Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Tiểu luận cao cấp lý luận chính trị nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của viễn thông thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (501.9 KB, 54 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP
CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TÊN ĐỀ ÁN:
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA VIỄN THÔNG THANH HÓA

Họ và tên học viên: Nguyễn Xuân Vĩnh
Mã số học viên:

AP152387

Chức vụ, cơ quan công tác: Trưởng phòng Kế hoạch Đầu tư
Viễn thông Thanh Hóa
Lớp học, khóa học: K66B24

THANH HÓA – NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong đề án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích
dẫn đúng quy định. Đề án này phù hợp với vị trí, chức vụ, đơn vị công tác của
tôi và chưa được triển khai thực hiện trong thực tiễn.
Tác giả

Nguyễn Xuân Vĩnh



MỤC LỤC
1.2. Mục tiêu của đề án.................................................................................7
2.3 Tổ chức thực hiện đề án........................................................................43
2.4. Dự kiến hiệu quả của đề án.................................................................49

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNTT:

Công nghệ thông tin.

GTGT:

Giá trị gia tăng.

PBH:

Phòng bán hàng.

Tập đoàn:

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

SXKD:

Sản xuất kinh doanh.

TTVT:

Trung tâm viễn thông.


TTKD:

Trung tâm Kinh doanh VNPT-Thanh Hóa

VNPT:

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

VT-CNTT: Viễn thông, công nghệ thông tin.
VNPT Thanh Hóa: Viễn thông Thanh Hóa.


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do xây dựng đề án
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam được thành lập theo Quyết
định số 06/2006/QĐ-TTg ngày 09/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ . Điều
lệ Tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam được
ban hành kèm theo Quyết định số 265/2006/QĐ-TTg ngày 17/11/2006 của
Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 24/6/2010, Công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt
Nam chuyển đổi hoạt động sang mô hình Công ty trách nhiệm Hữu hạn một
thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo quyết định số 955/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ.
Thực hiện Quyết định số 888/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về
phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; trong 2
năm 2014-2015, VNPT đã triển khai tái cơ cấu đúng tinh thần chỉ đạo của
Thủ tướng và Bộ Thông tin và Truyền thông, thực hiện một cuộc đổi mới
quyết liệt và toàn diện. Đến hết năm 2015, VNPT đã hoàn thành các mục tiêu
cơ bản và chính thức đi vào hoạt động với mô hình 3 lớp “Hạ tầng – Dịch vụ Kinh doanh”, theo định hướng “Chuyên biệt – Khác biệt – Hiệu quả”.
Viễn thông Thanh Hóa là doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị thành viên

hạch toán phụ thuộc của Tập đoàn Bưu chính Viên thông Việt Nam; được
thành lập theo quyết định số 687/QĐ-TCCB/HĐQT ngày 06/12/2007, sau khi
thực hiện chia tách Bưu chính, Viễn thông. Giai đoạn từ 1/1/2008 đến 6/2016
Viễn thông Thanh Hóa hoạt động theo Quy chế tổ chức và hoạt động ban
hành kèm theo Quyết định số 688/QĐ-TCCB/HĐQT ngày 06/12/2007 của
Hội đồng Quản trị Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Thực hiện sự chỉ đạo của VNPT, trong giai đoạn 2014, 2015, Viễn
thông Thanh Hóa đã tập trung triển khai phương án tái cơ cấu sản xuất kinh
doanh, đảm bảo đúng yêu cầu, tiến độ. Trong giai đoạn 1 từ tháng 10/2014
đến tháng 9/2015 thành lập Trung tâm kinh doanh thuộc Viễn thông Thanh
Hóa; Tách bộ phận kinh doanh tại các Trung tâm Viễn thông Huyện, Thị xã,
5


Thành phố thành lập các Phòng bán hàng trực thuộc Trung tâm kinh doanh.
Đến tháng 10/2015 chính thức bàn giao Trung tâm kinh doanh với 331 nhân
lực sang quyền quản lý của Tổng công ty Dịch vụ Viễn thông (VNPT
Vinaphone). Như vậy từ tháng 10/2015, VNPT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
bao gồm 2 đơn vị là Viễn thông Thanh Hóa, đơn vị trực thuộc VNPT và Trung
tâm kinh doanh VNPT-Thanh Hóa, đơn vị trực thuộc Tổng công ty Dịch vụ
Viễn thông. Viễn thông Thanh Hóa và Trung tâm kinh doanh VNPT- Thanh
Hóa chịu trách nhiệm xây dựng, khai thác và kinh doanh dịch vụ viễn thông,
công nghệ thông tin trên địa bàn, thông qua chuỗi hoạt động, đó là: Viễn
thông Thanh Hóa, là khối kỹ thuật chịu trách nhiệm quản lý, khai thác toàn bộ
hạ tầng mạng lưới, cung cấp dịch vụ để Trung tâm kinh doanh VNPT Thanh
Hóa chịu trách nhiệm triển khai, khai thác, kinh doanh.
Viễn thông Thanh Hóa là đơn vị kinh tế trực thuộc, hạch toán phụ thuộc
Công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; được tổ chức và hoạt
động dưới hình thức chi nhánh của Công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính Viễn
thông Việt Nam; là một bộ phận cấu thành của hệ thống tổ chức và hoạt động

của Tập đoàn, hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động công ích, cùng các
đơn vị thành viên khác trong một dây chuyền công nghệ viễn thông, công
nghệ thông tin, truyền thông liên hoàn, thống nhất cả nước; có mối liên hệ
mật thiết với nhau về tổ chức mạng lưới, lợi ích kinh tế, tài chính, phát triển
dịch vụ để thực hiện những mục tiêu, chiến lược, kế hoạch do Tập đoàn giao.
Sau khi thực hiện phương án Tái cơ cấu sản xuất kinh doanh; Viễn thông
Thanh Hóa hoạt động theo Quy chế tổ chức và hoạt động ban hành kèm theo
Quyết định số 121/QĐ-VNPT-HĐTV-NL ngày 31/5/2016 của Hội đồng thành
viên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Các nguồn lực giao và cơ chế quản lý của VNPT đối với Viễn thông
Thanh Hóa có những thay đổi cơ bản. Tuy nhiên điểm quan trọng nhất trong
mô hình tổ chức mới đó là phải phát huy được giá trị của chuỗi cung cấp dịch
vụ cho khách hàng trên cơ sở đồng bộ, thông qua hệ thống cơ chế, quy chế
giữa Viễn thông Thanh Hóa và Trung tâm kinh doanh VNPT-Thanh Hóa. Vừa
đảm bảo tính chuyên nghiệp, chuyên biệt trong thực hiện nhiệm vụ theo đúng
6


tinh thần giá trị cốt lõi của Đề án tái Cơ cấu Tập đoàn, đồng thời phải đảm
bảo tính gắn kết, đồng bộ toàn bộ quá trình cung cấp dịch vụ, phục vụ khách
hàng và thực hiện các nhiệm vụ của doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn.
Trong đó tính gắn kết giữa khối kỹ thuật và kinh doanh tại các địa bàn huyện,
thị xã, thành phố vốn trước đây do các Trung tâm viễn thông đảm nhiệm toàn
bộ, là rất quan trọng. Nhằm hạn chế những vấn đề phát sinh do chưa có sự
phối hợp trong chuỗi quy trình cung cấp dịch vụ sau khi tái cơ cấu, VNPT đã
hình thành mô hình Trưởng đại diện VNPT trên địa bàn, giao cho Giám đốc
các Viễn thông Tỉnh/thành phố thực hiện chức năng nhiệm vụ Trưởng đại diện
trên địa bàn.
Vì vậy, trong giai đoạn ngắn hạn, việc sớm hình thành phương thức
hoạt động phù hợp với mô hình mới là hết sức quan trọng. Thiết lập cơ chế

hoạt động cho Viễn thông Thanh Hóa, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc đổi
mới mô hình quản trị, xây dựng và thực hiện các giải pháp đồng bộ với hoạt
động của Trung tâm kinh doanh VNPT Thanh Hóa sẽ góp phần nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh, nhanh chóng phát huy hiệu quả của mô hình tổ
chức mới sau tái cơ cấu.
Xuất phát từ lý do trên, tôi xây dựng đề án: “Nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh của Viễn thông Thanh Hóa” để làm đề án tốt nghiệp cao
cấp lý luận chính trị.
1.2. Mục tiêu của đề án
1.2.1. Mục tiêu chung
Ổn định tổ chức hoạt động; xây dựng và thực hiện giải pháp quản trị
mới; hình thành và vận hành hiệu quả mô hình khoán quản địa bàn và nguyên
tắc phối hợp của Nhóm nhân viên VNPT trên địa bàn để từ đó nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh của Viễn thông Thanh Hóa. Phát huy vai trò trong
mô hình chuỗi của doanh nghiệp VT- CNTT hiện đại; tạo tiền đề cho việc
thay đổi về chất trong các hoạt động quản trị doanh nghiệp. Góp phần xây
dựng VNPT trên địa bàn Thanh Hóa trở thành nhà mạng đem đến trải nghiệm
tốt nhất cho khách hàng theo định hướng của Tập đoàn.
7


1.2.2. Mục tiêu cụ thê
Việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Viễn thông Thanh Hóa
nhằm đạt các mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2017-2020 như sau:
- Phát triển hiệu quả các dịch vụ di động, băng rộng, truyền hình
MyTV; chuyển dịch cơ cấu dịch vụ truyền thống sang dịch vụ công nghệ
thông tin và giá trị gia tăng.
- Tập trung các nguồn lực để phát triển dịch vụ ứng dụng công nghệ
thông tin đáp ứng yêu cầu Thỏa thuận hợp tác chiến lược về viễn thông và
công nghệ thông tin giai đoạn 2015 - 2020 giữa Tập đoàn và Ủy ban nhân dân

tỉnh Thanh Hóa và các yêu cầu khách hàng trên địa bàn.
- Sử dụng và phát huy hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp. Ổn
định việc làm, nâng cao chất lượng lao động và đời sống của người lao động.
- Doanh thu viễn thông, công nghệ thông tin (Theo cơ chế của VNPT)
hàng năm tăng 10% trở lên. Chỉ tiêu chênh lệch thu – chi Theo cơ chế của
VNPT) hàng năm tăng trưởng từ 15% trở lên (Chỉ tiêu hiệu quả).
- Thu nhập bình quân của người lao động hàng năm tăng 10% trở lên.
- Hoàn thành và vượt chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước hàng năm.
- Mục tiêu tăng trưởng các dịch vụ mũi nhọn hàng năm:
+ Dịch vụ di động (Bao gồm trả trước + trả sau) tăng trên 7 %; trong
đó dịch vụ giá trị gia tăng (GTGT) và Data tăng trưởng 25%.
+ Dịch vụ băng rộng tăng 20%; Trong đó FiberVNN tăng 50%.
+ Dịch vụ MyTV tăng 10%.
+ Dịch vụ CNTT tăng 50%.
- Thực hiện hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ thường xuyên cũng như
đột xuất được giao; đơn vị đảm bảo an toàn mọi mặt.
1.3. Nhiệm vụ của đề án
Cung cấp, đánh giá các thông tin, đưa ra những đề xuất về điều chỉnh
mô hình tổ chức và triển khai một số giải pháp quản trị doanh nghiệp nhằm
8


nâng cao hiệu quả hoạt động của VNPT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Đề án được chia thành 4 tiểu đề án, bao gồm:
Đề án thành phần 1: Kiện toàn tổ chức sản xuất kinh doanh trên địa
bàn Thành phố Thanh Hóa, Thị xã Sầm Sơn, Huyện Hoằng Hóa, Huyện Thiệu
Hóa, Huyện Đông Sơn, Huyện Quảng Xương theo địa giới hành chính.
Đề án thành phần 2: Xây dựng hệ thống chỉ số và triển khai khoán quản
địa bàn cho nhân viên VNPT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Đề án thành phần 3: Xây dựng và triển khai Cơ chế phối hợp hoạt động

của Nhóm nhân viên VNPT trên địa bàn.
Đề án thành phần 4: Ứng dụng hệ thống BSC trong quản trị mục tiêu
của doanh nghiệp.
1.4. Giới hạn của đề án
- Đối tượng áp dụng: Trưởng đại diện VNPT tại Thanh Hóa. Bộ máy
điều hành và tham mưu của Viễn thông Thanh Hóa và lãnh đạo các đơn vị
trực thuộc Viễn thông Thanh Hóa. Bộ máy điều hành và tham mưu của Trung
tâm kinh doanh VNPT-Thanh Hóa và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Trung
tâm kinh doanh VNPT-Thanh Hóa.
- Không gian áp dụng: Tại Viễn thông Thanh Hóa, các Phòng chức
năng và các đơn vị trực thuộc Viễn thông Thanh Hóa và Trung tâm Kinh
doanh VNPT-Thanh Hóa.
- Thời gian thực hiện đề án: Tập trung triển khai trọng điểm trong năm
2017 và thực hiện trong giai đoàn từ năm 2017 đến năm 2020.

PHẦN 2. NỘI DUNG ĐỀ ÁN
2.1. Căn cứ xây dựng đề án
2.1.1. Căn cứ khoa học, lý luận:
Trong những năm gần đây, thực hiện quan điểm, chủ trương của Đảng
về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ, các ngành, các cấp đã
9


tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện một cách khá đồng bộ, sâu rộng, đạt
được những kết quả quan trọng. Song, việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp
nhà nước ở Việt Nam không đạt các mục tiêu mong muốn, đang tồn tại những
hạn chế, yếu kém:
- Nhìn chung, hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của
doanh nghiệp nhà nước chưa tương xứng với nguồn lực được phân bổ; trình
độ công nghệ của đa số doanh nghiệp nhà nước vẫn ở mức thấp. Hiệu quả của

các tập đoàn, tổng công ty nhà nước còn thấp.Trong nhiều doanh nghiệp nhà
nước, sự lãng phí, thất thoát nguồn lực còn lớn
- Tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đầu tư dàn trải, chưa tập
trung vào những ngành, lĩnh vực kinh doanh chính được giao. Làm phân tán
nguồn lực, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với
doanh nghiệp nhà nước tuy đã rõ hơn nhưng vẫn còn nhiều bất cập, lúng túng
và kém hiệu quả.
Trong bối cảnh đẩy mạnh việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô
hình tăng trưởng; Trong thời gian qua, Nhà nước đã và đang tiếp tục tập trung
thực hiện một số giải pháp cơ bản để quản lý, sắp xếp, đổi mới và nâng cao
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
- Tăng cường việc thực hiện có hiệu lực và hiệu quả các quyền và
nghĩa vụ của Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu, người đầu tư vốn được
pháp luật và điều lệ doanh nghiệp nhà nước quy định.
- Tăng cường vai trò giám sát trong quản lý doanh nghiệp nhà nước.
Giám sát của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước là sự theo dõi, xem
xét, đánh giá của chủ sở hữu Nhà nước xem doanh nghiệp nhà nước có thực
hiện đúng và tuân thủ các quy định, các nội dung quản lý của Nhà nước đối
với doanh nghiệp nhà nước hay không.
Vấn đề cấp thiết đổi mới quản lý doanh nghiệp nhà nước phù hợp với
thể chế kinh tế thị trường là tăng cường vai trò của giám sát trong hoạt động
10


quản lý doanh nghiệp nhà nước, trong đó có giám sát việc tổ chức thực hiện
quyền chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp
có vốn nhà nước.
+ Giám sát việc thực hiện mục tiêu, phương hướng, chiến lược kinh

doanh; kế hoạch đầu tư, kế hoạch tài chính; danh mục đầu tư.
+ Giám sát về tình hình, kết quả và hiệu quả kinh doanh; tình hình và
kết quả hoạt động tài chính; tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu; hiệu quả
đầu tư và kinh doanh; vay, nợ và khả năng thanh toán nợ; việc bảo toàn và
phát triển vốn nhà nước; vốn điều lệ, tăng giảm vốn điều lệ, thay đổi cơ cấu
vốn điều lệ; các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của chủ sở hữu.
- Tăng cường minh bạch và công khai để thúc đẩy cải thiện quản trị
doanh nghiệp nhà nước.
- Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật (Luật Doanh
nghiệp, Luật Kế toán, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng
v.v.), quy định về giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
nhà nước, cơ chế tài chính, các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán doanh
nghiệp trong hoạt động tài chính, kế toán và toàn bộ hoạt động của doanh
nghiệp.
- Thay đổi chế độ tuyển chọn và bổ nhiệm cán bộ quản lý doanh
nghiệp nhà nước theo cơ chế hiện nay sang cơ chế thu hút, tuyển chọn thông
qua thị trường nhân lực quản trị kinh doanh.
- Thực hiện nghiêm túc cam kết tiết giảm chi phí tài chính của doanh
nghiệp nhà nước theo Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 3/1/2012 của Chính phủ.
2.1.2. Căn cứ chính trị, pháp lý
- Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/12/2011 của Bộ Chính trị về xây
dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
- Nghị quyết số 05-NQ/TW Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi
11


mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao
động, sức cạnh tranh của nền kinh tế.

- Nghị quyết 24/2016/QH14 của Quốc hội khóa 14 về kế hoạch cơ cấu
lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020.
- Kết luận Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương khóa XI, Số
10-KL/TW ngày 18/10/2011, về tình hình kinh tế - xã hội, tài chính - ngân
sách nhà nước 5 năm 2006 - 2010 và năm 2011; kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, tài chính - ngân sách nhà nước 5 năm 2011 - 2015 và năm 2012
- Luật Doanh nghiệp 2014.
- Quyết định số 955/QĐ-TTg ngày 24/6/2010 của Thủ tướng Chính
phủ chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)
thành công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
- Quyết định 180/QĐ-TTg ngày 28/01/2011 phê duyệt Điều lệ tổ chức
và hoạt động của Tập đoàn VNPT.
- Quyết định số 888/QĐ-TTg ngày 10/6/2014 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt đề án tái cơ cấu Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
- Nghị định số 69/2014/NĐ-CP ngày 15/7/2014 của Chính phủ. Văn
bản số 2690/TTg-ĐMDN ngày 31/12/2014, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận
cho VNPT được thành lập 03 Tổng công ty: VNPT-Net, VNPT-Vinaphone,
VNPT-Media; trong đó: Tổng công ty VNPT-Net là đơn vị trực thuộc, hạch
toán phụ thuộc Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT; Tổng công ty VNPTVinaphone và Tổng công ty VNPT-Media là công ty con do VNPT đầu tư, sở
hữu 100% vốn điều lệ. Văn bản số 2690/TTg-ĐMDN ngày 31/12/2014 của
Thủ tướng Chính phủ.
- Quyết định số 687/QĐ-TCCB/HĐQT ngày 06/12/2007 của Hội đồng
quản trị Tập đoàn Bưu chính về việc “Thành lập Viễn thông Thanh Hóa - đơn
vị kinh tế trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam”.
- Quyết định số 121/QĐ-VNPT-HĐTV-NL ngày 31/5/2016 của Hội
đồng thành viên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam về việc ban hành
12


Quy chế tổ chức và hoạt động của Viễn thông Thanh Hóa.
- Quyết định số 236/QĐ-VNPT-HĐQT-KHĐT ngày 9/10/2015 của

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam về việc ban hành tạm thời Quy chế
điều phối hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Bưu chính viễn thông
Việt nam.
- Hệ thống Báo cáo triển khai kế hoạch và tự đánh giá của Viễn thông
Thanh Hóa;
- Hệ thống kế hoạch của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
- Các văn bản khác của Trung ương, của Bộ Thông tin và Truyền
thông, của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam.
2.1.3. Căn cứ thực tiễn
Trong giai đoạn 2014-2016, thực hiện các chủ trương của VNPT, Viễn
thông Thanh Hóa đã triển khai việc tái cơ cấu sản xuất kinh doanh đảm bảo
đúng mô hình, thời gian; đảm bảo ổn định sản xuất kinh doanh, không ảnh
hưởng đến việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng và các yêu cầu khác khi
thực hiện.
- Từ 01/8/2014 Viễn thông Thanh Hóa triển khai Đề án tái cơ cấu Tập
đoàn VNPT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, theo đó Viễn thông Thanh Hóa tách
thành 2 khối Kinh doanh và khối kỹ thuật trực thuộc Viễn thông Thanh Hóa.
Đến 01/10/2015, Viễn thông Thanh Hóa chính thức tách Trung tâm kinh
doanh VNPT-Thanh Hóa về Tổng công ty dịch vụ viễn thông (VNPT
Vinaphone).
- Viễn thông Thanh Hóa đã triển khai hoàn thiện bộ máy tổ chức, phân
công lao động theo hướng ngày càng chuyên sâu, chuyên nghiệp; giảm tỷ lệ
lao động quản lý xuống dưới 10% . Cụ thể: Bộ máy Viễn thông Thanh Hóa
bao gồm 04 phòng chức năng, 02 trung tâm dọc (Trung tâm Công nghệ thông
tin, Trung tâm Điều hành thông tin và 27 Trung tâm Viễn thông khu vực. Với
tổng số lao động là 455 người. Bộ máy Trung tâm kinh doanh VNPT-Thanh
Hóa đã hoàn thiện cơ cấu gồm 04 phòng chức năng và 28 Phòng bán hàng
khu vực, với tổng số lao động là 331 người. Trong đó khu vực Thành phố
13



Thanh Hóa có 2 phòng bán hàng: Phòng bán hàng Bắc Thành phố và Phòng
bán hàng Nam Thành phố.
- Viễn thông Thanh Hóa và Trung tâm kinh doanh VNPT - Thanh Hóa
đã phối hợp ban hành các quy trình, quy định như quy trình cung cấp dịch vụ
viễn thông cho khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp; quy trình xử lý
mất liên lạc dịch vụ cho khách hàng...tách bạch rõ, riêng hoạt động của khối
kinh doanh và khối kỹ thuật trong việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
- Viễn thông Thanh Hóa đã phối hợp với Trung tâm kinh doanh VNPT
- Thanh Hóa thống nhất, chủ động đầu tư phát triển mạng lưới đáp ứng nhu
cầu của khách hàng đã được dự báo trên địa bàn toàn tỉnh, đặc biệt ưu tiên
triển khai các chương trình: Chương trình “Mạng di động Vinaphone”;
Chương trình “Mạng truy nhập băng rộng”; Chương trình “Khu công nghiệp,
đô thị mới”...
- Khối kỹ thuật đã chủ động, tập trung hơn trong công tác đảm bảo
mạng lưới, nâng cao chất lượng xử lý mất liên lạc cho khách hàng. Số lần,
thời gian mất liên lạc giảm nhanh, chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách
hàng ngày một nâng cao.
- Trưởng đại điện VNPT trên địa bàn Thanh Hóa thực hiện chức năng
nhiệm vụ theo Quyết định 1893/QĐ-VNPT-NL ngày 4/12/2015 về ban hành
quy định về Trưởng đại diện của Tập đoàn trên địa bàn tỉnh thành phố và văn
bản 5981/VNPT-NL-KHĐT ngày 8/11/2016 về việc thực hiện nhiệm vụ
trưởng đại diện và phối hợp triển khai kế hoạch SXKD trên địa bàn tỉnh,
thành phố.
2.2. Nội dung thực hiện của đề án
2.2.1. Thực trạng vấn đề cần giải quyết mà đề án hướng đến :
Đánh giá mô hình tổ chức hiện nay của Viễn thông Thanh Hóa:
a) Ban Giám đốc:

+ 01 Giám đốc

+ 03 Phó Giám đốc

14


Hình 2.2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Viễn thông Thanh Hóa.

b) Các Phòng chức năng:
TT
1
2
3
4
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Số lượng
CBCNV
Phòng Nhân sự Hành chính

19
Phòng Kỹ thuật nghiệp vụ
15
Phòng Tài chính Kế toán
10
Phòng Kế hoạch Đầu tư
15
c) Các Đơn vị trực thuộc: 29 đơn vị:
Tên các Phòng chức năng

Tên đơn vị trực thuộc
Trung tâm Điều hành thông tin
Trung tâm Công nghệ thông tin
Trung tâm Viễn thông Bá Thước
Trung tâm Viễn thông Bỉm Sơn
Trung tâm Viễn thông Cẩm Thuỷ
Trung tâm Viễn thông Đông Sơn
Trung tâm Viễn thông Hà Trung
Trung tâm Viễn thông Hậu Lộc
Trung tâm Viễn thông Hoằng Hoá
Trung tâm Viễn thông Lang Chánh
Trung tâm Viễn thông Mường Lát
Trung tâm Viễn thông Nga Sơn
15

Ghi chú
Bao gồm khối phụ trợ

Số lượng CBCNV
47

27
8
10
8
11
10
11
18
6
5
13


13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29


Trung tâm Viễn thông Ngọc Lặc
Trung tâm Viễn thông Như Thanh
Trung tâm Viễn thông Như Xuân
Trung tâm Viễn thông Nông Cống
Trung tâm Viễn thông Quan Hoá
Trung tâm Viễn thông Quan Sơn
Trung tâm Viễn thông Quảng Xương
Trung tâm Viễn thông Sầm Sơn
Trung tâm Viễn thông Thạch Thành
Trung tâm Viễn thông Thành phố
Trung tâm Viễn thông Thiệu Hoá
Trung tâm Viễn thông Thọ Xuân
Trung tâm Viễn thông Thường Xuân
Trung tâm Viễn thông Tĩnh Gia
Trung tâm Viễn thông Triệu Sơn
Trung tâm Viễn thông Vĩnh Lộc
Trung tâm Viễn thông Yên Định

6
7
5
9
5
5
11
8
9
60
13

13
8
24
12
9
9

Tổng số Cán bộ, công nhân viên: 449 người.
d) Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam: Đảng bộ Viễn thông Thanh Hóa
trực thuộc Đảng bộ khối Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa.
e) Tổ chức đoàn thể
- Công đoàn Viễn thông Thanh Hóa thuộc Công đoàn Bưu chính Viễn
thông Việt Nam.
- Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trực thuộc Đoàn Khối doanh
nghiệp tỉnh Thanh Hóa.
- Hội Cựu chiến bỉnh trực thuộc Hội Cựu chiến binh Khối doanh nghiệp
tỉnh Thanh Hóa.
Một số vấn đề thực tiễn đang làm cản trở tính hiệu quả trong hoạt động
của doanh nghiệp:
- Công tác phối hợp giữa Viễn thông Thanh Hóa và Trung tâm Kinh
doanh VNPT-Thanh Hóa còn chưa thực đồng bộ, nhất là khâu trung gian, giữa
các phòng ban tham mưu của 2 khối. Công tác quản lý, điều hành SXKD trên
cùng một địa bàn có lúc chưa được đồng bộ.
16


- Hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung phục vụ công tác quản lý chưa đồng
bộ; hệ thống quản trị, giám sát, đánh giá chưa đầy đủ, đồng bộ làm ảnh hưởng
đến chất lượng quản lý, điều hành. Cơ chế kinh doanh chưa linh hoạt, chưa rõ
ràng trong việc xác định mục tiêu chiến lược; còn nhiều khâu trung gian và

phối hợp, dẫn đến không chủ động được về sản phẩm, chi phí và lợi nhuận.
- Các sản phẩm dịch vụ vẫn còn ít và yếu làm cho sức cạnh tranh của
sản phẩm trên thị trường không có nhiều khác biệt, tốn nhiều chi phí cho việc
bảo trì, bảo dưỡng.
- Lực lượng lao động lĩnh vực công nghệ thông tin còn thiếu và yếu.
Chuỗi giá trị về kinh doanh dịch vụ CNTT vẫn còn những vướng mắc; Hiệu
quả kinh doanh của Trung tâm Công nghệ thông tin còn hạn chế.
- Lao động tại các huyện miền núi sau khi tái cơ cấu bị phân tán mỏng
trên cùng một địa bàn (chuyển giao sang Trung tâm kinh doanh) dẫn đến việc
điều phối các công việc phát sinh đột xuất không được thuận lợi như trước tái
cơ cấu.
- Tổ chức các Trung tâm Viễn thông trực thuộc Viễn thông Thanh Hóa
còn chưa đồng bộ với địa dư hành chính ở một số địa bàn như: Thành phố
Thanh Hóa; Quảng Xương; Sầm Sơn; Hoằng Hóa; Thiệu Hóa.
- Kết quả kinh doanh đạt được tăng trưởng tốt cả doanh thu và chênh
lệch thu chi, tuy nhiên vẫn còn một số chỉ tiêu kinh doanh chưa đạt được như
kỳ vọng: tỷ lệ duy trì thuê bao hiện hữu, tốc độ tăng trưởng dịch vụ data, giá
trị gia tăng, MyTV.
- Năng suất lao động mặc dù được cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn
thấp so với các doanh nghiệp cùng lĩnh vực.
-Việc định mức công việc chưa phù hợp, đặc biệt là tại một số huyện
miền núi có điều kiện địa lý khó khăn, khoảng cách các trạm cách xa, mạng
lưới trải rộng, khách hàng không tập trung nên dẫn đến không đảm bảo định
mức, NSLĐ thấp dẫn tới ảnh hưởng thu nhập của người lao động.
- Năng lực chuyên môn và nghiệp vụ của nhân sự tại đơn vị vẫn còn
hạn chế nên việc tiếp thu công nghệ mới, dịch vụ mới bị gặp khó, không theo
17


kịp tiến độ công việc, hạn chế về năng lực cá nhân khi tiếp cận khách hàng.

2.2.2 Nội dung cụ thê đề án cần thực hiện
Việc thực hiện nội dung 4 đề án thành phần như đã nêu trên để đạt các
mục tiêu cụ thể:
Xác lập sự hợp lý và tính ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh
trong giai đoạn trước mắt đồng thời tạo động lực kinh tế, sự chủ động cũng
như xác lập trách nhiệm rõ ràng để từng đơn vị thường xuyên cải tiến, tối ưu
hóa quy trình tổ chức sản xuất kinh doanh trong công đoạn, hoạt động mà
mình được phân công.
Đồng bộ lợi ích của tất cả các đơn vị tham gia chuỗi giá trị. Đặc biệt là
đồng bộ lợi ích giữa Viễn thông Thanh Hóa và Trung tâm Kinh doanh VNPT
Thanh Hóa. Gắn trách nhiệm kinh tế của khối kinh doanh trong hiệu quả hoạt
động đầu tư cơ sở hạ tầng, mạng lưới, thiết bị; đồng thời gắn trách nhiệm của
khối hạ tầng trong việc đảm bảo tính sẵn sàng và cam kết chất lượng hạ tầng
kỹ thuật mạng lưới phục vụ hoạt động kinh doanh.
Đảm bảo hiệu lực, hiệu quả điều hành của Viễn thông Thanh Hóa thông
qua công cụ kinh tế, hạn chế thông qua công cụ hành chính trên cơ sở áp dụng
phương pháp quản trị hiện đại (quản trị theo quy trình chuẩn, công cụ thẻ
điểm cân bằng BSC, trả lương theo 3Ps…); thực hiện phân phối thu nhập
theo năng suất lao động của từng cá nhân từ đó tạo động lực cho người lao
động và đơn vị, loại bỏ tình trạng lao động được bố trí công việc không đúng
năng lực, hưởng lương không tương quan với kết quả làm việc; tạo động lực
tới người lao động.
2.2.2.1. Đề án thành phần 1:
Kiện toàn tổ chức sản xuất kinh doanh trên địa bàn Thành phố Thanh
Hóa, Thị xã Sầm Sơn, Huyện Hoằng Hóa, Huyện Thiệu Hóa, Huyện Đông
Sơn, Huyện Quảng Xương theo địa giới hành chính.
Đặt vấn đề: Trong những năm qua việc tổ chức sản xuất kinh doanh
các dịch vụ VT-CNTT trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa đã được Viễn thông
Thanh Hóa quan tâm triển khai thực hiện để đảm bảo phát huy khả năng hoạt
18



động cao nhất của các đơn vị cơ sở góp phần vào kết quả sản xuất kinh doanh
của Viễn thông Thanh Hóa.
Ngày 29 tháng 4 năm 2016 Thủ tướng chính phủ đã công bố Quyết
định số 636/QĐ-Ttg về việc công nhận Thành phố Thanh Hóa là đô thị loại I
trực thuộc tỉnh Thanh Hóa. Thành phố Thanh Hóa có diện tích 146,77 km²,
dân số 406.550 người, tổ chức bộ máy quản lý hành chính trên địa bàn gồm:
20 phường và 17 xã, tăng thêm 2 phường 17 xã so với trước đây. Theo đó
mạng lưới, khách hàng thuộc địa bàn Thành phố Thanh Hóa nhưng đang được
quản lý bởi các Trung tâm Viễn thông lân cận:
- Khu vực Tào Xuyên, xã Hoằng Anh, Hoằng Đại, Hoằng Long, Hoằng
Lý, Hoằng Quang do TTVT Hoằng Hóa quản lý.
- Khu vực xã Thiệu Dương, Thiệu Khánh, Thiệu Vân do TTVT Thiệu
Hóa quản lý.
- Khu vực An Hoạch, xã Đông Lĩnh, Đông Tân, Đông Hưng, Đông
Vinh do TTVT Đông Sơn quản lý.
- Khu vực xã Quảng Cát, Quảng Đông, Quảng Phú, Quảng Tâm, Quảng
Thịnh do TTVT Quảng Xương quản lý.
Tổng cộng hiện nay trên địa bàn khu vực Thành phố Thanh Hóa có
108 điểm trạm viễn thông; Mạng ngoại vi bao gồm 768,70 km cáp quang và
711,51 km cáp đồng; Cung cấp dịch vụ cho khách hàng 21.191 khách hàng
điện thoại cố định, 9.565 khách hàng MegaVNN, 8.225 khách hàng
FiberVNN và 6.627 khách hàng MyTV; có đến 5 Trung tâm Viễn thông tham
gia quản lý, vận hành: Gồm Trung tâm Viễn thông Thành phố Thanh Hóa;
Hoằng Hóa; Thiệu Hóa; Đông Sơn; Quảng Xương.
Đề xuất Phương án giải thể, chia tách, thành lập các TTVT trên
địa bàn Thành phố Thanh Hóa:
- Chia tách địa bàn hiện tại của TTVT Thành phố thành 2 hai địa bàn
hành chính, được phân định dọc Đại lộ Lê Lợi và thành lập 02 TTVT để quản

lý. Cụ thể: Thành lập TTVT Bắc Thành phố quản lý địa bàn phía Bắc và
Thành lập TTVT Nam Thành phố quản lý địa bàn phía Nam;
19


- Chuyển toàn bộ khách hàng và mạng lưới trên địa bàn phường Điện
Biên, Trường Thi, Đông Thọ, Nam Ngạn, g Hàm Rồng, Đông Cương, Phú
Sơn, Đông Hương (Bắc), Lam Sơn (Bắc), Tân Sơn (Bắc), xóm Thọ (Đông
Tân), Tào Xuyên, các xã Hoằng Anh, Hoằng Đại, Hoằng Long, Hoằng Lý,
Hoằng Quang, Thiệu Dương, Thiệu Khánh, Thiệu Vân, Đông Lĩnh về TTVT
Bắc Thành phố quản lý.
- Chuyển toàn bộ khách hàng và mạng lưới trên địa bàn phường Lam
Sơn (Nam), Tân Sơn (Nam), Đông Hương (Nam), Ngọc Trạo, Ba Đình, Đông
Vệ, Quảng Thắng, Đông Sơn, Đông Hương, Đông Hải, các xã Quảng Hưng,
xã Quảng Thành, phường An Hoạch, Đông Tân (trừ xóm Thọ), các xã Đông
Hưng, Đông Vinh, Quảng Thịnh, Quảng Phú, Quảng Cát, Quảng Tâm, Quảng
Đông về TTVT Nam Thành phố quản lý.
- Trung tâm Viễn thông Bắc Thành phố được tổ chức nhân lực bao
gồm: ½ số CBCNV Trung tâm Viễn thông Thành phố (cũ), điều chuyển tăng
cường nhân lực từ Trung tâm Viễn thông Hoằng Hóa và Trung tâm Viễn thông
Thiệu Hóa.
- Trung tâm Viễn thông Nam Thành phố được tổ chức nhân lực bao
gồm: ½ số CBCNV Trung tâm Viễn thông Thành phố (cũ), điều chuyển tăng
cường nhân lực từ Trung tâm Viễn thông Đông Sơn và Trung tâm Viễn thông
Quảng Xương.
Mục tiêu đạt được của phương án:
- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, đồng bộ địa bàn hành chính với
địa bàn của các Trung tâm Viễn thông, đồng nhất địa bàn của Trung tâm Viễn
thông với địa bàn của Phòng bán hàng tương ứng thuộc Trung tâm Kinh
doanh. Vì trong mô hình sau tái cơ cấu, Trung tâm Kinh doanh có 28 Phòng

bán hàng trực thuộc, trong đó có Phòng bán hàng Bắc Thành phố và Phòng
bán hàng Nam Thành phố.
- Đảm bảo nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quy hoạch và đảm bảo
chất lượng mạng lưới, công tác quản lý và đảm bảo chất lượng dịch vụ cho
khách hàng.
20


- Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa hai khối Kinh doanh và Kỹ
thuật trên cùng một địa bàn, đảm bảo một TTVT chỉ phối hợp với một PBH
duy nhất trên cung địa bàn trong công tác phát triển khách hàng, xử lý đảm
bảo chất lượng dịch vụ cho khách hàng và chăm sóc khách hàng.
- Quá trình triển khai phương án phải đảm bảo sự hoạt động ổn định,
không để xảy ra xáo trộn và ảnh hưởng nhiều đến sự hoạt động của các đơn
vị, đặc biệt là hoạt động cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
2.2.2.2. Đề án thành phần 2
Xây dựng hệ thống chỉ số và triển khai khoán quản địa bàn cho nhân
viên VNPT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Đặt vấn đề:
Khoán quản địa bàn cho nhân viên hoặc một nhóm nhân viên; bao gồm
cả nhân viên kỹ thuật của Viễn thông Thanh Hóa và nhân viên kinh doanh của
Trung tâm kinh doanh VNPT-Thanh Hóa là một biện pháp quan trọng nhằm
thay đổi phương thức quản lý công việc; nâng cao trách nhiệm và cách đánh
giá kết quả công việc cho cá nhân; phù hợp với mô hình kinh doanh. Định
hướng này được Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam chỉ đạo tại chỉ thị
số 10/CT-VNPT-CLG-KHĐT-IT&VAS ngày 01/7/2016
Mục đích, yêu cầu:
- Việc khoán quản địa bàn sẽ góp phần tăng cường sự chuyên nghiệp,
chuyên biệt, rõ ràng trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao giữa hai khối
KD-KT, làm cơ sở xác định hiệu quả và chất lượng công việc của nhân viên

khối kỹ thuật và nhân viên khối kinh doanh trên cùng địa bàn, tiến tới xác
định thu nhập theo vị trí công việc/năng suất công việc/năng lực cá nhân/hiệu
quả công việc được giao;
- Địa bàn giao khoán cho nhân viên phải minh bạch, rõ ràng và khối
lượng công việc được giao tương đương với năng lực của nhân viên, phải có
sự thống nhất địa bàn của cả hai khối kỹ thuật và kinh doanh nhằm thuận lợi
trong việc tính toán, xác định hiệu quả công việc và tăng hiệu quả phối hợp
21


giữa nhân viên kỹ thuật và nhân viên kinh doanh trên cùng địa bàn;
- Nhằm tăng cường tính tự chủ, chủ động của nhân viên/nhóm nhân
viên kỹ thuật và kinh doanh trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, tăng
cường hiểu biết mạng lưới và năng lực cung cấp dịch vụ trên địa bàn được
giao quản lý, tăng cường sự phối hợp và trao đổi trong việc thực hiện nhiệm
vụ kinh doanh trên cùng địa bàn;
- Làm cơ sở theo dõi, đánh giá hiệu quả và chất lượng thực hiện nhiệm
vụ được giao hàng ngày/hàng tuần/hàng tháng của các đơn vị/bộ phận/cá nhân
liên quan;
Đối tượng được giao quản lý địa bàn:
Cán bộ công nhân viên, người lao động tại Trung tâm Viễn thông thuộc
Viễn thông Thanh Hóa và Phòng bán hàng thuộc Trung tâm kinh doanh.
Phương pháp xác định định mức và nguyên tắc tính toán khối
lượng công việc quy đổi trên địa bàn:
1. Hệ số vùng miền, nhà trạm, cáp quang và dịch vụ:
a. Hệ số vùng miền theo đơn vị huyện, thị và thành phố:
- Hệ số được viết tắt là Hvm1;
- Quy định chi tiết hệ số các khu vực:
STT
1

2
3
4

Loại

Đơn vị hành chính

Vùng 1 Thành phố, Bỉm Sơn và Sầm Sơn
Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Nga Sơn, Hà Trung, Đông
Vùng 2 Sơn, Triệu Sơn, Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Yên Định,
Quảng Xương, Nông Cống và Vĩnh Lộc
Tĩnh Gia, Thạch Thành, Cẩm Thủy, Như Thanh,
Vùng 3
Như Xuân, Thường Xuân và Ngọc Lặc
Lang Chánh, Bá Thước, Quan Sơn, Quan Hóa và
Vùng 4
Mường Lát
b. Hệ số vùng miền theo đơn vị thị trấn, thị tứ, phường xã:
- Hệ số được viết tắt là Hvm2;
22

Hệ số
Hvm1
1,00
1,10
1,20
1,35



- Quy định chi tiết hệ số các khu vực:
STT

Loại

1
2
3

Xã loại 1
Xã loại 2
Xã loại 3

Đơn vị hành chính
Thị trấn, thị tứ
Các xã/phường lân cận thị trấn, thị tứ
Các xã/phường còn lại

Hệ số
Hvm2
1,00
1,05
1,10

c. Quy định hệ số nhà trạm:
- Hệ số được viết tắt là Hnt;
- Quy định chi tiết hệ số nhà trạm:
STT

Loại


1

Trạm loại 1

2

Trạm loại 2

3

Trạm loại 3

4

Trạm loại 4

5

Trạm loại 5

6

Trạm loại 6

Chủng loại/quy mô thiết bị
Trạm có cả từ 02 thiết bị trong các loại Host,
BSC, AGG hoặc STM-64 trở lên
Trạm có một trong các loại thiết bị Host,
BSC, AGG hoặc STM-64

Trạm có thiết bị STM-16 hoặc UPE nhưng
không phải là trạm loại 1 và trạm loại 2
Trạm đặt tại TT các huyện hoặc trạm có
1.500 thuê bao có dây trở lên nhưng không
thuộc trạm loại 1 ÷ 3
Trạm có từ 500 ÷ 1.500 thuê bao có dây
nhưng không thuộc trạm loại 1 ÷ 3
Những trạm không thuộc các trạm loại 1 ÷ 5

Hệ số
Hnt
4,0
3,0
2,0
1,4
1,2
1,0

d. Quy định hệ số cáp quang:
- Hệ số cáp quang được viết tắt là Hcq;
- Quy định chi tiết hệ số cáp quang:
STT

Loại

1
2
3
4


Cáp loại 1
Cáp loại 2
Cáp loại 3
Cáp loại 4

Quy định hình thức/loại cáp
Cáp quang treo từ 4 ÷ 16 sợi
Cáp quang treo từ 24 trở lên
Cáp quang chôn từ 8 ÷ 24 sợi
Cáp quang chôn từ 36 sợi trở lên

e. Quy định hệ số dịch vụ:
23

Hệ số
Hcq
1,0
1,2
1,1
1,3


- Hệ số dịch vụ được viết tắt là Hdv;
- Quy định chi tiết hệ số thuê bao:
STT

Loại

1
2

3
4

Dịch vụ 1
Dịch vụ 2
Dịch vụ 3
Dịch vụ 4

Hệ số
Hdv

Dịch vụ
Dịch vụ Gphone
Dịch vụ điện thoại cố định
Dịch vụ MegaVNN, IPTV
Dịch vụ FiberVNN

0,5
1,0
1,5
2,0

2. Định mức khối lượng công việc trên địa bàn:
a. Định mức công việc Quản lý nhà trạm:
+ Khối lượng công việc Quản lý nhà trạm của 01 trạm loại 6/tháng viết
tắt là Đnt, chi tiết được xác định như sau:
STT

Hạng mục công việc Quản lý nhà trạm


Đnt
(Có MPĐ)

Đnt
(Ko MPĐ)

260
180

260
180

1
2

Quản lý cơ sở hạ tầng nhà trạm và thiết bị
Bảo dưỡng cấp 1
Vận hành máy phát điện và thiết bị nguồn
3
điện liên quan
3.1 Có MPĐ cố định tại trạm
3.2 Không có MPĐ cố định tại trạm
Đo thử, kiểm tra định kỳ hệ thống tiếp đất
4
và cắt lọc sét
5 Xử lý sự cố thiết bị VT-CNTT
6 Cập nhật và quản lý số liệu

600
1.200


Đnt =
1.200

Tổng cộng

10

10

30
120

30
120
Đnt =
1.800

+ Khối lượng công việc Quản lý nhà trạm của 01 trạm loại n/tháng (quy
định tại mục 4.1) được gọi là KLnt, được xác định như sau: KLnt =
Hvm1*Hvm2*Hnt*Đnt.
b. Định mức công việc Quản lý cáp quang trung kế:
+ Khối lượng công việc Quản lý cáp quang trung kế của 01 km cáp
quang treo 4-16 sợi/tháng viết tắt là Đcq, chi tiết được xác định như
sau:
24


STT Hạng mục công việc Quản lý cáp quang trung kế
1 Xử lý sự cố cáp quang

2 Bảo dưỡng, nâng cấp mạng cáp quang
3 Đo kiểm, cập nhật và quản lý số liệu
Tổng cộng

Đcq
5
20
15
Đcq = 40

+ Khối lượng công việc Quản lý cáp quang trung kế của 01 km cáp loại
n/tháng (quy định tại mục 4.1) được gọi là KLcq, được xác định:
KLcq = Hvm1*Hvm2*Hcq* Đcq.
c. Định mức công việc Quản lý dịch vụ:
+ Khối lượng công việc Quản lý dịch vụ của 01 dịch vụ ĐTCĐ/tháng
viết tắt là Đqldv, chi tiết được xác định như sau:
STT
Hạng mục công việc Quản lý thuê bao
1 Xử lý mất liên lạc dịch vụ
2 Quản lý, bảo dưỡng dịch vụ và mạng lưới
3 Cập nhật, quản lý và cung cấp số liệu
Tổng cộng

Đqldv
6
2
2
Đqldv = 10

+ Khối lượng công việc Quản lý dịch vụ của 01 dịch vụ n/tháng (quy

định mục 4.1) được gọi là KLqldv, được xác định như sau: KLqldv =
Hvm1*Hvm2*Hdv*Đqldv.
3. Xác định khối lượng công việc trên địa bàn của nhóm nhân viên:
Khối lượng công việc trên địa bàn được giao quản lý hàng tháng của
nhóm nhân viên bằng tổng khối lượng công việc quản lý nhà trạm (gồm
a trạm viễn thông), công việc quản lý cáp quang trung kế (gồm b km
cáp quang) và công việc quản lý dịch vụ (gồm c dịch vụ) trong thời
gian một tháng (Số liệu được xác định vào thời điểm ngày cuối cùng
tháng liền trước), được viết tắt là KLcvql và xác định như sau:
KLcvql = ƩKLnt(1…a) + ƩKLcq(1…b) + ƩKLqldv(1…c)
Phương pháp giao khoán địa bàn:
1. Nguyên tắc phân giao địa bàn:
- Khối lượng công việc quy đổi trên địa bàn được giao quản lý theo quy
định và tính toán xác định như nội dung nêu trên, trong đó:
25


+ Đối với VNPT Thanh Hóa bao gồm : KL quy đổi về quản lý nhà
trạm; KL quy đổi về quản lý cáp quang trung kế; KL quy đổi về quản lý
các dịch vụ (Cố định, GPhone, MegaVNN, FiberVNN, IPTV, KTR).
+ Đối với TTKD VNPT - Thanh Hóa bao gồm: KL quy đổi về dân số,
KL quy đổi về về diện tích, KL quy đổi về quản lý các dịch vụ (Cố
định, GPhone, MegaVNN, FiberVNN, IPTV, KTR, VNP Trả sau, VNP
Trả trước).
- Xác định nhân lực, lao động hiện có của các TTVT và PBH để tính ra
khối lượng công việc quy đổi trung bình.
2. Phương pháp xác định:
- Bước 1: VNPT Thanh Hóa và TTKD VNPT Thanh Hóa xác định tổng
khối lượng công việc quy đổi của các TTVT và PBH theo các tiêu chí quy đổi
của cả kỹ thuật và kinh doanh, bao gồm: Nhà trạm, cáp quang trung kế, dân

số, diện tích và dịch vụ.
- Bước 2: Quy định số lượng địa bàn trên địa bàn toàn tỉnh Thanh Hóa
là 100 địa bàn với nguyên tắc:
+ Mỗi địa bàn sẽ có từ 2-3 CBCNV thuộc VNPT Thanh Hóa và số
lượng CTV PTDV quản lý về Kỹ thuật (VNPT Thanh Hóa có 256 nhân
lực được giao khoán địa bàn - đã trừ Giám đốc, PGĐ, Kế toán, KSV và
lái xe).
+ Mỗi địa bàn sẽ có từ 1-2 CBCNV thuộc TTKD VNPT Thanh Hóa và
số lượng CTV (TTKD VNPT Thanh Hóa có khoảng 120 CBCNV phụ
trách trả sau + 120 CBCNV phụ trách trả trước).
- Bước 3: Quy định số lượng địa bàn sẽ phân giao cho nhóm nhân viên
kỹ thuật/kinh doanh quản lý cho từng TTVT+PBH trên cơ sở tổng KL công
việc quy đổi trên địa bàn 2 đơn vị quản lý tương ứng (Tổng KL công việc của
cả TTVT+PBH).
- Bước 4: TTVT+PBH thống nhất địa bàn chi tiết theo số lượng địa bàn
được ấn định và gán địa bàn cho từng nhóm nhân viên theo theo nguyên tắc
26


×