Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Đặc điểm văn học thời lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.94 KB, 10 trang )

ĐẶC ĐIỂM VĂN HỌC THỜI LÝ
1.Đặc điểm văn học thời Lý
1.1.Thời gian:
Văn học thời Lý là thời kì đầu của nền văn học Việt Nam được hình thành trong giai đoạn
lịch sử của nhà Lý (1009 – 1225)
1.2.Đặc điểm chính:
1.2.1. Văn học thời Lý mang nặng hệ ý thức Phật giáo và có sự dung hòa giữa
Phật giáo - Nho giáo và các tín ngưỡng dân gian thuần túy của dân tộc:
1.2.1.1: Sự ảnh hưởng của tư tưởng Phật Giáo:
Thời Lý, Phật Giáo đóng một vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng sâu rộng đến
hầu như mọi mặt của đời sống xã hội, được coi là quốc giáo và góp phần đưa đất nước
phát triển hưng thịnh. Hơn thế nữa, số lượng các tác phẩm văn học thời kì này do các nhà
sư sáng tác chiếm số lượng rất lớn. Vậy nên một yếu tố quan trọng không thể không nhắc
đến là sự ảnh hưởng của tư tưởng Phật Giáo mà chủ yếu là tư tưởng của phái Thiền tông 1
trong văn học cả về hình thức lẫn nội dung.
a) Về mặt hình thức
- Ngôn ngữ: Có giả thuyết cho rằng nhà chùa chính là nơi đầu tiên sản sinh ra tá
âm . Tuy viết bằng chữ Hán nhưng trong Hán văn ta thấy dáng vấp của hình thức tá âm
để hình thành chữ Nôm giai đoạn sau và được viết theo cấu trúc ngữ pháp tiếng Việt.
2

- Thể loại: Văn học Phật Giáo giai đoạn này được thể hiện với đa dạng những thể
loại khác nhau như tựa, chú giải, luân thuyết triết lý, thơ, kệ, tụng, dịch thuật, thuật ky,
biên khảo dạng tự điển ngôn ngữ, thư tranh luận,...
Thơ văn thời Lý luôn gắn liền với cuộc sống đạo và đời, thể hiện triết lí của Phật Giáo.
b) Về mặt nội dung
Thường là những tác phẩm mang nội dung truyền giảng Phật pháp. Một số mang tính
chất học thuật và tiên đoán việc xã tắc.
1 Thiền tông: là một phái trong Phật giáo Việt Nam, tư tưởng bình dị và thiết thực, đi sâu vào lòng người với tinh
thần thực tiễn, tích cực nhập thế: “Người ta không chú tâm đi tìm một Niết bàn xa xôi mà đi tìm chân lý, hạnh phúc
ngay chính trong lòng cuộc sống. Công quả của Thiền sư không ở tu trì giới hạnh mà bằng những đóng góp hữu ích


cho con người, cho dân tộc” (Đoàn Thị Thu Vân, thơ Thiền Lý-Trần).
2 Tá âm: Mượn âm mà không mượn ý.


“Quốc tộ như đằng lạc
Nam thiên lý thái bình
Vô cư như điện các
Xứ xứ tức đao binh”
(Thiền sư Pháp Thuận)
( Vận nước như giây quấn/ Trời Nam ôm thái bình/ Đạo đức ngự cung điện/ Muôn
xứ hết đao binh)
- Quan niệm về con người:
+ Con người là một pháp đặc biệt, là con người bản thể: vô ngã3, duyên sinh4:

“Thân như điện ảnh hữu hoàn vô
Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô
Nhậm vận thịnh suy vô bố úy
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô”
(Vạn Hạnh)
(Thân như bóng chớp có rồi không/ Cây cối xuân tươi thu não
nùng/Vận mệnh thịnh suy đừng sợ hãi/ Kia kìa ngọn cỏ giọt sương đông)
Bài thơ cho ta thấy rõ tính vô thường, giả tạm của nhân sinh, thời gian vẫn trôi dù ta có
mong muốn hay không cũng vậy. Nếu hiểu chân bản chất con người là vô ngã, thế sự vô
thường thì ta sẽ bốt đau khổ, bi lụy. Đi giữa đời mà không lụy thế, đó là “tùy duyên bất
biến” của Thiền tông, kiếp người, cuộc đời là tạm bợ như hạt sương treo đầu cỏ. Chính từ
3 Vô ngã: Con người tồn tại được là nhờ kết hợp từ nhiều yếu tố thế nên nó vốn không có cái ngã thường hằng,
không có “ngã” thì “ngã sở” cũng trống không. Đạo Phật đứng giữa cuộc đời nhìn lại tự tánh của mỗi chúng sanh để
đi đến cái Chân như bất tận. Nghĩa là thấy đúng như thật là sự thật, thấy tất cả pháp đều do duyên sinh, không có
gì chắc thật. Người và mình, cả hai đều “không”. Vô ngã là bản chất của vạn vật, là chân lý muôn thuở của cuộc đời.
4 Triết lí duyên khởi duyên sinh: Theo Phật giáo, vạn vật duyên khởi duyên sinh, cái này có thì cái kia có, cái này

không thì cái kia không và ngược lại, không có một vật nào riêng biệt mà tồn tại được. Chúng phải nương vào nhau
mới thành vật này hay vật khác, đó là duyên sinh hay trùng trùng duyên khởi.


quan niệm này, thơ thiền thời lý mang tinh thần con người vô úy5, phóng khoáng thảnh
thơi, vô sự. Thiên nhiên là nguồn sống của nhân loại, người thâm ngộ giáo lý nhà Phật
cũng mang một lòng yêu thiên nhiên sâu sắc. Họ cảm nhận thiên nhiên với tư thái ung
dung tự tại:
“Vạn lý thanh giang vạn lý thiên
Nhất thông tang giá, nhất thôn yên
Ngư ông thụy trước vô nhân hoán
Quá ngọ tỉnh lai tuyết mãn thuyền.”
(Thiền sư Dương Không Lộ)
(Trời xanh nước biếc muôn trùng/ Một thôn sương khói một vùng
dâu đay/Ông chài ngủ tít ai lay/Quá trưa tỉnh dậy tuyết bay đầy thuyền)
Bài thơ hiện lên với phong thái ung dung tự tại của một ông chài, sống hết mình vì hiện
tại, không lo lắng ưu phiền đến những lo toan của cuộc sống. Hình ảnh “ông chài ngủ tít
ai lay” đã cho thấy con người thoát ra khỏi sự ràng buộc về ngoại cảnh, không còn vướng
bận như một nhân sinh bình thường, không gian thời gian cũng không còn ý nghĩa với họ.

+ Con người giác ngộ, mang tư tưởng tùy tục, hòa hợp với đời:
Các Thiền sư đã vạch ra phương hướng đúng đắn cho nước nhà, mở ra cho con người
một chân trời mới để vừa có thể hành đạo trong tinh thần phụng sự chúng sanh, nhập thế
mà không lụy tục, vừa sẵn sàng vì vận mệnh đất nước, vừa có thể bỏ vinh hoa phú quý
tựa như không:
Mấy ai thành Phật ở tu hành
Chỉ trói cùm thêm trí óc mình
Thấu lẽ huyền vi trong ngọc sáng
Là vầng dương hiện giữa trời xanh”


5 vô úy: Sự biến đổi vô thường là bản chất của cuộc sống con người với đầy đủ các giai đoạn sống, từ tuổi bập bẹ
thuở ấu thơ, trưởng thành rồi già yếu và chết đi để tiếp tục một cuộc đời mới, một kiếp sống mới. Chẳng thế mà có
người cho rằng, thân con người ta sống ở đời và chết đi trong đời cũng như chiếc áo, cũ tất phải thay, không có gì
phải hoang mang, sợ hãi.


(Thiền sư Bảo Giám)
Không cần con người cứng nhắc rập khuôn theo giới nghiêm, chỉ cần tâm luôn thanh
tịnh để vạch ra cho mình hướng đi đúng đắn là tốt rồi. Đó chính là lí do mà phật giáo đi
sâu vào lòng dân, dấn thân vào phụng sự dân tộc, đất nước mà vẫn không quên mục đích
giải thoát, giác ngộ.
- Tinh thần vô ý:
Phật giáo thường đối mặt với nỗi khổ đau để quán sát bản thân từ bỏ tâm bám víu,
ích kỉ, nuối tiếc, quán sát nỗi đau của người khác để phát triển lòng từ bi, thái độ sống tri
túc, nhiệt tình. Từ đó, thiết lập các mối quan hệ tương thân tương ái, xây dựng một cuộc
sống tốt đẹp hơn.
“Phật tại thế gian, bất ly thế gian giác
Ly thế mích Bồ đề, cáp như cầu thố giác
(Lục Tổ Huệ Năng Ngài - kinh Pháp Bảo Đàn)
(Phật pháp tại thế gian, không lìa thế gian mà giác ngộ, nếu lìa thế gian mà tìm Bồ đề,
cũng như tìm lông rùa sừng thỏ”). Một người có tâm hướng đạo sẽ không bao giờ chán
bỏ thực tại vì muốn thành Phật thì phải có tâm bi nguyện rộng lớn phổ độ chúng sanh.
“Đạo vô ảnh tượng
Xúc mục phi diêu
Tự phản suy cầu
Mạc cầu tha đắc.
Túng nhiêu cầu đắc
Đắc tức bất chân,
Thiết sử đắc chân
Chân thị hà vật”

(Đạo không hình bóng
Trước mắt, đâu xa
Tìm tự lòng ta


Chớ tìm chốn khác
Dẫu mà tìm được
Chẳng phải là chân
Dù có được “chân”
Chân là gì vậy?)
(Nguyện Học)
Nhà sư Nguyện Học đã cho ta hiểu rằng, đạo vốn do ý niệm con người sinh ra, nếu “vô
ý” thì vạn pháp thế gian đều là phật pháp, ngược lại tìm cầu giải thoát giác ngộ ngoài
pháp thế gian là điều hoài công tốn sức.
- Tinh thần vô ngôn: Vì thân người là hữu hạn nên không thể hiện được chân lý vô cùng,
lặng yên không nói mà bày tỏ được tất cả, “dĩ tâm truyền tâm” là phương châm được đề
cao trong Phật Giáo. Cái trực cảm, giao cảm không cần thông qua ngôn ngữ, lí trí. Họ đề
cao sụ tự tu, tự chứng bằng sự trải nghiệm của tự thân chứ không nương tựa vào kẻ khác.
“Thu về hơi mát, dạ lâng lâng
Tủ Kiến tài cao vịnh dưới trăng
Sao lại truyền tâm bằng mách bảo?
Si độn! Cười chết bọn Thiền tăng.”
(Tịnh Giới)
Con người vô niệm, vô ngôn hay vô ngã đều giải phóng tuyệt đối con người với mọi ràng
buộc với ngoại cảnh và với chính bản thân mình.
Kết: Con người trong thơ Thiền không những mang đủ phẩm chất hào hùng của dân tộc
mà còn trở nên rất lí tưởng: phá chấp triệt để, tự do tuyệt đối, không phân bỉ thử6, thảnh
thơi vô sự,... cho thấy con người luôn đoàn kết, một lòng tương thân tương ái xây dựng
đất nước, luôn tự tin sáng tạo, tích cực hoàn thiện bản thân trong đời sống cá nhân. Phật
giáo Thiền Tông khác với đạo Phật ở các nơi khác, nó đề cao sự tự lực, luôn đả kích sự

tìm cầu tha thực, cổ vũ khả năng độc lập sáng tạo của con người.
* So sánh về quan niệm Phật Giáo giữa văn học thời Lý và thời Trần:
6 bỉ thử: Cái kia, cái này. Người tu hành đắc đạo thấy vạn vật bình đẵng, không còn chấp cái này cái kia, tức là
không còn chấp bỉ thử nữa.


- Điểm chung: Coi thường những sân si tầm thường, những sân si thế tục nhưng lại giàu
giá trị hiện sinh, biết quý trọng hiện tại và đặc biệt đề cao ý thức công dân của con người.
- Điểm riêng:
•Văn học Lý:
Còn nặng về tính giáo huấn, triết lí, thiên nhiên chưa được chú trọng đến trong
tác phẩm, thường chỉ xuất hiện để minh họa cho tư tưởng con người.
Trong bài “Cáo tật thị chúng” của thiền sư Mãn Giác có hình ảnh hoa xuân:
“Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tòng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai”

Dịch thơ:

“Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa tươi
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một nhành mai.

Có thể thấy, hình ảnh hoa xuân là những biểu tượng có tính chất quy ước để cho ta thấy

qui luật đời sống chứ không nhằm mục đích thẫm mĩ.
•Văn học Trần:
Không còn nặng về tính giáo huấn mà đi vào thực tiễn cuộc sống hơn, thiên nhiên được
bộc lộ với vẻ đẹp giàu tính thẩm mĩ.


Trong bài thơ “Nguyệt” của Trần Nhân Tông:
“Bán song đăng ảnh mãn sàng thư,
Lộ trích thu đình dạ khí hư.
Thủy khởi châm thanh vô mịch xứ,
Mộc tê hoa thượng nguyệt lai sơ.”

Dịch nghĩa:
Bóng đèn soi nửa cửa sổ, sách đầy giường,
Sương thu rơi ngoài sân, ban đêm khí trời thoáng
Thức dậy, tiếng chày đập vải không biết ở nơi nào,
Bóng trăng vừa hé rọi trên chùm hoa mộc.
Ngay chính tên bài ta đã thấy đối tượng trung tâm của tác phẩm là trăng, chính trăng là
khách thể gieo vào lòng thi nhân nguồn cảm xúc để rồi bày tỏ tâm tư tình cảm của mình.
Trăng, sương, tiếng chày của cuộc sống lao động đời thường và hoa chính là một thực thể
tuyệt mĩ của tạo hóa gợi vẻ đẹp say đắm của trời đất và hồn người.
1.2.1.2 Sự phong phú của văn học thời kỳ này biểu hiện tính chất dung
hòa nhất giữa Phật giáo - Nho giáo và các tín ngưỡng dân gian thuần túy của dân
tộc:
Sự quy nạp Tam giáo vào Việt Nam từ thời Lý cho thấy nhân dân ta luôn có tinh
thần dân chủ và sống phóng khoáng bên cạnh việc không ngừng gìn giữ và phát huy các
tín ngưỡng dân gian thuần túy của dân tộc. Họ đón nhận những tinh hoa của mỗi hệ tư
tưởng và chắt lọc, Việt hóa và dung hợp một cách tinh tế để tạo ra một xã hội tốt đẹp và
thịnh vượng. Tư tưởng Phật giáo với phái Thiền Tông là một tư tưởng mở, đầy khai
phóng giúp con người có thể sống hòa hợp giữa cuộc đời mà vẫn có thể chứng ngộ, giải

thoát. Dân gian với những tín ngưỡng đầy tinh thần tương thân tương ái, lối sống nghĩa
tình đã tạo nên những thế hệ con người đầy nhân nghĩa, luôn biết tiếp thu những giá trị
tốt đẹp trên cơ sở văn hóa lâu đời. Chất dân chủ rộng mở ấy là cơ sở của tinh thần dung
hợp.


Nho và Phật tuy có sự khác nhau ở vicệ thực hiện giáo lý, một nói đạo vua tôi, một nói về
công đức của Thánh văn, Bồ tát nhưng nhìn chung đó cũng chỉ là một sự phân công cùng
hướng về một mục đích giúp ích cho đời.
Một đặc điểm ngôn ngữ quan trọng là văn tự được viết bằng chữ Hán nên chủ yếu, chỉ có
các tầng lớp vua, quan, nhà sư mới có đủ trình độ uyên bác để sử dụng chữ viết và sáng
tác thơ văn.
1.2.2. Thơ văn thời Lý phản ánh tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc:
Truyền thống yêu nước cũng hình thành trong giai đoạn này và phát triển trong các giai
đoạn sau. Chủ đề yêu nước trong mỗi tác phẩm thể hiện ở những cung bậc trầm hùng
khác nhau nhưng ý nghĩa chung nhất vẫn là tiếng nói lạc quan, mang tính thời đại, tiếng
nói tự hào của một dân tộc đang vượt qua nhiều thử thách.
Trong đó đáng phải kể đến là Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn khi triều Lý quyết định dời
đô từ Hoa Lư về thành Đại La, mở ra thời kỳ định đô lâu dài tại vùng đất địa linh nhân
kiệt Thăng Long – Hà Nội. Và bài thơ Nam quốc sơn hà - bản “tuyên ngôn độc lập” đầu
tiên được coi là của Lý Thường Kiệt cũng là một trong những áng văn bất hủ khẳng định
chủ quyền dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ của Đại Việt.
I.3 Nhận định chung về văn học đời Lý:
Với một lực lượng sáng tác đông đảo, các nhà sư đời Lý đã góp phần không nhỏ vào kho
tàng văn học cổ. Hướng sáng tác của các nhà sư tuy tập trung thuyết lý cho đạo phật
nhưng vẫn chứa đựng những yếu tố tích cực.
Giá trị chủ yếu của văn học đời Lý vẫn là những tác phẩm thể hiện chủ nghĩa yêu nước
mà trong đó, Chiếu dời đô và bài thơ Thần là hai viên ngọc ngời sáng, một bản tuyên
ngôn dựng nước, một bản tuyên ngôn giữ nước. Số lượng sáng tác không nhiều nhưng
chủ nghĩa yêu nước vẫn được nêu cao và hình thành như một truyền thống phát triển mãi

mãi trong các giai đoạn sau.
Tính chất trang trọng trong ngôn ngữ biểu hiện (chữ Hán), tính uyên bác trong chiều sâu
tư tưởng... khiến cho văn học đời nhà Lý trở thành một đỉnh cao, ảnh hưởng sâu rộng đến
đời Trần mà gần nhiều thế kỷ văn học trung đại nối tiếp khó bề sánh kịp.
Tuy mức độ ảnh hưởng và quảng bá văn chương không đi sâu vào tầng lớp bình dân
nhưng văn học đời Lý vẫn khẳng định được giá trị bác học độc đáo của mình. Thời kỳ
này, văn học dân gian vẫn độc lập phát triển.


II.Đặc điểm văn học thời Lý ở sáng tác của các tác giả tiêu biểu.
Hai tác giả tiêu biểu của chủ nghĩa yêu nước trong văn học đời Lý là Lý Công Uẩn và Lý
Thường Kiệt. Chủ đề yêu nước trong thơ văn họ thường thể hiện ở những cung bậc trầm
hùng khác nhau nhưng ý nghĩa chung nhất vẫn là tiếngnói lạc quan, chiến đấu của thời
đại, tiếng nói tự hào của một dân tộc đang vượt qua những thử thách để khẳng định mình
II.1. Tác giả Lý Công Uẩn: Trong lịch sử văn học, tên tuổi của ông gắn liền với bài
Chiếu dời đô có giá trị lịch sử to lớn bởi lẽ việc đổi quốc hiệu, quốc đô đánh dấu bước
chuyển mình trong công cuộc xây dựng cơ đồ độc lập tự chủ của dân tộc Ðại Việt, đáp
ứng nhu cầu củng cố vương quyền phong kiến và nguyện vọng chính đáng của nhân dân.
Với tư cách là một tác phẩm văn học, Chiếu dời đô đánh dấu một bước nhận thức quan
trọng trong tư duy của vị vua nhà Lý nói riêng của dân tộc ta nói chung về những vấn đề
kinh tế, chính trị và văn hoá do đời sống thực tiễn đặt ra, trước hết đó là vấn đề tiền đồ
phát triển của đất nước và sự thống nhất đất nước.
Những nội dung tư tưởng trong Chiếu dời đô đã phản ánh tư duy chiến lược, tầm nhìn xa
trông rộng của vị vua đầu nhà Lý trên tất cả các lĩnh vực. Khi lựa chọn Đại La làm kinh
đô của nước Đại Việt, Lý Công Uẩn đã nhận thấy nơi đây “ở giữa khu vực trời đất, được
thế hồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng
này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng
tối tăm, muôn vật hết sức tốt tươi phồn thịnh… thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn
phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời”.
Giá trị văn học của tác phẩm là ở chỗ nó đánh dấu những thành công bước đầu về nghệ

thuật viết văn chính luận trong VHTÐ.
Bài chiếu đã nâng Lý Thái Tổ lên một tầm cao khác thường. Nó khẳng định một cái nhìn
đúng đắn về xu hướng phát triển tất yếu của lịch sử của vị vua khai sáng nhà Lý cách đây
gần nghìn năm.
II.2. Tác giả Lý Thường Kiệt: Tên tuổi của ông gắn liền với chiến công chống Tống và
hai tác phẩm có giá trị là Văn lộ bố và bài thơ Thần.
- Văn lộ bố:
Ðặc điểm của bài văn là ngắn gọn, trang trọng, nêu cao chính nghĩa, vạch trần phi nghĩa,
lời lẽ hòa nhã nhưng không kém phần đanh thép và thuyết phục
- Bài thơ Thần:


Chiến thắng quân Tống vẻ vang gắn liền tên tuổi của Lý Thường Kiệt với bài thơ Nam
quốc sơn hà nổi tiếng. Ra đời trong khoảnh khắc nhưng bài thơ lại có giá trị vĩnh viễn bởi
nó biểu hiện bản lĩnh, khí phách dân tộc, khẳng định chân lý ngàn đời: chính nghĩa bao
giờ cũng thắng phi nghĩa. Bài thơ còn là viên ngọc quý trong kho tàng văn học cổ:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Bài thơ đã khẳng định chủ quyền của dân tộc và tinh thần độc lập, tự tường, quyết tâm
bảo vệ đất nước của ông cha ta từ xa xưa. Có thể nói, văn học thời Lý để lại những tác
phẩm quan trọng gắn liền với sự trưởng thành và phát triển của dân tộc trong quá trình
xây dựng và bảo vệ đất nước.
III. Nhận xét về đặc điểm văn học thời Lý
Văn học thời Lý là giai đoạn văn học đầu tiên mở đầu cho nền văn học viết của dân tộc,
đưa nền văn học Việt Nam phát triển thêm một bậc, đi lên từ văn học dân gian truyền
miệng.
Văn học thời kì này chịu ảnh hưởng rộng rãi của hệ tư tưởng Phật giáo, góp phần truyền
bá những triết lý nhân sinh cao đẹp đáp ứng nhu cầu rộng rãi của nhân dân. Bên cạnh đó

là tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, các sự kiện lịch sử, các quá trình lịch sử của
dân tộc được phản ánh sâu sắc và là nội dung không thể thiếu của văn học giai đoạn này



×