Tải bản đầy đủ (.doc) (245 trang)

Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 245 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tác giả. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy
định, không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố!
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Thụy Vũ


MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1
Những công trình nghiên cứu có liên quan đến tai nạn thương
tích ở trẻ em
1.2
Những công trình nghiên cứu có liên quan đến phòng chống tai nạn
thương tích và giáo dục phòng chống tai nạn thương tích trẻ em
1.3
Những công trình nghiên cứu có liên quan đến quản lý hoạt động
giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non
1.4
Khái quát kết quả của các công trình khoa học đã công bố và
những vấn đề đặt ra luận án cần giải quyết
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC


PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ Ở
TRƯỜNG MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP
2.1
Những vấn đề lý luận về hoạt động giáo dục phòng chống tai
nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập
2.2
Những vấn đề lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phòng
chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non ngoài
công lập
2.3
Các yếu tố tác động đến hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục
phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non
ngoài công lập
Chương 3 CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ Ở
CÁC TRƯỜNG MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1
Khái quát tình hình giáo dục mầm non ngoài công lập thành
phố Hồ Chí Minh
3.2
Khái quát về điều tra khảo sát thực trạng
3.3
Thực trạng hoạt động giáo dục phòng chống tai nạn thương
tích cho trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập thành phố
Hồ Chí Minh
3.4
Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng chống tai nạn
thương tích cho trẻ
3.5

Thực trạng các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động giáo dục

5
15
15
19
24
31

37
37

55

67

73
73
74

80
107
124


phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non
ngoài công lập thành phố Hồ Chí Minh
3.6
Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục
phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non

ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Chương 4 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
PHÒNG CHỐNGTAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ
Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
4.1
Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng chống tai nạn
thương tích cho trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
4.2
Kiểm chứng các biện pháp
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

127

134

134
160
182
186
187
194


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU – CHỮ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

1

Cán bộ quản lý

CBQL

2

Cha mẹ học sinh

CMHS

3

Cơ sở vật chất

CSVC

4

Giáo viên

GV


5

Đối chứng

ĐC

6

Kỹ năng

KN

7

Mầm non ngoài công lập

MNNCL

8

Ngoài công lập

NCL

9

Nhà xuất bản

NXB


10

Nhân viên

NV

11

Phòng chống tai nạn thương tích

PCTNTT

12

Số thứ tự

STT

13

Tai nạn thương tích

TNTT

14

Thành phố Hồ Chí Minh

Tp. HCM


15

Thử nghiệm

TN


DANH MỤC CÁC BẢNG, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Tên bảng
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5

Bảng 3.6

Bảng 3.7

Bảng 3.8
Bảng 3.9
Bảng 3.10
Bảng 3.11
Bảng 3.12
Bảng 3.13

Nội dung
Thống kê trình độ chuyên môn của lực lượng sư phạm ở
19 trường mầm non ngoài công lập tham gia khảo sát trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Thực trạng về nhận thức của các lực lượng sư phạm trong
nhà trường vềcác loại tai nạn thương tích trẻ thường gặp ở
trường mầm non ngoài công lập
Thực trạng các thời điểm xảy ra tai nạn thương tích cho trẻ
tại các trường mầm non ngoài công lập
Thực trạng việc thực hiện mục tiêu giáo dục phòng chống
tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non ngoài
công lập thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
Thực trạng nhận thức của các lực lượng sư phạm về mức
độ cần thiết của hoạt động giáo dục phòng chống tai nạn
thương tích cho trẻ ở trường mầm non ngoài công lập
Kết quả đánh giá của các lực lượng sư phạmvề việc thực
hiện các nội dung giáo dục phòng chống tai nạn thương
tích cho trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập thành
phố Hồ Chí Minh hiện nay
Đánh giá mức độ thường xuyên của các lực lượng sư phạm
về việc tham dự các chuyên đề, chương trình bồi dưỡng các
kiến thức, kỹ năng hoạt động giáo dục phòng chống tai
nạn thương tích cho trẻ trong các trường mầm non ngoài
công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
Đánh giá của các lực lượng sư phạm về thực trạng tổ
chức thực hiện những yêu cầu về đảm bảo an toàn phòng
chống tai nạn thương tích trong khi tổ chức cho trẻ ăn
Đánh giá của các lực lượng sư phạm về việc tổ chức giấc
ngủ đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích
cho trẻ.
Đánh giá của các lực lượng sư phạm về việc tổ chức hoạt
động học đảm bảoan toàn phòng chống tai nạn thương
tích cho trẻ
Đánh giá của các lực lượng sư phạm về thực trạng sử

dụng các hình thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ
Đánh giá của các lực lượng sư phạm về thực trạng đáp
ứng nhu cầu khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi vận động tại
các trường mầm non ngoài công lập hiện nay
Đánh giá của các lực lượng sư phạm về thực trạng đảm
bảo chế độ sinh hoạt hợp lý cho trẻ ở trường mầm non
ngoài công lập

Trang
76
81
86
87
89

90

92

93
95
97
99
101
102


Bảng 3.14

Bảng 3.15


Bảng 3.16

Bảng 3.17

Bảng 3.18

Bảng 3.19

Bảng 3.20

Bảng 3.21

Bảng 3.22

Bảng 3.23

Bảng 3.24

Đánh giá của các lực lượng sư phạm về thực trạng những
nội dung trong chế độ sinh hoạt hàng ngày ảnh hưởng
nhiều đến công tác đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn
thương tíchcho trẻ tại các trường mầm non ngoài công lập
Kết quả đánh giá của các lực lượng sư phạm về cách thức
hoạt động giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho
trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập thành phố Hồ
Chí Minh hiện nay
Thực trạng về kết quả giáo dục các lực lượng sư phạm về
hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các
trường mầm non ngoài công lập thành phố Hồ Chí Minh

hiện nay
Kết quả đánh giá của các lực lượng sư phạmvề công tác
xây dựng kế hoạch giáo dục phòng chống tai nạn thương tích
cho trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập thành phố Hồ
Chí Minh hiện nay
Kết quả đánh giá của các lực lượng sư phạm về thực trạng
tổ chức thực hiện kế hoạch các hoạt động giáo dục phòng
chống tai nạn thương tích cho trẻở các trường mầm non
ngoài công lập thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
Kết quả đánh giá của cán bộ quản lý về công tác chỉ đạo
thực hiện hoạt động giáo dục phòng chống tai nạn thương
tích cho trẻ của Hiệu trưởng ở các trường mầm non ngoài
công lập hiện nay
Đánh giá của cán bộ quản lý về thực trạng kết quả công
tác chỉ đạo hoạt động giáo dục phòng chống tai nạn
thương tích cho trẻ
Kết quả đánh giá của các lực lượng sư phạm về mức độ
quản lý kiểm tra, đánh giá trong hoạt động giáo dục
phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường
mầm non ngoài công lập thành phố Hồ Chí Minh
Kết quả đánh giá của các lực lượng sư phạm về mức độ
tham gia hoạt động giáo dục phòng chống tai nạn thương
tích cho trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập thành
phố Hồ Chí Minh
Kết quả đánh giá của các lực lượng sư phạmvề đảm bảo
cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuậttronggiáo dục phòng
chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non
ngoài công lập thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
Kết quả đánh giá của các lực lượng sư phạm về thực trạng
các yếu tố ảnh hưởngđến quản lý hoạt động giáo dục

phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường
mầm non ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh

103

104

106

108

111

114

116

117

119

122

125


Bảng4.1
Bảng4.2
Bảng4.3
Bảng4.4

Bảng4.5
Bảng4.6
Bảng4.7
Bảng4.8
Đồ thị 4.1
Đồ thị 4.2
Đồ thị 4.3
Biểu đồ 4.1
Biểu đồ 4.2

Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện quản lý
hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các
trường mầm non ngoài công lập
Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện quản lý
hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các
trường mầm non ngoài công lập
Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện
pháp
So sánh giá trị trung bình giữa tính cần thiết và tính khả thi
của các biện pháp
So sánh tương quan thứ hạng giữa tính cần thiết và tính khả
thi của các biện pháp
Thống kê kết quả thử nghiệm của các biện pháp
Phân bố (tần suất, tần suất tích lũy) về điểm của nhóm đối
chứng và nhóm thử nghiệm về trình độ kiến thức
Kết quả về trình độ kỹ năng, thái độ củalực lượng sư
phạm nhà trường
Đồ thị biểu diễn số liệu về tính cần thiết của các biện pháp
Đồ thị biểu diễn số liệu về tính khả thi của các biện pháp
Đồ thị biểu diễn tương quan về giá trị trung bình giữa

tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
Phân bố tần suất (f)
Phân bố tần suất tích luỹ (fi)

164
166
168
169
170
176
177
179
164
137
169
178
178


5
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước, là nguồn nhân lực tương lai của mỗi
quốc gia, là nguồn yêu thương to lớn nhất trong cuộc sống hạnh phúc của mỗi gia đình.
Dành cho trẻ em nói chung, trẻ mầm non nói riêng sự quan tâm chăm sóc đầy đủ nhất,
với những gì tốt đẹp nhất luôn là mong muốn cao cả của từng gia đình, của toàn xã hội.
Vì vậy, trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia luôn đặt chính sách giáo dục lên
hàng đầu, coi giáo dục mầm non là trọng tâm ưu tiên quan trọng nhất.
Các nghiên cứu về đặc điểm lứa tuổi của trẻ mầm non cho thấy, trẻ từ 0 đến 6 tuổi
ý thức thơ dại, cơ thể non nớt, chưa thể tự bảo vệ được mình trước những tác động xấu

từ bên ngoài; chưa nhận thức được những nguy cơ và hiểm họa đối với bản thân. Toàn
bộ sự an toàn của trẻ phụ thuộc vào những người xung quanh, nhất là những người trực
tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ. Trong khi đó, trẻ mầm non đang trong giai đoạn hình thành
ngôn ngữ, dần phát triển ý thức nên trẻ rất hiếu động, luôn tìm tòi khám phá thế giới
xung quanh bằng những thử nghiệm trực tiếp; bắt chước những hành vi của người lớn và
bạn bè một cách máy móc. Đặc biệt là trẻ thường cho vào miệng để nếm mọi đồ vật mà
chúng nhìn thấy; sờ mó, cắn, cấu, vận hành các vật dụng của người lớn… mà không thể
biết chúng chứa đựng những nguy cơ, những hiểm họa gì. Đây là lý do làm cho trẻ mầm
non dễ gặp tai nạn nguy hiểm đến sự an toàn thân thể, thậm chí nguy hại đến tính mạng
mà người chăm sóc, giáo dục trẻ không thể lường trước hết được. Theo số liệu thống kê
của Viện Bỏng Quốc gia, năm 2005, có tới 1.885 (chiếm 60%) bệnh nhân bỏng nhập
viện là trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt có 1.200 bệnh nhân là trẻ em dưới 6 tuổi, chiếm 1/3
tổng số bệnh nhân… cho thấy trách nhiệm của giáo dục mầm non đối với vấn đề bảo
đảm an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là vô cùng quan trọng.
Về mục tiêu giáo dục mầm non của Việt Nam, Trung ương Đảng đã xác định
phấn đấu đến năm 2015 hoàn thành phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi và phấn đấu trước
2020 phải miễn học phí giáo dục mầm non (Nghị quyết số 29-NQ/TW). Điều đó có
nghĩa là, mạng lưới các cơ sở giáo dục mầm non phải đáp ứng nhu cầu chăm sóc giáo
dục cho toàn bộ trẻ mầm non. Tuy nhiên, theo số liệu được nêu tại Hội nghị giáo dục
mầm non toàn quốc tại Hà Nội 6/2002 của Chính phủ thì cả nước mới có 9630 cơ sở
giáo dục mầm non thu hút 2,5 triệu trẻ trong năm học 2001-2002, chiếm khoảng 26% số
trẻ trong độ tuổi, trong đó có 60% số trẻ được giáo dục chăm sóc ở các cơ sở giáo dục


6
mầm non ngoài công lập. Điều đó có nghĩa là, phần lớn trẻ mầm non hiện đang được
hưởng sự chăm sóc, giáo dục trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập. Nhưng điều kiện
của các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập chưa thể đáp ứng yêu cầu. Gần đây, báo
Tin tức điện tử ngày 18/4/2016 đã nêu vấn đề “Mầm non ngoài công lập “Cứu” công lập
nhưng rất khó quản lý” đã mô tả thực trạng sự gia tăng dân số ở các khu công nghiệp,

khu chế xuất đã tăng mạnh nhu cầu gửi trẻ mà các cơ sở giáo dục mầm non công lập
không thể đáp ứng. Do đó nhiều cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập không đảm bảo
điều kiện vẫn hoạt động, dẫn đến nhiều vụ việc mất an toàn với trẻ, thậm chí gây cho trẻ
thương tích rất thương tâm, gây bức xúc trong dư luận.
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế của vùng đồng bằng sông Cửu
Long và cả nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, thu hút đông đảo lực lượng lao
động cả nước đến làm ăn sinh sống. Đi kèm với đô thị hóa là tăng trưởng nhu cầu giáo
dục, nhất là giáo dục mầm non trong các khu công nghiệp, khu chế xuất. Số lượng
trường mầm non ngoài công lập phát triển khá ồ ạt riêng tại thành phố Hồ Chí
Minh hiện có hơn 1.000 trường mầm non, trong đó công lập 431 trường. Hiện
thành phố có 1.551 nhóm lớp, trong đó còn 121 nhóm lớp chưa được cấp phép và
485 hộ gia đình giữ trẻ, trong khi nguồn nhân lực (giáo viên) chưa đáp ứng nhu cầu
tuyển dụng tại các trường. Rất nhiều cơ sở sử dụng bảo mẫu chưa qua trường lớp
đào tạo đứng lớp. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ tại các trường mầm non ngoài
công lập chưa đảm bảo (chế độ dinh dưỡng, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị
không đúng theo Qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo...). Rõ ràng, tình hình phòng
chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập ở thành phố
Hồ Chí Minh hiện đang là điểm nóng.
Để hạn chế, loại trừ tai nạn thương tích cho trẻ mầm non ở các cơ sở giáo
dục mầm non ngoài công lập phải tiến hành đồng bộ và quyết liệt nhiều giải pháp cả
về giáo dục, tổ chức, quản lý và đảm bảo. Nhưng vấn đề quan trọng trước tiên là
giáo dục bồi dưỡng nhận thức, xây dựng ý thức trách nhiệm, tình cảm yêu thương
trẻ em đồng thời cần nâng cao kiến thức, kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích
cho đội ngũ là những người tiếp xúc trực tiếp với trẻ, trực tiếp chăm sóc, giáo dục
trẻ. Đây là lực lượng hàng ngày trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non, quyết
định trực tiếp đến chất lượng giáo dục trẻ, gắn liền với mọi hoạt động của trẻ, do đó


7
có vai trò quan trọng nhất trong hướng dẫn, giáo dục trẻ biết tự bảo vệ bản thân,

nhận biết những mối đe dọa và nguy hiểm, dạy trẻ những kỹ năng ban đầu và cần
thiết để phòng tránh những tai nạn thương tích có thể gây ra cho trẻ. Đồng thời lực
lượng này còn phát hiện kịp thời, ngăn chặn hiệu quả, loại trừ chính xác và nhanh
chóng các nguy cơ gây ra tai nạn thương tích cho trẻ. Khi có tai nạn đáng tiếc xảy
ra, đây cũng là lực lượng hỗ trợ trẻ kịp thời thoát khỏi nguy hiểm cũng như cứu
chữa, khắc phục hậu quả. Vì vậy, chú trọng giáo dục phòng chống tai nạn thương
tích cho trẻ mầm non đối với đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các
trường mầm non nói chung, các trường mầm non ngoài công lập nói riêng là đặc biệt
thiết thực trong chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập.
Giáo dục bồi dưỡng ý thức, rèn luyện các kỹ năng cho đội ngũ cán bộ quản
lý, giáo viên và nhân viên về phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non
không dừng lại ở giáo dục về ý nghĩa, tầm quan trọng bảo đảm an toàn cho trẻ mà
điều quan trọng là giáo dục cho đội ngũ này hiểu sâu sắc về trẻ để cảm thông và
yêu thương; hiểu biết về trách nhiệm luật pháp đối với chăm sóc và bảo vệ trẻ; có
kỹ năng về phòng chống và loại trừ nguy cơ tai nạn thương tích đối với trẻ. Đây là
hoạt động có mục đích cao cả, có mục tiêu rất cụ thể và thiết thực, có nội dung đa
dạng phong phú với những yêu cầu phức tạp về điều kiện phương tiện và lực
lượng tiến hành. Vì thế cần được tổ chức, quản lý một cách khoa học và chặt chẽ
mới cho kết quả thiết thực.
Các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, trong đó có các trường mầm non
ngoài công lập ở thành phố Hồ Chí Minh chiểm tỷ lệ cao (trên 60% tổng số các cơ
sở giáo dục mầm non của thành phố). Những năm qua các trường mầm non ngoài
công lập này đã hỗ trợ hiệu quả trong đáp ứng nhu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ trên
địa bàn thành phố. Nhưng các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập tại thành phố
Hồ Chí Minh còn nhiều thiếu sót trong hoạt động giáo dục phòng chống tai nạn
thương tích cho trẻ. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và cha mẹ học sinh trong các
cơ sở mầm non ngoài công lập chưa thật sự quan tâm và ý thức cao trong việc bảo vệ,
phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ em, còn thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết về các
biện pháp giáo dục, ngăn ngừa cũng như chưa nhận thức được các nguy cơ gây tai nạn
thương tích cho trẻ. Mặc dù hàng năm các trường vẫn tổ chức và tham gia các đợt tập



8
huấn, bồi dưỡng giáo viên mầm non của Phòng Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Giáo
dục và Đào tạo thành phố tổ chức, nhưng sự chuyển biến không nhiều, thậm chí còn để
xảy ra có nhiều vụ gây sự quan tâm rộng rãi của dư luận. Sự hạn chế này thể hiện việc
quản lý, tổ chức giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm
non ngoài công lập còn nhiều thiếu sót. Điều đó cho thấy vấn đề quản lý hoạt động
giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non ngoài công
lập cần phải nghiên cứu kỹ hơn, tìm những biện pháp quản lý hiệu quả hơn để
phù hợp với tình hình hiện nay.
Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nói trên, với cương vị của bản thân
là hiệu trưởng một trường mầm non ngoài công lập thâm niên ở thành phố Hồ Chí
Minh, tôi thấy vấn đề “Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống tai nạn thương
tích cho trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập” vừa có ý nghĩa lý luận, vừa
có giá trị thực tiễn thiết thực. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Quản lý hoạt động
giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non
ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận án tiến sĩ
của mình với mong muốn tìm ra các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng
chống tai nạn thương tích hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện cho trẻ ở lứa tuổi mầm non nhất là tại các cơ sở mầm non ngoài công lập tại
thành phố Hồ Chí Minh.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động giáo dục
phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non, luận án đã đề xuất các biện pháp
chủ yếu quản lý hoạt động giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các
trường mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện Giáo
dục và Đào tạo hiện nay.

Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu nói trên, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Làm rõ cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phòng chống tai nạn
thương tích cho trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập.


9
- Đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục phòng
chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh.
- Đề xuất các biện pháp chủ yếu quản lý hoạt động giáo dục phòng chống tai
nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh.
- Khảo nghiệm và thử nghiệm các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục
phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
3. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường
mầm non.
Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các
trường mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt
động giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ; quản lý hoạt động giáo
dục phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập
trên cơ sở đó tìm những biện pháp quản lý có hiệu quả đối với hoạt động giáo
dục phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập

trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Về khách thể khảo sát
Luận án tập trung điều tra, khảo sát tại 19 cơ sở mầm non ngoài công lập tại
10 quận, huyện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, tổng số khách thể
khảo sát: 240 người, gồm: Cán bộ Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào
tạo; Hiệu trưởng; Phó hiệu trưởng: 30 người; Giáo viên, nhân viên: 210 người
Nội dung khảo sát về tình hình thực hiện hoạt động giáo dục phòng chống tai
nạn thương tích và quản lý hoạt động giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho
trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.


10
Về thời gian nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trong thời gian từ tháng 6 năm 2015 đến nay.
Giả thuyết khoa học
Quản lý một cách khoa học hoạt động giáo dục phòng chống tai nạn thương
tích sẽ bảo đảm cho trẻ hưởng thụ các tác động giáo dục có chất lượng và an toàn ở
trường mầm non ngoài công lập. Trong những năm qua, hoạt động giáo dục phòng
chống tai nạn thương tích và quản lý hoạt động giáo dục phòng chống tai nạn
thương tích cho trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh đã được quan tâm, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu là
biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng chống tai nạn thương tích chưa thực sự
phù hợp. Nếu Hiệu trưởng nhà trường thực hiện tốt kế hoạch hóa các hoạt động giáo
dục; chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục nghiêm túc và hiệu quả; hướng dẫn giáo
viên dạy trẻ những kỹ năng tự phòng chống tai nạn thương tích cho mình; chú trọng
xây dựng môi trường an toàn; phối hợp có hiệu quả với gia đình, chính quyền địa
phương và các tổ chức xã hội trong quá trình giáo dục, đồng thời quản lý khoa học
và hiệu quả kết quả giáo dục đã thực hiện thì sẽ quản lý tốt hoạt động giáo dục các
lực lượng sư phạm của nhà trường về phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các
trường mầm non ngoài công lập, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non

trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu luận án luôn quán triệt những nguyên lý cơ bản của
chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong nghiên cứu các vấn đề về giáo dục
và quản lý hoạt động giáo dục; vận dụng những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam trong xem xét phát triển giáo dục mầm non. Đồng thời luận án sử dụng các
phương pháp tiếp cận chủ yếu sau đây trong quá trình nghiên cứu:
Tiếp cận hệ thống
Giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non là một hệ thống
gồm nhiều thành tố cấu trúc luôn ràng buộc, tác động qua lại với nhau. Cần xem xét
đầy đủ các thành tố với vị trí, vai trò tương ứng trong hệ thống để xác định biện pháp
quản lý phù hợp.


11
Tiếp cận lịch sử lôgic
Giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non ngoài
công lập cần được tiến hành trên cơ sở kế thừa những thành tựu giáo dục và quản lý
giáo dục mầm non qua các thời kỳ, đồng thời phù hợp với những điều kiện, hoàn cảnh
thời gian không gian xác định của sự nghiệp công nghiệp hóa đang diễn ra trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Tiếp cận quá trình giáo dục
Quản lý giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ là một quá trình giáo
dục bồi dưỡng và quản lý đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong nhà
trường nhằm mục đích làm cho đội ngũ này có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ
đúng chuẩn mực trong bảo đảm sự an toàn cho trẻ trong thời gian được chăm sóc, giáo
dục tại nhà trường.
Tiếp cận chức năng quản lý
Dựa vào chức năng của hoạt động quản lý, luận án sẽ xác định các nội dung

quản lý; đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng chống tai nạn
thương tích cho trẻ ở trường mầm non.
Quan điểm thực tiễn
Luận án sẽ phân tích thực trạng quản lý giáo dục của các trường mầm non ngoài
công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; xem xét sự tác động của môi trường
kinh tế xã hội thành phố và điều kiện hoàn cảnh cụ thể của các trường để đề xuất biện
pháp quản lý phù hợp.
Phương pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả luận án đã sử dụng phối hợp các phương
pháp nghiên cứu sau đây:
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu tài liệu về quản lý, tài liệu liên quan đến giáo dục phòng chống
tai nạn thương tích cho trẻ mầm non và các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên
cứu. Trên cơ sở đó tiến hành phân tích, tổng hợp, hệ thống tài liệu để xây dựng
khung lý luận làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu.
Đồng thời, luận án đã thu thập và phân tích các tài liệu khoa học, các văn bản Chỉ
thị, thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND thành phố Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và


12
Đào tạo về quản lý hoạt động giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các
trường mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để xác định các nội
dung quản lý, các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động giáo dục của đề tài.
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát
Quan sát các biểu hiện của hoạt động giáo dục phòng chống tai nạn thương
tích; quản lý hoạt động giáo dục phòng chống tai nạn thương tích của giáo viên,
nhân viên các trường mầm non ngoài công lập.
Phương pháp điều tra
Để điều tra thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng chống tai nạn

thương tích cho trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập, chúng tôi sử dụng các
bảng hỏi dành cho các đối tượng: cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên với số
lượng người được hỏi là 150 người là cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên ngành
giáo dục mầm non của 19 trường, lớp mầm non ngoài công lập của 10 quận trên địa
bàn thành phố.
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
Nghiên cứu những sản phẩm của hoạt động giáo dục phòng chống tai nạn thương
tích ở các trường mầm non để khẳng định được kết quả của biện pháp quản lý hoạt động
giáo dục phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non ngoài công lập.
Phương pháp phỏng vấn sâu
Bổ sung, kiểm tra và làm rõ những thông tin đã thu thập được thông qua
phương pháp điều tra. Qua đó tìm hiểu thêm những biện pháp quản lý hoạt động
giáo dục phòng chống tai nạn thương tích xác hơn thực trạng biện pháp quản lý hoạt
động giáo dục phòng chống tai nạn thương tích của Hiệu trưởng các trường mầm
non ngoài công lập. Ngoài ra, có thể tìm hiểu thêm các nhân tố ảnh hưởng tới thực
trạng đó cũng như những khuyến nghị của họ. Đồng thời những thông tin này cũng
giúp cho nhà nghiên cứu có thêm căn cứ để khẳng định tính trung thực, độ tin cậy
của kết quả nghiên cứu
Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các lãnh đạo và chuyên viên Sở Giáo dục, Phòng Giáo
dục, các đồng chí hiệu trưởng, giáo viên lâu năm, các nhà quản lý… để có thêm


13
thông tin tin cậy đảm bảo tính khách quan cho các kết quả nghiên cứu. Đặc biệt xin ý
kiến đóng góp cho những đề xuất biện pháp nhằm quản lý có hiệu quả việc đổi mới
quản lý hoạt động giáo dục phòng chống tai nạn thương tích ở địa bàn nghiên cứu.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Qua các hoạt động: viết sáng kiến kinh nghiệm về đổi mới quản lý hoạt động
giáo dục phòng chống tai nạn thương tích; các hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về đổi

mới quản lý hoạt động giáo dục phòng chống tai nạn thương tích … Từ đó, đề xuất
các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng chống tai nạn thương tích phù hợp.
Phương pháp khảo nghiệm
Qua nghiên cứu thực tiễn khảo nghiệm mức độ cần thiết, tính khả thi và thử
nghiêm sự phù hợp của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng chống tai
nạn thương tích cho trẻ mầm non.
Các phương pháp bổ trợ
Sử dụng một số công thức toán học như tính tỷ lệ phần trăm, điểm bình
quân; tính hệ số tương quan; sử dụng hàm Spearman; tính độ lệch chuẩn… để
thống kê số lượng, chất lượng quản lý hoạt động giáo dục phòng chống tai nạn
thương tích cho trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh và xử lý số liệu, định lượng kết quả nghiên cứu nhằm đưa ra những
kết luận phục vụ công tác nghiên cứu.
5. Đóng góp mới của luận án
Luận án đã có những đóng góp sau đây:
Làm rõ hoạt động giáo dục phòng chống tai nạn thương tích và quản lý hoạt
động giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non là việc làm cấp
bách cần thực hiện trong giai đoạn hiện nay ở các cơ sở mầm non ngoài công lập trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Làm sáng tỏ, bổ sung và cụ thể hóa các khái niệm về giáo dục phòng chống
tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập; xác định rõ các nội
dung quản lý, chỉ rõ các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động giáo dục phòng
chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập.
Đề xuất hệ thống 6 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng chống tai
nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập phù hợp với điều


14
kiện của thành phố Hồ Chí Minh, góp phần nâng cao chất lượng quản lý giáo dục
mầm non và chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non trên địa bàn thành phố

Hồ Chí Minh.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Về mặt lý luận: Phát triển hệ thống lý luận về hoạt động giáo dục phòng
chống tai nạn thương tích, quản lý hoạt động giáo dục phòng chống tai nạn thương
tích cho trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập làm cơ sở cho việc đề xuất các
biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở
các trường mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nhằm
quản lý hiệu quả hoạt động giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các
nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường
mầm non ngoài công lập.
Về mặt thực tiễn: Kết quả khảo sát, điều tra cung cấp những số liệu trung
thực giúp các nhà trường nhận rõ, đánh giá đúng tình hình hoạt động giáo dục
phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Những biện pháp được đề xuất trong luận án là
những gợi ý, giúp các nhà lãnh đạo, các cấp quản lý tham khảo áp dụng trong thực
tiễn đào tạo ở nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc, giáo dục
trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập.
7. Cấu trúc của luận án
Luận án được kết cấu gồm: Mở đầu; phần nội dung với 4 chương, 15 tiết; phần
kết luận; danh mục các công trình khoa học đã công bố của tác giả có liên quan tới luận
án; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.


15
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1 Những công trình nghiên cứu có liên quan đến tai nạn
thương tích ở trẻ em
Hiện nay trên thế giới, tai nạn thương tích được coi là kẻ thù giết người nguy
hiểm và chịu trách nhiệm cho hơn 900.000 ca tử vong trẻ em và thanh niên dưới 18

tuổi mỗi năm (WHO, 2008) [56]. Do đó, tai nạn thương tích ở trẻ em đã trở thành vấn
đề sức khỏe cộng đồng mang tính toàn cầu, thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều
nhà nghiên cứu, chuyên gia y tế công cộng và giáo dục.
Bước sang thập niên 1980, các tổ chức quốc tế đã nỗ lực nâng cao sức khỏe
trẻ em nói chung và phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ nói riêng thông qua nhiều
văn bản có giá trị trên phạm vi quốc tế.
Vào tháng 11/1989, Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em đã đặt
ra một tiêu chuẩn quốc tế mới cho việc tôn trọng trẻ em và quyền của trẻ em (Liên
Hợp Quốc, 1989) [41]. Công ước nhấn mạnh đến trách nhiệm của xã hội để bảo vệ
trẻ em (từ khi sinh ra cho đến 18 tuổi) và cung cấp cho trẻ em các hỗ trợ và dịch vụ
phù hợp. Công ước còn tuyên bố thêm rằng trẻ em có quyền được hưởng mức độ
cao nhất về y tế và một môi trường an toàn, không phòng tai nạn thương tích và bạo
lực. Phần lớn các quốc gia trên thế giới đã phê chuẩn Công ước, và nó đại diện một
lời tuyên bố hùng mạnh về các quan điểm tập thể về các trách nhiệm với trẻ em.
Vào tháng 9/2000, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua các Mục tiêu
Phát triển Thiên niên kỷ. Mục tiêu thứ tư là giảm 2/3 tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 5
tuổi, từ năm 1990 đến năm 2015 (United Nations, 2000) [92]. Vì số lượng lớn trẻ
em dưới một tuổi tử vong là do các bệnh truyền nhiễm và các nguyên nhân sơ sinh,
nên tai nạn thương tích chỉ chiếm khoảng 1,5-2,0% số ca tử vong ở độ tuổi này. Tuy
nhiên, đối với trẻ từ 1-4 tuổi, tai nạn thương tích là một nguyên nhân tử vong đáng
kể hơn, chiếm trên 6% trong số tất cả các ca tử vong. Các quốc gia thành viên của
Liên Hợp Quốc cam kết đến năm 2015 sẽ đạt được tất cả các Mục tiêu Phát triển
Thiên niên kỷ. Không phải tất cả các quốc gia đều đạt được mục tiêu thứ tư nếu họ
không đưa công tác phòng ngừa tai nạn thương tích vào các chương trình của mình.
Sự sinh tồn của trẻ em đã trở thành một vấn đề quan trọng trên phạm vi toàn
cầu, là một phần của sự phát triển rộng lớn hơn đối với sức khỏe và tình trạng khỏe
mạnh của trẻ em và thanh niên, được mô tả “Là vấn đề đạo đức cấp bách, khó xử nhất


16

của thiên niên kỷ mới” (WHO, 2003) [93]. Các tài liệu của Bellagio đưa ra những ước
tính mới về số lượng và các nguyên nhân tử vong ở trẻ em, bao gồm các tai nạn và
thương tích, và cho rằng 2/3 trong số gần 11 triệu ca tử vong hàng năm ở trẻ em dưới
15 tuổi có thể phòng ngừa được bằng cách thực hiện 23 biện pháp can thiệp đã được
kiểm chứng và chi phí hiệu quả (Jones, 2003) [75]. Để đạt được hiệu quả nhất, các nỗ
lực phòng ngừa tai nạn thương tích phải được lồng ghép vào các sáng kiến sức khỏe trẻ
em rộng lớn hơn.
Về các nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em, theo số liệu cập nhật của WHO
(2008) đến năm 2004, đại đa số các trường hợp thương tích ở trẻ em được xác
định là do hậu quả của việc va chạm giao thông đường bộ, đuối nước, bỏng, ngã
và ngộ độc – hay còn gọi là các thương tích không chủ ý, chiếm 60% trong tổng
số các ca tử vong do thương tích ở trẻ em. Còn một loại hình khác có tên là các
thương tích không chủ ý khác, bao gồm ngạt thở, bị nghẹt, tắc khí quản, động vật
hoặc rắn cắn, giảm thân nhiệt và chứng thân nhiệt cao; nhóm này chiếm 31% số
ca tử vong ở trẻ em [21].
Vậy điều gì làm cho trẻ em dễ bị thương tích? Trẻ em không phải là những
người lớn thu nhỏ. Khả năng thể chất và nhận thức, mức độ phụ thuộc, các hoạt
động và các hành vi nguy cơ, tất cả đều thay đổi về cơ bản khi chúng lớn lên (PrüssÜrsün và Corvalán, 2006) [86]. Khi trẻ em phát triển, tính tò mò và mong ước được
thử nghiệm của chúng không phải lúc nào cũng tương xứng với khả năng hiểu biết
và ứng phó với nguy hiểm. Ở vào khoảng 3 tháng tuổi trẻ sẽ biết lẫy và lăn, và khi
được khoảng 6 tháng tuổi, chúng biết ngồi dậy và bắt đầu biết bò khi được khoảng 9
tháng tuổi. Trẻ với lấy các vật dụng, túm lấy và cho vào miệng. Tới 18 tháng tuổi,
chúng đi lại và khám phá thế giới. Do vậy, sự phát triển và hành vi của trẻ có liên
quan chặt chẽ đến các thương tích cụ thể. Ví dụ, ngộ độc có liên quan đến hành vi
cầm lấy đồ vật và cho vào miệng của trẻ em từ 1-3 tuổi, trong khi ngã có liên quan
đến giai đoạn tập đi (Bartlett, 2002) [68].
Trẻ em không chỉ chịu ảnh hưởng bởi tai nạn thương tích xảy ra với bản thân
chúng, mà còn bị tác động do thương tích xảy ra với những người khác. Điều này
đặc biệt đúng khi bố mẹ hay những người chăm sóc chúng qua đời hoặc bị tàn tật
do tai nạn thương tích, cũng như của các thành viên khác trong gia đình, và trẻ em



17
bị ảnh hưởng bởi các chi phí và nguồn thu nhập gia đình bị mất đi do hậu quả của
tai nạn thương tích (Rahman và cộng sự, 2005 [87]; Grossman, 2000 [73]).
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa giới tính và tai nạn thương tích ở trẻ em, kết
quả cho thấy trẻ em trai có xu hướng bị thương tích thường xuyên hơn và nghiêm
trọng hơn so với trẻ em gái (Baker và cộng sự, 1992 [67]). Những khác biệt về giới
tính trong tỷ lệ thương tích xuất hiện ngay trong năm đầu tiên của cuộc đời đối với
hầu các loại hình thương tích (Rivara và cộng sự, 1982 [88]). Số liệu từ các quốc gia
đang phát triển chỉ ra rằng, từ khi được sinh ra, nam giới có tỷ lệ thương tích cao hơn
so với nữ giới, đối với tất cả các loại hình thương tích (Spady và cộng sự, 2004) [89].
Ở Việt Nam, trong quá trình đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, cùng với những thành tựu về kinh tế, chính trị và xã hội, công tác bảo vệ chăm
sóc giáo dục trẻ em cũng đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Bằng chứng
thể hiện là nguồn lực cho trẻ em được Nhà nước đầu tư nhiều hơn, pháp luật và các chủ
trương chính sách về bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em ngày càng được hoàn thiện, trẻ
em ngày càng được bảo vệ và chăm sóc tốt hơn. Tuy nhiên, Việt Nam đang trong quá
trình chuyển đổi nền kinh tế, do đó, cũng giống như các nước khác trong khu vực, tình
hình tai nạn thương tích nói chung và tai nạn thương tích trẻ em nói riêng đang diễn ra
hết sức phức tạp và ngày càng gia tăng (Đỗ Thanh Thái, 2014) [49]. Thực tế đã có
nhiều công trình nghiên cứu bàn về các đặc điểm cũng như tình hình tai nạn thương
tích trẻ em ở Việt Nam, từ đó đưa ra cái nhìn đúng đắn rằng tai nạn thương tích trẻ em
là một vấn đề y tế công cộng quan trọng, đòi hỏi toàn xã hội phải xây dựng và triển
khai các chiến lược để giảm gánh nặng của vấn đề này.
Bàn về yếu tố tuổi và giới tính liên quan đến tai nạn thương tích trẻ em, các
điều tra ở Việt Nam đều chỉ ra rằng nhóm bé trai có nguy cơ tai nạn thương tích
không gây tử vong cao hơn so với bé gái, với tỷ lệ trong nhóm bé trai cao gấp 2-3
lần nhóm bé gái ở nhiều khu vực trong cả nước (Nguyễn Trọng Hà và cộng sự, 2009
[44]). Điều này cũng tương tự các phát hiện trong “Báo cáo tử vong do tai nạn

thương tích” của Bộ Y tế (Bộ Y tế, 2008) [21]. Báo cáo này cho thấy nhóm nam từ
0-19 tuổi bị tử vong do tai nạn thương tích nhiều gấp 2 lần so với nhóm nữ cùng lứa
tuổi. Nguy cơ tai nạn thương tích cao ở bé trai so với bé gái cũng được nhận thấy ở
nhiều nước khác và được cho rằng có liên quan đến tính hiếu động hơn, xu hướng
thực hiện hành vi có nguy cơ của bé trai cao hơn so với bé gái, và một thực tế nữa là


18
cha mẹ và cộng đồng thường ít hạn chế bé trai hơn bé gái đối với các hoạt động
trong nhà và ngoài cộng đồng (Paden, 2008) [84].
Bàn về mối quan hệ giữa tình trạng kinh tế - xã hội với tai nạn thương tích
trẻ em, Nguyễn Xuân Thành và các cộng sự (2005) đã tiến hành theo dõi một nhóm
gồm 24.874 người thuộc 5.801 hộ gia đình (được phân loại ở các mức thu nhập cao,
thu nhập trung bình và và thu nhập thấp theo dữ liệu của chính quyền địa phương
năm 1999) trong năm 2000 để xác định và đánh giá về các tai nạn thương tích
không chủ ý. Kết quả cho thấy nghèo đói là một yếu tố nguy cơ đối với thương tích
không chủ ý nói chung. Khi xem xét các loại thương tích khác nhau, các tác giả
nhận định nghèo đói là một nguy cơ trong môi trường gia đình, công việc nhưng lại
không ảnh hưởng tới thương tích ở trường học. Kết quả cho thấy các xã thuộc vùng
núi có nguy cơ thương tích cao hơn đối với gia đình và công việc. Nhìn chung,
nghèo đói có liên quan với bệnh tật, thương tích [90].
Từ các nghiên cứu về tai nạn thương tích trẻ em, có thể rút ra
một số nhận xét:
Thứ nhất, tai nạn thương tích đã sớm được công nhận là kẻ thù giết người nguy
hiểm đối với trẻ em, là vấn đề sức khỏe cộng đồng mang tính toàn cầu, thu hút sự quan
tâm của nhiều nhà nghiên cứu cũng như các tổ chức quốc tế. Nỗ lực chung của các
công trình là mang đến một sự nhận thức đúng đắn, rằng trẻ em là đối tượng dễ bị ảnh
hưởng bởi tai nạn thương tích, đặc biệt các tai nạn thương tích ảnh hưởng trực tiếp tới
sự sống còn của trẻ. Do đó, ở tất cả các quốc gia, trẻ em có quyền được hưởng mức độ
cao nhất về y tế và một môi trường an toàn, không tai nạn thương tích và bạo lực.

Thứ hai, các công trình nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra được một bức
tranh đầy đủ và hệ thống về vấn đề tai nạn thương tích trẻ em, trong đó xác định
nguyên nhân gây tai nạn thương tích ở trẻ em gồm hai loại hình chủ yếu là các
thương tích không chủ ý, như thương tích tai nạn giao thông, đuối nước, bỏng, ngã,
ngộ độc; và các thương tích không chủ ý khác, như ngạt thở, bị nghẹt, tắc khí quản,
động vật hoặc rắn cắn, giảm thân nhiệt và chứng thân nhiệt cao. Các nghiên cứu
cũng nhấn mạnh các yếu tố quan trọng liên quan đến khả năng xảy ra tai nạn thương
tích bao gồm tuổi, giới tính, môi trường nguy hiểm, tình trạng kinh tế - xã hội, yếu
tố thường có mối liên hệ với nhận thức hạn chế về nguy cơ và giám sát đối với trẻ,
tình trạng được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, điển hình là dịch vụ cấp
cứu và chăm sóc trước viện…


19
Thứ ba, ở Việt Nam, cùng với quá trình đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, tình hình tai nạn thương tích trẻ em diễn biến ngày càng phức tạp và có xu
hướng gia tăng, như là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tử vong và tàn
tật ở trẻ. Đồng nhất quan điểm với các nhà nghiên cứu và các tổ chức quốc tế, trên cơ
sở phân tích các đặc điểm liên quan đến tai nạn thương tích cũng như tình hình tai nạn
thương tích trẻ em ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu trong nước xác định nguyên
nhân tai nạn thương tích gây tử vong hàng đầu ở trẻ em nước ta là đuối nước, tai nạn
giao thông, ngộ độc, ngã, bỏng và động vật cắn, từ đó khẳng định tai nạn thương tích
trẻ em là một vấn đề y tế công cộng quan trọng, đòi hỏi sự quan tâm của toàn xã hội.
1.2. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến phòng chống tai nạn
thương tích và giáo dục phòng chống tai nạn thương tích trẻ em
Tai nạn thương tích có thể phòng chống hoặc kiểm soát được. Ann M.
Veneman, Giám đốc điều hành UNICEF đã nhấn mạnh: “Chúng ta có một nhiệm vụ
bảo vệ trẻ em trước các thương tích và bạo lực. Trẻ em sống trong một thế giới do
người lớn sắp đặt, nhưng chúng có các nhu cầu đặc biệt và dễ bị tổn thương hơn
người lớn trước các nhân tố nào đó trong môi trường của chúng mà có thể đặt chúng

vào nguy cơ bổ sung của thương tích” (WHO, 2008) [57]. Do đó, vấn đề phòng
chống và giáo dục phòng chống tai nạn thương tích rất quan trọng và nhiều nhà
nghiên cứu đã bàn luận khá sâu về vấn đề này ở tầm vĩ mô (quốc gia, đa ngành)
cũng như ở phương diện giáo dục cụ thể.
Theo WHO (2008), để phòng chống tai nạn thương tích trẻ em thì cần có
chiến lược dự phòng, có thể thực hiện ở nhiều bước khác nhau và thường dựa vào
các yếu tố nguy cơ tiếp xúc trước, trong và sau khi gây tai nạn thương tích trẻ em,
có thể chia thành 3 cấp độ phòng chống gồm: dự phòng cấp 1 là loại bỏ các yếu tố
nguy cơ hoặc không tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ; Dự phòng cấp 2 là khi xảy ra
tai nạn thương tích giảm mức độ nghiêm trọng của thương tích; Dự phòng cấp 3 là
sau khi tai nạn thương tích xảy ra giảm thiểu hậu quả tàn tật, tử vong nhờ sơ cấp
cứu, điều trị tích cực chấn thương và các biện pháp phục hồi chức năng. Cả 3 cấp độ
dự phòng đều phải được tiếp cận và phối hợp mật thiết để giảm thiểu tối đa nguy cơ
gây tai nạn thương tích cho trẻ cũng như những trường hợp tử vong [57].
Nhiều nước trên thế giới đã đồng nhất quan điểm về tính hữu ích của mô
hình dự phòng trong phòng chống tai nạn thương tích trẻ em. Theo Barss và cộng sự
(1998), một chương trình can thiệp phòng chống tai nạn thương tích hiệu quả cần


20
tuân theo các bước: (1) Xác định vấn đề tai nạn thương tích hàng đầu; (2) Phân tích
hoàn cảnh xảy ra tai nạn thương tích; (3) Xác định ưu tiên tai nạn thương tích cần
can thiệp; (4) Xác định biện pháp phòng chống tai nạn thương tích và kế hoạch can
thiệp; (5) Can thiệp; (6) Đánh giá sau can thiệp [69]. Còn Holder và cộng sự (2001)
cho rằng phương pháp y tế công cộng là một cách tiếp cận toàn diện tập trung vào
cả yếu tố cá nhân và môi trường, cũng như kêu gọi được sự tham gia của nhiều bên
liên quan quan tâm đến phòng chống tai nạn thương tích, bao gồm các bước: (1)
Đánh giá quy mô và các yếu tố nguy cơ của vấn đề sức khỏe từ những nguồn số liệu
sẵn có; (2) Xây dựng các can thiệp phù hợp dựa trên việc phân tích những thông tin
về yếu tố nguy cơ sẵn có; (3) Đánh giá các can thiệp để cho thấy hiệu quả trong việc

giảm gánh nặng của vấn đề sức khỏe [74].
Với bản chất tự nhiên của các loại hình thương tích liên quan, việc phòng
chống tai nạn thương tích trẻ em phải là trách nhiệm được chia sẻ giữa các chính
phủ, các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan giáo dục, các tổ chức quốc tế và các
ngành kinh doanh. Ngoài ra, một cách tiếp cận đa ngành là thật sự cần thiết. Các
ngành giao thông, pháp luật, giáo dục và môi trường cùng đóng vai trò lớn trong
việc phòng chống tai nạn thương tích trẻ em. Trong đó, việc giáo dục phòng chống
tai nạn thương tích tại các trường học là trách nhiệm được giao cho ngành giáo dục,
các cơ sở đào tạo và cán bộ trong hệ thống giáo dục.
Đối với trẻ em, khi bước vào giai đoạn đi học tức là trẻ đã có sự thay đổi môi
trường sống, bắt đầu rời khỏi môi trường gia đình để dành nhiều thời gian hơn với bạn bè
trang lứa và các sinh hoạt tại trường học và cộng đồng. Trong thời kỳ này, trẻ có thể học
hỏi để tự khẳng định bản thân, xây dựng được niềm tin vào bản thân, tự đánh giá bản
thân và có định hướng về những hành vi tốt và không tốt. Giai đoạn này có ảnh hưởng
rất lớn đến sự phát triển về tinh thần, trí tuệ và xã hội sau này của trẻ (Csikszentmihalyi
và Schneider, 2000) [71]. Do đó, việc giáo dục hoạt động phòng chống tai nạn thương
tích cho trẻ ở trường mầm non không chỉ có tác dụng giảm tỷ lệ tai nạn thương tích hiện
tại mà còn có tác dụng thay đổi hành vi an toàn cho thế hệ tương lai.
Nhóm trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ tử vong vì lửa nhiều gấp 2,5 lần so với
các nhóm trẻ khác. Nghiên cứu của McConnell, Leeming và Dwyer (1996) đánh giá
thực nghiệm về một chương trình chữa cháy an toàn dành cho trẻ mẫu giáo, liên
quan đến 10 cơ sở chăm sóc trẻ và 443 trẻ thuộc các độ tuổi từ 3, 4 và 5 tuổi. Các
trẻ tại 6 trung tâm được tham gia một chương trình đào tạo chữa cháy an toàn 18


21
tuần có tên là Kid Safe (An toàn trẻ nhỏ). Các trẻ tại bốn trung tâm còn lại được chỉ
định vào nhóm so sánh. Tất cả trẻ được kiểm tra trước bằng một thước đo toàn diện
về kiến thức chữa cháy an toàn trước khi bắt đầu tham gia công trình nghiên cứu. Ở
mỗi lứa tuổi, trẻ em ở nhóm đào tạo cho thấy lợi ích kiến thức lớn hơn đáng kể so

với trẻ thuộc nhóm so sánh. Điều thú vị là, nhóm trẻ 3 tuổi cho thấy sự thay đổi lớn
nhất trong các nhóm tuổi. Những phát hiện này cho thấy sự hỗ trợ đào tạo, giáo dục
về an toàn chữa cháy cho trẻ mầm non là một chiến lược quan trọng nhằm phòng
ngừa tai nạn thương tích cho trẻ ở độ tuổi này [81].
Theo Maureen và Sandy (2016), các tai nạn thương tích không chủ ý gây ra
một mối đe dọa đáng kể đối với sức khỏe của trẻ. Mặc dù thay đổi môi trường, tăng
cường giám sát của cha mẹ và pháp luật là những biện pháp quan trọng để ngăn
ngừa thương tích trẻ em, giáo dục trẻ em về an toàn được coi là một thành phần
chính và thiết yếu để phòng chống hiệu quả. Trong nghiên cứu thử nghiệm này, 301
trẻ mẫu giáo đã tham gia một chương trình đào tạo kỹ năng và hành vi để phòng
chống tai nạn thương tích. Những trẻ tham gia được kiểm tra trước và sau khi biết
về các quy tắc an toàn chung liên quan đến việc đi xe, băng qua đường, bị lạc hoặc
ở một mình, chơi với súng và lửa. Kết quả cho thấy trước khi tham gia thử nghiệm,
trẻ thiếu những hiểu biết liên quan đến an toàn, sau khi đào tạo đã có sự gia tăng
đáng kể kiến thức về quy tắc an toàn. Kết quả củng cố vai trò của giáo dục trẻ mẫu
giáo trong nhiều lĩnh vực an toàn như là một chiến lược quan trọng để phòng chống
các tai nạn thương tích không chủ ý [80].
Các hoạt động giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em ở trường
mầm non là một giải pháp được xem là khả thi và hiệu quả nhằm giảm thiểu tai nạn
thương tích ở trẻ. Trẻ em học cách cư xử qua cả sự chỉ dẫn và quan sát từ cha mẹ, giáo
viên, người thân, bạn bè… và những người đóng vai trò làm hình mẫu cho cách ứng xử
của chúng và qua quan sát. Hành vi của trẻ sẽ được củng cố và điều chỉnh bởi những
hậu quả do những hành động của chúng mang lại và sự đáp ứng của người khác đối với
hành vi của chúng. Trẻ nhỏ học cách ứng xử qua quan sát và tương tác với xã hội hơn
là chỉ từ những lời chỉ dẫn. Do vậy, Budara (1977) cho rằng trẻ nhỏ cần được dạy dỗ
các kỹ năng thông qua quá trình hướng dẫn, tập luyện (lặp lại nhiều lần) và phản hồi
hơn là chỉ nói lý thuyết [70].
Tổ chức WTO Châu Mỹ - Pan American Health Organization (2001) cho rằng
người cung cấp cho trẻ em những kỹ năng sống cần thiết vừa phải có chuyên môn vừa



22
phải có trách nhiệm. Kinh nghiệm cho thấy những người giảng dạy các kỹ năng sống
có hiệu quả thường là các nhà hoạt động xã hội, giáo viên và các nhà tâm lý học. Họ có
vai trò rất quan trọng trong việc quyết định sự thành công của chương trình [85].
Ở Việt Nam, việc phòng chống và giáo dục phòng chống tai nạn thương tích
trẻ em trong nhiều thập kỷ qua đã đạt được nhiều thành công. Nhờ các chiến dịch
truyền thông, tai nạn thương tích đã được đưa vào chương trình hành động của
nhiều Bộ, ban, ngành. Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản tạo cơ sở quan trọng để
đưa ra những thay đổi pháp lý hỗ trợ cho những nỗ lực phòng chống ở Việt Nam,
điển hình như Chính sách Quốc gia Phòng chống tai nạn thương tích năm 2001; Kế
hoạch phòng, phòng chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2009-2010; Chương
trình phòng chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2013-201; Chương trình
phòng chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2016-2020; Tăng cường công tác
phòng chống tai nạn thương tích tại cộng đồng giai đoạn 2011-2015…
Ngày 4/5/2012, Lễ công bố kết quả khảo sát quốc gia tai nạn thương tích tại
Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội đã nêu rõ: tai nạn thương tích là một vấn đề sức
khỏe cộng đồng tại Việt Nam với tỷ lệ tử vong và thương tích cao so với các bệnh lây
nhiễm và không lây, trong đó, tai nạn giao thông đường bộ và đuối nước là những
nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho cộng đồng. Trong đó, 5 nguyên nhân tai nạn
thương tích gây tử vong hàng đầu ở nhóm trẻ em/vị thành niên từ 0 -19 tuổi là: tai nạn
giao thông, ngã, động vật tấn công, vật sắc và bỏng (Đăng Doanh, 2012) [28]. Chính vì
vậy, việc phòng chống và giáo dục phòng chống tai nạn thương tích là một vấn đề hết
sức cấp bách hiện nay, đòi hỏi toàn xã hội phải hành động thiết thực để ngăn chặn
những nguy cơ tai nạn thương tích de dọa đến tính mạng và sức khỏe của trẻ em.
Theo Nguyễn Thúy Quỳnh, Lê Vũ Anh và Nguyễn Đức Quang (2010), tai nạn
thương tích trẻ em có thể xảy ra đối với tất cả các lứa tuổi và là vấn đề y tế công cộng
được quan tâm hiện nay. Tại các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng,
so với các nguyên nhân tử vong do bệnh truyền nhiễm và không truyền nhiễm, tai nạn
thương tích trẻ em đang trở thành nguyên nhân tử vong hàng đầu đối với trẻ. Tai nạn

thương tích trẻ em hoàn toàn có thể phòng tránh được thông qua các biện pháp khác
nhau, trong đó nâng cao kiến thức, kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích và tạo
dựng môi trường học tập, vui chơi an toàn là không thể thiếu. Để thực hiện các biện
pháp đó, hướng tiếp cận dựa vào nhà trường được xem là khả thi và hiệu quả [47].


×