Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Báo cáo thực hiện nhiệm vụ Kiểm lâm địa bàn tại Hạt Kiểm lâm huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 63 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

MA THỊ ÁNH NGUYỆT

BÁO CÁO THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KIỂM LÂM ĐỊA BÀN
TẠI HẠT KIỂM LÂM HUYỆN BẠCH THÔNG, TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Quản Lý Tài Nguyên Rừng
Khoa: Lâm nghiệp
Khóa học: 2014 - 2018

Thái Nguyên – năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

MA THỊ ÁNH NGUYỆT

BÁO CÁO THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KIỂM LÂM ĐỊA BÀN
TẠI HẠT KIỂM LÂM HUYỆN BẠCH THÔNG, TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Quản Lý Tài Nguyên Rừng
Lớp: 46 QLTNR N02


Khoa: Lâm nghiệp
Khóa học: 2014 - 2018
Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Công Quân

Thái Nguyên – Năm 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân em, các số
liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận là quá trình điều tra trên
thực địa hoàn toàn trung thực và khách quan.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

Người viết cam đoan

Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước
Hội đồng khoa học

TS. Trần Công Quân

Ma Thị Ánh Nguyệt

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
xác nhận đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng đánh giá chấm
(Ký, họ và tên)



ii

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian thực tập tại Trạm Kiểm lâm Cẩm Giàng em đã tiếp thu
được rất nhiều kiến thức quý báu từ các anh, chị, các cô, chú để có thể hoàn
thành đề tài này và vững bước trên con đường mình đã chọn. Lời đầu tiên em
xin gửi lời tới Ban giám hiệu, quý thầy cô đã giảng dạy tại khoa Lâm
nghiệp một lời cảm ơn chân thành nhất vì đã trực tiếp dạy dỗ, dìu dắt và
truyền đạt cho em kiến thức nghề nghiệp trong thời gian học tâp tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Trần Công Quân người đã trực tiếp hướng
dẫn, giúp đỡ, góp ý kiến cho em để em có thể hoàn thành báo cáo tốt nghiệp
này.
Em xin gửi lời cám ơn đến ban lãnh đạo, các cô chú, anh chị trong Hạt
Kiểm lâm huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn đã tận tình hướng dẫn và cung
cấp cho em những thông tin số liệu cần thiết trong suốt quá trình thực tập để
em có cơ sở hoàn thành đề tài này.
Lời cuối cùng, em xin gửi tới quý thầy cô, các anh chị cũng như ban
lãnh đạo Hạt Kiểm lâm huyện Bạch Thông , tỉnh Bắc Kạn lời chúc sức khỏe
và thành công trong cuộc sống. Chúc mọi người hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao.
Với nhận thức và khả năng còn hạn hẹp bài báo cáo của em không
tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cô và các bạn giúp đỡ em sửa
chữa, bổ sung những thiếu sót ấy để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng

Sinh viên
Ma Thị Ánh Nguyệt


năm 2018


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Hiện trạng tài nguyên rừng theo địa phương ở huyện Bạch Thông 34
Bảng 4.2. Kết quả nghiên cứu về công tác tham mưu trong quản lý bảo vệ
rừng (2014 – 2017) ....................................................................... 36
Bảng 4.3. Kết quả kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật của Hạt Kiểm lâm huyện
Bạch Thông (2014 - 2017) ............................................................ 39
Bảng 4.4. Tổng hợp công tác kiểm tra kiểm soát lâm sản giai đoạn (2014 2017) ............................................................................................. 39
Bảng 4.5. Kết quả công tác tuyên truyền vận động nhân dân (2014 - 2017) . 41
Bảng 4.6. Theo dõi diễn biến rừng tại khu vực nghiên cứu............................ 43


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1: Tang vật tịch thu được đưa về Hạt kiểm lâm.................................. 40
Hình 4.2: Kiểm lâm địa bàn tuyên truyền cho người dân ............................... 42


v

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT

ĐVHD:


Động vật hoang dã

GD&ĐT:

Giáo dục và đào tạo

HĐND:

Hội đồng nhân dân

KDCB:

Kinh doanh chế biến

NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
PCCCR:

Phòng cháy chữa cháy rừng

PTR:

Phát triển rừng

QLBVR:

Quản lý bảo vệ rừng

THCS:


Trung học cơ sở

THPT:

Trung học phổ thông

UBND:

Ủy ban nhân dân


vi

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT ........................................... v
MỤC LỤC ........................................................................................................ vi
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của công việc sinh viên trực tiếp thực hiện ........................ 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu công việc sinh viên trực tiếp thực hiện..................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất ............................................................. 3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Khái quát chung về nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm lâm .......................... 4
2.1.1. Nhiệm vụ chung của Kiểm lâm............................................................... 4
2.1.2. Quyền hạn của Kiểm lâm ........................................................................ 6

2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Hạt Kiểm lâm huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc
Kạn .................................................................................................................. 14
2.3. Tình hình quản lý bảo vệ rừng ở tỉnh Bắc Kạn ........................................ 15
2.3. Tình hình về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Bạch Thông .........19
2.3.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Bạch Thông ........................................... 19
2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Bạch Thông................................ 22
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN .... 26
3.1. Đối tượng và phạm vi thực hiện ...........................................................................26
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành............................................................................26


vii

3.3. Nội dung thực hiện ................................................................................................26
3.4. Các bước thực hiện................................................................................... 27
3.4.1. Thu thập số liệu, thực hiện nhiệm vụ .................................................... 27
Phần 4. KẾT QUẢ THỰC HIỆN VÀ THẢO LUẬN ................................ 30
4.1. Hiện trạng công tác quản lý bảo vệ rừng ở Hạt Kiểm lâm Bạch Thông ...........30
4.1.1 Cơ cấu tổ chức của Hạt Kiểm lâm huyện Bạch Thông ....................................30
4.1.2. Hiện trạng tài nguyên rừng của huyện Bạch Thông ............................. 34
4.2 Tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao của người Kiểm lâm địa bàn
trong quá trình thực tập ................................................................................... 36
4.2.1 Kết quả tham mưu cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về rừng, đất lâm nghiệp ..................................................................36
4.2.2 Kết quả kiểm tra giám sát xử lý vi phạm pháp luật...........................................39
4.2.3 Kết quả công tác tuyên truyền vận động nhân dân ..........................................41
4.2.4 . Kết quả công tác theo dõi diễn biến tài nguyên rừng trong khu vực .............43
4.3. Một số bài học kinh nghiệm và giải pháp tổ chức thực hiện công tác Kiểm lâm
địa bàn tại khu vực Hạt Kiểm lâm huyện Bạch Thông ..............................................44
4.3.1. Một số bài học kinh nghiệm trong thực hiện công việc của Kiểm lâm

địa bàn ............................................................................................................. 44
4.3.2. Một số giải pháp tổ chức thực hiện công tác Kiểm lâm địa bàn tại khu
vực Hạt Kiểm lâm huyện Bạch Thông............................................................ 45
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 49
5.1. Kết luận ..................................................................................................................49
5.2. Đề nghị ...................................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 52


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Rừng là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, vì nó giữ một vai trò
vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển và sinh tồn của loài người. Là
nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú, rừng điều hoà khí hậu, cân bằng hệ
sinh thái, bảo vệ môi trường sống, rừng còn là nhà máy lọc khổng lồ. Ngoài
giá trị về kinh tế, môi trường, rừng còn có ý nghĩa quan trọng về cảnh quan
thiên nhiên, du lịch văn hoá, danh lam thắng cảnh, an ninh quốc phòng. Mỗi
năm trên thế giới có hàng triệu ha rừng bị tàn phá nghiêm trọng, nhiều loài
động thực vật đã vĩnh viễn mất đi, nguồn Gen các loài động thực vật quý
hiếm ngày càng cạn kiệt. Diện tích rừng nước ta đã suy giảm đáng kể do
nhiều nguyên nhân: dân số tăng nhanh, nạn khai thác chặt phá rừng bừa bãi,
tập quán canh tác của người dân… Do vậy công tác quản lí và bảo vệ rừng hết
sức quan trọng.
Hiện nay một số bộ phận người dân chưa ý thức được ý nghĩa của rừng,
hiểu biết về rừng còn hạn chế, hoặc cố ý lạm dụng rừng. Đã tác động đến tài
nguyên rừng theo chiều hướng tiêu cực, như: chuyển đổi mục đích sử dụng
đất, khai thác các nguồn lâm sản quá mức, cháy rừng, sức ép dân số hay tập

quán du canh du cư đã ảnh hưởng rất lớn đến tài nguyên rừng. Trong thực tế,
cán bộ ngành Lâm nghiệp còn thiếu nhiều kiến thức về luật pháp, chính sách
ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả triển khai hoạt động quản lí, bảo vệ rừng.
Vì vậy nhà nước đã ban hành Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, luật
đất đai năm 2003 và ban hành nhiều chính sách trong tất cả các lĩnh vực liên
quan đến rừng.
Những người Kiểm lâm địa bàn được phân công nhiệm vụ quản lý, bảo
vệ rừng. Các hoạt động nghiệp vụ của Kiểm lâm được tiến hành trên cơ sở


2

các quy định của pháp luật Nhà nước và các quy trình. Kiểm lâm nói chung,
Kiểm lâm địa bàn nói riêng phải phối hợp với chính quyền địa phương đi tuần
tra, kiểm tra trên địa bàn được phân công để phát hiện và có biện pháp ngăn
chặn kịp thời các hành vi vi phạm Luật bảo vệ và Phát triển rừng (2004) như
phá rừng phép, khai thác rừng trái phép, săn bắn động vật rừng trái phép, vi
phạm các quy định về phòng cháy chữa cháy rừng, kinh doanh, chế biến gỗ và
lâm sản…có biện pháp ngăn chặn kịp thời, tạm thời đình chỉ hoặc đình chỉ
những hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc những hành động có nguy
cơ gây hại đến tài nguyên rừng.
Là một sinh viên ngành Quản lí tài nguyên rừng, tôi cảm thấy cần phải
được trang bị những kiến thức của một Kiểm lâm địa bàn, để khi ra trường
làm việc trong môi trường Kiểm lâm có thể thể thực hiện tốt nhiệm vụ được
giao. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Báo cáo thực hiện nhiệm vụ Kiểm lâm địa bàn
tại Hạt Kiểm lâm huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu
- Tham gia vào công việc hàng ngày của các Kiểm lâm viên địa bàn và
ghi chép viết báo cáo chi tiết các công việc.
- Tìm hiểu các văn bản Luật và dưới Luật có liên quan đến công tác

kiểm lâm địa bàn.
- Đề xuất một số giải pháp tằng cường hiệu quả công tác Kiểm lâm địa
bàn tại khu vực quản lý của Hạt Kiểm lâm huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Việc nghiên cứu đề tài trước hết là một phương pháp tốt để tự hệ
thống và củng cố lại những kiến thức đã học, đặc biệt những kiến thức về
quản lý bảo vệ và phát triển rừng.


3

Giúp cho sinh viên bước đầu làm quen, hiểu thêm về kiến thức điều tra
ngoài thực tế, viết một bản báo cáo công việc để hoàn thiện về lý thuyết, thực
hành, làm quen với công việc của những chiến sĩ Kiểm lâm địa bàn khi thực
hiện nhiệm vụ, từ đó nâng cao hiệu quả và chất lượng học tập.
Báo cáo là tiền đề cho mỗi sinh viên sau khi ra trường có kiến thức
vững vàng để bước vào cuộc sống sau này, đặc biệt khi thực hiện nhiệm vụ
quản lý bảo vệ và phát triển triển rừng.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Sau khi nghiên cứu sẽ đóng góp một phần nhất định trong việc đề xuất
một số bài học kinh nghiệm khi xử lý các tình huống thực thể của người Kiểm
lâm địa bàn ở các cơ sở được phân công nhiệm vụ.
Đề tài giúp sinh viên khi thực tập nắm bắt được công việc cụ thể phải
thực hiện của mỗi chiến sỹ Kiểm lâm địa bàn, phương pháp, cách thức xử lý các
vụ việc xảy ra về quản lý bảo vệ và phát triển rừng, sẽ tạo tiền đề gắn những kiến
thức đã học vào thực tế, củng cố và rút ra những bài học thực tế cho bản thân
người học, cũng như giải quyết các sự việc cụ thể tại địa phương.



4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Khái quát chung về nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm lâm
2.1.1. Nhiệm vụ chung của Kiểm lâm
Kiểm lâm là lực lượng chuyên trách của Nhà nước có chức năng bảo vệ
rừng, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ rừng, bảo đảm
chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Điều 80 Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004 quy định về nhiệm vụ của
Kiểm lâm:
– Xây dựng chương trình, kế hoạch bảo vệ rừng, phương án phòng,
chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, phòng
cháy, chữa cháy rừng.
– Hướng dẫn chủ rừng lập và thực hiện phương án bảo vệ rừng; bồi
dưỡng nghiệp vụ bảo vệ rừng cho chủ rừng.
– Kiểm tra, kiểm soát việc bảo vệ rừng, khai thác rừng, sử dụng rừng,
lưu thông, vận chuyển, kinh doanh lâm sản; đấu tranh phòng, chống các hành
vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
– Tuyên truyền, vận động nhân dân bảo vệ và phát triển rừng; phối hợp
với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xây dựng và bồi dưỡng nghiệp vụ
cho lực lượng quần chúng bảo vệ rừng.
– Tổ chức dự báo nguy cơ cháy rừng và tổ chức lực lượng chuyên
ngành phòng cháy, chữa cháy rừng.
– Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ rừng khi rừng bị người
khác xâm hại.


5


– Tổ chức việc bảo vệ các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ trọng
điểm [5].
Trong khi thi hành nhiệm vụ, Kiểm lâm có các quyền sau:
- Yêu cầu tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin,
tài liệu cần thiết cho việc kiểm tra và điều tra; tiến hành kiểm tra hiện trường,
thu thập chứng cứ theo quy định của pháp luật;
- Xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn
hành vi vi phạm hành chính, khởi tố, điều tra hình sự đối với những hành
vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của pháp
luật về xử lý vi phạm hành chính, pháp luật về hình sự và pháp luật về tố
tụng hình sự;
- Được sử dụng vũ khí và công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
– Thực hiện việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ rừng và kiểm
soát kinh doanh, buôn bán thực vật rừng, động vật rừng.
Kiểm lâm không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn được giao, để
xảy ra phá rừng, cháy rừng thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp
luật [5].
Do hệ thống tổ chức kiểm lâm được phân chia theo đơn vị địa lý hành
chính để xác định cụ thể được nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm lâm căn cứ vào
Nghị định 119/2006/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của kiểm lâm như sau:
1. Kiểm lâm tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc thống nhất từ trung
ương đến địa phương về chuyên môn nghiệp vụ. Cơ quan kiểm lâm được
thành lập ở những địa bàn có rừng hoặc ở các đầu mối giao lưu lâm sản quan
trọng, nơi chế biến lâm sản tập trung theo quy định tại Nghị định này.
2. Hoạt động của Kiểm lâm tuân thủ sự lãnh đạo, quản lý thống nhất
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chịu sự chỉ đạo,


6


điều hành của Uỷ ban nhân dân các cấp đối với các hoạt động bảo vệ rừng
trên địa bàn.
3. Trong hoạt động bảo vệ rừng, Kiểm lâm phối hợp chặt chẽ với các
cơ quan chuyên ngành về nông nghiệp và phát triển nông thôn, các đơn vị
thuộc lực lượng vũ trang, các cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
các tổ chức thành viên của Mặt trận và dựa vào sức mạnh của toàn dân để
thực hiện nhiệm vụ được giao. [5]
2.1.2. Quyền hạn của Kiểm lâm
Dựa vào bản dự thảo Nghị định quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hệ
thống tổ chức và chế độ, chính sách của Kiểm lâm quy định như sau:
Điều

4

Nhiệm

vụ,

quyền

hạn

của

Cục

Kiểm

lâm


1. Tham mưu xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch về quản lý rừng,
bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và quản lý lâm sản.
2. Tổ chức xây dựng lực lượng chuyên ngành về phòng cháy chữa cháy
rừng; thường trực công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; tổ chức thực hiện
công tác cảnh báo, dự báo nguy cơ cháy rừng; tham mưu huy động lực lượng,
phương tiện tổ chức chữa cháy rừng trong trường hợp cần thiết.
3. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật
chuyên ngành, cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch về quản lý rừng,
bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và quản lý lâm sản.
4. Thanh tra, kiểm tra việc bảo đảm chấp hành các quy định của Nhà nước
trong bảo vệ rừng, khai thác rừng, sử dụng rừng, vận chuyển, mua bán, cất
giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản; tổ chức đấu tranh phòng, chống các hành
vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp; hướng dẫn, kiểm tra, xác minh và công
bố phân loại doanh nghiệp chế biến, kinh doanh gỗ và lâm sản theo quy định
của pháp luât.


7

5. Xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi
phạm hành chính; khởi tố, điều tra hình sự các hành vi vi phạm pháp luật về
lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.
6. Tổ chức xây dựng lực lượng, chế độ, chính sách; chức danh, tiêu
chuẩn nghiệp vụ công chức kiểm lâm; bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn
nghiệp vụ; thực hiện công tác phòng, chống tiêu cực trong lực lượng Kiểm
lâm.
7. Trang cấp vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị
nghiệp vụ chuyên dụng cho lực lượng Kiểm lâm; hướng dẫn, kiểm tra việc

quản lý, sử dụng trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, cờ hiệu, giấy
chứng nhận kiểm lâm, vũ khí, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị nghiệp vụ chuyên
dụng đối với lực lượng Kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách.
8. Tham gia nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh
vực quản lý rừng, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và quản lý lâm
sản.
9. Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện công tác giao rừng, cho thuê rừng;
theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành về
quản lý rừng, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và xử lý vi phạm
pháp luật về lâm nghiệp.
10. Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công tác được
giao.
11. Thực hiện các nhiệm vụ khi được Tổng cục Lâm nghiệp giao.
Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục Kiểm lâm vùng
1. Xây dựng chương trình, kế hoạch, phương án về quản lý rừng, bảo vệ rừng,
phòng cháy, chữa cháy rừng và quản lý lâm sản thuộc phạm vi được giao.
2. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ


8

chế, chính sách, chương trình, kế hoạch về quản lý rừng, bảo vệ rừng, phòng
cháy, chữa cháy rừng và quản lý lâm sản.
3. Kiểm tra, xử lý kịp thời các thông tin tại vùng trọng điểm và các điểm nóng
về phá rừng, khai thác, chế biến, mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật;
phòng, chống tiêu cực trong lực lượng Kiểm lâm theo phân công của Cục
trưởng Cục Kiểm lâm.
4. Kiểm tra, hướng dẫn, tổ chức thực hiện phương án về quản lý rừng, bảo vệ
rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và quản lý lâm sản; cảnh báo, dự báo nguy
cơ cháy rừng; tổ chức lực lượng chuyên ngành phòng cháy, chữa cháy rừng.

5. Xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm
hành chính; khởi tố, điều tra hình sự các hành vi vi phạm pháp luật về lâm
nghiệp theo quy định của pháp luật.
6. Phối hợp với cơ quan Kiểm lâm địa phương tổ chức tuyên truyền về quản
lý bảo vệ rừng.
7. Tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho kiểm lâm và lực lượng bảo vệ
rừng chuyên trách.
8. Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công tác được giao.
9. Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện công tác giao rừng, cho thuê rừng; theo dõi
diễn biến tài nguyên rừng; quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành về quản lý
rừng, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và quản lý lâm sản.
10. Phối hợp với các đơn vị có liên quan và Kiểm lâm địa phương thực hiện
công tác quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và phát
triển sản xuất lâm nghiệp.
11. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Cục trưởng Cục Kiểm lâm giao.
Điều

6.

Nhiệm

vụ,

quyền

hạn

của

Chi


cục

Kiểm

lâm

tỉnh

1. Tham mưu xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy


9

phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về quản lý rừng, bảo vệ rừng, phòng
cháy, chữa cháy rừng và quản lý lâm sản.
2. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch
về quản lý rừng, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và quản lý lâm sản.
3. Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn,
chỉ đạo về quản lý rừng, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và quản lý
lâm sản.
4. Tổ chức bảo vệ Khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; các Khu rừng thuộc sở
hữu toàn dân nơi Nhà nước chưa giao, chưa cho thuê; kiểm tra, hướng dẫn
chủ rừng lập và thực hiện phương án phòng cháy, chữa cháy rừng; bồi dưỡng,
tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ bảo vệ rừng cho Kiểm lâm địa phương và
lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của chủ rừng.
5. Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức huy động lực
lượng, phương tiện của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn trong những tình
huống cần thiết và cấp bách để kịp thời tổ chức phòng cháy, chữa cháy rừng
và phá rừng.

6. Tổ chức thực hiện các biện pháp chống chặt, phá rừng trái phép và các
hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn.
7. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đon vị có liên quan tổ chức thanh tra,
kiểm tra việc bảo vệ rừng, khai thác rừng, sử dụng rừng, lưu thông, vận
chuyển, kinh doanh, cất giữ, chế biến lâm sản; đấu tranh phòng, chống các
hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp; tham mưu giải quyết các tranh
chấp, khiếu nại, tố cáo trong công tác quản lý bảo vệ rừng; hướng dẫn, kiểm
tra, xác minh và công bố phân loại doanh nghiệp chế biến, kinh doanh gỗ và
lâm sản.


10

8. Dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng; xây dựng lực lượng chuyên ngành về
phòng cháy, chữa cháy rừng; tổ chức phối hợp hoạt động bảo vệ rừng, phòng
cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn.
9. Xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm
hành chính; khởi tố, điều tra hình sự các hành vi vi phạm pháp luật về lâm
nghiệp theo quy định của pháp luật.
10. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức tuyên
truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.
11. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức Kiểm
lâm và lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của chủ rừng; thực hiện công tác
phòng, chống tiêu cực trong lực lượng Kiểm lâm ở địa phương.
12. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác giao rừng, cho thuê rừng, thu
hồi rừng; theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; phân loại rừng, phân định ranh
giới các loại rừng; quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành về quản lý rừng, bảo
vệ

rừng,


phòng

cháy,

chữa

cháy

rừng



quản



lâm sản.

13. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ rừng, tổ chức, cá nhân về lâm
nghiệp trên địa bàn.
14. Chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ, chấp hành chế độ báo cáo theo
hướng dẫn của Cục Kiểm lâm và Tổng cục Lâm nghiệp.
15. Chỉ đạo các hoạt động của Hạt Kiểm lâm huyện, Hạt Kiểm lâm rừng đặc
dụng, Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ trên địa bàn.
16. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn giao.
17. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không thành lập cơ
quan có chức năng tham mưu quản lý nhà nước về lâm nghiệp thì Chi cục
Kiểm lâm thực hiện toàn diện chức năng tham mưu quản lý nhà nước về lâm

nghiệp trên địa bàn.


11

Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hạt Kiểm lâm huyện
1. Tham mưu xây dựng, trình Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện
ban hành nghị quyết, quyết định, chương trình, kế hoạch về công tác quản lý,
bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn.
2. Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản chỉ đạo hoặc
ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện về công quản lý rừng, bảo vệ rừng,
phòng cháy, chữa cháy rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn.
3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch
về quản lý rừng, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và quản lý lâm sản
của Trung ương và địa phương.
4. Tổ chức bảo vệ Khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; các Khu rừng thuộc sở
hữu toàn dân nơi Nhà nước chưa giao, chưa cho thuê; kiểm tra, hướng dẫn
chủ rừng lập và thực hiện phương án phòng cháy, chữa cháy rừng; tham mưu
tổ chức huy động lực lượng, phương tiện trên địa bàn tham gia phòng, chống
cháy rừng.
5. Hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, phương án
về bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, giao rừng, theo dõi diễn biến
rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn.
6. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển
rừng; xây dựng lực lượng quần chúng bảo vệ rừng; huấn luyện nghiệp vụ cho
các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng ở cơ sở.
7. Hướng dẫn cộng đồng dân cư xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước
bảo vệ rừng.
8. Xử lý vi phạm hành chính; khởi tố vụ án, điều tra hình sự các hành vi vi
phạm pháp luật về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.

9. Tổ chức thực hiện công tác giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng; phân
loại rừng, phân định ranh giới các loại rừng; theo dõi diễn biến tài nguyên


12

rừng.
10. Tham mưu giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong công tác
quản lý bảo vệ rừng; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ rừng, tổ chức,
cá nhân về lâm nghiệp trên địa bàn.
11. Phân công và chỉ đạo hoạt động của kiểm lâm địa bàn.
12. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm
hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao.
13. Đối với các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh không thành lập cơ quan
có chức năng tham mưu quản lý nhà nước về lâm nghiệp thì Hạt Kiểm lâm
huyện thực hiện toàn diện chức năng tham mưu quản lý nhà nước về lâm
nghiệp trên địa bàn.
Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hạt kiểm lâm rừng đặc dụng, Hạt kiểm lâm
rừng phòng hộ
1. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch
về quản lý bảo vệ và phát triển rừng.
2. Tổ chức bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ sinh vật hại
rừng ở khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
3. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, vận động quần chúng nhân dân
tham gia bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng.
4. Bảo vệ hệ sinh thái; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; nghiên cứu khoa
học và hợp tác quốc tế, phát triển du lịch, giáo dục môi trường phù hợp chức
năng của khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ.
5. Hướng dẫn cộng đồng dân cư xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước
quản lý bảo vệ và phát triển rừng; phối hợp với Hạt kiểm lâm huyện và các

lực lượng khác trên địa bàn để bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng;
6. Xử lý vi phạm hành chính; khởi tố vụ án, điều tra hình sự các hành vi vi
phạm pháp luật về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.


13

7. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được giao Chi cục trưởng Chi cục Kiểm
lâm giao.
Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm lâm địa bàn
1. Tham mưu giúp Chủ tich Ủy ban nhân dân dự thảo, trình Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành nghị quyết, quyết định, kế hoạch về
quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn.
2. Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện các văn
bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về quản lý bảo vệ rừng,
phòng cháy, chữa cháy rừng của trung ương và địa phương.
3. Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý diện tích, ranh
giới các khu rừng, xác nhận hồ sơ xin giao rừng, thuê rừng, xác nhận nguồn
gốc lâm sản đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư theo
thẩm quyền;
4. Tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ rừng, phòng
cháy, chữa cháy rừng; hướng dẫn cộng đồng dân cư xây dựng và thực hiện
hương ước, quy ước bảo vệ rừng.
5. Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức quản lý, bảo vệ
diện tích rừng nhà nước chưa giao, chưa cho thuê; theo dõi diễn biến tài
nguyên rừng trên địa bàn; báo cáo kết quả kiểm kê rừng lên Ủy ban nhân dân
cấp huyện.
6. Tổ chức kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp
luật về quản lý bảo vệ rừng, xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền; tham
mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giải quyết các tranh chấp, khiếu

nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về lâm nghiệp theo quy định của pháp
luật.
7. Tổ chức xây dựng lực lượng quần chúng bảo vệ rừng ở cơ sở, tham mưu tổ


14

chức huy động lực lượng, phương tiện trên địa bàn tham gia phòng, chống
cháy rừng.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Hạt trưởng và Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp xã phân công [3].
2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Hạt Kiểm lâm huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc
Kạn
1. Tham mưu giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xây dựng các
văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về bảo vệ và phát triển rừng, quản
lý lâm sản trên địa bàn; huy động các đơn vị vũ trang, lực lượng, phương tiện
khác của các đơn vị, cá nhân đóng trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn, ứng cứu
những vụ cháy rừng và những vụ phá rừng nghiêm trọng trong những tình
huống cần thiết và cấp bách.
2. Phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan, các đơn vị thuộc
lực lượng vũ trang, lực lượng bảo vệ rừng của chủ rừng, thực hiện bảo vệ
rừng trên địa bàn:
- Bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, phát triển rừng; phòng, trừ
sâu bệnh hại rừng;
- Kiểm tra, ngăn chặn các hành vi vi phạm các quy định của nhà nước
về quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản; tổ chức tuần tra, truy quét các
tổ chức, cá nhân phá hoại rừng, khai thác, tàng trữ, mua bán, vận chuyển lâm
sản, săn bắt động vật rừng trái phép trên địa bàn;
- Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, chế độ, chính sách về quản lý bảo
vệ rừng và phát triển rừng, quản lý khai thác và sử dụng lâm sản; vận động

nhân dân bảo vệ, phát triển rừng; xây dựng lực lượng quần chúng bảo vệ
rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; huấn luyện nghiệp vụ cho các tổ, đội quần
chúng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng;


15

- Hướng dẫn chủ rừng, cộng đồng dân cư địa phương xây dựng và thực
hiện kế hoạch, phương án bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, quy ước
bảo vệ rừng;
- Phối hợp với Hạt kiểm lâm rừng đặc dụng, Hạt kiểm lâm rừng phòng
hộ trong công tác bảo vệ rừng, quản lý lâm sản trên địa bàn;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác về phát triển lâm nghiệp do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền phân công.
3. Tổ chức, chỉ đạo, quản lý hoạt động nghiệp vụ.
- Quản lý tổ chức, biên chế, kinh phí, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật,
thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng,
kỷ luật đối với công chức của đơn vị theo quy định của pháp luật.
- Bố trí, chỉ đạo, kiểm tra công chức kiểm lâm địa bàn cấp xã; theo dõi
diễn biến rừng, đất lâm nghiệp;
- Tổ chức, chỉ đạo, quản lý hoạt động của các Trạm kiểm lâm;
- Xử lý hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xử lý các vụ vi phạm thuộc
lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản theo quy định của pháp
luật;
- Kiểm tra việc thực hiện các phương án, quy hoạch, thiết kế kinh
doanh rừng, quy trình điều chế, khai thác;
- Chịu sự chỉ đạo, điều hành, chấp hành chế độ báo cáo thống kê và
thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh và Uỷ
ban nhân dân cấp huyện [4].
2.3. Tình hình quản lý bảo vệ rừng ở tỉnh Bắc Kạn

Trong những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên
địa bàn tỉnh Bắc Kạn gặp không ít khó khăn. Người dân tuy đã nhận thức
được tác dụng, lợi ích của việc bảo vệ và phát triển rừng nhưng chưa thấy


16

được đầy đủ vai trò, vị trí, ý nghĩa của rừng đối với môi trường sinh thái và
phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Tỉnh Bắc Kạn có tổng diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp là
423.026 ha (chiếm 87% tổng diện tích tự nhiên), trong đó: diện tích đất có
rừng là 336.045 ha (rừng tự nhiên 276.633 ha và rừng trồng 59.411 ha), diện
tích đất chưa có rừng 86.981 ha (bao gồm diện tích trồng rừng chưa thành
rừng là 25.342 ha), độ che phủ rừng năm 2016 đạt 71,5 % [20].
Tình hình vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng vẫn còn diễn biến
phức tạp và chưa có biện pháp ngăn chặn, xử lý triệt để. Công tác quản lý
khai thác lâm sản chưa chặt chẽ, tình trạng cấp phép không đúng thẩm quyền,
không đúng đối tượng, lợi dụng giấy phép để khai thác trái phép còn diễn ra ở
nhiều địa phương, như xã Đôn Phong, Quang Thuận, Dương Phong, Thanh
Mai, Mai Lạp - Chợ Mới, Liêm Thủy - Na Rì; nhiều cơ sở kinh doanh chế
biến lâm sản còn sử dụng lâm sản không có nguồn gốc hợp pháp vào chế
biến, tiêu thụ. Công tác tuyên truyền ở các đơn vị còn hạn chế, việc tuyên
truyền chủ yếu lồng ghép thông qua các cuộc họp thôn/bản nên hiệu quả chưa
cao [21].
Thực tế này cho thấy, rừng đóng vai trò quan trọng trong đời sống và
sản xuất sinh hoạt của người dân trong tỉnh. Tuy nhiên, làm thế nào để bảo vệ
và phát triển được vốn rừng hiện có lại không phải là chuyện giản đơn.
Năm 2016, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh
Bắc Kạn tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Tổng cục Lâm
nghiệp, Cục Kiểm lâm, Thường trực Tỉnh Uỷ, HĐND, UBND tỉnh, Sở Nông

nghiệp và PTNT, sự quan tâm phối hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành liên
quan và cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp trong tỉnh. Sự nỗ lực, phấn đấu
khắc phục khó khăn và quyết tâm, quyết liệt trong chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ
của lực lượng Kiểm lâm từ tỉnh đến cơ sở. Ý thức, trách nhiệm về bảo vệ, phát


×