Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Giáo án Ngữ văn 6 bài 18: bài học đường đời đầu tiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.95 KB, 4 trang )

Giáo án Ngữ văn lớp 6

Học kỳ 2, tuần 20
Bài 18
Những kết quả cần đạt
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của Bài học đường đời đầu tiên đối với Dế Mèn
trong bài văn, những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả, kể chuyện và sử dụng từ
ngữ.
- Nắm được ý nghĩa và công dụng của phó từ.
- Nắm đươc những hiểu biết chung về văn miêu tả, những yêu cầu của văn tả
cảnh, tả người.
Tiết 73 – 74 VĂN BẢN: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
1/ Kiến thức
1.1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện cho thiếu nhi.
- Dế Mèn: Một hình ảnh của tuổi tre sôi nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu
ngạo.
- Một số biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích.
1.2. Kỹ năng
- Nắm được văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố miêu
tả.
- Phân tích các nhân vật trong đoạn trích
- Vận dụng được các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá khi viết văn
miêu tả.
1.3. Thái độ
- Biết sống vì người khác, yêu thương đồng loại.
2/ Chuẩn bị
- Giáo viên: SGV – SGK – Giáo án, tranh ảnh có liên quan
- Học sinh: Đọc – tìm hiểu bài ở nhà.
3/ Phương pháp
- Đọc – phân tích – nêu vấn đề


4/ Tiến trình dạy học
4.1. Ổn định lớp
4.2. Kiểm tra bài cũ
1


Giáo án Ngữ văn lớp 6
4.3. Bài mới
Tô Hoài là trong những nhà văn rất thành công trong việc viết văn về những
đề tài cho thiếu nhi. Truyện của ông mang đậm chất dân dã của miền quê nông
thôn Việt Nam, và là một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là truyện dài “Dế
Mèn phiêu lưu ký”
Hoạt động của thầy trò
Hoạt động 1(6p)
- Học sinh đọc chú thích sách giáo khoa
- Giới thiệu đôi nét chính về tác giả
- Học sinh trả lời
- Giải thích them:
(Bút danh: Lấy từ con sông Tô Lịch, chảy qua tỉnh
Hoài Đức của ông)
- GV: Tác phẩm ra đời trogn hoàn cảnh nào?
- GV: Giới thiệu sơ qua về truyện “Dế Mèn phiêu
lưu ký” tác phẩm gồm mười chương viết về loài
vật, kể về cuộc phiêu lưu của Dế Mèn.

Nội dung bài học
A. Giới thiệu chung
1. Tác giả:
- Tên thật: Nguyễn Sen (1920)
- Quê: Nghĩa Đô – Hoài Đức

– Hà Đông
- Ông đã để lại cho đời 150
tác phẩm trong đó có 60 tác
phẩm viết cho thiếu nhi.
2. Tác phẩm
Trích từ chương I của truyện “
Dế Mèn phiêu lưu lý”

Hoạt động 2
B. Đọc – Hiểu văn bản
- HS đọc văn bản
1. Đọc chú thích
- Theo em văn bản có thể chia làm mấy đoạn? Nêu 2. Kết cấu và bố cục: 2 đoạn
nội dung chính của mỗi đoạn?
- HS: 2 đoạn
+Đoạn 1: Miêu tả vả đẹp cường tráng của Dế Mèn.
+Đoạn 2: Câu chuyện bài học đường đời đầu tiên
của Dế Mèn.
Hoạt động 3
3. Phân tích
- GV: Hình ảnh của Dế Mèn được miêu tả trên 3.1. Hình ảnh của Dế Mèn
những khía cạnh nào?
- HS:
+ Ngoại hình
+Điệu bộ
+Động tác
2


Giáo án Ngữ văn lớp 6

=>Tìm những chi tiết miêu tả đặc điểm đó
a) Ngoại hình :
- Đôi càng mẫm bóng
- Những cái vuốt nhọn hoắt
- Cái đầu nổi từng tảng rất bướng
- 2 cái răng nhai ngoàm ngoăp như hai lưỡi liềm
máy.
- Sợi râu dài và uốn cong
b) Điệu bộ, động tác :
- Co cản đạp phành phạch vào trên ngọn cỏ.
- Lúc đi bộ cả người rung lên 1 màu nâu bóng mỡ.
- Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm
ngoạp.
Trịnh trọng khoan thai đá hai cái chân lên vuốt rau.
=>Vừa miêu tả ngoại hình vừa miêu tả cử chỉ hành
động.
Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả ?
Dùng những từ ngữ miêu tả : động từ, tính từ miêu
tả chính xác, dùng một loạt những từ lsy gợi màu
sắc, phép so sánh sinh động.
Theo em Dế Mèn được miêu tả ở góc độ nào ?
Chủ quan, đánh giá của chính bản thân mình, miêu
tả từng bộ phận cơ thể gắn với miêu tả hình dáng,
hành động.
Tại sao khi giới thiệu Mèn, tác giả lại cho Mèn
giới thiệu đôi càng nhẵn bóng trước tiên ?
Vì càng là vũ khí rất lợi hại của võ sĩ Dế Mèn, mặt
khác « đá » là miếng võ gia truyền của nhà Dế. Bởi
vậy mà đôi càng được giời thiệu đầu tiên và khá tỉ
mỉ.

Đoạn văn tác giả sử dụng phần lớn là biện pháp
nghệ thuật nào ?
Cách miêu tả đó khiến chú Dế Mèn hiện ra với
hìh dáng ra sao ?

+Hình dáng

Bằng một loạt những từ ngữ
miêu tả sinh động, phép so
sánh độc đáo, DM hiện lên rất
hùng dũng, đáng yêu, hấp dẫn
người đọc.

+Tính cách: Kiêu căng, tự phụ

3


Giáo án Ngữ văn lớp 6
Nhờ đâu mà tác giả lại miêu tả Dến Mèn tỉ mỉ
như vậy?
Nhờ quan sát tinh tế, tỉ mỉ, kết hợp với các biện
pháp nghệ thuật tu từ.
Yêu cầu HS theo dõi tiếp ( Tôi đi đứng...đầu thiên
hạ)
Mèn có tính nết như thế nào? Điều gì dở?
Dở: cà khịa, táo tợn với tất cả bà con chòm xóm.
Táo tợn: kiêu căng nghĩ “là tay ghê ghớm nhất
thiên hạ.
Hung hăng: hống hách, xốc nổi, ngông cuồng

Yêu cầu hs theo dõi tiếp (Tôi đi đứng...Đầu thiên
hạ)
Qua cách miêu tả đó em có cảm nhận gì về tính
cách nhân vật DM?
-HS: DM là một chàng thanh niên cường tráng, trẻ
trung có sức sống mạnh mẽ nhưng kiêu căng, tự
phụ, hung hăng, xốc nổi xem thường người khác.
4.4. Củng cố:
GV: Hệ thống lại nội dung bài
4.5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, phân tích nhân vật Dm
- Chuẩn bị tiếp phần còn lại.

5, Rót kinh nghiÖm
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………….................
.

4



×