Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

(Khóa luận tốt nghiệp) Thực trạng và giải pháp tăng cường tiếp cận các khoản vốn vay của các hộ trồng quế trên địa bàn xã Nậm Mười huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1004.47 KB, 69 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG THỊ THÚY
Tên đề tài:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG TIẾP CẬN CÁC
KHOẢN VỐN VAY CỦA CÁC HỘ TRỒNG QUẾ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ
NẬM MƢỜI HUYỆN VĂN CHẤN TỈNH YÊN BÁI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
: Chính quy
Định hƣớng đề tài : Hƣớng nghiên cứu
Chuyên ngành
: Phát triển nông thôn
Khoa
: Kinh tế và PTNT
Khóa học
: 2014 - 2018

Thái Nguyên - năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG THỊ THÚY
Tên đề tài:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG TIẾP CẬN CÁC
KHOẢN VỐN VAY CỦA CÁC HỘ TRỒNG QUẾ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ


NẬM MƢỜI HUYỆN VĂN CHẤN TỈNH YÊN BÁI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Định hƣớng đề tài
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: Hƣớng nghiên cứu
: Phát triển nông thôn
: K46 - PTNT NO1
: Kinh tế & PTNT
: 2014 - 2018
: ThS. Nguyễn Quốc Huy

Thái Nguyên - năm 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một bước đầu để sinh viên có cơ hội áp dụng
kiến thức trên nhà trường vào thực tế. Trong quá trình thực tập tại xã Nậm
Mười, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái em đã tiếp thu học hỏi được nhiều kiến
thức và đã làm em hiểu sâu hơn những kiến thức mà các thầy, cô giáo truyền

đạt khi ở trên giảng đường.
Trong quá trình thực tập và hoàn thành đề tài em đã nhận được rất nhiều
sự quan tâm, giúp đỡ của cán bộ xã Nậm Mười và thầy giáo hướng dẫn ở trường.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các bác, các cô, các chú, các
anh, chị trong xã Nậm Mười - huyện Văn Chấn - tỉnh Yên Bái đã nhiệt tình
giúp đỡ và hướng dẫn chỉ bảo em trong quá trình thực tập nghiên cứu và hoàn
thành đề tài. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn tới thầy giáo ThS.Nguyễn Quốc
Huy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho em trong quá trình thực tập
để em hoàn thành bài khóa luận này. Trong quá trình thực tập mặc dù bản
thân đã hết sức cố gắng nhưng do thời gian có hạn, trình độ còn hạn chế và
bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu nên bài khóa luận không tránh
khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến
của các thầy cô giáo và bạn bè để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin chúc sức khỏe các thầy cô giáo, chúc các thầy cô
luôn thành công trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Em xin chúc tất cả
những cán bộ trong xã Nậm Mười luôn mạnh khỏe và công tác tốt. Em xin
chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 21 tháng 12 năm 2017
Sinh viên

Hoàng Thị Thúy


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii

DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu .................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học ................................................ 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
1.4. Những đóng góp mới của đề tài ................................................................. 4
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 5
2.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................... 5
2.1.1. Một số vấn đề về tín dụng ....................................................................... 5
2.1.1.1. Khái niệm và phân loại tín dụng .......................................................... 5
2.1.1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng trong việc phát triển kinh tế hộ ......... 5
2.1.1.3. Hình thức tín dụng ngân hàng cho vay đối với hộ nông dân ............... 7
2.1.2. Tổng quan về cây quế ............................................................................. 7
2.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 9
2.2.1. Tình hình tín dụng ................................................................................... 9
2.2.1.1. Tình hình tín dụng ở nông thôn Việt Nam ........................................... 9
2.2.1.2. Thực tiễn việc tiếp cận các khoản vốn vay của nông dân nước ta..... 12


iii

2.2.2. Tình hình trồng Quế tại việt nam. ......................................................... 13
2.2.2.1. Vùng Quế Yên Bái ............................................................................. 14
2.2.2.2. Vùng quế Quảng Ninh ....................................................................... 15
2.2.2.3. Vùng quế Thanh Hóa, Nghệ An......................................................... 16
2.2.2.4. Vùng Quế Quảng Nam, Quảng Ngãi ................................................. 17

Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 19
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài .................................................. 19
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 19
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài ..................................................................... 19
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu ............................................ 19
3.2.1. Địa điểm ................................................................................................ 19
3.2.2. Thời gian tiến hành nghiên cứu ............................................................ 19
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 19
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 20
3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 20
3.4.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp ..................................................................... 20
3.4.1.2. Thu thập tài liệu sơ cấp ...................................................................... 20
3.4.2. Phương pháp phân tích .......................................................................... 20
3.4.3. Phương pháp xử lí và tổng hợp số liệu ................................................. 21
3.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................. 21
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 22
4.1. Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Nậm Mười............. 22
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 22
4.1.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 22
4.1.1.2. Điều kiện khí hậu ............................................................................... 22
4.1.1.3. Địa hình .............................................................................................. 23


iv

4.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên ....................................................................... 23
4.1.1.5. Tình hình sử dụng đất đai................................................................... 24
4.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội ....................................................................... 28
4.1.2.1. Khái quát về thực trạng phát triển kinh tế.......................................... 28

4.1.2.2. Thực trạng văn hóa - xã hội ............................................................... 28
4.1.3. Dân số, lao động và việc làm ................................................................ 29
4.1.3.1. Dân số................................................................................................. 29
4.1.3.2. Lao động............................................................................................. 30
4.2. Thực trạng trồng quế trên bàn xã Nậm Mười .......................................... 31
4.3. Tình hình tiếp cận và sử dụng vốn vay từ các nguồn vốn tín dụng của các
hộ trồng Quế trên địa bàn xã. .......................................................................... 33
4.3.1. Tình hình vay vốn của các hộ trồng Quế trên địa bàn xã ..................... 33
4.3.2. Mỗi quan hệ giữa các thành phần trong hệ thống tín dụng nông thôn........ 34
4.3.3. Qui trình tiếp cận nguồn vốn từ các kênh của các hộ trồng quế tại xã
Nậm Mười ....................................................................................................... 35
4.3.4. Mục đích vay vốn của các hộ trồng quế ............................................... 38
4.3.5. Đánh giá của người dân về vấn đề tiếp cận các khoản vốn vay ........... 40
4.4. Phân tích SWOT trong vay vốn và sử dụng nguồn vốn vay của các hộ dân
trên địa bàn xã Nậm Mười .............................................................................. 43
4.5. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của
hộ nông dân ..................................................................................................... 45
4.5.1. Đánh giá chung về tình hình vay và sử dụng nguồn vốn vay của các hộ
nông dân xã Nậm Mười................................................................................... 45
4.5.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của hộ nông dân ....... 46
4.5.2.1. Về phía chính quyền địa phương ....................................................... 46
4.5.2.2. Về phía ngân hàng .............................................................................. 47
4.5.2.3. Về phía hộ nông dân .......................................................................... 48


v

Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 49
5.1. Kết luận .................................................................................................... 49
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 52
I. Tài liệu tiếng Việt ........................................................................................ 52
II. Tài liệu tham khảo từ internet .................................................................... 52
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

NHNN&PTNT : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
NHCSXH

: Ngân hàng chính sách xã hội

TCTDNT

: Tổ chức tín dụng nông thôn

TCTD

: Tổ chức tín dụng

TSCĐ

: Tài sản cố định

TDNT

: Tín dụng nông thôn


UBND

: Ủy ban nhân dân

TSLĐ

: Tài sản lưu động

GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội

HTX

: Hợp tác xã

KT - XH

: Kinh tế - Xã hội

KHHGĐ

: Kế hoạch hóa gia đình

VH

: Văn hóa

TDTT


: Thể dục thể thao

NN - NT

: Nông nghiệp nông thôn

TD

: Tín dụng


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất ở xã Nậm Mười năm 2016 ........................ 25
Bảng 4.2: Tình hình biến động sử dụng đất năm 2013 - 2016 ....................... 27
Bảng 4.3: Tình hình dân số của xã qua 3 năm (2014 - 2016) ......................... 30
Bảng 4.4: Tình hình lao động của xã Nậm Mười năm 2016 .......................... 31
Bảng 4.5: Rà soát số hộ trồng quế tại xã Nậm Mười giai đoạn 2014 - 2016........ 31
Bảng 4.6: Tình hình sản xuất Quế của xã Nậm Mười qua 3 năm 2014-2016 .... 32
Bảng 4.7: Chi phí sản xuất bình quân của hộ nông dân trên 01 ha quế .......... 32
Bảng 4.8: Tình hình vay vốn của các hộ trồng Quế........................................ 33
Bảng 4.9: Điều kiện, thời hạn và lãi suất cho vay của các tổ chức TDNT tới
các hộ sản xuất ở xã Nậm Mười. ..................................................... 37
Bảng 4.10: Mục đích sử dụng vốn vay thực tế của hộ điều tra....................... 39
Bảng 4.11: Ý kiến của hộ điều tra về việc vay vốn ........................................ 40



viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Sơ đồ mối quan hệ giữa các thành phần trong hệ thống tín dụng
nông thôn ......................................................................................... 34
Hình 4.2: Sơ đồ quy trình vay của NHNN&PTNT Văn Chấn ....................... 35
Hình 4.3: Sơ đồ quy trình vay của NHCSXH Văn Chấn................................ 36


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước nông nghiệp có gần 70% dân số sống tập trung
ở khu vực nông thôn và chiếm gần 20% tổng thu nhập quốc dân. Cho nên có
thể nói rằng nông nghiệp nước ta vẫn luôn là mặt trận hàng đầu, có tầm quan
trọng chiến lược, ổn định sản xuất nông nghiệp, ổn định cuộc sống nông
thôn, tăng thu nhập cho nông dân có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của
đất nước. Chính vì lẽ đó mà chủ trương phát triển nông nghiệp, nông thôn là
một trong những vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, đặc biệt là
trong giai đoạn hiện nay nhằm từng bước cải thiện bộ mặt nông thôn Việt
Nam trong tiến trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.
Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp để có khả năng kinh doanh tốt
cũng như tạo ra ưu thế và quy mô kinh doanh phù hợp hay để mua máy móc
thay cho lao động thủ công nhằm tiết kiệm chi phí, thời gian lao động, mua
giống, phân bón, thức ăn gia súc có chất lượng tốt đòi hỏi các doanh nghiệp
kinh doanh nông nghiệp cũng như người nông dân phải đầu tư thêm nhiều
vốn. Nhưng lượng vốn vay bao nhiêu thì đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh
doanh của hộ, thời gian vay và lãi suất vay ở mức độ nào thì hộ có thể chấp

nhận được với lượng vốn vay và thời hạn vay như vậy? Bên cạnh đó việc
xác định thời điểm nào người nông dân có nhu cầu vay vốn cao? Làm thế
nào để nông dân tiếp cận vốn một cách kịp thời và thuận lợi nhất? Những hộ
nông dân khi đã có vốn thì họ sản xuất kinh doanh như thế nào? Có sử dụng
vốn vay đúng mục đích không? Đây cũng là vấn đề mà các tổ chức cung
cấp tín dụng cần quan tâm để có kế hoạch cung ứng vốn cho các hộ nông
dân kịp thời, đầy đủ và có hiệu quả nhất. Đặc biệt khi đã hội nhập quốc
tế, để các mặt hàng nông sản có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị


2

trường thế giới đòi hỏi có nguồn vốn lớn đáp ứng yêu cầu công nghệ chất
lượng cao và mở rộng sản xuất.
Cây quế là một cây bản địa có nhiều công dụng, trong những năm gần
đây cây quế đã được gây trồng rộng rãi ở nhiều địa phương trên cả nước.
Với giá trị kinh tế cao, dễ gây trồng và chu kì kinh doanh không quá dài như
một số loài cây gỗ khác, cây quế có tổ chức sản xuất thành nguồn hàng lớn,
ổn định lâu dài và có giá trị, nhất là giá trị xuất khẩu.
Sinh sống trên địa bàn xã Nậm Mười chủ yếu là đồng bào người Dao,
có nghề trồng quế lâu đời. Cây quế là cây giảm nghèo nên được gieo trồng
trên quy mô diện tích lớn, chứng tỏ tính bản địa của cây quế phù hợp với
điều kiện sinh thái của địa phương.
Là một xã miền núi chủ yếu là hoạt động sản xuất nông nghiệp để có
khả năng kinh doanh tốt cũng như tạo ra ưu thế và quy mô kinh doanh phù
hợp hay để mua máy móc cho lao động thủ công nhằm tiết kiệm chi phí,
thời gian lao động, mua giống phân bón, thức ăn gia xúc có chất lượng tốt
đòi hỏi người nông dân phải đầu tư thêm nhiều vốn. Nhưng lượng vốn vay
bao nhiêu thì đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của hộ, thời gian vay và
lãi xuất vay như thế nào thì hộ có thể chấp nhận được lượng vốn vay và thời

hạn vay như vậy? Bên cạnh đó việc xác định thời điểm nào người nông dân
có nhu cầu vay vốn cao? Làm thế nào để nông dân tiếp cận vốn một cách
kịp thời và thuận lợi nhất? Những người nông dân khi có vốn thì họ sản xuất
kinh doanh như thế nào? Có đúng mục đích không?
Xuất phát từ thực tế trên của địa phương, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và giải pháp tăng cường tiếp cận các
khoản vốn vay của các hộ trồng quế trên địa bàn xã Nậm Mười huyện
Văn Chấn tỉnh Yên Bái”.


3

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu thực trạng tiếp cận vốn vay của các hộ gia đình trồng quế
trên địa bàn xã, từ đó đưa ra các giải pháp tăng cường các khoản vốn vay
của hộ gia đình để phát triển sản xuất quế trên địa bàn xã Nậm Mười.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương.
- Phân tích tình hình tiếp cận và sử dụng vốn vay từ các nguồn vốn tín
dụng của các hộ trồng quế trên địa bàn xã.
- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của các hộ trồng quế trong
việc tiếp cận các khoản vốn vay trên địa bàn xã Nậm Mười.
- Đề xuất giải pháp tăng cường tiếp cận các nguồn vốn và sử dụng
hiệu quả vốn tín dụng góp phần phát triển cây quế nói chung và phát triển
kinh tế nông hộ nói riêng tại xã Nậm Mười, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
1.3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học
- Đề tài được thực hiện là cơ sở giúp sinh viên củng cố kiến thức đã
học, rèn luyện kỹ năng, phương pháp nghiên cứu khoa học, vận dụng các

kiến thức lý thuyết áp dụng vào thực tế. Đây là bước đầu giúp sinh viên tiếp
cận với thực tế sản xuất và giúp tích lũy kinh nghiệm phục vụ cho công việc
sau này.
- Đề tài thực hiện hoàn thành sẽ là tiền đề, là cơ sở và tài liệu tham
khảo hữu ích cho quá trình nghiên cứu và học tập của sinh viên các khóa
tiếp theo trong ngành phát triển nông thôn.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá tầm quan trọng của vốn vay trong việc phát triển cây quế,
phát triển kinh tế nông hộ và phát triển nông thôn. Đồng thời giúp nắm bắt


4

được những tồn tại, khó khăn, trở ngại trong việc đưa các khoản vốn vay
đến tay người nông dân và cách người nông dân sử dụng vốn vay cho hiệu
quả. Từ đó có những điều chỉnh trong huy động vốn, tích lũy, cho vay và sử
dụng vốn có hiệu quả.
Đề tài sau khi hoàn thành cũng sẽ là tài liệu tham khảo cho các cán bộ
Chính sách xã hội, các cơ quan, tổ chức địa phương.
1.4. Những đóng góp mới của đề tài
- Thấy được hiệu quả kinh tế vốn vay của nhiều TCTD như
NHNN&PTNT, NHCSXH, các tổ chức tín dụng khác đến phát triển kinh tế
trước, sau vay vốn.
- Đánh giá được thuận lợi khó khăn của việc vay vốn và sử dụng vốn
vay của hộ nghèo từ đó đề xuất giải pháp phù hợp, mang lại hiệu quả.
- Xác định vấn đề còn tồn tại của việc sử dụng vốn vay của các hộ
trồng quế tại địa bàn xã.


5


Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Một số vấn đề về tín dụng
2.1.1.1. Khái niệm và phân loại tín dụng
Tín dụng là mối quan hệ kinh tế của người đi vay và người cho vay, là
sự chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng giá trị hay hiện vật theo những
điều kiện mà hai bên thỏa thuận, hết thời hạn thì người đi vay phải trả lại
cho người vay số tài khoản đó và kèm theo một số lợi tức. Bản chất của nó
được thể hiện trong quá trình hoạt động của tín dụng với quá trình tái sản
xuất xã hội, sự ra đời của tín dụng gắn liền với sự ra đời và phát triển kinh tế
hàng hóa. Trên thực tế tín dụng còn tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, nhưng
xét về tính chất pháp lý chung có thể chia tín dụng thành hai loại sau:
- Tín dụng chính thức: Là loại tín dụng được pháp luật thừa nhận, đó
là tín dụng của chủ thể ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng nhà
nước, ngân hàng liên doanh, ngân hàng cổ phần, hợp tác xã tín dụng, kho
bạc nhà nước và các tổ chức tài chính trung gian khác.
- Tín dụng không chính thức: Là tín dụng không được pháp luật thừa
nhận, nó ra đời cùng với sự phát triển của loài người khi có sự phân chia giai
cấp, phân chia xã hội thành kẻ giàu, người nghèo thì quan hệ vay mượn nảy
sinh cơ bản là cho vay nặng lãi dưới hình thức cho vay bằng hiện vật và cho
vay bằng tiền.
- Hai loại hình thức tín dụng này song song tồn tại trong nền kinh tế,
tín dụng không chính thức tồn tại chủ yếu ở các vùng nông thôn, đặc biệt là
các vùng hẻo lánh nơi mà hoạt động tín dụng chính thức còn yếu.
2.1.1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng trong việc phát triển kinh tế hộ
Tín dụng thực hiện chức năng luân chuyển vốn giữa các chủ thể khác



6

nhau, chính sự luân chuyển mạnh mẽ này góp phần thúc đẩy nhanh sự hình
thành thị trường tài chính. Khi sản xuất càng phát triển thì nhu cầu về vốn
càng lớn. Tín dụng ngân hàng là chất xúc tác mạnh nhất quá trình sản xuất
và lưu thông hàng hóa trong xã hội.
Tín dụng ngân hàng góp phần khai thác và sử dụng triệt để những
tiềm năng có sẵn (lao động, đất đai, tiền vốn…) thúc đẩy kinh tế nông hộ
phát triển. Từ việc sản xuất thủ công, manh mún do thiếu vốn chính sách tín
dụng đã giúp cho người dân mạnh dạn đi vào sản xuất kinh doanh cải tạo và
nâng cao trang thiết bị, mở rộng giao lưu kinh tế với các vùng. Việc đưa
kinh tế nông hộ từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị
trường thì vốn và cơ chế quản lí nhà nước là một yếu tố có tính chất quyết
định. Tín dụng đã giúp cho người lao động cởi bỏ những khó khăn, mạnh
dạn đưa hết tiền vốn, lao động và kinh nghiệm của mình vào đầu tư cho một
ngành nghề sản xuất mà họ cho là có lãi.
Tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng, đảm bảo cho
sản xuất nông hộ có điều kiện thực hiện chuyển giao công nghệ mới cho sản
xuất, đồng thời đẩy mạnh quá trình giao lưu hàng hóa.
Tín dụng ngân hàng đã góp phần phát triển kinh tế nông hộ và góp
phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, có vai trò hết sức to lớn
trong việc thúc đẩy sản xuất kinh doanh cũng như giúp đỡ hộ nông dân nâng
cao trình độ sản xuất, tăng cường hạch toán kinh doanh nhằm nâng cao thu
nhập, nguồn vốn tín dụng ngân hàng cũng đã góp phần giúp cho các hộ nông
dân phải áp dụng quy trình mới, kỉ luật mới để đạt được hiệu quả cao nhất.
Tín dụng ngân hàng đầu tư cho hộ nông dân ngoài việc góp phần nâng
cao hiệu quả kinh tế còn góp phần nâng cao hiệu quả xã hội. Tín dụng góp
phần chống nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn và thành thị, giảm sự chênh
lệch quá xa ở nông thôn và thành thị, giữa người giàu và người nghèo, xây
dựng cuộc sống văn minh giàu mạnh.



7

Tín dụng góp phần giải quyết các biến động và hạn chế những rủi do
trong sản xuất kinh doanh.
2.1.1.3. Hình thức tín dụng ngân hàng cho vay đối với hộ nông dân
Để có nguồn vốn đáp ứng mục đích sản xuất kinh doanh, hộ nông dân
tiến hành vay vốn, xuất phát từ hình thức vay trực tiếp, song để tăng hiệu
quả và tiến độ của việc vay vốn thì hình thức cho vay gián tiếp đã ra
Hình thức cho vay trực tiếp là: Hình thức mà ở đó chủ thể vay vốn
chính là các hộ nông dân, người vay vốn trực tiếp đến ngân hàng xin vay và
được ngân hàng đáp ứng nhu cầu về vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Hình
thức này được sử dụng phần lớn để đầu tư vốn trung hạn và một phần vốn
lưu động với hộ kinh doanh lớn.
Hình thức cho vay gián tiếp: Là hình thức cho vay thong qua các tổ
chức trung gian sau:
- Tổ vay vốn: Do các thành viên là hộ nông dân, cá nhân trực tiếp tự
nguyện thành lập, có nhu cầu vay vốn, cùng cư trú tại thôn xã.
- Doanh nghiệp: Đối tượng thực hiện là các hộ nông dân, cá nhân
nhận khoán của các doanh nghiệp đã thực hiện giao khoán.
- Các tổ chức tín dụng ở nông thôn: Quý tín dụng nhân dân, hội nông
dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh…
2.1.2. Tổng quan về cây quế
Giới thiệu các giống quế ở Việt Nam Theo các kết quả điều tra cho
thấy hầu hết các giống quế đang được trồng ở nước ta đều có thân thẳng, tán
lá dày, hình trứng. Về hình dạng thân, tán và lá quế ở các vùng Yên bái,
Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An về cơ bản giống nhau. Riêng quế ở vùng
Trà My, Quảng Nam lá có màu xanh thẫm, cây không cao vỏ thường xù xì
và có nhiều tua mực ở cành và thân, tỷ lệ tua mực cao khi quế được trồng ở

các lập địa thấp, ẩm ướt. Quế Thanh Hóa đặc điểm hình thái Cây gỗ thường


8

xanh, cao 10-20m, vỏ thân màu nâu xám hay nâu sẫm, rất thơm. Cành non
có dạng 4 cạnh theo lát cắt ngang, nhẵn. Lá mọc gần như đối hoặc mọc
cách; phiến hình bầu dục thuôn đến hình mác thuôn, đầu có mũi nhọn, mềm,
gốc hình nêm; thường dài 12-15cm, rộng 5cm màu xanh đậm; mặt dưới có
phủ vẩy nhỏ, gân chính 3; cuống lá có rãnh, dài 1,2-1,5cm. Cụm hoa dạng
chuỳ mọc ở kẽ lá hay đầu cành. Hoa nhỏ, lưỡng tính, màu trắng hay trắng
vàng nhạt. Quả hình trứng, dài khoảng 1cm, khi chín có màu đen hay tím,
nhẵn, đài tồn tại mỗi quả 1 hạt.
Đặc điểm sinh học: Cây mọc trong rừng nhiệt đới lá rộng, ẩm trên dãy
Trường Sơn từ bắc Thanh Hóa đến Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng nam, Quảng
Ngãi ở độ cao trung bình, đôi khi có thể lên tới độ cao 2.000m. Cây ưa điều
kiện nóng, ẩm; thường mọc ở các khu vực có tổng lượng mưa hàng năm cao
(2.500-3.000mm), trên các loại đất feralit đỏ, vàng; đặc biệt là trên đất
phong hoá từ nham thạch núi lửa. Hệ rễ của cây phát triển nhanh, rễ trụ ăn
sâu vào đất, cây tái sinh chồi khỏe, khi còn non chịu bóng, nhưng cây trưởng
thành lại ưa sáng, mùa hoa quả tháng 4 đến tháng 8.
Quế Yên Bái: Quế Yên Bái hay còn gọi là quế đơn, quế rành, quế
Trung Quốc, quế bì, nhục quế... Loài này phân bố chủ yếu ở Bắc bộ và một
số vùng của Việt Nam.
Trong các loài cây lâm sản ngoài gỗ của rừng nhiệt đới nước ta cây
quế có thể tổ chức sản xuất thành nguồn hàng lớn, ổn định lâu dài và có giá
trị, nhất là giá trị xuất khẩu. Sản phẩm chính của cây quế là vỏ quế và tinh
dầu quế được sử dụng nhiều trong công nghiệp y dược, công nghiệp chế
biến thực phẩm, hương liệu và chăn nuôi. Xu hướng sử dụng các loại tinh
dầu thực vật thay thế các hoá chất có ảnh hưởng đến sức khoẻ con người

ngày một tăng là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành trồng quế ở các địa
phương. Ngoài lợi ích về mặt kinh tế, cây quế còn đóng góp vào bảo vệ môi


9

trường sinh thái, làm tăng độ che phủ rừng, giữ đất, giữ nước ở các vùng đất
đồi núi dốc, bảo tồn và phát triển sự đa dạng các nguồn gen quý cây bản địa.
Với những giá trị nêu trên cây quế đã và đang được trồng ở nhiều địa
phương trong cả nước. Quế không chỉ là cây xóa đói giảm nghèo mà còn
góp phần làm giàu cho nhiều gia đình đồng bào các dân tộc miền núi. Quế
được coi là một trong những loài cây đặc sản đang được Nhà nước khuyến
khích gây trồng và được đưa vào danh mục loài cây trồng trong chương
trình trồng mới 5 triệu ha rừng và nhiều dự án trồng rừng ở nhiều tỉnh. Ngày
nay, khi Việt Nam đã là thành viên của WTO thì chắc chắn thị trường Quế
sẽ ngày càng được mở rộng, điều đó hứa hẹn triển vọng tốt đẹp cho nghề
trồng quế ở nước ta. Tuy nhiên, do trình độ canh tác còn lạc hậu nên phần
lớn người nông dân chưa phát huy được hết tiềm năng năng suất cũng như
chất lượng của cây quế, dẫn đến số lượng tinh dầu quế xuất khẩu của chúng
ta còn quá ít trên thị trường thế giới. Vì vậy, việc trang bị cho người lao
động những kiến thức và kĩ năng cơ bản về trồng quế lấy tinh dầu là hết sức
cần thiết. Mô đun Trồng cây quế cung cấp cho người học những kiến thức
cơ bản về trồng cây quế. Từ đó người học có thể vận dụng những kiến thức
đã học để lựa chọn được giống quế phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng địa
phương góp phần nâng cao năng suất, chất lượng tinh dầu quế, làm giàu cho
từng hộ nông dân, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình tín dụng
2.2.1.1. Tình hình tín dụng ở nông thôn Việt Nam
Những năm trước đổi mới, tình hình tín dụng ở Việt Nam hoàn toàn

do nhà nước độc quyền, trợ cấp tràn lan, lãi xuất thực am và cơ cấu lãi xuất
nghịch đảo. Trước năm 1998, Việt Nam có hệ thống ngân hàng một cấp là
ngân hàng nông nghiệp với hai tổ chức chuyên ngành là ngân hàng đầu tư và


10

phát triển và ngân hàng ngoại thương. Năm 1998 Việt Nam đã bãi bỏ hệ
thống ngân hàng một cấp, bắt đầu áp dụng hệ thống ngân hàng 2 cấp, với
ngân hàng nông nghiệp đóng vai trò như một ngân hàng trung ương. Hai
đơn vị trực thuộc ngân hàng nông nghiệp được tách thành hai ngân hàng
thương mại quốc doanh là ngân hàng công thương và ngân hàng nông
nghiệp, Việt Nam. Hệ thống tài chính phục vụ cho nông thôn ở Việt Nam
gồm 3 nhóm chính: khu vực chính thức, bán chính thức và phi chính thức.
a. Khu vực chính thức:
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn được thành lập năm
1988 sau khi tách ra từ bộ phận tín dụng nông nghiệp của ngân hàng nông
nghiệp, thực sự hoạt động vào tháng 12/1990, ngân hàng tiếp quản mạng
lưới chi nhánh nằm rải rác khắp cả nước. Để tăng phạm vi khách hàng ở
nông thôn, ngân hàng đã có một số đổi mới như lập tổ chức vay lưu động,
đặt văn phòng giao dịch ở cấp cơ sở. Nhờ vậy mà tới tháng 9/1991, ngân
hàng đã nhanh chóng mở rộng đối tượng khách hàng được phục vụ. Cũng
trong thời gian này, ngân hàng được phép cho hộ nông dân vay, và chỉ trong
vòng 6 tháng ngân hàng đã cho vay 558680 hộ vay với tổng số tiền là 405 tỉ
đồng. Trong năm 1998, 36% dư nợ ngân hàng cho vay là các hộ nông dân.
Ngân hàng chính sách xã hội là một tổ chức phi lợi nhuận được thành
lập vào tháng 8/1995, ngân hàng này cấp tín dụng chi những ai không đủ
điều kiện vay ở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn do đó không
có tài sản thế chấp. Các hộ muốn vay phải nằm trong diện người nghèo theo
tiêu chuẩn Việt Nam.

Ngoài ra còn có 2 tổ chức là quý tín dụng nhân dân và ngân hàng cổ
phần nông thôn.
b. Khu vực tài chính bán chính thức:
Bao gồm các tổ chức quần chúng như Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nông


11

dân, Hội liên hiệp Thanh niên, Hội cựu chiến binh, và Hội người làm vườn
đã đóng vai trò chính phủ trong việc cho vay theo những chương trình của
nhà nước như chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc
làm… Ngoài ra các tổ chức này được xem như là người môi giới giữa ngân
hàng với người đi vay.
c. Khu vực tài chính phi chính thức:
Khu vực này chiếm mảng lớn trong tín dụng nông thôn Việt Nam,
cung cấp đến 51% lượng vốn cho vay đối với hộ gia đình nông thôn, nó bao
gồm từ các nguồn sau đây:
- Vay mượn từ người thân, bạn bè, láng giềng: Các khoản vay này có lãi
xuất thỏa thuận theo quan hệ xã hội, uy tín của người cho vay, kì hạn vay.
- Người cho vay lãi: Những người cho vay lãi có hoạt động rất đa dạng
và linh hoạt. Họ thường cho vay những món tiền nhỏ và ngắn hạn, lãi xuất cho
vay dựa vào thị trường, thường xê dịch từ 3% đến 10% trên tháng. Hình thức
này ngày càng phổ biến có thể cho vay bằng tiền mặt hoặc hiện vật.
- Họ/hụi: Có truyền thống lâu đời ở Việt Nam, mỗi hội thường có 520 hội viên ở chung một ấp/thôn và mỗi hộ như vậy hoạt động độc lập. Mỗi
hội này huy động tiết kiệm từ hội viên và chỉ cho vay trong hội với nhau.
Các vấn đề như lãi xuất, mức cho vay sẽ do hội viên quyết định thông qua
bỏ phiếu kín hoặc do hội trưởng định đoạt trong những cuộc họp định kỳ.
Khu vực phi chính thức vẫn là nguồn tín dụng quan trọng đối với các
nông hộ là bởi các nguyên nhân sau: Cầu vượt cung tín dụng chính thức, các
cơ chế cho vay của các tổ chức chính thức vẫn còn thiếu ràng buộc, trình độ

dân trí của người dân còn thấp, nhất là ở vùng sâu vùng xa, nên người dân
có tâm lý “ sợ giao dịch với ngân hàng”. Ở khu vực phi chính thức lãi xuất
tín dụng vẫn cao hơn khu vực chính thức nhưng vẫn được khách hàng chấp
nhận, chứng tỏ rằng đối với khách hàng ở nông thôn, việc vay vốn dễ dàng


12

kịp thời cũng như chất lượng của dịch vụ có ý nghĩa quan trọng hơn so
với mức lãi cho vay. Do vậy đòi hỏi khu vực chính thức phải có sự cải
biến tốt hơn trong hệ thống tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu vay của
khách hàng khu vực nông thôn.
2.2.1.2. Thực tiễn việc tiếp cận các khoản vốn vay của nông dân nước ta
Nông nghiệp, nông thôn là một trong những lĩnh vực được chính phủ
xác định ưu tiên đầu tư vốn và đẩy mạnh thực hiện trong thời gian gần đây
bằng việc ban hành nhiều cơ chế, chính sách. Tuy vậy, việc tiếp cận vốn
ngân hàng hiện nay của nhiều nông dân vẫn còn gặp vướng mắc. Làm thế
nào để nông dân tiếp cận vốn dễ dàng hơn, tiếp tục hoàn thiện chính sách tín
dụng với nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy tái cơ cấu ngành Nông nghiệp là
vấn đề quan trọng đặt ra.
Tín dụng ngân hàng là một trong những yếu tố quan trọng để thúc đẩy
tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, trong thời gian qua nhiều nông
dân vẫn khó tiếp cận nguồn vốn này khiến việc đầu tư cho nông nghiệp bị
đình trệ.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, dư nợ cho vay lĩnh vực nông
nghiệp, nông thôn toàn quốc (chưa bao gồm dư nợ cho vay của Ngân hàng
Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam), tính đến hết tháng
9/2016 vừa qua đạt trên 925.000 tỷ đồng, tăng 9,6% so với cuối năm 2015
và tăng 13,43% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm tỷ trọng 18% dư nợ cho
vay nền kinh tế.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai xuất hiện nhiều vướng mắc trong
tiếp cận vốn vay cho nông nghiệp, như thủ tục cho vay còn rườm rà; chứng
minh tài sản đảm bảo lớn, vay được 100 đồng vốn lưu động thì cần chứng
minh tới 500 đồng vốn tài sản khác để thế chấp; thời gian cho vay ngắn
khiến việc trả nợ gấp rút, chưa kịp thu lãi đã phải tính tới phương án trả nợ.


13

Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho rằng, trong 5 năm vừa qua vốn
tín dụng ngân hàng cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tăng bình quân là
17,4%, cao hơn so với mức bình quân tăng trưởng tín dụng toàn bộ hệ thống
là 13,4%.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều điểm vướng mắc, đó là chính sách
quy hoạch nông nghiệp còn bất cập chưa theo kịp nhu cầu phát triển hiện
nay, nên nhiều người nông dân lúng túng không biết trồng cây gì, nuôi con
gì? Thủ tục hành chính vẫn còn phức tạp.“Câu chuyện tài sản tín chấp cần
phải tính toán từ nhiều phía, nếu thông tin minh bạch, chính xác đáng tin cậy
thì các ngân hàng cho vay tín chấp. Nhưng thông tin thiếu tin cậy không
chính xác thì cho vay tín chấp cực kỳ rủi ro. Do vậy, cần hỗ trợ cho người
dân hiểu biết hơn về kỹ năng tay nghề, kiến thức liên quan tài chính ngân
hàng để sử dụng đồng vốn hiệu quả hơn”, ông Lực đề xuất.
Nhằm tháo nút thắt về nguồn vốn tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp
nông thôn, cũng như tạo điều kiện cho người nông dân phát triển sản xuất tái
cơ cấu ngành nông nghiệp, tới đây, Ngân hàng Nhà nước định hướng sẽ tập
trung vốn tín dụng với cơ chế chính sách có ưu đãi một cách phù hợp.
Theo đó, xác định trọng tâm, ưu tiên nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh
vực xuất khẩu, ứng dụng công nghệ cao, khoa học kỹ thuật để nâng cao giá
trị gia tăng của sản phẩm; các dự án, doanh nghiệp, hộ gia đình tham gia vào
chuỗi liên kết giá trị sản phẩm từ khâu sản xuất, chế biến đến xuất khẩu.

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai chính sách tín dụng, phục vụ phát triển nông
nghiệp nông thôn theo Nghị định 55 của Chính phủ về tăng cường nguồn
vốn tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất trong thời gian tới.
2.2.2. Tình hình trồng Quế tại việt nam.
Ở nước ta, cây Quế tự nhiên thường mọc hỗn giao trong rừng tự nhiên
nhiệt đới ẩm từ Bắc vào Nam. Tuy nhiên ngày nay quế tự nhiên không còn


14

nhiều do sự khai thác của con người mà thay vào đó là cây quế đã được
thuần hóa thành cây trồng. Từ lâu nước ta đã hình thành 4 vùng trồng Quế
chính và mỗi vùng có sắc thái riêng về tự nhiên, về dân tộc. Các vùng trồng
Quế chính đó là:
2.2.2.1. Vùng Quế Yên Bái
Ở tỉnh Yên Bái, cây Quế được trồng tập trung ở các huyện Văn Yên,
Văn Chấn, Trấn Yên. Trong đó các khu vực tập trung quế là Đại Sơn, Châu
Quế, Phong Dụ, Xuân Tầm… Các địa phương trên có diện tích và sản lượng
quế chiếm khoảng trên 70% của cả vùng. Sinh sống trên vùng Quế Yên Bái
chủ yếu là đồng bào dân tộc Dao có nghề trồng quế từ lâu đời. Đặc điểm của
vùng quế Yên Bái là vùng rừng núi bị chia cắt hiểm trở nằm ở phía Đông và
phía Đông nam của dãy Hoàng Liên Sơn có độ cao tuyệt đối khoảng 300 700 m so với mực nước biển, khu vực này có nhiệt độ trung bình năm là 22,
70 C, lượng mưa bình quân năm trên 1500 mm, độ ẩm bình quân là 84%.
Đất đai phát triển trên đá sa thạch, có tầng đất dày, ẩm, nhiều mùn và thoát
nước. Đây là vùng quế có diện tích và sản lượng vỏ quế cao nhất cả nước.
Vùng quế Yên Bái có diện tích khoảng 20.000 ha và sản xuất chủ yếu
là loại quế Đơn có chất lượng cao hơn so với quế đơn sản xuất ở vùng khác.
Theo điều tra của các chuyên gia, vùng này có khoảng trên 2 vạn ha có khả
năng trồng được quế. Diện tích đất này không chỉ nằm ở khu vực có điều
kiện thuận lợi về khí hậu và thời tiết mà đất đai khá phì nhiêu nên cây quế

phát triển rất tốt. Tuy nhiên vùng này cũng có những mặt hạn chế, đó là địa
hình đồi núi phức tạp độ dốc lớn và bị chia cắt nên giao thông nội tỉnh đi lại
rất khó khăn. Việc vận chuyển quế sau khi thu hoạch từ các khu vực trồng
quế đến các nơi tập trung không mấy thuận lợi. Nhưng việc vận chuyển quế
từ nơi khác tập trung ở tỉnh đi địa phương khác cũng có mặt thuận lợi do
Yên Bái có quốc lộ 13, có tuyến đường sắt Lào cai - Yên Bái - Hà Nội đi


15

qua cùng với các tuyến đường nội tỉnh. Cây quế trồng ở Yên Bái có chất
lượng cao hơn các vùng khác nên đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Cây quế chỉ
cần trồng khoảng 7-8 năm là có thể cho khai thác để làm gia vị thực phẩm,
gỗ đạt kích cỡ làm cây chống hầm lò.
Nhìn chung, Yên Bái là địa phương có khả năng nhất trong việc phát
triển diện tích trồng quế và là vùng cung cấp sản lượng quế lớn nhất, có chất
lượng nhất cho nhu cầu xuất khẩu. Các sản phẩm quế cũng phong phú bao
gồm vỏ quế thô, bột quế, tinh dầu quế, các phụ phẩm dùng cho ngành sản
xuất thủ công mỹ nghệ, ngoài ra hàng năm còn cung cấp cho hàng trăm mét
khối gỗ cho các cơ sở hầm lò ở Yên Bái, Lào Cai, Thái Nguyên …
2.2.2.2. Vùng quế Quảng Ninh
Các huyện Hải Ninh, Hà Cối, Đầm Hà, Tiên Yên và Bình Liêu tỉnh
Quảng Ninh là vùng đồi núi san sát nhau thuộc cánh cung Đông bắc kéo dài
về phía biển. Các dãy núi theo hình cánh cung Đông Bắc - Tây Nam là địa
hình chắn gió vì vậy lượng mưa trong vùng rất cao, khoảng trên 2300 mm
một năm, nhiệt độ bình quân năm là 23 độ C. Vậy nên cây quế rất có điều
kiện phát triển. Quế được trồng trên các đồi núi cao khoảng 200 - 400 m so
với mực nước biển. Quế là nguồn lợi đáng kể của các đồng bào Thanh Y,
Thanh Phán sống ở trong vùng. Các đồng bào dân tộc ít người trên đã có
truyền thống sản xuất quế từ lâu đời, sản phẩm chủ yếu là quế Đơn. Nhiều

năm qua, vùng quế Quảng Ninh đã cung cấp một lượng lớn quế hàng hóa
phục vụ cho xuất khẩu. Hình thức sản xuất quế chủ yếu là do quốc doanh,
các lâm trường được thành lập từ hàng chục năm qua và các hộ dân được
nhà nước giao đất giao rừng.
Vùng quế Quảng Ninh là nơi có đất đai và khí hậu rất thuận lợi để
phát triển cây quế. Nếu như có sự đầu tư thích đáng khả năng có thể mở
rộng quy mô sản xuất quê lên đến 6000 ha.Vùng này lại có điều kiện thuận


×