Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Giáo án Ngữ văn 6 bài 26: Cây tre Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.1 KB, 5 trang )

Giáo án Ngữ văn lớp 6

TIẾT 113 :

Văn bản: CÂY TRE VIỆT NAM
(Thép Mới)

A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
- Hình ảnh cây tre trong đời sống và trong tinh thần của người Việt Nam.
- Những đặc điểm nổi bật về giọng điệu, ngôn ngữ của bài kí
2. Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm và sáng tạo bài văn xuôi giàu chất thơ bằng sự chuyển dịch
giọng đọc phù hợp.
- Đọc – hiểu văn bản kí hiện đại có yếu tố miêu tả, biểu cảm.
- Nhận ra phương thức biểu đạt chính: Miêu tả +biểu cảm + thuyết minh + nghị
luận
- Nhận biết và phân tích được tác dụng của phép so sánh, nhân hóa, ẩn dụ
3. Thái độ:
- Từ hình tượng cây tre, hiểu, cảm nhận con người, đất nước Việt Nam, càng
tin yêu, tự hào…
B. Chuẩn bị bài học:
- GV :Tranh : một số sản phẩm của tre trong tương lai; chân dung nhà văn Thép
Mới; Tài liệu HD thực hiện chuẩn KT-KN môn ngữ văn/ THCS.
- HS: Soạn bài +SGK
C. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định
2. KTBC: GV không kiểm tra bài cũ, chỉ nhắc lại một số điểm chính về nội dung
và nghệ thuật qua văn bản “Cô Tô” : cảnh thiên nhiên, sinh hoạt của con người trên
vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ điêu luyện và sự
miêu tả tinh tế, chính xác ,giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân. Từ đó giúp các


em yêu mến hơn về con người, làng cảnh Việt Nam…
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: Khởi động : Viết về Việt Nam , con
người , dân tộc Việt Nam, nhà thơ Nguyễn Duy đã có
lần tự hỏi “Tre xanh…tre xanh.” Từ bao đời nay,cây
tre đã gắn bó với người dân Việt Nam , bạn đồng hành
, thủy chung,can đảmcủa người Việt từ thuở xa xưa
khai hoang, dựng nước .Tre hóa thân thành thế giới
văn hóa ,in hình bóng đậm đà vào văn hóa thi ca,nhạc
họa, vào sâu tâm thức con người Việt Nam.Bởi thế mà
nhà văn Thép Mới đã dành những lời tốt đẹp nhất để
viết về tre với bao vẻ đẹp và phẩm chất đáng quý…>dẫn vào bài.
Hoạt động 2: Dạy- học phần tìm hiểu chung
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Thép Mới?

I/ Tìm hiểu chung:
1. Tác giả- tác phẩm:

Năm học : 2013 - 2014


Giáo án Ngữ văn lớp 6

GV bổ sung : ngoài bút danh Thép Mới, ông còn có
bút danh Phượng Kim, Hồng Châu, là nhà văn giàu
tâm huyết, nhà báo, dịch giả…viết nhiều bút kí, thuyết
minh phim…
GV cho HS xem chân dung Thép Mới

?Nêu xuất xứ của văn bản
Viết 1955, là lời bình cho bộ phim cùng tên do các
nhà điện ảnh Ba Lan thực hiện sau cuộc kháng chiến
chống Pháp dành thắng lợi…
(GV yêu cầu HS xem nội dung này ở SGK)
GV hướng dẫn HS đọc văn bản: rõ ràng, trầm lắng->
thể hiện cảm xúc của tác giả(GV đọc mẫu, 2 HS đọc)
? Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?
- Miiêu tả+biểu cảm + thuyết minh + nghị luận
? Em hãy nêu đại ý của văn bản?
- Cây tre là người bạn thân của nhân dân Việt Nam, có
mặt ở khắp nơi, gắn bó lâu đời và giúp ích con người
trong đời sống hàng ngày, trong lao động sản xuất,
trong chiến đấu trong quá khứ, hiện tại và cả tương
lai.
? Từ đại ý này , em hãy xác định bố cục của văn bản?
- 3 đoạn :
+Đ1: Từ đầu….chí khí như người :Giới thiệu chung
về cây tre Việt Nam
+ Đ2: Tiếp…của trúc, của tre: Sự gắn bó của tre và
người trong mọi hoàn cảnh
+ Đ3 : còn lại : Tre vẫn còn mãi trong tương lai
(GV bổ sung bố cục 3 phần của văn bản được triển
khai trên cơ sở bố cụ này)
HĐ3: Phân tích :Dẫn dắt: Để cảm nhận được giá trị
nhiều mặt của tre, phẩm chất của tre như thế nào,
chúng ta cùng phân tích. Trước hết, ta hãy xem nhà
văn Thép Mới giới thiệu cây tre Viêt Nam như thế
nào-> dẫn vào phấn 1
? Mở đầu văn bản, cây tre Viết Nam được tác giả Thép

Mói giới thiệu như thế nào?
Cây tre là người bạn thân…..thân thuộc nhất vẫn là
tre….đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn…
? Tác giả đã dùng biện pháp ngệ thuật gì để giới thiệu
cây tre trong lời văn mở đầu này?Tác dụng?
- Điệp ngữ, nhân hóa “bạn, bạn thân” nhằm xác lập
mối quan hệ giữa tre với người đã gắn bó lâu đời và
khẳng định mối liên hệ bền chặt đó ở câu mở đầu, 3
câu còn lại chứng minh cho mối quan hệ thân thiết ấy.
? Sau khi giới thiệu mối liên hệ giữa tre với người, tác
giả đã cảm nhận cây tre Viết Nam như thế nào?(bằng

SGK/98

2. Bố cục: 3đoạn

II/ Phân tích:
1. Giới thiệu chung về cây tre:
- …là người bạn thân của nhân dân Việt Nam…
- mọc thẳng…, xanh tốt…, mộc mạc..,nhũn
nhặn…,cứng cáp…, dẻo dai…, thanh cao…, giản
dị…, chí khí
(tính từ, nhân hóa)
 Phẩm chất tốt đẹp của con người Việt nam

Năm học : 2013 - 2014


Giáo án Ngữ văn lớp 6


từ ngữ nào?)
-Tác giả giới thiệu họ hàng nhà tre đông đúc nhưng lại
có một nét tương đống: cùng một mầm non mọc
thẳng, vào đâu tre cũng …xanh tốt. Dáng tre mộc
mạc, màu nhũn nhặn, phát triển cứng cáp, dẻo dai,
vững chắc, tre….thanh cao, giản dị, chí khí như người
? Em có nhận xét gì cách sữ dụng từ ngữ cũng như
biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn
này?
- Tre được nhân hóa, được lặp lại qua phép điệp. Đặc
biệt thấy được sự giàu có về ngôn từ của nhà văn qua
việc sử dụng hàng loạt các tính từ .
? Qua đó, tác giả giúp em cảm nhận hình ảnh cây tre
Việt Nam như thế nào?
- Tre đã trở thành một biểu tượng sáng giá qua phép
nhân hóa, điệp từ tre, hệ thống các tính từ đã nhấn
mạnh phẩm chất của tre: sức sống kì diệu, mạnh mẽ
với những vẻ đẹp riêng, mang những giá trị cao quý:
thanh cao, giản dị, chí khí. Phẩm chất tốt đẹp này của
tre cũng chính là phẩm chất tốt đẹp của con người Việt
Nam trên những chặng đường vẻ vang của lịch sử
GV chốt phần 1, dẫn dắt phần 2
Cho HS nhìn hình vẽ SGK, hình vẽ gợi cho em cảm
nghĩ gì?(HS tự bộc lộ)
GV dẫn dắt : Hình vẽ gợi một bức tranh thân thuộc,
mộc mạc của làng quê, đặc biệt hình ảnh của tre thể
hiện sự gắn bó với con người trong cuộc sống làm ăn,
2. Sự gắn bó giữa tre với người:
lao động…->dẫn phần 2
? Theo dõi đ2, em hãy cho biết, tre gắn bó với con

người trên những phương diện nào?
Trong lao động sinh hoạt Chiến đấu ĐStinh thần
?Khi nói về sự gắn bó thân thiết của tre với người
trong đời sống hằng ngày, tác giả đã liên tưởng đến Là cánh tay …người nhà …đồng chí… khúc nhạc
hình ảnh nào?Hình ảnh đó gợi cho suy nghĩ gì?
(cối xay)
(giang, lạt, điếu, (gậy, chông (sáo, diều)
-Hình ảnh bóng tre(được mượn từ câu thơ của Tố Hữu
Nôi…)
giữ…)
“Bóng tre trùm mát rượi”), bóng tre, dưới bóng tre
được lặp lại tạo nên giọng văn nhẹ nhàng, mênh
mang, biểu cảm, gợi ra một vẻ đẹp của lũy tre, vẻ êm
Điệp từ, nhân hóa…
đềm của xứ sở, vẻ đẹp của nền văn hóa lâu đời của
dân tộc qua hàng nghìn năm lịch sử. Tre trở nên thân
Tình nghĩa thủy chung
thuộc, gắn bó, đáng yêu.
?Sự gắn bó ấy của tre trong lao động được thể hiện
qua những từ ngữ nào? (HS phát hiện chi tiết)
GV mở rộng,bình : Cánh tay là người bạn cần cù
trong lao động của nhà nông, từng chia ngọt sẻ bùi,
từng một nắng hai sương “Cánh đồng…quanh
năm”.Câu “cối xay…nắm thóc” cắt thành những vế
Năm học : 2013 - 2014


Giáo án Ngữ văn lớp 6

ngắn, có vần gợi đời sống kinh tế lạc hậu, thiếu thốn

của nhân dân ta sau một thế kỉ bị thực dân thống trị.
?Không những thế, trong đời sống sinh hoạt, tre gắn
bó với con người như thế nào?(HS phát hiện chi tiết)
GV nói thêm:cây tre đã gắn bó với cuộc đời vất vả,
ấm no, hạnh phúc của con người trong dòng chảy thời
gian, khít chặt mối tình quê thắm thiết chung thủy.(từ
thuở lọt lòng, đến nhắm mắt xuôi tay…)
? Tre còn gắn bó với dân tộc Việt Nam trong cuộc
chiến đấu gian khổ, chi tiết nào thể hiện điều đó? (HS
phát hiện chi tiết)
?Em có nhận xét gì về giọng điệu của đoạn văn này?
(Gậy tre…..con người)
GV bình: Đây là đoạn văn tráng lệ nhất , mang âm
điệu anh hùng ca trong nền văn xuôi hiện đại. Trong
lịch sử xa xưa của dân tộc, tre đã từng hiệu nghiệm
trong tay người anh hùng làng Gióng đánh đuổi giặc
Ân, và gần gũi đây, trong cuộc kháng chiến chống
Pháp, tre là vũ khí thô sơ nhưng rất hiệu quả. Không
khí lịch sử thời đại, chiến thắng điện biên phủ thần kì
đã làm nên sức tung hoành của ngòi bút Thép Mới.Và
cuối cùng, kết lại vai trò lớn lao của tre , tác giả đã
khái quát: “Tre….chiến đấu!”
? Tre không chỉ gắn bó với người trong đời sống vật
chất, trong lao động, mà còn gắn bó với người trong
cuộc sống tinh thần, chi tiết nào thể hiện ?(HS phát
hiện chi tiết)
? Nhận xét đoạn văn xuôi này có gì đặc biệt ?
-giàu tính hạc và chất thơ, gợi cảm xúc…
? Để thể hiện sự gắn bó giữa tre với người trong mọi
hoàn cảnh ấy, nhà văn Thép Mới đã có những đặc sắc

nào về mặt nghệ thuật? cách sắp xếp dẫn chứng như
thế nào?
- Điệp từ tre, nổi bật là phép nhân hóa: tre là cánh tay,
bạn thân, là người nhà, là đồng chí, là dáng đứng
không chịu khuất…những câu thơ, đoạn văn giàu tính
biểu cảm, giàu nhạc tính, dẫn chứng được sắp xếp
theo thứ tự hợp lí…
? Qua những biện pháp nghệ thuật trên, một lần nữa
Thép Mới đã giúp em cảm nhận thêm vẻ đẹp nào của
tre?
GV chốt:Phẩm chất của tre được nhấn mạnh và ca
ngợi: tình nghĩa thủy chung-> những phẩm chất cao
đẹp , là hình ành cần cù, sáng tạo, đoàn kết , anh hùng,
bất khuất của con người Việt Nam
GV dẫn dắt phần 3
Năm học : 2013 - 2014


Giáo án Ngữ văn lớp 6

? Vị trí của tre trong tương lai được nhắc tới như thế 3. Tre với người trong tương lai:
nào?(HS phát hiện )
- …còn mãi với dân tọc Việt Nam…
? Viết về tre trong tương lai, giúp em cảm nhận được - …tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam
tình cảm nào của nhà văn Thép Mới?
->Tin yêu, tự hào
-Tác giả đã dành những lời tốt đẹp nhất để ca ngợi cây
tre với tất cả tình yêu, niềm tin, viết về tre cũng là
cách thể hiện niềm tự hào về quê hương, xứ sở , về đất
nước, con người Việt Nam…

? Nhận định về tương lai của cây tre của tác giả theo
em có đúng không? Vì sao?(HS tự bộc lộ)
GV cho HS xem tranh(những sản phẩm của tre)
GV: Tre vẫn mãi đi vào đời sống vật chất và tinh thần
của người Việt, tiếp tục là bạn đồng hành với con
người, những sản phẩm của tre chính là niềm tự hào
với bạn bè quốc tế với những giá trị văn hóa dân tộc…
là hình ảnh thân thương gợi nhớ quê hương của những
lữ khách xa nhà….
GV nâng cao: Em thử nghĩ xem, nếu chỉ nói riêng về
tre như một loài cây thông thường, thì ý nghĩa tác
phẩm sẽ như thế nào?
Mặc dù viết rất hay về vẻ đẹp của cây tre nhưng ý
nghĩa của hình tượng này chỉ tỏa sáng khi gắn với
hình tượng con người. Thép Mới đã dựng lên một biểu
tượng nghệ thuật có sức gợi lớn: cây tre chính là hình
ảnh cao đẹp của con người, của dân tộc Việt Nam
? Từ đây, hình ảnh cây tre đã gợi lên trong em cảm
xúc, suy nghĩ gì?(HS tự bộc lộ: tin yêu, tự hào con
người, dân tộc..)
HĐ4: Tổng kết
III/ Tổng kết : Ghi nhớ/SGK/100
?Nêu những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của
văn bản
GV chốt, HS đọc ghi nhớ
HĐ5 : Luyện tập
IV/ Luyện tập: SGK
GV hướng dẫn HS luyện tập như SGK
(GV bổ sung thơ Trần Đăng Khoa, Viễn Phương…)
4. Củng cố : Những biện pháp nghệ thuật chủ yếu để tác giả khắc họa hình ảnh cây

tre? Khái quát những phẩm chất tốt đẹp của con ngườ Việ Nam qua hình ảnh cây tre?
5. Dặn dò : Chuẩn bị : Câu trần thuật đơn (giải một số bài tập tìm hiểu bài, tìm ví dụ
câu có một cụm c-v…)

Năm học : 2013 - 2014



×