Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Hình tượng nhân vật người kể chuyện trong truyện lỗ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.62 KB, 10 trang )

Hình tượng nhân vật người kể chuyện trong truyện Lỗ Tấn
Đăng vào Tháng Tư 27, 2017 by caulacbovanhoc2015


I.1. Trước đây, trong cuốn sách nhỏ Mấy vấn đề thi pháp Lỗ Tấn, tôi có tìm hiểu
vấn đề nhân vật người kể chuyện trong truyện ngắn Lỗ Tấn. Nay xem xét lại, bổ
sung thêm, mong muốn nhận được ý kiến của các đồng nghiệp để có thể sớm hoàn
thiện cuốn sách Thi pháp Lỗ Tấn mà tôi ấp ủ từ lâu.
(…)
I.2. Có người nói: đọc xong hai tập Gào thét, Bàng hoàng, nhắm mắt lại có thể
hình dung Lỗ Tấn. Đó là một nhận xét đúng. Quả thực, hai tập truyện này đã thấm
đượm tư tưởng tình cảm tác giả. Và chúng ta đã bát gặp tác giả trong truyện. Song
cũng phải thấy chỗ này: Gào thét, Bàng hoàng là truyện ngắn, không phải tự
truyện hay hồi ký, nghĩa là tác giả đã vận dụng phương pháp hư cấu nghệ thuật.
Bởi thế, nói cho đúng hơn, đọc xong tác phẩm, chúng ta bắt gặp một nhân vật
mang tư tưởng tác giả. Nhân vật đó chính là nhân vật người kể chuyện.
Người kể chuyện là người dẫn ra câu chuyện của tác phẩm, là người xem xét, đánh
giá các nhân vật và sự kiện được phản ánh trong tác phẩm. Không phải trong bất
kỳ tác phẩm nào cũng có nhân vật này. Trong kịch, sự quan sát, đánh giá các nhân
vật và sự kiện được lồng vào ngôn ngữ, thái độ và hành động của nhân vật (họ là
diễn viên trên sân khấu), bởi thế, không thấy sự xuất hiện của nhân vật người kể
chuyện trong kịch. Trong thơ trữ tình, tâm tư tình cảm của tác giả được thể hiện
trực tiếp dưới hình thức tự bộc lộ chứ không phải câu chuyện kể về những câu
chuyện khác. Trong tiểu thuyết, nói chung có sự xuất hiện của nhân vật này. Đọc
xong một trang truyện, ngoài những nhân vật được miêu tả, chúng ta vẫn thấy hình
như có một nhân vật thứ ba nữa đang quan sát, ghi chép về những nhân vật đó.
Ngôn ngữ của nhân vật thứ ba này- cho dù rất ngắn gọn, ít ỏi, vẫn tạo nên một ý
niệm về một tính cách mới, độc đáo, về hình tượng một nhân vật, song còn tuỳ


phương pháp từng nhà văn, tuỳ thái độ nhà văn đối với đề tài được phản ánh mà vị


trí của nhân vật này trong tác phẩm có khác nhau. Đây là một loại nhân vật vừa
khách quan vừa chủ quan, nên vị trí của nó trong tác phẩm phụ thuộc rất nhiều vào
động cơ và thái độ của tác giả. Ở một số tác phẩm, nhân vật này không đứng cùng
một bình diện với các nhân vật khách quan của tác phẩm; ở một số tác phẩm khác,
nhân vật này lại đứng cùng một bình diện với các nhân vật khách quan của tác
phẩm.
Trong Gào thét, Bàng hoàng hình tượng nhân vật người kể chuyện rất phát triển.
điều đó do Lỗ Tấn sáng tác với một động cơ chiến đấu, mượn tác phẩm văn học để
tham gia vào cuộc đấu tranh xã hội, lòng “ưu phẫn” của nhà văn được bộc lộ hừng
hực như lửa cháy- cho dù ông đã “cố ý tự kiềm thúc để ngòi bút có thể nghiêm
khắc tuân theo lô –gich khách quan của sự vật”
I.3 Trong Gào thét, Bàng hoàng, người kể chuyện xuất hiện ở cả hai phương thức:
có khi nó không đứng cùng một bình diện với các nhân vật khách quan của tác
phẩm; có khi nó lại đứng cùng một bình diện với các nhân vật khách quan của tác
phẩm. trường hợp thứ nhất tìm thấy ở những tác phẩm mà nhân vật người kể
chuyện như đứng đằng sau tác phẩm, khi ẩn khi hiện. Trong trường hợp thứ hai,
nhân vật người kể chuyện thường xuất hiện với tư cách “Tôi”- một nhân vật như
những nhân vật khác trong tác phẩm.
Trường hợp thứ nhất có thể kể: Sóng gió, Tết Đoan Ngọ, Luồng ánh sáng, và cả
Ngày mai, AQ Chính truyện trong Gào thét; Một gia đình hạnh phúc, Miếng xà
phòng, Cây đèn sáng mãi, Thị chúng, Cao phu tử, Anh em, Ly hôn trong Bàng
hoàng. Trong những chuyện ngắn này, người kể chuyện như một cái bóng khi ẩn
khi hiện.
Phải nói ngay rằng, người kể chuyện mang tư tưởng tình cảm của nhà văn. Điều đó
đòi hỏi nhà văn khi viết phải sống với câu chuyện, phải đặt mình trong hoàn cảnh
xảy ra câu chuyện; khi sử dụng ngôn ngữ người kể chuyện cho dù chỉ là một nhận
xét ngắn gọn, sơ sài cũng phải là ngôn ngữ có hình tượng, nhằm gợi lên một hình
ảnh, phát hiện một tính cách, chứ không phải chỉ là một nhận xét đơn thuần.
Trường hợp những truyện ngắn kể trên của Lỗ Tấn đã nói rõ điều đó. Trong Sóng
gió người kể chuyện tỏ ra hoàn toàn khách quan khi bắt đầu kể lại quang cảnh bữa

cơm chiều trước sân nhà Bẩy Cân. Chúng ta hầu như quên khuấy người kể chuyện


đi. Song khi nói đến thực chất của cái hình tượng “điền viên” đó, người kể chuyện
hầu như không khách quan như thế nữa, anh ta phát biểu:
“Kẻ văn nhân mặc khách ngồi trên chiếc thuyền rượu lướt trên mặt song, nhìn lên
quang cảnh đó, có thể động nguồn thơ mà khen: Thật là vô tư lự đúng là lạc thú
nhà nông”. Những lời khen đó của kẻ văn nhân mặc khách không đúng với sự
thực, bởi vì họ không được nghe bà cụ Chín Cân nói.”
Chúng ta thấy rõ hình ảnh người kể chuyện đang bất bình thay cho người nông dân
ở cái thôn nhỏ miền Giang Nam này.
Lỗ Tấn sáng tác với mục đích góp phần thức tỉnh quốc dân; ông muốn gào lên để
đánh thức đồng bào của mình đang ngủ say trong “cái nhà hộp bằng sắt”. Ngọn
lửa ưu ái và phẫn nộ bừng bừng trong tác phẩm của ông. Ngoài Nhật ký người
điêncó ý vị như một bài hịch chống lễ giáo và chế độ phong kiến “ăn thịt người”
ra, trong khá nhiều truyện ngắn sự phẫn nộ hầu như không thể nào che giấu nổi.
Người kể chuyện đã mang tư tưởng tình cảm đó.
Theo gót bà mẹ Hạ Du ra thăm mộ con (Thuốc) người kể chuyện đã nhận xét:
“Nghĩa địa những người chết chém hoặc chết tù ở về phía tay trái, nghĩa địa
những người nghèo ở phía tay phải. Cả hai nơi mộ dày khít, lớp này lớp khác như
bánh bao nhà giàu ngày mừng thọ…”
Chúng ta cảm thấy có một sự phẫn uất đến nghẹn ngào.
Nói đến sự lạnh lùng độc địa của những người xung quanh đối với chị Tư Thiền
vừa chết mất đứa con độc nhất (Ngày mai) người kể chuyện đã thốt lên lời than
thở:
“ Bà Chín lại giúp chị nấu cơm, phàm những ai có mó tay vào việc hoặc có
mở miệng bày vẽ cho chị cái này cái nọ đều ăn cơm tất. Dần dần mặt trời có vẻ
sắp lặn. Những người ăn cơm bất giác cũng có vẻ muốn về. Thế rồi họ ra về cả…”
Thật là chua xót!
Hẳn là vì phát triển từ câu chuyện kể (do một người đứng ra kể và bình luận) cho

nên trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, tác giả được phép đứng ra trực tiếp nghị
luận xen vào quá trình miêu tả. Lỗ Tấn có tiếp thu một phần truyền thống ấy. Trong


quá trình tự giấu mình đi để dẫn dắt câu chuyện một cách khách quan, có lúc –
thường là vì mục đích châm biếm, tiếng cười nhạt của nhà văn nổi lên. Đây là đoạn
nói về AQ khi sắp lao vào tấn kịch tình yêu:
“Có thể nói rằng: nhiều người thường ước ao gặp được đối thủ của mình khỏe
như cọp, dữ như cắt, có thể thắng trận mới thỏa thích…Lại còn có những người
lúc thắng rồi, mắt mình thấy kẻ thù của mình hồi trước; bây giờ đứa chết cũng đã
chết rồi, đứa hang cũng đã cúi đầu van xin “cắn rơm cắn cỏ” rồi thì trên đời
không còn ai địch thủ với họ nữa…tự khắc họ cảm thấy lạnh lung, cô đơn hiu
quạnh và cũng cảm thấy nỗi đau đớn của sự thắng trận. Nhưng AQ của chúng ta
thật chưa hề cảm thấy cái trạng thái hiu quạnh nói trên. AQ là người bao giờ cũng
hớn hở, tự đắc. Phải chăng đó chính là cái biểu hiện đủ chứng tỏ rằng văn minh
tinh thần của Trung Hoa nhà ta quả là bậc nhất trên toàn cầu? Thì các người xem:
AQ long đang phơi phới kia kìa…”
Tác giả đã vừa miêu tả vừa nghị luận, hay nói đúng hơn vừa giễu cợt. Tất nhiên
những lời nghị luận đó đều có quan hệ hữu cơ với chủ đề tư tưởng tác phẩm, với
việc khai thác tính cách nhân vật. Nếu những lời nghị luận đó rời rạc đừng riêng lẻ,
không ăn khớp thì sẽ có hại cho tính nhất quán của tác phẩm. Lỗ Tấn luôn luôn tự
kiềm thúc mình, song chúng ta vẫn luôn luôn nhận được lòng ưu phẫn sâu xa của
nhà văn. Chính bởi vậy trong hàng loạt những truyện ngắn vừa kể ở trên, nhân vật
người kể chuyện tuy không xuất đầu lộ diện nhưng vẫn luôn luôn có mặt.
1.4 Trong Gào thét, Bàng hoàng ở nhiều chỗ nhân vật người kể chuyện đã xuất
hiện với tư cách “tôi”. Tác giả đã đứng ở vị trí người kể chuyện để dẫn dắt câu
chuyện. Dùng nhân vật “tôi” làm đầu mới thường có hai trường hợp: Hoặc là quan
điểm của “tôi” có thể thể hiện được đầy đủ quan điểm của tác giả, tác giả bèn
nhường lời cho nhân vật; hoặc là nhập người kể chuyện và “tôi” làm một để tạo
điều kiện đi sâu hơn vào tâm tư tình cảm của nhân vật. Vì “tôi” là một nhân vật

trong truyện, cho nên ở đây người kể chuyện đã xuất hiện một cách trực tiếp, đứng
cùng một bình diện với các nhân vật khách quan khác nhau của tác phẩm. Sự phát
triển đó của hình tượng nhân vật người kể chuyện làm cho tư tưởng tình cảm tác
giả càng được thể hiện trực tiếp hơn, cụ thể hơn, càng có sức lôi cuốn đối với
người đọc hơn. Bởi vậy sự phát triển của nhân vật người kể chuyện đến mức độ trở
thành một nhân vật khách quancủa tác phẩm không chỉ đơn thuần là vấn đề thủ
pháp, còn có quan hệ tâm huyết với nhà văn.


Tất nhiên “tôi” không phải là tác giả. Cho “tôi” là tác giả là điều không đúng với
mối quan hệ giữa mô-đen và nhân vật. Nhà văn có thể lấy một con người thực kể
cả bản thân, làm mô-đen. Song khi đã trở thành một nhân vật trong tác phẩm thì nó
không còn là người thật nữa mà trở thành hình tượng nghệ thuật. Cũng như khi nói
đến nhân vật trong Hồng lâu mộng và Chuyện làng Nho, Lỗ Tấn chỉ rõ: “Mô-đen
của Bảo Ngọc là bản thân tác giả Tào Chiêm, mô-đen của Mã Nhị tiên sinh là
Bắng Chấp Trung. Song chúng ta chỉ nhớ Bảo Ngọc và Mã Nhị tiên sinh mà không
nhớ Tào Chiêm và Bằng Chấp Trung nữa” Bởi vậy coi “tôi” là tác giả đã thu hẹp
ý nghĩa điển hình của nhân vật và của tác phẩm. Coi “tôi” là tác giả lại càng không
giải quyết được vấn đề mối quan hệ giữa các nhân vật “tôi” trong Gào thét, Bàng
hoàng.
Song nếu cho rằng “tôi” hoàn toàn không có liên quan gì đến tác giả, chỉ là một
nhân vật như hàng trăm nhân vật khác của Lỗ Tấn thì cũng không ổn. Nhân vật
“tôi” mang dáng dấp tác giả, nhất là truyện mang tính chất hồi kí (Cố hương, Cầu
phúc, Mẩu chuyện nhỏ …). Chính trong nhiều bài tạp văn, thư từ, nhật ký … Lỗ
Tấn đã nói đến những câu chuyện thực đó của mình.
Rõ ràng “tôi” là một loại nhân vật vừa khách quan vừa chủ quan, là một kiểu nhân
vật người kể chuyện xuất hiện cụ thể và rõ ràng trong tác phẩm.
Trong Cầu phúc, “tôi” đang xót sa vì số phận bi thảm của chị Tường Lâm đến nỗi
phải ngập ngừng không giám trả lời dứt khoát câu hỏi “Người chết rồi còn có linh
hồn nữa không?”. Sợ câu trả lời của mình lại dày vò người đàn bà xấu xố kia một

lần nữa trước khi chết.
Trong Cố hương cũng vậy. “Tôi” đang đau buồn vì xã hội thối nát đã làm vẩn đục
tình cảm ơn người, tạo nên bức tường ngăn cách người với người; “tôi” đã lớn
tiếng yêu cầu xoá bỏ sự ngăn cách giữa người lao động và trí thức, đạp đổ bức
tường do chế độ đẳng cấp phong kiến dựng nên. “Tôi” không những nói lên niềm
hi vọng mà còn khẳng định nó bởi lòng tin vào tương lai.
“Tôi” trong Mẩu chuyện nhỏ thì lại trực tiếp bộc bạch nỗi lòng tôn kính người lao
động, tự thấy hổ thẹn trước phẩm chất cao quí của người lao động và yêu cầu
nghiêm khắc cải tạo con người tiểu tư sản nhỏ bé của mình, phấn đấu theo hướng
đạo đức của người lao động.


Ba chuyện ngắn này mang tính chất hồi kí nên hình ảnh kể chuyện và hình ảnh tác
giả về cơ bản nhất trí, nhân vật người kể chuyện mang đầy đủ tư tưởng tình cảm
tác giả.
Song vấn đề còn phức tạp hơn nhiều. Có chỗ giữa người kể chuyện và tác giả có
một khoảng cách; người kể chuyện mang tư tưởng tình cảm tác giả song không
phải hoàn toàn nhất trí với tác giả. Nhật kí người điên và Khổng Ất Kỷ thuộc loại
truyện này.
Nhật vật người kể chuyện trong Nhật kí người điên là “tôi”, một anh điên. Tất
nhiên không thể coi tác giả là một người điên. Chính vì vậy, có người đã chủ
trương cứ xem “tôi” như là một nhân vật khách quan, không có mối liên hệ đặc
biệt với tác gia như kiểu ông Triệu, ông Cố Cửu, lão Năm Trần trong tác phẩm. Kì
thực, làm như vậy chúng ta đã đánh rơi mất một chìa khoá để đi sâu vào tâm tư
tình cảm tác giả. Cũng có người đề ra cái thuyết “điên giả” để nè tránh cái khó khi
giải quyết vấn đề nhân vật người điên mà tư tưởng lại không điên chút nào. Họ cho
rằng cái gọi là “điên” ở đây chẳng qua chỉ là lối nhìn của những người còn mê
muội đối với một người đã thức tỉnh. Hoặc giả họ cho rằng anh ta điên song có lúc
tỉnh táo. Họ đã không xuất phát từ sự suy luận của quan. Căn cứ vào ngôn ngữ và
hoạt động tâm lí của nhân vật, “tôi” ở đây là một người điên trăm phần trăm. Tác

giả đã thành công ở chỗ dựng lên được một hình tượng sinh động nhất quán và trọn
vẹn về một người trí thức mắc cái chứng “bức hại cuồng”. Việc phát triển ba chữ
“ăn thịt ngươi” trong lịch sử mấy nghìn năm lễ giáo phòng kiến Trung Quốc là việc
làm rất phù hợp với tâm lí của một người trí thức đã hoá điên. Cái tài của Lỗ Tấn là
ở chỗ biết khéo lợi dụng hoạt động tâm lí của người điên để bắt người đọc để suy
nghĩ về một chân lí không điên chút nào. Chính ở chỗ đó, nhân vật người kể
chuyện đã mang tư tưởng tình cảm tác giả. Về mặt căm thù những kẻ “ăn thịt
người”, yêu cầu “cứu lấy trẻ em”, nhận thức tư tưởng tình cảm tác giả và của
người kể chuyện nhất trí. Song tác giả tỉnh táo, sáng suốt hơn “tôi” nhiều. Nhận
thức của “tôi” là nhận thức cụ thể, trực tiếp, còn nhận thức của tác giả là nhận thức
khái quát, tổng hợp. Cái mà “tôi” gọi là “ăn thịt người” là ăn thịt về xác thịt, còn
hàm ý “ăn thịt người” của tác giả là ăn thịt về tinh thần. Những kẻ ăn thịt người mà
“tôi” nói ở đây là những con người củ thể: ông Triệu, ông Cố Cửu, lão thấy thuốc
… còn hàm ý của tác giả thì lại ám chỉ lễ giáo và chế độ phong kiến. Tiếng thét
“cứu lấy trẻ em” của “tôi” cũng chỉ nhằm kêu cứu bọn trẻ như em gái anh ta khỏi
bị ăn thịt, còn hàm ý của tác giả lại là cứu lấy những mầm non của dân tộc, cứu lây


tương lai. Lỗ Tấn đã biết lợi dụng một hình tượng đặc biệt, gây một sự chú đặc
biệt. Tiếng kêu cứu của người điên đã vang lên một tiếng khác lạ, có tác dụng đánh
thức mọi người. Chính vì vậy tác phẩm của ông đã mang cách điệu độc đáo, “ưu
phẫn sâu rộng”.
Trong Khổng Ất Kỷ, nhân vật người kể chuyện “tôi” là một em bé bán rượu. Tất
nhiên chúng ta sẽ sai lầm, nếu coi “tôi” là tác giả. Song chúng ta cũng sẽ sai lầm
nốt nếu phủ nhận mối quan hệ giữa nhân vật này với tác giả. Ví như nhận thức về
cuộc đời của Khổng Ất Kỷ, cách nhìn nhận số phận thảm thương của loài đồ nho
cổ hủ, thiếu nhạy bén trước sự đổi thay cuộc đời. Nếu không thừa nhận điều đó thì
thật khó giải thích khi nói rằng cuộc đời và tâm tư tình cảm của Khổng Ất Kỷ là do
người kể chuyện dẫn ra và giới thiệu với độc giả, có điều nhận thức tư tưởng của
tác giả tinh tế hơn, sâu xa hơn, còn cùa “tôi” đơn giản và hạn chế.

II.1. Tác phẩm lớn này có một nhân vật trung tâm, có tác dụng như một sợi chỉ đỏ
quán xuyến toàn bộ, gắn các chuyện riêng lẻ với nhau thành một khối thống nhất.
Đó là nhân vật người kể chuyện. Qua sự thể hiện cụ thể trong nhiều truyện ngắn
nói ở trên, chúng ta có thể hình dung được dáng dấp nhân vật này. Đó là một người
trí thức yêu nước cách mạng, có lòng ưu ái sâu xa đối với vận mệnh của Tổ quốc
và của nhân dân, đang nghiêm khắc phấn đấu cải tạo mình theo phương hướng đạo
đức của người lao động. Bức ảnh mà có người tưởng tượng ra được sau khi
đọc Gào thét, Bàng hoàng chính là chân dung của nhân vật này. Nó mang những
nét cơ bản của chân dung tác giả Lỗ Tấn trong thời gian viết Gào thét, Bàng
hoàng.
Tìm hiểu hình tượng nhân vật người kể chuyện thực ra rất có ý nghĩa. Truyện Lỗ
Tấn phần lớn viết về những con người bệnh hoạn, những câu chuyện bi thảm đau
thương trong xã hội cũ. Song tại sao đọc xong, gấp sách lại, người đọc vẫn không
thấy bi quan, tiêu cực, ngược lại vẫn như được truyền thêm sức mạnh chiến đấu.
Chính tính cách của nhân vật người kể chuyện đã thấm đượm vào tác phẩm, quyết
định khuynh hướng chiến đấu của tác phẩm. Đó là con người có xương có thịt,
nhiều chỗ đã đứng cùng một bình diện với các nhân vật khác trong tác phẩm, trở
thành một nhân vật quan trọng.
II.2. Từ chỗ khẳng định mối liên hệ giữa nhân vật người kể chuyễn và khuynh
hướng chiến đấu của tác phẩm, chúng ta có thể đi sâu thêm, tìm hiểu vấn đề nhân


vật tích cực trong Gào thét, Bàng hoàng. Có người cho rằng Gào thét, Bàng
hoàngkhông xây dựng được một nhân vật tích cực nào. Điều đó có căn cứ. Vì tuyệt
đại đa số nhân vật trong hai tập truyện ngắn này đều là những nhân vật bệnh hoạn
trong xã hội cũ, nhà văn viết ra với mục đích phê phán hoặc tỏ lòng thương cảm.
AQ tuy là một cố nông có khả năng cách mạng tiềm tàng, song đặc trưng tính cách
AQ lại chính là “phép thắng lợi tinh thần”, là sự mê muội và tự lừa dối. Chị Tường
Lâm là một phụ nữ lao động lương thiện, song suốt đời chị chưa bao giờ giám nghĩ
đến chuyện đứng lên làm chủ số phận. Tuy trước lúc chết chị có hỏi một câu hỏi có

ý nghĩa; đánh mạnh vào thần quyền phong kiến “Người chết rồi còn có linh hồn
không?”. Song thực ra đó cũng chỉ là sự hoài nghi, chưa phải là sự phản kháng.
Còn Lã Vi Phủ, Nguỵ Liên Thù … thì đều là những trí thức nhụt chí, thoả hiệm,
đầu hàng. Có thể nói, trong Gào thét, Bàng hoàng cô Ái (Ly hôn) gần với nhân vật
tích cực hơn cả. Cô đã giám đấu tranh với thằng chồng “súc sinh con” và bố chồng
“súc sinh cha”. Song bên cạnh việc ca ngợi phẩm chất đó của cô Ái, Lỗ Tấn còn
muốn phê phán cái nhược điểm thiện cẩn của người nông dân trong xã hội cũ. Cô
Ái đấu tranh với chồng và bố chồng, song đối với quan huyện và chế độ pháp
quyền phong kiến cô còn nuôi ảo tưởng. Bởi thế cuộc đấu tranh đơn độc của cô
cuối cùng đã thất bại; bản thân cô cuối cùng cũng phải cam tâm thừa nhận thất bại.
Vậy thì nhân vật nào là nhân vật tích cực trong Gào thét, Bàng hoàng? Anh phu
kéo xe trong Mẩu chuyện nhỏ ư? Hình tượng này thực ra còn đơn sơ. Đây là một
mẩu kí sự đúng hơn là một thiên truyện ngắn. Hình tượng người lao động cao
thượng này có ý nghĩa tích cực của nó, song chưa thể khẳng định vấn đề xây dựng
nhân vật tích cực qua hình tượng này.
Tuy nhiên, nếu rằng Gào thét, Bàng hoàng hoàn toàn không xây dựng được nhân
vật tích cực nào thì cũng không đúng. Nhân vật người kể chuyện chính là một nhân
vật tích cực chính diện giữ một vị trí trung tâm trong tác phẩm. Sự khẳng định vị
trí của nhân vật này giúp chúng ta hiểu sâu thêm tư tưởng nhà văn và ý nghĩa của
tác phẩm. Gào thét, Bàng hoàng tuy chưa phải là những tác phẩm hiện thực xã hội
chủ nghĩa. Nhân tố đó được khẳng định từ nhiều mặt, ví như tinh thần chông phong
kiến triệt để không có ảo tưởng đối với giai cấp tư sản và cách mạng tư sản, lòng
đồng tình sâu sắc đối với cuộc sống đau khổ (đặc biệt là mặt tinh thần) của nhân
dân lao động, lòng tin vào tương lai tốt đẹp của quần chúng lao khổ … Nhân tố đó
còn được thể hiện qua việc khẳng định và tái hiện một nhân vật tích cực chính diện


có ý nghĩa như một tấm gương đối với tầng lớp trí thức tiểu tư sản Trung Quốc thời
bấy giờ.
Việc tái hiện nhân vật tích cực chính diện này chứng tỏ thời bấy giờ Lỗ Tấn không

những hiểu, hơn thế đã có quyết tâm đoạn tuyệt hoàn toàn với quá khứ của một
người trí thức tiểu tư sản, phấn đấu theo phương hướng giai cấp vô sản. Đó là sự
chuẩn bị cho những bước nhảy vọt từ sau năm 1927 của ông. Ngòi bút triệt để, tự
giác xuất phát từ lập trường tư tưởng dân chủ cách mạng, có những nhân tố tư
tưởng vô sản trong Chuyện vũ viết lại. Nhân vật tích cực chính diện mà trong Gào
thét, Bàng hoàng có lúc chưa đứng một vị trí độc lập như những nhân vật khách
quan khác của tác phẩm thì đến Chuyện vũ viết lại với Hạ Vũ với Mặc Tử … sẽ
đứng một vị trí hoàn toàn độc lập trong tác phẩm, hơn thế đã mang dáng dấp người
anh hùng vô sản. Điều đó nói lên nhận thức ngày càng khẳng định của nhà văn đối
với những con người tích cực chính diện – “Xương sống của thời đại” như ông nói.
III. 1. Tìm hiểu Lỗ Tấn mà chỉ xét qua Gào thét, Bàng hoàng thì chưa đủ. Về
truyện, Lỗ Tấn còn Chuyện cũ viết lại. Ngoài ra còn mưới sáu tập tạp văn, chiếm
ngót tám phần mưới sự nghiệp sáng tác của ông. Song thực ra Gào thét, Bàng
hoàng có một vị trí rất quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp văn chương Lỗ Tấn. Tài
năng, trí tuệ, tình cảm, phong cách nhà văn đuôc thể hiện khá đầy đủ trong hai tập
truyện này.
Đọc Lỗ Tấn, đằng sau cái giọng bình thản gần như lạnh lụng của người kể chuyện
chung ta cảm thấy cả một khối nhiệt tình nòng bỏng. Lỗ Tấn đã có phong độ của
người thầy thuốc lão luyện; rất thương xót người bệnh nhưng khi đã lách mũi dao
vào người con bệnh thì điều cần thiết trước tiên lại là thái độ điềm tĩnh, thận trọng.
Quả là nhà văn đã có ý tự kiềm thúc để cho ngòi bút có thể khoáy sâu vào ung nhọt
xã hội, để có thể tuân theo một cách nghiêm khắc những nguyên tắc của chủ nghĩa
hiện thực. Chính vì thế, đọc truyện Lỗ Tấn chúng ta có cảm giác tác giả luôn luôn
tự giấu mình, nhưng hình như ở chỗ nào chúng ta cũng thấy ẩn hiện bóng dáng tác
giả. Sự phát triển của hình tượng nhân vật người kể chuyện trong tác phẩm của ông
đã nói rõ điều này.
III.2. Cụ Phan Bội Châu có nói: Văn chương phải ngậm triết học mới hay. Xét cho
cùng thì câu nói này cũng gặp gỡ với tư tưởng về nguyên lí “Tảng băng trôi” của
nhà văn Mỹ Hemingway Cách nói này cũng phù hợp với nguyên lí cái hay của thơ



Đường. Thơ Đường hay vì nó cô đọng, sâu lắng, vì các nhà thơ đếu thấm nhuần
nguyên lí mĩ học Trung Hoa. Đó là: Thơ phải thể hiện cái:
Huyền ngoại chi âm (âm thanh ngoài lớn)
Cam dư chi vị (vị ngọt sau khi ăn quả chát)
Ngôn ngoại chi ý (ý tưởng mọc lên từ ngoài lời)
Chung quy các tư tưởng lớn đều gặp nhau, cái hay cái đẹp của văn chương nghệ
thuật hầu như đều có chung một cội nguồn.
Lỗ Tấn viết truyện không báo nhiêu nhưng cái dư âm gióng lên từ truyện của ông
cứ âm ỉ mãi, đặt ra cho người đọc nhiều thế hệ “một câu hỏi”, “bắt ta phải trả
lời” (lời Nguyễn Tuân). Đó là cái lớn của Lỗ Tấn – một nhà văn được Bác Hồ thời
trẻ ưa thích. Cái lớn đó là tầm tư tưởng, tấm văn hoá. Nhưng cái lớn cũng phải có
kĩ thuật thể hiện. Riêng về vấn đề vận dụng nhân vật người kể chuyện như thế nào
cũng là một bài bổ ích cho những viết truyện ngắn truyện vừa và tiểu thuyết.



×