Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

de cuong sinh hoc 11 HKII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.38 KB, 4 trang )

ĐỀ CƯƠNG SINH HỌC 11 HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2017 - 2018
I. NỘI DUNG: từ bài 37 đến bài 46
CHƯƠNG III. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
- Phân biệt được sinh trưởng, phát triển qua biến thái, không qua biến thái.
- Phân biệt được sinh trưởng, phát triển qua biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn.
- Kể tên các hoocmôn ảnh hưởng lên ST và PT của động vật có xương va động vật không xương sống;
- Nêu được nơi sản xuất, tác động sinh lý của hoocmôn đối với ST và PT của động vật có xương và
động vật không xương sống.
- Giải thích được các hiện tượng thực tế liên quan đến ST và PT ở động vật
CHƯƠNG IV. SINH SẢN
- Khái niệm sinh sản và hình thức sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở thực vật, động vật.
- Ưu điểm của sinh sản hữu tính.
- Mô tả được các quá trình hình thành hạt phấn, túi phôi, và sự thụ tính kép ở thực vật có hoa.
- Sự giống và khác nhau trong quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi.
- Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật, thực vật
- Nêu được bản chất của sinh sản vô tính. Nêu được ưu, nhược điểm của sinh sản vô tính.
- Phân biệt được hình thức thụ tinh trong và thụ tinh ngoài, ưu điểm của đẻ con so với đẻ trứng.
- Nêu được cơ chế điều hoà sinh tinh. Nêu được cơ chế điều hoà sinh trứng.
II. PHẦN TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO
Câu 1 ở động vật, hoocmôn sinh trưởng được tiết ra từ
A tuyến yên.
B tuyến giáp.
C tinh hoàn.
D buồng trứng.
Câu 2 Những sinh vật nào sau đây phát triển qua biến thái hoàn toàn?
A Bọ xít, ong, châu chấu, trâu. B Cá chép, khỉ, chó, thỏ. C Bọ ngựa, cào cào. D Cánh cam, bọ rùa.
Câu 3: Nếu thiếu Iốt trong thức ăn thường dẫn đến thiếu hoocmôn
A tiroxin.
B testosteron.
C ostrogen.


D ecđisơn.
Câu 4: ở động vật, phát triển qua biến thái hoàn toàn và qua biến thái không hoàn toàn giống nhau ở
điểm
A con non giống con trưởng thành.
B con non khác con trưởng thành.
C đều phải qua giai đoạn lột xác.
D đều không qua giai đoạn lột xác.
Câu 5: ở sâu bướm tác dụng của juvenin là
A ức chế sâu biến thành nhộng và bướm
B ức chế tuyến trớc ngực tiết ra ecdisơn.
C kích thích tuyến trước ngực tiết ra ecdisơn.
D kích thích sâu biến thành nhộng và bớm.
Câu 6 : Phát triển qua biến thái không hoàn toàn khác phát triển qua biến thái hoàn toàn ở chỗ
A con non khác con trưởng thành.
B không qua giai đoạn lột xác.
C con non gần giống con trưởng thành.
D phải trải qua giai đoạn lột xác.
Câu 7: Trong sinh trưởng và phát triển ở động vật thiếu coban, gia súc sẽ mắc bệnh thiếu máu ác tính,
dẫn tới giảm sinh trưởng. Hiện tượng trên là ảnh hưởng của nhân tố
A thức ăn.
B độ ẩm.
C
ánh sáng
D nhiệt độ.
Câu 8: Những sinh vật nào sau đây phát triển không qua biến thái?
A Cá chép, khỉ, chó, thỏ. B Bọ xít, ong, châu chấu, trâu. C Cánh cam, bọ rùa. D Bọ ngựa, cào cào.
Câu 9: Loại hoocmôn nào ức chế biến đổi sâu thành nhộng và bướm.
A. Juvenin
B. Ecdixơn
C. Testosteron

D. Tirôxin


Câu 10: Trong các loại hoócmôn sau, loại nào chỉ có ở động vật có xương sống?
A. Giberelin
B. Xitôkinin
C. Juvenin
D. Tirôxin
Câu 11: Loại hoocmom gây biến thái từ nòng nọc thành ếch là: B
A. Tirôxin
B. Juvenin
C. Ecdixơn
D. Ơxtrôgen
Câu 12: Vào tuổi dậy thì hoocmôn nào tiết nhiều làm thay đổi cơ thể bé gái?
A. Ơstrôgen
B. Testostêrôn
C. hoocmôn sinh trưởng
D. Ecđixơn
Câu 13: Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản
A. cần một cá thể bố và một cá thể mẹ
B. không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái
C. bằng giao tử
D. có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái
Câu 14: Nhóm cây nào có hình thức sinh sản vô tính bằng bào tử:
A. Rêu, ổi, mít B. Rêu, dương xỉ
C. Dương xỉ, kê, cao lươn D. Dương xỉ, lạc, cây lá bỏng
Câu 15: Thụ tinh ở thực vật có hoa là:
a/ Sự kết hợp hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội của hai giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử
có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội.
b/ Sự kết nhân của hai giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử.

c/ Sự kết hai nhân giao tử đực với nhân của trứng và nhân cực trong túi phôi tạo thành hợp tử.
d/ Sự kết hợp của hai tinh tử với trứng trong túi phôi.
Câu 16: Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về tính ưu việt của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính
I- Con sinh ra đa dạng về di truyền.
II- Con sinh ra thích nghi với điều kiện môi trường thay đổi.
III- Nhanh nhân số lượng.
IV- Có hiệu đối với quần thể có số lượng ít.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 17: Từ 1 tế bào sinh dục đực qua quá trình giảm phân sẽ :
A. Tạo 1 tinh trùng và 3 thể đinh hướng
B. Tạo 4 tinh trùng
C. Tạo 2 loại giao tử
D. Tất cả đều đúng
Câu 18: Hình thức sinh sản trinh sinh xảy ra đối với
A. Ong, rệp
B. Bò, gà
C. giun dẹp, bọt biển
D. giun dẹp, ruột khoang
Câu 19 : Trong cơ chế điều hoà sinh tinh trùng Testostêrôn được tiết ra từ
A.Tuyến yên
B. Ống sinh tinh
C. Tế bào kẽ trong tinh hoàn
D. Vùng dưới đồi
Câu 20: Căn cứ vào nơi diễn ra quá trình thụ tinh, thụ tinh ở đọng vật có mấy hình thức?
A. 1
B. 2
C. 3

D. 4
Câu 21: Sự phát triển của ếch từ ấu trùng thành ếch sống trên cạn là sự phát triển :
A. qua biến thái hoàn toàn
B. không qua biến thái
C. qua biến thái không hoàn toàn
D. hậu phôi
Câu 22: Các hoocmon chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống
là:
A. Hoocmon sinh trưởng, testostêrôn, ơstrôgen, ecdixơn
B. Hoocmon sinh trưởng, ecdixơn, testostêrôn, juvenin
C. Hoocmon sinh trưởng, ecdixơn, juvenin, ơstrôgen


D. Hoocmon sinh trưởng, tirôxin, testostêrôn, ơstrôgen
Câu 23: Những động vật nào sau đây phát triển qua biến thái không hoàn toàn?
A. Châu chấu, tôm, ve sầu, ruồi, muỗi.
B. Châu chấu, tôm, cua, ruồi, muỗi.
C. Châu chấu, tôm, cua, muỗi, ve sầu.
D. Châu chấu, tôm, cua, ve sầu, dế.
Câu 24: Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất ghê gớm?
A. Tốc độ sinh trưởng của sâu bướm ăn lá cây rất nhanh, cần nhiều lá cây.
B. Sâu bướm ăn lá cây có lượng enzim tiêu hóa xenlulôzơ rất ít nên chất thải ra còn nhiều dinh
dưỡng mà cơ thể chưa hấp thụ được.
C. Sâu bướm ăn lá cây nhưng không có enzim tiêu hóa xenlulôzơ nên tiêu hóa và hấp thu hiệu quả
thấp nên sâu phải ăn nhiều lá cây mới đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể.
D. Sâu bướm ăn lá cây có thời gian sống ngắn nên ăn nhiều lá cây thì mới sinh trưởng nhanh.
Câu 25: Biến thái là:
A. Kiểu sinh trưởng và phát triển mà ấu trùng có hình dạng và cấu tạo rất khác với con trưởng thành,
trải qua nhiều lần lột xác.
B. Sự thay đổi chậm chạp về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ

trứng ra..
C. Kiểu sinh trưởng và phát triển mà ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí gần giống với con
trưởng thành, trải qua nhiều lần lột xác.
D. Sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng
ra.
Câu 26: Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hoặc quá nhiều hoocmôn sinh trưởng ở giai đoạn trẻ em sẽ dẫn
đến hậu quả:
a/ Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém.

b/ Các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển.

c/ Người bé nhỏ hoặc khổng lồ

d/ Các đặc điểm sinh dục nam kém phát triển

Câu 27: Hậu quả đối với trẻ em khi thiếu tirôxin là:
a/ Các đặc điểm sinh dục phụ nam kém phát triển

b/ Các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển.

c/ Người nhỏ bé hoặc khổng lồ.

d/ Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém.

Câu 28: Tại sao tắm vào lúc ánh sáng yếu có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ?
a/ Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá Na để hình thành
xương.
b/ Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá Ca để hình thành
xương.
c/ Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá K để hình thành

xương.
d/ Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò ô xy hoá để hình thành xương.


Câu 29: Trong cơ chế điều hoà sinh sản tinh trùng, testosteron tiết ra từ tuyến
A ống sinh tinh.
B tuyến yên.
C vùng dưới đồi.
D tế bào kẽ trong tinh hoàn.
Câu 30: Trong tổ ong, cá thể đơn bội(n) là
A ong thợ.
B ong cái.
C ong chúa.
D ong đực.
Câu 31: Hệ thần kinh và các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự sản sinh tinh trùng và trứng thông qua hệ
A nội tiết.
B sinh dục.
C thần kinh.
D tuần hoàn
Câu 32: Không thuộc những đặc trưng của sinh sản hữu tính là
A tạo ra hậu thế luôn thích nghi với môi trường sống ổn định.
B trong sinh sản hữu tính luôn có quá trình hình thành và hợp nhất của các tế bào sinh dục (các giao tử).
C sinh sản hữu tính luôn gắn liền với giảm phân để tạo giao tử.
D luôn có sự trao đổi, tái tổ hợp của hai bộ gen.
Câu 33: Điều không đúng khi nhận xét thụ tinh ngoài kém tiến hoá hơn thụ tinh trong là:
A trứng thụ tinh không được bảo vệ, do đó tỉ lệ sống sót thấp.
B số lượng trứng sau mỗi lần đẻ rất lớn lên số lượng con sinh ra nhiều.
C từ khi trứng sinh ra, thụ tinh cho đến lúc phát triển thành cá thể con hoàn toàn phụ thuộc vào m/trường nước
D tỉ lệ trứng được thụ tinh thấp.
Câu 34: Hình thức sinh sản lưỡng tính thường gặp

A giun đất.
B chân khớp.
C chân đốt.
D sâu bọ.
Câu 35: Hình thức sinh sản bằng nảy chồi gặp ở nhóm động vật
A ruột khoang, giun dẹp.
B bọt biển, ruột khoang.
C nguyên sinh. D bọt biển, giun dẹp.

III. PHẦN TỰ LUẬN:
1. Mô tả được các quá trình hình thành hạt phấn, túi phôi, và sự thụ tính kép ở thực vật có hoa.
2. Nêu được nơi sản xuất, tác động sinh lý của hoocmôn đối với ST và PT của động vật có xương và
động vật không xương sống.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×