Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

(Khóa luận tốt nghiệp) Thực trạng và giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn xã Cao Thượng huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 73 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

SẰM THỊ LAN
Tên đề tài:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
CÂY TRỒNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ CAO THƢỢNG - HUYỆN BA BỂ
TỈNH BẮC KẠN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành : Phát triển nông thôn
Khoa:

Kinh tế và PTNT

Khóa học:

2014 – 2018

Thái Nguyên, năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

SẰM THỊ LAN
Tên đề tài:


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
CÂY TRỒNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ CAO THƢỢNG - HUYỆN - BA BỂ
TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hƣớng đề tài :
Hệ đào tạo:

Hƣớng nghiên cứu
Chính quy

Chuyên ngành : Phát triển nông thôn
Lớp:

K46 – PTNT - N01

Khoa:

Kinh tế và PTNT

Khóa học:

2014 – 2018

Giảng viên HD: TS. Nguyễn Văn Tâm

Thái Nguyên, năm 2018


i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua, để hoàn thành đƣợc khóa
luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em đã nhận đƣợc rất nhiều
sự quan tâm giúp đỡ của các tập thể, các cá nhân trong và ngoài trƣờng.
Trƣớc hết, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo
Khoa KT & PTNT – Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình
truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập.Với vốn kiến thức đƣợc tiếp
thu trong quá trình học tập không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu
khóa luận, mà còn là hành trang quý báu để em bƣớc vào đời một cách vững
chắc và tự tin.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Nguyễn
Văn Tâm đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập và quá trình
viết báo cáo tốt nghiệp. Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các đồng chí
cán bộ UBND xã Cao Thƣợng, cùng nhân dân trong xã đã giúp đỡ em nhiệt
tình trong thời gian tôi thực tập tại địa phƣơng.
Trong quá trình thực tập mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng nhƣng do
thời gian có hạn, trình độ bản thân còn hạn chế và bƣớc đầu làm quen với
công tác nghiên cứu nên bản khóa luận này không tránh khỏi những thiếu xót.
Tôi rất mong nhận đƣợc sự quan tâm đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và
bạn bè để bản khóa luận của em đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Bắc Kạn, ngày 15 tháng 02 năm 2018.
Sinh viên

Sằm Thị Lan


ii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã qua 4 năm 2013 - 2016 ............. 28
Bảng 4.2. Tình hình dân số xã Cao Thƣợng năm 2016 .................................. 32
Bảng 4.3. Cơ cấu diện tích các loại cây trồng chủ yếu tại xã Cao Thƣợng .... 37
Bảng 4.4. Năng suất một số cây trồng chủ yếu tại xã Cao Thƣợng qua 4 năm
2013 - 2016...................................................................................................... 40
Bảng 4.5. Cơ cấu giá trị sản xuất một số cây trồng chính của xã Cao Thƣợng
qua 4 năm 2013 - 2016 .................................................................................... 42
Bảng 4.6. Cơ cấu diện tích gieo trồng theo mùa vụ của xã Cao Thƣợng qua 4
năm 2013 - 2016.............................................................................................. 45
Bảng 4.7. Cơ cấu giống lúa của xã Cao Thƣợng qua 4 năm 2013 - 2016 ...... 47
Bảng 4.8. Cơ cấu giống của một số cây trồng hàng năm của xã Cao Thƣợng
năm 2013 - 2016.............................................................................................. 48
Bảng 4.9. Một số công thức luân canh trên đất lúa của xã Cao Thƣợng qua 4
năm 2013 - 2016.............................................................................................. 51
Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh ........................ 53


iii

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
NGHĨA

STT CHỮ VIẾT TẮT
1 AN- QP

An ninh- quốc phòng

4 CLB


Câu lạc bộ

2 CNH-HĐH

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

3 CN-TTCN-XD

Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng

5 GĐVH

Gia đình văn hóa

6 HĐND

Hội đồng nhân dân

7 HTX

Hợp tác xã

8 KHKT

Khoa học kỹ thuật

9 KT&PTNT

Kinh tế và phát triển nông thôn


10 LMLM

Lở mồm long móng

12 TDTT

Thể dục thể thao

13 THCS

Trung học cơ sở

14 THT

Tụ huyết trùng

15 TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

11 UBND

Ủy ban nhân dân


iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... ii

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ....................................................... iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
Phần 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa học tập ....................................................................................... 3
1.3.2.Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................... 3
Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .......................................................... 4
2.1. Cơ sở lý luận về đề tài ................................................................................ 4
2.1.1. Các khái niệm cơ bản .............................................................................. 4
2.1.1.1. Khái niệm về cơ cấu cây trồng............................................................. 4
2.1.2. Các quan điểm về chuyển dịch cơ cấu cây trồng .................................... 6
2.1.3. Ý nghĩa của việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng...................................... 9
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ......................................................................... 10
2.2.1. Quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên thế giới ........................... 10
2.2.2. Quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng tại Việt Nam .......................... 11
2.2.3. Quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng của tỉnh Bắc Kạn................... 16
Phần 3 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
......................................................................................................................... 21
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 21


v

3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................ 21
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 21
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 21

3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 21
3.3.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................ 21
3.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu. ............................................................ 23
Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 24
4.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu ............................................................ 24
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 24
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 29
4.1.3. Điều kiện văn hóa - xã hội .................................................................... 32
4.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng của địa phƣơng qua 4 năm
2013 - 2016...................................................................................................... 36
4.2.1. Cơ cấu diện tích các cây trồng chủ yếu tại địa phƣơng qua 4 năm
2013 - 2016..................................................................................................... 36
4.2.2. Năng suất một số cây trồng chủ yếu tại địa phƣơng qua 4 năm
2013 - 2016...................................................................................................... 40
4.2.3. Giá trị sản xuất của một số cây trồng chính ở địa phƣơng qua 4 năm
2013 - 2016...................................................................................................... 41
4.2.4. Cơ cấu diện tích gieo trồng theo mùa vụ tại địa phƣơng ...................... 43
4.2.5. Cơ cấu giống một số cây trồng chính của địa phƣơng qua 4 năm
2013 - 2016...................................................................................................... 47
4.2.6. Một số công thức luân canh trên đất lúa ............................................... 50
4.2.7. So sánh hiệu quả kinh tế của 1 số công thức luân canh ........................ 53
4.3. Những thuận lợi và khó khăn của xã Cao Thƣợng trong việc chuyển dịch
cơ cấu cây trồng .............................................................................................. 54
4.5. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng ............ 56


vi

4.4.1. Giải pháp về khoa học kỹ thuật ............................................................. 56
4.4.2. Giải pháp về sự chỉ đạo của chính quyền xã ......................................... 56

4.4.3. Giải pháp về việc nâng cao trình độ dân trí .......................................... 56
4.4.4. Giải pháp về đất đai............................................................................... 57
4.4.5. Giải pháp về cơ chế hợp tác giữa cán bộ khuyến nông ........................ 57
Phấn 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 58
5.1. Kết luận. ................................................................................................... 58
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 60


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp với điểm xuất phát thấp, hiện nay
vẫn còn trên 70% dân số sống ở nông thôn và 56% lao động xã hội làm việc
trong lĩnh vực nông nghiệp, năng suất khai thác ruộng đất và năng suất lao
động còn thấp, sản xuất còn manh mún nhỏ lẻ, chƣa khai thác hết tiềm năng
sẵn có của đất nƣớc. Nông nghiệp chƣa đáp ứng nhu cầu cải thiện đời sống
nhân dân, chƣa cung cấp đủ nguyên liệu cho công nghiệp hàng hoá và xuất
khẩu, chƣa tạo đƣợc động lực thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp nông thôn. Để giải quyết những vấn đề này thì thực hiện chuyển dịch
cơ cấu nông nghiệp nói chung và cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp nói
riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nƣớc ta trong sự nghiệp xây dựng
và phát triển đất nƣớc [13].
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhằm phát huy mọi tiềm năng sản xuất
của mỗi vùng hƣớng tới sản xuất chuyên môn hóa phát triển nền nông nghiệp
sản xuất hàng hoá lớn, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện
mức sống cho ngƣời nông dân. Do đó, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu
cây trồng trong nông nghiệp trên phạm vi cả nƣớc cũng nhƣ với từng địa phƣơng

là rất cần thiết.
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi nằm ở trung tâm vùng Đông Bắc Bắc Bộ có
nhiều lợi thế đối với sự phát triển nông nghiệp. Trong đó diện tích đất tự
nhiên của Bắc Kạn là 485.941ha. Đất nông nghiệp (bao gồm cả đất lâm
nghiệp là 413.044ha, chiếm 85%; đất phi nông nghiệp là 21.159ha, chiếm
4,35%, đất chƣa sử dụng là 51.738ha, chiếm 10,65%. Đất đai tƣơng đối màu
mỡ, nhiều nơi tầng đất dày, đất đồi núi có lƣợng mùn cao, thích hợp cho sản
xuất nông lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và phục hồi rừng.


2

Đây là vùng có địa hình, khí hậu, vị trí địa lý thuận lợi cho sự phát triển kinh
tế, đặc biệt là sự phát triển nông nghiệp. Tỉnh đã đƣa ra một số mô hình
chuyển đổi đem lại hiệu quả kinh tế cao. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng
trên toàn tỉnh đã đạt đƣợc nhiều thành tựu và chuyển biến tích cực. Cao
Thƣợng là một trong những xã của tỉnh Bắc Kạn nhiều tiềm năng thuận lợi
cho quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên
cơ cấu sản xuất nông nghiệp còn chuyển đổi chậm trong khi nhiều tiềm năng
của vùng chƣa đƣợc khai thác hết. Từ thực tiễn của xã Cao Thƣợng tôi đã
chọn nghiên cứu đề tài "Thực trạng và giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu
cây trồng trên địa bàn xã Cao Thượng - huyện Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn xã, phân
tích những thuận lợi và khó khăn của vùng từ đó đƣa ra phƣơng hƣớng và giải
pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn xã Cao Thƣợng giai
đoạn 2013 – 2016.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội liên quan đến sự chuyển

dịch cơ cấu cây trồng.
- Đánh giá thực trạng cơ cấu cây trồng và sự chuyển dịch cơ cấu cây
trồng trên địa bàn xã Cao Thƣợng.
- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong chuyển dịch cơ cấu cây
trồng trên địa bàn xã Cao Thƣợng.
- Đƣa ra những giải pháp chủ yếu mang tính khả thi nhằm đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu cây trồng của toàn xã.


3

1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1.Ý nghĩa học tập
- Nghiên cứu đề tài giúp cho sinh viên tổng hợp và củng cố những kiến
thức đã đƣợc học.
- Có đƣợc tƣ duy một cách lôgic và biết cách vận dụng những kiến thức
đã học vào thực tiễn, đồng thời học hỏi đƣợc nhiều kinh nghiệm trong thực tế
và cũng là cơ hội gặp gỡ, học tập trao đổi kiến thức với những ngƣời có kinh
nghiệm và ngƣời dân địa phƣơng.
- Quá trình thực hiện đề tài thực tập sẽ nâng cao năng lực cũng nhƣ rèn
luyện kỹ năng, phƣơng pháp nghiên cứu khoa học cho bản thân mỗi sinh viên.
- Đề tài cũng đƣợc coi là một tài liệu tham khảo cho Trƣờng, Khoa, các
cơ quan trong ngành và sinh viên các khóa tiếp theo.
1.3.2.Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài là cơ sở để các nhà quản lý, các cấp lãnh đạo địa
phƣơng đƣa ra những giải pháp phù hợp nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng
hợp lý, hiệu quả để nâng cao thu nhập và chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân
tại xã Cao Thƣợng nói riêng và ngƣời dân nông thôn nói chung.



4

Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận về đề tài
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm về cơ cấu cây trồng
Cơ cấu cây trồng là thành phần các giống và các loại cây đƣợc bố trí
theo không gian và thời gian trƣớc một hệ sinh thái nông nghiệp nhằm tận
dụng hợp lý nhất các nguồn lực về tự nhiên kinh tế xã hội sẵn có của vùng.
Cơ cấu cây trồng là một biện pháp kinh tế và kỹ thuật tổng hợp nhằm
đẩy mạnh sự phát triển của sản xuất nông nghiệp, thể hiện cụ thể của phƣơng
hƣớng sản xuất về mặt trồng trọt. Cơ cấu cây trồng cũng quyết định sự phát
triển của ngành chăn nuôi và các ngành phụ khác của nông nghiệp. Sự chuyên
môn hoá, tập trung sản xuất phải đƣợc phản ánh cụ thể trong cơ cấu cây trồng.
Cơ cấu cây trồng cũng là kết quả của quy hoạch sử dụng ruộng đất và quan
trọng nhất là sử dụng ruộng đất nào để trồng cây gì thì có hiệu quả kinh tế cao
nhất. Ngoài ra cơ cấu cây trồng còn có quan hệ chặt chẽ với việc đầu tƣ vốn
và sử dụng lao động, tuỳ cơ cấu cây trồng mà mức độ đầu tƣ vốn và lao động
vào ruộng đất sẽ thay đổi. Cũng nhƣ cơ cấu cây trồng có quyết định độ màu
mỡ của đất đai, bảo vệ môi trƣờng sinh thái có khả năng làm giảm sự phát
triển của sâu bệnh hại cây trồng. Đặc biệt cơ cấu cây trồng làm giảm tính thời
vụ trong sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích gieo
trồng [4].
2.1.1.2. Khái niệm về cơ cấu cây trồng hợp lý
Cơ cấu cây trồng hợp lý là cơ cấu cây trồng phù hợp với phƣơng thức
sản xuất của từng vùng hay đơn vị sản xuất nông nghiệp. Đáp ứng đƣợc yêu
cầu của đơn vị sản xuất của ngƣời lao động, khai thác hết tiềm năng về tự
nhiên kinh tế xã hội và lợi thế sẵn có của vùng. Để nâng cao năng suất lao



5

động, năng suất cây trồng, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích. Nâng cao
hiệu quả sử dụng đất đai cho thu nhập lớn, góp phần nâng cao đời sống vật
chất cũng nhƣ tinh thần của ngƣời dân.
Cơ cấu cây trồng hợp lý còn là sự thể hiện tính hiệu quả của mỗi quan
hệ giữa các cây trồng đƣợc bố trí trên đồng ruộng. Thể hiện mỗi quan hệ
tƣơng hỗ trợ nhau cùng nhau phát triển, sinh trƣởng bằng cách tạo ra môi
trƣờng thuận lợi về sinh dƣỡng ánh sáng cho nhau. Làm cơ sở cho nông nghiệp
phát triển một cách mạnh mẽ toàn diện vững chắc theo hƣớng thâm canh không
ngừng nâng cao hiệu suất lao động và bảo vệ môi trƣờng sinh thái [2].
2.1.1.3. Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu cây trồng
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng là sự thay đổi về tỷ lệ phần trăm diện tích
gieo trồng, giá trị sản lƣợng của nhóm cây trồng trong tổng thể ngành trồng
trọt về từng loại cây trồng trong nhóm cây trồng chịu sự thay đổi của các yếu
tố tự nhiên, kinh tế xã hội và thị trƣờng. Nó là một quá trình thực hiện bƣớc
chuyển dịch từ hiện trạng của một cơ cấu cây trồng cũ sang một cơ cấu cây
trồng mới, nhằm đáp ứng những yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông
nghiệp nông thôn [6].
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng là sự thay đổi tỷ lệ từng loại cây trồng
trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Là việc đƣa vào ngành sản xuất trồng
trọt những loại cây có năng suất, chất lƣợng, giá trị cao để thay thế cho những
cây trồng, giống cây trồng cũ có năng suất, chất lƣợng, giá trị thấp hơn để đạt
đƣợc hiệu quả kinh tế cao hơn trong sản suất nông nghiệp, thúc đẩy sản xuất
nông nghiệp phát triển theo hƣớng phù hợp với nhu cầu thị trƣờng [4].
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng thực chất là phá thế độc canh trong nông
thôn để hình thành một cơ cấu cây trồng mới phù hợp với điều kiện tự nhiên
kinh tế xã hội, khí hậu, sinh thái của vùng đồng thời đạt hiệu quả kinh tế cao
dựa vào những đặc tính sinh học của từng loại cây trồng. Đây chính là quá



6

trình tổng hợp lại các công thức luân canh các thành phần giống cây trồng và
các cây trồng, đảm bảo các thành phần trong cơ cấu có mỗi quan hệ tƣơng tác
với nhau, thúc đẩy lẫn nhau nhằm khai thác tốt nhất các nguồn lực sẵn có về
điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của địa phƣơng để nâng cao hiệu quả sản
xuất nông nghiệp bảo vệ môi trƣờng sinh thái [2].
2.1.2. Các quan điểm về chuyển dịch cơ cấu cây trồng
2.1.2.1. Quan điểm phát triển sản xuất hàng hóa
Sản xuất nông sản hàng hoá là một yếu tố khách quan của nền kinh tế thị
trýờng. Nó là sự thể hiện của lực lýợng sản xuất tiến bộ. Sản xuất hàng hoá
phát sinh là do lực lýợng sản xuất phát triển và có liên quan ðến sở hữu tý
nhân về tý liệu sản xuất. Sản xuất hàng hoá gắn liền với thị trýờng và có sự
ðiều tiết vĩ mô của nhà nýớc, vì thị trýờng là nõi tiêu thụ của hàng hoá, trao
ðổi và giao lýu hàng hoá chỉ có thị trýờng mới phản ánh ðýợc giá trị hàng
hoá. Nhà nýớc sẽ ðiều chỉnh cung cầu của thị trýờng thông qua các chính sách
thuế khoán, tài chính, tiền tệ. Trong quá trình tái sản xuất bao gồm bốn khâu:
Sản xuất, phân phối, lýu thông, tiêu thụ (theo Paul A. Samelson, kinh tế học
1989, dịch ra tiếng việt). Mọi nền sản xuất ðều sản xuất ðều giải quyết ba vấn
ðề cõ bản là: Sản xuất cái gì với tổng lýợng bao nhiêu? Sản xuất nhý thế nào
bằng những công nghệ và tài nguyên nào? Hàng hoá ðýợc sản xuất cho ai?
Tất cả ðều phải gắn chặt với thị trýờng. Nông nghiệp nói chung và cõ cấu cây
trồng nói riêng cũng là ngành sản xuất vật chất và nó cũng không thể dừng lại
ở một khâu nào trong bốn khâu trên, mà nó là một chuỗi liên tục chi phối
trong mỗi quan hệ týõng tác lẫn nhau theo hýớng hoàn thiện trong từng hoàn
cảnh cụ thể, theo sự thay ðổi của thị trýờng. Quá trình chuyển dịch cõ cấu cây
trồng từ tự cung tự cấp theo hýớng sản xuất hàng hoá cũng là một yếu tố
khách quan ðối với sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp hiện ðại. Trong

ðiều kiện nýớc ta hiện nay thì thị trýờng có tác ðộng mạnh mẽ vào sản xuất


7

nông nghiệp. Ðòi hỏi sản xuất nông nghiệp phải ða dạng hoá sản xuất, nâng
cao nãng suất, chất lýợng sản phẩm ðáp ứng ðýợc nhu cầu thị trýờng ở mọi
lúc, mọi nõi. Do vậy, vấn ðề hiệu quả kinh tế của cõ cấu cây trồng phải gắn
liền với việc nghiên cứu thị trýờng và chỉ có thông qua thị trýờng mới ðánh
giá ðýợc hiệu quả của nó. Vì vậy cần phải nhận thức ðầy ðủ về quan hệ cung
cầu ðể hành ðộng phù hợp với các quy luật của nó [5].
2.1.2.2. Quan điểm phát triển hàng hóa xuất khẩu
Muốn phát triển nền kinh tế toàn diện và vững chắc thì cần phải có sự
giao lƣu trao đổi hàng hoá trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Bởi vì việc
giao lƣu mở rộng mối quan hệ với các nƣớc trên thế giới là rất cần thiết và
quan trọng trong việc tăng cƣờng vốn, khoa học kỹ thuật trang thiết bị máy
móc hiện đại vào sản xuất để khai thác những tiềm năng của mỗi vùng mỗi
quốc gia. Mỗi vùng mỗi quốc gia chuyên môn hoá cần chú trọng tăng cƣờng
một hay một số hàng hoá nông sản có giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện
tự nhiên khí hậu, đất đai của vùng.
Thực tế trong những năm vừa qua, cùng với quá trình công nghiệp hoá
đô thị hoá, thị trƣờng hoá, sản xuất trong các ngành ở các nƣớc đều có sự phát
triển, thoả mãn ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu của con ngƣời. Song mục đích
cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất đều là tối đa hoá lợi nhuận. Trong hoạt
động sản xuất nông nghiệp thì vấn đề chuyển dịch cơ cấu cây trồng cũng
không nằm ngoài mục đích đó. Do chạy theo lợi nhuận trƣớc mắt mà các hộ
nông dân, các chủ thể sử dụng đất nông nghiệp có những hoạt động sản xuất
đã vắt kiệt sức sản xuất của đất đai, khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên
đất nƣớc. Tối thiểu chi phí và tối đa hoá lợi nhuận dẫn đến hiện tƣợng thoái
hoá đất, bạc màu đất, tính chất vật lý, hoá học của đất cũng thay đổi. Vấn đề

đặt ra ở đây là chuyển dịch cơ cấu cây trồng muốn đạt đƣợc hiểu quả kinh tế
cao và bề vững thì đòi hỏi các hộ nông dân, các nhà sản suất phải nắm đƣợc


8

các đặc tính sinh học, khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh của cây
trồng. Để có những biện pháp tác động đúng và thích hợp nhằm cải tạo đất và
làm sạch môi trƣờng sinh thái [6].
2.1.2.3. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng nông nghiệp
bền vững
Nhƣ chúng ta đã biết nông nghiệp có vai trò quan trọng trong nền kinh
tế nƣớc ta và có ý nghĩa quyết định ở giai đoạn đầu của sự phát triển kinh tế.
Một nền nông nghiệp phát triển mới tạo tiền đề vững chắc cho sự nghiệp
CNH - HĐH đất nƣớc. Do vậy để chƣơng trình xoá đói giảm nghèo có hiệu
quả thì cần phải quan tâm tới sản xuất nông nghiệp nhất là vẫn đề an toàn
lƣơng thực, không chỉ đơn thuần là về mặt số lƣợng mà nó còn bao gồm cả
chất lƣợng. Chính điều này đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng
trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn đƣợc chú ý và phát triển, tạo cho nông
nghiệp phát triển bền vững [8].
2.1.2.4. Quan điểm bảo vệ môi trường sinh thái
Thực tế trong những năm vừa qua, cùng với quá trình công nghiệp hoá
đô thị hoá, thị trƣờng hoá, sản xuất trong các ngành ở các nƣớc đều có sự phát
triển, thoả mãn ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu của con ngƣời. Song mục đích
cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất đều là tối đa hoá lợi nhuận. Trong hoạt
động sản xuất nông nghiệp thì vấn đề chuyển dịch cơ cấu cây trồng cũng
không nằm ngoài mục đích đó. Do chạy theo lợi nhuận trƣớc mắt mà các hộ
nông dân, các chủ thể sử dụng đất nông nghiệp có những hoạt động sản xuất
đã vắt kiệt sức sản xuất của đất đai, khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên
đất nƣớc. Tối thiểu chi phí và tối đa hoá lợi nhuận dẫn đến hiện tƣợng thoái

hoá đất, bạc màu đất, tính chất vật lý, hoá học của đất cũng thay đổi. Vấn đề
đặt ra ở đây là chuyển dịch cơ cấu cây trồng muốn đạt đƣợc hiểu quả kinh tế
cao và bền vững thì đòi hỏi các hộ nông dân, các nhà sản suất phải nắm đƣợc


9

các đặc tính sinh học, khả năng chống chịu với điệu kiện ngoại cảnh của cây
trồng. Để có những biện pháp tác động đúng và thích hợp nhằm cải tạo đất và
làm sạch môi trƣờng sinh thái [8].
2.1.3. Ý nghĩa của việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng
Ở bất cứ nƣớc nào dù giàu hay nghèo, nông nghiệp đều chiếm vị trí quan
trọng. Nông nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu của nền kinh tế cung cấp những
sản phẩm cần thiết phục vụ cho đời sống con ngƣời tồn tại và phát triển.
Trong sản xuất nông nghiệp nƣớc ta, trồng trọt là ngành sản xuất chủ
yếu, sản xuất ra lƣơng thực thực phẩm. Sản xuất lƣơng thực tăng nhanh bình
quân mỗi năm tăng lên trên 1,3 triệu tấn. Nó không những cung cấp lƣơng
thực, thực phẩm phục vụ cho đời sống con ngƣời, làm thức ăn cho gia súc,
cung cấp nhiên liệu cho sản xuất công nghiệp, giữ gìn và bảo vệ môi trƣờng
sinh thái, mà còn là nguồn hàng xuất khẩu đem lại hiệu quả kinh tế cao tạo ra
nguồn thu nhập ngoại tệ lớn cho đất nƣớc thông qua xuất khẩu các sản phẩm
nông nghiệp tạo tiền đề vững chắc cho công cuộc CNH - HĐH đất nƣớc.
Cơ cấu cây trồng hợp lý có ý nghĩa quan trọng trong việc chuyển nền
sản xuất nông nghiệp từ chỗ độc canh cây lƣơng thực sang nền nông nghiệp
đa dạng hoá cây trồng. Tạo ra các loại cây trồng, những nông sản phẩm có
chất lƣợng giá trị cao, có hiệu quản kinh tế cao phù hợp với điều kiện thời
tiết, khí hậu, phƣơng hƣớng sản xuất của vùng, cũng nhƣ đáp ứng đƣợc nhu
cầu của thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, nhu cầu của con ngƣời và xã hội.
Cơ cấu cây trồng hợp lý dẫn đến việc sử dụng các yếu tố đầu vào đầy
đủ và hợp lý hơn. Nó còn là căn cứ để xây dựng kế hoạch đầu tƣ vốn, sử dụng

lao động, đất đai, các tƣ liệu sản xuất và các yếu tố đầu vào khác trong sản
xuất nông nghiệp một cách có hiệu quả giảm bớt tính thời vụ trong sản xuất
nông nghiệp và hạn chế đƣợc lao động nông nghiệp có tính chất thời vụ trong
sản xuất nông nghiệp.


10

Cơ cấu cây trồng còn có vai trò quan trọng trong việc cải tạo và bồi
dƣỡng đất, hạn chế sự phát triển của sâu bệnh, tăng năng suất cây trồng và
tăng giá trị hàng hoá. Đặc biệt cơ cấu cây trồng còn thúc đẩy sự chuyển dịch
cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị diện tích. Từ đó làm tăng thu
nhập cho ngƣời nông dân làm cho đời sống của họ đƣợc nâng cao.
Cơ cấu cây trồng hợp lý còn là cơ sở làm cho nông nghiệp phát triển
một cách mạnh mẽ, toàn diện vững chắc. Lợi dụng một cách tốt nhất các điều
kiện tự nhiên khí hậu, đất đai, nguồn nƣớc với đặc tính sinh học của cây trồng
để có năng suất, sản lƣợng cao nhất trên một đơn vị diện tích. Tránh đƣợc tác
hại của sâu bệnh, bồi dƣỡng và cải tạo đất tốt.
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1. Quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên thế giới
2.2.1.1. Nhóm các nước phát triển
Đặc điểm nổi bật của các nƣớc này là chuyên môn hoá, tập trung cao
độ hình thành các vùng chuyên canh lớn, các trang trại lớn.Việc ứng dụng
khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp ở mức tiên tiến. Sản phẩm sản
xuất theo nhu cầu của thị trƣờng với khối lƣợng lớn, chất lƣợng giá trị cao,
sản phẩm làm ra đƣợc ngành công nghiệp chế biến tiêu thụ và phục vụ xuất
khẩu. Cơ cấu cây trồng không đơn thuần vì mục đích thu sản phẩm mà còn vì
mục đích cải tạo môi trƣờng sinh thái, để phát triển nền nông nghiệp bền
vững. Tuy nhiên cơ cấu cây trồng thƣờng bị biến đổi, lệ thuộc vào nền kinh tế
thị trƣờng mang tính chất sản xuất hàng hoá cao độ [4].

2.2.1.2. Nhóm các nước đang phát triển
Đặc điểm của những nƣớc này là mới đi vào chuyên môn hoá và tập
trung. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp còn nhiều
hạn chế, trình độ quản lý chƣa cao, thiếu vốn trong sản xuất, năng suất cây
trồng vẫn thấp. Sản xuất mang tính truyền thống tự nhiên chƣa mang tính sản


11

xuất hàng hoá, thị trƣờng. Một phần các nƣớc này còn gặp khó khăn về giải
quyết lƣơng thực, cơ cấu cây trồng chƣa vì mục đích bảo vệ môi trƣờng [6].
2.2.1.3. Nhóm các nước nghèo
Phần lớn các nƣớc này nằm ở Châu Phi và một số nƣớc ở Châu Á. Đặc
điểm nổi bật đáng chú ý ở các nƣớc này là sản xuất nông nghiệp mang nặng
tính tự nhiên, tự cung tự cấp, kỹ thuật canh tác thủ công lạc hậu. Chủ yếu là
quảng canh, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, bóc lột đất đai và môi trƣờng một
cách vô thức. Ở các vùng này đời sống nhân dân nói chung, đặc biệt các hộ
nông dân còn gặp nhiều khó khăn. Tình trạng đói nghèo vẫn tồn tại nhiều,
thiếu vốn, khoa học kỹ thuật. Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông
nghiệp còn rất hạn chế [2].
2.2.2. Quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng tại Việt Nam
2.2.2.1. Giai đoạn trước đổi mới (trước năm 1986)
Ở nƣớc ta các nhà khoa học cũng đi từ những nghiên cứu riêng rẽ từng
cây, tách rời môi trƣờng tự nhiên, môi trƣờng xã hội đến nghiên cứu hệ thống
cây trồng trong một môi trƣờng cụ thể. Truyền thống xây dựng đê điều, thuỷ
lợi, kỹ thuật làm đất bằng trâu, bò, tập quán đầu tƣ nhiều lao động sống, tận
dụng phân chuồng, phân xanh đi liền với việc thâm canh đã làm nên nền văn
minh lúa nƣớc của dân tộc Việt Nam. Ngay từ những năm 1960 viện sĩ Đào
Thế Tuấn đã cùng các nhà nghiên cứu khoa học của viện khoa học kỹ thuật
nông nghiệp Việt Nam nghiên cứu đƣa cây lúa vụ xuân với các giống lúa gắn

ngày có tiềm năng năng suất cao và tập đoàn cây vụ đông vào chân đất hai vụ
lúa, đƣa cây màu vụ xuân vào chân đất một vụ mùa, đã tạo nên bƣớc chuyển
biến rõ nét về sản lƣợng lƣơng thực, thực phẩm trong vùng đồng bằng sông
Hồng. Năm 1970 nhờ chuyển vụ mạnh, năng suất lúa chiêm xuân toàn miền
Bắc đƣợc nâng lên 19,73 tạ/ ha so với năng suất lúa chiêm xuân từ 1960 1969 đến 18,94 tạ/ ha. Năm 1974 sản lƣợng lúa miền Bắc chỉ đạt 5,48 triệu


12

tấn, năng suất lúa đạt 34,2 tạ/ ha, lƣơng thực đầu ngƣời chỉ đạt 276 kg, lƣơng
thực nhập khẩu lên tới 1,5 triệu tấn. Từ 1975 đến năm 1980 lƣơng thực cả
nƣớc dậm chân tại chỗ (năm 1975 là 13,4 triệu tấn, năm 1980 là 14,4 triệu
tấn). Lƣơng thực bình quân đầu ngƣời giảm dần từ 274 kg năm 1975 xuống
257 kg năm 1980, đặc biệt năng suất lúa bình quân cả nƣớc rất thấp lại còn
giảm năm 1975 là 22,3 tạ/ ha, năm 1980 là 21,1 tạ/ ha. Năm 1985 năng suất
chung miền Bắc đạt 31,9 tạ/ ha. Điển hình các tỉnh Thái Bình bình quân tăng
năng suất 42 tạ / ha, Hải Hƣng 38 tạ/ha. Có những xã đạt năng suất cao nhƣ:
HTX Vũ Thắng 70 tạ/ ha,Trực Đông - Hải Hậu 72 tạ/ ha [15]. Sản xuất nông
nghiệp nƣớc ta nói chung và trồng trọt nói riêng, giai đoạn này rất còn lạc
hậu, mang tính tự nhiên, tự cung tự cấp. Cây trồng chủ yếu là cây lúa nƣớc
nên năng suất và giá trị kinh tế thấp, lúa thƣờng xuyên bị sâu bệnh và thiên
nhiên tàn phá, nhiều nơi còn bị mất trắng. Ngoài cây lúa, một số cây trồng
khác nhƣ: Ngô, khoai, sắn cũng đƣợc gieo trồng nhƣng chỉ là sản xuất nhỏ,
manh mún và không có sự đầu tƣ, chỉ đạo đúng đắn. Cơ cấu cây trồng ở thời
kỳ này đơn giản, chủ yếu vẫn là độc canh cây lƣơng thực. Hơn nữa, sản xuất
lại chịu ảnh hƣởng của cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, trình độ
dân trí thấp, thiếu hiểu biết về khoa học kỹ thuật... dẫn đến không hình thành
vùng chuyên canh. Sản lƣợng thấp không phát huy đƣợc tiềm năng sẵn có, lợi
thế so sách của mỗi địa phƣơng. Đời sống của nhân dân nhất là nông dân còn
gặp nhiều khó khăn, diện đói nghèo tăng. Nhà nƣớc phải nhập khẩu mỗi năm

trên dƣới một triệu tấn lƣơng thực, nhập khẩu 5,6 tấn lƣơng thực trong những
năm 1976 - 1980. Qua đó ta có thể nói những năm cuối thập kỷ 70 tình hình
kinh tế nƣớc ta gặp nhiều khó khăn và lâm vào tình trạng thiếu lƣơng thực,
thực phẩm một cách trầm trọng [5].


13

2.2.2.2. Giai đoạn sau đổi mới đến nay (sau năm 1986)
Cùng với sự đổi mới kinh tế nói chung, nền nông nghiệp nƣớc ta đang
trong quá trình chuyển đổi sang nền nông nghiệp theo định hƣớng xã hội chủ
nghĩa. Nền nông nghiệp nƣớc ta đƣợc hình thành và phát triển từ lâu đời
nhƣng chuyển biến sâu sắc và mạnh mẽ nhất từ khi Việt Nam thực hiện thành
công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã
hội. Từ những năm cuối thập kỷ 80, dƣới ánh sáng của chính sách đổi mới
của Đảng và Chính phủ nền nông nghiệp Việt Nam đã có nhiều biến đổi sâu
sắc. Đẩy mạnh đầu tƣ, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất, đa dạng hoá sản phẩm gắn liền nông nghiệp với thị trƣờng. Điển hình là
hàng loạt các chính sách về nông nghiệp nông thôn đã đƣợc ban hành nhƣ:
Chỉ thị 100 của ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng tháng 01 năm 1981, Nghị quyết
10 của Bộ Chính trị tháng 4 năm 1988. Chính sách giao quyền sử dụng đất lâu
dài cho hộ nông dân theo điều 20 luật đất đai năm 1993. Chính sách thuế
nông nghiệp, khuyến nông, trợ giá nông sản. Xây dựng các công trình phòng
chống thiên tai, đê điều, hệ thống kênh máng tƣới tiêu, đƣờng giao thông...
Việc nghiên cứu cơ cấu cây trồng nhằm từng bƣớc phá chế độ độc canh cây
lúa đã đƣợc triển khai bằng việc cải thiện hệ thống cây trồng theo hƣớng đa
dạng hoá phát triển theo một số hƣớng sau: Nhập nội và đƣa vào sản xuất
những loại cây trồng mới có năng suất chất lƣợng cao không phải là cây bản
địa nhƣ khoai tây, cà chua, hành tây, ngô... đã mang lại những hiệu quả kinh
tế cao hơn. Đặc biệt ta đã tạo chọn và nhập nội nhiều giống cây trồng tốt đƣa

vào sản xuất đại trà khá nhanh, có tác dụng hiệu quả cao hơn. Trƣớc hết phải
kể đến việc lai tạo và nhập giống lúa thuần và lúa lai từ Trung Quốc vào miền
Bắc. Ngoài lúa ta cũng nhập khá nhiều giống cây lƣơng thực có nhiều ƣu thế
và chất lƣợng cho năng suất cao, thay thế các giống đã dùng lâu trong sản
xuất nhƣ: Ngô lai Bioseed, khoai tây KT03, dƣa thái... trong nƣớc giữa các


14

vùng đã có sự chuyển dịch thâm canh cây trồng từ vùng này sang vùng khác
đã thu đƣợc nhiều thắng lợi.
Theo Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT)
Nguyễn Xuân Cƣờng, năm 2016, sản xuất nông, lâm và thủy sản phải đối mặt
với nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, ngành NN&PTNT đã luôn nhận
đƣợc sự quan tâm chỉ đạo sâu sát và hỗ trợ kịp thời của Đảng, Nhà nƣớc; sự
phối hợp chặt chẽ của các bộ, ban, ngành và địa phƣơng; sự chung sức, đồng
hành và sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp và bà con nông dân trên cả
nƣớc và thông tin, tuyên truyền kịp thời của các cơ quan truyền thông. Đồng
thời, ngành đã nỗ lực bám sát thực tiễn, chỉ đạo quyết liệt, tiếp tục đẩy mạnh
thực hiện tái cơ cấu gắn với xây dựng nông thôn mới.
Báo cáo của ngành NN&PTNT cũng chỉ rõ, năm 2016, ngành nông
nghiệp đã góp phần ổn định đời sống, đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân và
phát triển đất nƣớc. Cơ cấu sản xuất tiếp tục đƣợc điều chỉnh phù hợp với
định hƣớng tái cơ cấu và thích ứng với biến đổi khí hậu; sản xuất đƣợc duy trì
trong điều kiện thiên tai khắc nghiệt; xuất khẩu tăng cao, tăng trƣởng ngành
đƣợc phục hồi. GDP toàn ngành đã tăng 1,2% so với năm 2015; giá trị sản
xuất (theo giá so sánh 2010) tăng 1,44%, trong đó: Trồng trọt giảm 0,9%,
chăn nuôi tăng 5,4%; lâm nghiệp tăng 6,17%; thuỷ sản tăng 2,91%. Kim
ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ƣớc đạt khoảng 32,1 tỷ USD, tăng 5,4%
so với năm 2015; tiếp tục duy trì đƣợc 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu

từ 1 tỷ USD trở lên. Chƣơng trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
tiếp tục đƣợc triển khai rộng khắp, đạt mục tiêu đề ra; các nhiệm vụ xóa đói,
giảm nghèo đƣợc quan tâm thực hiện. Đến cuối năm 2016, cả nƣớc có 2.235
xã đạt chuẩn nông thôn mới (hoàn thành mục tiêu có 25% số xã đạt chuẩn
năm 2016) [20].


15

Tạo đƣợc những giống cây trồng mới có năng suất chất lƣợng cao phù
hợp với điều kiện tự nhiên của vùng. Vụ đông ở miền Bắc thích hợp với cây
trồng có nguồn gốc á nhiệt đới nhƣ: Bắp cải, xu hào, cà chua, khoai lang, đậu
tƣơng... mở rộng diện tích cây vụ đông miền Bắc đã đƣa vào sản xuất nhiều
giống cây trồng mới có năng suất cao, các giống lúa vụ xuân, vụ mùa ngắn
ngày, giải phóng đất vào tháng 9 để đƣa thêm một vụ cây trồng cạn vụ đông
vào chân đất vẫn chủ động nƣớc, đã làm tăng vụ, tăng hệ số quay vòng của
đất và tăng sản lƣợng lƣơng thực đáng kể. Đây là con đƣờng đúng đắn nhất
trong chiến lƣợc sử dụng, bảo vệ và bồi dƣỡng đất đai, nó không chỉ có ý
nghĩa to lớn đối với các vùng có điều kiện canh tác thuận lợi, nông dân có
trình độ khá về đầu tƣ thâm canh mà ngay cả đối với vùng có điều kiện canh
tác khó khăn, kỹ thuật sản xuất lạc hậu. Theo hƣớng miền Bắc đã có nhiều
tỉnh ở đồng bằng Sông Hồng thực hiện thành công và đạt năng suất cao.
Cơ cấu một vụ đã chuyển dịch theo hƣớng tăng diện tích lúa đông xuân
và lúa hè thu có năng suất cao, ổn định. Các loại giống lúa mới đã đƣợc sử
dụng trên 87% diện tích gieo trồng. Sản lƣợng lƣơng thực có hạn tăng hàng
năm trên 1,6 triệu tấn lƣơng thực, bình quân lƣơng thực đầu ngƣời đã tăng từ
360 kg năm 1995 lên 532 kg năm 2010. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1
đơn vị sản xuất nông nghiệp tăng từ 13,5 triệu đồng/ ha năm 1995 lên 55,5
triệu đồng/ha năm 2010 [14]. Sau 30 năm đổi mới, Việt Nam đạt những thành
tựu quan trọng trong công cuộc CNH, HĐH đất nƣớc. Từ một nền kinh tế

nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nông nghiệp, Việt Nam đã xây dựng
đƣợc cơ sở vật chất - kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội từng bƣớc đáp ứng sự
nghiệp CNH, HĐH, tạo ra môi trƣờng thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển.
Diện mạo đất nƣớc có nhiều thay đổi, kinh tế duy trì tốc độ tăng trƣởng khá,
tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên (đạt ngƣỡng thu nhập trung bình) đời
sống nhân dân từng bƣớc đƣợc cải thiện, đồng thời tạo ra nhu cầu và động lực


16

phát triển cho tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đội ngũ doanh nghiệp,
doanh nhân thật sự trở thành lực lƣợng quan trọng để thực hiện đƣờng lối
CNH, HĐH đất nƣớc [13].
2.2.3. Quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng của tỉnh Bắc Kạn
Trong những năm gần đây, mặc dù cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp có
nhiều chuyển dịch tích cực, sản xuất lƣơng thực năm sau tăng hơn năm trƣớc,
hạ tầng nông thôn ngày một khang trang, song nhìn chung, sản xuất nông
nghiệp ở đây vẫn lạc hậu, manh mún, đời sống nông dân vẫn còn nhiều khó
khăn. Giai đoạn 2001-2007, tốc độ phát triển nông, lâm nghiệp của tỉnh Bắc
Kạn đạt mức tăng trƣởng bình quân 6,7%/năm. Năm 2007, giá trị sản xuất
nông, lâm nghiệp toàn tỉnh đạt hơn 605 tỷ đồng (theo giá cố định năm 1994),
tăng 44% so với năm 2000, sản lƣợng lƣơng thực đạt hơn 148 nghìn tấn, đƣa
lƣợng lƣơng thực bình quân đạt 486 kg/ngƣời/năm. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu
chí mới giảm từ hơn 50% (năm 2005) xuống còn 34,4%. Đáng chú ý, tỉnh đã
có nhiều đầu tƣ cho nông nghiệp và xây dựng hạ tầng nông thôn, với hơn 422
tỷ đồng xây dựng, nâng cấp 488 công trình thủy lợi, kiên cố hóa gần 400 km
kênh mƣơng, góp phần nâng diện tích canh tác lên hơn 20 nghìn ha với hệ số
sử dụng đất đạt 1,91 lần. Toàn tỉnh đã có 100% số xã, phƣờng, thị trấn có
đƣờng giao thông đến trung tâm, có điện lƣới quốc gia với tỷ lệ hộ sử dụng
điện đạt khoảng 83%. 122/122 xã, thị trấn có trạm y tế và 100% thôn, bản có

nhân viên y tế. Năm 2000, cả tỉnh mới có 23% số hộ dân đƣợc sử dụng nƣớc
sạch, đến nay, tỷ lệ này đạt hơn 65%. Đối với một tỉnh miền núi còn nhiều
khó khăn nhƣ Bắc Kạn, những thành tựu đạt đƣợc trong thời gian qua đáng
khích lệ. Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh bộc lộ nhiều
hạn chế lớn, nhất là trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đó là, ngành
nông, lâm nghiệp và thủy sản, tuy liên tục đạt mức tăng trƣởng khá nhƣng
chƣa bền vững. Thế mạnh của một tỉnh miền núi với điều kiện đất đai, đồi


17

rừng thuận lợi cho chăn nuôi và phát triển lâm nghiệp chƣa đƣợc phát huy.
Tốc độ chuyển dịch cơ cấu nông, lâm nghiệp còn chậm, năng suất cây trồng,
vật nuôi thấp, chỉ tƣơng đƣơng 55-60% so với các vùng nông nghiệp phát
triển trong nƣớc. Thêm vào đó, chất lƣợng hàng hóa và sức cạnh tranh của
nông sản trên thị trƣờng thấp. Ở nông thôn, cơ cấu kinh tế hầu nhƣ chƣa có
thay đổi rõ nét, thu nhập của phần đông ngƣời dân ở khu vực này chủ yếu vẫn
là sản xuất nông nghiệp. Quan hệ sản xuất chậm đƣợc đổi mới. Mặc dù ở
nhiều vùng nông thôn đã xuất hiện các mô hình trang trại, nhƣng nhìn chung
chủ yếu là mô hình kinh tế hộ có quy mô nhỏ, sản lƣợng hàng hóa ít. Trong
rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế nói trên, Tỉnh ủy Bắc Kạn xác
định có bốn nguyên nhân chính, đó là, diện tích đất sản xuất nông nghiệp nhỏ
lẻ, phân tán, sản xuất phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên; nông thôn, nông
nghiệp đầu tƣ ít, phần đông lao động ở nông thôn chƣa qua đào tạo nghề (tỷ lệ
lao động nông thôn qua đào tạo mới đạt 18%, thấp hơn 10% so với tỷ lệ trung
bình của cả nƣớc), hệ thống chính sách về nông nghiệp, nông thôn, nông dân
chƣa hợp lý, thiếu đồng bộ, trong khi đội ngũ cán bộ cơ sở có chất lƣợng chƣa
đồng đều, nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền về phát triển nông
nghiệp, nông thôn chƣa đầy đủ, chƣa có định hƣớng phát triển trong giai đoạn
mới, khiến công tác quy hoạch ngành, quy hoạch vùng còn bị động, lúng

túng. Quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của BCH T.Ƣ Đảng (khóa X)
về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Tỉnh ủy Bắc Kạn đã thảo luận và xác
định rõ những vấn đề mấu chốt cần đƣợc giải quyết trong thực hiện CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn. Đối với nông nghiệp, thách thức lớn nhất là
nền sản xuất nông nghiệp vẫn lạc hậu, mang nặng tính tự cung tự cấp, chi phí
sản xuất cao trong khi chất lƣợng sản phẩm lại thấp. Quỹ đất cho sản xuất vừa
nhỏ lẻ, vừa manh mún với tỷ lệ đất nông nghiệp đƣợc chủ động tƣới tiêu chỉ
hơn 14%. Đầu tƣ cho sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào hai nguồn là Nhà


×