Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Lỗi viết tiếng Việt của học sinh lớp 6 trường THCS Tân Cương Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 90 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ HÀ

LỖI VIẾT TIẾNG VIỆT CỦA HỌC SINH LỚP 6
TRƯỜNG THCS TÂN CƯƠNG - THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC
VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ HÀ

LỖI VIẾT TIẾNG VIỆT CỦA HỌC SINH LỚP 6
TRƯỜNG THCS TÂN CƯƠNG - THÁI NGUYÊN
Ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 8.22.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC
VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN VĂN KHANG

THÁI NGUYÊN - 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả đưa ra là hoàn toàn trung thực. Những kết luận khoa học nêu trong luận
văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nếu
phát hiện có sự gian lận, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn
của mình./.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hà

i


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với thầy Nguyễn Văn Khang,
người đã tận tình hướng dẫn em viết luận văn này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn
các thầy, cô giáo đã giảng dạy, tổ bộ môn Ngôn ngữ, khoa Ngữ văn, khoa Sau
đại học, Ban giám hiệu và các thầy cô giáo giảng dạy tại trường THCS Tân
Cương đã tạo điều kiện tốt nhất cho em trong học tập và nghiên cứu. Cuối cùng,
tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè, học viên lớp Cao học
Ngôn ngữ khóa 24 đã động viên, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện
luận văn./.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hà

ii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................... iv
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 2
3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 2
4. Đối tượng, phạm vi và tư liệu nghiên cứu ....................................................... 3
5. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 3
Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ............................................................................... 4
1.1.

Tổng quan tình hình nghiên cứu................................................................ 4

1.2.

Cơ sở lí luận............................................................................................... 7

1.2.1. Vấn đề chính tả và chính tả tiếng Việt ...................................................... 7
1.2.2. Lỗi chính tả và việc dạy học tiếng Việt cấp THCS ................................. 11
1.3.

Giới thiệu về trường Trung học Cơ sở Tân Cương - Thái Nguyên ........ 24

1.4.


Tiểu kết chương 1 .................................................................................... 28

Chương 2. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG LỖI CHÍNH TẢ CỦA HỌC
SINH LỚP 6 TRƯỜNG THCS TÂN CƯƠNG .................................. 30
2.1.

Giới hạn vấn đề khảo sát ......................................................................... 30

2.2.

Khảo sát cụ thể ........................................................................................ 30

2.2.1. Lỗi do ngữ âm - chính tả ......................................................................... 38
2.2.2. Lỗi viết hoa .............................................................................................. 45
2.3.

Tiểu kết chương 2 .................................................................................... 51

iii


Chương 3. ĐỀ XUẤT CÁCH CHỮA LỖI CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH
LỚP 6 TRƯỜNG THCS TÂN CƯƠNG .................................................. 52

3.1.

Phân tích nguyên nhân gây lỗi ................................................................ 52

3.1.1. Nguyên nhân chung ................................................................................. 52
3.1.2. Nguyên nhân riêng .................................................................................. 54

3.1.3. Một số nguyên nhân khác ........................................................................ 58
3.2.

Đề xuất giải pháp khắc phục ................................................................... 58

3.2.1. Giải pháp chung ....................................................................................... 58
3.2.2. Giải pháp cụ thể ....................................................................................... 66
3.3.

Tiểu kết chương 3 .................................................................................... 77

KẾT LUẬN....................................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 81

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.

Thành phần dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên ....................................... 25

Bảng 2.1.

Lỗi chính tả của học sinh lớp 6 trường THCS Tân Cương qua
khảo sát bài kiểm tra học kỳ I môn Ngữ Văn ............................... 31

Bảng 2.2.

Lỗi chính tả của học sinh lớp 6 trường THCS Tân Cương qua

bài kiểm tra tiếng Việt (thời gian 45 phút) .................................... 32

Bảng 2.3.

Lỗi chính tả của học sinh lớp 6 trường THCS Tân Cương qua
bài kiểm tra viết Văn (thời gian 90 phút) ...................................... 33

Bảng 2.4.

Lỗi chính tả của học sinh lớp 6 trường THCS Tân Cương qua
khảo sát bài kiểm tra các môn khác (thời gian 45 phút) ............... 34

Bảng 2.5.

Lỗi chính tả của học sinh lớp 6 trường THCS Tân Cương qua
khảo sát nghe viết chính tả ............................................................ 35

Bảng 2.6.

Tổng kết lỗi chính tả tiếng Việt của học sinh lớp 6 trường THCS
Tân Cương ..................................................................................... 36

Bảng 2.7.

Thống kê lỗi chính tả của học sinh lớp 6 THCS Tân Cương theo
dân tộc ........................................................................................... 37

iv



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1) Viết sai chính tả là hiện tượng khá phổ biến hiện nay. Hiện tượng này
dễ gặp ở học sinh các cấp và thậm chí ở cả sinh viên Đại học. Mặc dù đã có nhiều
biện pháp được các nhà trường đưa ra, các quy tắc chính tả cũng được giáo viên
đưa vào giảng dạy cho học sinh trong những giờ ngoại khóa, nhưng hiện tượng
sai chính tả vẫn không được cải thiện.
2) Đối với học sinh nhất là học sinh đầu cấp THCS, viết đúng chính tả là
một trong kĩ năng quan trọng trong bốn kĩ năng nghe nói, đọc, viết. Vì vậy, học
sinh cần phải rèn luyện hoặc phải có một biện pháp để giúp học sinh viết đúng
chính tả, để tiến tới mục đích “đọc thông, viết thạo”.
4) Trường THCS Tân Cương - Thái Nguyên là một trường nằm ở phía
Tây Thành phố Thái Nguyên, thuộc địa phận xã Tân Cương - TP Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm Thành phố khoảng 15km, được coi là một
trong những trường miền núi của Thành phố. Các em học sinh trong trường thuộc
nhiều dân tộc khác nhau như: Kinh, Tày, Nùng, Ngái… Trong quá trình học tập,
các em học sinh người dân tộc thiểu số còn rụt rè hơn so với các bạn, tình trạng
“nói thế nào, viết thế ấy” còn rất phổ biến dẫn đến việc các em viết sai chính tả.
Về phương pháp, một số giáo viên chưa áp dụng phương pháp hợp lí khi dạy học
sinh viết chính tả nên tình trạng học sinh mắc lỗi còn nhiều.
5) Để học tốt tất cả các môn học thì viết đúng chính tả là nền tảng quan
trọng, nói như vậy là để thấy được tầm quan trọng của việc viết đúng chính tả.
Viết sai chính tả nếu không được sửa chữa khắc phục, định hướng ngay từ đầu
sẽ ảnh hưởng đến việc học tập các môn học khác, ảnh hưởng đến việc chiếm lĩnh
văn hóa, tri thức, ảnh hưởng đến giao tiếp, tư duy của học sinh.
Từ những lí do nêu trên với mong muốn cải thiện tình trạng mắc lỗi viết
tiếng Việt cho học sinh, nhất là học sinh dân tộc thiểu số, nhằm thu hẹp khoảng
cách về trình độ của học sinh giữa các dân tộc của trường THCS Tân Cương,

1



chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Lỗi viết tiếng Việt của học sinh lớp 6
trường THCS Tân Cương - Thái Nguyên”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua khảo sát lỗi của học sinh lớp 6 trường THCS Tân Cương Thái
Nguyên trong quá dạy học, để chỉ ra đặc điểm về lỗi và lí do gây ra lỗi chính tả
của học sinh. Từ đó, luận văn đề xuất hướng khắc phục, chữa lỗi cho học sinh.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Trình bày những vấn đề lí thuyết liên quan đến đề tài.
- Nghiên cứu thực trạng về lỗi chính tả trong trong quá trình sử dụng tiếng
Việt, và thực trạng sử dụng các biện pháp khắc phục lỗi của giáo viên tại trường.
- Nghiên cứu để phân tích lỗi, nguyên nhân mắc lỗi, chỉ ra các lỗi viết
tiếng Việt thường gặp của học sinh lớp 6 trường THCS Tân Cương - Thái
Nguyên trên các phương diện.
- Đề xuất các biện pháp khắc phục lỗi viết tiếng Việt cho học sinh lớp 6
trường THCS Tân Cương - Thái Nguyên ở các phương diện mà học sinh mắc lỗi.
3. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp và thủ pháp chính như sau:
3.1. Phương pháp thống kê
Phương pháp nghiên cứu này được sử dụng để thu thập và phân loại những
bài làm của học sinh (bài viết văn, các bài kiểm tra, bài thi các môn học,…) chứa
đựng những vấn đề cần nghiên cứu, khảo sát. Tính toán các số liệu điều tra thực
trạng và kết quả dạy thử nghiệm.
3.2. Phương pháp miêu tả
Phương pháp này dùng để chỉ ra các lỗi sai, phân tích nguyên nhân mắc
lỗi, mô tả các biện pháp khắc phục được đề xuất trong luận văn.

2



Ngoài phương pháp thống kê và miêu tả, luận văn còn sử dụng các thủ
pháp khác: Thủ pháp địa lí ngôn ngữ; thủ pháp miêu tả chuẩn phong cách; thủ
pháp miêu tả biến tố, biến thể; thủ pháp luận giải…
4. Đối tượng, phạm vi và tư liệu nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 6 trường THCS Tân Cương Thái Nguyên (bao gồm học sinh dân tộc Kinh và học sinh các dân tộc thiểu số
trong trường như: Dân tộc Tày, Nùng, Ngái, Sán Rìu,…).
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 6 đang học tại Trường THCS Tân
Cương - Thái Nguyên
4.3. Tư liệu: Các bài kiểm tra, bài thi của học sinh ở các môn học: Ngữ
văn, Lịch sử, Địa lí, Sinh học, Vật lí,…
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lí luận liên quan đến đề tài.
Chương 2: Khảo sát thực trạng lỗi chính tả của học sinh lớp 6 trường
THCS Tân Cương - Thái Nguyên.
Chương 3: Đề xuất cách chữa lỗi chính tả cho học sinh lớp 6 trường THCS
Tân Cương.

3


Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Vấn đề thực trạng về lỗi viết tiếng Việt và biện pháp khắc phục lỗi cho
học sinh nói chung đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập. Đầu tiên, phải nhìn
nhận rằng, tác giả Hoàng Tuệ là người tâm huyết với vấn đề chuẩn hóa ngôn

ngữ. Trong “Ngôn ngữ và đời sống xã hội - văn hóa”, có một loạt bài Hoàng Tuệ
đề cập đến chuẩn mực hóa tiếng Việt, thể hiện những ý tưởng, những mong muốn
về vai trò văn hóa - xã hội của tiếng địa phương (tr.82), về chuẩn ngôn ngữ với
những bó buộc và lựa chọn, ổn định và phát triển (tr.124). Một số vấn đề về
chuẩn mực hóa ngôn ngữ (tr.101); Nhìn lại công việc chuẩn hóa tiếng Việt
(tr.142). Trong “Tiếng Việt trong trường học”, tác giả đề cập đến khía cạnh
“Những vấn đề về phát âm tiếng Việt” (tr.110). Đặc biệt, tác giả đã chỉ ra vai trò
của người giáo viên trước vấn đề chuẩn hóa tiếng Việt, đó là “Ở trường học, sự
chủ động của giáo viên là một nhân tố luôn luôn cần thiết” [Người giáo viên
trước các vấn đề chuẩn hóa tiếng Việt - tr.262].
Tác giả Vũ Bá Hùng,trên tạp chí ngôn ngữ đã đưa ra một số ý kiến về
“Vai trò của hệ thống ngữ âm các phương ngôn của tiếng Việt trong giao tiếp
xã hội” [TC NN số 4/1980 tr.1-7] hoặc “Chuẩn mực ngữ âm và vấn đề dạy
tiếng Việt” trong nhà trường; Khi xác định vai trò của hệ thống các phương
ngôn của tiếng Việt trong giao tiếp xã hội, tác giả chỉ ra được một số biến thể
ngữ âm của các phương ngôn với “quy luật đối ứng chặt chẽ” giữa các phụ âm
đầu, âm cuối, vần có sự khác nhau trong phát âm giữa các vùng [TCNN số
1/1994, tr. 6-17]. Từ đó, bên cạnh việc khẳng định vai trò, giá trị của hệ thống
ngữ âm các phương ngôn trong giao tiếp xã hội, tác giả đã đưa ra ý kiến về vấn
đề chuẩn mực hóa ngữ âm của tiếng Việt trong nhà trường, các biện pháp thực
hiện.

4


Tác giả Nguyễn Văn Khang đã có đề tài cấp bộ liên quan đến vấn đề chính
tả tiếng Việt mang tên: “Chính tả tiếng Việt: thực trạng và giải pháp”, (2004) sau
đó một năm tác giả cho xuất bản cuốn “Từ điển chính tả tiếng Việt”.
Hồ Lê - Trung Hoa có cuốn “Lỗi chính tả và cách khắc phục”, Phan Ngọc
có cuốn “Chữa lỗi chính tả cho học sinh”.

Nguyễn Trọng Báu đã biên soạn cuốn “Từ điển chính tả tiếng Việt thông
dụng (2007) và “Từ điển chính tả tiếng Việt (2010).
Trần Thị Kim Hoa (2010), “Khảo sát lỗi chính tả và dùng từ tiếng Việt
của học sinh Tày, Nùng trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc”, (Luận văn Thạc
sỹ).
Nhiều công trình điều tra, khảo sát về thực trạng sử dụng ngôn ngữ của
học sinh phổ thông cũng được trình bày như: Mấy gợi ý về việc phân tích và sửa
lỗi ngữ pháp cho học sinh (Nguyễn Minh Thuyết, Ngôn ngữ, số 3.1974). Hay
của Phan Ngọc Chữa lỗi chính tả cho học sinh Hà Nội (NXB Giáo dục, Hà Nội
năm 1984)... Những công trình này đã giúp cho giáo viên giảng dạy ở trường
phổ thông có được những công cụ làm việc hữu ích.
Nhóm tác giả Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ Việt Hùng (1997) trong cuốn
“Tiếng Việt thực hành” của NXB Giáo dục đã nêu lên tương đối có hệ thống về
việc sử dụng ngôn ngữ từ chữ viết,chính tả đến dùng từ, đặt câu và tạo lập văn
bản. Các tác giả cũng phân tích, lí giải thuyết phục về lỗi sử dụng ngôn ngữ mà
học sinh thường mắc phải và nêu cách khắc phục.
Tác giả Hoàng Phê trong cuốn Chính tả tiếng Việt (NXB Đà Nẵng năm
2003) và trước đó nhóm tác giả Hoàng Tuyền Linh, Vũ Xuân Lương trong Từ
điển chính tả mini (NXB Đà Nẵng 1995) đã biên soạn sách để hướng dẫn viết
đúng chính tả. Nguyễn Trọng Báu năm 2001 khi biên soạn Từ điển chính tả tiếng
Việt thông dụng (NXB Khoa học xã hội) cũng đã nghiên cứu và hướng dẫn cách
sử dụng từ điển chính tả tiếng Việt thông dụng để giúp cho giáo viên và học sinh
tra cứu nhanh, thuận tiện các âm tiết, các từ dễ gây nhầm lẫn do phát âm không

5


chuẩn hoặc do thói quen phát âm theo phương ngữ vùng miền phục vụ cho việc
viết đúng chính tả tiếng Việt.
Đáng chú ý là cuốn sách “Các lỗi chính tả, từ vựng, ngữ pháp và cách khắc

phục” do tác giả Lê Trung Hoa chủ biên (NXB Khoa học xã hội, năm 2002). Nội
dung của cuốn sách này thể hiện các tác giả đã khảo sát lỗi sử dụng ngôn ngữ
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh một cách toàn diện.
Ngoài ra, cũng có nhiều bài viết, công trình khoa học, luận văn Thạc sĩ...
nghiên cứu vấn đề dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ở các địa
phương có người dân tộc trong cả nước. Đó là những đề tài như Hoàng Ngọc
Hiển (2005) “Nghiên cứu thực trạng dạy học và những khó khăn cơ bản trong
quá trình học tiếng Việt của học sinh H’mông, tỉnh Thanh Hóa (Luận văn Thạc
sĩ, ĐH Vinh). Luận văn đã tìm hiểu những khó khăn trong việc học tiếng Việt
của học sinh dân tộc, trong quá trình dạy tiếng Việt của giáo viên; từ đó tìm ra
nguyên nhân và cách khắc phục nhằm nâng cao chất lượng môn tiếng Việt cho
học sinh là người dân tộc thiểu số.
Mặc dù vấn đề lỗi chính tả và biện pháp khắc phục đã được nghiên cứu,
nhưng những công trình nghiên cứu đó mang tính chất tổng quát, nếu áp dụng cho
nhiều vùng miền, địa phương khác nhau thì tính khả thi ở mỗi vùng miền, mỗi địa
phương là không giống nhau. Ngoài những vấn đề các nhà khoa học đã chỉ ra ở
các công trình nghiên cứu trên, chúng tôi muốn đi cụ thể vào nghiên cứu lỗi và
biện pháp khắc phục lỗi ở một trường học với những đặc điểm đặc biệt về vị trí
địa lí, về thành phần dân tộc của các học sinh trong trường, phân tích, lí giải để
chỉ ra những nguyên nhân mắc lỗi để từ đó đề xuất những biện pháp khắc phục,
rồi trực tiếp kiểm tra tính hiệu quả của các biện pháp đó, Như vậy công trình
nghiên cứu của chúng tôi sẽ áp dụng ngay trong phạm vi trường mà chúng tôi
nghiên cứu, rồi lấy đó làm cơ sở để các trường khác thực hiện theo.
Những công trình nghiên cứu trên là những tiền đề lí luận quý báu để
chúng tôi thực hiện luận văn: “Lỗi viết tiếng Việt của học sinh lớp 6 trường
THCS Tân Cương - Thái Nguyên”.

6



1.2. Cơ sở lí luận
1.2.1. Vấn đề chính tả và chính tả tiếng Việt
1.2.1.1. Chính âm - chính tả
Theo “Từ điển tiếng Việt” chính tả là “cách viết chữ được coi là chuẩn”
[32, tr.173]. Như vậy, chính tả là phép viết đúng, là cách viết hợp với chuẩn và
những quy định mang tính quy quy ước xã hội, được mọi người trong cộng đồng
chấp nhận và tuân thủ.
Chính tả là phép viết đúng, lối viết hợp với chuẩn, là hệ thống quy tắc về
cách viết thống nhất cho các từ của một ngôn ngữ, cách viết hoa tên riêng, cách
phiên âm tên riêng tiếng nước ngoài… Chính tả là những quy ước của xã hội
trong ngôn ngữ nhằm làm cho người viết và người đọc hiểu thống nhất nội dung
của văn bản. Sự quy ước có tính chất xã hội trong chính tả không cho phép vận
dụng các quy tắc chính tả một cách linh hoạt có tính chất sáng tạo cá nhân [28,
tr.68].
Chính tả là sự chuẩn hóa hình thức chữ viết của ngôn ngữ. Đó là một hệ
thống các quy tắc về cách viết các âm vị, âm tiết, từ, cách dùng các dấu câu, lối
viết hoa…
“Chính âm là khái niệm dùng để chỉ một mặt của vấn đề chuẩn hóa ngôn ngữ
trên phương diện ngữ âm”. Nội dung của chính âm bao gồm nhiều vấn đề nhưng
cơ bản là những vấn đề: lấy ngữ âm của vùng phương ngữ nào làm chuẩn, xác
lập hình thức ngữ âm thống nhất cho một số hình vị và một số từ còn chưa có sự
thống nhất.
1.2.1.2. Chuẩn chính tả
“Chính tả được hiểu là quy tắc viết từ (từ thường, từ hoa, từ vay mượn,
từ viết tắt, số từ, con số ngày, giờ, tháng, năm,… hay cách thức dùng dấu chấm
câu (dấu chấm, phẩy, than, hỏi, chấm hỏi, chấm lửng, hai chấm, ba chấm (chấm
lửng); dấu ngoặc: đơn, kép, vuông; dấu gạch: ngang, dưới, chéo và cách thưc
ghi dấu thanh như thanh ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng. Chuẩn chính tả

7



được hiểu là chuẩn áp dụng cho văn phong quy phạm, được dùng làm thước
đo trong ngôn ngữ của các văn bản quản lí nhà nước” [11, tr.109].
“Chuẩn chính tả bao gồm chuẩn viết các âm (phụ âm, nguyên âm, bán
âm) và các thanh; chuẩn viết tên riêng (viết hoa), chuẩn viết phiên âm từ và
thuật ngữ vay mượn” [37, tr.125].
Chuẩn chính tả gồm có các đặc điểm chính sau:
- Chuẩn chính tả có tính chất bắt buộc gần như tuyệt đối của nó. Đặc điểm
này đòi hỏi người viết bao giờ cũng phải viết đúng chính tả. Chữ viết có thể chưa
hợp lí nhưng khi đã được thừa nhận là chuẩn chính tả thì người cầm bút không
được tự ý viết khác đi.
- Do chuẩn chính tả có tính chất bắt buộc gần như tuyệt đối cho nên nó ít
bị thay đổi như các chuẩn mực khác của ngôn ngữ (như chuẩn ngữ âm, chuẩn từ
vựng, chuẩn ngữ pháp). Nói cách khác, chuẩn chính tả có tính chất ổn định, tính
chất cố hữu khá rõ.
- Ngữ âm phát triển, chính tả không thể giữ mãi tính chất cố hữu của mình
mà dần dần cũng có một sự biến động nhất định. Do đó, bên cạnh chuẩn mực
chính tả hiện có lại có thể xuất hiện một cách viết mới tồn tại song song với nó.
Ví dụ “zanh zá”, “zũng cảm” bên cạnh “danh giá”, “dũng cảm”… tình trạng có
nhiều cách viết như vậy đòi hỏi phải tiến hành chuẩn hóa chính tả.
1.2.1.3. Đặc điểm của chính tả tiếng Việt
Chính tả tiếng Việt là chính tả ngữ âm, mối liên hê âm - chữ biểu hiện trực
tiếp qua cách viết và cách đọc. Hơn nữa, chính tả tiếng Việt lại chủ yếu là chính
tả âm tiết. Các quy tắc chính tả tập trung cao ở dạng thức viết của cấu trúc âm
tiết. Biết viết đúng,viết thạo âm tiết là có thể nói đã có kĩ năng chính tả tiếng
Việt. Khi viết chính tả cần tuân thủ nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc ngữ âm học. Tức là cách viết của từ phải biểu hiện đúng ngữ
âm của từ: phát âm thế nào thì viết thế ấy. Bởi vì tiếng Việt là chữ ghi âm vị nên
nguyên tắc này là nguyên tắc cơ bản nhất. Nó thể hiện ở chỗ cách viết của mỗi

từ thể hiện đúng âm cần đọc của từ. Nguyên tắc ngữ âm học chi phối hầu hết
cách viết các chữ trong bộ tiếng Việt.

8


- Nguyên tắc truyền thống: Chính tả không thay đổi thói quen từ lâu đời.
Trong chữ viết tiếng Việt có những cách viết chấp nhận quy định từ xa xưa để
lại như cách viết các chữ c, k, q cho một âm đầu /k/. Âm đầu /k/ khi đứng trước
các chữ ghi nguyên âm /i. iê, e/ trong âm tiết thì viết là chữ k; nhưng khi đứng
trước các chữ ghi nguyên âm /a, ă, o/… thì lại viết bằng con chữ c. Nguyên tắc
truyền thống trong chính tả tiếng Việt khiến cho chữ viết không còn phản ánh
ngữ âm đương đại một cách trung thực, tiết kiệm, gây nhiều rắc rối cho việc học
chữ, nhất là đối với trẻ em.
Nói đến quy tắc chính tả hiện hành là nói đến các quy định chuẩn về việc
viết các chữ cái ghi âm vị trong âm tiết và các quy định chuẩn về viết hoa, viết
tắt, phiên âm:
a) Quy tắc viết tên riêng
- Quy tắc viết tên riêng tiếng Việt
Trong tiếng Việt, chữ hoa có chức năng cơ bản sau:
+ Đánh dấu sự bắt đầu một câu.
+ Ghi tên riêng của người, địa danh, cơ quan, tổ chức…
+ Biểu thị sự tôn kính: Bác Hồ, Người…
Về cách viết chữ hoa tên riêng của Việt Nam, nhìn chung đã có những
chuẩn mực chung được hình thành, hiện có những quy định:
+ Tên người và tên địa lý: Viết hoa tất cả các âm tiết và không dùng gạch
nối: Trần Quốc Toản, Thái Nguyên…
+ Tên tổ chức, cơ quan: Chỉ viết hoa âm tiết đầu trong tổ hợp dùng làm
tên: Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên…
- Quy tắc viết tên riêng và thuật ngữ tiếng nước ngoài

Về cách viết các từ tiếng nước ngoài, hiện nay nhìn chung đang còn rất
phức tạp, chưa có những chuẩn mực chung được quy định chính thức, hiện có
những quy định tạm thời.
Trên các văn bản, trên sách báo thường có 4 các viết tên riêng nước ngoài:
+ Phiên âm trực tiếp theo cách phát âm của nguyên ngữ: A-lếch xan-đơ,
Anh xờ-tanh, Cô-lôm-bi-a, Mô dăm bích,…

9


+ Phiên âm qua âm Hán Việt như: Lí Bạch, Lỗ Tấn, Đỗ Phủ,….
+ Dịch nghĩa sang tiếng Việt và viết hoa theo quy tắc viết hoa tên riêng
tiếng Việt như: Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế, Tổ Chức Y Tế Quốc Tế, Biển
Đen,…
+ Giữ nguyên dạng nếu nguyên ngữ sử dụng chữ La tinh: WTO, WHO,
Colombia,…
b) Quy tắc ghi âm vị bằng chữ cái trong âm tiết
Đây chính là việc xác định cách viết đúng cho các âm vị trong âm tiết.
Tiếng Việt có chữ i/y hay bị nhầm lẫn trong cách ghi, vì vậy khi viết cần chú ý
đến các quy tắc sau:
Khi đứng liền ngay sau phụ âm đầu trong âm tiết mở, âm chính /i/ được
viết là i hay y tùy theo ý muốn chủ quan của người viết hay chính người được
mang tên đó (Chẳng hạn như: Nguyễn Thị Mi hay Nguyễn Thị My; Tống Vĩ hay
Tống Vỹ;…)
Bộ Giáo dục và Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam quy định các trường
hợp âm chính /i/ đứng liền sau phụ âm đều viết là i, tuy nhiên là hiện nay quy
định này mới đang áp dụng đối với sách giáo khoa phổ thông, trong các loại văn
bản khác như sách báo, văn bản quy phạm pháp luật, sách báo,…) cách viết có
sự khác nhau, ví dụ: qui định/ quy định;… Đa số mọi người đều thích sử dụng y
hơn là i, vì thói quen sử dụng.

c) Quy tắc ghi dấu thanh
Trong tiếng Việt, dấu thanh được quy định là: các dấu huyền, sắc, hỏi,
ngã, nặng được đặt trên đỉnh chữ cái ghi âm chính, còn dấu nặng đặt dưới chữ
cái ghi âm chính. Căn cứ khoa học của quy định này là sự gắn bó giữa thanh điệu
với phần vần, đặc biệt là với âm chính.
- Đối với các kí hiệu iê, uô, ươ nghĩa là trường hợp nguyên âm đôi đứng
trong âm tiết có âm cuối (âm tiết khép hoặc nửa khép) thì đặt dấu thanh ở chữ
cái thứ hai ghi âm chính, ví dụ: diễn thuyết, muốn, sương,…

10


- Đối với các kí hiệu ia, ua, ưa nghĩa là trường hợp nguyên âm đôi đứng
trong các âm tiết không có âm cuối (âm tiết mở) thì đặt dấu thanh ở chữ cái thứ
nhất ghi âm chính. Ví dụ: bia, lúa, mưa,…
1.2.2. Lỗi chính tả và việc dạy học tiếng Việt cấp THCS
1.2.2.1. Khái niệm lỗi chính tả
Chúng tôi dựa trên nhiều từ điển ngôn ngữ học ứng dụng và day tiếng để
đưa ra quan niệm chung về lỗi, Lỗi chính tả là lỗi mà người học (trong khi nói
hoặc viết một ngôn ngữ, có thể là tiếng mẹ đẻ, ngôn ngữ thứ hai hay một ngoại
ngữ) là tình trạng người học sử dụng một đơn vị ngôn ngữ (chẳng hạn viết một
từ, cùng một đơn vị ngữ pháp, thực hiện một hoạt động nói năng…) theo cách
mà người bản ngữ hoặc người giỏi thứ tiếng đó cho là sai hoặc cho là chưa đầy
đủ với chuẩn đã được cộng đồng nói thứ tiếng đó chấp nhận và tôn trọng.
1.2.2.2. Đặc điểm ngữ âm tiếng Việt và chữ viết
a) Đặc điểm ngữ âm tiếng Việt
Âm tiết (hay tiếng) trong tiếng Việt là đơn vị phát âm tự nhiên nhất, rất dễ
nhận biết. Khi nói cũng như viết, các âm tiết được tách riêng rõ ràng. Âm tiết
chính là nơi giao nhau giữa kích thước của việc phân đoạn lời nói và khái niệm
nội dung ngữ âm. F.de Saussure nhận xét rằng trong ngôn ngữ không chỉ có các

âm mà có cả các đoạn âm.
Ví dụ: Hôm nay, tôi đi học. Cả khi viết và khi nói trong chuỗi lời nói, ta
nhìn thấy và nghe thấy như sau: Hôm/ nay/ tôi/ đi/ học. Câu này có 5 âm tiết.
- Âm tiết tiếng Việt có cấu trúc chặt chẽ rõ ràng. Mỗi âm tiết thường gồm
ba phần: phụ âm đầu, phần vần và thanh điệu. Phần vần lại bao gồm: âm đệm,
âm chính và âm cuối. Ở dạng tối thiểu, âm tiết tiếng Việt phải có âm đầu, âm
chính và thanh điệu. Âm chính luôn là nguyên âm.
Cấu tạo của âm tiết tiếng việt:
Thanh điệu
Phụ âm đầu

Vần
âm đệm

âm chính

11

Âm cuối


Âm tiết tiếng Việt chia thành hai bậc: Bậc 1 gồm có phụ âm đầu, phần
vần và thanh điệu; bậc 2 gồm có âm đệm, âm chính, âm cuối.
Mỗi âm tiết tiếng Việt luôn mang một thanh điệu nhất định. Về nghĩa, âm
tiết tương ứng với một hình vị, có thể dùng độc lập như một từ đơn, hoặc được
dùng như một thành tố cấu tạo nên từ (hình vị). Trên chữ viết, cách xác định kí
hiệu ghi âm tiết là:
Vần
Âm đệm
Âm chính

Ô
Zê ro
Zê ro
ô
An
Zê ro
Zê ro
a

t
Zê ro
ô
Lúa
l
Zê ro
ua
Tấn
t
Zê ro
â
Toàn
t
o
a
Âm tiết tiếng Việt có 5 âm vị, cụ thể như sau:

Âm tiết

Âm đầu


Thanh
điệu
Ngang
Ngang
Ngang
Sắc
Sắc
Huyền

Âm cuối
Zê ro
n
Zê ro
Zê ro
n
n

1. Âm vị âm đầu (phụ âm)
Âm đầu trong âm tiết tiếng Việt là âm đứng ở vị trí thứ nhất của âm tiết,
Ví dụ: b, m, c, d, trong ba, mẹ, cô, dì…
Về số lượng âm vị thì phần lớn các nhà nghiên cứu có cùng quan điểm là
tiếng Việt có 22 âm vị, một số ít quan điểm cho rằng âm đầu trong tiếng Việt có
23 âm vị khi thêm phụ âm /p/. /p/ được coi là phụ âm khi nó xuất hiện trong các
từ địa danh và tên riêng, ví dụ: Sa Pa, Pá Tra,…
Số lượng âm vị âm đầu tiếng Việt được trình bày trong bảng như sau:
Vị trí
Phương thức

Tắc


Ồn

Bật hơi

Không Thanh
bật hơi Hữu
thanh

Ồn

Đầu lưỡi
Bẹt
Quặt
t’
t

ţ

Mặt
lưỡi

Gốc
Lưỡi

c

k

ɲ


b

d

m

n

Vô thanh

f

s

ş

ŋ
x

Hữu thanh

v

z

ʐ

ɣ

Vang

Xát

Môi

Vang

l

12

Thanh
hầu

h


Ba tiêu chí để phân biệt phụ âm trong hệ thống phụ âm tiếng Việt:
Một là, dựa vào phương thức phát âm:
- Phương thức tắc: Là phương thức phát âm mà luồng hơi trước khi phát
ra bị chặn đứn hoàn toàn hay bế tắc hoàn toàn. Dựa vào vị trí luồng hơi thoát ra
ngoài, người ta phân biệt: phụ âm tắc mũi: luồng hơi thoát ra đằng mũi (ví dụ:
/m, n, ŋ/; phụ âm tắc: luồng hơi thoát ra đằng miệng. Trong đó phân biệt hai loại
phụ âm bật hơi /t’/ và phụ âm không bật hơi /t/.
- Phương thức xát: Là phương thức phát âm mà luồng hơi trước khi
thoát ra ngoài bị chặn đứng không hoàn toàn hay bị cản trở không hoàn toàn.
Dựa vào vị trí luồng hơi đi ra mà chia ra: phụ âm xát tức là luồng hơi đi ra
giữa miệng ví dụ /f, v, s, z/; phụ âm bên nghĩa là luồng hơi đi ra hai bên miệng
như /l/.
- Phương thức rung: Khi phát âm luồng hơi bị rung lên /ʐ/
Hai là, dựa vào bộ phận cấu âm, phụ âm chia làm 3 loại:

- Phụ âm môi: môi dùng để phát âm, căn cứ vào tiêu điểm cấu âm ta lại
có: phụ âm hai môi /b, m/; Phụ âm môi răng /f, v/.
- Phụ âm lưỡi, trong đó chia ra: Nhóm phụ âm đầu lưỡi: đầu lưỡi quặt / ţ,

ş, ʐ/ và đầu lưỡi bẹt / d, t, t’, s, z, n, l/; Nhóm phụ âm mặt lưỡi /c, ɲ/; Nhóm
phụ âm cuối lưỡi hay gốc lưỡi / k,

x, ɣ, ŋ/

- Phụ âm họng hay thanh hầu /h/ .

Ba là, dựa vào độ rung của dây thanh chia ra: Phụ âm hữu thanh (khi phát
âm có độ rung nhẹ) như: /b, d, v, z, ʐ, ɣ/; Phụ âm vô thanh (khi phát âm dây

x

thanh không rung) như: / t, ţ, c, k, f, s, ş, , h/.
Về chữ viết của âm đầu có trường hợp đáng lưu ý đó là có 3 âm vị / ɣ, ŋ,
k/ được viết ở 2 hình thức theo quy tắc ngữ âm. Âm vị đầu /k/ lúc viết là “c” lúc
viết là “q” ví dụ: con cá, tổ quốc, hoa quả,… Âm vị / ɣ/ ghi bằng “g” hoặc “gh”

13


ví dụ: con gà, ghi chép,… Âm/ ŋ/ có lúc ghi “ng” lúc lại ghi “ngh”, ví dụ:
ngang bướng, nghiên cứu,….
Quy tắc kết hợp của 3 âm vị được khái quát như sau:
- Âm vị /k/:
+ Được viết bằng “ k” khi kết hợp với nguyên âm hàng trước / i, ɛ,ɛﬞ, e,
ie/. Ví dụ: Kiên, kí, kinh,…

+ Được viết bằng chữ “c” Khi kết hợp với nguyên âm hàng sau: / / ɣ, /
ɣﬞ, a,ă, o, ɔ, ɔﬞ, ɯɣ, uo/ Ví dụ: cô, cá, có, con,….
+ Được viết bằng chữ “q” khi đứng trước bán âm /-u-/. Ví dụ: qua, quả,
quên,…
- Âm vị / ɣ/:
+ Được viết bằng “ gh” khi kết hợp với nguyên âm hàng trước / i, e, ɛ,

ɛﬞ, ie/. Ví dụ: ghi chép, ghế đẩu, ….
+ Được viết bằng “g” khi kết hợp với các nguyên âm hàng sau: / ɣ, a, ă,
o, ɔﬞ, ươ, uo/. Ví dụ: gật gù, gan, gà, nhà ga,…
- Âm vị / ŋ/:
+ Được viết bằng chữ “ng” khi kết hợp với nguyên âm hàng sau: / / ɣ, ,
a, ă, o, ɔ, ɔﬞ, ươ, uo/. Ví dụ: ngành kinh tế, đi ngủ, nguồn nước, ngăn nắp, ….
+ Được viết bằng chữ “ngh” khi kết hợp với nguyên âm hàng trước / i, e,
ɛ, ɛﬞ , ie/. Ví dụ: lắng nghe, nghề nghiệp, suy nghĩ, nghiên cứu,….
Âm vị /z/ có ba hình thức chữ viết là (d, gi, r) nhưng thực tế hiện nay chưa
có một căn cứ cụ thể nào về ngữ âm chỉ ra được sự khác biệt này để có thể đưa
ra một quy tắc viết đúng, mà người viết thường sử dụng theo thói quen. Ví dụ:
củ “dong diềng” hay củ “giong giềng”, hoặc “rong riềng” mới là đúng, hay ai
quen viết sao thì dùng như vậy?

14


Hình thức chữ viết của các âm vị âm đầu trong tiếng Việt
TT

Âm vị âm đầu

Chữ Viết


Ví dụ

1

/b/

B

Ba, bà, bố, bác,…

2

/m/

M

Mẹ, mến, mong muốn,…

3

/f/

Ph

Phở, phong phú, phập phồng, …

4

/v/


V

Viết văn, vui vẻ, vất vả, ….

5

/t’/

Th

Tha thứ, thẹn thùng, …

6

/t/

T

Tên tuổi, tiêu tốn, tiến tới, …

7

/d/

Đ

Đau đầu, đúng đắn, đi đứng, …

8


/n/

N

Non nớt, núi, nên, …

9

/s/

X

Xinh, xông lên, xao xuyến, …

10

/z/

d, gi, g(gì)

Dịu dàng, giang sơn, gì,…

11

/l/

L

Lên lớp, lung linh, lạnh lách, …


12

/ţ /

Tr

Trang trại, trung niên, …

13

/ş/

S

So sánh, sạch sẽ, sạch sành sanh, …

14

/ʐ/

R

Rung rinh, rõ ràng, bóng rổ, …

15

/c/

Ch


Chú, chổi, chanh chua, …

16

/ɲ/

Nh

Nhưng, nhánh, nhớ, …

17

/k/

k, c, q

Kiến, kí, con, có, quân, quanh, …

18

/ŋ/

Ng, ngh

Ngã, nghĩ ngợi, nghề nghiệp, ….

19

/x /


Kh

Khoảnh khắc, khoanh , khấp khểnh,...

20

/ɣ/

g, gh

Gà, gỗ, ghi, gánh gồng, ghế,…

21

/a/

a, ă, â

Áo, ăn, ấm, …

22

/h/

H

Hà, hoa, huế, hương, ….

15



2. Âm đệm
Âm đệm là âm tiết đứng ở vị trí thứ hai của âm tiết, vị trí thứ nhất của
phần vần. Âm đệm có thể vắng mặt trong âm tiết.
Số lượng âm đệm: Tiếng Việt chỉ có một bán âm /-w-/ làm âm đệm, âm
này có đặc điểm gần giống nguyên âm /u/ (nguyên âm hàng sau,tròn môi,độ mở
của miệng hẹp) phát âm lướt.
Chữ viết của âm đệm có hai hình thức thể hiện trên chữ viết là “o” và “u”.
+ Viết là “u” khi đứng trước nguyên âm có độ mở của miệng hẹp và hơi
hẹp / i, / và sau phụ âm /q/. Ví dụ: Huệ, Quang, Huyền,….
+ Viết là “o” khi đứng trước các nguyên âm có độ mở của miệng rộng và
hơi rộng / ɛ, a, ă/ Ví dụ: loắt choắt, ngoằn nghoèo, …
3. Âm chính
Âm chính đứng ở vị trí thứ ba trong âm tiết, đứng ở vị trí thứ hai trong
phần vần, là thành phần không thể thiếu trong âm tiết tiếng Việt.
Số lượng, phân loại âm chính:
Âm vị đảm nhiệm vị trí âm chính gồm có 13 nguyên âm đơn và 3 nguyên
âm đôi. Cụ thể là:
+ Nguyên âm đơn: / i, e, ɛ, ɣ, ɣﬞ, a, ă, u, o,ɛﬞ/.
+ Nguyên âm đôi: / ie, ươ, uo/
Âm chính được coi là hạt nhân của âm tiết, mang đường nét cơ bản của
thanh điệu. Về cấu tạo âm đoạn của âm tiết tiếng Việt, âm đầu có thể khuyết,
nhưng vần không thể khuyết; trong cấu tạo của vần thì âm đệm và âm cuối có
thể khuyết nhưng âm chính không thể khuyết.
Để phân biệt nguyên âm trong bảng hệ thồng nguyên âm, người ta dựa vào
4 tiêu chí:
- Chiều hướng của lưỡi: Khi phát âm nguyên âm, lưỡi có thể dịch chuyển
qua 3 vị trí đưa về trước, lùi về phía giữa, thụt lại phía sau. Như vậy ta có: nguyên
âm hàng trước (/ i, e, ɛ /); Nguyên âm hàng giữa (/ ɯ, ɣ, a/); Nguyên âm dòng

sau (/ u, o, ɔ /).

16


- Độ mở của miệng: Căn cứ vào độ mở của miệng mà nguyên âm được
chia ra: Nguyên âm rộng: / a, ă/; Nguyên âm hơi rộng / ɛ, ɔ /; Nguyên âm hơi
hẹp / e, / ɣ, a/; Nguyên âm hẹp / i, ɯ, u/.
- Hình dáng của môi: Khi phát âm môi có thể tròn hoặc không ta có: Nguyên
âm tròn môi / u, o, ɔ, uo/ và nguyên âm không tròn môi / i, e, ɛ, ɯ , ɣ/
- Trường độ của nguyên âm: Căn cứ độ dài hay ngắn khi phát âm, nguyên
âm được chia thành 2 loại: Nguyên âm dài / i, ɯ,u, e, ɣ, o, ɛ, a, ɔ /; Nguyên âm
ngắn / ɣﬞ, ɔﬞ, ɛﬞ, ă/.
Bảng thể hiện chữ viết các âm vị làm nguyên âm trong tiếng Việt.
TT

Âm vị

Chữ viết

Ví dụ

1

/i/

i, y

kính, ký


2

/e/

ê

nên, tên

3

/ɛ/

e

4

/ ɛﬞ/

a (anh ách)

tanh tách,…

5

/ie/

ia, iê, yê, ya

Mía, liên,thuyền,
khuya,…


6

/ ɯ/

ư

Thư từ, trầm tư, tư hữu…

7

/ ɣ/

ơ

lơ thơ, mơ mộng,…

8

/ ɣﬞ /

â

Tầng lớp, thật thà,…

9

/ a/

a


Lá, cá, và,…

10

/ă/

ă, a(ay, au, ăn )

Quay, ăn,..

11

/ ɯɣ/

ươ, ưa

Thửa ruộng, hươu, thuở
ban đầu, …

12

/u/

u

Thủ lĩnh, củ kiệu…

13


/o/

ô

Ông, chồng,…

14

/ɔ/

o (on), oo(ong, ooc)

xoong chảo, …

leng keng, nghe
ngóng,….

17


15

/ɔﬞ/

O (ong ooc)

long tong,…

16


/uo/

uô, ua

Muốn, mua, …

Khi sử dụng những nguyên âm có hai hay nhiều hình thức chữ viết cần
lưu ý để tránh nhầm lẫn: ví dụ
+ Âm vị / i/: Viết là “i” khi không có âm đệm: kia, kính, tin, trí. Trường
hợp viết i/y đều đúng khi có âm tiết mở, nhưng nên viết i, ví dụ: châu Mĩ/ châu
Mỹ; địa lí/ địa lý, mĩ thuật/ mỹ thuật,… Căn cứ vào nghĩa: tai, tay … Viết là “y”
trong các trường hợp: Âm tiết có một nguyên âm như (y tá, y học,…); đứng sau
âm đệm như: ma túy, yêu quý, thúy,…; đứng sau nguyên âm ngắn /a/ như cây,
cay, hay,…; đứng trước chữ ê khi âm tiết không có âm đầu như: yêu, âu yếm, Yết
Kiêu, yên ổn,…
+ Âm vị /ie/:Viết là “iê” khi âm tiết chỉ có phụ âm đầu, âm chính, âm cuối
như: tiêu tiền, phiêu lưu, liêu xiêu,…; Viết là “ia” khi âm tiết không có âm cuối
như: mía, tía, chia lìa,…; Viết là “ê” khi âm tiết có âm đệm và âm cuối như:
tuyến, luyên thuyên, khuyên bảo,….; Viết là ya khi âm tiết có âm đệm, vắng âm
cuối như: khuya sớm …
4. Âm cuối
Âm cuối đứng ở vị trí cuối vần, cũng là vị trí cuối âm tiết. Đây là âm kết
thúc âm tiết, Âm vị đảm nhiệm vị trí này là bán nguyên âm cuối hoặc phụ âm
cuối. Âm cuối có thể vắng mặt trong âm tiết.
Số lượng âm cuối: Âm cuối có 8 phụ âm (4 phụ âm tắc vô thanh và 4 phụ
âm mũi-hữu thanh), hai bans` nguyên âm /-w/ và /-j/. Bán nguyên âm cuối /-w/
có cấu âm gần giống nguyên âm /u/ và bán nguyên âm cuối /-j/ có cấu âm gần
giống nguyên âm /i/ (đều là nguyên âm hàng trước, không tròn môi và độ mở
hẹp).
Bảng thể hiện âm cuối tiếng Việt:

Vị trí phát âm
Âm vị
Phụ âm cuối

Cách phát âm
Tắc

Ồn (vô thanh)

18

Môi

Đầu lưỡi

p

t

Mặt
lưỡi
c

Gốc
lưỡi
K


×