Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Ngữ văn 6 bài 24: Hoán dụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.48 KB, 4 trang )

Tiết 101 :

HOÁN DỤ
A – Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức.
- Khái niệm hoán dụ, các kiểu hoán dụ.
- Tác dụng của phép hoán dụ.
2. Kỹ năng.
- Bước đầu nhận biết và phân tích được ý nghĩa cũng như tác dụng của phép
hoán dụ trong thực tế sử dụng Tiếng việt.
- Bước đầu tạo ra một số kiểu hoán dụ đơn giản trong nói, viết.
3. Thái độ.
- Nhận biết hoán dụ trong đoạn thơ, đoạn văn.
B – Chuẩn bị của thầy và trò.
- Giáo viên: Giáo án, sách chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Học sinh: Vở soạn, sách giao khoa.
C – Tiến trình các hoạt động dạy và học.
* Bài cũ :
- Ẩn dụ là gì ? Cho ví dụ ?
- Trình bày rõ các kiểu ẩn dụ ? Cho ví dụ minh hoạ ?
* Bài mới :

Hoạt động của GV, HS
TaiLieu.VN

Nội dung cần đạt
Page 1


- Xét ví dụ (SGK)


I. Hoán dụ là gì :

- Cho 1 học sinh đọc phần (1)

“áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên”

? Các từ ngữ in đậm trong câu thơ - áo nâu : Chỉ những người nông dân
dùng để chỉ ai ?
- áo xanh : Chỉ những người công nhân
(Dựa vào quan hệ giữa đặc điểm, tính chất
với sự vật có đặc điểm tính chất đó).
- Nông thôn : Chỉ những người sống ở nông
thôn
- Thành thị: Chỉ những người sống ở thành
thị
(Dựa vào mối quan hệ giữa vật chứa đựng
và vật bị chứa đựng)
? Tác dụng của cách diễn đạt này ?

- Cách diễn đạt này ngắn gọn, tăng tính hình
tượng và hàm súc cho câu thơ, nêu bật được
đặc điểm của những người được nói đến.

- Giáo viên : Cách dùng như vậy gọi
là hoán dụ
? Vậy em hiểu thế nào là hoán dụ ?

TaiLieu.VN


- Giáo viên dẫn dắt học sinh đến phần ghi
nhớ, khắc sâu khái niệm hoán dụ.

Page 2


II. Các kiểu hoán dụ.
- Cho 1 HS đọc ví dụ trong SGK
? “Bàn tay ta” trong ví dụ (a) chỉ cái - Chỉ một bộ phận của con người
gì ?
? Nó dùng thay cho ai ?

- Dùng thay cho “người lao động” nói chung

? Giữa “bàn tay” và sự vật mà nó - Quan hệ bộ phận - toàn thể
biểu thị có quan hệ như thế nào ?
? “Một”, “ba” trong ví dụ (b) chỉ cái - Chỉ số lượng cụ thể.
gì ?
? Nó dùng thay cho cái gì ?

- “một”  thay cho số ít

Nói chung

- “ba”  thay cho số nhiều
? Quan hệ giữa “một”, “ba” với số - Quan hệ cụ thể, trìu tượng
lượng mà nó biểu thị là quan hệ gì ?
? Đổ máu trong ví (c) chỉ cái gì?

- Chỉ dấu hiệu chiến tranh


? Nó dùng thay cho cái gì ?

- Dùng thay cho “sự hi sinh mất mát” nói
chung. Có thể hiểu “ngày Huế đổ máu” là
ngày Huế xẩy ra chiến tranh.

? “đổ máu” với hiện tượng mà nó - Quan hệ dấu hiệu của sự vật – sự vật
biểu thị có quan hệ như thế nào ?

TaiLieu.VN

Page 3


? Từ cái ví dụ đã phân tích, hãy liệt - Có 4 kiểu hoán dụ thường gặp (SGK)
kế một số kiểu hoán dụ thường gặp?
* Ghi nhớ.
- Cho 2 học sinh đọc ghi nhớ.
- Giáo viên nhấn mạnh kiến thức, yêu cầu học sinh học thuộc.
III. Luyện tập.
+ Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1, 2, 3 tại lớp .
+ Cũng cố bài học :
- Hoán dụ và các kiểu hoán dụ.
+ Hướng dẫn học :
- Học sinh về làm bài tập 4, 5 (trang 44 SBT)

TaiLieu.VN

Page 4




×