Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Giáo án Ngữ văn 6 bài 18: bài học đường đời đầu tiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.53 KB, 7 trang )

Tiết 73, Bài 18

BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
( Trích Dế Mèn phiêu lưu ký – Tô Hoài )
A.Mục tiêu cần đạt
Sau khi học xong bài học này các em cần đạt được:
1.Kiến thức
Hiểu được nội dung, ý nghĩa của văn bản.Nắm được nét dặc sắc trong nghệ thuật
miêu tả và kể chuyện của nhà văn
2.Kỹ năng
Phân tích nhân vật trong đoạn trích.Vận dụng được các biện pháp nghệ thuật so
sánh, nhân hóa khi viết văn miêu tả
3.Thái độ
Bài học được rút ra từ cuộc sống
B. Chuẩn bị của GV-HS
GV: tranh minh họa, SGK, tài liệu tham khảo…
HS: soạn và chuẩn bị bài
C. Các kỹ năng cơ bản cần giáo dục cho HS
+ Kỹ năng nêu và giải quyết vấn đề
+ Kỹ năng giao tiếp
+ Kỹ năng hợp tác
+ Kỹ năng tìm kiếm, xử lý thông tin và tư duy sáng tạo
D. Tổ chức hoạt động dạy và học
1.Ổn định tổ chức ( 1’ )


2.Kiểm tra bài cũ ( 5’ )
3.Bài mới
Hoạt động 1: Khởi động
-Mục tiêu: tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS
-Phương pháp: thuyết trình


-Thời gian: 2’
*Giới thiệu bài mới:
“Dế Mèn phiêu lưu ký” là tác phẩm nổi tiếng của Tô Hoài viết về loài vật
dành cho thiếu nhi. Truyện viết về thế giới loài vật nhỏ bé ở đồng quê rất sinh
động, đồng thời cũng gợi ra những hình ảnh của xã hội loài người và những khát
vọng của tuổi trẻ. Bài học hôm nay sẽ giúp em hiểu hơn về điều đó.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
-Mục tiêu: HS nắm được cốt truyện, kể tác phẩm
-Phương pháp: quy nạp, phân tích, vấn đáp, thuyết trình
-Thời gian: 10’
Hoạt động của GV

Hoạt
động của
trò
Gọi HS đọc chú thích
Đọc chú
?Nêu những hiểu biết của em về tác giả? ý. Quan
sát trả lời

?Văn bản trích từ chương thứ mấy của
truyện?
Truyện gồm 10 chương kể về cuộc

HS suy
nghĩ, trả
lời

Nội dung cần đạt


I.Tìm hiểu chung
1.Tác giả, tác phẩm
*Tác giả:
Tô Hoài sinh năm 1921. Tên
khai sinh là Nguyễn Sen.
Quê ở Hà Nội
*Tác phẩm:
Trích chương I của
truyện’Dế Mèn phiêu
lưu ký”


phiêu lưu của Dế Mèn
Phần trích chương I của tác phẩm
GV hướng dẫn HS đọc
GV đọc mẫu – Gọi HS đọc – Nhận xét
HS đọc
?Phương thức biểu đạt của truyện là gì?
Phương thức biểu đạt: miêu tả kết hợp
với kể chuyện
?Bố cục của văn bản gồm mấy đoạn?
Bài được chia làm 2 đoạn:
Đoạn 1: từ đầu  “đứng đầu thiên hạ”
Miêu tả hình dáng, tính cách Dế Mèn
Đoạn 2: đoạn còn lại
Kể về bài học đường đời đầu tiên

Bố cục chia 2 đoạn

HS trả lời


Hoạt động 3: tìm hiểu văn bản
-Mục tiêu: HS hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện
-Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, thảo luận
-Kỹ năng: Động não
-Thời gian: 22’
Hoạt động của thầy
Gọi HS đọc đoạn 1
?Khi xuất hiện ở đầu câu chuyện. Dế
Mèn là một “chàng Dế thanh niên
cường tráng” chàng Dế ấy hiện lên qua
những nét cụ thể nào về hình dáng, về
hành động?
Càng mẫm bóng, vuốt nhọn và sắc, râu
dài uốn cong
?Em có nhận xét gì về trình tự miêu tả
của tác giả?

Hoạt động
của trò

Nội dung cần đạt
II.Tìm hiểu văn bản

HS suy
nghĩ, trả lời

HS trả lời



Miêu tả từ khái quát đến cụ thể, tả hình
dáng, hành động làm nổi bật vẻ đẹp
cường tráng, hấp dẫn của Dế Mèn
?Những từ miêu tả ngoại hình, hành
động của Dế Mèn như: Mẫm bóng,
nhọn hoắt, đạp, rung rinh thuộc từ loại
nào?
Tính từ, động từ
?Em thử thay những từ đó bằng những
từ đồng nghĩa hoặc những từ gần nghĩa?
Cường tráng  khỏe mạnh
Nhọn hoắt  sắc, cứng  rắn
Hủn hoẳn  cũn cỡn
?Em thấy cách dùng từ nào hay hơn? Từ
đó em có nhận xét gì về cách dùng từ
miêu tả của tác giả?
Dùng từ chính xác, điêu luyện, từ ngữ
đặc tả góp phần quan trọng vào việc
khắc họa hình ảnh chàng Dế
?Tự nhận mình là Tợn lắm và tưởng
mình sắp đứng đầu thiên hạ, em hiểu lời
nói của Dế Mèn như thế nào?
Tợn – bạo đến mức liều lĩnh, không biết
sợ
?Thái độ của Dế Mèn đối với hàng xóm
như thế nào? Từ đó em thấy tính cách
của Dế Mèn như thế nào?
Bình:
Việc miêu tả ngoại hình còn bộc lộ được
tính nết, thái độ của nhân vật. Tất cả các

chi tiết đều thể hiện được vẻ đẹp cường
tráng, trẻ trung, chứa chất sức sống
mạnh mẽ của tuổi trẻ ở Dế Mèn. Nhưng
đồng thời cũng cho thấy những nét chưa
đẹp, chưa hoàn thiện trong tính nết,

HS suy
nghĩ, trả lời

Phân tích

Ngoại hình: cường tráng
và khỏe mạnh

Tính cách: hung hăng,
hống hách, kiêu căng, tự
phụ
Tổng hợp


trong nhận thức và hành động của một
chàng dế thanh niên ở tuổi mới lớn. Đó
là tính kiêu căng tự phụ về vẻ đẹp và
sức mạnh của mình, xem thường mọi
người, hung hăng, xốc nổi. Những nét
chưa đẹp ấy thể hiện rõ trong các động
tác, hành vi được miêu tả và kể lại ở
phần cuối của đoạn văn
?Tìm những hình ảnh miêu tả hình dáng,
tính nết Dế Choắt?

-Gầy gò, dài lêu nghêu như một gã
thuốc phiện
-Cánh ngắn cun củn, râu ria cụt ngủn
-Đôi càng bè bè, nặng nề
-Mặt mũi lúc nào cũng ngẩn ngẩn, ngơ
ngơ
-Tính nết: ăn xổi ở thì ( sống tạm bợ
không tính đến lâu dài )
?Qua những chi tiết ấy cho thấy Dế
Choắt là người như thế nào?
Yếu ớt, xấu xí
?Cách xưng hô, thái độ của Dế Mèn đối
với Dế Choắt được thể hiện như thế
nào?
-Gọi Choắt là: chú mày ( mặc dù bằng
tuổi nhau )
-Giọng điệu bề trên, dạy dỗ
-Tính tình khinh khỉnh, không giúp đỡ,
mắng Choắt
?Khi có ý định trêu chị Cốc, Dế Choắt
đã can ngăn nhưng Mèn đã có lời nói,
thái độ như thế nào với Choắt?
Quắc mắt, quát mắng
Hung hăng, kiêu ngạo
?Mèn đã trêu chị Cốc bằng lời nói như

HS suy
nghĩ, trả lời

HS trả lời


HS trả lời

Thái độ của Mèn đối với
Choắt: trịnh thượng,
khinh thường, không quan
tâm, giúp đỡ, ích kỷ


thế nào?
Đó là lời nói xấc xược, ác ý
?Khi trêu chị Cốc xong chui vào hang
Mèn có ý nghĩ gì?
Mày tức thì cứ tức…đâu  thể hiện thái
độ tự đắc, thách thức
?Theo em trò đùa của Choắt đã để lại
hậu quả gì?
-Mất bạn láng giềng
-Suốt đời phải ân hận
?Khi Choắt chết thái độ của Mèn như
thế nào?
Hối hận, xót thương…

Hung hăng. Kiêu ngạo

Mèn hối hận, xót thương
Suy nghĩ về bài học
đường đời đầu tiên của
mình


?Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật
gì trong bài?
Nhân hóa, tương phản, miêu tả
Hoạt động 4: tổng kết
-Mục tiêu: HS nắm được nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của văn bản
-Phương pháp: thuyết trình
-Kỹ năng: động não
-Thời gian: 5’
Hoạt động của thầy
?Theo em bài đã sử dụng nghệ thuật gì?

Ghi nhớ:SGK
4.Củng cố

Hoạt động
của trò
HS trả lời

Nội dung cần đạt
III.Tổng kết
1.Nghệ thuật
Nhân hóa, tương phản,
miêu tả
2.Nội dung


HS nắm được nội dung chính của bài
5.Dặn dò
HS về học bài cũ, chuẩn bị bài mới




×