Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

ĐẶC điểm NGÔN NGỮ TRONG CHÍ PHÈO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (27.14 KB, 4 trang )

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ TRONG CHÍ PHÈO

“Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi
trời, có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao:
Đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại.
Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả.
Tức thật! Ồ thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha
đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế thì
có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra
thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này! A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn
chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo? Mà có trời biết!
Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết.

Bài văn tham khảo

Chí Phèo đúng là một kiệt tác, là một truyện ngắn có thể “làm lu mờ hết các tấc
phẩm cùng ra một thời” viết về đề tài nông dân trước Cách mạng tháng Tám. Do
đâu? Phải chăng là do Nam Cao đã xây dựng thành công hình tượng một nhân vật
điển hình cho nông dân cùng khổ bế tắc trong bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người?
Hay do nhà văn đã đưa ra trong tác phẩm một vấn đề xã hội sâu sắc bức xúc? Hai lí
do vừa nêu đều đúng. Ngoài ra còn một lí do khác cũng không kém phần quan
trọng, đó là tài năng kể chuyện, nghệ thuật kể chuyện và sử dụng ngôn ngữ của
Nam Cao mà đoạn trích sau đây là một minh chứng:

“Hắn vừa đi vừa chửi… cả làng Vũ Đại cũng không ai biết”.

Phân tích đoạn văn trên ta sẻ thấy điều vừa nói.


Trong truyện ngắn Chí Phèo, đầy là đoạn mở đầu kể về nhân vật chính Chi Phèo đã
trở thành một tên côn đồ hung hãn dưới bàn tay nham hiểm và thâm độc của bá


Kiến, một tên cường hào “cáo già trong nghề thống trị”.

Thông thường trong văn xuôi tự sự, ngoài nhân vật cốt truyện, các tính cách điển
hình, các chi tiết đời sống. còn phải chú ý đến các hình thức biểu đạt của ngôn ngữ
như lời đối đáp, lời độc thoại, ngôn ngữ nhân vật và đặc biệt là ngôn ngữ của người
kể chuyện đều là những yếu tố có ý nghĩa nghệ thuật. Ở đây phải nói yếu tố ngôn
ngữ của người kể chuyện đóng vai trò rất quan trọng trong việc dẫn dắt sự kiện,
miêu tả nhân vật, phân tích tâm lí cung cấp một cách nhìn, một giọng điệu tạo
không khí đế người đọc cảm nhận chúng một cách thuận lợi, dễ dàng.

Ở đây, trong đoạn văn trên, Nam Cao đã sáng tạo được một hình thức ngôn ngữ kể
chuyện thật phong phú sinh động và biến hóa. Ở đây, ngôn ngữ người kê’ chuyện
chủ yếu được kê’ ở ngôi thứ ba. Nhân vật kể chuyện có thể là chính tác giả, là
Nam Cao. Có thể ngôi chứ tuyệt đối không nên đồng nhất nhân vật người kể
chuyện vói tác giả. Nhà văn như một chứng nhân kể lại cho người đọc nghe một
cách khách quan về “hắn”, về sự xuất hiện, trạng thái và hành động của “hắn”.
“Hắn” đây chính là Chí Phèo. Chí Phèo say rượu, đi và chửi.

Trước tiên là một thông báo: “Hắn vừa đi vừa chửi… Không ai lên tiếng cả”. Tuy
đã nói thái độ của người kể chuyện là khách quan nhưng đúng là ở đây đã bao hàm
một sự nhận định và đánh giá: “Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi ,Điều
này góp phần điển hình một tính cách, một kiểu người, nói rõ hơn là góp phần thê’
hiện con người, tính cách của Chí Phèo.

Tiếng chửi và cách chửi của anh chàng này cũng thật độc đáo. Hắn chửi cả trời đất
cả làng rồi cha mẹ. Tấtcả đều là những cái thiêng liêng, lớn lao về hình thức nhưng
lại là vu vơ, trừu tượng. Như vậy, đúng là Chí Phèo chưa rõ hay chưa dám kêu
thẳng mặt chửi thẳng tên những kẻ thù đích thực và cụ thể của anh chàng. Trong



đoạn văn này, ngôn ngữ tác giả đã trộn lẫn, kết dính với gôn ngữ nhân vật. Lời
khẳng định của nhà văn — người kể chuyện, nhận định về hiệu quả của hành động
say và chửi của Chí Phèo: “Có hề gì ?Thế cũng chẳng sao?”, “Không ai lên tiếng
cả”, “chẳng ai ra điều” mặc nhiên cho thâý Chí Phèo chỉ là một thằng dở hơi, một
thằng điên, một thằng nát rượu không ai thèm chấp nhặt. Tiếp đó là mấy câu: “Ờ!
Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất… Mẹ kiếp !thế thì có phí rượu không?
Thế thì có khổ hắn không?” Đây là lối trần thuật gián tiếp xen lẫn với trần thuật
nửa trực tiếp nửa gián tiếp, vừa bộc lộ được nội tâm nhân vật ớ đây là Chí Phèo.
Tâm trạng của anh chàng lúc này là một nỗi uất ức, tức bực vì không ai chịu
đương đầu đối chọi để mình phải đấm vào không khí một mình như vậy. Điều này
cũng cho thấy là Chí Phèo đã mất cả nhân tính khiến người làng Vũ Đại ai cũng sợ
“con quỷ dữ kia” nên ai cũng tự nhủ là hắn không đụng chạm đến mình. Làm như
vậy, vô tình người làng Vũ Đại đã loại Chí Phèo ra khỏi cái cộng đồng bình thường
của mình.

Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng cùng một lúc nhiều giọng điệu làm nên
một màu sắc đa thanh rất rõ. Người đọc bắt gặp ở đây từ ngôn ngữ tường thuật:
“Hắn vừa đi vừa chửi. Bắt đầu hắn chửi trời… Rổi hắn chửi đời…” đến ngôn ngữ
bình luận: “Có hề gì? Trời của riêng nhà nào? Đời là tất cả nhưng chẳng là ai”, từ
ngôn ngữ nhân vật đến ngôn ngữ của tác giả khi thì lãnh đạm: “Hắn vừa đi vừa
chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề
gì ?” lúc lại trữ tình và gắn bó: “Thế thì có khổ hắn không?”

Tác giả lại sử dụng câu ngắn gọn ở đây. Nhiều câu trong đoạn văn này chỉ có hai
chữ, ba chữ, bố n chữ hay năm chữ. Các kiểu câu lại đa dạng và phong phú: câu kể,
câu cảm, câu hỏi xen lẫn nhau.

Chính vì thế qua đoạn văn, người đọc tưởng như thấy được bóng dáng Chí Phèo
đang ngất ngưởng vừa đi vừa chửi. Thậm chí, chúng ta ngỡ như nghe được tiếng
chửi của anh chàng và hình dung được cả điệu bộ, diện mạo và đặc biệt han là thấu

hiếu cả thân phận, thái độ và tính cách của anh chàng nữa.


Ai cũng đoán ra đây là một kẻ hận đời, bị đời đẩy ra khỏi cộng đổng bình thường
nên phải đi một minh trên một con đường và chỉ một mình phát ra tiếng nói độc địa
chửi bới phủ nhận cả mọi thứ. Đằng sau tiếng chửi bới vô lối và đầy tính gây sự đó
là một nỗi khát khao được hòa nhập vào với mọi người nhưng Chí Phèo đang gào
lên trong vô vọng vì đang bị dân làng Vũ Đại tẩy chay.

Sự biến hóa trong việc sử dụng ngôn ngữ kể chuyện của nhà văn trong đoạn ván
trên như vừa nói đã khiến cho truyện càng trở nên chân thực sống động nhất là
góp phần biếu đạt một nội dung đẩy tính thấm mĩ sâu xa.

Tóm lại, qua đoạn văn trên, Nam Cao đã kết hợp giữa lời văn tường thuật và lòi
văn bình luận, đặc biệt là kết hợp nhiều giọng điệu trong một lời văn. Đó là sự kết
hợp giữa giọng điệu của nhân vật và của ngươi kể chuyện với hai giọng kể: một
giọng sắc lạnh, khách quan và một giọng thì cảm thông tha thiết. Cách viết này
không phải theo cách kể chuyện thông thường của một người chứng kiến ngoại
cuộc mà theo cách nhập thân vào nhân vật. Chính vì vậy, nhà văn có điều kiện đế
đi sâu vào nội tâm nhân vật nắm bắt và thế hiện thật tinh tế và sâu sắc, tạo ra được
một thứ ngôn ngữ kể chuyện biến hóa linh hoạt có s ức hấp dẫn lôi cuốn người đọc
một cách lạ thường.

(Theo Trần Ngọc Hưởng – Lê Thị Mai Hương)



×