Tải bản đầy đủ (.docx) (223 trang)

Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên các trường đại học ở hà nội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 223 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

ĐÀO THU HIỀN

GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Ở HÀ NỘI HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
LỜI CAM ĐOAN
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ
HIcông
ỀN trình khoa học nào.
ràng và chưa được ai công bốĐÀO


trongTHU
bất kỳ
Tác giả luận án

GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Đào Thu Hiền

Ở HÀ NỘI HIỆN NAY

Ngành: Chính trị học
Chuyên ngành: Công tác tư tưởng
Mã số: 9 31 02 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS PHẠM HUY KỲ

HÀ NỘI – 2019


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân
đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án tiến sĩ:
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn của
tôi là PGS,TS Phạm Huy Kỳ, người đã luôn tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành
luận án.
Thứ hai, tôi trân trọng cảm ơn các lãnh đạo của Đảng ủy Khối các
trường đại học, cao đẳng Hà Nội; Thành Đoàn Hà Nội; Hội sinh viên Thành

phố Hà Nội; lãnh đạo Khoa, Phòng, Ban của các trường: Đại học Thủy Lợi,
Học viện Quản lý giáo dục, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Tài
chính, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà
Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiến hành điều tra khảo sát và thu thập
số liệu phục vụ nghiên cứu.
Thứ ba, tôi rất cảm ơn anh em, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên
và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập.
Cuối cùng, tôi xin dành những lời đặc biệt nhất tới những người thân
yêu trong gia đình đã luôn là điểm tựa, là nguồn động lực mạnh mẽ để tôi cố
gắng hoàn thành nhiệm vụ.

Tác giả luận án

Đào Thu Hiền


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .................................................................................................................1
1
8
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU...............................
1.1.

Những nghiên cứu về giáo dục tư tưởng và giáo dục tư tưởng cho
thanh niên, sinh viên.............................................................................................

8
12


1.2. Những nghiên cứu về môi trường và ý thức bảo vệ môi trường..................
1.3. Những nghiên cứu về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường cho sinh viên.........................................................

22

1.4. Tổng hợp kết quả nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu về
giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên.........................................

27

Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC.............................

31

2.1. Ý thức bảo vệ môi trường và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh
viên..................................................................................................................
2.2.

2.3.

31
54

Cấu trúc hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi tr ường cho sinh
viên........

63


Sự cần thiết của giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên
đại học hiện nay.......................................................................................................

75

Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG
GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO SINH VIÊN
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI.................................................

75

3.1. Những yếu tố tác động đến giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh
viên các trường đại học ở Hà Nội .................................................................

86

3.2. Thực trạng và nguyên nhân của thực trạng giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay..........................

122

3.3. Một số vấn đề đặt ra về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên 130
đại học ở Hà Nội hiện nay...............................................................................
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC Ý
THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO SINH VIÊN CÁC 130
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI HIỆN NAY.....................................


4.1. Các quan điểm định hướng cho hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội........................................ 137

4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường cho sinh viên các trường đại học trong giai đoạn hiện nay.................

KẾT LUẬN
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT
BĐKH
GDYTBVMT
MT
PL
YTBVMT

: Biến đổi khí hậu
: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
: Môi trường
: Phụ lục
: Ý thức bảo vệ môi trường


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 2.1. Nhận thức của sinh viên các khóa về: lĩnh vực hoạt
động chủ yếu nhất gây nên ô nhiễm MT

99


Biểu đồ 2.2. Mức độ thực hiện các hành vi bảo vệ MT của sinh viên

105

Biểu đồ 2.3. Các đơn vị, tổ chức thu hút sinh viên tham gia hoạt
động bảo vệ MT
Biểu đồ 2.4. Nhận thức của sinh viên về lĩnh vực chịu tác động nhiều nhất
bởi ô nhiễm MT, BĐKH

113

117


MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Giáo dục tư tưởng là một bộ phận cấu thành quan trọng trong công tác
tư tưởng, nhằm đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước thấm nhuần vào nhận thức nhân dân, khơi dậy và phát huy
tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tính chủ động, sáng tạo của quần
chúng, tạo nên sự thống nhất, đồng thuận cao trong xã hội. Trong mỗi thời
kỳ lịch sử nhất định của dân tộc, thực tiễn đặt ra yêu cầu và nhiệm vụ giáo
dục tư tưởng có tính chất đặc thù, nội dung giáo dục có những biến đổi cho
phù hợp điều kiện phát triển của xã hội. Công cuộc đổi mới để phát triển đất
nước hiện nay đòi hỏi nội dung giáo dục tư tưởng rất phong phú, đa dạng,
trong đó có nội dung giáo dục về YTBVMT – một vấn đề vừa có tính thời
sự, vừa cấp bách không chỉ ở Việt Nam mà còn cả trên thế giới.
Hiện nay, ô nhiễm MT và BĐKH đang trở thành một thách thức lớn với

cả nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng. BĐKH tác động nghiêm trọng
đến sản xuất, đời sống con người và MT trên phạm vi toàn thế giới; làm thay
đổi toàn diện, sâu sắc quá trình phát triển và anh ninh toàn cầu như: an ninh
lương thực, an ninh nguồn nước, đất đai, an ninh năng lượng,...; ảnh hưởng
đến các vấn đề an toàn xã hội, văn hóa, ngoại giao và thương mại ở các quốc
gia. Việt Nam được IPCC (Intergovernmental Panel on Climate Change - Ủy
ban liên chính phủ về BĐKH) xác định là một trong năm quốc gia đang và sẽ
chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi BĐKH. Bức tranh ảm đạm về MT sinh thái
ở nước ta cũng như trên thế giới gần đây đã phản ánh rõ nét sự thiếu ý thức
trách nhiệm của con người với tự nhiên. Thái độ cực đoan và hành vi phi
nhân tính của con người tàn phá MT, cho thấy YTBVMT của con người yếu
kém là căn nguyên sâu xa của mọi tình trạng khủng hoảng MT toàn cầu. Để
hình thành và phát triển YTBVMT, chúng ta cần phải không ngừng
GDYTBVMT. Đây được xem là nhiệm vụ chính trị quan trọng, lâu dài; cần
sự định hướng đúng đắn, thống nhất của Đảng và Nhà nước, sự chung tay
của cả xã hội. Tuy nhiên, suốt thời gian dài vừa qua, việc tuyên truyền


GDYTBVMT để nâng cao nhận thức, điều chỉnh hành vi, thái độ ứng xử của
con người trong quá trình khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên
nhiên vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
GDYTBVMT rất cần được xem là cái gốc cho mọi giải pháp, cần đi
trước, đi cùng và theo sau mọi hoạt động bảo vệ MT. Vì thế, công tác tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục cho nhân dân về bảo vệ MT, ứng phó với BĐKH
phải ngày càng được quan tâm. Trong công tác tư tưởng, nội dung
GDYTBVMT cũng là một nội dung quan trọng, góp phần tích cực vào quá
trình thực hiện sự lãnh đạo của Đảng ở lĩnh vực bảo vệ tài nguyên MT, chủ
động ứng phó với BĐKH. Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI của Đảng nêu rõ : “Bảo vệ MT là trách nhiệm của cả hệ thống
chính trị, toàn xã hội và nghĩa vụ của mọi công dân”[35,78]. Trong chiến

lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, Đảng xác định: “Nâng cao
YTBVMT, gắn nhiệm vụ, mục tiêu bảo vệ MT với phát triển kinh tế xã hội”.
GDYTBVMT cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là giáo dục cho thế
hệ trẻ về vấn đề này có ý nghĩa to lớn. Thế hệ trẻ, trong đó có thanh niên
sinh viên, là bộ phận xã hội luôn được Đảng ta quan tâm đào tạo, bồi dưỡng.
Họ sẽ trở thành lực lượng nòng cốt gánh vác trọng trách tương lai của đất
nước. Những năm qua, việc GDYTBVMT cho thanh niên sinh viên đã được
thực hiện, góp phần trang bị nền tảng nhận thức, cổ vũ tinh thần nhiệt tình
hăng hái của họ trong các hoạt động bảo vệ MT, vì sự phát triển bền vững,
nhằm phát huy vai trò xung kích của thanh niên trên mọi mặt trận trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. GDYTBVMT cho sinh viên ở các trường
đại học có ý nghĩa quan trọng không chỉ với mục tiêu giáo dục toàn diện con
người thế hệ mới, mà còn có thể tạo sự lan tỏa ý nghĩa giáo dục cho cả xã
hội, góp phần thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó
với BĐKH, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Hà Nội là một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước, tập
trung số lượng lớn các trường đại học và số lượng lớn nhất sinh viên tại đây.
Tuy nhiên, với tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng gắn liền với việc đẩy


mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Hà Nội ngày nay phải đối mặt với
nhiều thách thức nghiêm trọng do ô nhiễm MT, ảnh hưởng tới những mục
tiêu phát triển và đảm bảo chất lượng an sinh xã hội. Trước yêu cầu bức thiết
của thực tiễn, công tác giáo dục và đào tạo của các nhà trường nói chung và
các trường đại học ở Hà Nội nói riêng cần phải có nhiều đổi mới hơn nữa,
chú trọng nội dung GDYTBVMT nhằm hình thành nên những thế hệ con
người tích cực, biết sống có trách nhiệm với MT và xứng đáng là lực lượng
nòng cốt của thế hệ thanh niên thời đại mới.
GDYTBVMT cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội những năm
gần đây đã bước đầu được quan tâm và đạt kết quả nhất định. Tuy nhiên,

những biểu hiện hạn chế trong YTBVMT của sinh viên cũng phản ánh rõ nét
một thực tế rằng: việc giáo dục cho sinh viên đại học ở Hà Nội hiện nay về
nội dung này vẫn còn nhiều bất cập. Quá trình giáo dục đòi hỏi phải thường
xuyên, liên tục và được đầu tư về mọi mặt, nhưng GDYTBVMT cho sinh
viên thì gặp rất nhiều khó khăn nên hiệu quả đạt được chưa cao. Mặc dù vậy,
bất luận thế nào, việc GDYTBVMT cũng không thể bị trì hoãn trong bối
cảnh hiện nay. Nghiên cứu về GDYTBVMT cho sinh viên các trường đại
học trên địa bàn Hà Nội nói riêng và trên phạm vi cả nước nói chung có ý
nghĩa rất quan trọng đối với việc tìm ra giải pháp nhằm khắc phục mọi khó
khăn để nâng cao hiệu quả GDYTBVMT cho sinh viên nước ta, góp phần
xây dựng một lực lượng xã hội tích cực trong lĩnh vực bảo vệ MT, chủ động
ứng phó với BĐKH. Hiện có rất ít công trình nghiên cứu sâu về hoạt động
GDYTBVMT cho sinh viên đại học. Đặc biệt lĩnh vực về GDYTBVMT cho
sinh viên đại học trên địa bàn Hà Nội theo góc độ tiếp cận của khoa học công
tác tư tưởng thì còn nhiều nội dung lớn phải được nghiên cứu một cách
nghiêm túc và toàn diện cả lý luận lẫn thực tiễn, nhằm làm rõ hơn nữa về vị
trí và vai trò của GDYTBVMT cho sinh viên trong công tác tư tưởng hiện
nay. Do đó, tác giả chọn vấn đề “Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho
sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của
luận án.
2.

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu


Luận án nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận của GDYTBVMT cho sinh
viên đại học. Trên cơ sở khảo sát, đánh giá thực trạng YTBVMT và thực
trạng GDYTBVMT cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội, luận án đề
xuất một số quan điểm định hướng và giải pháp nhằm tăng cường

GDYTBVMT cho sinh viên hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt mục đích nêu trên, tác giả luận án cần thực hiện nhiệm vụ:
+ Tổng quan các công trình khoa học đã công bố trong và ngoài nước
có liên quan đến đề tài, để từ đó xác định hướng nghiên cứu của luận án.
+ Hệ thống hóa và phân tích một số vấn đề lý luận về GDYTBVMT
cho sinh viên đại học, tầm quan trọng của GDYTBVMT cho sinh viên trong
bối cảnh BĐKH trên thế giới và Việt Nam hiện nay
+ Khảo sát thực trạng GDYTBVMT cho sinh viên và đánh giá thực
trạng YTBVMT của sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay (qua
khảo sát 6 trường đại học đại diện ở Hà Nội); từ đó khái quát những vấn đề
đặt ra đối với hoạt động GDYTBVMT cho sinh viên.
+ Đề xuất một số quan điểm định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm
tăng cường GDYTBVMT cho sinh viên đại học ở Hà Nội hiện nay
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề GDYTBVMT cho sinh viên các
trường đại học ở Hà Nội hiện nay
- Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi nội dung nghiên cứu của luận án: GDYTBVMT cho sinh
viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay.
+ Đối tượng và phạm vi khảo sát: cán bộ và sinh viên hệ chính quy 6
trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội (Đại học Thủy Lợi, Học viện
Quản lý giáo dục, Học viện Tài chính, Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện
Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội). Đây là
các trường đại học đại diện cho nhiều khối ngành đào tạo (ngành kỹ thuật,
ngành kinh tế, ngành khoa học quản lý, khoa học xã hội nhân văn, quân sự);


đồng thời đại điện cho các khối trường: công lập và ngoài công lập; khối dân

sự và lực lượng vũ trang.
+ Thời gian khảo sát: từ năm học 2013-2014 đến nay. Thời gian khảo
sát tính từ thời điểm luận án bắt đầu được thực hiện để có được số liệu cập
nhật. Ngoài ra, luận án còn sử dụng bổ sung tư liệu được thu thập trong 10
năm gần đây từ 2008 đến 2018 về các trường đại học.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận án là các nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho thanh niên,
sinh viên.
Đồng thời, luận án cũng dựa trên các quan điểm của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước; một số kết quả nghiên cứu của các công trình khoa
học trong và ngoài nước về vấn đề giáo dục và GDYTBVMT cho thanh niên,
sinh viên.
4.2. Cơ sở thực tiễn
Cơ sở thực tiễn của luận án là hoạt động GDYTBVMT cho sinh viên
các trường đại học trên địa bàn Hà Nội hiện nay thông qua những số liệu của
các trường đại học, số liệu của Thành ủy Hà Nội, số liệu của Thành Đoàn Hà
Nội, Hội sinh viên Thành phố Hà Nội, số liệu điều tra xã hội học của tác giả ;
các báo cáo tổng kết hoạt động GDYTBVMT cho sinh viên ở các trường đại
học trên địa bàn Hà Nội hiện nay.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, cụ thể là vận dụng
các nguyên tắc, quan điểm cơ bản trong nghiên cứu như: nguyên tắc khách
quan, nguyên tắc đề cao tính năng động chủ quan của ý thức, quan điểm toàn
diện, quan điểm phát triển, quan điểm lịch sử - cụ thể; nguyên tắc lý luận gắn
bó chặt chẽ với thực tiễn.



Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Luận án sử dụng phương pháp lịch sử
- lôgic, phân tích và tổng hợp, thống kê, nghiên cứu tài liệu, phương pháp
điều tra xã hội học, phương pháp phỏng vấn chuyên gia.
- Với phương pháp lịch sử - lôgic, vấn đề nghiên cứu được đặt trong
bối cảnh nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự suy thoái
MT, BĐKH ngày càng trở nên nghiêm trọng, có nhiều biểu hiện phức tạp
nhưng vẫn tuân theo quy luật khách quan tất yếu, đòi hỏi quá trình
GDYTBVMT phải bám sát những quy luật đó. Phương pháp này còn được
dùng để khái quát hóa những nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài theo
lịch sử của từng nhóm vấn đề liên quan đến GDYTBVMT cho sinh viên, từ
đó rút ra một số nội dung cốt lõi làm nền tảng.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng khi luận án làm rõ
từng yếu tố, cấu trúc, đặc điểm của hoạt động GDYTBVMT, đồng thời hệ
thống hóa và chỉ ra các mối liên hệ tất yếu khách quan, rút ra những kết luận
mang tính bản chất về GDYTBVMT cho sinh viên.
- Phương pháp thống kê, nghiên cứu tài liệu được sử dụng trong quá
trình thu thập, sắp xếp nguồn tài liệu, thống kê các số liệu liên quan đến hoạt
động GDYTBVMT cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội để làm rõ
những vấn đề lý luận và thực tiễn mà đề tài đặt ra.
- Phương pháp điều tra xã hội học được sử dụng trong quá trình khảo
sát và phân tích thực trạng YTBVMT của sinh viên hiện nay và thực trạng
GDYTBVMT cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội: lập bảng hỏi, chọn
mẫu mang tính đại diện để điều tra đối tượng giáo dục; thu thập dữ liệu theo
mẫu và tiến hành phân tích, xử lý số liệu. Để số liệu phục vụ phân tích có sự
thuyết phục hơn, tác giả còn dùng phương pháp tổ chức thảo luận với các
nhóm sinh viên đại diện các khóa
- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia được sử dụng khi trao đổi lấy ý
kiến của các cán bộ giáo dục (gồm cán bộ văn phòng đảng ủy, cán bộ phòng
công tác chính trị và quản lý sinh viên, cán bộ quản lý ký túc xá, cán bộ đoàn
- hội sinh viên, cán bộ giảng viên) để làm rõ hơn nội dung của luận án.



5. Những đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, khi phân tích những vấn đề lý luận của GDYTBVMT cho
sinh viên dưới góc độ khoa học công tác tư tưởng, luận án tập trung làm rõ
các khái niệm công cụ (YTBVMT, GDYTBVMT), cấu trúc YTBVMT, các
thành tố của hoạt động GDYTBVMT. Đồng thời, luận án chỉ ra sự cần thiết
của GDYTBVMT cho sinh viên trong bối cảnh BĐKH hiện nay.
Thứ hai, trên cơ sở khảo sát thực trạng GDYTBVMT cho sinh viên các
trường đại học ở địa bàn Hà Nội, luận án đánh giá những thành tựu và hạn chế
của quá trình giáo dục, từ đó khái quát những vấn đề đặt ra với việc
GDYTBVMT cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay.
Thứ ba, từ thực trạng và những vấn đề đặt ra với việc GDYTBVMT
cho sinh viên, luận án đề xuất bốn quan điểm định hướng hoạt động
GDYTBVMT cho sinh viên đại học và luận giải cơ sở khoa học của năm
nhóm giải pháp có tính khả thi để nâng cao hiệu quả GDYTBVMT cho sinh
viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp cơ sở khoa học, xây
dựng khung lý thuyết về cấu trúc GDYTBVMT cho sinh viên đại học, định
hướng quá trình giáo dục bảo vệ MT có tính liên tục nối tiếp từ bậc phổ
thông đến đại học. Từ đó, luận án có thể làm tài liệu tham khảo nghiên cứu,
giảng dạy ở các học viện, trường đại học, cao đẳng trong cả nước.
Ngoài ra, luận án có ý nghĩa đóng góp cho việc xây dựng định hướng,
chính sách, chương trình giáo dục, tuyên truyền, xây dựng nội dung tập huấn
nhằm nâng cao nhận thức và hình thành tính tích cực trong hoạt động thực
tiễn của sinh viên với nhiệm vụ bảo vệ MT, chủ động ứng phó với BĐKH.
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: 4 chương (12 tiết), kết luận, danh mục các công trình
nghiên cứu của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.



Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1.

Những nghiên cứu về giáo dục tư tưởng và giáo dục tư tưởng cho thanh
niên, sinh viên
1.1.1.

Những nghiên cứu về giáo dục và giáo dục tư tưởng
- Những nghiên cứu về giáo dục
Giáo dục là một hoạt động đặc biệt, có vai trò quan trọng đối với sự

phát triển xã hội con người. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà tư
tưởng lớn đồng thời cũng là nhà giáo dục mẫu mực, luôn quan tâm đến sự
nghiệp giáo dục - “trồng người”. Cuốn “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo
dục” do tác giả Đào Thanh Hải và Minh Tiến sưu tầm, Nxb Lao động năm
2005, tập hợp tất cả các bài nói, bài viết, thư gửi của Người đến cán bộ giáo
dục, học sinh, sinh viên, thể hiện một tình cảm đặc biệt và tầm nhìn sáng
suốt của Người về công tác này.
Cuốn “Giáo dục học” của tác giả Phạm Viết Vượng [116] đã khái quát
những vấn đề chung của giáo dục và xem xét giáo dục học với tư cách là một
khoa học về quá trình giáo dục con người. Tác giả phân tích bản chất, mục
đích, nội dung, phương pháp, hình thức, vai trò của giáo dục; phân biệt lý
luận dạy học và giáo dục học. Trong đó, tác giả khẳng định quá trình dạy học
trong nhà trường là thành tố quan trọng của giáo dục.
Mục tiêu của giáo dục là hoàn thiện nhân cách con người với tổ hợp
những phẩm chất phù hợp các giá trị, chuẩn mực của xã hội, được xã hội

thừa nhận, đồng thời cũng đóng góp cho quá trình phát triển xã hội. Do đó,
giáo dục rất đa dạng gồm: giáo dục ý thức – tư tưởng, giáo dục văn hóa –
thẩm mỹ, giáo dục lao động – hướng nghiệp, giáo dục thể chất – quân
sự,...Bài viết “Giáo dục tư tưởng- đạo đức và giáo dục khoa học – công
nghệ” của tác giả Nguyễn Tường Lân trên Tạp chí Dân tộc và Thời đại, số
64, 2004; Cuốn sách “Giáo dục thẩm mỹ trong việc hình thành lối sống văn
hóa cho thanh niên vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay” của tác giả
Lương Thanh Tân, Nxb Chính trị quốc gia năm 2010 đã phản ánh điều đó.
Ngày nay, khi xã hội có nhiều biến đổi nhanh chóng cùng với sự xuất hiện


những vấn đề lớn về MT, an ninh, chất lượng cuộc sống thì giáo dục cần
được bổ sung những nội dung mới: giáo dục MT, giáo dục giới tính, giáo dục
kỹ năng, giáo dục pháp luật,...
- Những nghiên cứu về giáo dục tư tưởng
Công tác tư tưởng có vị trí đặc biệt quan trọng trong hoạt động của
Đảng, là bộ phận trọng yếu để bồi đắp nền tảng chính trị của chế độ, góp
phần to lớn trong xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức.
Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện
Đảng ta, đã rất quan tâm đến công tác tư tưởng. Những lời nói, bài viết của
Người, tập hợp trong cuốn “Về công tác tư tưởng” – Hồ Chí Minh, Nxb Sự
thật năm 1985, là mẫu mực về lý luận và phương pháp công tác tư tưởng
Mác – Lênin được vận dụng nhuần nhuyễn, phù hợp ở Việt Nam, đồng thời
là chỉ dẫn quý báu cho chúng ta nghiên cứu về công tác tư tưởng nói chung
và giáo dục tư tưởng nói riêng.
Giáo dục tư tưởng là chức năng cơ bản của công tác tư tưởng, nhằm
thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục hệ tư tưởng, quan điểm, chính
sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, làm cho chúng trở thành nhân tố chi
phối đời sống tinh thần của xã hội, động viên tính tích cực trong hoạt động
thực tiễn của nhân dân. Giáo dục tư tưởng có nhiều nội dung phong phú, đa

dạng.
Bàn về giáo dục tư tưởng, mỗi khoa học có những góc độ tiếp cận khác
nhau. Trong khoa học công tác tư tưởng, những vấn đề lý luận về giáo dục tư
tưởng được phân tích khá sâu sắc. Tác giả Đào Duy Tùng là người có nhiều
đóng góp lớn lao cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta, đồng
thời có nhiều nghiên cứu tiêu biểu ở lĩnh vực chính trị, tư tưởng. Bộ “Tuyển
tập Đào Duy Tùng” gồm 3 tập, 2008, do Nxb Chính trị quốc gia sưu tầm,
tuyển chọn những bài nói, bài viết tiêu biểu của đồng chí phân tích về vị trí,
vai trò, yêu cầu với công tác tư tưởng, trong đó có giáo dục tư tưởng. Tác giả
khẳng định những yêu cầu đổi mới nội dung, phương thức, việc tổ chức và


hoạt động; đồng thời nêu lên một số quan điểm định hướng có giá trị nhằm
xây dựng giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục tư tưởng trước tình hình mới.
Cuốn “Phương pháp tuyên truyền cách mạng Hồ Chí Minh” của tác
giả Hoàng Quốc Bảo, Nxb Lý luận chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm
2006, đã chỉ ra đặc trưng cơ bản của phương pháp tuyên truyền Hồ Chí
Minh: tính khoa học và tính cách mạng, tính đại chúng và tính nghệ thuật, sự
kết hợp giữa lời nói và hành động. Từ việc chắt lọc những giá trị về phương
pháp tuyên truyền cách mạng của Hồ Chí Minh, tác giả khẳng định sự cần
thiết phải vận dụng để đổi mới phương pháp tuyên truyền, giáo dục tư tưởng
của cán bộ tư tưởng hiện nay.
Cuốn “Cơ sơ lý luận công tác tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam”
của tác giả Lương Khắc Hiếu (2017) [53] và cuốn “Cơ sở lý luận công tác
tư tưởng” của tác giả Phạm Huy Kỳ [67] đã luận giải rất kỹ hệ thống khái
niệm cơ bản, các yếu tố cấu thành của hoạt động tư tưởng, các hình thái của
công tác tư tưởng, mối quan hệ giữa các quá trình tư tưởng với hình thái
công tác tư tưởng. Các tác giả nêu bật vị trí quan trọng, nội dung cơ bản, các
yếu tố quy định giáo dục tư tưởng. Theo nghiên cứu, giáo dục tư tưởng trong
công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam là giáo dục tư tưởng xã hội

chủ nghĩa, là hoạt động truyền bá, tiếp thu, lĩnh hội và vận dụng sáng tạo hệ
tư tưởng của giai cấp công nhân, làm cho nó thống trị trong đời sống tinh
thần xã hội, thúc đẩy tính tích cực chính trị - xã hội. “Đó là quá trình lĩnh
hội và tiếp thu ý thức và hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa biến chúng thành
nhận thức, niềm tin, giá trị, lý tưởng của đối tượng phấn đấu cho sự thắng
lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa” [53, 154].
Những nội dung lý luận được phân tích là cơ sở vững chắc, chỉ dẫn quan
trọng cho nghiên cứu đề tài luận án.
1.1.2.

Những nghiên cứu về giáo dục tư tưởng cho thanh niên, sinh viên
Công tác thanh niên với nhiệm vụ “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho
đời sau là một việc rất quan trọng”, có ý nghĩa lớn lao với sự nghiệp cách
mạng của Đảng và toàn dân tộc. Công tác thanh niên chủ yếu là giáo dục, bồi
dưỡng và tổ chức hoạt động cho thanh niên về mọi mặt, đặc biệt nhấn mạnh


giáo dục lý tưởng và đạo đức cách mạng. Trong cuốn “Kark Marx,
Friederich Engels, Vladimir Ilish Lenin bàn về giáo dục”, Nxb Giáo dục,
1984, do nhóm tác giả Hà thế Ngữ, Bùi Đức Thiệp sưu tầm, đã tổng hợp
quan điểm của các nhà kinh điển Chủ nghĩa Mác về giáo dục và phát huy sức
mạnh của thanh niên, sinh viên.
Kế thừa tư tưởng, tầm nhìn vĩ đại đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng để
lại cho chúng ta di sản tinh thần vô giá là hệ thống quan điểm nhận thức về
thanh niên trong suốt cuộc đời cống hiến cho cách mạng của Người. Cuốn
sách “Tìm hiểu Tư tưởng Hồ Chí Minh về vận động thanh niên” của tác giả
Văn Tùng, Nxb Thanh niên năm 2000 là một công trình nghiên cứu cho thấy
rõ vị trí, vai trò của công tác thanh niên. Tác giả khẳng định: Tư tưởng Hồ
Chí Minh về vận động thanh niên sẽ mãi là ngọn đuốc soi đường cho công
tác thanh niên và phong trào thanh niên với những luận điểm khoa học, cách

mạng sâu sắc để có thể vận dụng qua các thời kỳ cách mạng khác nhau.
Hoạt động giáo dục tư tưởng với nội dung, phương thức và những đặc
trưng nhất định do chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố, đặc biệt là yếu tố đối
tượng giáo dục. Đối tượng giáo dục khác nhau thì nội dung, phương thức
giáo dục khác nhau. V.I.Lênin đã từng căn dặn cán bộ tuyên giáo: “Không
thể nói về chế độ đó một cách giống nhau trong cuộc mít tinh ở nhà máy và
trong nông thôn Côdăc, trong buổi họp sinh viên và trong ngôi nhà của nông
dân, trên diễn đàn Đuma III và trên các báo chí nước ngoài” [53,157]. Về
điều này, tác giả Hà Thị Bình Hòa trong cuốn “Giáo trình tâm lý học tuyên
truyền”, Nxb Chính trị - Hành chính (2012) có phân tích việc cần phải chú ý
đến đặc trưng tâm lý các nhóm đối tượng tuyên truyền, trong đó có nhóm
thanh niên, sinh viên, để có tác động phù hợp.
Cuốn “Thanh niên – Lối sống” của tác giả Nguyễn Thị Oanh do Nxb
Trẻ năm 2001 phân tích đặc trưng tâm lý và lối sống thanh niên hiện nay,
nhấn mạnh vai trò của Đoàn thanh niên với việc giáo dục đạo đức, lối sống
cho sinh viên là hết sức quan trọng. Nghiên cứu khẳng định: để giải quyết
tận gốc những vấn đề tồn tại của lối sống thanh niên thì giáo dục cần xem


“cốt lõi là giá trị đạo đức”, “giáo dục là một hoạt động mang tính thiêng
liêng nên chỉ khi động cơ ban đầu là một hoài bão, nó mới đứng vững” [87,
114].
Tác giả Vũ Mão là người nghiên cứu nhiều về công tác thanh niên, đã
có nhiều công trình có giá trị định hướng cho hoạt động này như: “Về công
tác giáo dục thanh niên hiện nay”, Nxb Sự thật, 1984; “Nâng cao hiệu quả
công tác thanh niên”, Nxb Thanh niên, 1984. Ngoài ra, nghiên cứu về giáo
dục tư tưởng thanh niên còn có nhiều nghiên cứu khác như: Đảng ủy khối cơ
quan Trung ương về công tác tư tưởng (2005), Bồi dưỡng lý tưởng cách
mạng cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay (Kỷ yếu hội thảo), Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội; “Một vài hiện tượng tiêu cực trong thanh niên hiện nay

và công tác giáo dục, vận động thanh niên” của tác giả Lê Thị Ngọc Dung
và Hồ Bá Thâm, tạp chí Tâm lý học, năm 2004, số 8.
Như vậy, những nghiên cứu về công tác giáo dục tư tưởng cho thanh
niên, sinh viên khá đa dạng, tạo cơ sở và gợi mở quan trọng cho nghiên cứu
luận án.

1.2.

Những nghiên cứu về môi trường và ý thức bảo vệ môi trường

1.2.1.

Những nghiên cứu về môi trường và bảo vệ môi trường

1.2.1.1.

Một số nghiên cứu nước ngoài về môi trường và bảo vệ môi trường
Nghiên cứu khoa học về MT, BĐKH trên thế giới đã cung cấp thông tin
chi tiết về thực trạng, nguyên nhân và những nguy cơ ảnh hưởng của khủng
hoảng MT giai đoạn hậu công nghiệp. Điều đó thể hiện sự quan tâm không
nhỏ của giới khoa học và lãnh đạo nhà nước ở các quốc gia.
Cuốn “Các công ước về bảo vệ MT (Việt –Anh)” (1995) [15, 8] phản
ánh nội dung các thỏa thuận quốc tế đạt được qua các hội nghị thượng đỉnh
của Liên hợp quốc về MT từ năm 1972 ở Stockholm (Thụy Điển) đến nay,
cho thấy sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và MT sống, coi
việc bảo vệ MT là một trong hai nhiệm vụ quan trọng của nhân loại (bên
cạnh nhiệm vụ bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh). “Công ước khung của
Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu” do Vụ hợp tác quốc tế - Bộ Tài nguyên



và môi trường, Cơ quan Thông tin của UNEP Công ước khung của Liên hợp
quốc về biến đổi khí hậu (IUC) cung cấp, đã thể hiện một sự quyết tâm cao,
một ý chí thống nhất của thế giới đối với nhiệm vụ bảo vệ MT, nhằm ngăn
chặn tình trạng nóng lên toàn cầu [114], [115].
Nhiều công trình nghiên cứu đầu thế kỷ XXI đã chỉ rõ bức tranh hiện
tại và tương lai của nhân loại gắn với các kịch bản về nước biển dâng,
BĐKH: Công trình nghiên cứu cơ bản của Cơ quan phát triển Pháp (AFDAgence France Development) “AFD và BĐKH, dung hòa giữa phát triển và
khí hậu” (2009) phân tích khí hậu là tài sản chung của thế giới và các công
cụ tài chính cần thiết trong cuộc chiến chống BĐKH.
Ngoài ra, còn nhiều nghiên cứu của các tác giả Mỹ, Châu Âu, Châu Á
bàn về vấn đề này: “Solutions for climate change challenges in the built
environment”/ Ed: Colin A.Booth, Felix N.Hammond, Jessica E.Lamond,
David G.Proverbs. – Chichester: Wiley-Blackwell, 2012 [132]; “Museum &
cultural heritage facing climate change:International conference”, 2013, H:
Social science publish; “Ancounting for health impacts of climate change” –
Mandaluyong City: Asia Development Bank. Các tác giả đã phân tích ảnh
hưởng nhiều mặt của tình trạng BĐKH toàn cầu đến sức khỏe con người, di
sản văn hóa, đồng thời nêu lên giải pháp đối mặt với những thách thức mới
của nhân loại.
1.2.1.2.

Một số nghiên cứu trong nước về môi trường và bảo vệ môi trường
Con người, xã hội và tự nhiên luôn có mối quan hệ thống nhất biện
chứng với nhau và chịu sự chi phối của những quy luật phổ biến nhất định
của thế giới vật chất. Nghiên cứu của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-Lênin
đã có những tư tưởng vượt trước thời đại, đặt nền móng – cơ sở khoa học
cho việc nghiên cứu và giải quyết vấn đề MT: C.Mác, Ph.Ăngghen, Toàn tập
(1995) [19], [17], [18]. Trên cơ sở nhận thức luận duy vật khoa học, tác giả
Đỗ Thị Ngọc Lan trong cuốn “Môi trường tự nhiên trong hoạt động sống
của con người” (2013) [72] và tác giả Lê Thanh Vân trong cuốn “Con người

và môi trường” (2012) [110] đã phân tích: MT tự nhiên không những cung


cấp những giá trị vật chất cho sự hình thành, phát triển của con người và xã
hội, mà còn mang lại nhiều giá trị tinh thần: giá trị thẩm mỹ, thể hiện quan
hệ đạo đức, văn hóa và tác động ảnh hưởng đến quan hệ chính trị của con
người. Hoạt động của con người, trong đó có hoạt động kinh tế, gắn liền với
quá trình đô thị hóa và sản xuất công nghiệp phát triển mạnh mẽ, là nguyên
nhân cơ bản dẫn đến sự suy kiệt tài nguyên, ô nhiễm MT và BĐKH hiện nay.
Các công trình tiêu biểu: Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam
(VACNE), Trương Quang Học, Nguyễn Đức Ngữ (2011), “Một số điều cần
biết về biến đổi khí hậu” [55]; Nguyễn Đức Trí, Nguyễn Thị Hoàng Yến
(2015), Một số bệnh, dịch liên quan đến ô nhiễm môi trường, Nxb. Khoa
học, kỹ thuật; Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Kịch bản biến đổi khí
hậu, nước biển dâng cho Việt Nam [10].
Bảo vệ MT, chủ động ứng phó với BĐKH là trách nhiệm của tất cả các
quốc gia và của mọi công dân trên toàn thế giới. Với MT đã bị tàn phá nặng
nề sau chiến tranh kéo dài và sự phát triển nóng khi bước vào thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tốc độ đô thị hóa cao,…Việt Nam nhận
thức rõ nhiệm vụ phải bảo vệ MT, mà trước hết là nâng cao YTBVMT cho
nhân dân. Nhiều công trình nghiên cứu đã được triển khai để thực hiện
nhiệm vụ quan trọng này, tiêu biểu là:
Cuốn “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh công tác bảo
vệ tài nguyên môi trường. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Hội đồng
khoa học các cơ quan đảng Trung ương (2013) [56]. Cuốn sách tập hợp
nhiều bài viết của các tác giả đại diện trong Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội
đồng Lý luận Trung ương, Viện khoa học Khí tượng thủy văn và MT, Trung
tâm Nghiên cứu, giáo dục MT và Phát triển (CERED),... đánh giá tổng quát
về công tác bảo vệ tài nguyên MT, ứng phó với BĐKH nước ta thời gian
qua; nêu lên một số kinh nghiệm quốc tế trong công tác bảo vệ tài nguyên và

MT; đồng thời nêu định hướng chiến lược quản lý tài nguyên và chủ động
ứng phó với BĐKH.


1.2.2.1.

Luận án tiến sĩ triết học của tác giả Bùi Văn Dũng (1999), Mối quan
hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường cho sự phát triển lâu bền
[43]. Nghiên cứu luận giải mối quan hệ có nhiều mâu thuẫn giữa tăng trưởng
kinh tế với bảo vệ MT dưới góc độ triết học, từ đó nêu lên các điều kiện và
giải pháp để giải quyết các mâu thuẫn, nhằm thực hiện sự phát triển lâu bền
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.
Ngoài ra còn có các cuốn sách bàn về vấn đề này của tác giả Nguyễn
Thị Thơm, An Như Hải (2011), “Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về môi
trường” [100]; Phạm Anh (2012), “Những vấn đề bảo vệ môi trường mà
người dân cần biết” [3]; Phạm Thị Ngọc Trầm (2002), Bảo vệ MT – Nhiệm
vụ chung của toàn nhân loại” [104]; Nguyễn Minh Quang (2013), Chủ động
ứng phó với BĐKH, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên, MT [93]. Các
công trình phân tích việc bảo vệ MT dưới nhiều góc độ: quản lý nhà nước,
hoàn thiện hệ thống pháp luật, đề cao vai trò của đạo đức MT, nghiên cứu
các biện pháp thích ứng và giảm nhẹ rủi ro, thiên tai.
1.2.2.

Những nghiên cứu về ý thức bảo vệ môi trường
Một số nghiên cứu của nước ngoài về ý thức bảo vệ môi trường
Thông qua các nghiên cứu đầu tiên ở nước ngoài về đạo đức MT, chúng
ta hiểu được những nội dung cơ bản về YTBVMT. Từ những năm 60 của thế
kỷ XX, khi nhân loại bắt đầu có nhận thức về một hiểm họa MT đang rình
rập, việc nghiên cứu được khởi xướng bằng một số ấn phẩm gây ảnh hưởng
lớn thời kỳ đó của tác giả Rachel Carson (1962), Steward Udall (1963), Lynn

White (1967). Trong số đó có tác giả Aldo Leopold với“The land ethics” in
A sand County Almanac, New York đã phân tích nguồn gốc sự khủng hoảng
MT và cho rằng chỉ có đạo đức đất đai (Land ethics) mới giải quyết được
vấn đề phức tạp này.
Từ thập kỷ 70, 80 của thế kỷ XX, khi có tạp chí Environmental Ethics
do Eugene C.Hargrove sáng lập năm 1979, thuật ngữ Environmental Ethics
(đạo đức học môi trường) được sử dụng làm tên gọi cho một lĩnh vực đạo
đức chuyên biệt đã trở nên phổ biến. Cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI,


những nghiên cứu về đạo đức MT trên thế giới đã phát triển hơn. Một số
nghiên cứu tiêu biểu: The animal rights, environmental ethics debate : The
environmental perspective / Eugene C. Hargrove. - New York : State
university of New York, 1992 [133], trình bày về: Mối quan hệ của đạo đức
học MT với vấn đề bảo vệ động vật đặc biệt là vấn đề giảp phóng động vật,
quyền của động vật và thiên nhiên. Năm 1993, Chương trình MT Liên hợp
quốc (UNEP), Hiệp hội quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (IUCN), Quỹ thế giới
bảo vệ động vật hoang dã (WWF) đã công bố: “Caring for the Earth: A
strategy for Sustainable life” (Cứu lấy trái đất – chiến lược cho cuộc sống
bền vững). Mục đích của chiến lược này nhằm cải thiện tình trạng của trái
đất và các điều kiện sống của con người bằng cách thực hiện hai yêu cầu cấp
thiết: Một là, củng cố nền đạo đức mới vì cuộc sống bền vững một cách sâu
rộng. Hai là, đảm bảo sự kết hợp giữa bảo vệ và phát triển. Nghiên cứu nhấn
mạnh sức mạnh của đạo đức là lớn hơn sức mạnh của công lý, chỉ thị, mệnh
lệnh của Nhà nước.
Những công trình nghiên cứu gần đây, khi nêu vấn đề về đạo đức MT
đều gắn với thực tiễn BĐKH. Tác giả Peter S.Wenz, nhà nghiên cứu của
trường Đại học Illinois (Mỹ) xuất bản cuốn: “Đạo đức MT ngày nay”
(Environmental Ethics Today), 2001. Joshua W.Busby, University of Texas –
Austin (2009) nghiên cứu về “Mạng lưới an ninh khí hậu: ý nghĩa của nó

đối với người nghèo”, phân tích ảnh hưởng của BĐKH đối với bộ phận xã
hội dễ tổn thương là người nghèo và đưa ra một số giải pháp, trong đó có
giải pháp tăng cường GDYTBVMT.
Ngoài ra, nghiên cứu về YTBVMT còn thể hiện ở một số công trình
của các học giả, tổ chức, cơ quan Nhà nước ở một số quốc gia Châu Á như:
“Come to our future: Climate change”/ Yi-Hsuan Hsu, Yu-Hsiang Huang,
Jun-Tsong Lin, Chief ed.: Chen-Yu Wei, tranlator: James Thomas Brett, 2012
[138] nêu lên nội dung khái quát các hoạt động của cơ quan quản lý Nhà
nước về MT, về chính sách năng lượng. Những vấn đề nghiên cứu được đề
cập chủ yếu ở tầm vĩ mô giúp việc hoạch định chính sách bảo vệ MT của


Chính phủ Trung Quốc trong nền kinh tế thị trường: “Green action in
China” / Wang Yongchen, 2006 [137].
Tóm lại, các nghiên cứu trên thế giới những thập kỷ giữa thế kỷ XX trở
lại đây đều thể hiện sự quan tâm lớn của các nhà khoa học về MT, BĐKH và
tầm quan trọng của việc nâng cao YTBVMT. Những đánh giá về YTBVMT
chủ yếu được phản ánh thông qua qua phân tích về thực trạng MT và biểu
hiện của đạo đức MT.
Một số nghiên cứu ở trong nước về ý thức bảo vệ môi trường

1.2.2.2.
a)

Ý thức bảo vệ môi trường được tiếp cận qua nghiên cứu về đạo đức môi
trường
Những thập niên cuối thế kỷ XX, khi các nghiên cứu về vấn đề đạo đức
MT trên thế giới đã khá phát triển thì thuật ngữ đạo đức MT ở Việt Nam vẫn
chưa xuất hiện chính thức trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy
nhiên, bước sang thế kỷ thứ XXI, trước thực tiễn ô nhiễm MT ngày càng

nghiêm trọng, nhiều thảm họa tự nhiên xảy ra do MT bị tàn phá nặng nề thì
nghiên cứu về MT đã đa dạng hơn. Một số dự án, đề tài nghiên cứu không
những nêu bật thực trạng, nguyên nhân của các vấn đề MT hiện nay, mà còn
nhấn mạnh đến nhận thức, thái độ, hành vi của con người đối với MT.
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ đầu tiên về đạo đức MT ở nước ta là “Đạo
đức MT – Một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm thế giới”[91], chủ nhiệm đề
tài Nguyễn Văn Phúc thực hiện trong 2 năm 2009 – 2010. Tác giả đã phân
tích các cách tiếp cận khác nhau về đạo đức MT trên cơ sở kế thừa nghiên
cứu của các học giả trên thế giới, phân tích quan niệm phương Đông về đạo
đức MT thông qua các học thuyết tôn giáo (Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo,
Đạo giáo); quan niệm phương Tây về đạo đức MT thông qua các học thuyết
Công giáo, thuyết Đạo đức duy sinh vật (biocentric ethics) của P.Taylor ,
thuyết Đạo đức học duy sinh thái (ecocentric ethics) của Leopold, thuyết
Sinh thái học bề sâu (deep ecology) của Arne Naess. Từ đó, tác giả nêu lên
cơ sở và thực chất của đạo đức MT là giải quyết hài hòa các quan hệ lợi ích
trong khai thác và bảo vệ MT; đưa ra các chuẩn mực của đạo đức MT; phân


tích kinh nghiệm quốc tế về bảo vệ MT và xây dựng đạo đức MT ở Việt Nam
hiện nay.
Đề tài thứ hai nghiên cứu về đạo đức MT ở nước ta là: Dự án điều tra cơ
bản “Đánh giá đạo đức MT ở nước ta hiện nay” do chủ nhiệm đề tài Vũ
Dũng, Bộ Tài nguyên và MT giao cho Viện Khoa học xã hội Việt Nam thực
hiện trong 2 năm 2009-2010 [45]. Trong đề tài này, tác giả nêu lên khái niệm
về đạo đức MT, một số tiêu chí cơ bản để đánh giá đạo đức MT (như: hành
vi thực hiện các chuẩn mực MT; ý thức về nghĩa vụ, trách nhiệm con người
đối với việc bảo vệ MT; sự tự giác, tự nguyện trong hành vi của chủ thể đối
với việc bảo vệ MT; tâm trạng lo lắng, sợ hãi hay xấu hổ khi có hành vi trái
với chuẩn mực đạo đức MT; sự tự đánh giá và phán xét của chủ thể về hành
vi của bản thân đối với việc bảo vệ MT; đảm bảo sự hài hòa giữa lợi ích của

con người với lợi ích của thiên nhiên; chia sẻ trách nhiệm để duy trì sự toàn
vẹn của MT toàn cầu). Tác giả đã tiến hành điều tra khảo sát về YTBVMT
của nhiều bộ phận tầng lớp nhân dân qua hai khía cạnh: nhận thức (hiểu biết)
và hành vi đạo đức MT; khẳng định: nhận thức của nhân dân về đạo đức MT
nước ta còn chưa đầy đủ, chưa sâu sắc.
Công trình nghiên cứu thứ ba là “Đạo đức sinh thái và giáo dục đạo
đức sinh thái” của tác giả Vũ Trọng Dung năm 2009 [41]. Nghiên cứu về
đạo đức sinh thái cũng chính là nghiên cứu đạo đức MT. Tác giả đã so sánh
điểm thống nhất và khác biệt giữa đạo đức sinh thái với đạo đức xã hội. Tác
giả chỉ ra các thành tố của đạo đức sinh thái, trong đó, ý thức sinh thái là một
yếu tố quan trọng. Nghiên cứu này phân tích nội hàm khái niệm ý thức sinh
thái, tuy nhiên chưa phân biệt nó với khái niệm YTBVMT.
Thứ tư là cuốn “Đạo đức MT” của tác giả Nguyễn Đức Khiển xuất bản
năm 2011[63], chủ yếu cung cấp kiến thức chung về MT sinh thái: BĐKH,
sự suy giảm tầng ô-zôn, tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học; vấn đề
dân số với MT, bền vững,…đồng thời, tác giả thể hiện sự quan tâm đến đạo
đức MT. Đạo đức MT không những thể hiện trong các luật lệ quốc gia mà cả


×