Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

giáo án tự chọn sinh học 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.54 KB, 82 trang )

PHẦN MỘT: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG
Ngày soạn: 3/9/2018
Tiết ppct: 1
Bài 1: Các cấp tổ chức của thế gới sống
I - Mục tiêu
1. Kiến thức
- Củng cố kiến thức về các cấp tổ chức của thế giới sống, đặc điểm chung của các cấp tổ
chức.
- Luyện tập trả lời các câu hỏi
2. Kĩ năng
Rèn luyện tư duy hệ thống và rèn luyện phương pháp tự học.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, trả lời câu hỏi.
3. Thái độ
Giáo dục cho học sinh về cơ sở khoa học về các cấp độ tổ chức sống trong sinh giới
II. Phương pháp dạy học
Hỏi đáp – tìm tòi bộ phận
Hợp tác nhóm, làm việc độc lập với SGK.
III. Phương tiện dạy học
Phiếu học tập:
Tên nhóm:
Lớp:
Thời gian: phút
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Thảo luận nhóm, dựa vào kiến thức đã học hãy trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Tại sao tế bào được xem là tổ chức cơ bản của cơ thể sống ?
Câu 2. Nêu những đặc điểm nổi trội đặc trưng cho thế giới sống. Trong đó các đặc tính nào
là quyết định nhất? Vì sao?
Câu 3. Em hãy chứng minh các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống có quan hệ mật thiết
theo thứ bậc kế tiếp nhau.
Câu 4. Tại sao lại nói đặc tính tổ chức là đặc tính cơ bản của cơ thể sống?
Câu 5. Trình bày đặc điểm chung của các tổ chức sống.


Câu 6. Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất để thích ứng với môi
trường bằng cách nào?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau:
Câu 1: Tổ chức sống nào sau đây có cấp thấp nhất so với các tổ chức còn lại ?
A. Quần thể
B. Quần xã
C. Cơ thể
D. Hệ sinh thái
Câu 2. Cấp tổ chức cao nhất và lớn nhất của hệ sống là :
A. Sinh quyến
B. Hệ sinh thái
C. Loài
D. Hệ cơ quan
Câu 3: Thứ tự sắp xếp các cấp tổ chức sống từ thấp đến cao là:
A. Tế bào → Cơ thể → Quần xã → Quần thể → Hệ sinh thái → Sinh quyển
B. Tế bào → Cơ thể → Quần thể → Quần xã → Hệ sinh thái → Sinh quyển
C. Tế bào → Cơ thể → Quần xã → Quần thể → Sinh quyển → Hệ sinh thái
A. Tế bào → Quần xã → Quần thể → Cơ thể → Hệ sinh thái → Sinh quyển.
Câu 4: Những đặc điểm nào sau đây chỉ có ở tổ chức sống mà không có ở vật vô sinh?

1


I. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc
II. Là hệ kín, có tính ổn định và bền vững
III. Lên tục tiến hóa
IV. Là hệ mở có khả năng tự điều chỉnh
V. Có khả năng cảm ứng và vận động
VI. Thường xuyên trao đổi chất với môi trường

A. I, II, III, V.
B. I, III, IV, V.
C. I, III, IV, VI.
D. II, III, V, VI
Câu 5: Tất cả các tổ chức sống đều là hệ mở. Nguyên nhân vì:
A. thường xuyên trao đổi chất với môi trường ngoài.
b. thường xuyên có khả năng tự điều chỉnh
C. thường cuyên biến đổi và liên tục tiến hóa
D. có khả năng sinh sản, cảm ứng và vận động
Câu 6: Có các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống là:
(1) Cơ thể. (2) tế bào (3) quần thể (4) quần xã (5) hệ sinh thái
Các cấp độ tổ chức sống trên được sắp xếp theo đúng nguyên tắc thứ bậc là
A. 2 → 1 → 3 → 4 → 5 B. 1 → 2 → 3 → 4 → 5
C. 5 → 4 → 3 → 2 → 1 D. 2 → 3 → 4 → 5 → 1
Câu 7: “Tổ chức sống cấp thấp hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp cao
hơn” giải thích cho nguyên tắc nào của thế giới sống?
A. Nguyên tắc thứ bậc. B. Nguyên tắc mở.
C. Nguyên tắc tự điều chỉnh. D. Nguyên tắc bổ sung
Câu 8: Cho các nhận định sau đây về tế bào:
(1) Tế bào chỉ được sinh ra bừng cách phân chia tế bào.
(2) Tế bào là nơi diễn ra mọi hoạt động sống.
(3) Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của cơ thể sống.
(4) Tế bào có khả năng trao đổi chất theo phương thức đồng hóa và dị hóa.
(5) Tế bào có một hình thức phân chia duy nhất là nguyên phân.
Có mấy nhận định đúng trong các nhận định trên?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 9: "Đàn voi sống trong rừng" thuộc cấp độ tổ chứng sống nào dưới đây?

A. Cá thể. B. Quần thể. C. Quần xã D. Hệ sinh thái
Câu 10:trong hệ sống,mối quan hệ sinh sản biểu hiện rõ nhất ở cấp tổ chức:
A.tế bào
B.quần thể.
C.cơ thể
D.quần xã
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Hoạt động 1: Hệ thống lý thuyết
-GV: Yêu cầu HS nhắc lại các
I – Hệ thống lý thuyết
kiến thức trọng tâm bài 1: Các
- Các cấp độ tổ chức cảu thế giới sống
cấp độ tổ chức của thế giới sống
- Đặc điểm chung của thế giới sống
dưới dạng sơ đồ tư duy
- HS: thảo luận nhóm và trình
bày.
Hoạt động 2: Bài tập

2


- GV chia HS thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận để trả lời các câu hỏi:
+ Nhóm 1,3: Hoàn thành câu 1,3,5 của phần tự luận và câu 1, 2, 3, 4, 5 phần trắc nghiệm
+ Nhóm 2, 4: Hoàn thành câu 2, 4, 6 của phần tự và câu 6, 7, 8, 9, 10 phần trắc nghiệm
- HS: thảo luận nhóm và trình bày câu hỏi của nhóm mình

- GV: yêu cầu các nhóm khác nhận xét và bổ sung
- HS: nhận xét và bổ sung cho các nhóm khác
- GV: nhận xét câu trả lời của các nhóm và bổ sung hoàn thiện các câu trả lời
3. Dặn dò
- Học bài cũ
- Làm thêm các bài tập ở sách tham khảo

Ngày soạn: 17/9/2018

Tiết ppct: 2

3


Bài 2: Các giới sinh vật
I - Mục tiêu
1. Kiến thứcr
- Củng cố kiến thức về các giới sinh vật
- Luyện tập trả lời các câu hỏi
2. Kĩ năng
Rèn luyện tư duy hệ thống và rèn luyện phương pháp tự học.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, trả lời câu hỏi.
3. Thái độ
HS hiểu về ý nghĩa của sự phân chia giới sinh vật.
II. Phương pháp dạy học
Hỏi đáp – tìm tòi bộ phận
Hợp tác nhóm, làm việc độc lập với SGK.
III. Phương tiện dạy học
Phiếu học tập:
Tên nhóm:

Lớp:
Thời gian: phút
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Thảo luận nhóm, dựa vào kiến thức đã học hãy trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Vì sao nấm không được xếp vào giới thực vật ?
Câu 2. Vì sao rêu không thể có kích thước to, cao như các đại diện khác trong giới thực vật ?
Câu 3. Nêu những đặc điểm khác nhau giữa vi khuẩn lam với tảo lục.
Câu 4. Thực vật có nguồn gốc từ đâu?
Câu 5. Hãy xác định vị trí phân loại của con người trong hệ thống phân loại sinh giới.
Câu 6. Nguyên nhân làm cho độ đa dạng sinh học ở Việt Nam giảm sút và tăng độ ô nhiễm
môi trường.
Câu 8. Vi sinh vật có phải là một nhóm phân loại không?
Câu 9. Vì sao chúng ta phải bảo vệ rừng?
Câu 10. Hãy trình bày hệ thống phân loại 5 giới sinh vật của Whittaker. Dựa vào những tiêu
chí nào để phân loại sinh vật?
Câu 11. Trình bày đặc điểm thích nghi của thực vật với đời sống ở cạn. Tại sao thực vật hạt
kín đa dạng về số lượng loài và phân bố rộng rãi trên Trái Đất.
Câu 12. Trình bày phương thức dinh dưỡng của vi khuẩn lam? Vai trò của nhóm vi khuẩn
này đối với sản xuất nông nghiệp?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau:
Câu 1: Trong hệ thống phân loại 5 giới, vi khuẩn thuộc
A. giới Khởi sinh. B. giới Nấm.
C. giới Nguyên sinh. D. giới Động vật.
Câu 2: Các nghành chính trong giới thực vật là
A. Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín.
B. Rêu, Hạt trần, Hạt kín.
C. Tảo lục đa bào, Quyết, Hạt trần, Hạt kín.
D. Quyết, Hạt trần, Hạt kín.
Câu 3: Cho các ý sau:


4


(1) Hầu hết đơn bào.
(2) Sinh trưởng, sinh sản nhanh.
(3) Phân bố rộng.
(4) Thích ứng cao với điều kiện sống.
(5) Có khả năng chịu nhiệt và chịu lạnh tốt.
(6) Quan sát được bằng mắt thường.
Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của vi sinh vật nói chung?
A. 2 B. 4 C. 3 D. 5.
Câu 4: Trong một cánh rừng gồm các cấp tổ chức sống cơ bản là
A. Cá thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.
B. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã.
C. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển.
D. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.
Câu 5: Thế giới sinh vật được phân thành các nhóm theo trình tự là
A. Loài → chi → họ →bộ→lớp→ngành → giới.
B. chi → họ → bộ→lớp→ngành → giới→ loài
C. Loài → chi → bộ → họ →lớp→ngành → giới.
D. Loài → chi →lớp → họ →bộ →ngành → giới.
Câu 6: Đặc điểm của giới khởi sinh là
A. Đơn bào, nhân sơ, kích thước nhỏ, sinh sản nhanh, thương thức sống đa dạng.
B. Đơn bào, nhân thực, kích thước nhỏ, sống dị dưỡng.
C. Nhân sơ, kích thước nhỏ, sống tự do.
D. Nhân thực, đơn bào, sinh sản nhanh, sống tự dưỡng.
Câu 7: Cho các ý sau:
(1) nhân thực
(2) đơn bào hoặc đa bào

(3) phương thức dinh dưỡng đa dạng
(4) có khả năng chịu nhiệt tốt
(5) sinh sản vô tính hoặc hữu tính
Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của giới nguyên sinh?
A. 5. B.4 C. 3 D. 2
Câu 8: Giới nguyên sinh được chia ra 3 nhóm là
A. Động vật nguyên sinh, thực vật nguyên sinh (tảo), nầm nhầy
B. Virut, tảo, động vật nguyên sinh
C. Vi khuẩn, động vật nguyên sinh, thực vật nguyên sinh
D. Virut, vi khuẩn, nấm nhầy
Câu 9: Cho các ý sau:
(1) Tế bào nhân thực
(2) Thành tế bào bằng xenlulozo
(3) Sống tự dưỡng
(4) Cơ thể đơn bào hoặc đa bào dạng sợi
(5) Không có lục lạp, không di động được
(6) Sinh sản bằng bào tử hoặc nảy chồi
Trong các ý trên, có mấy ý không phải là đặc điểm của giới Nấm?
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 10: Cho các đại diện sau:
(1) Nấm men (2) Vi khuẩn

5


(3) Động vật nguyên sinh (4) Tảo đơn bào
(5) Tảo đa bào (6) Virut
Trong các đại diện trên, có mấy đại diện thuộc nhóm vi sinh vật?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 11: Sự đa dạng của vi sinh vật thể hiện chủ yếu ở

A. hình thức sinh sản B. phương thức sống
C. cách thức phân bố D. khả năng thích ứng
Câu 12: Loại nấm được dùng để sản xuất rượu trắng, rượu vang, bia, làm nở bột mì, tạo
sinh khối thuộc nhóm nấm nào sau đây?
A. Nấm sợi B. Nấm đảm C. Nấm nhầy D. Nấm men
Câu 13: Cho các ý sau:
(1) Đa bào, phân hóa thành các mô và cơ quan
(2) Sống tự dưỡng, quang hợp và không có khả năng di chuyển
(3) Tế bào nhân thực, có thành xenlulozo
(4) Có hệ mạch để dẫn nước, muối khoáng
(5) Sinh sản hữu tính và vô tính
Trong các ý trên có mấy ý là đặc điểm của giới thực vật?
A. 2 B. 4 C.3 D. 5
Câu 14: Cho các ý sau:
(1) Chưa có hệ mạch
(2) Thụ tinh nhờ gió
(3) Tinh trùng không roi
(4) Thụ tinh nhờ nước
(5) Có nguồn gốc từ tảo lục đa bào nguyên thủy
Trong các ý trên có mấy ý là đặc điểm của nganh rêu
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 15: Ngành Quyết tiến hóa hơn ngành Rêu ở đặc điểm
A. có hệ mạch B. tinh trùng có roi
C. thụ tinh nhờ nước D. quang hợp thải oxi
Câu 16: Cho các ý sau:
(1) Có hệ mạch phát triển
(2) Thụ tinh kép
(3) Hạt được bảo vệ trong quả
(4) Hạt không được bảo vệ
(5) Tinh trùng không roi

Trong các ý trên cs mấy ý là đặc điểm của ngành Hạt kín?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 17: Thực vật thích nghi với đời sống dưới nước không có đặc điểm nào sau đây?
A. Hệ mạch dẫn phát triển
B. Thụ phấn nhờ gió, nước, côn trùng
C. Thụ tinh kép, hình thành nội nhũ nuôi phôi
D. Tạo thành hạt và quả để bảo vệ, duy trì nòi giống
Câu 18: Giới Thực vật có nguồn gốc từ
A. vi sinh vật cổ B. tảo đơn bào
C. tảo lục đa bào nguyên thủy D. tảo đa bào
Câu 19: Cho các ý sau:
(1) Tổng hợp chất hữu cơ cung cấp cho giới Động vật

6


(2) Điều hòa khí hậu (thải O2, hút CO2 và các khí độc)
(3) Cung cấp gỗ, củi và dược liệu cho con người
(4) Hạn chế xói mòn, lũ lutk, giữu nước ngầm
Trong các ý trên có mấy ý nói bề vai trò của thực vật?
A. 2 B. 4 C. 3 D. 1
Câu 20: Cho các ý sau:
(1) Cơ thể phân hóa thành mô, cơ quan, hệ cơ quan
(2) Đa bào, nhân thực, sống dị dưỡng và di động được
(3) Đẻ con và nuôi con bằng sữa
(4) Có hệ thần kinh và phản ứng nhanh trước kích thích của môi trường
Trong các ý trên có mấy ý là đặc điểm của giới động vật?
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp

2. Bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Hoạt động 1: Hệ thống lý thuyết
-GV: Yêu cầu HS nhắc lại các
I – Hệ thống lý thuyết
kiến thức trọng tâm bài 2: Các
- Giới và hệ thống phân loại 5 giới
giới sinh vật dưới dạng sơ đồ tư
- Đặc điểm chung của 5 giới
duy
- HS: thảo luận nhóm và trình
bày.
Hoạt động 2: Bài tập
- GV chia HS thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận để trả lời các câu hỏi:
+ Nhóm 1: Hoàn thành câu 1,3,5 của phần tự luận và câu 1, 2, 3, 4, 5 phần trắc nghiệm
+ Nhóm 2: Hoàn thành câu 2, 4, 6 của phần tự và câu 6, 7, 8, 9, 10 phần trắc nghiệm
+ Nhóm 3: Hoàn thành câu 7, 9,12 của phần tự luận và câu 11,12,13,14,15 phần trắc nghiệm
+ Nhóm 4: Hoàn thành câu 8, 10, 11 của phần tự luận và câu 16, 17, 18, 19, 20 phần trắc
nghiệm
- HS: thảo luận nhóm và trình bày câu hỏi của nhóm mình
- GV: yêu cầu các nhóm khác nhận xét và bổ sung
- HS: nhận xét và bổ sung cho các nhóm khác
- GV: nhận xét câu trả lời của các nhóm và bổ sung hoàn thiện các câu trả lời
3. Dặn dò
- Học bài cũ
- Làm thêm các bài tập ở sách tham khảo
Ngày soạn: 22/9/2018

Tiết ppct: 3

Bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước

I - Mục tiêu
1. Kiến thức

7


- Củng cố kiến thức về Các nguyên tố hóa học và nước
- Luyện tập trả lời các câu hỏi
2. Kĩ năng
Rèn luyện tư duy hệ thống và rèn luyện phương pháp tự học.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, trả lời câu hỏi.
3. Thái độ
- HS hiểu vai trò của nước và có ý thức bảo vệ môi trường bảo vệ nguồn nước.
II. Phương pháp dạy học
Hỏi đáp – tìm tòi bộ phận
Hợp tác nhóm, làm việc độc lập với SGK.
III. Phương tiện dạy học
Phiếu học tập:
Tên nhóm:
Lớp:
Thời gian: phút
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Thảo luận nhóm, dựa vào kiến thức đã học hãy trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Nguyên tố đa lượng là gì? Những nguyên tố đa lượng nào có ý nghĩa nhất đối với
sinh vật sống?
Câu 2. Vì sao cacbon là nguyên tố quan trọng tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ?
Câu 3. Tại sao cần phải bón phân hợp lí cho cây trồng ?
Câu 4. Việc tìm kiếm sự có mặt của nước trên các hành tinh mới có ý nghĩa gì ?

Câu 5. Cho biết vai trò của các nguyên tố vi lượng đối với cơ thể sống?
Câu 6. Trình bày cấu trúc và các đặc tính lý hoá của nước, cũng như vai trò của nước trong tế
bào sống?
Câu 7. Vai trò của nước đối với tế bào? Giải thích tính phân cực và các mối liên kết trong
phân tử nước?
Câu 8. Giải thích hiện tượng tại sao con nhện nước lại có thể đứng và chạy trên mặt nước?
Câu 9. Có phải mọi cơ thể sống đều cần tất cả các nguyên tố hoá học như nhau?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau:
Câu 1: Cho các ý sau:
(1) Các nguyên tố trong tế bào tồn tại dưới 2 dạng: anion và cation.
(2) Cacbon là các nguyên tố đặc biệt quan trọng cấu trúc nên các đại phân tử hữu cơ.
(3) Có 2 loại nguyên tố: nguyến tố đa lượng và nguyên tố vi lượng.
(4) Các nguyên tố chỉ tham gia cấu tạo nên các đại phân tử sinh học.
(5) Có khoảng 25 nguyên tố cấu tạo nên cơ thể sống.
Trong các ý trên, có mấy ý đúng về nguyên tố hóa học cấu tạo nên cơ thể sống?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 2: Nguyên tố vi lượng trong cơ thể sống không có đặc điểm nào sau đây?
A. Chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng chất sóng của cơ thể.
B. Chỉ cần cho thực vật ở giai đoạn sinh trưởng.
C. Tham gia vào cấu trúc bắt buộc của hệ enzim trong tế bào.
D. Là những nguyên tố có trong tự nhiên.
Câu 3: Bệnh nào sau đây liên quan đến sự thiếu nguyên tố vi lượng?
A. Bệnh bướu cổ B. Bệnh còi xương
C. Bệnh cận thị D. Bệnh tự kỉ

8


Câu 4: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử nước là

A. Liên kết cộng hóa trị B. liên kết hidro
C. liên kết ion D. liên kết photphodieste
Câu 5: Nhận định nào sau đây không đúng về các nguyên tố chủ yếu của sự sống (C, H, O,
N)?
A. Là các nguyên tố phổ biến trong tự nhiên.
B. Có tính chất lý, hóa phù hợp với các tổ chức sống.
C. Có khả năng liên kết với nhau và với các nguyên tố khác tạo nên đa dạng các loại phân tử
và đại phân tử.
D. Hợp chất của các nguyên tố này luôn hòa tan trong nước.
Câu 6: Tính phân cực của nước là do
A. đôi êlectron trong mối liên kết O – H bị kéo lệch về phía ôxi.
B. đôi êlectron trong mối liên kết O – H bị kéo lệch về phía hidro.
C. xu hướng các phân tử nước.
D. khối lượng phân tử của ôxi lớn hơn khối lượng phân tử của hidro.
Câu 7: Cho các ý sau:
(1) Nước trong tế bào luôn được đổi mới hàng ngày.
(2) Nước tập trung chủ yếu ở chất nguyên sinh trong tế bào.
(3) Nước tham gia vào phản ứng thủy phân trong tế bào.
(4) Nước liên kết với các phân tử nhờ liên kết hidro.
(5) Nuóc có tính phân cực thể hiện ở vùng ôxi mang điện tích dương và vùng hidro mang
điện tích âm.
Trong các ý trên, có mấy ý đúng với vai trò của nước?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 8: Trong các yếu tố cấu tọa nên tế bào sau đây, nước phân bố chủ yếu ở đâu?
A. Chất nguyên sinh B. Nhân tế bào
C. Trong các bào quan D. Tế bào chất
Câu 9: Đặc tính nào sau đây của phân tử nước quy định các đặc tính còn lại?
A. Tính liên kết B. Tính điều hòa nhiệt
C. Tính phân cực D. Tính cách li
Câu 10: Cho các ý sau:

(1) Là liên kết yếu, mang năng lượng nhỏ.
(2) Là liên kết mạnh, mang năng lượng lớn.
(3) Dễ hình thành nhưng cũng dễ bị phá vỡ.
(4) Các phân tử nước liên kết với nhau bằng liên kết hidro.
Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của liên kết hidro?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 11: Chất nào sau đây chiếm khối lượng chủ yếu của tế bào?
A. Protein B. Lipit
C. Nước D.Cacbonhidrat
Câu 12: Câu nào sau đây không đúng với vai trò của nước trong tế bào?
A. Nước tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất.
B. Nước là thành phần cấu trúc của tế bào.
C. Nước cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động.
D. Nước trong tế bào luôn được đổi mới.
Câu 13: Nước chiếm khoảng bao nhiêu % khối lượng cơ thể người?
A. 30% B. 50%

9


C. 70% D. 98%
Câu 14: Các nhà khoa học khi tìm kiếm sự sống trên các hành tinh khác đều tìm kiếm sự có
mặt của nước vì lý do nào sau đây
A. Nước là thành phần chủ yếu tham gia vào cấu trúc tế bào.
B. Nước là dung môi cho mọi phản ứng sinh hóa trong tế bào.
C. Nước được cấu tạo từ các nguyên tố đa lượng.
D. Nước đảm bảo cho tế bào và cơ thể có nhiệt độ ổn định.
Câu 15: Iôt là nguyên tố vi lượng tham gia vào thành phần hoocmon của
A. Tuyến thượng thận B. Tuyến yên
C. Tuyến tụy D. Tuyến giáp

Câu 16: Cho các ý sau:
(1) Uống từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
(2) Truyền nước khi cơ thể bị tiêu chảy.
(3) Ăn nhiều hoa quả mọng nước.
(4) Tìm cách giảm nhiệt độ khi cơ thể bị sốt.
Trong các ý trên có mấy ý là những việc làm quan tròn giúp chúng ta có thể đảm bảo đủ
nước cho cơ thể trong những trạng thái khác nhau?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 17: Để bảo quản rau quả chúng ta không nên làm điều gì?
A. Giữ rau quả trong ngăn đá của tủ lạnh
B. Giữ rau quả trong ngăn mát của tủ lạnh
C. Sấy khô rau quả
D. Ngâm rau quả trong nước muối hoặc nước đường
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Hoạt động 1: Hệ thống lý thuyết
-GV: Yêu cầu HS nhắc lại các
I – Hệ thống lý thuyết
kiến thức trọng tâm bài 3: Các
- Các nguyên tố hóa học
nguyên tố hóa học và nước dưới
- Cấu tạo và vai trò của nước
dạng sơ đồ tư duy
- HS: thảo luận nhóm và trình
bày.
Hoạt động 2: Bài tập
- GV chia HS thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận để trả lời các câu hỏi:

+ Nhóm 1: Hoàn thành câu 1,2 của phần tự luận và câu 1, 2, 3, 4 phần trắc nghiệm
+ Nhóm 2: Hoàn thành câu 3, 4, 6 của phần tự và câu 5,6, 7, 8, phần trắc nghiệm
+ Nhóm 3: Hoàn thành câu 7, 9 của phần tự luận và câu 9, 10, 11,12 phần trắc nghiệm
+ Nhóm 4: Hoàn thành câu 8, 5 của phần tự luận và câu 13,14,15,16, 17 phần trắc nghiệm
- HS: thảo luận nhóm và trình bày câu hỏi của nhóm mình
- GV: yêu cầu các nhóm khác nhận xét và bổ sung
- HS: nhận xét và bổ sung cho các nhóm khác
- GV: nhận xét câu trả lời của các nhóm và bổ sung hoàn thiện các câu trả lời
3. Dặn dò

10


- Học bài cũ
- Làm thêm các bài tập ở sách tham khảo

Ngày soạn: 25/9/2018

Tiết ppct: 4
Các chất hữu cơ trong tế bào

I - Mục tiêu
1. Kiến thứcr
- Củng cố kiến thức về các đại phân tử hữu cơ trong tế bào: Cacbohidrat
- Luyện tập trả lời các câu hỏi
2. Kĩ năng
Rèn luyện tư duy hệ thống và rèn luyện phương pháp tự học.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, trả lời câu hỏi.

11



3. Thái độ
HS
II. Phương pháp dạy học
Hỏi đáp – tìm tòi bộ phận
Hợp tác nhóm, làm việc độc lập với SGK.
III. Phương tiện dạy học
Phiếu học tập:
Tên nhóm:
Lớp:

Thời gian: phút

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Thảo luận nhóm, dựa vào kiến thức đã học hãy trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Tại sao các hợp chất hữu cơ lại được gọi là cá hợp chất cacbon?
Câu 2. Cacbohiddrat là gì? Có tính chất và vai trò gì trong cơ thể?
Câu 3. Đường đa có mấy loại và có vai trò gì?
Câu 4. Nêu cá đặc điểm khác nhau giữa đường đôi và đường đa?
Câu 5. Nêu các đặc điểm khác nhau giữa Lipit và cacbohidrat?
Câu 6. Tại sao tinh bột và xenlulozơ và tinh bột đều có cấu tạo từ các đơn phân là glucôzơ
nhưng chúng lại khác nhau về tính chất?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau:
Câu 1. Cacbohiđrat là tên gọi dùng để chỉ nhóm chất nào sau đây?
A. Đường
B. Mỡ
C. Đạm
D. Chất hữu cơ

Câu 2. Các nguyên tố hoá học cấu tạo của Cacbohiđrat là :
A. Các bon và hidtô
B. Hidrô và ôxi
C. Ôxi và các bon
D. Các bon, hidrô và ôxi
Câu 3. Thuật ngữ nào dưới đây bao gồm các thuật ngữ còn lại ?
A. Đường đơn
B. Đường đôi
C. Đường đa
D. Cácbohidrat
Câu 4. Đường đơn còn được gọi là :
A. Mônôsaccarit
B. Frutôzơ
C. Pentôzơ
D. Mantôzơ
Câu 6. Đường Fructôzơ là :
A. Một loại a xít béo
B. Đường Hê xôzơ
C. Một đisaccarit
D. Một loại Pôlisaccarit
Câu 7.Hợp chất nào sau đây có đơn vị cấu trúc là Glucôzơ
A. Mantôzơ
B. Phốtpholipit
C. Lipit đơn giản
D. Pentôzơ
Câu 8.Chất sau đây thuộc loại đường Pentôzơ
A. Ribôzơ và fructôzơ
B. Glucôzơ và đêôxiribôzơ
C. Ribô zơ và đêôxiribôzơ
D. Fructôzơ và Glucôzơ

Câu 9. Đường sau đây không thuộc loại hexôzơ là :
A. Glucôzơ
B. Fructôzơ
C. Galactôzơ
D. Tinh bột
Câu 10. Chất nào dưới đây thuộc loại đường Pôlisaccarit
A. Mantôzơ
B. Tinh bột
C. Điaccarit
D. Hêxôzơ
Câu 12. Sắp xếp nào sau đây đúng theo thữ tự các chất đường từ đơn giản đến phức
tạp ?
A. Đisaccarit, mônôsaccarit, Pôlisaccarit
B. Mônôsaccarit, Điaccarit, Pôlisaccarit

12


C. Pôlisaccarit, mônôsaccarit, Đisaccarit
D. Mônôsaccarit, Pôlisaccarit, Điaccarit
Câu 13. Loại đường nào sau đây không cùng nhóm với những chất còn lại?
A. Pentôzơ
B. Glucôzơ
C. Mantôzơ
D. Fructôzơ
Câu 14.Fructôzơ thuộc loại :
A. Đường mía
B. Đường sữa
C. Đường phức
D. Đường trái cây

Câu 15. Đường mía do hai phân tử đường nào sau đây kết hợp lại ?
A. Glucôzơ và Fructôzơ
B. Xenlucôzơ và galactôzơ
C. Galactôzơ và tinh bột
D. Tinh bột và mantôzơ
Câu 16. Khi phân giải phân tử đường fuctôzơ , có thể thu được kết quả nào sau
đây?
A. Hai phân tử đường glucôzơ
B. Một phân tử glucôzơ và 1 phân tử
galactôzơ
C. Hai phân tử đường Pentôzơ
D. Hai phân tử đường galactôzơ
Câu 17. Chất sau đây được xếp vào nhóm đường pôlisaccarit là :
A. Tinh bột
B. Xenlucôzơ
C. Glicôgen
D. Cả 3 chất trên
Câu 18. Chất dưới đây không được cấu tạo từ Glucôzơ là :
A. Glicôgen
B. Tinh bột
C. Fructôzơ
D. Mantôzơ
Câu 21. Hai phân tử đường đơn liên kết nhau tạo phân tử đường đôi bằng loại liên
kết nào sau đây?
A. Liên kết peptit
B. Liên kết hoá trị
C. Liên kết glicôzit D. Liên kết hiđrô
Câu 22. Nhóm chất nào sau đây là những chất đường có chứa 6 nguyên tử cácbon?
A. Glucôzơ , Fructôzơ , Pentôzơ
B. Fructôzơ , galactôzơ, glucôzơ

C. Galactôzơ, Xenlucôzơ, Tinh bột
D. Tinh bột , lactôzơ, Pentôzơ
Câu 23. Phát biểu nào sau đây có nôi dung đúng ?
A. Glucôzơ thuộc loại pôlisaccarit
B. Glicôgen là đường mônôsaccarit
C. Đường mônôsaccarit có cấu trúc phức tạp hơn đường đisaccarit
D. Galactôzơ, còn được gọi là đường sữa
Câu 24. Trong cấu tạo tế bào , đường xenlulôzơ có tập trung ở :
A. Chất nguyên sinh B. Thành tế bào
C. Nhân tế bào
D. Mang nhân
Câu 25. Chức năng chủ yếu của đường glucôzơ là :
A. Tham gia cấu tạo thành tế bào
B. Cung cấp năng lượng cho hoạt động tế
bào
C. Tham gia cấu tạo nhiễm sắc thể
D. Là thành phần của phân tử ADN
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Hoạt động 1: Hệ thống lý thuyết
-GV: Yêu cầu HS nhắc lại các
I – Hệ thống lý thuyết
kiến thức trọng tâm phần
- Cacbohidrat
Cacbohydrat dưới dạng sơ đồ tư
- Cấu tạo và vai trò
duy

- HS: thảo luận nhóm và trình
bày.
Hoạt động 2: Bài tập

13


- GV chia HS thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận để trả lời các câu hỏi:
+ Nhóm 1: Hoàn thành câu 1,2 của phần tự luận và câu 1, 2, 3, 4,5,6 phần trắc nghiệm
+ Nhóm 2: Hoàn thành câu 3, 4 của phần tự và câu 6, 7, 8, 9, 10, 11 phần trắc nghiệm
+ Nhóm 3: Hoàn thành câu 5 của phần tự luận và câu 12, 13, 14, 15, 16, 17 phần trắc nghiệm
+ Nhóm 4: Hoàn thành câu 6 của phần tự luận và câu 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25 phần trắc
nghiệm
- HS: thảo luận nhóm và trình bày câu hỏi của nhóm mình
- GV: yêu cầu các nhóm khác nhận xét và bổ sung
- HS: nhận xét và bổ sung cho các nhóm khác
- GV: nhận xét câu trả lời của các nhóm và bổ sung hoàn thiện các câu trả lời
3. Dặn dò
- Học bài cũ
- Làm thêm các bài tập ở sách tham khảo

Ngày soạn: 2/10/2018

Tiết ppct: 5
Các chất hữu cơ trong tế bào

I - Mục tiêu
1. Kiến thức
- Củng cố kiến thức về các đại phân tử hữu cơ trong tế bào: Lipit
- Luyện tập trả lời các câu hỏi

2. Kĩ năng
Rèn luyện tư duy hệ thống và rèn luyện phương pháp tự học.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, trả lời câu hỏi.
3. Thái độ
HS
II. Phương pháp dạy học

14


Hỏi đáp – tìm tòi bộ phận
Hợp tác nhóm, làm việc độc lập với SGK.
III. Phương tiện dạy học
Phiếu học tập:
Tên nhóm:
Lớp:

Thời gian: phút

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Thảo luận nhóm, dựa vào kiến thức đã học hãy trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Hãy nêu cấu trúc, tính chất và vai trò của Lipit?
Câu 2. Phân biệt các loại Lipit?
Câu 3. Tại sao không nên ăn nhiều mỡ động vật?
Câu 4. Nêu các đặc điểm khác nhau giữa lipit và cacbohidrat?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau:
Câu 1. Lipit là chất có đặc tính
A. Tan rất ít trong nước
B. Tan nhiều trong nước

C. Không tan trong nước
D. Có ái lực rất mạnh với nước
Câu 2. Chất nào sau đây hoà tan được lipit?
A. Nước
B. Rượu
C. Ben zen
D. Cả 2 chất nêu trên
Câu 3. Thành phần cấu tạo của lipit là :
A. A xít béo và rượu B. Gliêrol và đường C. Đường và rượu D. Axit béo và Gliêrol
Câu 4. Các nguyên tố hoá học cấu tạo nên lipit là :
A. Cacbon, hidrô, ôxi
B. Nitơ , hidrô, Cacbon
C. Ôxi,Nitơ ,hidrô,
D. Hidrô, ôxi, phốt pho
Câu 5 . Phát biểu sau đây có nội dung đúng là :
A. Trong mỡ chứa nhiều a xít no
B. Phân tử dầu có chứa 1glixêrol
C. Trong mỡ có chứa 1glixêrol và 2 axit béo
D. Dầu hoà tan không giới hạn trong
nước .
Câu 6. Photpholipit có chức năng chủ yếu là :
A. Tham gia cấu tạo nhân của tế bào .
B. Là thành phần cấu tạo của màng tế bào
C. Là thành phần của máu ở động vật
D. Cấu tạo nên chất diệp lục ở lá cây
Câu 7. Nhóm chất nào sau đây là những lipit phức tạp ?
A. Triglixêric, axit béo , glixêrol
B. Mỡ , phôtpholipit
C. Stêroit và phôtpholipit
D. Cả a,b,c đều đúng

Câu 8. Chất dưới đây tham gia cấu tạo hoocmôn là :
A. Stêroit
B. Phôtpholipit
C. Triglixêric
D. Mỡ
Câu 9. Loại liên kết hoá học giữa axit béo và glixêrol trong phân tử Triglixêric
A. Liên kết hidrô
B. Liên kết este
C. Liên kết peptit
D. Liên kết hoá trị
Câu 10. Chất dưới đây không phải lipit là :
A. Côlestêron
B. Sáp
C. Hoocmon ostrôgen D. Xenlulôzơ
Câu 11. Chất nào sau đây tan được trong nước?
A. Vi taminA
B. Phôtpholipit
C. Vitamin C
D. Stêrôit
Câu 12. Nguyên tố hoá học nào sau đây có trong Prôtêin nhưng không có trong lipit
và đường

15


A. Phôt pho
B. Nitơ
C. Natri
D. Canxi
IV. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp
2. Bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Hoạt động 1: Hệ thống lý thuyết
-GV: Yêu cầu HS nhắc lại các
I – Hệ thống lý thuyết
kiến thức trọng tâm phần
- Cacbohidrat
Cacbohydrat dưới dạng sơ đồ tư
- Cấu tạo và vai trò
duy
- HS: thảo luận nhóm và trình
bày.
Hoạt động 2: Bài tập
- GV chia HS thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận để trả lời các câu hỏi:
+ Nhóm 1: Hoàn thành câu 1,2 của phần tự luận và câu 1, 2, 3, 4,5,6 phần trắc nghiệm
+ Nhóm 2: Hoàn thành câu 3, 4 của phần tự và câu 6, 7, 8, 9, 10, 11 phần trắc nghiệm
+ Nhóm 3: Hoàn thành câu 5 của phần tự luận và câu 12, 13, 14, 15, 16, 17 phần trắc nghiệm
+ Nhóm 4: Hoàn thành câu 6 của phần tự luận và câu 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25 phần trắc
nghiệm
- HS: thảo luận nhóm và trình bày câu hỏi của nhóm mình
- GV: yêu cầu các nhóm khác nhận xét và bổ sung
- HS: nhận xét và bổ sung cho các nhóm khác
- GV: nhận xét câu trả lời của các nhóm và bổ sung hoàn thiện các câu trả lời
3. Dặn dò
- Học bài cũ
- Làm thêm các bài tập ở sách tham khảo

Ngày soạn: 9/10/2018


Tiết ppct: 6,7,8,9
Bài tập về cấu trúc ADN, ARN, protein

I - Mục tiêu
1. Kiến thức
- Củng cố kiến thức về các đại phân tử hữu cơ trong tế bào: Protein, ADN, ARN
Trình bày được cấu tạo và chức năng của prôtêin và axit nuclêic.
Phân biệt được ADN với ARN về cấu tạo và chức năng.
So sánh axit nuclêic với prôtêin vầ cấu tạo và chức năng.
- Làm được các bài tập phần Protein, ADN, ARN
2. Kĩ năng
Rèn luyện tư duy hệ thống và rèn luyện phương pháp tự học.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, trả lời câu hỏi.
3. Thái độ
HS

16


II. Phương pháp dạy học
Hỏi đáp – tìm tòi bộ phận
Hợp tác nhóm, làm việc độc lập với SGK.
III. Phương tiện dạy học
Phiếu học tập:
Tên nhóm:
Lớp:

Thời gian: phút


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Thảo luận nhóm, dựa vào kiến thức đã học hãy trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Lập bảng liệt kê các chức năng của protein?
prôtêin
Chức năng
Ví dụ
Cấu trúc
Enzim
Hoocmon
V/chuyển
Vận động
Bảo vệ
Thụ thể
Dự trữ
Câu 2: Giải thích tại sao khi ốm, mệt ta thường ăn hoặc uống nước hoa quả?
Câu 3: Vì sao người ta phải ăn prôtêin từ các nguồn khác nhau? Tại sao khi ta đun nóng
nước lọc canh cua thì prôtêin của cua lại đóng thành từng mảng?
Câu 4: Tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà, thịt lợn đều được cấu tạo từ protein nhưng
chúng khác nhau về rất nhiều đặc tính, hãy giải thích tại sao?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau:
Câu 1. Các nguyên tố hoá học là thành phần bắt buộc của phân tử prôtêin là:
A. Cacbon, oxi,nitơ
B. Hidrô, các bon, phôtpho
C. Nitơ , phôtpho, hidrô,ôxi
D. Cácbon,hidrô, oxi, ni tơ
Câu 2. Trong tế bào , tỷ lệ ( tính trên khối lượng khí ) của prôtêin vào khoảng:
A. Trên 50%
B. Dưới 40%
C. Trên 30%

D. Dưới 20%
Câu 3. Đơn phân cấu tạo của Prôtêin là :
A. Mônôsaccarit
B. Photpholipit
C. axit amin
D. Stêrôit
Câu 5. Số loại axit a min có ở cơ thể sinh vật là :
A. 20
B. 15
C. 13
D. 10
Câu 6. Loại liên kết hoá học chủ yếu giữa các đơn phân trong phân tử Prôtêin là :
A. Liên kết hoá trị B. Liên kết peptit
C. Liên kết este
D. Liên kết hidrô
Câu 7. Trong các công thức hoá học chủ yếu sau, công thức nào là của axit a min ?
A. R-CH-COOH
B. R-CH2-COOH C. R-CH2-OH
D. O R-C-NH2
NH2
Câu 8. Các loại axit amin khác nhau được phân biệt dựa vào các yếu tố nào sau
đây :
A. Nhóm amin
B. Nhóm cacbôxyl
C. Gốc RD. Cả ba l ựa chọn trên

17


Câu 9, Trong tự nhiên , prôtêin có cấu trúc mấy bậc khác nhau ?

A. Một bậc
B. Hai bậc
C. Ba bậc
D. Bốn bậc
Câu 10. Sắp xếp nào sau đây đúng theo thứ tự bậc cấu tạo prôtêin từ đơn giản đến
phức tạp ?
A. 1,2,3,4
B. 4,3,2,1
C. 2,3,1,
D. 4,2,3,1
Câu 11. Tính đa dạng của prôtêin được qui định bởi
A. Nhóm amin của các axit amin
B. Nhóm R của các axit amin
C. Liên kết peptit
D. Thành phần , số lượng và trật tự axitamin trong phân tử prôtêin
Câu 12. Cấu trúc của phân tử prôtêtin có thể bị biến tính bởi :
A. Liên kết phân cực của các phân tử nước B. Nhiệt độ
C. Sự có mặt của khí oxi
D. Sự có mặt của khí CO2
Câu 13. Bậc cấu trúc nào của prôtêtin ít bị ảnh hưởng nhất khi các liên kết hidrô
trong prôtêin bị phá vỡ ?
A. Bậc 1
B. Bậc 2
C. Bậc 3
D. Bậc 4
Câu 16. Đặc điểm của phân tử prôtêin bậc 1 là :
A. Chuỗi pôlipeptit ở dạng không xoắn cuộn
B. Chuỗi pôlipeptit ở dạng xoắn đặc trưng
C. Chuỗi pôlipeptit ở dạng cuộn tạo dạng hình cầu
D. Cả a,b,c đều đúng

Câu 17 Chuỗi pôlipeptit xoắn lò xo hay gấp nếp lại là của cấu trúc prôtêin:
A. Bậc 1
B. Bậc 2
C. Bậc 3
D. Bậc 4
Câu 18. Điểm giống nhau của prôtêin bậc 1, prôtêin bậc 2 và prôtêin bậc 3 là :
A. Chuỗi pôlipeptit ở dạng mạch thẳng
B. Chuỗi pôlipeptit xoắn lò xo hay gấp lại
C. Chỉ có cấu trúc 1 chuỗi pôlipeptit
D. Chuỗi pôlipeptit xoắn cuộn tạo dạng khối cầu
Câu 19. Đặc điểm của prôtêin bậc 4, cũng là điểm phân biệt với prôtêin ở các bậc
còn lại là
A. Cấu tạo bởi một chuỗi pôlipeptit
B. Cấu tạo bởi một chuỗi pôlipeptit xoắn cuộn hình cầu
C. Có hai hay nhiều chuỗi pôlipeptit
D. Chuỗi pôlipeptit xoắn dạng lò xo
Câu 20. Prôtêin không có đặc điểm nào sau đây ?
A. Dễ biến tính khi nhiệt độ tăng cao
B. Có tính đa dạng
C. Là đại phân tử có cấu trúc đa phân
D. Có khả năng tự sao chép
Câu 21. Loại prôtêin nào sau đây không có chứa liên kết hiđrô?
A. Prôtêin bậc 1
B. Prôtêin bậc 2
C. Prôtêin bậc 3
D. Prôtêin bậc 4
Câu 22. Bậc cấu trúc nào sau đây có vai trò chủ yếu xác định tính đặc thù của
prôtêin?
A. Cấu trúc bậc 1
B. Cấu trúc bậc 2

C. Cấu trúc bậc 3
D. Cấu trúc bậc 4
Câu 23. Prôtêin thực hiện được chức năng của nó chủ yếu ở những bậc cấu trúc nào sau
đây
A. Cấu trúc bậc 1 và bậc 4
B. Cấu trúc bậc 1 và bậc 2
C. Cấu trúc bậc 2 và bậc 3
D. Cấu trúc bậc 3 và bậc 4
Câu 24. Cấu trúc không gian bậc 2 của Prôtêin được duy trì và ổn định nhờ:

18


A. Các liên kết hiđrô
B. Các liên kết photpho dieste
C. Các liên kết cùng hoá trị
D. Các liên kết peptit
Câu 28. Loại Prôtêin sau đây có chức năng điều hoà các quá trình trao đổi chất trong
tế bào và cơ thể là:
A. Prôtêin cấu trúc B. Prôtêin kháng thể C. Prôtêin vận động D. Prôtêin hoomôn
Câu 29. Prôtêin tham gia trong thành phần của enzim có chức năng :
A. Xúc tác các phản ứng trao đổi chất
B. Điều hoà các hoạt động trao đổi chất
C. Xây dựng các mô và cơ quan của cơ thể D. Cung cấp năng lượng cho hoạt động tế
bào .
Câu 30. Cấu trúc nào sau đây có chứa Prôtêin thực hiện chức năng vận chuyển các
chất trong cơ thể ?
A. Nhiễn sắc thể
B. Hêmôglôbin
C. Xương

D. Cơ
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Câu 1: Điểm phân biệt giữa prôtêin và axit nuclêic về cấu tạo và chức năng?
Câu 2: So sánh ADN với ARN về cấu tạo và chức năng?
Câu 3: Phân biệt các loại ARN về cấu tạo và chức năng?
Câu 4: Đặc điểm cấu trúc nào của ADN giúp thực hiện được chức năng của mình?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Câu 1. Chất nào sau đây được cấu tạo từ các nguyên tố hoá học C,H,O,N,P?
A. Prôtêin
B. axit nuclêic
C. photpholipit
D. Axit béo
Câu 2. Axit nuclêic bao gồm những chất nào sau đây ?
A. ADN và ARN
B. Prôtêin và ADN C. ARN và Prôtêin D. ADN và lipit
Câu 3.Đặc điểm chung của ADN và ARN là :
A. Đều có cấu trúc một mạch
B. Đều có cấu trúc hai mạch
C. Đều được cấu tạo từ các đơn phân axit amin
D. Đều có những phân tử và có cấu tạo đa phân
Câu 4. Đơn phân cấu tạo của phân tử ADN là :
A. A xit amin
B. Plinuclêotit
C. Nuclêotit
D. Ribônuclêôtit
Câu 5.Các thành phần cấu tạo của mỗi Nuclêotit là :
A. Đường , axit và Prôtêin
B. Đường , bazơ nitơ và axit
C. Axit,Prôtêin và lipit
D. Lipit, đường và Prôtêin

Câu 6. Axit có trong cấu trúc đơn phân của ADN là :
A. A xit photphoric B. A xit sunfuric
C. A xit clohidric D. A xit Nitơric
Câu 7.Đường tham gia cấu tạo phân tử ADN là :
A. Glucôzơ
B. Xenlulôzơ
C. Đêôxiribôzơ
D. Saccarôzơ
Câu 8.ADN được cấu tạo từ bao nhiêu loại đơn phân ?
A. 3 loại
B. 4 loại
C. 5 loại
D. 6 loại
Câu 9.Các loại Nuclêotit trong phân tử ADN là :
A. Ađênin, uraxin, timin và guanin
B. Uraxin, timin, Ađênin, xi tôzin và guanin
C. Guanin,xi tôzin ,timin và Ađênin
D. Uraxin,timin,xi tôzin và Ađênin
Câu 10. Đặc điểm cấu tạo của phân tử ADN là :
A. Có một mạch pôlinuclêôtit
B. Có hai mạch pôlinuclêôtit
C. Có ba mạch pôlinuclêôtit
D. Có một hay nhiều mạch pôlinuclêôtit
Câu 11. Giữa các Nuclêotit kế tiếp nhau trong cùng một mạch của ADN xuất hiện
kiên kết hoá học nối giữa :

19


A. Đường và axít

B. axít và bazơ
C. Bazơ và đường
D. Đường và đường
Câu 12. Các đơn phân của phân tử ADN phân biệt với nhau bởi thành phần nào sau
đây?
A. Số nhóm -OH trong phân tử đường
B. Bazơ nitơ
C. Gốc photphat trong axit photphoric
D. Cả 3 thành phần nêu trên
Câu 13. Giữa các nuclêôtit trên 2 mạch của phân tử ADN có :
A. G liên kết với X bằng 2 liên kết hiđrô
B. A liên kết với T bằng 3 liên kết hiđrô
C. Các liên kết hidrô theo nguyên tắc bổ sung
D. Cả a,b,c đều đúng
Câu 14. Chức năng của ADN là :
A. Cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào
B. Bảo quản và truyền đạt thông tin
di truyền
C. Trực tiếp tổng hợp Prôtêin
D. Là thành phần cấu tạo của màng tế bào
Câu 15. Trong phân tử ADN, liên kết hiđrô có tác dụng
A. Liên kết giữa đường với axit trên mỗi mạch
B. Nối giữa đường và ba zơ trên 2 mạch lại với nhau
C. Tạo tính đặc thù cho phân tử ADN
D. Liên kết 2 mạch Polinuclêotit lại với nhau
Câu 16. Đặc điểm cấu tạo của ARN khác với ADN là :
A. Đại phân tử , có cấu trúc đa phân
B. Có liên kết hiđrô giữa các nuclêôtit
C. Có cấu trúc một mạch
D. Được cấu tạo từ nhiều đơn phân

Câu 17. Loại ba zơ ni tơ nào sau đây chỉ có trong ARN mà không có trong ADN?
A. A đênin
B. Uraxin
C. Guanin
D. Xitôzin
Câu 18. Số loại ARN trong tế bào là :
A. 2 loại
B. 3 loại
C. 4 loại
D. 5 loại
Câu 19. Nếu so với đường cấu tạo ADN thì phân tử đường cấu tạo ARN
A. Nhiều hơn một nguyên tử ô xi
B. ít hơn một nguyên tử oxi
C. Nhiều hơn một nguyên tử các bon
D. ít hơn một nguyên tử các bon
Câu 20. Đơn phân cấu tạo của phân tử ARN có 3 thành phần là :
A. Đường có 6C, axit phôtphoric và bazơ ni tơ
B. Đường có 5C, axit phôtphoric và liên kết hoá học
C. Axit phôtphoric, bazơ ni tơ và liên kết hoá học
D. Đường có 5C, axit phôtphoric và bazơ ni tơ
Câu 21. Chất có công thức sau đây chứa trong thành phần cấu tạo của ARN là :
A. C5H15O4
B. C6H12O6
C. C2H5OH
D. C5H10O5
Câu 22. Tên của đơn phân trong ARN được gọi theo tên của một thành phần trong
đơn phân đó là :
A. A xít
B. bazơ nitơ
C. Đường

D. Cả a và b đúng
Câu 23. mARN là kí hiệu của loại ARN nào sau đây ?
A. ARN thông tin
B. ARN vận chuyển C. ARN ribô xôm
D. Các loại ARN
Câu 24. Chức năng của ARN thông tin là :
A. Qui định cấu trúc của phân tử prôtêin
B. Tổng hợp phân tử ADN
C. Truyền thông tin di truyền từ ADN đến rioôxôm
D. Quy định cấu trúc đặc thù của ADN
Câu 25. Chức năng của ARN vận chuyển là :

20


A. Vận chuyển các nguyên liệu để tổng hợp các bào quan
B. Chuyên chở các chất bài tiết của tế bào
C. Vận chuyển axít a min đến ribôxôm
D. Cả 3 chức năng trên
Câu 26 . Là thành phần cấu tạo của một loại bào quan là chức năng của loại ARN
nào sau đây?
A. ARN thông tin
B. ARN ribôxôm
C. ARN vận chuyển
D. Tất cả các loại ARN
Câu 27. Điểm giống nhau giữa các loại ARN trong tế bào là:
A. Đều có cấu trúc một mạch
B. Đều có vai trò trong quá trình tổng hợp prôtêin
C. Đều được tạo từ khuôn mẫu trên phân tử ADN
D. Cả a,b và c đều đúng

Câu 28. Kí hiệu của các loại ARN thông tin , ARN vận chuyển , ARN ribôxôm lần
lượt là :
A. tARN,rARN và mARN
B. mARN,tARN vàrARN
C. rARN, tARN và mARN
D. mARN,rARN và tARN
Câu 29. Câu có nội dung đúng trong các câu sau đây là :
A. Trong các ARN không có chứa ba zơ nitơ loại timin
B. Các loại ARN đều có chứa 4 loại đơn phaan A,T,G,X
C. ARN vận chuyển là thành phần cấu tạo của ribôxôm
D. tARN là kí hiệu của phân tử ARN thông tin
Câu 30. Câu có nội dung sai trong các câu sau đây là :
A. ADN và ARN đều alf các đại phân tử
B. Trong tế bào có 2 loại axist nuclêic là ADN và ARN
C. Kích thước phân tử của ARN lớn hơn ADN
D. Đơn phân của ADN và ARN đều gồm có đường , axit, ba zơ ni tơ
Câu 31. Điều không đúng khi nói về phân tử ARN là :
A. Có cấu tạo từ các đơn phân ribônuclêôtitB. Thực hiện các chức năng trong tế bào
chất
C. Đều có vai trò trong tổng hợp prôtêin
D. Gồm 2 mạch xoắn
Câu 32. Đặc điểm của liên kết hiđrô là :
A. Rất bền vững
B. Bền vững
C. Yếu
D. Vừa bền , vừa yếu
Câu 33. Cấu trúc nào sau đây có chứa liên kết hi đrô ?
A. Phân tử ADN B. Phân tử mARN C. Phân tử prôtêin D. Cả a và c đều đúng
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
Bài tập 1:

Cho 1 gen có chiều dài 5100Ao, biết số nuclêotit loại A trong gen là bằng 600 nuclêotit. Xác
định:
a) Số lượng từng loại nuclêotit trong gen?
b) Khối lượng phân tử, chu kì xoắn, số liên kết hidro trong gen?
Bài tập 2:
Cho một đoạn phân tử ADN có chiều dài là 4080A0 và có số nuclêôtit loại Ađênin bằng 30%
tổng số nu.
a) Tính tổng số nu của đoạn phân tử ADN đó.
b) Tính số nu mỗi loại của đoạn ADN.
c) Tính số chu kì xoắn, số liên kết hóa trị giữa các nu, KLPT của phân tử ADN?

21


Bài tập 3:
Một phân tử ADN có khối lượng 900 000 đvC, có A/G = 2/3.
a) Tính số liên kết hóa trị giữa các nu trong phân tử ADN đó.
b) Tính số chu kì xoắn, số liên kết hiđro
Giả sử trên mạch 1 có A1 = 240, trên mạch 2 có G2 = 480. Hãy tính số nu từng loại trên mỗi
mạch của phân tử ADN đó
Bài tập 4:
Cho biết bộ gen của một loài động vật có tỉ lệ

A+T
= 1.5 và chứa 3.109 cặp Nu.
G+X

Tính số lượng từng loại nuclêôtit và tổng số liên kết hiđrô có trong bộ gen của loài đó
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6
Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau:

0
Câu 1: Một gen dài 4202,4 A sẽ chứa bao nhiêu cặp nuclêôtit?
A. 2472.
B. 1236.
C. 618.
D. 3708.
Câu 2 : Gen phân mảnh chứa 4500 nuclêôtit gồm 4 đoạn êxôn và intron xếp xen kẽ nhau có
số nuclêôtit theo tỉ lệ 4 : 2 : 1 : 3. Các đoạn êxôn dài bao nhiêu ăngstron?
A. 7650.
B. 3825.
C. 4590.
D. 3060.
Câu 3 : Gen dài 0,2482 àm có bao nhiêu chu kì xoắn?
A. 73.
B. 146.
C. 1460.
D. 730.
Câu 4 : Gen cấu trúc có khối lượng 500400 đvC sẽ có chiều dài bao nhiêu ăngstron?
A. 1417,8.
B. 5671,2.
C. 4253,4.
D. 2835,6.
Câu 5 : Gen dài 0,408 àm có khối lượng là:
A. 720000 đvC.
B. 360000 đvC.
C. 1440000 đvC.
D. 540000 đvC.
Câu 6: Gen có 69 chu kì sẽ có chiều dài bao nhiêu àm?
A. 0,4692.
B. 0,1173.

C. 0,2346.
D. 0,17595.
Câu 7 : Một gen có khối lượng 615600 đvC sẽ có bao nhiêu nuclêôtit?
A. 4104.
B. 2052.
C. 5596.
D. 1026.
Câu 8: Gen có 920 cặp nuclêôtit sẽ có số chu kì xoắn là:
A. 184.
B. 92.
C. 46.
D. 69.
Câu 9 : Một gen có chứa 2634 nuclêôtit sẽ có chiều dài là:
0
0
0
0
A. 2238,9 A .
B. 8955,6 A .
C. 3358,35 A .
D. 4477,8 A .
Câu 10 : Một gen chứa 952 cặp nuclêôtit sẽ có khối lượng là:
A. 1142400 đvC.
B. 285600 đvC.
C. 571200 đvC.
D. 428400 đvC.
Câu 11: Gen có T = 14,25% tổng số nuclêôtit. Tỉ lệ phần trăm từng loại nuclêôtit của gen là:
A. A = T = 14,25%; G = X = 86,75%.
B. A = T = 7,125%; G = X = 42,875%.
C. A = T = 14,25%; G = X = 35,75%.

D. A = T = G = X = 14,25%.
Câu 13: Gen có X= 3T. Tỉ lệ phần trăm từng loại nuclêôtit của gen là:
A. A=T = 12,5%; G= X = 37,5%.
B. A = T = 37,5%; G = X = 12,5%.
C. A = T = 12,5%; G = X = 87,5%.
D. A + T = 10%; G = X = 30%.
Câu 14: Gen có tỉ lệ

X +G 9
= . Tỉ lệ phần trăm từng loại nuclêôtit của gen là:
T+A 7

A. A = T = 6,25%; G = X = 93,75%.
B. A = T = 43,75%; G = X = 56,25%.
C. A =T = 28,125%; G = X = 21,875%.
D. A = T = 21,875%; G = X = 28,125%.
Câu 15: Gen có A > G và tổng số giữa 2 loại nuclêôtit bằng 52%. Tỉ lệ phần trăm từng loại
nuclêôtit của gen là:
A. A = T = 26%; G = X = 74%.
B. A = T = 35%; G = X = 65%.

22


C. A = T = 24% ; G = X = 26%.
D. B hoặc C.
E. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 16: Gen có hiệu số giữa nuclêôtit loại T với loại nuclêôtit khác bằng 20%. Tỉ lệ phần
trăm từng loại nuclêôtit của gen bằng:
A. A = T = 15%; G = X = 35%.

B. A = T = 35%; G = X = 65%.
C. A = T = 35%; G = X = 15%.
D. A = T = 30%; G = X = 20%.
Câu 17: Gen có A < G và tỉ lệ giữa hai loại nuclêôtit bằng 3 : 5. Giá trị nào sau đây đúng?
A. A = T = 18,75%; G = X = 31,25%.
B. A = T = 318; G = X = 5/8.
C. A = T = 31,25%; G = X = 18,75%.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 18: Gen có T > X và tích giữa hai loại nuclêôtit không bổ sung bằng 4%. Tỉ lệ phần
trăm từng loại nuclêôtit của gen là:
A. A = T = 10%; G = X = 40%.
B. A = T = 20%; G = X =30%.
C. A = T = 30%; G = X = 18,75%.
D. A = T = 40%; G = X = 10%.
2
2
Câu 19: Gen có X – T = 10%. Giá trị nào sau đây đúng.
A. A = T = 356; G = X =
C. A = T = 15%; G = X =
E. A = T = 25,1% ; G = X =
156.
35%.
24,9%
2
2
B. X = 35%; T = 25%.
D. X – T = 5%.
Câu 20: Gen có X < A và có T2 + X2 = 13%. Tỉ lệ phần trăm từng loại nuclêôtit của gen là:
A. A = T = 20%; G + X = 30%.
B. A = T = 35%; G = X = 15%.

C. A = T = 30%; G = X = 20%.
D. A = T = 40%; G = X = 10%.
3
3
Câu 21: Một gen có G + T = 0,035 và có G < T. Giá trị nào sau đây đúng?
A. A3 = 0,02; G3 = 0,015.
B. A = T = 30%; G = X = 20%.
3
3
C. T = 10%; G = 3%.
D. Cả A và C đúng.
Câu 22: Gen dài 0,3604 àm có hiệu số giữa T với loại nuclêôtit khác là 408. Gen trên có số
lượng từng loại nuclêôtit là:
A. A = T = 734; G = X = 326.
B. A = T = 652; G = X = 1468.
C. A = T = 326; G = X = 734.
D. A = T = 326; G = X = 408.
Câu 23: Một gen cấu trúc có tỉ lệ

T+A 3
= và có khối lượng 582000 đvC. Số lượng từng
G+X 7

loại nuclêôtit của gen này là:
A. A = T = 679; G = X = 291.
B. A = T = 291; G = X = 679.
C. A = T = 582; G = X = 388.
D. A = T = 1358; G = X = 582.
Câu 24: Gen có A = 35% và G = 243 nuclêôtit số chu kì xoắn của gen là:
A. 162.

B. 40,5.
C. 567.
D. 81
0
Câu 25: Gen dài 4794 A có A > X và tích giữa chúng bằng 6% số nuclêôtit từng loại của
gen là:
A. A + T = 564; G = X = 846.
B. A = T = 1128; G = X = 1692.
C. A = T = 846; G = X = 1974.
D. A = T = 846; G = X = 564.
Câu 26: Một gen có 450 G và T = 35% tổng số nuclêôtit.
a/ Số liên kết hoá trị và số liên kết hiđrô của các gen lần lượt là:
A. 345 và 2998.
B. 2998 và 4050.
C. 2998 và 3450.
D. 2999 và 3450.
b/ Số liên kết hoá trị giữa đường và axit của gen là:
A. 5998.
B. 2998.
C. 2999.
D. 5999.
c/Khối lượng của gen là:
A. 45*104 đvC.
B. 9*104 đvC.
C. 33*104đvC.
D. 9*105đvC.
Câu 27: Mạch đơn của 1 gen cấu trúc có 1199 liên kết hoá trị giữa axit và đường và có 1550
liên kết hiđrô.

23



a/ Gen trên có bao nhiêu chu kì xoắn:
A. 120.
B. 60.
C. 90.
D. 180.
b/ Số nuclêôtit mỗi loại của gen là:
A. A = T = 350; G = X = 250.
B. A = T = 500; G = X = 700.
C. A = T = 250; G = X = 350.
D. A = T = 350; G = X = 850.
Câu 28: Gen có 1848 liên kết hiđrô và có hiệu số giữa nuclêôtit loại G với loại nuclêôtit
khác bằng 30%.
a/Gen dài bao nhiêu micrômet.
A. 0,448 µ m.
B. 0,3366 µ m.
C. 0,204 µ m.
D. 0,2244 µ m.
b/ Số nuclêôtit từng loại của gen là:
A. A = T = 528; G = X = 132.
B. A = T = 132; G = X = 528.
C. A = T = 528; G = X = 729.
D. A = T = 1056; G = X = 396.
Câu 29: Gen dài 3417A0 có số liên kết hiđrô giữa G và X bằng số liên kết hiđrô giữa A và
T. Số nuclêôtit từng loại của gen là:
A. A = T = 402; G = X = 603.
B. A = T = G = X = 402.
C. A = T = 603; G = X = 402.
D. A = T = 603 ; G = X = 1809.

Câu 30: Tổng số liên kết hiđrô với liên kết hoá trị của 1 gen là 6898 trong đó số liên kết hoá
trị ít hơn 902 liên kết.
a/ Gen trên có chiều dài là:
A. 4080A0.
B. 5100A0.
C. 3060A0.
D. 2040A0.
b/Số nuclêôtit mỗi loại của gen là.
A. A = T = 1200; G = X = 300.
B. A = T = 630; G = X = 270.
C. A = T = 600; G = X = 900.
D. A = T = 720; G = X = 480.
IV. Tiến trình dạy học
Tiết 6: Bài tập phần Protein
1. Ổn định lớp
2. Bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Hoạt động 1: Hệ thống lý thuyết
-GV: Yêu cầu HS nhắc lại các
I – Hệ thống lý thuyết
kiến thức trọng tâm phần Protein 1. Cấu trúc:
+ Cấu trúc của Protein
- Có cấu trúc đa phân, đơn phân là aa.
+ Chức năng của protein
- Pr có 4 bậc cấu trúc, cấu trúc bậc 1 của Pr có vai trò
- HS: thảo luận nhóm và trình
quan trọng là xác định nên tính đặc thù và đa dạng của
bày.
Pr, dồng thời cũng quy định cấu trúc bậc 2 và 3. Cấu

trúc bậc 3 và 4 là cấu trúc không gian quyết định hoạt
tính, chức năng của Pr.
+Khi Pr mất cấu trúc không gian và trở thành dạng thẳng
người ta nói chúng bị biến tính
+Phân biệt Pr cầu và Pr sợi. VD: anbulin, glôbulin có
trong máu là Pr cầu, còn côlagen tạo nên gân và dây
chằng là Pr sợi.
2.Chức năng của Prôtêin
Pr là vật liệu cấu tạo nên tất cả cấu trúc sống, quy định tính
đặc thù và đa dạng của tế bào và cơ thể, là công cụ hoạt

24


động sống như: Chất xúc tác sinh học (Enzim), chất vận
động (Pr cơ), chất bảo vệ (KT)
Hoạt động 2: Bài tập
- GV chia HS thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận để trả lời các câu hỏi:
+ Nhóm 1: Hoàn thành câu 1 của PHT số 1 và câu 1- 8 của PHT số 2
+ Nhóm 2: Hoàn thành câu 2 của PHT số 1 và câu 9-15 của PHT số 2
+ Nhóm 3: Hoàn thành câu 3 của PHT số 1 và câu 16- 23 của PHT số 2
+ Nhóm 4: Hoàn thành câu 4 của PHT số 1 và câu 23-30 của PHT số 2
- HS: thảo luận nhóm và trình bày câu hỏi của nhóm mình
- GV: yêu cầu các nhóm khác nhận xét và bổ sung
- HS: nhận xét và bổ sung cho các nhóm khác
- GV: nhận xét câu trả lời của các nhóm và bổ sung hoàn thiện các câu trả lời
3. Dặn dò
- Học bài cũ
- Làm thêm các bài tập ở sách tham khảo
Tiết 7: Cấu trúc của AND, ARN

1. Ổn định lớp
2. Bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Hoạt động 1: Hệ thống lý thuyết
-GV: Yêu cầu HS nhắc lại các
I – Hệ thống lý thuyết
kiến thức trọng tâm phần ADN
1. Cấu trúc và chức năng của ADN
+ Cấu trúc của ADN
2. Cấu trúc và chức năng của ARN
+ Chức năng của ADN
- HS: thảo luận nhóm và trình
bày.
- GV: Yêu cầu HS nhắc lại các
kiến thức trọng tâm phần ARN
+ Cấu trúc của ARN
+ Chức năng của ARN
Hoạt động 2: Bài tập
- GV chia HS thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận để trả lời các câu hỏi:
+ Nhóm 1: Hoàn thành câu 1 của PHT số 3 và câu 1- 8 của PHT số 4
+ Nhóm 2: Hoàn thành câu 2 của PHT số 3 và câu 9-16 của PHT số 4
+ Nhóm 3: Hoàn thành câu 3 của PHT số 3 và câu 17- 24 của PHT số 4
+ Nhóm 4: Hoàn thành câu 4 của PHT số 3 và câu 25-33 của PHT số 4
- HS: thảo luận nhóm và trình bày câu hỏi của nhóm mình
- GV: yêu cầu các nhóm khác nhận xét và bổ sung
- HS: nhận xét và bổ sung cho các nhóm khác
- GV: nhận xét câu trả lời của các nhóm và bổ sung hoàn thiện các câu trả lời

25



×