Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động chăm sóc học sinh bán trú ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 138 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN VĂN CÔNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC
HỌC SINH BÁN TRÚ Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG
DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN NẬM PỒ, TỈNH ĐIỆN BIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN VĂN CÔNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC
HỌC SINH BÁN TRÚ Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG
DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN NẬM PỒ, TỈNH ĐIỆN BIÊN
Ngành: Quản lí giáo dục
Mã số: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TSKH. Nguyễn Văn Hộ


THÁI NGUYÊN - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Công

i


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành luận văn “Quản lý hoạt động chăm sóc học sinh
bán trú ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Nậm Pồ, tỉnh
Điện Biên”, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo rất tận tình của GS.TSKH
Nguyễn Văn Hộ cùng với những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô giáo Trường
Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc
tới những sự giúp đỡ đó.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn tới: UBND tỉnh Điện Biên, Sở Giáo dục và
Đào tạo; Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên;UBND, Phòng GD&ĐT huyện Nậm
Pồ, TT Đảng ủy-HĐND-Lãnh đạo UBND xã Nà Khoa và các xã có trường
PTDTBTTHCS trên địa bàn huyện Nậm Pồ; Cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh, học
sinh trường PTDTBT THCS Nà Khoa, các trường PTDTBTTHCS trên địa bàn huyện
Nậm Pồ, cùng bạn bè đồng nghiệp, người thân đã tạo điều kiện tốt nhất về thời gian,
vật chất, và tinh tần cho tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành
luận văn tốt nghiệp của khóa học.
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, mặc dù bản thân

tác giả đã có nhiều nỗ lực, cố gắng thực hiện các nội dung, nhưng chắc chắn sẽ không
tránh khỏi những khiếm khuyết. Do vậy, rất kính mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn
của quý thầycô và bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn./.
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 12 năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Công

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... v
DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................................ vi
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 4
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: .................................................................................. 4
6. Giả thuyết khoa học .................................................................................................. 4
7. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 4
8. Cấu trúc luận văn ...................................................................................................... 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC
HỌC SINH BÁN TRÚ Ở TRƯỜNGPTDT BÁN TRÚ THCS ............................... 6
1.1.Tổng quan nghiên cứu vấn đề ................................................................................. 6

1.1.1.Những nghiên cứu trên thế giới ........................................................................... 6
1.1.2.Những nghiên cứu trong nước ............................................................................. 6
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài ....................................................................... 7
1.2.1. Quản lý ................................................................................................................ 7
1.2.2. Quản lý giáo dục ................................................................................................. 9
1.2.3. Quản lý nhà trường phổ thông dân tộc bán trú ................................................. 10
1.2.4. Học sinh bán trú ................................................................................................ 12
1.2.5. Hoạt động chăm sóc học sinh bán trú ............................................................... 12
1.2.7. Quản lý hoạt động chăm sóc học sinh bán trú .................................................. 12
1.3.Đặc điểm của học sinhtrường PTDT bán trú THCS ............................................. 12

iii


1.3.1. Đặc điểm về đời sống xã hội ............................................................................ 13
1.3.2. Đặc điểm của học sinh dân tộc thiểu số THCS ................................................ 13
1.4. Hoạt động chăm sóc học sinh ở trường PTDTBT THCS .................................... 14
1.4.1. Vị trí, ý nghĩa của trường PTDT bán trú THCS ............................................... 14
1.4.2. Mục tiêu của hoạt động chăm sóc học sinh bán trú .......................................... 16
1.4.3. Nội dung của chăm sóc học sinh trường PTDTBT THCS. .............................. 16
1.4.4. Các lực lượng giáo dục tham gia hoạt động chăm sóc học sinh bán trú .......... 16
1.5. Quản lý hoạt động chăm sóc HS trường PTDT bán trú THCS ........................... 17
1.5.1. Mục tiêu quản lý ............................................................................................... 17
1.5.2. Nội dung quản lý hoạt động chăm sóc học sinh bán trú ở trường PTDTBT ........ 18
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chăm sóc HSBT ở trường
PTDTBT ..................................................................................................................... 24
1.6.1. Nhận thức của các lực lượng giáo dục .............................................................. 24
1.6.2. Năng lực của cán bộ quản lí nhà trường ........................................................... 24
1.6.3. Năng lực của đội ngũ giáo viên, nhân viên ...................................................... 25
1.6.4. Điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính phục vụ hoạt động chăm sóc đời

sống cho HSBT ........................................................................................................... 25
1.6.5. Trình độ dân trí và điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa phương............ 25
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................................. 27
Chương 2: THỰC TRẠNG, QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC HỌC
SINH BÁN TRÚ Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ
TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN NẬM PỒ, TỈNH ĐIỆN BIÊN ............................ 28
2.1. Khái quát về giáo dục trung học cơ sở của huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên ....... 28
2.1.1. Quy mô trường, lớp, học sinh ........................................................................... 28
2.1.2. Kết quả hai mặt giáo dục của học sinh các trường PTDT bán trú THCS
huyện Nậm Pồ ............................................................................................................. 30
2.1.3. Đánh giá về trình độ chuyên môn của CBQL, GV và NV ............................... 31
2.1.4. Về điều kiện tổ chức quản lí hoạt động chăm sóc HSBT ................................. 32
2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng quản lí hoạt động chăm sóc HSBTở các
trường PTDT bán trú THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên ..................................... 32

iv


2.2.1.Mục đích khảo sát .............................................................................................. 32
2.2.2. Nội dung khảo sát ............................................................................................. 33
2.2.3. Đối tượng khảo sát ............................................................................................ 33
2.2.4. Phương pháp khảo sát và xử lý số liệu ............................................................. 33
2.3. Kết quả khảo sát ................................................................................................... 35
2.3.1. Thực trạng nhận thức về vị trí, vai trò của loại hình bán trú ở trường PTDT
bán trú THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên............................................................ 35
2.3.2. Thực trạng hoạt động chăm sóc HSBT của trường PTDT bán trú THCS
huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên ................................................................................... 40
2.3.3. Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc HSBT của trường PTDT bán trú
THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên ........................................................................ 48
2.3.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chăm sóc HSBT

của trường PTDT bán trú THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên .............................. 65
2.4. Đánh giá chung về thực trạng nhận thức, thực trạng quản lí chăm sóc HSBT
ởcác trường PTDT bán trúTHCShuyện Nậm Pồ ........................................................ 68
2.4.1. Điểm mạnh ........................................................................................................ 68
2.4.2. Điểm yếu và nguyên nhân ................................................................................ 69
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................................. 71
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC HỌC
SINH BÁN TRÚ Ở TRƯỜNG PTDT BÁN TRÚ THCS HUYỆN NẬM PỒ,
TỈNH ĐIỆN BIÊN .................................................................................................... 72
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý chăm sóc .......................................... 72
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích của quản lý hoạt động chăm sóc HSBT. ...... 72
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa ..................................................................... 72
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ................................................................... 72
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi. ..................................................................... 73
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với lứa tuổi và đặc điểm học sinh dân tộc
bán trú ......................................................................................................................... 73
3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo thống nhất và tính đồng bộ. ............................................ 73
3.2. Các biện pháp thực hiện quản lý hoạt động chăm sóc học sinh bán trú .............. 74

v


3.2.1. Biện pháp 1:Tăng cường xã hội hóa trong công tác chăm sóc, giáo dục
toàn diện học sinh học sinh bán trú. ........................................................................... 74
3.2.2. Biện pháp 2. Tổ chức hiệu quả hoạt động tăng gia sản xuất cải thiện bữa
ăn trong quản lí hoạt động chăm sóc học sinh bán trú ............................................... 77
3.2.3. Biện pháp 3. Tăng cường chỉ đạo công tác tổ chức chăm sóc nuôi dưỡng
học sinh bán trú. .......................................................................................................... 78
3.2.4 Biện pháp 4: Thực hiện đồng bộ các chức năng quản lý trong hoạt động
chăm sóc HSBT .......................................................................................................... 80

3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường chỉ đạo hoạt động của tổ Tư vấn học đường;
Các Câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; Xây dựng các chuyên đề
ngoại khóa ................................................................................................................... 82
3.2.6. Biện pháp 6. Tăng cường kiểm tra, giám sátchất lượng chăm sóc, giáo
dục toàn diện học sinh bán trú .................................................................................... 84
3.3. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động
chăm sóc HSBT .......................................................................................................... 88
3.3.1. Tính cấp thiết .................................................................................................... 89
3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp .......................................................................... 93
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ............................................................................................. 94
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................................... 95
1. Kết luận ................................................................................................................... 95
2. Khuyến nghị ............................................................................................................ 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 99
PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BCH
BGD&ĐT
BGH
BT
CB
CBQL
CSVC
DT
DTNT

DTTS
GD
GD&ĐT
GDKNS
GV
GVCN
HĐGDNGLL
HĐTNST
HS
HSBT
LĐSX
NQ
NV
NXB
PGD&ĐT
PTDTBTTHCS
PTDTNT
QL
SL
STT
TBDH
THCS
THPT
TNXH
TW
UBND
XH
XHCN
XHHGD


Chữ viết tắt đầy đủ
Ban chấp hành
Bộ giáo dục và đào tạo
Ban Giám hiệu
Bán trú
Cán bộ
Cán bộ quản lý
Cơ sở vật chất
Dân tộc
Dân tộc nội trú
Dân tộc thiểu số
Giáo dục
Giáo dục và Đào tạo
Giáo dục kỹ năng sống
Giáo viên
Giáo viên chủ nhiệm
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Học sinh
Học sinh bán trú
Lao động sản xuất
Nghị quyết
Nhân viên
Nhà xuất bản
Phòng giáo dục và đào tạo
Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở
Phổ thông dân tộc nội trú
Quản lý
Số lượng
Số thứ tự

Thiết bị dạy học
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Tệ nạn xã hội
Trung ương
Ủy ban nhân dân
Xã hội
Xã hội chủ nghĩa
Xã hội hóa giáo dục

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Quy mô, cơ cấu học sinh các Trường PTDT bán trú THCShuyện Nậm
Pồ ............................................................................................................... 28
Bảng 2.2. Thống kê kết quả hai mặt giáo dục của học sinh các trường PTDTbán
trú THCS huyện Nậm Pồ .......................................................................... 30
Bảng 2.3.Thống kê về trình độ chuyên môn của CBQL, GV, NVBảng 2.4. Kết
quả đánh giá xếp loại cán bộ, giáo viên, nhân viên hàng năm .................. 31
Bảng 2.5. Tình hình cơ sở vật chất chung của các trường PTDT bán trú THCS
huyện Nậm Pồ ........................................................................................... 32
Bảng 2.6. Số lượng và đối tượng khảo sát, nghiên cứu .............................................. 33
Bảng 2.7: Đánh giá của CBQL, GV, NV các trường PTDTBTTHCShuyện Nậm
Pồ về vị trí, vai trò của loại hình bán trú ................................................... 35
Bảng 2.8. Nhận thức của Cán bộ địa phương, cha mẹ HSBT và HSBT, về vị trí,
vai trò của bán trú ...................................................................................... 38
Bảng 2.9: Đánh giá của CBQL, GV, NV về thực trạng thực hiện mục tiêu chăm
sóc học sinh bán trú ................................................................................... 41
Bảng 2.10:Đánh giá của CBQL, GV, NV về thực trạng thực hiện nội dung chăm

sóc học sinh bán trú ................................................................................... 43
Bảng 2.11: Đánh giá của CBQL, GV, NV về mức độ tham gia của các lượng lực
trong chăm sóc học sinh bán trú ................................................................ 47
Bảng 2.12: Cán bộ quản lí đánh giá thực trạng lập kế hoạch quản lý hoạt động
chăm sóc học sinh bán trú ......................................................................... 49
Bảng 2.13: Giáo viên đánh giá chất lượng chất lượng lập kế hoạch quản lý hoạt
động chăm sóc học sinh bán trú ................................................................ 50
Bảng 2.14: Nhân viên đánh giá chất lượng chất lượng lập kế hoạch quản lý hoạt
động chăm sóc học sinh bán trú ................................................................ 51
Bảng 2.15: Cán bộ quản lí đánh giá chất lượng triển khai các hoạt độngchăm sóc
học sinh bán trú ......................................................................................... 53
Bảng 2.16: Giáo viên đánh giá chất lượng triển khai các hoạt động chăm sóchọc
sinh bán trú ................................................................................................ 55

v


Bảng 2.17: Nhân viên đánh giá chất lượng triển khai các hoạt động chăm sóc học
sinh bán trú ................................................................................................ 55
Bảng 2.18: Cán bộ quản lí đánh giá chất lượng chỉ đạo thực hiện các hoạt động
chăm sóc học sinh bán trú ......................................................................... 58
Bảng 2.19: Giáo viên đánh giá chất lượng chỉ đạo thực hiện các hoạt động chăm
sóc học sinh bán trú ................................................................................... 59
Bảng 2.20: Nhân viên đánh giá chất lượng chỉ đạo thực hiện các hoạt độngchăm
sóc học sinh bán trú ................................................................................... 60
Bảng 2.21: Cán bộ quản lí đánh giá chất lượng kiểm tra đánh giá các hoạt động
chăm sóc học sinh bán trú ......................................................................... 62
Bảng 2.22: Giáo viên đánh giá chất lượng kiểm tra đánh giá các hoạt độngchăm
sóc học sinh bán trú ................................................................................... 63
Bảng 2.23: Nhân viên đánh giá chất lượng kiểm tra đánh giá các hoạt động chăm

sóc học sinh bán trú ................................................................................... 63
Bảng 2.24: Cán bộ quản lí đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động
chăm sóc học sinh bán trú ......................................................................... 65
Bảng 2.25: Giáo viên đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chăm
sóc học sinh bán trú ................................................................................... 66
Bảng 2.26: Nhân viên đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chăm
sóc học sinh bán trú ................................................................................... 66
Bảng 3.1. Thăm dò đánh giá tính cấp thiết của biện pháp quản lý hoạt động chăm
sóc HSBT ở các trường THCS tại huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên ........... 90
Bảng 3.2. Thăm dò đánh giá tính khả thi của biện pháp quản lý hoạt độngchăm sóc
HSBT ở các trường PTDTBTTHCS tại huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên ...... 91
Bảng 3.3. Xác định hệ số tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thicủa các
BP quản lí hoạt động chăm sóc HSBT ...................................................... 92

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Biểu đồ 2.1. Đánh giá củaCBQL, GV, NV các trường PTDTBT THCShuyện Nậm
Pồ về vị trí, vai trò của loại hình bán trú ................................................. 36
Biểu đồ 2.2. So sánh đánh giá của CBQL, GV, NV về chất lượng thực hiệnmục
tiêu chăm sóc học sinh bán trú ................................................................ 41
Biểu đồ 2.3. So sánh đánh giá của CBQL, GV, NV về chất lượng thực hiệnnội
dung chăm sóc học sinh bán trú .............................................................. 46
Biểu đồ 2.4. So sánh đánh giá của CBQL, GV, NV về mức độ tham giacủa các lực
lượng trong chăm sóc học sinh bán trú ................................................... 48
Biểu đồ 2.5. So sánh đánh giá của CBQL, GV, NV về chất lượng lập kế hoạch
quản lí hoạt động chăm sóc học sinh bán trú .......................................... 52
Biểu đồ 2.6. So sánh đánh giá của CBQL, GV, NV về chất lượng triển khai các
hoạt động chăm sóc học sinh bán trú ...................................................... 57

Biểu đồ 2.7. So sánh đánh giá của CBQL, GV, NV về chất lượng chỉ đạo thực hiện
các hoạt động chăm sóc học sinh bán trú ................................................ 61
Biểu đồ 2.8. So sánh đánh giá của CBQL, GV, NV về chất lượng kiểm tra đánh
giá các hoạt động chăm sóc học sinh bán trú .......................................... 64
Biểu đồ 2.9. So sánh đánh giá của CBQL, GV, NV về mức độ các yếu tốảnh hưởng
đến quản lý hoạt động chăm sóc học sinh bán trú .................................. 68
Sơ đồ 3.1. Mô tả mối quan hệ của các lực lượng trong giáo dục HSBT .................... 77

vi


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước
và của toàn dân.Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển điều đó được thể hiện thông
qua Nghị quyết của các kì Đại hội của Đảng ta. Hội nghị Trung ương 8 Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11
năm 2013 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.Thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào
tạo để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Nâng cao chất lượng GD theo yêu
cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc
lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa,
phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những
kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc.
Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng
và cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước
đi phù hợp.
Giáo dục với sứ mệnh lịch sử là:“Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài’’, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển đất nước, xây dựng nền văn

hóa và con người Việt Nam XHCN, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Thúc đẩy xây
dựng phong trào xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho mọi công dân để
ai ai cũng có cơ hội được học tập và học tập suốt đời.
Nhằm “tiếp sức” cho học sinh các khu vực đặc biệt khó khăn đến trường, để tạo
được sự công bằng trong giáo dục và hạn chế sự phân hóa xã hội trong giáo dục trước
tinh thần chỉ đạo đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo của Đảng, Nhà nước
và thực hiện tốt các chính sách về dân tộc. Trong những năm qua, Chính phủ, Bộ Giáo
dục và Đào tạo, các cấp có thẩm quyềncó nhiều chính sách, văn bản hướng dẫn hỗ trợ
hiệu quả. Điều đó được thể hiện qua:Thông tư số: 24 /2010/TT-BGDĐT ngày 02 tháng
8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tổ chức và hoạt động của trường
PTDT bán trú; Thông tư số: 27 /2011/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạovề việc ban hành Quy chế công tác học sinh, sinh viên

1


nội trú tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Đồng thời từ năm 2010
đến năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 3 quyết định về chính sách hỗ trợ
học sinh bán trú, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: Quyết
định 85/2010/QĐ-TTg ngày 21/12/2010 về một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú
và trường phổ thông dân tộc bán trú, Quyết định 12/2013/QĐ-TTg ngày 24/1/2013 quy
định chính sách hỗ trợ học sinh trung học phổ thông ở vùng có điều kiện kinh tế - xã
hội đặc biệt khó khăn và Quyết định số 36/2013/QĐ-TTgngày 18/6/2013 về chính sách
hỗ trợ gạo cho học sinh tại các trường ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn. Đặc biệt với Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ
quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn
với việc tích hợp các chính sách, đồng thời bổ sungmột số nội dung mới là cần thiết,
tạo sự thống nhất, đồng bộ và bảo đảm được hiệu quả trong thực tiễn. Các chính sách
nêu trên đã giúp cho học sinh nghèo, học sinh ở những vùng kinh tế khó khăn có thêm
điều kiện đến trường, an tâm học tập, góp phần hạn chế được tình trạng học sinh phổ

thông bỏ học, tạo chuyển biến tích cực trong việc nâng cao chất lượng giáo dục ở các
địa phương.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện tại các trường PTDT bán trú vẫn gặp phải không
ít khó khăn, bất cập như: Lúng túng trong việc vận dụng thông tư vào quản lí thực tế
do một mặt kinh nghiệm cũng như năng lực còn hạn chế vìđây thuộc loại hình trường
mới, mặt khác do chưa có Quy chế công tác học sinh bán trú riêng biệt mà các địa
phương hướng dẫn vận dụng Thông tư số: 27 /2011/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 6 năm
2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế công tác học
sinh, sinh viên nội trú tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, nên ảnh
hưởng không nhỏ đến công tác quản lí hoạt động chăm sóc sinh bán trú. Chế độ chính
sách hỗ trợ cho học sinh và cán bộ giáo viên tại các trường PTDT bán trú nói chung
đặc biệt đối với trường PTDT bán trú THCS thấp so với yêu cầu đặt ra là: Quản lí hoạt
động chăm sóc HSBT được tốt, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn
diện đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Trong những năm qua, việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục và đào tạo trong
điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Điện Biên nói chung và huyện Nậm Pồ nói riêng
còngặp rất nhiều những khó khăn trở ngại, nhưng cùngvới sự phát triển của các mặt

2


trong đời sống kinh tế - xã hội của địa phương.Các trường PTDT bán trú THCS huyện
Nậm Pồđã có nhiều cố gắng khắc phục những khókhăn, mạnh dạn đổi mới áp dụng
những tiến bộ vào trong quản lí cũng như dạy và học. Đã thúc đẩy phong trào thi đua
“dạy tốt - học tốt” của các trường PTDT bán trú THCS huyện Nậm Pồ từng bước đi
lên và đạt được những kết quả GD nhất định, góp phần quan trọng vào việcduy trì vững
chắc các chỉ tiêu phổ cập giáo dục THCS cũng như hướng nghiệp, dạy nghề, phân
luồng học sinh THCS sau khi tốt nghiệp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,thúc
đẩy nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương chuyển
biếnmột cách tích cực và bền vững. Tuy vậy, đối với công tác quản lý hoạt động chăm

sóc học sinh bán trú ở trường PTDT bán trú THCS huyện Nậm Pồ vẫn còn biểu hiện
nhiều tồn tại, bất cập,cần được đặc biệt quan tâm.
Với vị trí, vai trò là một người cán bộ quản lý đang công tác tại trường PTDT
bán trú THCS Nà Khoa, hàng ngày trực tiếp thực hiện các công việc quản lý hoạt động
chăm sóc HSBT trong điều kiện còn nhiều khó khăn, bất cập như: Chế độ đãi ngộ hỗ
trợ cho đội ngũ thấp; Cơ sở vật chất còn thiếu, nhiều hạng mục đã xuống cấp; Cơ chế
phối hợp với lực lượng giáo dục ngoài nhà trường, tổ chức quản lí còn lỏng lẻo; Chế
độ học sinh bán trú đã được quan tâm nhưng còn thấp so với yêu cầu; Nhận thức cũng
như kĩ năng sống của học sinh bán trú còn nhiều hạn chế, chịu ảnh hưởng nặng nề cách
nghĩ, lối sống sinh hoạt tự do... đã ăn sâu vào tiềm thức các em.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài:“Quản lý hoạt động chăm sóc
học sinh bán trú ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Nậm
Pồ, tỉnh Điện Biên”làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lí hoạt động chăm sóc học sinh
bán trú tại các trường PTDT bán trú THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. Luận văn
đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc học sinh bán trú tại trường PTDT
bán trú THCS góp phần cải thiện hiệu quả giáo dục tại các trường PTDT bán trú THCS
huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu:Quản lí hoạt động chăm sóc học sinh trườngPTDT bán trú

3


3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động chăm sóc học sinh bán trú ở các trường
PTDT bán trú THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chăm sóc học sinh ở trường
PTDT bán trú THCS;

4.2. Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc học sinh bán trú ở các
trường PTDT bán trú THCS huyện Nậm Pồ- Điện Biên;
4.3. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc học sinh bán trú ở các trường
PTDT bán trú THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Việc nghiên cứu đề tài được thực hiện từ năm học 2017-2018 ở các trường
PTDT bán trú THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
Khảo sát 17 Cán bộ quản lí, 192 giáo viên,52 nhân viên, 42 Cán bộ địa phương,
300 phụ huynh và 300 học sinh bán trú ở các trường PTDT bán trú THCS huyện Nậm
Pồ, tỉnh Điện Biên.
6. Giả thuyết khoa học
Trong những năm học qua, các trường PTDT bán trú THCS huyện Nậm Pồ đã
có nhiều nỗ lực trong quản lí hoạt động chăm sóc học sinh bán trú. Nhưng do những
điều kiện chủ quan và khách quan mà mô hình trường bán trú này chưa phát huy hết
được tiềm năng cũng như mong muốn của Đảng và Nhà nước và xã hội trông đợi. Nếu
hệ thống hóa được cơ sở lí luận, nghiên cứu kĩ thực trạng nhận thức, quản lí hoạt động
chăm sóc HSBT ở các trường PTDT bán trú THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên thì
sẽ đề xuất được một cách hữu ích các biện pháp quản lí hoạt động chăm sóc HSBT phù
hợp, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT của Đảng, Nhà nước và chính
sách giáo dục đối với học sinh dân tộc. Và thúc đẩy hiệu quả hơn nữa mô hình trường
PTDT bán trú THCS trong tương lai.
7. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các nguồn tài liệu
về lý luận và thực tiễn có liên quan đến công tác quản lý hoạt động chăm sóc HSBT ở
trường PTDT bán trú THCS.

4



7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
Quan sát việc tổ chức, quản lý hoạt động chăm sóc HSBT ở các trường PTDT bán
trú THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên để làm cơ sở chính cho vấn đề nghiên cứu.
7.2.2. Phương pháp điều tra phiếu hỏi
Xây dựng 06mẫu phiếu khảo sát để khảo sát ý kiến của CBQL, GVở các trường
PTDT bán trú THCShuyện Nậm Pồ, khảo sát phụ huynh học sinh có con ở bán trú về
những vấn đề có liên quan đến công tác quản lý hoạt động chăm sóc HSBT trong trường
PTDT bán trú THCS.
7.2.3. phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn một số CBQL, GV, PHHSBT, HSBT, lãnh đạo địa phương để làm
rõ thực trạng quản lí hoạt động chăm sóc HSBT của các nhà trường.
7.3. Các phương pháp bổ trợ
Thống kê toán học, xử lý số liệu để định hướng chính xác cho từng nội dung
khảo sát thực trạng và các nội dung lấy ý kiến chuyên gia.
Phân tích, lập biểu đồ minh họa nhằm nâng cao tính thuyết phục và tính cụ
thểcủa dữ liệu.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận
văn được cấu trúc thành3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt độngchăm sóc học sinhbán trú ở
Trường PTDT bán trú THCS;
Chương 2:Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc học sinh bán trú ở các trường
PTDT bán trú THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên;
Chương 3:Biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc học sinh bán trú ởcác trường
PTDT bán trú THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

5



Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC
HỌC SINH BÁN TRÚ Ở TRƯỜNGPTDT BÁN TRÚ THCS
1.1.Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1.Những nghiên cứu trên thế giới
Có nhiều học giả và nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề quản lý
và giáo dục học sinh, mà tác giả có thể vận dụng để nghiên cứu và giải quyết vấn đề
đặt ra trong đề tài.
Thomas More (1478-1535) Nhà giáo dục không tưởng đầu thế kỷ XVI đã đánh
giá cao vai trò của lao động đối với con người và đối với xã hội nên giáo dục con người
cần phải kết hợp giáo dục nhà trường và giáo dục ngoài nhà trường, trong lao động và
hoạt động xã hội. [28]
J.A.Kômenxki (1592-1670) người đặt nền móng cho sự ra đời của nhà trường
hiện nay, ông đặc biệt quan tâm đếnviệc kết hợp học tập ở trên lớp và hoạt động ngoài
lớp nhằm giải phóng hình thức học tập “Giam hãm trong bốn bức tường” của hệ thống
nhà trường giáo hội thời trung cổ. Ông khẳng định “Học tập không phải chỉ lĩnh hội
kiến thức trong sách vở mà còn lĩnh hội kiến thức từ bầu trời mặt đất, từ cây sồi, cây
dẻ”.[27]
Robert Oven (1771-1858) một nhà giáo dục lớn đầu thế kỷ thứ XIX muốn cải
tạo xã hội bằng con đường giáo dục đi từ cuộc thực nghiệm giáo dục mới mẻ trong
công xưởng của ông ở nước Anh và ông đã đưa ra một phương thức bất hủ là “giáo dục
kết hợp với lao động sản xuất”và “kết hợp giáo dục trong trường lớp với giáo dục trong
lao động và hoạt động xã hội”. [27]
C.Mác (1818- 1883) cùng F.Ănghen (1820-1895) người sáng lập ra học thuyết
cách mạng XHCN là người khai sáng nền giáo dục hiện đại, xác định mục đích của nền
giáo dục XHCN là tạo ra: “con người phát triển toàn diện”.Muốn vậy, phải quản lý
được phương thức giáo dục hiện đại: “phương thức giáo dục kết hợp với lao động sản
xuất”. [27]
1.1.2.Những nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu về quản lý giáo dục đã có nhiều công trình nghiên cứu, tuy nhiên
nghiên cứu theo hướng cụ thể hóa vấn đề nghiên cứu này thì chưa.

6


Ngày 17/7/2009, Phó Thủ Tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nguyễn Thiện Nhân đã chủ trì Hội nghị về trường PTDTBT tại Thành phố Điện Biên
Phủ. Phó Thủ tướng đánh giá cao về biện pháp bán trú dân nuôi, đồng thời chỉ đạo bắt
đầu từ năm học 2009-2010, phải tập trung thực hiện ngay phương châm: “ba đủ” (đủ
ăn, đủ quần áo, đủ sách vở) cho học sinh miền núi đến trường
Hội nghị đã mở ra một cơ hội “3 đủ” để học tập cho con em các dân tộc ít người
thuộc vùng núi được thụ hưởng chính sách ưu việt và yên tâm đến trường. Đó là: Thông
tư số 24/2010-TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế và tổ chức
hoạt động, Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành về một
số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường PTDTBT…
Sau 3 năm triển khai Quyết định 85 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 13/5/2014,
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị về trường Phổ thông dân tộc bán trú tại
Hà Nội cho các đơn vị có loại hình trường này. Mô hình trường PTDTBT phát triển
mạnh mẽ cả về quy mô cũng như chất lương, Nó được thể hiện cụ thể như sau: Tính
đến tháng 4 năm 2014 cả nước có 25 tỉnh đã thành lập trường phổ thông dân tộc bán
trú gồm 797 trường với 128.645 học sinh bán trú. Trong đó, cấp Tiểu học 228 trường
với 29.849 học sinh bán trú; Cấp phổ thông cơ sở (gồm Tiểu học và THCS) có 110
trường với 25.250 học sinh bán trú; cấp THCS gồm 459 trường với 73.546 học sinh
bán trú.
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Quản lý
Có nhiều quan điểm khác nhau về quản lý cụ thể là:
Các nhà lý luận QL trên thế giới như: Frederick Winslow Taylor, [Mỹ,(18561915)]; Max Werber, [Đức,(1864-1920)]; đều đã khẳng định: Quản lý là khoa học đồng
thời là nghệ thuật thúc đẩy sự phát triển xã hội. Nói đến hoạt động QL người ta thường

nhắc đến ý tưởng rất sâu sắc của K-Marx: “Một nghệ sĩ vĩ cầm thì tự điều khiển mình
còn dàn nhạc thì cần nhạc trưởng”.
Henri Fayol (1841 - 1925), cha đẻ của thuyết hành chính thì coi quản lý là một
loại công việc đặc thù, khác các loại công việc khác của xí nghiệp và trở thành một hệ
thống độc lập, phát huy tác dụng riêng của nó mà các hệ thống khác của xí nghiệp

7


không thể nào thay thế được. Ông nói về nội hàm của khái niệm quả lý như sau: “Quản
lý tức là lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra”. Đây là khái niệm mang
tính khái quát về chức năng quản lý. [26, tr. 87].
Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng: Quản lý là tổ chức, điều khiển hoạt động
của một đơn vị, cơ quan.[8, tr.67]
Tác giả Trần Kiểm cho rằng: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích
của chủ thể quản lí tới đối tượng quản lí nhằm đạt mục tiêu đề ra”. [28, tr. 26]
Đặng Quốc Bảo (1999):“Quảnlýlà sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng
của chủ thể quản lý (người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể quản lý (đối tượng
quản lý) về các mặt chính trị, văn hoá, xãhội, kinh tế, bằngmột hệ thống các luật lệ, các
chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp vàcác giảipháp cụ thể nhằm tạo ra môi
trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng. [3, tr.16]
Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Quản lí là quá trình
đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng tối đa các hoạt động (chức năng) kế
hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra”; “Hoạt động quản lý là tác động có
định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lí đến khách thể quản lý trong một tổ chức
nhằm làm cho tổ chức đó vận hành và đạt được mục đích đề ra”.[9, tr. 18].
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: Quản lý là tác động có mục đích, có kế
hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động, nói chung là khách thể
quản lý nhằm thực hiện được mục tiêu dự kiến. [20]
Phạm Thanh Nghị (2000): “Quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của

chủ thể quản lý(người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trongmột
nhóm tổ chức nhằmlàm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức. [33,
tr.46]
Người ta có thể tiếp cận khái niệm quản lý nhiều cách khác nhau. Đó là: Cai
quản, chỉ huy, lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra theo góc độ tổ chức. Theo góc độ điều khiển
từ “Quản Lý” là lái, điều khiển, điều chỉnh.
Từ những khái niệm và quan điểm trên, có thể khái quát như sau: Quản lý là
những hoạt động có phối hợp nhằm định hướng và kiểm soát quá trình tiến tới mục
tiêu, hay: Quản lý là sự tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch của chủ thể đến
đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực để cùng thực
hiện thành công nhiệm vụ, mục tiêu, dự kiến đề ra.

8


1.2.2. Quản lý giáo dục
Khái niệm QL giáo dục có thể được hiểu ở nhiều cấp độ khác nhau tùy theo sự
xác định đối tượng QL. Quản lý GD là QL mọi hoạt động GD trong xã hội. Như vậy
khái niệm QL giáo dục sẽ được hiểu theo nghĩa rộng nhất. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều
khái niệm và định nghĩa về QLGD khác nhau.
M.I.Kon - Đa- Kôp khẳng định:“Quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp
tổ chức cán bộ, giáo dục, kế hoạch hóa, tài chính, cung tiêu nhằm đảm bảo sự vận hành
bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, bảo đảm sự tiếp tục phát triển và
mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chất lượng” [ 33, tr 17].
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là:điều
hành, phối hợp các lực lượng nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu
phát triểnxã hội. Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục thường xuyên, công tác
giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi người. Cho nên, QLGD được hiểu
là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân”.[2, tr 31].
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động

có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý làm cho hệ vận hành theo
đường lối nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà Trường xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy - học thế hệ trẻ, đưa hệ giáo
dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất”. [20, tr 31].
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường hay nói rộng ra là quản lý
giáo dục là quản lý hoạt động dạy và học nhằm đưa nhà trường từ trạng thái này sang
trạng thái khác và dần đạt tới mục tiêu giáo dục đã xác định. [23, tr 61].
Bàn về GD, Năm 1973 Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói bản chất của QLGD
là “Quản lý thế nào để thầy dạy tốt, trò học tốt, tất cả để phục vụ cho hai tốt đó”.
Theo nghĩa hẹp: Quản lý giáo dục, quản lí trường học cụ thể là một chuỗi
hoạt động hợp lí (có mục đích, tự giác, có kế hoạch, có hệ thống) mang tính tổ chức
sư phạm của chủ thể QL đến tập thể GV và HS, đến những lực lượng GD trong và
ngoài nhà trường, nhằm huy động họ cùng cộng tác, phối hợp, tham gia vào hoạt
động của nhà trường, nhằm làm cho quy trình này vận hành tới việc hình thành mục
đích dự kiến.

9


Theo nghĩa rộng: Quản lý GD theo nghĩa tổng quát là là hoạt động điều hành
phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh hoạt động đào tạo cho thế hệ trẻ theo
yêu cầu xã hội hiện nay.
Trên cơ sở những quan niệm và khái niệm trên, có thể khái quát như sau: Quản
lý giáo dục là hệ thống những tác động có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý
ở các cấp độ khác nhau đến tất cả các khâu, các bộ phận của hệ thống nhằm đảm bảo
cho các cơ quan trong hệ thống giáo dục vận hành tối ưu, đảm bảo sự phát triển mở
rộng cả mặt số lượng cũng như chất lượng để đạt mục tiêu giáo dục. Như vậy, bản chất
của QLGD là quá trình tác động có ý thức của chủ thể quản lí tới khách thể quản lí và
các thành tố tham gia vào quá trình hoạt động giáo dục nhằm thực hiện có hiệu quả
mục tiêu giáo dục.

1.2.3. Quản lý nhà trường phổ thông dân tộc bán trú
1.2.3.1. Quản lý nhà trường
Quản lý nhà trường là một bộ phận trong quản lý giáo dục. Để đi đến khái niệm
quản lý nhà trường, phải xuất phát từ khái niệm quản lý giáo dục. Nhiều tài liệu khoa
học cho rằng, QLGD được xem xét dưới hai góc độ sau:
- Quản lý giáo dục ở cấp độ vĩ mô:
Ở cấp độ này, QLGD được hiểu là những tác động tự giác (có ý thức, có mục
đích, có kế hoạch, có hệ thống và hợp qui luật) của công tác QLGD đến tất các mắt
xích của hệ thống giáo dục nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả việc tổ chức, huy
động, điều phối, giám sát và điều chỉnh các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực và
thông tin) để đạt được mục tiêu phát triển giáo dục.
- Quản lý giáo dục ở cấp độ vi mô:
Ở cấp độ này, QLGD được hiểu là hệ thống những tác động tự giác (Có ý thức,
có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống và hợp quy luật) của công tác quản lý một cơ sở
giáo dục đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể người học và các lực lượng tham
gia giáo dục khác trong và ngoài cơ sở giáo dục đó, nhằm thực hiện có chất lượng và
hiệu quả mục tiêu đào tạo. Với hai cấp độ về QLGD nêu trên, thì quản lý nhà trường
được nhìn nhận từ hai góc độ:
- Thứ nhất: Quản lý nhà trường được hiểu theo nghĩa hoạt động của các cơ quan,
các tổ chức có trách nhiệm QLGD như Bộ Giáo dục & Đào tạo, Sở Giáo dục &Đào

10


tạo, Phòng Giáo dục & Đào tạo và các cấp chính quyền tương ứng đối với một cơ sở
giáo dục (nhà trường) cụ thể nào đó.
- Thứ hai: Quản lý nhà trường được hiểu theo nghĩa hoạt động của công tác quản
lý một cơ sở giáo dục (hiệu trưởng hay một người có chức vụ tương đương như hiệu
trưởng) đối với các hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục mà họ được giao trách nhiệm
trực tiếp quản lý.

Khái niệm quản lý nhà trường được hiểu theo góc độ thứ hai,cụ thể: “Quản lý
nhà trường là những tác động tự giác(có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống
và hợp qui luật) của chủ thể quản lý nhà trường (hiệu trưởng) đến khách thể quản lý
nhà trường(giáo viên,nhân viên, người học,…) nhằm đưa các hoạt động giáo dục và
dạy học của nhà trường đạt tới mục tiêu giáo dục”.
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: Quản lý nhà trường ở Việt Nam là thực hiện
đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm, đưa nhà trường vận hành theo
nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo với thế hệ trẻ và với
từng học sinh. [09]
Quản lý nhà trường là sự tác động có định hướng có kế hoạch của chủ thể quản
lý lên tất cả các nguồn lực, nhằm đẩy mạnh các hoạt động của nhà trường tiến tới mục
tiêu giáo dục, trọng tâm là đưa hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục tiến lên trạng
thái mới nhưng tốt hơn.
1.2.3.2. Quản lý trường PTDT bán trú
Trường phổ thông dân tộc bán trú là trường chuyên biệt, do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền quyết định thành lập cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình các
dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm
góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này bao gồm trường phổ thông dân
tộc bán trú cấp tiểu học có trên 50% học sinh là người dân tộc thiểu số và có từ 25%
trở lên số học sinh ở bán trú, trường phổ thông dân tộc bán trú liên cấp tiểu học và trung
học cơ sở có trên 50% học sinh là người dân tộc thiểu số và có từ 50% trở lên số học
sinh ở bán trú, trường phổ thông dân tộc bán trú cấp trung học cơ sở có trên 50% học
sinh là người dân tộc thiểu số và có từ 50% trở lên số học sinh ở bán trú. [Khoản 2,
điều 7, thông tư 24/2010/TT-BGD]

11


1.2.4. Học sinh bán trú
Học sinh bán trú là học sinh đang học tại các trường phổ thông bán trú ở vùng

có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc các trường tiểu học và trung học
cơ sở công lập khác ở vùng này, do nhà ở xa trường, địa hình cách trở, giao thông đi
lại khó khăn, được UBND huyện phê duyệt cho phép ở lại trường để học tập trong tuần
do không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày.
Vậy Học sinh bán trú là khái niệm chỉ đối tượng học sinh đang học tại các trường
PTDTBT hoặc Trường THCS, TH và THCScó HSBT ở vùng có điều kiện kinh tế - xã
hội đặc biệt khó khăn; được Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt cho phép ở lại trường
để học tập trong tuần do không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày. HSBT được
hưởng 40% mức lương cơ bản để chi phí cho tiền ăn cho một tháng và 10% mức lương
tối thiểu/ tháng/ 1 HS để hộ trợ tiền ở đối với HSBT phải thuê trọ bên ngoài nhà trường
do nhà trường không có đủ phòng ở (Vận dụng một phần của NĐ116/2016/NĐ-CP)
1.2.5. Hoạt động chăm sóc học sinh bán trú
Theo từ điển Tiếng Việt Chăm sóc đồng nghĩa với từ coi sóc nghĩa là trông nom,
sắn sóc, hay săn sóc thường xuyên.
Vậy Hoạt động chăm sóc học sinh bán trú là sự thống nhất đảm bảo tính toàn
diện về giáo dục học sinh cả về thể chất lẫn tinh thần; Đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng
cơ bản của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành cũng như giáo dục kĩ năng sống
giúp học sinh phát triển toàn diện theo quan điểm đổi mới. Là làm tốt công tác nuôi
dưỡng, chăm sóc sức khỏe học sinh đảm bảo học sinh khỏe mạnh, năng động, tích cực
tham gia hoạt động.
1.2.7. Quản lý hoạt động chăm sóc học sinh bán trú
Quản lý hoạt động chăm sóc học sinh bán trú lý là sự tác động có mục đích, có
tổ chức, có kế hoạch của chủ thể đến đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng
hiệu quả các nguồn lực để cùng thực hiện thành công nhiệm vụ, mục tiêu, dự kiến đề
ra. Giúp quá trình tổ chức chăm sóc đời sống vật chất cũng như tinh thần của học sinh
bán trú ngày một tốt hơn. Góp phần làm cho chính sách đãi ngộ của Đảng và Nhà nước
đến với con em đồng bào dân tộc vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn hiệu quả
thiết thực hơn.
1.3.Đặc điểm của học sinhtrường PTDT bán trú THCS


12


1.3.1. Đặc điểm về đời sống xã hội
Đại đa số nhân dân ở đây đều thuộc người dân tộc thiểu số, phong tục tập
quánvẫn còn lạc hậu, tỷ lệ sinh con thứ ba cao, thu nhập bình quân đầu người thấp,
kinh tế- xã hội chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi và làm nương.
Tỷ lệ hộ nghèo chiếm đa số, nhiều gia đình còn nằm trong diện thiếu đói nên
các điều kiện sống của nhân dân rất khó khăn. Định cư xa khu trung tâm nên học sinh
con em người dân tộc chịu ít nhiều thiệt thòi so với HS ở vùng có điều kiện kinh tế xã
hội thuận lợi.
Các em không được tiếp cận đầy đủ các nguồn thông tin đại chúng như: truyền
thanh, truyền hình, phim ảnh, Internet,...Thậm chí, vẫn có nhiều học sinh ăn còn chưa
được đủ no, mặc chưa đủ ấm nên vẫn còn một tỷ lệ nhất định học sinh phát triển toàn
diện chậm. Môi trường sống gần thiên nhiên, ít va chạm nên các em sống trầm tính
hơn, ít hoà đồng trong các hoạt động tập thể,...
Tất cả những điều kiện ngoại cảnh ấy tác động và gây ảnh hưởng tới đời sống
tâm lý học sinh DTTS.
1.3.2. Đặc điểm của học sinh dân tộc thiểu số THCS
Ở học sinh THCS người dân tộc thiểu số có đầy đủ các đặc điểm lứa tuổi của
HSTHCS nêu trên, song ở các em còn có một số đặc điểm tâm lý đặc thù theo vùng
miền dễ nhận diện:
+ Về tình cảm: Học sinh dân tộc có tình cảm chân thực, mộc mạc, yêu ghét rõ
ràng, biểu hiện tình cảm thường thầm kín ít bộc lộ ra bên ngoài. Các em sống vốn gắn
bó với gia đình bản làng và người thân. Coi trọng tình cảm và giải quyết các vấn đề
bằng tình cảm.
+Về lối sống: Hồn nhiên, giản dị, chất phác, thật thà. Có lòng tự trọng cao, có
trách nhiệm với công việc nhưng còn có tính bảo thủ và tự ty, gặp khó khăn khi phải
thích nghi với hoàn cảnh mới và môi trường thay đổi. HSDT rất thích tập và diễn văn
nghệ, nhất là những điệu múa của dân tộc các em.

+ Về đặc điểm tư duy nhận thức của học sinh dân tộc: vốn từ khi còn bé, sống
trong không gian rộng, tiếp xúc nhiều với thiên nhiên, nên nhận thức cảm tính của học
sinh dân tộc phát triển rất tốt. Cảm giác, tri giác của các em có những nét độc đáo riêng,
tuy nhiên còn thiếu tính toàn diện. Cảm tính, mơ hồ, không thấy được bản chất của sự
vật hiện tượng mà chủ yếu nhận ra dấu hiệu của sự vật hiện tượng. Quá trình tri giác

13


×