Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Ngữ văn 6 bài 24: Mưa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.07 KB, 3 trang )

GIÁO ÁN NGỮ VĂN 6
BÀI 24 - TIẾT 100: MƯA
( Tự học có hướng dẫn)
( TRẦN ĐĂNG KHOA )
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: - Nét đặc sắc của bài thơ: Sự kết hợp giữa bức tranh thiên nhiên phong phú, sinh
động trước và trong cơn mưa rào cùng tư thế lớn lao của con người trong cơn mưa.
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản.
2. Kĩ năng: - Đọc diễn cảm bài thơ theo thể tự do.
- Nhận biết và phân tích được tác dụng của phép nhân hoá, ẩn dụ có trong bài thơ.
- Trình bày những suy nghĩ về thiên nhiên, con người nơi làng quê Việt Nam sau khi học
xong văn bản.
3. Thái độ: - GD HS tình yêu thiên nhiên, con người, quê hương đất nước.
II. Chuẩn bị :
1. GV: - Đọc và nghiên cứu văn bản.
2. HS: - Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng bài thơ Lượm. Cảm nhận của em trước tấm gương hi
sinh của Lượm?
2. Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu chung

I. TÌM HIỂU CHUNG

- HS: Đọc chú thích SGK
? Em hiểu gì về tác giả Trần Đăng Khoa?


- HS trình bày
- GV nhận xét, bố sung.

1. Tác giả, tác phẩm: SGK


- GV giới thiệu thêm về sự nghiệp sáng tác
văn chương của ông .
? Em hãy nêu hiểu biết của em về tác phẩm?
- HS: Trả lời
- GV: Hướng dẫn đọc -> Đọc mẫu một đoạn
-> HS đọc tiếp -> GV nhận xét.
- GV: Giải thích một số từ khó.

2. Đọc và tìm hiểu chú thích

? Bài thơ được làm theo thể thơ nào?
? Bài thơ được chia làm mấy phần? Nội dung
từng phần?
- HS: + P1: Từ đầu “ ngọn mùng tơi nhảy
múa”: Cảnh vật trước khi mưa.

3. Thể thơ: Tự do
4. Bố cục: 2 phần

+ P2 Còn lại : Cảnh vật trong mưa.
HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản
? Bài thơ có thể chia làm mấy đoạn?
ý mỗi đoạn?
- HS: + Đoạn 1: đầu -> trọc lốc: Cảnh sắp

mưa
+ Đoạn 2: Đoạn còn lại: Cảnh trời mưa)
? Cảnh trời sắp mưa được tả qua những chi
tiết nào?
- HS: Cỏ gà, bụi tre, ông trời, sấm, chớp...
? Nhận xét cách quan sát của tác giả?
- HS: Quan sát tinh tế, cảm nhận bằng mắt,
tâm hồn hồn nhiên phù hợp với trẻ thơ
? Hình ảnh con người trong bài thơ là ai?
? Người cha được tả như thế nào?
? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng, tác
dụng của nó ?
? Bài thơ miêu tả cảnh gì ?
? Nhận xét của em về thế giới thiên nhiên

II. TÌM HIỂU VĂN BẢN
1. Thiên nhiên
- Nhiều hình ảnh thiên nhiên, loài vật với
những hành động cụ thể : Phép nhân hoá ->
Khí thế mạnh mẽ, dữ dội


trong bài thơ ?
? Bài thơ hay nhờ những yếu tố nghệ thuật
nào ?
- HS đọc ghi nhớ

2. Hình ảnh con người :
- Người cha đi cày về: đội sấm, chớp, đội
mưa-> Tầm vóc lớn lao, tư thế hiên ngang, to

lớn sánh với thiên nhiên.

* Ghi nhớ: SGK Tr 81
3. Củng cố:
- Đọc diễn cảm bài thơ Mưa
- Nêu cảm nhận của em về bài thơ Mưa.
4. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học thuộc lòng bài thơ
- Nắm được nội dung, nghệ thuật của bài.
- Tìm và đọc các bài thơ của Trần Đăng Khoa.
- Đọc và nghiên cứu bài: Hoán dụ.



×