.
Tính độc lập trong nhận thức: Được thể hiện ở khả năng
giải quyết vấn đề một cách tự chủ, độc lập, luôn tìm phương
pháp mới để nắm tri thức. Đó là khả năng vận dụng tri thức đã
biết vào những hoàn cảnh mới để nắm tri thức mới, củng cố
và mở rộng kiến thức đã học. Tính độc lập trong quá trình
nhận thức được biểu hiện ở trong suy nghĩ đó là khả năng tự
nhận xét, phán đoán, suy luận trước những ý kiến của người
khác tự mình tiến hành các thao tác tư duy để lĩnh hội tri thức
không phụ thuộc vào ý kiến của người khác, diễn đạt những
vấn đề lĩnh hội theo quan điểm của mình và được thể hiện cả
trong hành động.


Như vậy, tính tích cực, độc lập trong nhận thức của SV
là hoạt động có hệ thống trên lớp và ngoài lớp để tự mình tìm

tòi tri thức, nêu ra vấn đề, giải quyết vấn đề và tự bản thân
kiểm tra kết quả, hoàn thành một cách sáng tạo nhiệm vụ
nhận thức.
Tính sáng tạo trong hoạt động nhận thức: Là mức độ
cao của tính tích cực và tính độc lập. Đó là thái độ tích cực
cải tạo của chủ thể đối với khách thể, là sự thống nhất của
quá trình hoạt động trí tuệ, ý chí và tình cảm của con người
nhằm hoàn thiện và sáng tạo ra một hoạt động, một sản phẩm
nào đó. Tính sáng tạo được thể hiện ở nhu cầu khao khát tìm
tòi, khám phá bản chất của sự vật, hiện tượng cần nghiên
cứu, muốn vận dụng những phương pháp mới để khắc phục
khó khăn trong quá trình lĩnh hội tri thức, tìm ra những giải
pháp mới, yếu tố mới trong quá trình hoàn thiện bài học, đảm
bảo chất lượng tối ưu trong quá trình học tập. Nó có liên
quan mật thiết với năng lực tư duy sáng tạo trong quá trình
nhận thức, đó là năng lực tìm thấy vấn đề mới, phát triển cái
mới, tự di chuyển tình huống, sáng tạo ra phương thức giải
quyết mới.


+ HĐTH của SV là một quá trình tự điều khiển – quá
trình tổ chức lĩnh hội tri thức.
Qua phân tích trên, có thể thấy HĐTH là hoạt động tích
cực, độc lập, sáng tạo của SV. Nói như vậy, không có nghĩa là
thầy giáo truyền thụ một cách máy móc những tri thức có sẵn
đến người học mà đó là quá trình tổ chức, điều khiển hoạt
động nhận thức của người học nhằm hình thành cho họ năng
lực nhận thức, thái độ, phương pháp học tập, ý chí để họ tự
mình giành lấy tri thức, nhằm biến nguồn tri thức nhân loại đã
tiếp thu được thành sản phẩm trí tuệ riêng của bản thân để khi

cần có thể sử dụng nó như một công cụ lao động.
Nếu trong quá trình dạy học, người thầy căn cứ vào mục
đích dạy học để lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ
chức dạy học để truyền đạt tri thức đến người học; người học
tiếp thu tri thức và đạt được kết quả học tập tương ứng. Còn
trong quá trình tự học việc điều khiển nhân cách người học
được chuyển hóa thành việc tự điều khiển sự phát triển của
chính bản thân họ. Như vậy, tự học là quá trình tự điều khiển,
là quá trình tự tác động nhằm hướng mọi hoạt động của chủ
thể vào một trình tự nhất định để đạt được kết quả tối ưu.


Theo quan điểm Xibecnetic (điều khiển học): Quá trình
tự học là một quá trình tự điều khiển quá trình tổ chức chiếm
lĩnh tri thức, quá trình thu nhận, chế biến, xử lý, bảo quản và
truyền đạt thông tin nhằm làm tăng sự hiểu biết của cá nhân,
giúp cho người học nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo trong
quá trình học tập, đồng thời đó là quá trình chống lại những
hoạt động chủ định lệch tâm hoặc vô thức ngăn cản tiến trình
cải tiến hoạt động học tập.
HĐTH đòi hỏi SV ngoài việc sử dụng một hệ thống các
thao tác tư duy, còn phát huy ở mức độ cao quá trình tâm lý,
các thuộc tính tâm lý của cá nhân từ cảm giác, tri giác…đến
xu hướng, tính cách, tình cảm và các yếu tố tâm lý khác. Nó
bắt đầu từ vệc lập kế hoạch học tập đến việc tổ chức thực hiện
kế hoạch (Sử dụng thời gian, phương pháp, các hình thức tự
học cho phù hợp giữa nghe giảng, ghi chép, đọc sách…tự
kiểm tra, đánh giá quá trình đó). SV nếu thực hiện tốt những
điều kiện trên sẽ tận dụng triệt để thời gian, không ngừng
nâng cao tri thức của bản thân, rèn luyện tác phong làm việc

nghiêm túc, khoa học để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của
xã hội.
- Kĩ năng tự học của SV


Kỹ năng là khả năng thực hiện có kết quả một hành động
hay một hoạt động nào đó bằng cách lựa chọn và vận dụng
những tri thức, những kinh nghiệm đã có để hành động phù
hợp với những điều kiện thực hiện cho phép. Kỹ năng biểu
hiện trình độ các thao tác tư duy năng lực và mặt kỹ thuật của
hoạt động. Để có kỹ năng về hành động nào đó cần phải có tri
thức về hành động (bao gồm: mục đích của hành động, các
điều kiện, các phương thức, cách thức hành động để đạt được
mục đích); tiến hành hành động đúng với yêu cầu của nó; có
quá trình hình thành kỹ năng đúng, khoa học, có sự rèn luyện,
tập dượt để đạt được mục đích.
Kỹ năng tự học của SV:
Để tự học tốt, SV phải nắm vững tri thức về hành động
tự học như: xác định mục đích, các điều kiện, phương tiện và
cách thức tiến hành hành động nhằm thu được kết quả phù
hợp với mục đích tương ứng, tức là phải có kỹ năng tự học
tương ứng. Từ đó, có thể hiểu kỹ năng tự học là khả năng thực
hiện có kết quả của một hay một nhóm hành động học tập
bằng cách vận dụng những kinh nghiệm đã có để hành động
với những điều kiện cho phép nhằm giải quyết các nhiệm vụ
học tập.


Kỹ năng tự học bao gồm các đặc trưng sau: Kỹ năng tự
học là tổ hợp các cách thức hành động tự học được người học

nắm vững, nó biểu hiện ở mặt kỹ thuật của hành động tự học
và mặt năng lực tự học của mỗi cá nhân. Có kỹ năng tự học là
có năng lực tự học ở mức độ nào đó.
Kỹ năng tự học có quan hệ chặt chẽ với kết quả học tập,
nó là yếu tố mang tính mục đích của hành động tự học và có ý
nghĩa quyết định đến kết quả tự học.
Hệ thống các kỹ năng tự học:
Hoạt động tự học được thực hiện bởi một chuỗi các hành
động tự học. Để tự học có kết quả, sinh viên cần phải có
những kỹ năng tự học tương ứng với các hành động tự học
như: kỹ năng ghi chép, kỹ năng đọc sách, kỹ năng nghiên cứu
và hệ thống hóa bài học…
Các kỹ năng tự học có liên quan hữu cơ với nhau, bổ
sung cho nhau. Để HĐTH đạt hiệu quả cao, SV trong quá
trình tự học phải biết kết hợp vận dụng các kỹ năng với nhau
một cách hợp lý.


Theo quan niệm điều khiển học, quá trình tự học là quá
trình tự điều khiển, tự tác động của chủ thể nhằm giải quyết
các nhiệm vụ học tập đạt kết quả tối ưu. Quá trình tự điều
khiển đó khởi nguồn từ việc lập kế hoạch tự học, tổ chức thực
hiện kế hoạch và cuối cùng là tự kiểm tra, đánh giá quá trình
đó.
Từ đó có thể chia hệ thống các kĩ năng tự học thành 3
nhóm cơ bản:
Nhóm kỹ năng kế hoạch hóa HĐTH: xác định mục đích,
nội dung và trình tự công việc cần làm, phân phối, sắp xếp
thời gian cho từng công việc.
Nhóm kĩ năng tổ chức, thực hiện kế hoạch: tiến hành

các hành động nhận thức đối với quá trình tự học, đảm bảo
cho việc hoàn thành các kế hoạch đã đề ra, đó là kĩ năng đọc
sách và tài liệu học tập, kĩ năng ghi chép, kĩ năng giải bài tập
nhận thức, kĩ năng thực hiện các thao tác trí tuệ và nhất là kĩ
năng hệ thống hóa và khái quát hóa kiến thức. Nhóm kĩ năng
tự kiểm tra, đánh giá: xác định nội dung sẽ kiểm tra, đánh giá,
xây dựng độ chuẩn để kiểm tra, thang tự đánh giá, chọn cách


thức thực hiện hành động tự kiểm tra, tự đánh giá, so sánh,
đối chiếu.
Dễ nhận thấy, kĩ năng tự học của SV là một loại kĩ năng
riêng biệt của hệ thống kĩ năng sư phạm. Sử dụng để lĩnh hội
tri thức nói riêng, phát triển trí tuệ nói chung trong quá trình
học tập…Trong quá trình dạy học rất cần hình thành kĩ năng
tự học nhất là kĩ năng cơ bản, đồng thời tổ chức cho họ rèn
luyện nhằm nắm vững hệ thống các thao tác trong quá trình tự
học và vận dụng chúng một cách sáng tạo.
Việc hình thành và rèn luyện kĩ năng tự học là đòi hỏi
không thể thiếu đối với SV trong quá trình học tập, để nâng
cao chất lượng, hiệu quả HĐTH. Nhờ hệ thống các kĩ năng tự
học mà việc tự học của SV trở nên sáng tạo, tránh máy móc
và họ biết cách chiếm lĩnh tri thức bằng hoạt động của chính
bản thân mình. Điều này giúp họ hoàn thành nhiệm vụ học
tập, thỏa mãn nhu cầu nhận thức của bản thân; đồng thời là
nội lực để người học biến thành động cơ tự học thành kết quả
cụ thể; giúp họ tự tin, hứng thú, say mê, tích cực trong HĐTH
tự học của chính bản thân mình.



Như vậy, HĐTH của SV tại các trường Đại học thực
chất là hoạt động nhận thức thế giới quan có tính chất nghiên
cứu, dưới sự hướng dẫn, điều khiển của GV. Hoạt động này
đòi hỏi người học phải phát huy cao độ tính tích cực, độc lập,
chủ động, độc lập, sáng tạo của bản thân. Có như vậy mới tiếp
thu được những kinh nghiệm của xã hội loài người và như thế
nhân cách không ngừng được phát triển.
- Tổ chức hoạt động tự học và tổ chức hoạt động tự học cho
sinh viên
* Tổ chức HĐTH là việc người dạy hướng dẫn, chỉ ra
cách thức, hình thức để người học tự học. Khi tổ chức hoạt
động này, người thầy chỉ giữ vai trò tổ chức, điều khiển,
hướng dẫn, chỉ đạo HĐTH của người học. Còn việc lên kế
hoạch cụ thể, sắp xếp thời gian, tự học như thế nào… lại do
chính người học quyết định.
* Tổ chức HĐTH cho SV: Tổ chức HĐTH hiệu quả sẽ
có vai trò rất lớn đối với kết quả tự học. Với SV đại học, điều
này càng trở nên thiết thực, bởi môi trường học tập của các
em có những điểm riêng, khác biệt với bậc THPT. Lượng kiến
thức lớn, khó – đòi hỏi nhận thức của người học ở mức độ cao


hơn, mang tính chất độc lập, tự lực, tự nghiên cứu, tự giác
sáng tạo trong việc lĩnh hội và vận dụng tri thức vào đời sống.
Trong quá trình học tập ở bậc đại học, nếu GV biết cách
tổ chức HĐTH, sẽ khơi dậy tiềm năng, hứng thú, tạo động lực
phát huy ý chí và năng lực tự học của SV và như thế cũng có
nghĩa vị trí trung tâm của người học được khẳng định.
Muốn tổ chức tốt HĐTH cho SV, GV phải được bồi
dưỡng kiến thức chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ, nhất là kĩ

năng tổ chức HĐTH.
Trong quá trình dạy học ở đại học, hoạt động dạy của
GV và hoạt động học của SV là hai hoạt động có mối quan hệ
thống nhất, biện chứng với nhau, quy định lẫn nhau và đều
hướng tới mục đích cuối cùng là biến đổi nhân cách của chính
bản thân người học thông qua việc người học tích cực nhận
thức để chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo.
Vai trò của GV trong tổ chức HĐTH cho SV và nhiệm vụ
tự học của SV.
Thông qua các nhiệm vụ, bài tập giao cho SV, người
thầy chỉ đạo, điều khiển một cách gián tiếp HĐTH. Đứng


×