Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Giáo án Ngữ văn 6 bài 27: Lòng yêu nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.36 KB, 6 trang )

GIÁO ÁN NGỮ VĂN 6
BÀI 27- TIẾT 110: LÒNG YÊU NƯỚC
(Hướng dẫn đọc thêm - I. Ê - REN - BUA )
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: - Lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần gũi, thân thuộc của quê
hương và được thể hiện ró nhất trong hoàn cảnh gian nan, thử thách. Lòng yêu nước trở thành
sức mạnh, phẩm chất của người anh hùng trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
- Nắm được những nét nghệ thuật đặc sắc của bài văn tuỳ bút, chính luận: Kết hợp chính
luận và trữ tình.
2. Kĩ năng: - Đọc diễn cảm một bài văn chính luận giầu chất trữ tình: giọng đọc vừa rắn rỏi,
dứt khoát, vừa mềm mại, dịu dàng, tràn ngập cảm xúc.
- Nhận biết và hiểu vai trò.
- Nhận ra phương thức biểu đạt chính: Miêu tả kết hợp biểu cảm, thuyết minh, bình luận.
- Nhận biết và phân tích được tác dụng của phép so sánh, nhân hoá, ẩn dụ.
3. Thái độ: - Giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, thấy được tác dụng của cây tre đối với
đời sống của người Việt Nam.
II. Chuẩn bị :
1. GV: - Đọc và nghiên cứu văn bản.
2. HS: - Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: - Nhà văn Thép Mới ca ngợi cây tre có những phẩm chất nào?
2. Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu chung

I. TÌM HIỂU CHUNG


- HS đọc chú thích *
- GV giới thiệu ảnh chân dung tác giả, giới
thiệu thêm: Tác giả sinh tại Ki ép (Thủ đô

1. Tác giả, tác phẩm: SGK


CH U- crai- na) trong 1 gia đình Do Thái.
Ông từng tham gia trong tổ chức bí mật của
Đảng cộng sản từ 1905-1907 ở Pháp, Đức.
Ông viết nhiều tác phẩm phê phán XH châu
Âu, lên án chiến tranh đế quốc.
- GV HD đọc: Giọng vừa rắn rỏi, dứt khoát,
vừa mềm mại, dịu dàng, tràn ngập cảm xúc.
Nhịp điệu chậm,chắc, khoẻ. Câu cuối đọc
giọng tha thiết, xúc động.

2. Đọc và tìm hiểu chú thích

- GV đọc mẫu một đoạn -> HS đọc - Nhận
xét
- GV lưu ý HS chú thích: 1, 3, 4, 5, 9, 11, 14.
HĐ2: Học sinh luyện đọc văn bản.
- HS khá, giỏi đọc .
- Lớp nhận xét - GV nhận xét.
- HS trung bình đọc - GV nhận xét, uốn nắn
- HS yếu đọc - GV nhận xét, uốn nắn.

3. Luyện đọc.


? Em hãy xác định bố cục của bài ?
- HS: + Đ1: Ngọn nguồn của lòng yêu nước
+ Đ2: Lòng yêu nước được thử thách
trong chiến tranh
HĐ3: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
? Ngọn nguồn của lòng yêu nước là gì?
- HS: là lòng yêu những vật tầm thường.

4. Bố cục: 2 phần

- GV bình: Câu văn khái quát đúng quy luật
tình cảm yêu nước của con người : yêu
những cái rất gần gũi hàng ngày quanh ta, có
thể cảm giác được. Câu văn khái quát mà
không trừu tượng, rất thấm thía, dễ hiểu.
? Tại sao lòng yêu nước lại bắt nguồn từ lòng
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN
yêu những vật tầm thường đó?
1. Ngọn nguồn của lòng yêu nước:
- HS: Vì đó là những biểu hiện của sự sống
đất nước được con người tạo ra. Chúng đem


lại niềm vui, hạnh phúc, sự sống cho con
người.
? Biểu hiện lòng yêu nước của những con
người Xô Viết gắn liền với nỗi nhớ vẻ đẹp
các làng quê yêu dấu của họ. Đó là những vẻ
đẹp nào?


Yêu những vật tầm thường nhất tức là
yêu những gì bình thường, giản dị, gần gũi với
ta hàng ngày.

- HS: Cánh rừng bên bờ sông mộc là là mặt
nước, những đêm tháng sáu sáng hồng, …
? Nhận xét về cách chọn lọc và miêu tả của
tác giả.
- HS: Chọn lọc hình ảnh tiêu biểu của từng
Yêu những vẻ đẹp riêng biệt quen thuộc
vùng về thiên nhiên, văn hoá, lịch sử. Miêu
của quê hương và tự hào về nó.
tả tinh tế, độc đáo bằng hệ thống từ ngữ giàu
chất gợi, bằng những so sánh, liên tưởng hợp
lý.
GV bình: Thế đấy. Lòng yêu nước bắt nguồn
từ lòng yêu những gì gần gũi, thân thương
nhất. Đó là “ yêu cái cây trồng trước nhà,
yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông… Có khác gì
ta yêu con đường nhỏ quen thân mỗi sáng
đến trường, yêu cái sân chơi ồn ã sau giờ
học, yêu màu phượng đỏ và tiếng ve râm ran
những ngày hè; yêu hương cốm đầu thu
chớm lạnh, yêu mùi hoa sữa ngào ngạt sau
đêm mưa..” Tất cả những cái đó gần gũi với
ta đến mức có khi ta quên đi hoặc không
nhận ra chúng để rồi bỗng một lúc nào đó
chợt nhận ra nó rất thân thiết, dường như đã
gắn bó máu thịt với cuộc đời mình. Những
câu văn đầy ắp hình ảnh và đằm thắm yêu

thương thể hiện một tình yêu tổ quốc vô bờ.
Đại dương mênh mông bắt nguồn từ những
dòng suối nhỏ. Tình yêu lớn bắt nguồn từ
những tình cảm bình dị hàng ngày. Chân lý
ấy được nhà văn khái quát trong câu văn
cuối đoạn : “ Lòng yêu nhà, yêu làng xóm,

=>Câu văn giàu hình ảnh, so sánh, liên tưởng
độc đáo, giọng văn truyền cảm đằm thắm yêu
thương -> tác giả đã thể hiện tình yêu Tổ quốc
vô bờ và niềm tự hào mãnh liệt về đất nước
tươi đẹp, anh hùng của mình.


yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.
Thật bình dị mà cũng thật thiêng liêng.
? Song lòng yêu nước được thử thách và thể
hiện mạnh mẽ trong hoàn cảnh nào?
( GV đọc diễn cảm đoạn “ có thể nào…”)
- HS: Tình yêu quê hương đất nước sẽ bộc lộ
đầy đủ sức mạnh lớn lao của nó trong những
hoàn cảnh thử thách cam go, nhất là trong
chiến tranh giữ nước.
GV bình: Đối với người Xô Viết, những
ngày tháng 6- 1942, khi mà cuộc chiến tranh
bảo vệ đất nước diễn ra ác liệt hơn, vận
mệnh Tổ quốc đang ngàn cân treo sợi tóc,
cuộc sống của mỗi người dân gắn liền với
vận mệnh đất nước. Và Tổ quốc là trên hết. “
Mất nước Nga thì ta còn sống để làm gì

nữa”. Câu nói giản dị ấy có ý nghĩa gì? < HS
trả lời > . Có nghĩa: mất nước Nga là mất tất
cả, mất những hình ảnh thân thuộc của quê
hương, mất những gì mà con người đã, đang
và mãi gắn bó. Một câu nói mà có sức lay
động đến hàng triệu trái tim yêu nước của
người dân Xô Viết lúc bấy giờ, giục giã họ
xông lên, quyết chặn đứng kẻ thù xâm lược.
? Hãy liên hệ đến 2 cuộc kháng chiến chống
Pháp và Mĩ của dân tộc VN để thấy được
lòng yêu nước của nhân dân ta.
- HS: Có thể dùng lời hay thơ văn để chứng
minh.
? Theo em, biểu hiện lòng yêu nước của học
sinh đang ngồi trên ghế nhà trường là gì?
- HS: Nỗ lực học tập, lao động sáng tạo để
xây dựng Tổ quốc giàu mạnh, lập những
thành tích vẻ vang cho đất nước.
? Tóm lại, qua bài văn này em hiểu gì về
lòng yêu nước?

2. Lòng yêu nước được thử thách và thể hiện
mạnh mẽ trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ
quốc :
Lòng yêu nước bộc lộ sức mạnh lớn lao,
mãnh liệt của nó trong lửa đạn cam go.


- HS: Trả lời
? Vì sao bài văn chính luận lại có sức lay

động lớn tới tâm hồn người đọc đến vậy?
- HS: Vì được viết bằng cảm xúc, là tiếng nói => Cuộc sống và số phận mỗi người dân gắn
của trái tim, từ trái tim.
liền làm một với vận mệnh đất nước.
- GV: đọc thêm bài thơ “ Đất nước” –
Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khoa Điềm.
- GV: liên hệ bài viết của Bác Hồ : “ Dân ta
có một lòng nồng nàn yêu nước…”

III. TỔNG KẾT:

1.

Nội dung: SGK

2.

Nghệ thuật: SGK

* Ghi nhớ: SGK /109


3. Củng cố:
- Quan niệm về lòng yêu nước ?
- Lòng yêu nước được thử thách trong chiến tranh?
4. Hướng dẫn học ở nhà:
- Đọc kĩ văn bản, nhớ được những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong văn bản.
- Hiểu được những biểu hiện của lòng yêu nước.
- Liên hệ với lịch sử của đất nước ta qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
- Đọc và nghiên cứu bài: Câu trần thuật đơn.




×