Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

(Khóa luận tốt nghiệp) Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây chè kinh doanh trên địa bàn xã Định Biên huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 72 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

MA LĂNG ĐỒNG
TÊN ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY CHÈ KINH DOANH
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐỊNH BIÊN, HUYỆN ĐỊNH HÓA,
TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng nghiên cứu

Chuyên ngành/Ngành

: Phát triển nông thôn

Khoa

: Kinh tế và PTNT

Khóa học

: 2014 - 2018


Thái Nguyên- năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

MA LĂNG ĐỒNG
TÊN ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY CHÈ KINH DOANH
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐỊNH BIÊN, HUYỆN ĐỊNH HÓA,
TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng nghiên cứu

Chuyên ngành/Ngành

: Phát triển nông thôn

Lớp

: K46 PTNT N02


Khoa

: Kinh tế và PTNT

Khóa học

: 2014 - 2018

Giảng viên hướng dẫn

:Th.S Nguyễn Mạnh Hùng

Thái Nguyên- năm 2018


`

i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt này, trước hết em xin chân thành gửi lời
cám ơn tới lãnh đạo, tập thể các thầy giáo, cô giáo của trường Đại học Nông
lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho em thực hiện thành công đề tài.
- Thầy giáo: ThS.Nguyễn Mạnh Hùng, người đã trực tiếp hướng dẫn và
giúp đỡ tận tình trong suốt quá trình thực tập, nghiên cứu và hoàn tất khóa
luận tốt nghiệp.
- Ban lãnh đạo trường Đại học Nông lâm Thái nguyên và các thầy cô
khoa Kinh tế và PTNT đã tận tình dạy em trong suốt thời gian học, trang bị
cho em những kiến thức cần thiết, tạo điều kiện giúp đỡ về mặt tư liệu để có
thể hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp và nghề nghiệp trong tương lai.

- UBND xã Định Biên, huyện Định Hóa,tỉnh Thái Nguyên.
- Cám ơn các anh, chị đã tạo cho em có cơ hội làm việc trong một môi
trường chuyên nghiệp và năng động đầy sáng tạo, cũng như đã giúp đỡ và bố
trí công việc cho em trong thời gian thực tập tại cơ quan.
- Cuối cùng em xin bày tỏ lòng cảm ơn đến gia đình, bạn bè và người
thân đã chia sẻ, động viên em trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Do thời gian thực tập, kiến thức và khả năng còn hạn chế nên nội dung
đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy cô trong
khoa giúp đỡ, góp ý đề tài này được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Ma Lăng Đồng


`

ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Diện tích và cơ cấu sử dụng đất của xã Định Biên qua 3 năm 2015
– 2017........................................................................................... 29
Bảng 4.2. Diện tích và sản lượng chè của xã qua 3 năm 2015 - 2017 ........... 33
Bảng 4.3. Năng suất, sản lượng chè kinh doanh trên địa bàn xã Định Biên giai
đoạn 2015 – 2017 ......................................................................... 34
Bảng 4.4.Tình hình nhân lực sản xuất chè các hộ điều tra năm 2016 ............ 35
Bảng 4.5. Phương tiện phục vụ sản xuất chè của các hộ điều tra. ................. 36
Bảng 4.6. Diện tích đất trồng chè của các hộ điều tra ................................... 37
Bảng 4.7. Chi phí bình quân sản xuất chè trên 1 ha của các hộ điều tra năm

2017 ............................................................................................. 38
Bảng 4.8. Thu nhập từ chè trên 1 ha của các hộ điều tra năm 2017............... 40
Bảng 4.9. Kết quả sản xuất chè trên 1 ha của hộ điều tra năm 2017.............. 41
Bảng 4.10. Hiệu quả sản xuất chè của các hộ điều tra năm 2017 .................. 42
Bảng 4.11. Chi phí trên 1ha trồng ngô năm 2017 ......................................... 43
Bảng 4.12. So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế của sản suất cây chè ........... 44


`

iii

DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
CBKN

Cán bộ Khuyến nông

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CP

Chính phủ

DT

Diện tích

ĐVT


Đơn vị tính

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KN

Khuyến nông

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NS

Năng suất

TBKT

Tiến bộ kỹ thuật

TP

Thành phố

TW

Trung ương


UBND

Ủy ban nhân dân


`

iv

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. ii
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT............................................................... iii
MỤC LỤC .................................................................................................... iv
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1
1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................... 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ..................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất ........................................................... 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài ............................................................................ 4
2.1.1. Tầm quan trọng của cây chè đối với đời sống con người ...................... 4
2.1.2. Một số vấn đề về hiệu quả kinh tế......................................................... 5
2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc sản xuất chè hiện nay .......................... 9
2.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá năng suất cây chè .............................................. 14
2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới và ở Việt Nam.............. 16

2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới................................... 16
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè tại Việt Nam ................................. 17
2.2.3. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè ở Thái Nguyên. ................................. 20
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................ 24
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 24


`

v

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 24
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 24
3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 24
3.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 24
3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp.............................................. 24
3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp ............................................... 25
3.3.3. Phương pháp PRA .............................................................................. 25
3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................. 25
3.3.5. Các chỉ tiêu phân tích ......................................................................... 26
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THẢO LUẬN ................................ 28
4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Định Biên huyện
Định Hóa tỉnh Thái Nguyên ......................................................................... 28
4.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 28
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................... 30
4.1.3. Nhận xét về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Định Biên .... 32
4.2. Thực trạng phát triển sản xuất chè xã Định Biên ................................... 32
4.2.1. Tình hình sản xuất chè của xã Định Biên ............................................ 32
4.2.2. Năng suất, sản lượng .......................................................................... 33

4.3. Tình hình chung của nhóm hộ nghiên cứu ............................................. 35
4.3.1. Đặc điểm chung của hộ trồng chè ....................................................... 35
4.4. Phân tích hiệu quả kinh tế của cây chè trên địa bàn xã Định Biên huyên
Định Hóa ...................................................................................................... 38
4.4.1. Tình hình sản xuất của các hộ trồng chè ............................................. 38
4.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất chè ............................................ 45
4.4.3. Nhóm nhân tố về kỹ thuật ................................................................... 45
4.4.4. Nhóm nhân tố về kinh tế..................................................................... 45
4.4.5. Nhóm nhân tố về lao động ................................................................. 46


`

vi

4.5.1. Nhóm giải pháp đối với chính quyền địa phương ............................... 46
4.5.1.1. Quy hoạch vùng sản xuất chè .......................................................... 46
4.5.1.2. Giải pháp về giống........................................................................... 47
4.5.1.3.Giải pháp kỹ thuật ............................................................................ 47
4.5.1.4.Tăng cường hoạt động thông tin thị trường và xúc tiến thương mại .. 49
để tiêu thụ sản phẩm chè .............................................................................. 49
4.5.1.5.Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ở vùng chè ................. 49
4.5.1.6. Giải pháp về thương mại và tiêu thụ sản phẩm ................................ 50
4.5.1.7.Giải pháp về công tác khuyến nông .................................................. 50
4.5.2. Nhóm giải pháp đối với nông hộ......................................................... 51
4.5.2.1. Giải pháp về vốn đầu tư cho cây chè................................................ 51
4.5.2.2. Giải pháp về kỹ thuật ....................................................................... 52
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 55
5.1 Kết luận .................................................................................................. 55
5.2 Kiến nghị ................................................................................................ 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 58


`

1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Chè là cây công nghiệp dài ngày, nó có vị trí quan trọng trong nền kinh
tế quốc dân. Cây chè Việt Nam đã khẳng định được vị trí của mình, nó không
chỉ đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn mang lại một nguồn
thu ngoại tệ rất lớn cho nước ta. Trong những năm gần đây cây chè ở nước ta
có chiều hướng phát triển mạnh, diện tích trồng chè và giá trị xuất khẩu ngày
càng tăng rõ rệt.
Qua nghiên cứu cho thấy thị trường trong nước cũng như trên thế giới
sẽ ổn định và phát triển trong nhiều năm tới. Trong nghị quyết của Chính phủ
về định hướng phát triển chè đến năm 2016 [1] đã đề ra mục tiêu phải đáp
ứng đủ nhu cầu trong nước và tăng kim ngạch xuất khẩu chè lên khoảng 200
triệu USD/năm (tăng gấp 4 lần so với năm 2005), giải quyết việc làm cho
hàng ngàn lao động.
Chè là một trong những cây có giá trị cao ở trung du, miền núi phía Bắc
và Tây Nguyên, là cây xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc miền
núi. Riêng với tỉnh Thái Nguyên cây chè đã góp phần làm giàu cho nhiều
thành phần kinh tế, đặc biệt là chủ cơ sở nhỏ và các doanh nghiệp. Ngành chè
Thái Nguyên đã giải quyết việc làm cho 66.000 hộ nông dân, sản lượng chè
khô thu được hàng năm đạt 16.000 tấn, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng
năm đạt 4,2 - 4,8 triệu USD [1].
Việt Nam được đánh giá là nước có ngành sản xuất chè truyền thống

với nhiều vùng chè đặc sản nổi tiếng. Sản lượng chè hàng năm đạt 577 nghìn
tấn chè thô. Chè Việt Nam đã được xuất sang 107 thị trường trên thế giới,
trong đó có 68 thị trường thuộc các quốc gia thành viên của Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO). Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam vẫn xuất khẩu chủ yếu là


`

2

chè bán thành phẩm với chất lượng ở mức trung bình. Câu hỏi mà ngành chè
đang quan tâm nhất hiện nay là làm sao quy hoạch tốt nguồn nguyên liệu,
nâng cao chất lượng chè phục vụ xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh, khẳng
định được thương hiệu chè Việt Nam trên thị trường thế giới.
Hiện nay tham gia chế biến và tiêu thụ chè tại Thái Nguyên có các
thành phần kinh tế: Công ty TNHH, công ty liên doanh, doanh nghiệp tư nhân
và hộ gia đình. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 29 doanh nghiệp, trong đó
có 8 doanh nghiệp nhà nước, 2 công ty cổ phần, còn lại là các doanh nghiệp
tư nhân, công ty liên doanh phân bố trong các huyện trong tỉnh, 2 công ty cổ
phần, còn lại là các doanh nghiệp tư nhân.
Tuy vậy nguồn chè cung cấp để sản xuất thì vẫn còn rất hạn chế về chất
lượng, mẫu mã dẫn tới giá thành của chè xuất khẩu của Việt Nam nói chung và
Thái Nguyên nói riêng có giá thấp hơn 25 - 50% so với giá thị trường thế giới
Định Biên cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoáng 50 km và
cách trung tâm thị trấn Chợ Chu khoảng 10 km. Đây là một trong số những
vùng sản xuất chè được đánh giá là vùng đất sản xuất chè ngon và nước chè
có màu mật ong vàng óng.
Cây chè xuất hiện ở Định Biên từ cuối thế kỷ XIX, hiện nay tổng diện
tích chè toàn xã đang được phân bố rộng, năng suất chè bình quân đạt ở mức
cao. Tuy nhiên sản xuất chè ở Định Biên vẫn mang tính nhỏ lẻ, sản phẩm làm

ra chưa có tính cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và nước ngoài.
Người dân trồng chè chỉ biết chăm sóc và thu hái nhưng khi mang sản phẩm
ra bán ngoài thị trường thì giá cả lại không ổn định. Đặc biệt, hiện vẫn chưa
có một bức tranh tổng quát về hiệu quả kinh tế của cây chè so với những cây
trồng khác tại địa phương. Xuất phát từ những thực tế trên chúng tôi đã tiến
hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây chè kinh doanh
trên địa bàn xã Định Biên huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên”.


`

3

1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích được đầy đủ, chính xác hiệu quả sản xuất chè của xã Định
Biên, qua đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển sản xuất chè, nâng cao thu
nhập và đời sống cho hộ nông dân, góp phần thực hiện chiến lược phát triển
kinh tế theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội bộ,
tăng sản lượng hàng hoá đáp ứng yêu cầu của thị trường.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về sản xuất chè và hiệu quả kinh tế
nói chung, của cây chè nói riêng trong phát triển sản xuất kinh doanh.
Đánh giá thực trạng phát triển và phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất
chè ở xã Định Biên, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế về mặt hiệu quả sản
xuất chè.
Đề xuất một số phương hướng và giải pháp kinh tế chủ yếu, nhằm
nâng cao hiệu quả kinh tế của cây chè.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học

Có được cái nhìn tổng thể về thực trạng sản xuất và hiệu quả sản xuất
chè của xã Định Biên.
Đề tài cũng là tài liệu tham khảo cho Trường, Khoa, các nghiên cứu
trong ngành và sinh viên các khóa tiếp theo.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp phần nào vào việc đánh giá hiệu
quả sản xuất chè tại xã Định Biên.
Giúp người dân có cơ sở để tiếp tục mở rộng sản xuất lúa và đề ra
phương hướng đề nâng cao hiệu quả kinh tế của cây chè đem lại cho người
dân trên địa bàn xã.


`

4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài
2.1.1. Tầm quan trọng của cây chè đối với đời sống con người
Chè là loại cây trồng 1 lần nhưng có thể thu hoạch nhiều lần: từ 30 đến
50 năm. Trồng và thâm canh từ đầu, liên tục trong 3 năm cây chè được đưa
vào giai đoạn thu hoạch do có tính ổn định về năng suất mang lại lợi ích kinh
tế cao. Ngoài ra cây chè là cây cần nhiều lao động trong việc trồng và thu
hoạch. Từ búp chè hay các phần khác của cây chè mà người ta chế tạo ra các
sản phẩm khác nhau như: chè tươi, chè túi lọc, chè xanh, chè đen, chè vàng...
Chè có nhiều vitamin giúp thanh lọc cơ thể, giải khát, có tác dụng giảm
thiểu một số bệnh thường gặp về máu ....do đó chè đã trở thành đồ uống phổ
thông trên thế giới Tại một số nước thói quen uống nước chè đã tạo thành một
nền văn hóa truyền thống, một tập quán. Hiện nay khoa học tiến bộ đã đi sâu

vào nghiên cứu tìm ra được một số hoạt chất quý có trong cây chè như:
cafein, vitamin A, B1... Đặc biệt trong cây chè còn chứa Vitamin C là loại
Vitamin dùng để điều chế thuốc tân dược vì thế chè không những là loại cây
giải khát mà chè còn có tên trong danh sách cây y dược [11].
Ở Nhật Bản, cây chè bắt đầu được biết đến khi nhà sư Saicho mang từ
Trung Quốc sang vào thế kỷ thứ VIII cùng với các tư tưởng văn hóa, nghề
trồng trọt, Phật giáo. Người Nhật Bản cũng có sở thích uống chè và với khoa
học tiên tiến hiện nay họ đã chứng minh được cây chè có tác dụng hút chất
phóng xạ độc hại. Bằng chứng là tại thế chiến thứ 2 sau khi quân đội Mỹ đã
ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 vùng đông dân nhất của nước này thì tại
nơi đó những vùng trồng chè tại 2 thành phố đó vẫn sống khỏe mạnh. Chính
vì thế người Nhật đã gọi đây là thức uống của thời đại nguyên tử.


`

5

Tại Việt Nam cây chè là thức uống vô cùng quen thuộc đối với người
dân. Chè có vị đậm, mới uống có vị đắng và chát nhưng khi uống xong lại
thấy có vị ngọt ở đầu lưỡi, uống chè phải uống đến nước thứ 3 thì mới cảm
nhận được hết những cái ngon của chè.
Chè còn là một món không thể thiếu trong các dịp lễ hội, các dịp tết,
cưới hỏi, ma chay. Trong các dịp đó nếu thiếu đi chè thì bản sắc văn hóa của
đất nước có hơn 4000 năm lịch sử cũng bị mất đi. Vì thế đối với các nước trên
thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thì cây chè được coi như là truyền
thống của dân tộc [10].
Hiện nay chè là loại cây có giá trị xuất khẩu cao ngoài ra tại thị trường
trong nước hiện nay cũng đòi hỏi về chất lượng cây chè ngày càng cao. Phát
triển sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ giúp tăng thu nhập cho người nông dân tại

một số vùng miền núi. Do đó việc phát triển ngành chè trong những năm tới
là rất khả thi.
2.1.2. Một số vấn đề về hiệu quả kinh tế
2.1.2.1. Hiệu quả sản xuất
* Hiệu quả sản xuất : người sản xuất phải đối mặt với các giới hạn
trong việc sử dụng các nguồn lực sản xuất. Do đó, cần phải xem xét và lựa
chọn thứ tự ưu tiên các hoạt động cần thực hiện dựa vào các nguồn lực đó sao
cho đạt kết quả cao nhất. Trong đó gồm ba yếu tố mà Pauly (1970) và Culyer
(1985) đã rút ra nhận xét như sau:
- Không sử dụng nguồn lực lãng phí.
- Sản xuất với chi phí thấp nhất.
- Sản xuất để đáp ứng nhu cầu của con người. Từ nhận xét này, chúng
ta có thể thấy rằng: 2 nhận xét đầu liên quan đến quá trình sản xuất và nhận
xét thứ 3 liên quan đến thị trường (phân phối). Tóm lại, trong bất cứ quá trình
sản xuất nào, khi tính hiệu quả sản xuất thì người ta thường đề cập đến 3 nội
dung cơ bản: hiệu quả kinh tế, hiệu quả kĩ thuật và hiệu quả phân phối.


`

6

* Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế được đo bằng sự so sánh kết quả
sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hiệu quả kinh tế
là biểu hiện của tính hiện hữu về mặt kinh tế của việc sử dụng các vật tư, lao
động, tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nó chỉ ra các mối quan hệ
giữa các lợi ích kinh tế thu được với các chi phí bằng tiền trong mỗi chu kì
kinh doanh. Lợi ích kinh tế càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao và
ngược lại.
Hay nói cách khác, tiêu chí về hiệu quả kinh tế thực ra là giá trị. Có

nghĩa là, khi có sự thay đổi làm tăng giá trị sản xuất kinh doanh thì sự thay
đổi đó có hiệu quả và ngược lại là không hiệu quả. Các yếu tố đánh giá hiệu
quả kinh tế:
- Tổng thu nhập = Giá bán * Tổng sản lượng.
- Tổng chi phí = Chi phí đầu tư ban đầu + Chi phí trung gian +Chi phí khác.
- Lợi nhuận = Tổng thu nhập – Tổng chi phí
* Hiệu quả kĩ thuật: đòi hỏi các sản xuất tạo ra một số lượng sản phẩm
nhất định xuất phát từ việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất. Hiệu quả
kỹ thuật được xem chỉ là một thành phần của hiệu quả kinh tế.
*Hiệu quả phân phối: thể hiệu giữa người sản xuất và người tiêu dung.
Có nghĩa là, người sản xuất phải cung cấp những sản phẩm mà người tiêu
dùng cần nhất.
2.1.2.2.Khái niệm của hiệu quả kinh tế
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự phát
triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực
và mức độ chi phí các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện
mục tiêu kinh doanh. Nó là thước đo trở nên ngày càng quan trọng của sự
tăng trưởng kinh tế là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu
kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.


`

7

* Đối với các yếu tố đầu vào:
Các yếu tố đầu vào trong các hoạt động sản xuất của người dân bao
gồm tất cả các chi phí về tài chính, thời gian, công lao động... (chi phí giống,
chi phí phân bón, chi phí marketing...)
Do các tư liệu sản xuất tham gia vào quy trình sản xuất không đồng

nhất có thể lại rất khó xác định giá trị nào đào thải và chi phí sửa chữa nên
việc tính toán khấu hao và phân bổ chi phí để xác định các chỉ tiêu hiệu quả
có tính chất tương đối.
Do sự biến đổi không ngừng của thị trường nên việc xác định chi phí cố
định là không chính xác mà chỉ có tính tương đối.
Một số yếu tố đâu vào rất khó lượng hóa (thông tin, tuyên truyền, cơ sở
hạ tầng...) nên không thể tính toán một cách chính xác.
* Đối với yếu tố đầu ra:
Yếu tố đầu ra của hoạt động sản xuất của người dân chính là kết quả của
quá trình sản xuất đó là các sản phẩm nông nghiệp, những lợi ích từ hoạt động
sản xuất kinh tế.
Phần lớn những kết quả sản xuất ra là có thể lượng hóa được một cách
cụ thể nhưng vẫn có những yếu tố không thể lượng hóa được: Bảo vệ môi
trường, năng lực cạnh tranh của nhà sản xuất khả năng tạo việc làm.
Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sản suất kinh doanh là phải đạt được
hiệu quả tối đa chi phí và chi phí tối thiểu ở đây được hiểu theo nghĩa rộng chi
phí tạo ra nguồn lực và chi phí sử dụng nguồn lực bao gồm cả chi phí cơ hội,
cách tính như vậy sẽ khuyến khích các nhà kinh doanh lựa chọn phương
hướng kinh doanh tối đa nhất, các mặt hàng sản suất có hiệu quả cao hơn.


`

8

2.1.2.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
* Giá trị sản xuất (GO):
Là toàn bộ giá trị tính bằng tiền thu được của các loại sản phẩm trên
một đơn vị diện tích trong một chu kỳ sản xuất.
- Công thức tính: GO = ∑Qi x Pi.

Trong đó:
- Qi là khối lượng sản phẩm chè loại i.
- Pi là giá trị cả sản phẩm i.
* Chi phí Trung gian (IC):
Là khoản chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ được sử dụng
trong quá trình sản xuất ra sản phẩm như: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,
công cụ lao động.
- Công thức tính: IC = ∑Ci
Trong đó: Ci là khoản chi phí thứ i trong vụ sản xuất.
* Giá trị tăng thêm: (VA) là phần giá trị tăng thêm của người lao động
khi sản xuất một đơn vị diện tích trong năm.
- Công thức tính: VA = GO – IC
* Thu nhập hỗn hợp (MI)
- Là phần thu nhập thuần túy của người sản xuất, bao gồm cả công lao
động và lợi nhuận thu được do sản xuất trong một chu kỳ sản suất trên quy
mô diện tích.
- Công thức tính:
MI = VA – (A+T)
Trong đó:
+ A: là giá trị khấu hao tài sản cố định.
+ T: là tiền thuế sử dụng đất nông nghiệp.
* Lợi nhuận: (Pr)


`

9

Là phần lãi ròng trong thu nhập hỗn hợp sau khi thanh toán toàn bộ số
tiền công lao động trong một chu kỳ sản xuất trên một đơn vị diện tích.

- Công thức tính:
Pr =MI – P x L
Trong đó
+ P: là Giá trị thuê một ngày công lao động
+ L: là số công lao động sử dụng trong một chu kỳ sản xuất.
2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc sản xuất chè hiện nay
2.1.3.1. Đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất chính quyết định tới thành phẩm của cây chè.
Muốn chè có chất lượng cao thì đất trồng chè phải có độ cao nhất định.
Tại một số vùng đất trồng chè thường có độ cao từ 500m đến 800m so với
mặt nước biển. Chè được trồng tại các vùng đất cao có hương vị ngon hơn
chất lượng cao hơn so với chè được trồng tại các vùng đất thấp.Cây chè được
trồng chủ yếu ở vùng đồi núi, với độ dốc từ 0- 250, độ dốc càng cao thì độ sói
mòn đất càng lớn, đất nghèo dinh dưỡng sẽ không nuôi sống được cây chè
lâu. Bình thường một cây chè có đủ dinh dưỡng sẽ sống được khoảng từ 30
đến 50 năm. Chè còn là một loại cây thân gỗ dễ ăn sâu vì thế tầng đất dày
phải từ 50cm. Cây chè là loại cây ưa các loại đất thịt đất pha cát là các loại đất
dễ hút nước nhưng cũng dễ thoát nước vì chè là loại cây cần ẩm nhưng sợ
úng. Độ chua quyết định tới việc sinh trưởng của chè, độ chua pH thường từ
5-5,5 chè sinh trưởng bình thường. Độ pH=3 chè có lá màu xanh thẫm,có cây
chết. Độ pH 7,5 cây chè có lá màu vàng cằn, ít lá. Trồng chè tại các vùng đất
kiềm trung tính cây chè sẽ chết dần. Ngoài ra chè là cây dễ sống nhưng cũng
cần đủ dinh dưỡng, nên trồng tại các vùng có nhiều mùn [6].


`

10

2.1.3.2. Khí hậu

Theo các tài liệu nghiên cứu thì yêu cầu tổng lượng nước mưa bình
quân trong một năm đối với cây chè khoảng 1.500 mm và mưa phân bố đều
trong các tháng. Bình quân lượng mưa của các tháng trong thời kỳ chè sinh
trưởng phải lớn hơn hoặc bằng 100 mm, nếu nhỏ hơn 100 mm chè sinh
trưởng không tốt. Độ ẩm không khí từ 70-90%, độ ẩm đất từ 70-80%, độ dốc
đất trồng chè không quá 30°. Ở nước ta chè thu hoạch nhiều vào tháng 5 đến
tháng 10 trong năm. Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh
trưởng của cây chè.
Chè ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ xuống dưới 10°C và trên 40°C.
Nhiệt độ thích hợp cho việc sinh trưởng là từ 22 đến 28°C. Mùa đông cây chè
ngừng sinh trưởng mùa xuân phát triển trở lại. Tuy nhiên các giống chè khác
nhau thì sự chống chọi với thời tiết cũng khác nhau. Cây chè vốn là cây ưa
các vùng sinh thái ẩm ướt, các vùng cận nhiệt đới. Điều chú ý là cây chè lá
nhỏ ưa sáng hơn chè lá to.
2.1.3.3. Nguồn lao động
Lao động hiện nay hết sức dồi dào tại vùng nông thôn. Việc tận dụng
nguồn lao động tại địa phương có nhiều lợi ích do người lao động có nhiều
kinh nghiệm trong việc sản xuất, thu hoạch. Người dân lại chịu khó chăm làm
giá nhân công rẻ, am hiểu địa hình tại địa phương....
2.1.3.4. Hệ thống cơ sở chế biến chè
Sau khi hái được chè nguyên liệu (chè búp tươi) người ta sẽ tiến hành
chế biến, từ chè búp tươi tạo ra chè thành phẩm, sau đó mới đem đi tiêu thụ
trên thị trường. Ngoài yêu cầu về chất lượng chè nguyên liệu, thì công tác tổ
chức, chế biến, quy trình chế biến cũng ảnh hưởng tới chất lượng chè thành
phẩm. Hạch toán được giá thành từ đó quyết định được mức giá bán trên thị
trường sao cho phù hợp. Hiện nay ngành chè Việt Nam đang có những bước


`


11

tiến đáng kể trong khâu chế biến, nhiều công ty, doanh nghiệp được thành lập,
hay chuyển đổi thành các công ty cổ phần tham gia liên kết với nước ngoài
đưa vào sử dụng những dây chuyền hiện đại, công suất lớn đã đáp ứng được
phần nào yêu cầu của quá trình sản xuất chè. Tuy nhiên các doanh nghiệp này
phần lớn chỉ sản xuất, chế biến chè đen để phục vụ xuất khẩu là chủ yếu. Một
hình thức chế biến khác cũng đang được chú ý và áp dụng khá phổ biến là
cách chế biến thủ công, nông hộ mà Thái Nguyên là một ví dụ tiêu biểu. Ở
các hộ nông dân trồng chè, việc sản xuất chè nguyên liệu và khâu chế biến
luôn gắn liền với nhau. Với hình thức này các hộ trồng chè cố gắng phát huy
cao độ những kỹ thuật cá nhân vừa có tính truyền thống, gia truyền vừa có
tính khoa học để chế biến ra sản phẩm tốt nhất. Thực tế cho thấy, hầu hết
sản phẩm chè chế biến từ các hộ gia đình có chất lượng cao hơn hẳn so với
chế biến tại các nhà máy. Như vậy việc xây dựng các cơ sở chế biến chè, từ
nhỏ tới lớn, từ chế biến thủ công tới chế biến công nghiệp là yêu cầu hết
sức cấp bách và có ý nghĩa rất lớn quyết định tới sự phát triển của ngành
chè nói chung.
2.1.3.5. Giống chè
Là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng chè
nguyên liệu và chè thành phẩm. Có thể nói giống là tiền đề năng suất, chất
lượng chè thời kỳ dài 30- 40 năm thu hoạch, nên cần được hết sức coi trọng.
Giống chè là giống có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu được điều
kiện sống khắc nghiệt và sâu bệnh. Nguyên liệu phù hợp chế biến các mặt
hàng có hiệu quả kinh tế cao. Cùng với giống tốt trong sản xuất kinh doanh
chè cần có một số cơ cấu giống hợp lý, việc chọn tạo giống chè là rất quan
trọng trong công tác giống. Ở Việt Nam đã chọn, tạo được nhiều giống chè tốt
bằng phương pháp chọn lọc cá thể như: PH1, TRI777, 1A, TH3, . Đây là một
số giống chè khá tốt, tập trung được nhiều ưu điểm, cho năng suất và chất



`

12

lượng búp cao, đã và đang được sử dụng ngày càng nhiều, trồng trên diện tích
rộng, bổ sung cơ cấu giống vùng và thay thế dần giống cũ trên các nương chè
cằn cỗi. Bên cạnh đặc tính của các giống chè, phương pháp nhân giống cũng
ảnh hưởng trực tiếp tới chè nguyên liệu. Hiện nay có 2 phương pháp được áp
dụng chủ yếu là trồng bằng hạt và trồng bằng cành giâm. Đặc biệt phương
pháp trồng chè cành đến nay đã được phổ biến, áp dụng rộng rãi và dần dần
trở thành biện pháp chủ yếu trên thế giới cũng như ở Việt Nam [6].
2.1.3.6. Áp dụng tiến bộ khoa học
Cùng với việc tạo ra giống mới thì việc đưa khoa học vào chế biến sản
phẩm chè cũng là điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng sản phẩm:
- Tủ cỏ rác và tưới nước: Tủ cỏ rác tăng năng suất chè 30-50% do giữ
được ẩm, tăng lượng mùn và các chất dinh dưỡng dễ tiêu trong đất. Chè cũng
là cây trồng rất cần nước, nếu cung cấp nước thường xuyên thì năng suất chè
nguyên liệu sẽ tăng từ 25-40%.
- Đốn chè: Là biện pháp kỹ thuật cần thiết để nâng cao năng suất, chất
lượng chè. Kết quả nghiên cứu ở Inđônêxia cho thấy hàm lượng cafein của
nguyên liệu chè đốn cao hơn nguyên liệu chè chưa đốn. Ngoài phương pháp
đốn, thời vụ đốn cũng ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng chè. Thường tiến
hành đốn vào thời kỳ cây chè ngừng sinh trưởng, không ra búp từ giữa tháng
12 đến cuối tháng 1 hàng năm nhưng tập trung chủ yếu vào tháng 1.
- Bón phân: Bón phân cho chè nhất là chè kinh doanh là một biện pháp
kỹ thuật quan trọng quyết định trực tiếp tới năng suất và chất lượng chè búp.
Chè là cây có khả năng thích ứng với điều kiện dinh dưỡng rất rộng rãi,
nó có thể sống nơi đất rất màu mỡ cũng có thể sống ở nơi đất cằn cỗi mà vẫn
có thể cho năng suất nhất định. Tuy nhiên muốn nâng cao được năng suất,

chất lượng thì cần phải bón phân đầy đủ. Bón phân cho chè là biện pháp kinh
tế kỹ thuật cần thiết để nâng cao năng suất và chất lượng cho chè, nhưng biện


`

13

pháp này cũng có những tác dụng ngược. Bởi nếu bón phân không hợp lý sẽ
làm cho năng suất và chất lượng không tăng lên được, thậm chí còn bị giảm
xuống. Nếu bón đạm với hàm lượng quá cao hoặc bón các loại phân theo tỷ lệ
không hợp lý sẽ làm giảm chất Tanin hoà tan của chè, làm tăng hợp chất Nitơ
dẫn tới giảm chất lượng chè. Vì vậy bón phân cần phải bón đúng cách, đúng
lúc, đúng đối tượng và cần cân đối các yếu tố dinh dưỡng chủ yếu như: Đạm,
lân, kali sao cho phù hợp.
2.1.3.7. Nhóm nhân tố về điều kiện kinh tế xã hội
* Thị trường
- Thị trường là yếu tố quan trọng và có tính quyết định đến sự tồn tại
của cơ sở sản xuất kinh doanh chè, của các đơn vị sản xuất trong nền kinh tế
thị trường: Mỗi nhà sản xuất, mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh và mỗi cá nhân
đều phải trả lời 3 câu hỏi của kinh tế học đó là: sản xuất cái gì, sản xuất như
thế nào và sản xuất cho ai. Câu hỏi sản xuất cái gì được đặt lên hàng đầu,
mang tính định hướng. Để trả lời được câu hỏi này người sản xuất phải tìm
kiếm thị trường, tức là xác định nhu cầu có khả năng thanh toán của thị
trường đối với hàng hoá mà họ sẽ sản xuất ra. Thị trường đóng vai trò là khâu
trung gian nối giữa sản xuất và tiêu dùng.
- Khi tìm kiếm được thị trường, người sản xuất phải lựa chọn phương
thức tổ chức sản xuất như thế nào cho phù hợp, sao cho lợi nhuận thu được là
tối đa. còn việc giải quyết vấn đề sản xuất cho ai, đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ
được thị trường, xác định rõ được khách hàng, giá cả và phương thức tiêu thụ.

Muốn vậy phải xem xét quy luật cung cầu trên thị trường. Ngành chè có ưu
thế hơn một số ngành khác, bởi sản phẩm của nó được sử dụng khá phổ thong
ở trong nước cũng như quốc tế. Nhu cầu về mặt hàng này khá lớn và tương
đối ổn định. Hơn nữa chè không phải là sản phẩm tươi sống, sau khi chế biến
có thể bảo quản lâu dài, chè mang tính thời vụ cũng ít gắt gao hơn các loại


`

14

cây ăn quả. Chính nhờ những ưu điểm trên dễ tạo ra thị trường khá ổn định và
khá vững chắc, là điều kiện, là nền tảng để kích thích, thúc đẩy sự phát triển
của ngành chè.
* Giá cả
Đối với người sản xuất nông nghiệp nói chung, của người trồng chè nói
riêng thì sự quan tâm hàng đầu là giá chè (giá chè búp tươi và chè búp khô)
trên thị trường; giá cả không ổn định ảnh hưởng tới tâm lý người trồng chè.
- Có thể nói sự biến động của thị trường ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống
của người sản xuất nói chung, cũng như người làm chè, ngành chè nói riêng.
Do đó việc ổn định giá cả, mở rộng thị trường tiêu thụ chè là hết sức
cần thiết cho sự phát triển lâu dài của ngành chè.
* Hệ thống chính sách vĩ mô của Nhà nước
- Thành tựu về kinh tế của Việt Nam hơn 10 năm qua là do nhiều nhân
tố tác động, trong đó phải kể đến sự đóng góp tích cực của đổi mới quản lý
kinh tế vĩ mô. Sự đổi mới này được diễn ra trong tất cả các ngành, các lĩnh
vực sản xuất. Ngành chè cũng như các ngành sản xuất khác, muốn mở rộng
quy mô và chất lượng trong sản xuất kinh doanh, nhất thiết phải có hệ thống
chính sách kinh tế thích hợp nhằm tạo dựng mối quan hệ hữu cơ giữa các
nhân tố với nhau để tạo hiệu quả kinh doanh cao nhất. Kết quả sản xuất phụ

thuộc rất nhiều vào chính sách kinh tế, một chính sách kinh tế không phù hợp
sẽ kìm hãm phát triển của ngành, ngược lại một chính sách thích hợp sẽ kích
thích sản xuất phát triển.
2.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá năng suất cây chè
* Chỉ tiêu diện tích trồng chè
Để xác định được tiềm năng phát triển sản xuất chè ở địa phương trước
hết phải xác định được chỉ tiêu về diện tích chè (bao gồm tổng diện tích, diện


`

15

tích kinh doanh, diện tích trồng mới). Từ đó biết được thực tế diện tích hiện
có và diện tích còn khả năng mở rộng sản xuất.
*Chỉ tiêu về năng suất
Đây là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu, bởi muốn đánh giá được thực
trạng sản xuất của một địa phương hay một cơ sở sản xuất kinh doanh thì
người ta xem xét đến năng suất cây trồng. Như vậy, tìm hiểu được năng suất
thực tế của cây chè ở địa phương, thông qua đó có biện pháp đầu tư thích hợp
tăng năng suất.
*Chỉ tiêu về sản lượng
Sản lượng luôn là chỉ tiêu để xem xét, nó có vai trò khá quan trọng
trong việc phản ánh về mặt lượng của quá trình phát triển sản xuất chè . Sản
lượng chè là yếu tố quyết định để đánh giá được hiệu quả của việc sản xuất
chè của các hộ trồng chè xã Định Biên, huyện Định Hóa.
*Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế
Chè là cây công nghiệp lâu năm, có đời sống kinh tế dài, mau cho sản p
hẩm, cho HQKT cao. Chè trồng một lần có thể thu hoạch 30-40 hoặc có thể
lâu hơn nữa.

Chè là cây cho thu nhập cao và ổn định giúp người dân xóa đói giảm
nghèo. Chè là sản phẩm có thị trường quốc tế ổn định, rộng lớn và ngày càng
được mở rộng bởi chè có nhiều giá trị sử dụng như trên cho nên ngày nay nó
được sử dụng phổ biến trên thế giới.[4]
Ở nước ta, chè là một trong những cây có giá trị xuất khẩu cao, theo số
liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2009 lượng chè xuất khẩu của Việt Nam đạt
134.000 tấn với kim ngạch đạt 179,5 triệu USD, tăng 28,4% về lượng và tăng
22,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2008.[5]


`

16

2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới
2.2.1.1. Tình hình sản xuất
Hiện nay trên thế giới có 58 nước trồng chè, ( trong đó có 30 nước
trồng chè chủ yếu), 115 nước sử dụng chè làm đồ uống. Trong sản xuất cây
công nghiệp trên thế giới, cây chè trở thành một ngành nghề được nhiều
người công nhận. Theo thống kê của Uỷ ban chè thế giới (ITC), từ năm 1953
đến năm 1990, cứ sau 20 năm sản lượng chè thế giới tăng gấp 2 lần. Trong
các nước trồng chè thì Kenia là nước có tốc độ phát triển nhanh nhất, Kenia
bắt đầu trồng chè từ năm 1920 sau 40 năm tổng sản lượng chè đạt 200.000 tấn
chè khô/năm. Ngoài ra còn một số nước có diện tích chè lớn như Trung Quốc,
Đài Loan. Trong 40 năm gần đây, sản lượng chè của các nước không giống
nhau, mức tăng sản lượng cũng khác nhau. Sản lượng đạt trên 20 vạn tấn/năm
chỉ có Ấn Độ, Trung Quốc và Srilanka, Pakistan, sản lượng trên 10 vạn tấn có
5 nước Indonexia, Kenia, Nhật Bản, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và trên 20 nghìn tấn có
9 nước, trong đó có Việt Nam [2]. Hiện nay 3 nước Trung Quốc, Ấn Độ,

Srilanka chiếm 60% tổng sản lượng chè trên thế giới.
2.2.1.2. Tình hình tiêu thụ
- Thị trường: Xuất khẩu chè của các nước trên thế giới đều có xu hướng
tăng trong những tháng cuối năm 2017. Trong đó sản lượng chè đen của Sri
Lanka tháng 10 tăng khoảng 1,7 triệu kg so với tháng 9, đạt 26 triệu kg chè,
tương tự sản lượng chè xanh xuất khẩu cũng tăng vào tháng cuối năm. Sản
lượng chè xuất khẩu tháng 10 đạt 240 nghìn kg, tăng 49,1% so với tháng 9.
Khối lượng chè xuất khẩu tháng 11 của Kenya cũng tăng hơn so với tháng 10
năm 2017 là 9,1 triệu kg, đạt 39,3 triệu kg. Đối với nước xuất khẩu Chè lớn
thứ 2 trên thế giới, Ấn Độ, khối lượng chè xuất khẩu trong tháng 10 mặc dù
nguồn cung tăng nhưng xuất khẩu chè lại giảm 6,4% xuống còn 17,69 triệu kg


`

17

do nguồn cầu kém từ Trung Đông. - Gía cả: Giá chè trung bình thế giới trong
những tháng cuối năm lại có xu hướng giảm. Điều này được giải thích do
nguồn cung tăng trong khi nhu cầu lại giảm. Giá chè xuất khẩu trung bình
tháng 11 đạt 351,27 US cent/kg, đã giảm 5,87 US Cent/kg so với giá hồi
tháng 10. Tuy nhiên, tuỳ từng loại chè và tuỳ nước mà giá chè lại có những
thay đổi khác nhau. Tại Sri Lanka giá các loại Chè CTC tại thị trường
Colombo có xu hướng tăng vào những tháng cuối năm, trong đó giá chè CTC
trung bình tháng 11 đạt 315,48 RS/kg tăng 12,64 RS/kg so với hồi tháng 10;
chè CTC cao có 325,31 RS/kg tăng 2,48 RS/kg so với hồi tháng 10.
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè tại Việt Nam
2.2.2.1. Tình hình sản xuất
Từ lâu chè đã trở thành thứ nước uống thân thuộc của người dân Việt
Nam. Uống chè giúp cho con người ta thư thái, xoá tan đi mệt mỏi và giúp

cho mợi người xích lại gần nhau hơn. Cũng như mọi ngành nghề, chúng ta
vẫn thường gặp những quán nước chè lâu đời và những người bán nước chè
có nghề. Trên phố phường, trong cụm dân cư, có những quán chè trở thành
hình ảnh quen thuộc mang dáng vẻ yên tĩnh, nhàn nhã vốn có của nó. Bên
cạnh chức năng giải khát, chè có tác dụng sinh lý rất rõ rệt đối với sức khỏe
con người.Những năm gần đây có nhiều cơ chế chính sách đầu tư ưu tiên phát
triển ngành chè. Cây chè được coi là cây trồng xóa đói giảm nghèo và tiến lên
làm giàu của nhiều hộ nông dân Việt Nam nằm trong vùng nguyên sản của
cây chè thế giới, có điều kiện địa hình, đất đai, khí hậu phù hợp cho cây chè
phát triển và cho chất lượng cao. Hiện sản phẩm chè của Việt Nam đã có mặt
trên 110 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó thương hiệu
"CheViet" đã được đăng ký và bảo hộ tại 70 thị trường quốc gia và khu vực.
Việt Nam hiện đang là quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới về sản lượng cũng
như kim ngạch xuất khẩu chè [7].


×