Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Luận văn giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5 6 tuổi dựa vào cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.65 MB, 149 trang )

NGUYỄN QUỲNH MAI

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

*** CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC MẦM NON

NGUYỄN QUỲNH MAI

GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non
Mã số: 60 14 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

*** KHÓA HỌC: 2016 - 2018

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Trinh

HÀ NỘI, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN QUỲNH MAI

GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG


Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non
Mã số: 8 14 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Trinh

HÀ NỘI, 2018


LỜI CẢM ƠN
Bằng tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn
cô Nguyễn Thị Mỹ Trinh - ngƣời đã tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn tôi hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo khoa Giáo
dục Mầm non, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ quản lí, giáo viên chủ nhiệm cùng
các bé lớp mẫu giáo lớn trƣờng Mầm non Thanh Mỹ - Sơn Tây - Hà Nội,
trƣờng mầm non Đƣờng Lâm - Sơn Tây - Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi
để tôi nghiên cứu để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Trong luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Kính
mong nhận đƣợc sự góp ý của Hội đồng khoa học, của thầy cô và các bạn
đồng nghiệp.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày ... tháng … năm 2018
Học viên

Nguyễn Quỳnh Mai



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả
nghiên cứu và dữ liệu trong luận văn là trung thực và chƣa từng công bố trong
bất kì công trình khoa học nào.
Hà Nội, tháng … năm 2018
Học viên

Nguyễn Quỳnh Mai


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 2
3. Khách thể và đôi tƣợng nghiên cứu .......................................................... 3
4. Giả thuyết khoa học .................................................................................. 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 3
6. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 4
7. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................... 4
8. Cấu trúc luận văn ...................................................................................... 4
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG ....................... 6
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề ................................................................. 6
1.1.1. Những nghiên cứu về môi trƣờng và giáo dục môi trƣờng cho trẻ
mẫu giáo..................................................................................................... 6
1.1.2. Những nghiên cứu về giáo dục dựa vào cộng đồng ...................... 17
1.2. Giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ..................... 18
1.2.1. Khái niệm môi trƣờng; bảo vệ môi trƣờng; giáo dục bảo vệ
môi trƣờng ................................................................................................ 18

1.2.2. Đặc điểm sinh lý, tâm lý, xã hội của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ........ 22
1.2.3. Mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, hình thức giáo dục bảo vệ
môi trƣờng cho trẻ mẫu giáo ................................................................... 27
1.2.4. Các lực lƣợng tham gia giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho trẻ
mẫu giáo ở các trƣờng mầm non: nhà trƣờng, gia đình, cộng đồng ....... 33
1.3. Giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi dựa vào
cộng đồng .................................................................................................... 34
1.3.1. Khái niệm công cụ ........................................................................ 34
1.3.2. Yêu cầu đối với việc lựa chọn nôi dung, phƣơng pháp, hình
thức giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi dựa vào
cộng đồng ................................................................................................ 35


1.3.3. Yêu cầu đối với việc xây dựng các hoạt động giáo dục bảo vệ
môi trƣờng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi dựa vào cộng đồng .................... 36
1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổi dựa vào cộng đồng ............................................................... 36
1.4.1. Nhận thức và năng lực chỉ đạo thực hiện giáo dục bảo vệ môi
trƣờng cho trẻ mẫu giáo dựa vào cộng đồng của các cấp quản lý .......... 36
1.4.2. Năng lực của GVMN trong vận động ngƣời dân có ý thức bảo
vệ môi trƣờng để chất lƣợng môi trƣờng cho trẻ mẫu giáo .................... 38
1.4.3. Các điều kiện về CSVC, nguồn nhân lực, tài chính, tài liệu
hƣớng dẫn... phục vụ các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho
trẻ mẫu giáo dựa vào cộng đồng ............................................................. 38
Kết luận chƣơng 1 ....................................................................................... 39
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG CHO TRẺ
5 - 6 TUỔI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON .......... 40
2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng ............................................................ 40
2.1.1. Mục đích khảo sát ......................................................................... 40
2.1.2. Nội dung khảo sát.......................................................................... 40

2.1.3. Đối tƣợng, địa bàn,phƣơng pháp và cộng cụ khảo sát .................. 40
2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng ............................................................. 47
2.2.1. Thông tin chung về CBQL, giáo viên, PH tham gia khảo sát ...... 47
2.2.2. Thực trạng nhận thức của CBQL, giáo viên, phụ huynh, chính
quyền, cộng đồng địa phƣơng về giáo dục bảo vệ môi trƣờng dựa vào
cộng đồng cho trẻ 5 - 6 tuổi .................................................................... 49
2.2.3. Thực trạng việc tổ chức giáo dục môi trƣờng cho trẻ mẫu giáo
dựa vào cộng đồng .................................................................................. 52
2.3. Đánh giá chung về thực trạng .............................................................. 65
2.3.1. Thành công .................................................................................... 65
2.3.2. Hạn chế.......................................................................................... 66
2.3.3. Nguyên nhân thực trạng ................................................................ 67
Kết luận chƣơng 2 ....................................................................................... 68


Chƣơng 3. QUY TRÌNH THIẾT KẾ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI DỰA VÀO
CỘNG ĐỒNG ................................................................................................. 69
3.1. Lựa chọn nội dung, phƣơng pháp giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho
trẻ 5 - 6 tuổi dựa vào cộng đồng ................................................................. 69
3.1.1. Nguyên tắc lựa chọn nội dung, phƣơng pháp giáo dục bảo vệ
môi trƣờng cho trẻ 5 - 6 tuổi dựa vào cộng đồng.................................... 69
3.1.2. Các nội dung giáo dục bảo vệ môi trƣờng dựa vào cộng đồng
đƣợc lựa chọn .......................................................................................... 70
3.1.3. Các phƣơng pháp giáo dục bảo vệ môi trƣờng dựa vào cộng
đồng đƣơc lựa chọn ................................................................................. 71
3.2. Một số hoạt động giáo dục ở trƣờng MN có thể lồng ghép nội dung
giáo dục BVMT dựa vào cộng đồng cho trẻ 5 - 6 tuổi ............................... 73
3.2.1. Hoạt động chơi .............................................................................. 73
3.2.2. Hoạt động học ............................................................................... 74

3.2.3. Hoạt động lao động ....................................................................... 75
3.2.4. Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân .............................................. 75
3.2.5. Hoạt động dạo chơi, tham quan .................................................... 75
3.3. Quy trình một số hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng dựa vào
cộng đồng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi......................................................... 76
3.3.1. Nguyên tắc thiết kế hoạt động GDBVMT cho trẻ 5 - 6 tuổi dựa
vào cộng đồng ......................................................................................... 76
3.3.2. Quy trình thiết kế hoạt động GDBVMT cho trẻ 5 - 6 tuổi dựa
vào cộng đồng ......................................................................................... 76
3.3.3. Một số hoạt động giáo dục BVMT cho trẻ 5 - 6 tuổi dựa vào cộng
đồng ......................................................................................................... 77
3.4. Thử nghiệm và thăm dò tính cần thiết và khả thi của nội dung,
phƣơng pháp và các hoạt động đƣợc đề xuất trong luận văn...................... 89
3.4.1. Tổ chức quá trình thử nghiệm và phân tích kết quả thử nghiệm
một số hoạt động đƣợc xây dựng… ........................................................ 89


3.4.2. Tổ chức quá trình thăm dò và phân tích ý kiến của giáo viên,
CBQL về các hoạt động đƣợc xây dựng… ............................................. 92
Kết luận chƣơng 3 ....................................................................................... 96
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 101
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Ký hiệu

Chữ viết tắt


BVMT

Bảo vệ môi trƣờng

CBQL

Cán bộ quản lí

GD

Giáo dục

GDBVMT

Giáo dục bảo vệ môi trƣờng

GV

Giáo viên

GVMN

Giáo viên Mầm non

MN

Mầm Non

MT


Môi trƣờng

PH

Phụ huynh

SL

Số lƣợng

ST

Số trẻ

TP

Thành phố

TX

Thị xã


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Thông tin GVMN dạy trẻ 5 - 6 tuổi trƣờng MN Thanh Mỹ và
MN Đƣờng Lâm.............................................................................. 47
Bảng 2.2: Số con hiện có và số con đang học ở trƣờng Mầm non ................. 48
Bảng 2.3: Nghề nghiệp của cha mẹ có con học ở trƣờng Mầm non ............... 48
Bảng 2.4: Ý kiến của giáo viên về tầm quan trọng của giáo dục BVMT
đối với trẻ 5 - 6 tuổi ........................................................................ 50

Bảng 2.5: Ý kiến của giáo viên và phụ huynh về vai trò của cộng đồng
trong giáo dục BVMT đối với trẻ 5 - 6 tuổi.................................... 52
Bảng 2.6: Nhận thức của GV, cha mẹ trẻ và cộng đồng về nội dung giáo
dục môi trƣờng cần tăng cƣờng giáo dục cho trẻ (%) .................... 52
Bảng 2.7: Mức độ thực hiện các nội dung GDMT cho trẻ ở trƣờng MN
Đƣờng Lâm Và MN Thanh Mỹ ...................................................... 55
Bảng 2.8. Các phƣơng pháp giáo viên đang sử dụng để GDMT cho trẻ ở
trƣờng MN ...................................................................................... 58
Bảng 2.9. Bảng kết quả khảo sát thực trạng hiệu quả GDBVMT cho trẻ
mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở hai trƣờng MN Thanh Mỹ - Sơn Tây - Hà
Nội và trƣờng MN Đƣờng Lâm - Sơn Tây - Hà Nội ...................... 63
Bảng 3.1: Kết quả thăm dò ý kiến đánh giá của CBQL và GVMN về mức
độ khả thi hoạt động giáo dục phân loại rác cho trẻ 5 - 6 tuổi
dựa vào cộng đồng .......................................................................... 93
Bảng 3.2: Kết quả thăm dò ý kiến đánh giá của CBQL và GVMN về mức
độ khả thi hoạt động giáo dục tái chế, tái sử dụng cho trẻ 5 - 6
tuổi dựa vào cộng đồng ................................................................... 94
Bảng 3.3: Kết quả thăm dò mức độ khả thi của các hoạt động giáo dục sử
dụng hợp lý, tiết kiệm nƣớc cho trẻ 5 - 6 tuổi dựa vào cộng đồng .... 94


Bảng 3.4: Kết quả thăm dò mức độ khả thi hoạt động giáo dục sử dụng
tiết kiệm năng lƣợng điện ............................................................... 95
Bảng 3.5: Kết quả thăm dò mức độ khả thi hoạt động giáo dục sử dụng
tiết kiệm năng lƣợng ánh sáng ........................................................ 95
Bảng 3.6: Kết quả thăm dò mức độ khả thi hoạt động giáo dục sử dụng
tiết kiệm năng lƣợng gió ................................................................. 96


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Môi trƣờng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh
sống, sản xuất và phát triển của con ngƣời nhƣ tài nguyên thiên nhiên, không
khí, đất, nƣớc, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội.
Năm 1987, tại Hội nghị về môi trƣờng ở Moscow do UNICEP và
UNESCO đồng tổ chức, đã đƣa ra kết luận về tầm quan trọng của giáo dục
môi trƣờng: “Nếu không nâng cao đƣợc sự hiểu biết của công chúng về những
mối quan hệ mật thiết giữa chất lƣợng môi trƣờng với quá trình cung ứng liên
tục các nhu cầu ngày càng tăng của họ, thì sau này sẽ khó làm giảm bớt đƣợc
những mối nguy cơ về môi trƣờng ở các địa phƣơng cũng nhƣ trên toàn thế
giới. Bởi vì, hành động của con ngƣời tùy thuộc vào động cơ của họ và động
cơ này lại tùy thuộc vào chính nhận thức và trình độ hiểu biết của họ. Do đó,
giáo dục môi trƣờng là một phƣơng tiện không thể thiếu để giúp mọi ngƣời
hiểu biết về môi trƣờng”.
Hội nghị quốc tế về Giáo dục môi trƣờng của Liên hợp quốc tổ chức tại
Tbilisi vào năm 1977 đã đƣa ra khái niệm: “Giáo dục môi trƣờng có mục đích
làm cho cá nhân và các cộng đồng hiểu đƣợc bản chất phức tạp của môi
trƣờng tự nhiên và môi trƣờng nhân tạo là kết quả tƣơng tác của nhiều nhân tố
sinh học, lý học, xã hội, kinh tế và văn hóa; đem lại cho họ kiến thức, nhận
thức về giá trị, thái độ và kỹ năng thực hành để họ tham gia một cách có trách
nhiệm và hiệu quả trong phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trƣờng và
quản lý chất lƣợng môi trƣờng”.
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của Hệ thống giáo dục quốc
dân Việt Nam, đặt nền móng ban đầu cho việc hình thành nhân cách con
ngƣời Việt Nam. Giai đoạn từ 0 - 6 tuổi rất quan trọng trong cuộc đời mỗi
con ngƣời, trong giai đoạn này trẻ phát triển rất nhanh và mạnh về mặt thể
chất, tâm lý và xã hội, tạo ra tiền đề cho sự phát triển ở các giai đoạn lứa



2
tuổi tiếp theo, xây dựng “nền móng nhân cách” khá vững chắc cho con
ngƣời trƣởng thành.
Giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ những
kiến thức sơ đẳng về môi trƣờng phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ
nhằm tạo ra thái độ, hành vi đúng của trẻ đối với môi trƣờng xung quanh.
Để đảm bảo cho con ngƣời đƣợc sống trong một môi trƣờng lành mạnh
thì việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng cần đƣợc hình thành và rèn luyện
từ giai đoạn lứa tuổi mầm non. Cần cung cấp cho trẻ những khái niệm ban
đầu về môi trƣờng sống của bản thân mình nói riêng và của con ngƣời nói
chung, từ đó biết cách sống tích cực với môi trƣờng nhằm đảm bảo sự phát
triển lành mạnh của cơ thể và trí tuệ.
Hiện nay, việc giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho trẻ mẫu giáo ở các nhà
trƣờng còn có nhiều hạn chế, trẻ chƣa có những hiểu biết cơ bản về môi
trƣờng sống xung quanh, ít đƣợc quan sát, tiếp cận với hoạt động bảo vệ môi
trƣờng và trải nghiệm thực tiễn. Nguyên nhân cơ bản là do điều kiện tổ chức
giáo dục bảo vệ môi trƣờng còn thiếu thốn: cơ sở vật chất của trƣờng- lớp
chƣa đáp ứng, nhân lực chƣa đảm bảo, kinh phí còn hạn hẹp…, ngoài ra,
trong điều kiện nguồn lực hạn chế nhƣ vậy, nhƣng đa số giáo viên mầm non
không biết cách tổ chức các hoạt động giáo dục môi trƣờng cho trẻ dựa vào
cộng đồng, để vừa giáo dục trẻ những vấn đề trong cuộc sống xung quanh,
vừa huy động đƣợc sự tham gia của cộng đồng vào giáo dục môi trƣờng cho
trẻ nhƣ là lực lƣợng giáo dục quan trọng.
Chính vì những lí do trên mà tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Giáo dục
bảo vệ môi trường cho trẻ 5 - 6 tuổi dựa vào cộng đồng”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất nội dung, phƣơng pháp và xây dựng 1
số hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng dựa vào cộng đồng nhằm nâng cao



3
chất lƣợng giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở các trƣờng
mầm non.
3. Khách thể và đôi tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho trẻ mẫu giáo dựa vào
cộng đồng.
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Mối quan hệ giữa hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng dựa vào cộng
đồng cho trẻ 5 - 6 tuổi với chất lƣợng giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho trẻ 5 - 6
tuổi ở các trƣờng mầm non
4. Giả thuyết khoa học
Nếu các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho trẻ 5 - 6 tuổi đƣợc xây
dựng theo quy trình thiết kế một số hoạt động GDBVMT dựa vào cộng đồng
trên cơ sở nội dung, phƣơng pháp đƣợc lựa chọn trong Chƣơng trình GDMN,
phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, khả năng của trẻ, hƣớng đến giải quyết vấn
đề môi trƣờng ở địa phƣơng và thu hút đƣợc sự tham gia tích cực của cộng
đồng thì có thể nâng cao đƣợc chất lƣợng hoạt động giáo dục bảo vệ môi
trƣờng cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trƣờng mầm non.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổi dựa vào cộng đồng.
5.2. Đánh giá thực trạng giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi dựa vào cộng đồng ở các trƣờng mầm non.
5.3. Lựa chọn nội dung, phƣơng pháp và đƣa ra quy trình một thết kế số
hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi dựa vào
cộng đồng..


4
6. Phạm vi nghiên cứu

6.1. Giới hạn về nội dung: Đề tài tập chung vào các mạch nội dung
giáo dục bảo vệ môi trƣờng gần gũi với trẻ 5 - 6 tuổi, đó là: phân loại và bỏ
rác đúng nơi quy định; sử dụng tiết kiệm nƣớc; sử dụng tiết kiệm năng
lƣợng (điện)
6.2. Giới hạn về địa bàn và đối tƣợng khảo sát:
- Khảo sát thực trạng: Các trƣờng mầm non ở thị xã Sơn Tây, Tp. Hà
Nội, các GVMN dạy lớp 5 - 6 tuổi, trẻ 5 - 6 tuổi ở các trƣờng mầm non
nói trên.
- Thử nghiệm và thăm dò tính cần thiết, khả thi của các hoạt động đƣợc
đề xuất: tại trƣờng MN Thanh Mỹ và MN Đƣờng Lâm, thị xã Sơn Tây, tp. Hà
Nội và đại diện cộng đồng và chính quyền địa phƣơng.
6.3. Dự kiến thời gian khảo sát: từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2018
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lí luận: Đề tài sử dụng phƣơng
pháp phân tích - tổng hợp lý thuyết; phân loại - hệ thống hóa lý thuyết và
mô hình hóa 1 số quan điểm lý luận nhằm xây dựng cơ sở lý luận của vấn
đề nghiên cứu
7.2 Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn: nhằm nghiên cứu thực
trạng và thử nghiệm 1 số hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng dựa vào cộng
đồng đƣợc đề xuất trong luận văn. Cụ thể: Phƣơng pháp quan sát; Phƣơng
pháp đàm thoại; Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu hỏi; Phƣơng pháp tổng kết
kinh nghiệm; Phƣơng pháp chuyên gia
7.3. Phƣơng pháp thống kê để xử lí số liệu thu đƣợc trong đề tài, phục vụ
phân tích kết quả nghiên cứu thực tiễn.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn có 3 chƣơng:


5

Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho trẻ mẫu giáo
5 - 6 tuổi dựa vào cộng đồng
Chƣơng 2: Thực trạng giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổi dựa vào cộng đồng ở các trƣờng mầm non
Chƣơng 3: Quy trình thiết kế một số hoạt động giáo dục môi trƣờng cho
trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi dựa vào cộng đồng.


6

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu về môi trường và giáo dục môi trường cho trẻ
mẫu giáo
1.1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới
a. Những nghiên cứu về GDMT liên quốc gia và khu vực
Năm 1948, tại cuộc họp của Liên hợp Quốc về bảo vệ môi trƣờng và tài
nguyên tại Paris, thật ngữ “Giáo dục môi trƣờng” lần đầu tiên đƣợc sử dụng.
Nhƣng khi trái đất có những biểu hiện suy thoái nghiêm trọng và gây ảnh
hƣởng lớn thì ngành khoa học môi trƣờng mới thực sự phát triển.
Tháng 5/1958, Hội đồng cộng đồng Châu Âu đã họp và thống nhất: “Cần
phải tiến hành từng bƣớc cụ thể thông qua biện pháp toàn diện tăng cƣờng
giáo dục môi trƣờng trên khắp cộng đồng”.
Ý thức đƣợc tình trạng môi trƣờng đang bị biến đổi do tác động của con
ngƣời đến môi trƣờng sống, ngày 5/6/1972 “Hội nghị Quốc tế về con ngƣời
và môi trƣờng” đƣợc Liên hợp quốc tổ chức tại Stockholm (Thụy Điển). Hội
nghị nhận định: Việc bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng là nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu của toàn nhân loại. Liên hợp quốc chọn ngày 5/6 hàng năm làm

ngày môi trƣờng thế giới nhằm khích lệ ngƣời dân, các cơ quan, các tổ chức
trên thế giới xây dựng các hoạt động bảo vệ môi trƣờng của quốc gia, địa
phƣơng mình.
Năm 1975, tại hội thảo ở Belyrade chƣơng trình IEEF đƣợc ra đời, bản
tuyên bố liên chính phủ đầu tiên về giáo dục môi trƣờng đƣợc ban hành. Văn
kiện “Hiến chƣơng Belyrade - một hệ thống nguyên tắc toàn cầu cho giáo dục
môi trƣờng” đƣợc thể hiện tóm tắt ở những điểm cơ bản sau:


7
- Nâng cao nhận thức và quan tâm tới mối quan hệ tƣơng tác về kinh tế,
xã hội, chính trị, sinh thái giữa nông thôn và thành thị.
- Cung cấp cho mỗi cá nhân những cơ hội tiếp thu kiến thức, những giá
trị quan niệm, trách nhiệm và các kỹ năng cần thiết nhằm bảo vệ và cải tạo
môi trƣờng,
- Tạo ra những mô hình ứng xử với môi trƣờng cho các cá nhân, tổ chức
cũng nhƣ toàn xã hội.
Hội thảo khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng tại Băng Cốc (Thái Lan)
vào tháng 10/ 1976 đƣa ra 15 kiến nghị thuộc 4 vấn đề nhƣ chƣơng trình
GDMT, đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên, GDMT phi chính quy và vấn đề soạn
thảo tài liệu, xây dựng các phƣơng pháp giảng dạy GDMT.
Năm 1977, Hội nghị liên chính phủ về giáo dục môi trƣờng do
UNESCO tổ chức tại Tibilisi (Liên Xô) có 66 nƣớc thành viên tham dự. Hội
nghị đƣa ra các văn kiện có ý nghĩa quan trọng quan tâm tới vấn đề bảo vệ
và GDMT trên toàn thế giới, đƣợc công bố năm 1980. Nội dung về GDMT
trong văn kiện: “Nếu nhƣ muốn đạt đƣợc các mục tiêu bảo tồn thì hành vi cƣ
xử của một xã hội đối với sinh quyển bắt buộc phải thay đổi... Nhiệm vụ lâu
dài của GDMT là khuyến khích hoặc củng cố những hành vi, thái độ mang
tính đạo đức mới”.
Tháng 9/1980, hội thảo khu vƣc Châu Á - Thái Bình Dƣơng lần thứ 2

tổ chức tại Băng Cốc (Thái Lan) có 17 nƣớc tham dự. Hội thảo đƣợc tổ
chức nhằm trao đổi kinh nghiệm giáo dục của các nƣớc và phân tích sự cần
thiết phải đƣa GDMT vào các trƣờng đại học và GDMT cho các đối tƣợng
khác nhau.
Năm 1987 đánh dấu 10 năm kỷ niệm hội nghị Tibilisi đầu tiên, tại hội
nghị này một loạt các vấn đề cơ bản đƣợc đƣa ra thảo luận, trong đó đề cập
tới tầm quan trọng đặc biệt của GDMT. Cũng năm 1987, tại Hội nghị về môi


8
trƣờng ở Moscow do UNICEP và UNESCO đồng tổ chức, đã đƣa ra kết luận
về tầm quan trọng của GDMT: “Nếu không nâng cao đƣợc sự hiểu biết của
công chúng về những mối quan hệ mật thiết giữa chất lƣợng môi trƣờng với
quá trình cung ứng liên tục các nhu cầu ngày càng tăng của họ, thì sau này
sẽ khó làm giảm bớt đƣợc những mối nguy cơ về môi trƣờng ở các địa
phƣơng cũng nhƣ trên toàn thế giới. Bởi vì, hành động của con ngƣời tùy
thuộc vào động cơ của họ và động cơ này lại tùy thuộc vào chính nhận thức
và trình độ hiểu biết của họ. Do đó, giáo dục môi trƣờng là một phƣơng tiện
không thể thiếu để giúp mọi ngƣời hiểu biết về môi trƣờng”.
Tác giả Ruth A. Wilson đã chỉ ra rằng bồi dƣỡng cảm giác qua các giác
quan về thế giới tự nhiên là rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em để
bảo vệ hành tinh Trái đất. Ngoài việc cung cấp cơ sở lý luận cho việc tích hợp
GDMT và giáo dục MN, tác giả đã đƣa ra những hƣớng dẫn thực tế và đề
xuất nội dung cho sự phát triển chƣơng trình GDMT MN. Trong đó, GDMT
là trải nghiệm cái đẹp và giúp trẻ em khám phá "vần thơ, thần bí, giàu trí
tƣởng tƣợng và sáng tạo của con ngƣời" [50]
Nghị quyết tháng 5/1988 của Hội đồng Bộ trƣởng cộng đồng Châu Âu
đã đóng vai trò quan trọng trong việc đƣa GDMT thành đề tài giao thoa giữa
các môn học của chƣơng trình dạy học quốc gia ở bậc phổ thông. Các cá
nhân và những ngƣời đứng đầu các tổ chức tiếp tục củng cố tầm quan trọng

của GDMT.
Tháng 6/1992, diễn ra hội nghị thƣợng đỉnh toàn cầu về “Môi trƣờng và
phát triển” tại Brazil. Tại hội nghị có 120 vị đứng đầu nhà nƣớc và chính phủ
cùng đoàn đại biểu của hơn 170 quốc gia tham dự. Hội nghị diễn thuyết, thảo
luận rộng rãi về vấn đề môi trƣờng và đã ký kết nhiều văn kiện quan trọng
tuyên bố sự bắt đầu của một quá trình lâu dài tìm hiểu, giải thích, phản ứng và
thực hiện các điều lệ thảo luận đã ký kết nhằm thay đổi tƣơng lai của hành
tinh. [11]


9
Nghiên cứu của Elizabeth Yvonne Shaw Boileau nhấn mạnh học tập
ngoài trời và GDMT có nhiều lợi ích cho trẻ em và có vai trò rất quan
trọng. GDMT là thiết lập lý tƣởng để phát triển trí thông minh tự nhiên,
"khả năng nhận biết và phân loại thực vật, khoáng chất, và các loài động vật,
bao gồm đá, cỏ và tất cả các loại thực vật và động vật". [48]
b. Những nghiên cứu về GDMT của từng quốc gia
- Ở Mỹ: Liên đoàn quốc gia bảo vệ cuộc sống hoang dã (NWF) đã giảng
dạy ở các trƣờng 33 bài học về môi trƣờng có thể áp dụng vào thực tế.
- Ở Nga (Liên xô cũ): Những chủ đề GDMT đƣợc lồng ghép tích hợp
vào các môn học có liên quan gần (sinh học, địa lý, hóa học) và những môn
học xã hội khác (giáo dục công dân, đạo đức...). Nội dung kiến thức gồm: mối
quan hệ của con ngƣời với tự nhiên, vẻ đẹp thiên nhiên, phong tục, luật bảo vệ
môi trƣờng và các tài nguyên thiên nhiên.
- Ở Ba Lan: Kiến thức về môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng đƣợc lồng
ghép trong các môn học của tất cả các năm học ở bậc tiểu học.
- Ở Tiệp Khắc: Từ những năm 70 đã hình thành hệ thống thống nhất về
giáo dục BVMT ở các bậc học.
- Ở Malaisia, các hoạt động GDMT đƣợc phát triển mạnh nhờ vào sự
liên kết chặt chẽ giữa các học viện trong nƣớc và trong vùng. Nhiều trƣờng

đại học đƣa chƣơng trình GDMT vào cả chính khóa và ngoại khóa. Trình độ
dân trí về MT và BVMT ở Malaisia tƣơng đối cao.
- Ở Singapore:đƣa GDMT đi song song với xử phạt, là quốc gia bảo vệ
môi trƣờng tốt nhất Đông Nam Á.
c. Nghiên cứu về giáo dục môi trƣờng cho trẻ mẫu giáo ở các nƣớc trên
thế giới
Các nƣớc trên thế giới đã thống nhất đƣa ra quan điểm: Gia đình, nhà
trƣờng và cộng đồng là các thành tố không thể thiếu trong việc GDMT cho trẻ
mẫu giáo. GDMT rất quan trọng ở tất cả các bậc học, và phải bắt đầu từ sớm,


10
ngay từ tuổi ấu thơ. Qua những tìm hiểu về chƣơng trình giáo dục mầm non
của một số nƣớc trên thế giới, cho thấy việc GDMT cho trẻ ngay từ nhỏ đang
rất đƣợc quan tâm. Mục đích là hình thành ở trẻ những hiểu biết về môi
trƣờng, kỹ năng chăm sóc, bảo vệ môi trƣờng, yêu quý thiên nhiên. Nội dung
GDBVMT đƣợc tích hợp một cách tự nhiên vào chƣơng trình chăm sóc và
giáo dục trẻ. Việc triển khai nội dung GDMT cho trẻ mẫu giáo ở các nƣớc
cũng có nhiều điểm khác biệt:
- Ở Nhật Bản: GDMT gắn liền với nhiệm vụ giáo dục đạo đức. Từ
nhỏ, các em đã đƣợc giáo dục về việc phân loại rác cũng nhƣ ý thức bảo vệ
môi trƣờng.
- Ở Hàn Quốc: Nội dung GDBVMT đƣợc trải đều trong các lĩnh vực
khác nhau của chƣơng trình.
+ Nhận thức đƣợc giá trị của môi trƣờng trong lành.
+ Quan tâm đến môi trƣờng, bảo vệ môi trƣờng và vệ sinh môi trƣờng.
+ Sống tiết kiệm: bảo vệ các thiết bi, dùng tiết kiệm điện nƣớc,chi tiêu
hợp lý.
+ Phân loại rác, hạn chế rác thải.
+ Chuẩn bị đối phó với sự ô nhiễm của môi trƣờng và thảm họa

thiên nhiên.
- Ở Úc: Chƣơng trình giáo dục môi trƣờng cho trẻ mầm non quan tâm
đến việc xây dựng MT cho trẻ hoạt động, đó là môi trƣờng sinh thái và môi
trƣờng nguyên vật liệu để trẻ sáng tạo.
+ Môi trƣờng sinh thái: cung cấp một MT có hệ thực vật và động vật
khác nhau, một MT cân bằng về thẩm mỹ và cung cấp hiểu biết về cảm giác
của trẻ và đánh giá vật liệu thiên nhiên.
+ Môi trƣờng nguyên vật liệu để trẻ sáng tạo: sử dụng các nguyên vật
liệu đã qua sử dụng để trẻ tận dụng làm đồ chơi, đồ dùng và phục vụ cho
hoạt động tạo hình.


11
c. Những nghiên cứu về giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo
dựa vào cộng đồng
Cộng đồng có vai trò rất quan trọng trong việc phối hợp với nhà trƣờng
chăm sóc, giáo dục trẻ. Trong GDBVMT cho trẻ MN, cộng đồng đóng vai trò
hợp tác, hỗ trợ nhằm hình thành ở trẻ thói quen, ý thức BVMT, cụ thể:
Nghiên cứu - Community-Based Environmental Education - A Case
Study of Teacher-Parent Collaboration (Tali Tal, 2004) đã nghiên cứu
chƣơng trình giáo dục bảo vệ môi trƣờng dựa trên trƣờng học trong đó có
sự tham gia của cha mẹ và các thành viên trong cộng đồng vào các hoạt
động giáo dục đa dạng trong lớp và ngoài lớp học. Một khung hành động về
sự hợp tác giữa nhà trƣờng, giáo viên với cha mẹ và cộng đồng đã đƣợc xây
dựng theo quan điểm tiếp cận dựa vào cộng đồng. Ở trong các trƣờng học
này, cha mẹ đƣợc khuyến khích tham gia lập kê hoạch chƣơng trình giáo dục
ở nhà trƣờng và tham gia vào các hoạt động giáo dục trẻ. Nghiên cứu cũng
đã mô tả trách nhiệm của cha mẹ và cộng đồng trong hợp tác với nhà
trƣờng. Trong đó , cha mẹ và cộng đồng đều thừa nhận tính độc đáo của
cách tiếp cận dạy học về môi trƣờng dựa vào cộng đồng và nhấn mạnh vai

trò của họ trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho trẻ
có sự điều chỉnh để phù hợp nhất với điều kiện địa phƣơng. Điều này tạo ra
hiệu quả cao trong tổ chức hoạt động giáo dục BVMT cho trẻ.
Nghiên cứu - Community based Environmental Education - Vivien M.
Talisayon đã chỉ ra rằng GDMT là một trong những lĩnh vực khoa học giáo
dục gần gũi nhất với cộng đồng. Tiếp cận GDMT dựa vào cộng đồng không
chỉ đem lại nhiều nguồn lực đa dạng, phong phú, tiện ích và chi phí thấp mà
còn đáp ứng nhu cầu học hỏi của trẻ em dựa trên những trải nghiệm gần gũi
trong thực tiễn, từ đó , nâng cao hiểu biết và ý thức của trẻ về môi trƣờng
sống làm cơ sở chuẩn bị cho trẻ thành ngƣời công dân tốt trong tƣơng lai. Các


12
đối tƣợng tham gia vào mô hình GDMT dựa vào cộng đồng rất đa dạng (dân
cƣ, giáo viên, trẻ em ở địa phƣơng)
1.1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
a. Chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về GDMT
Chỉ thị 36-CT/TW ngày 25/6/1998 về “Tăng cƣờng công tác BVMT
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc” đã coi vấn đề
GDBVMT là giải pháp đầu tiên. Chỉ thị này định hƣớng cho toàn dân trong
việc nâng cao quyết tâm bảo vệ môi trƣờng trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc. Chỉ thị nhấn mạnh các giải pháp GDMT: “Các nội
dung bảo vệ môi trƣờng đƣợc đƣa vào chƣơng trình học của tất cả các bậc học
trong hệ thống giáo dục quốc dân từ bậc mầm non, tiểu học, THCS, THPT
đến bậc đại học”.
Tại điều 4 của Luật BVMT (1993) đã chỉ rõ: “Nhà nƣớc có trách nhiệm
tổ chức thực hiện việc giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ, phổ
biến kiến thức khoa học và pháp luật bảo vệ môi trƣờng”. GDBVMT là một
trong những biện pháp cơ bản của hoạt động BVMT.
Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 2/12/2001 của Thủ tƣớng chính
phủ về chiến lƣợc bảo vệ môi trƣờng quốc gia năm 2010 và định hƣớng đến

năm 2020; Nghị Quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị về
bảo vệ môi trƣờng trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Chỉ thị số 02/2005/CT-BGD&ĐT ngày
31/01/2005 về việc “Tăng cƣờng công tác giáo dục bảo vệ môi trƣờng”. Chỉ
thị xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung của công tác GDBVMT và đề ra
các nhiệm vụ cụ thể cho từng cấp học tham gia vào công tác GDBVMT.
Tại điều 107, Luật BVMT (2005) “Giáo dục về môi trƣờng và đào tạo
nguồn nhân lực BVMT” đã nêu:
- Công dân Việt Nam đƣợc giáo dục toàn diện về môi trƣờng nhằm nâng
cao hiểu biết và ý thức bảo vệ môi trƣờng.


13
- Giáo dục về môi trƣờng là một nội dung của chƣơng trình chính khóa
của các cấp học phổ thông.
- Nhà nƣớc ƣu tiên đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trƣờng,
khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tham gia đào tạo nguồn nhân lực bảo
vệ môi trƣờng.
Công văn số 854/BTNMT-KH ngày 18/5/2014 của Bộ Tài nguyên và
Môi trƣờng hƣớng dẫn xây dựng kế hoạch BVMT năm 2015 của các Bộ,
Ngành, để triển khai thực hiện nhiệm vụ BVMT trong các cơ sở giáo dục và
nhiệm vụ “Đƣa các nội dung bảo vệ môi trƣờng vào hệ thống giáo dục quốc
dân”, Bộ giáo dục và đào tạo hƣớng dẫn các cơ sở giáo dục và đào tạo, các
trƣờng đại học và cao đẳng, các viện và trung tâm nghiên cứu trực thuộc Bộ
báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch BVMT.
Luật BVMT số 55/2014/QH13 đƣợc Quốc Hội thông qua ngày
23/6/2014 có nêu tại điều 1: “Luật này quy định về hoạt động BVMT; chính
sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trƣờng; quyền, nghĩa vụ và trách
nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong BVMT. Khoản 1
điều 6 luật này nêu rõ một trong những hoạt động đƣợc khuyến khích là:

“Truyền thông, giáo dục và vận động mọi ngƣời tham gia BVMT, giữ gìn vệ
sinh môi trƣờng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học” hay “phổ
biến, giáo dục pháp luật về BVMT phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và rộng
rãi” (điều 154). Khoản 1 và 2 điều 155 của Luật quy định cụ thể công tác giáo
dục về môi trƣờng, đào tạo nguồn nhân lực: “chƣơng trình chính khóa của các
cấp học phổ thông phải có nội dung giáo dục về môi trƣờng”, “Nhà nƣớc ƣu
tiên đào tạo nguồn nhân lực BVMT; khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tham
gia giáo dục về môi trƣờng và đào tạo nguồn nhân lực BVMT”.
b. Một số NCKH về GDBVMT cho trẻ mầm non ở Việt Nam
GDMN cho trẻ mầm non đang là vấn đề đƣợc quan tâm sâu sắc, nhất là
trong giai đoạn gần đây. Một số nghiên cứu về GDBVMT cho trẻ mầm non:


14
 Nghiên cứu về nội dung, phương pháp, hình thức GDMT cho
trẻ MN
Nghiên cứu về GDBVMT đƣợc triển khai trong nhiều đề tài, dự án, đề
án, qua đó chỉ rõ nội dung, phƣơng pháp và hình thức cơ bản để GDBVMT
cho trẻ MN.
Về chương trình GDBVMT cho trẻ MN đƣợc triển khai nghiên cứu qua
các dự án, đề án, nhƣ: Dự án giáo dục dân số VIE/94/P01, chu kì 1994 - 1996
đã nghiên cứu việc tích hợp nội dung giáo dục môi trƣờng vào chƣơng trình
giáo dục các cấp học; Dự án - Xây dựng chƣơng trình đƣa giáo dục bảo vệ
môi trƣờng vào các trƣờng mẫu giáo- Bộ GD&ĐT; Đề án - Xây dựng chƣơng
trình đƣa giáo dục BVMT vào các trƣờng mẫu giáo và sƣ phạm mẫu giáo –
Đề án cấp Bộ, trƣờng CĐSPTW năm 2000
Về nội dung, phương thức GDMT cho trẻ MN đƣợc xác định qua các
nghiên cứu: Dự án - Thiết kế và thử nghiệm nội dung giáo dục môi trƣờng ở
mẫu giáo và tiểu học - Viện KHGD, 1998; Đề tài cấp Bộ - Xây dựng phƣơng
thức hoạt động giáo dục môi trƣờng ở mẫu giáo và tiểu học; Dự án - Thử

nghiệm đƣa giáo dục môi trƣờng vào trƣờng mầm non. Nội dung: thời tiết và
cuộc sống của chúng ta - Trƣờng CĐSP NTMG TW1, năm 2001; Đề tài Điều tra thực trạng môi trƣờng và giáo dục môi trƣờng trong trƣờng mầm non
- TT NCGDMN, 2001- 2002; Đề tài - Biên soạn nội dung GDBVMT cho trẻ
mẫu giáo 5 tuổi - TT NCGDMN, 2002-2005.
Từ kết quả các nghiên cứu nói trên Bộ GD&ĐT đã xây dựng và biên
soạn đƣợc 3 chƣơng trình có nội dung GDBVMT liên quan đến trẻ lứa tuổi
mầm non: Chƣơng trình GDBVMT trong trƣờng mầm non; Chƣơng trình
GDBVMT trong đào tạo giáo viên trung học sƣ phạm mầm non và Chƣơng
trình GDBVMT trong đào tạo giáo viên cao đẳng sƣ phạm mầm non. Trong
đó , Chƣơng trình GDBVMT trong trƣờng mầm non tập trung vào 4 nội dung


×