Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 126 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐINH THỊ THU HUYỀN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TAI NẠN
THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON
HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐINH THỊ THU HUYỀN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TAI NẠN
THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON
HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ TÌNH



THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả nêu trong luận văn này chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2016
Tác giả luận văn

ĐINH THỊ THU HUYỀN

i


LỜI CẢM ƠN
Để có được kết quả như ngày hôm nay, em xin trân trọng cảm ơn PGS.TS.
Nguyễn Thị Tình đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên em trong quá trình em
làm đề tài. Những kiến thức và kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học được Cô dạy
bảo là nền tảng, động lực để em tiếp tục trên con đường nghiên cứu khoa học.
Em xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, cô giáo Trường ĐHSP Thái Nguyên
đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu tại
ĐHSP Thái Nguyên.
Tác giả xin chân thành cảm ơn BGH Trường mầm non Thị trấn Ninh Giang
Huyện Ninh Giang, Tỉnh Hải Dương nơi tác giả công tác đã động viên, giúp đỡ, tạo
điều kiện về vật chất và tinh thần trong 2 năm qua để tác giả hoàn thành quá trình học

tập. Tác giả xin chân thành cảm ơn Phòng GD&ĐT Huyện Ninh Giang, các trường
mầm non trên địa bàn huyện, đồng nghiệp, bạn bè, gia đình đã cộng tác, chia sẻ, giúp
đỡ để tác giả hoàn thành luận văn này.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2016
Tác giả luận văn

ĐINH THỊ THU HUYỀN

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .................................................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................................. v
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1. Tính cấ p thiết của vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 4
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 5
4. Giả thuyết khoa học .................................................................................................. 5
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 5
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 5
7. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 6
8. Đóng góp mới của luận văn ...................................................................................... 7
9. Cấu trúc của luận văn................................................................................................ 8
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG
CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON ....... 9
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 9

1.1.1. Một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài .................................................. 9
1.1.2. Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam ..................................................... 9
1.2. Hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non ........................... 11
1.2.1. Khái niệm ..................................................................................................... 11
1.2.2. Ý nghĩa của hoạt động phòng chống tai nạn thương tích với sự phát
triển toàn diện của trẻ mầm non ................................................................................. 15
1.2.3. Nhiệm vụ phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non ..................... 17
1.2.4. Nội dung phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non ...................... 18
1.3. Quản lý các hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non ........ 30
1.3.1. Quản lý ......................................................................................................... 30
1.3.2. Quản lý GD................................................................................................... 31

iii


1.3.3. Quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường
mầm non ..................................................................................................................... 32
1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động phòng chống tai nạn
thương tích cho trẻ ở các trường mầm non huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương ........... 40
1.4.1. Các yếu tố khách quan.................................................................................. 40
1.4.2. Các yếu tố chủ quan ..................................................................................... 40
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................................. 42
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG
TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON
HUYỆN NINH GIANG - TỈNH HẢI DƯƠNG...................................................... 43
2.1. Khái quát về địa bàn và khách thể nghiên cứu .................................................... 43
2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Ninh Giang Tỉnh Hải Dương .......................................................................................................... 43
2.1.2. Một số kết quả đạt được của ngành giáo dục mầm non huyện Ninh
Giang - Tỉnh Hải Dương ............................................................................................. 44
2.2. Thực trạng hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường

mầm non Huyện Ninh Giang - Tỉnh Hải Dương ........................................................ 47
2.2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về tầm
quan trọng của hoạt động PCTNTT cho trẻ ở trường mầm non Huyện Ninh
Giang - Tỉnh Hải Dương ............................................................................................. 47
2.2.2. Thực trạng hoạt động PCTNTT cho trẻ ở các trường mầm non Huyện
Ninh Giang, Tỉnh Hải Dương ..................................................................................... 49
2.2.3. Thực trạng hình thành các kỹ năng, thói quen PCTNTT cho trẻ ở các
trường mầm non Huyện Ninh Giang, Tỉnh Hải Dương .............................................. 51
2.2.4. Thực trạng tổ chức các hoạt động hàng ngày đảm bảo bảo an toàn
PCTNTT cho trẻ ở trường mầm non .......................................................................... 53
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ cho
trẻ ở trường mầm non Huyện Ninh Giang - Tỉnh Hải Dương .................................... 63
2.3.1. Thực trạng việc lập kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ...... 63
2.3.2. Thực trạng tổ chức các hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ...... 64

iv


2.3.3. Thực trạng công tác chỉ đạo các hoạt động phòng chống tai nạn thương
tích cho trẻ .................................................................................................................. 65
2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động phòng chống tai nạn
thương tích cho trẻ ...................................................................................................... 66
2.3.5. Thực trạng quản lý các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục
vụ cho hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ........................................ 68
2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phòng chống tai
nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non ................................................................ 71
2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động phòng chống tai nạn
thương tích cho trẻ ở các trường Mầm non Huyện Ninh Giang, Tỉnh Hải Dương .... 73
2.5.1. Ưu điểm ........................................................................................................ 73
2.5.2. Hạn chế ......................................................................................................... 74

2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế ............................................................................. 75
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................................. 76
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TAI
NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN
NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG ...................................................................... 77
3.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp .................................................................... 77
3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu ................................................................................. 77
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn ................................................................................. 77
3.1.3. Đảm bảo tính hiệu quả.................................................................................. 77
3.1.4. Đảm bảo tính khả thi .................................................................................... 77
3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho
trẻ ở các trường mầm non ........................................................................................... 78
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho GV, NV về vấn đề đảm bảo an toàn phòng
chống tai nạn thương tích cho trẻ ............................................................................... 78
3.2.2. Tuyên truyền phổ biến kiến thức về phòng chống tai nạn thương tích
cho trẻ tới các bậc phụ huynh ..................................................................................... 79
3.2.3. Bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích cho
CBQL, GV, NV .......................................................................................................... 82

v


3.2.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đảm bảo an toàn phòng chống
tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non ........................................................... 84
3.2.5. Xây dựng môi trường đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương
tích cho trẻ .................................................................................................................. 86
3.2.6. Trang bị bổ sung cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu về đảm bảo an
toàn công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ .............................................. 89
3.2.7. Tăng cường sự phối kết hợp giữa Gia đình - Nhà trường và Xã hội
trong hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non ........... 92

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động PCTNTT cho trẻ ở
trường mầm non .......................................................................................................... 97
3.4. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt
động PCTNTT cho trẻ mầm non ................................................................................ 98
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ........................................................................................... 100
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ......................................................................... 101
1. Kết luận ................................................................................................................. 101
1.1. Về lý luận ...................................................................................................... 101
1.2. Về thực tiễn ................................................................................................... 101
1.3. Về biện pháp đề xuất ..................................................................................... 102
2. Khuyến nghị .......................................................................................................... 103
2.1. Đối với Đảng, Nhà nước ............................................................................... 103
2.2. Đối với Bộ GD và các ban ngành .................................................................. 103
2.3. Đối với Phòng giáo dục và Đào tạo............................................................... 103
2.4. Đối với các trường mầm non ......................................................................... 103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 105
PHẦN PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Stt

Ký hiệu, viết tắt

Viết đầy đủ

1


CBQL

Cán bộ quản lý

2

CSGD

Chăm sóc giáo dục

3

CSVC

Cơ sở vật chất

4

GD

Giáo dục

5

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

6


GDMN

Giáo dục mầm non

7

GV

Giáo viên

8

NV

Nhân viên

9

PCTNTT

Phòng chống tai nạn thương tích

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Bảng quy định chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở trường mầm non ..... 29
Bảng 2.1: Theo cô hoạt động PCTNTT cho trẻ ở trường mầm non được đánh
giá như thế nào? ...................................................................................... 48
Bảng 2.2: GD kỹ năng và thói quen PCTNTT cho trẻ cần chú trọng ở những

thời điểm nào? ......................................................................................... 51
Bảng 2.3: Cô đã thực hiện việc hình thành kỹ năng, và thói quen PCTNTT cho
trẻ ở mức nào? ......................................................................................... 52
Bảng 2.4: Thực trạng việc tổ chức bữa ăn đảm bảo an toàn cho trẻ........................... 53
Bảng 2.5: Thực trạng tổ chức thực hiện những yêu cầu về đảm bảo an toàn
PCTNTT trong khi tổ chức cho trẻ ăn .................................................... 54
Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL, GV về việc tổ chức giấc ngủ đảm bảo an toàn
PCTNTT cho trẻ ...................................................................................... 55
Bảng 2.7. Đánh giá của CBQL, GV về việc tổ chức hoạt động học đảm bảo an
toàn PCTNTT cho trẻ .............................................................................. 57
Bảng 2.8: Thực trạng sử dụng các hình thức tổ chức HĐVC cho trẻ ......................... 59
Bảng 2.9: Thực trạng đáp ứng nhu cầu khi tổ chức cho trẻ chơi TC vận động .......... 60
Bảng 2.10: Thực trạng đảm bảo chế độ sinh hoạt hợp lý ........................................... 61
Bảng 2.11: Thực trạng những nội dung trong chế độ sinh hoạt hàng ngày ảnh
hưởng nhiều đến công tác đảm bảo an toàn PCTNTT cho trẻ ............... 62
Bảng 2.12: Kết quả công tác xây dựng kế hoạch PCTNTT cho trẻ ........................... 63
Bảng 2.13: Kết quả công tác tổ chức hoạt động PCTNTT cho trẻ ............................. 64
Bảng 2.14: Kết quả công tác chỉ đạo hoạt động PCTNTT cho trẻ ............................. 66
Bảng 2.15: Kết quả công tác kiểm tra, đánh giá GV, NV trong hoạt động
PCTNTT cho trẻ ở trường mầm non Huyện Ninh Giang ....................... 67
Bảng 2.16: Kết quả quản lý về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt
động PCTNTT cho trẻ ............................................................................. 68
Bảng 2.17. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động PCTNTT
cho trẻ ở các trường mầm non................................................................. 71
Bảng 3.1. Đánh giá của các nhà khoa học, CBQL, GV, NV về mức độ cần thiết
và khả thi của các biện pháp ................................................................... 98

v



MỞ ĐẦU
1. Tính cấ p thiết của vấn đề nghiên cứu
Giáo dục đào tạo (GDĐT) là cốt lõi, là trọng tâm của chiến lược trồng người.
Phát triển GD là nền tảng để tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, là động lực của
sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Bởi vậy Đảng ta đã khẳng định "Giáo dục
là quốc sách hàng đầu", trong đó giáo dục mầm non (GDMN) là một bộ phận cấu
thành của hệ thống Giáo dục (GD) quốc dân, có vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp
phát triển nguồn nhân lực của đất nước. GDMN thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc,
GD trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi (Điều 21 luật GD 2005) [20]. Mục tiêu của GDMN
là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ. Những yếu tố đầu tiên
của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1; Hình thành và phát triển ở trẻ những chức
năng tâm sinh lý, những kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi, đặt nền tảng cho việc học
ở các cấp học tiếp theo.
GDMN là giai đoạn khởi đầu đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển
nhân cách trẻ em, thời kỳ mầm non còn được gọi là thời kỳ vàng của cuộc đời. Với
đặc điểm phát triển đặc biệt của trẻ mầm non, với vai trò quan trọng của việc GD trẻ
nên GD mầm non có những nhiệm vụ đặc biệt mà không một bậc học nào có được,
đó là đồng thời thực hiện nhiệm vụ: Nuôi dưỡng, chăm sóc và GD. Trong các nhiệm
vụ trên thì nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc nói chung trong đó việc đảm bảo an toàn
phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở lứa tuổi mầm non có vị trí vô cùng quan
trọng và được coi là nhiệm vụ hàng đầu, vì sự an toàn của trẻ có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng nó là yếu tố then chốt mà nhà trường, gia đình và xã hội cùng chung tay
phối hợp thực hiện để trên cơ sở đó đảm bảo cho trẻ có được thể chất khoẻ mạnh, tinh
thần thoải mái khi tham gia vào các hoạt động ở trường cũng như ở gia đình. Đây
cũng là nền tảng để trẻ phát triển toàn diện ở những giai đoạn sau này.
Thực tế trong những năm gần đây cho thấy, ở trong trường mầm non việc đảm
bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ chưa được quan tâm đúng mức.
Đã có không ít những tai nạn thương tích hết sức thương tâm xảy ra đã cướp đi sinh
mạng của những đứa trẻ và để lại những hậu quả nặng nề cho gia đình, nhà trường và
xã hội. Điển hình như: 10h trưa ngày 25-02-2010, bé Trương Tường Vy (14 tháng

tuổi), Trường Mầm non Tư thục Tuổi Ngọc - thị trấn Dĩ An, huyện Dĩ An, Bình
Dương, đi vệ sinh cùng một bạn nữ. Sau khi trẻ ăn xong, vài phút sau, cô vào kiểm
tra thì thấy vòi nước đang chảy và phát hiện một cháu bé gục mặt vào xô nhựa chứa

1


nước. Sau khi phát hiện ra cháu, nhà trường đã đưa đi cấp cứu tại Trung tâm Y tế
huyện Dĩ An. Tuy nhiên, các bác sĩ chẩn đoán, cháu Vy đã tử vong trước lúc nhập
viện. Trước đó, ngày 03-11-2009, một cháu bé 4 tuổi đã chết tại nhà vệ sinh của
Trường Mầm non Nam Ngạn, TP Thanh Hóa vì bị ngã gục mặt vào chậu nước.
- Tại Trường Mầm non Bán công Minh Hà thuộc Hà Nội, bé Nguyễn Văn
Nam 4 tuổi đã chết đuối tại ao hồ bên rìa tường sát trường mầm non. Khi cô giáo
điểm danh thấy thiếu cháu, các cô chạy đi tìm và thấy dép của cháu nổi lên trên mặt
ao sát rìa tường Tháng 6/2013, một bé trai 4 tuổi tử vong khi ngã từ tầng 11 tòa nhà
khu đô thị bán đảo Linh Đàm (Hà Nội). Ngày 23/06/2011, bé Minh (Lê Chân, Hải
Phòng) đang ngủ tại nơi trông trẻ thì bị chiếc TV 29 inch từ trên kệ gỗ rơi trúng đầu.
Em bị chấn thương sọ não, rồi tử vong. Ngày 29.10.2014, trong khi chơi với bạn,
cháu Vũ Công Minh 6 tuổi (ở Nam Định) bị đập đầu vào đầu bạn khiến thái dương
phải lún móp gây chấn thương sọ não. Bé Phạm Ánh Nhật quê ở Đăklăc (6 tuổi) nhập
viện trong tình trạng hoảng loạn, lưỡi cháy đen và co rút biến dạng sau khi
nghịch phích cắm từ máy phát điện năng lượng mặt trời…..
- Bé Quang Vinh học tại Nhà trẻ tư thục Hoa Lan quận Tân Phú (TPHCM) mới
4 tuổi, không chịu ăn, bị cô giáo Trần Thị Xuân Nữ nhốt vào thang máy vận chuyển
thức ăn rồi bấm nút cho thang chuyển động để hù dọa bé. Khi thang nâng mở cửa, khắp
người cháu đã bết máu, mình đầy thương tích. Cháu được cô đưa đến bệnh viện cấp
cứu, tại bệnh viện bác sĩ cho biết cháu bị chấn thương đầu, sưng bầm tím thái dương
trái, xuất huyết vùng cổ mặt, hai mắt bị xuất huyết kết mạc, nề mi, trên đầu có vết
thương gây lóc da thái dương trái 15cm, lộ sọ, tỉ lệ thương tật 38% vĩnh viễn.
- Bé Trân bị phù não do bị cô giáo dùng băng keo dán miệng dẫn đến bị ngưng

tim, ngưng thở, được đưa đến bệnh viện Nhi Đồng 1. Bác sĩ đã nhiệt tình cứu chữa,
nhưng do sức khỏe bé quá yếu nên dẫn đến tử vong.
- Bé Ngân 3 tuổi được gửi ở nhà cô bảo mẫu Trần Thị Phụng ở xã Thuận Giao,
tỉnh Bình Dương, bị bạo hành khi tắm. Cô Phụng đã có những hành vi bạo lực liên
tục tát nước vào mặt, lấy chân đạp lên người bé Ngân.
- Gần đây nhất, tại nhóm trẻ gia đình Phương Anh, quận Thủ Đức, người dân
cũng phát hiện 2 bảo mẫu đã bóp cổ trẻ, gí đầu xuống đất, lấy khăn bịt mũi, tát liên
tiếp vào mặt các bé rất dã man. Em bé 14 tháng tuổi bị chết vì sặc cháo ở một nhóm
trẻ gia đình thuộc tổ 12 - phường Hòa Cương Bắc. Trong khi ăn cháo, bé bị sặc dẫn
đến tím tái, khó thở. Mặc dù các cô đưa đến bệnh viện cấp cứu nhưng cháu Lộc vẫn
bị tử vong.

2


- Ngày 27-8, cháu Trần Nhật Hương (12 tháng tuổi), Trường Mầm non Thiên
Thần Nhỏ (Số 9, BT6, KĐT Việt Hưng) đã tử vong, nguyên nhân ban đầu được các
bác sĩ cho rằng cháu bị sặc cháo. Cháu mới được gửi ở trường vào ngày 26-8, tính
đến thời điểm cháu mất chưa đầy 2 ngày.
- Bé P.T.A (20 tháng tuổi), ngụ tại Bến Tre. Sau 30 ngày khó thở kéo dài, sổ
mũi và ho liên tục, bác sĩ chẩn đoán bị viêm phổi, nhưng tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, kết
quả XQ cho thấy cả 2 lá phổi của bé đều bị viêm, phổi trái xẹp một phần, nguyên nhân
do bé ngậm và nuốt bóng đèn trang trí vào họng. Tháng 9-2008, cháu Nguyễn Anh Đạt,
3 tuổi, học tại Trường Mầm non Tư thục Thiện Ý, TP Đà Lạt đã tử vong do kẹt trong
thang máy vận chuyển thức ăn. Khi bé Đạt khóc, cô bảo mẫu để bé ngồi xuống ghế gần
cầu thang máy vận chuyển thức ăn để tìm khăn lau cho bé. Trong lúc cô đi lấy khăn, bé
bò vào thang máy đã mở sẵn và thang máy tự động đi lên. Bé được đưa đến Bệnh viện
Đa khoa Lâm Đồng trong tình trạng tím tái, có vết kẹp ngang bụng và vết thương ở
phần chân, cháu đã tử vong sau đó vài ngày. Ngoài trường hợp hóc, nuốt phải dị vật,
trẻ thường bị tai nạn khi sử dụng các loại xe đồ chơi, hoặc trẻ chơi các đồ chơi có

nguồn gốc không rõ ràng, vật liệu sản xuất đồ chơi chứa nhiều chất độc hại có thể gây
ung thư, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe trẻ em. Một tai nạn điển hình: Một cháu bé 2
tuổi ở trường mầm non tại thành phố Hà Nội vừa chết do nuốt phải đồ chơi (trứng
nhựa). Tai nạn thương tích ở trẻ em đã để lại hậu quả vô cùng to lớn cho không chỉ gia
đình, nhà trường mà còn trở thành một gánh nặng đối với xã hội.
Nhận thức được tầm quan trọng trong hoạt động phòng chống tai nạn thương
tích cho trẻ ở lứa tuổi mầm non, trong những năm qua tại Huyện Ninh Giang - Tỉnh
Hải Dương được sự quan tâm của các cấp các ngành đặc biệt là ngành GD thì hoạt
động phòng chống tai nạn thương tích nói riêng và công tác GD toàn diện cho trẻ ở
các trường mầm nói chung đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ như:
Qui mô trường, lớp mầm non đáp ứng nhu cầu của phụ huynh và phù hợp
Điều lệ trường mầm non. Huyện Ninh Giang có 28 trường mầm non; Tổng số nhóm
lớp trong toàn huyện: 319 nhóm, lớp. Chia ra: Nhà trẻ có 100 nhóm (trong đó có 9
nhóm trẻ tư thục), có 27 nhóm ghép (trong đó có 6 nhóm trẻ tư thục); Mẫu giáo có
219 lớp, có 15 lớp ghép 2 độ tuổi, (trong đó có 73 lớp MG 5 tuổi được phân lớp đúng
độ tuổi) đáp ứng nhu cầu của phụ huynh và phù hợp Điều lệ trường mầm non.
Tỷ lệ huy động trẻ tăng so với năm học trước từ 1% trở lên: Tỷ lệ huy động
nhà trẻ đạt 46,5% trở lên; Mẫu giáo đạt 98% trở lên; Riêng trẻ 5 tuổi đạt 99,99%.

3


Tổng số trẻ điều tra trong toàn huyện: 14.085 cháu; Chia ra: Trẻ nhà trẻ 7002
cháu, trẻ mẫu giáo 7083 cháu;
Số trẻ huy động: 10.282 cháu. Chia ra: Nhà trẻ 3257 cháu, đạt 46,5%, tăng so
với năm học trước 0,2%; Mẫu giáo: 7025 cháu, đạt 99.1%, tăng so với năm học trước
1%. Riêng trẻ 5 tuổi huy động 2296 cháu, đạt 100%.
Trung bình số điểm trường/trường giảm so với năm học trước: Số điểm trường
trong toàn huyện 68 điểm. Các điểm trường đều có giấy chứng nhận bàn giao quyền
sử dụng đất cho trường mầm non. 100% điểm trường đều có tường bao, sân chơi,

cổng trường, biển trường đảm bảo an toàn cho trẻ. 100% trường có công trình vệ sinh
cho trẻ, tổng số công trình vệ sinh toàn huyện có 241, trong đó số công trình đúng qui
cách có 214. 100% các trường có nguồn nước sạch cho trẻ sử dụng. 100% trường có
nhà bếp để tổ chức bán trú cho trẻ đảm bảo an toàn.
Đảm bảo tuyệt đối an toàn về thân thể và tinh thần cho trẻ. Nâng cao chất
lượng chăm sóc, giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non
Trong năm học các trường mầm non trong huyện đã thực hiện tốt công tác
đảm bảo an toàn về thân thể và tinh thần cho trẻ. Công tác chăm sóc, giáo dục vệ sinh
cá nhân cho trẻ mầm non được nâng lên… kết quả của các hoạt động đã góp phần
quan trọng trong quá trình GD toàn diện nhân cách cho trẻ ở các trường mầm non.
Tuy nhiên, đi sâu tìm hiểu thì hoạt động phòng chống tai nạn thương tích ở Huyện
Ninh Giang, Tỉnh Hải Dương vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định đặc biệt là
công tác quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ như: Hoạt động
quản lý thực hiện chương trình chăm sóc chưa triệt để; kế hoạch đảm bảo an toàn
phòng chống tai nạn thương tích còn chung chung khó thực hiện; đội ngũ cán bộ, GV,
NV thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích còn thiếu
về số lượng và chưa đảm bảo về mặt chất lượng... Từ những cơ sở lý luận và thực
tiễn trên tôi chọn nội dung “Quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích
cho trẻ ở các trường mầm non Huyện Ninh Giang - Tỉnh Hải Dương” làm đề tài
nghiên cứu của mình với mong muốn tìm ra các biện pháp quản lý hoạt động đảm
bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng
GD toàn diện trẻ ở lứa tuổi mầm non.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động phòng chống
tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non, đề tài đề xuất các biện pháp quản lý
hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non Huyện

4



Ninh Giang - Tỉnh Hải Dương nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ, góp phần nâng cao hiệu
quả GD toàn diện cho trẻ mầm non.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường
mầm non Huyện Ninh Giang, Tỉnh Hải Dương.
4. Giả thuyết khoa học
Trong những năm qua, hoạt động phòng chống tai nạn thương tích và quản lý
hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non Huyện
Ninh Giang - Tỉnh Hải Dương đã đạt được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, so với
yêu cầu của thực tiễn giáo dục mầm non vẫn còn bộc lộ những hạn chế bất cập nhất
định. Những hạn chế bất cập này do nhiều nguyên nhân khác nhau mang lại, trong đó
có nguyên nhân do biện pháp quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích
chưa thực sự hiệu quả. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động phòng
chống tai nạn thương tích phù hợp với thực tế các nhà trường và đặc điểm đối tượng
trẻ mầm non thì sẽ đảm bảo được an toàn cho trẻ và góp phần nâng cao được chất
lượng GD toàn diện cho trẻ mầm non trong giai đoạn hiện nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phòng chống tai nạn
thương tích cho trẻ ở các trường mầm non.
5.2. Đánh giá thực trạng phòng chống tai nạn thương tích và quản lý hoạt động
phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non Huyện Ninh Giang Tỉnh Hải Dương.
5.3. Đề xuất, khảo nghiệm các biện pháp quản lý hoạt động phòng chống tai
nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non Huyện Ninh Giang - tỉnh Hải Dương.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung nghiên cứu
Đề tài đi sâu nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động phòng chống tai nạn
thương tích cho trẻ ở trường mầm non Huyện Ninh Giang, từ đó bước đầu đề xuất,

khảo nghiệm tính cần thiết cũng như tính khả thi của các biện pháp đó.
6.2. Về chủ thể quản lý
- Chủ thể kép gồm: CBQL, giáo viên nhân viên và những người làm công tác
chăm sóc giáo dục trẻ ở các trường mầm non Huyện Ninh Giang - Tỉnh Hải Dương.

5


- Hiệu trưởng các trường mầm non Huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
6.3. Về địa bàn nghiên cứu
Đề tài chỉ khảo sát thực trạng quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương
tích cho trẻ ở các trường mầm non Huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. (Tổng số: 28
trường; MN Thị trấn, Đồng Tâm, Hiệp Lực, Ninh Thành, Vĩnh Hoà, Đông Xuyên,
Tân Hương…….)
6.4. Về khách thể khảo sát
- Tổng số khách thể khảo sát: 150 người
- Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng: 50 đồng chí
- Giáo viên, nhân viên: 100 đồng chí
7. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của đề tài, tôi sử dụng các nhóm phương
pháp sau:
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu tài liệu về quản lý, tài liệu liên quan đến phòng chống tai nạn
thương tích cho trẻ mầm non và các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Trên cơ
sở đó tiến hành phân tích, tổng hợp, hệ thống tài liệu để xây dựng khung lý luận làm
nền tảng cho quá trình nghiên cứu.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
Quan sát các biểu hiện của hoạt động phòng chống tai nạn thương tích; quản lý
hoạt động phòng chống tai nạn thương tích của GV, NV các trường mầm non.

7.2.2. Phương pháp điều tra
Để điều tra thực trạng quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho
trẻ ở các trường mầm non Huyện Ninh Giang, chúng tôi sử dụng các bảng hỏi dành
cho các đối tượng: CBQL, GV, NV.
Mục đích: Khảo sát, đánh giá những ưu điểm, nhược điểm của quản lý hoạt
động PCTNTT cho trẻ ở trường mầm non để từ đó có cơ sở khoa học đề xuất các biện
pháp giảm thiểu tối ưu các tai nạn thương tích trong trường mầm non từ đó giúp trẻ
phát triển toàn diện về nhân cách.
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Bổ sung, kiểm tra và làm rõ những thông tin đã thu thập được thông qua
phương pháp điều tra. Qua đó tìm hiểu thêm những biện pháp quản lý hoạt động
phòng chống tai nạn thương tích. Những thông tin này có giá trị là căn cứ để nhận

6


xét, khẳng định chính xác hơn thực trạng biện pháp quản lý hoạt động phòng chống
tai nạn thương tích của Hiệu trưởng các trường mầm non. Ngoài ra, có thể tìm hiểu
thêm các nhân tố ảnh hưởng tới thực trạng đó cũng như những khuyến nghị của họ.
Đồng thời những thông tin này cũng giúp cho nhà nghiên cứu có thêm căn cứ để
khẳng định tính trung thực, độ tin cậy của kết quả nghiên cứu.
7.2.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các lãnh đạo và chuyên viên Phòng GD, các đồng chí
hiệu trưởng, GV lâu năm, các nhà quản lý… để có thêm thông tin tin cậy đảm bảo
tính khách quan cho các kết quả nghiên cứu. Đặc biệt xin ý kiến đóng góp cho những
đề xuất biện pháp nhằm quản lý có hiệu quả việc đổi mới quản lý hoạt động phòng
chống tai nạn thương tích ở địa bàn nghiên cứu.
7.2.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Qua các hoạt động: Viết sáng kiến kinh nghiệm về đổi mới quản lý hoạt động
phòng chống tai nạn thương tích; các hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về đổi mới quản

lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích …đề xuất các biện pháp quản lý phòng
chống tai nạn thương tích phù hợp.
7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Dùng xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình điều tra thực trạng quản
lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ dưới dạng: Bảng số liệu, sơ
đồ... giúp cho các kết quả nghiên cứu trở nên chính xác và đảm bảo độ tin cậy.
8. Đóng góp mới của luận văn
- Phòng chống tai nạn thương tích và quản lý hoạt động phòng chống tai nạn
thương tích cho trẻ mầm non là việc làm cấp bách cần thực hiện trong giai đoạn hiện
nay nhằm giảm thiểu tai nạn thương tích cho trẻ em ở trường mầm non xuống mức
thấp nhất, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ và giúp phát triển toàn diện nhân cách
cho trẻ mầm non. Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận về phòng chống tai nạn
thương tích và quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích đề tài đã làm rõ và
bổ sung thêm lý luận về quản lý giáo dục mầm non.
- Lần đầu tiên ở huyện Ninh Giang, Tỉnh Hải Dương có được một số liệu đáng tin
cậy về thực trạng hoạt động phòng chống tai nạn thương tích và quản lý hoạt động phòng
chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non để từ đó giúp các nhà quản lý cũng như
giáo viên của ngành mầm non có được các biện pháp hữu dụng trong việc chăm sóc nuôi
dưỡng và giáo dục trẻ mầm non. Hơn nữa đây có thể là tài liệu tham khảo cho các trường
mầm non trong khu vực và các trường mầm non có đặc điểm tương đồng.

7


9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài các phần: Mở đầu; kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương
tích cho trẻ ở các trường mầm non
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho

trẻ ở các trường mầm non trên địa bàn Huyện Ninh Giang - Tỉnh Hải Dương.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho
trẻ ở các trường mầm non Huyện Ninh Giang - Tỉnh Hải Dương.

8


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG
TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em là một phần rất quan
trọng của chiến lược phát triển đất nước, là mối quan tâm hàng đầu đối với gia đình
nhà trường và toàn thể xã hội, là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của
con người, của từng gia đình và của toàn xã hội.
Trên thế giới cũng có nhiều tác giả nghiên cứu đến vấn đề CSGD trẻ nói chung
và phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non nói riêng. Có thể liệt kê một số
công trình nghiên cứu:
Nghiên cứu về phòng chống thương tích ở trẻ em và vị thành niên: Lời kêu gọi
hành động toàn cầu. Genave. Tổ chức Y tế thế giới và UNICEF, 2005.
Nghiên cứu về Phòng chống thương tích ở trẻ em và vị thành niên: Một kế
hoạch hành động của WHO. Geneva; Tổ chức y tế thế giới 2006.
Công ước về quyền trẻ em, 1989. New York, NY, liên hợp quốc, 1989.
Một nghiên cứu khác của 2 tác giả Andrew J và Robert C. Pianta cũng chỉ ra
mối quan hệ giữa những đặc điểm của GV và điều kiện lớp học với hoạt động chăm
sóc trẻ. Trong tác phẩm đó chỉ ra rằng trình độ đào tạo, lĩnh vực đào tạo và những
điều kiện của lớp học như kích thước lớp học, số lượng trẻ và chương trình CSGD trẻ
có tác động gián tiếp đến việc đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường mầm non.
Một nghiên cứu khác của tác giả William Fowler vào năm 1980 trong đó chỉ ra

những yếu tố nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ có thể giúp trẻ phát triển toàn diện về
nhân cách.
Như vậy, các nghiên cứu về đảm bảo an toàn cho trẻ nói chung và đảm bảo an
toàn phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non nói riêng đã được các
nhà nghiên cứu trên thế giới nghiên cứu khá nhiều, nhưng những nghiên cứu về quản
lý hoạt động đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường
mầm non thì hầu như có rất ít tài liệu đề cập đến.
1.1.2. Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam
Để nâng cao chất lượng CSGD trẻ em ở trường mầm non nói chung và đặc
biệt là công tác đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thường tích cho trẻ nói riêng. Ở

9


nước ta cùng với những kết quả đã đạt được trong thực tế hoạt động chăm sóc, giáo
dục trẻ thì các nhà nghiên cứu cũng luôn quan tâm đến việc nghiên cứu tìm ra các
giải pháp tốt nhất để đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ.
Các công trình được nghiên cứu sớm đã tập trung vào nội dung nghiên cứu về
các giải pháp phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh dựa vào nhà trường tại
thành phố Đà Nẵng của tác giả Nguyễn Thúy Quỳnh có đưa ra những nghiên cứu về
việc phòng chống TNTT cho học sinh. Kết qủa nghiên cứu cho thấy tình hình phòng
chống TNTT trong các nhà trường hiện nay, cơ sở thực tiễn của các hoạt động này.
Đồng thời tác giả cũng chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến tình hình trên. Từ đó tác giả
đưa ra các giải pháp: Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất cho các nhà trường để đảm bảo
cho việc chăm sóc giáo dục trẻ được tốt hơn; giải pháp đào tạo đội ngũ giáo viên nhân
viên có trình độ hiểu biết về phòng chống tai nạn thương tích đảm bảo an toàn cho trẻ.
Một nghiên cứu năm 2001, cuốn sách “Kỹ năng và bài tập thực hành quản lý trường
mầm non của Hiệu trưởng” của tác giả Trần Bích Liễu, cuốn sách này cung cấp
những tri thức khoa học về nghiệp vụ quản lý trường mầm non và hệ thống các bài tập
hình thành các kỹ năng cơ bản của người Hiệu trưởng như: Kỹ năng lập kế hoạch.

Những năm gần đây có một số tác giả tiến hành nghiên cứu các vấn đề liên
quan đến hoạt động chăm sóc, GD trẻ mầm non và đã đề ra những biện pháp quản lý
hoạt động PCTNTT đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non đã cung cấp nhiều kiến thức lý
luận và thực tế cho các nhà quản lý GD mầm non như:
Đề tài luận văn tiến sĩ: “Nghiên cứu giải pháp can thiệp phòng chống tai nạn
thương tích cho học sinh Tiểu học dựa vào nhà trường ở thành phố Đà Nẵng” của
tác giả Nguyễn Thúy Quỳnh, năm 2012 trong đó phân tích thực trạng hoạt động
phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em và đề ra một số giải pháp can tiệp
PCTNTT cho trẻ em dựa vào nhà trường.
Đề tài luận văn thạc sĩ: “Nâng cao năng lực quản lý của hiệu trưởng trường
mầm non quận Hai Bà Trưng” của tác giả Bùi Thị Kim Xuân, 2004 đã đề ra một số
biện pháp giúp cho hiệu trưởng các trường mầm non của quận Hai Bà Trưng nâng
cao năng lực quản lý để thực hiện tốt hơn các công tác quản lý trường mầm non trong
giai đoạn tiếp theo.
Đề tài luận văn thạc sĩ: “Biện pháp quản lý thực hiện chương trình thí điểm
GD mầm non của hiệu trưởng trường mầm non” của tác giả Vũ Thị Thu Hằng, năm
2008. Đề tài đã cung cấp hệ thống lý thuyết về việc thực hiện chương trình thí điểm
GD mầm non và đã đề ra những biện pháp quản lý giúp hiệu trưởng thực hiện tốt

10


chương trình thí điềm GD mầm non mà Bộ GD đề ra. Trong đó chú trọng đến kỹ
năng lập kế hoạch của người hiệu trưởng trường mầm non.
Các công trình nghiên cứu của các tác giả trình bày trên đã đề cập một số nội
dung liên quan đến công tác CSGD trẻ em ở trường mầm non, các giải pháp nâng cao
chất lượng CSGD. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về quản lý
hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non. Quản lý hoạt
động PCTNTT cho trẻ là vấn đề quan trọng, bức thiết nhằm đảm bảo an toàn tuyệt
đối cho trẻ và nâng cao chất lượng và hiệu quả GD trẻ em ở các trường mầm non, cần

thiết phải nghiên cứu, hoàn thiện và áp dụng vào các trường mầm non khác nhau trên
phạm vi vùng, miền và quốc gia.
1.2. Hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non
1.2.1. Khái niệm
1.2.1.1. Đảm bảo an toàn
Là điều kiện chắc chắn giữ gìn được, thực hiện được hoặc có được những thứ
cần thiết
Đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non bao gồm 2 mặt: Đảm bảo an
toàn về tâm lý và an toàn về thể chất
Cụ thể: Tạo cho trẻ cảm giác an tâm an toàn không có những nguy hiểm đe
dọa (Kể cả nguồn gây ô nhiễm và bạo lực)
Trang thiết bị đồ dùng đồ chơi phải được sửa chữa bảo dưỡng thường xuyên
để đảm bảo an toàn không gây TNTT cho trẻ và đảm bảo về thẩm mỹ.
Đáp ứng những nhu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, không có nguồn ô
nhiễm từ đất, nước, không khí.....
1.2.1.2. Tai nạn thương tích
Tai nạn:
- Theo tổ chức y tế thế giới đã định nghĩa: Tai nạn là một sự kiện không định
trước gây ra thương tích có thể nhận thấy được
Ví dụ: Một đứa trẻ chạy va vào phích nước bị bỏng. Một đứa trẻ trèo lên bàn
bị ngã gãy chân.
Thương tích là tổn thương của cơ thể ở các mức độ khác nhau gây nên bởi tiếp
xúc đột ngột với các nguồn năng lượng (có thể là các tác động cơ học, nhiệt, hóa chất,
bức xạ ion, chất phóng xạ...) quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể hoặc do cơ thể thiếu
các yếu tố cần thiết cho sự sống như thiếu ôxy, mất nhiệt. Thương tích có thể lý giải
được và có thể phòng tránh được. Tuy nhiên, khó có thể phân định rõ ràng giữa hai

11



khái niệm tai nạn và thương tích, do vậy hiện nay trong các văn bản, tài liệu của Việt
Nam người ta dùng chung thuật ngữ “Tai nạn thương tích”.
- Tai nạn thương tích là tổn thương có chủ định hoặc không có chủ định liên
quan đến va chạm giao thông, ngã, điện giật, bỏng..... gây ra tổn thương chảy máu,
phù nề xây xát....cần đến sự chăm sóc y tế hoặc phải nghỉ học, nghỉ làm hoặc bị hạn
chế sinh hoạt ít nhất là 1 ngày.
* Phân loại tai nạn thương tích
- Thương tích không chủ định, không chủ ý
Thương tích không chủ ý (thường hiểu là “tai nạn”) là hậu quả của tai nạn
giao thông, bị đuối nước, bỏng và ngã.... Thương tích không chủ ý cũng có thể do
nghẹn hóc, ngộ độc, do bom mìn và các vật liệu nổ gây ra, do côn trùng và súc vật
cắn đốt… Hầu hết các thương tích không chủ ý đều có thể phòng tránh được.
- Thương tích có chủ định, có chủ ý
Thương tích có chủ ý gây nên do sự chủ định của con người (người chủ định
gây thương tích cho người khác hoặc do bản thân người bị thương tích tự gây ra) như:
Chiến tranh, tự thương, tự tử, thương tật do bạo lực, lạm dụng hoặc bị bỏ rơi.
* Một số tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ:
+ Phòng tránh tai nạn giao thông
+ Phòng tránh đuối nước
+ Phòng tránh ngộ độc
+ Phòng tránh ngã, lạc cho trẻ em
+ Phòng tránh cháy bỏng
+ Phòng tránh ngộ độc cắn: chó, mèo, rắn cắn, ong đốt
+ Phòng tránh điện giật
+ Đề phòng dị vật đường thở.
+ Phòng tránh vết thương do các vật sắc nhọn
+ Một số tai nạn khác
* Để đảm bảo an toàn và phòng tránh các tai nạn xảy ra đối với trẻ cần lưu ý.
- Đảm bảo an toàn xung quanh ngôi nhà:
+ Có cửa, cổng, hàng rào chắc chắn, độ cao phù hợp với lứa tuổi của trẻ em;

+ Đường đi vào nhà và sân quanh nhà phải phù hợp, không trơn trượt và an
toàn cho trẻ em;
+ Nền nhà cao phải có bậc thềm cho trẻ lên xuống phù hợp với lứa tuổi;
+ Xung quanh ao, hố chứa nước, hố vôi, cống thoát nước trong khu vực nhà ở
phải có hàng rào chắc chắn đảm bảo an toàn cho trẻ em;

12


+ Giếng nước, bể nước hoặc các đồ dùng chứa nước khác phải có nắp đậy an toàn;
+ Xung quanh ngôi nhà phải được phát quang;
+ Vật nuôi trong nhà phải được nuôi giữ đảm bảo an toàn cho trẻ;
+ Những dụng cụ, đồ dùng nguy hiểm hoặc vật chứa chất độc hại nguy hiểm
phải để trong kho chứa đồ an toàn;
- Đảm bảo an toàn các phòng trong ngôi nhà:
+ Cửa sổ phải có chấn song, các thanh dọc chắc chắn và khoảng cách đảm bảo
trẻ không chui qua được;
+ Cửa sổ, cửa đi phải có móc áp sát vào tường để trẻ khi chạy nhảy không va
quệt, vướng mắc;
+ Cánh cửa phòng phải có dụng cụ chặn khe cửa để trẻ em không bị kẹp tay
khi đóng, mở cửa;
+ Sử dụng các loại kính lắp an toàn. Công trình cao tầng hoặc nơi có mật độ
người qua lại lớn sử dụng kính chịu lực hoặc kính hai lớp và không có khe hở đề
phòng trẻ em thò tay qua;
+ Sử dụng gạch chống trơn, chống trượt để lát nền phòng tắm. Sàn phòng tắm
và khu vệ sinh phải đảm bảo không đọng nước;
+ Khu vực nhà tắm, đặc biệt là nhà tắm có thiết kế bồn tắm nằm và khu vệ
sinh luôn được đóng cửa an toàn sau khi sử dụng;
+ Khu bếp phải riêng biệt, có cửa ngăn và có khóa để trẻ dưới 06 tuổi không
tiếp xúc được với bếp lửa, bình ga;

+ Rào chắn an toàn xung quanh bếp nếu bếp trên sàn nhà;
- Đảm bảo an toàn về điện:
+ Dây dẫn điện phải được đi ngầm trong tường hoặc có vỏ bọc chắc chắn nếu
đi bên ngoài;
+ Các công tắc điều khiển, cầu chì, ổ cắm được lắp đặt ngoài tầm với của trẻ
dưới 06 tuổi và phải có hộp hay lưới bảo vệ hoặc có nắp đậy an toàn;
+ Phải sử dụng các loại đèn có phần vỏ ngoài bằng vật liệu cách điện tại các
phòng trong ngôi nhà;
+ Không đặt ổ cắm điện trong phòng vệ sinh, nhà tắm, nếu có phải đặt sau cầu
chì/aptomat và ở vị trí an toàn ngoài tầm với của trẻ dưới 06 tuổi;
- Đảm bảo an toàn cầu thang và lan can:
+ Cầu thang phải có lan can, tay vịn chắc chắn. Bậc cầu thang có chiều cao, bề
mặt rộng phù hợp đảm bảo an toàn cho trẻ em;

13


+ Khoảng cách giữa các thanh dọc của lan can cầu thang đảm bảo trẻ em dưới
06 tuổi không chui lọt và không có các thanh ngang để trẻ em sử dụng trèo qua;
+ Đối với công trình thiết kế cầu thang hở, độ hở giữ cac bậc thang phải đảm
bảo an toàn trẻ không chui lọt. Mặt bậc có gờ chống trượt;
+ Có cửa chắn ở đầu hoặc cuối cầu thang nếu ngôi nhà có trẻ dưới 06 tuổi;
+ Tay vịn lan can đảm bảo chiều cao từ 900mm trở lên, tay vịn phải là chỗ tựa
chắc chắn và cho phép nắm chặt được;
+ Lan can phải chắc chắn tại các cạnh của sàn, ban công, mái (bao gồm cả
giếng trời và các lỗ mở khác) và các nơi khác có người qua lại;
- Một số quy định an toàn khác:
+ Không cho trẻ nhỏ chơi các đồ chơi nhỏ hoặc các vật nhỏ dễ nuốt;
+ Có thiết kế đường đi nội bộ, nhà vệ sinh phù hợp đảm bảo an toàn cho trẻ
em khuyết tật nếu có trẻ em khuyết tật sống trong ngôi nhà.

1.2.1.3. Phòng chống tai nạn thương tích
Là hệ thống các biện pháp của nhà quản lý nhằm giảm thiểu hoặc hạn chế đến
mức thấp nhất những tổn thương đối với cơ thể con người.
Phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non là giáo viên, nhà trường,
phụ huynh phối hợp với nhau trong công tác chăm sóc trẻ, để bảo vệ bản thân trẻ, tạo
môi trường an toàn cho trẻ được tham gia hoạt động, vui chơi, học tập.
Phòng chống tai nạn thương tích có vai trò quan trọng đến sự phát triển toàn
diện về mặt nhân cách cho trẻ. Về mặt thể chất: Cơ thể trẻ được khỏe mạnh, không bị
tổn thương về da thịt, trẻ được vận động nhanh nhẹn, bình thường. Không những sẽ
phát triển về mặt thể chất mà con giúp cho trẻ phát triển về mặt nhận thức. Nếu trẻ
không bị tổn thương về mặt thể xác hay về mặt tinh thần thì trẻ được tìm hiểu, khám
phá về thế giới xung quanh tốt hơn. Trẻ tích lũy được vốn kiến thức, kỹ năng để có
thêm kinh nghiệm, làm hành trang để trải nghiệm cuộc sống.
Hơn nữa, phòng chống được tai nạn thương tích cho trẻ sẽ giúp trẻ phát triển
về mặt ngôn ngữ. Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ là phương tiện của tư duy, nếu
không có ngôn ngữ thì sẽ không phát triển được tư duy. Những tổn thương khi bị
ngạt, hay bị vật nhọn đâm vào miệng cũng có thể tổn thương về ngôn ngữ của trẻ.
Ngoài ra, phòng chống được tai nạn thương tích sẽ giúp trẻ phát triển về mặt
tình cảm xã hội. Trẻ được sống trong một môi trường an toàn, không làm tổn thương
đến trẻ, trẻ cảm nhận được những tình cảm, sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc của
người lớn. Qua đó trẻ biết yêu quý, trân trọng mọi người xung quanh, biết giúp đỡ
người khác. Không chỉ thế, còn giúp trẻ phát triển về mặt thẩm mỹ. Giáo viên tạo môi

14


trường an toàn, đẹp sẽ giúp trẻ muốn cảm nhận được cái đẹp từ con người, môi
trường. Từ đó trẻ muốn tạo cho bản thân mình có những hành động, việc làm đẹp cho
xã hôi, tạo ra một môi trường an toàn cho chính mình và cho cả mọi người.
1.2.2. Ý nghĩa của hoạt động phòng chống tai nạn thương tích với sự phát triển

toàn diện của trẻ mầm non
Ở lứa tuổi mầm non, cơ thể trẻ đang lớn nhanh và phát triển về mọi mặt, muốn
cho thế hệ tương lai của chúng ta thực sự có đầy đủ đức- trí- thể- mỹ để phục vụ cho
nhu cầu phát triển của đất nước thì cần phải chăm sóc ngay từ bây giờ. Trong công
tác chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ thì công tác đảm bảo an toàn cho trẻ được
xem là một trong những mục tiêu vô cùng quan trọng, trong đó công tác phòng chống
tai nạn thương tích cho trẻ được quan tâm hàng đầu. Chính vì vậy, Thủ tướng Chính
phủ ra Chỉ thị số 1408 ngày 1 tháng 9 năm 2009 của về tăng cường công tác bảo vệ
chăm sóc trẻ em, đã chỉ thị “Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo xây dựng môi trường sư
phạm lành mạnh, không có bạo lực”; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” [12], chú
trọng việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử
cho học sinh trong nhà trường. Ngày 15/4/2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Thông tư số: 13/2010/TT-BGD&ĐT Qui định về xây dựng trường học an toàn,
phòng, chống, tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non, nêu rõ “Nội
dung xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích” “Để đảm bảo
an toàn cho trẻ, khi trẻ được chăm sóc, nuôi, dạy tại cơ sở giáo dục mầm non.” [30],
và ngày 20 tháng 12 năm 2010, Bộ gửi Công văn số: 8511/BGDĐT-GDMN tới các
Sở Giáo dục - Đào tạo nhằm “Chấn chỉnh tình trạng không đảm bảo an toàn cho trẻ
em tại cơ sở giáo dục mầm non” [10].
Việc đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là nhiệm vụ
quan trọng trong công tác nuôi dạy trẻ ở trường mầm non. Hiện nay có khoảng 3 triệu
trẻ em từ 0-6 tuổi được chăm sóc tại các trường mầm non, chiếm 26% số trẻ em trong
độ tuổi, cho thấy trách nhiệm của các nhà quản lý tại các trường mầm non trong công
tác chỉ đạo chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là vô cùng
quan trọng. Trường mầm non có nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ
ba tháng tuổi đến sáu tuổi (Điều lệ trường mầm non). Vì thế tạo môi trường thật sự an
toàn, thân thiện, lành mạnh cho trẻ hoạt động, vui chơi…. là điều thiết yếu nhất. Đó
còn là điều kiện tốt để phát triển về thể chất và tinh thần cho trẻ, góp phần phát triển
một cách toàn diện.


15


×