Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Giáo án Ngữ văn 6 bài 4: Sự tích hồ Gươm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.15 KB, 5 trang )

GIÁO ÁN NGỮ VĂN 6
BÀI 4 - TIẾT 13: VĂN BẢN: SỰ TÍCH HỒ GƯƠM
(Hướng dẫn đọc thêm - Truyền thuyết)
I. Mục tiêu: Giúp HS.
1. Kiến thức: - Nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm.
- Truyền thuyết địa danh.
- Cốt lõi lịch sử trong một tác phẩm thuộc chuỗi truyền thuyết về người anh hùng Lê Lợi và
cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
2. Kĩ năng: - Đọc, hiểu văn bản truyền thuyết.
- Phân tích và hiểu một số chi tiết tưởng tượng.
- Kể lại được truyện.
3. Thái độ: - Giáo dục lòng yêu nước, biết ơn những người có công với nước.
II. Chuẩn bị:
1. GV: - Tranh ảnh về Lê Lợi, về Hồ Gươm.
2. HS: - Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học.
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Kể lại truyện Sơn Tinh - Thuỷ Tinh.
- Nêu ý nghĩa của truyện?
2. Các hoạt động dạy - học (35’).
Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thúc

HĐ 1: Tìm hiểu văn bản

I. TÌM HIỂU VĂN BẢN.

- GV nêu yêu cầu đọc: Đọc chậm, gợi không
khí truyện cổ ->GV đọc mẫu.
- HS đọc


- GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của một
số từ khó:
+ Bạo ngược.

1. Đọc, tìm hiểu chú thích (7’)


+ Thiên hạ.
+ Phó thác.

2. Bố cục và tóm tắt truyện.

? Hãy chỉ ra bố cục truyện theo 3 phần: Mở
truyện, thân truyện, kết truyện.

* Bố cục: 3 phần

- HS: a. Mở: Từ đầu đến giết giặc.

Thân truyện: Diễn biến sự việc.

b. Thân: Tiếp đến mặt hồ xanh

Mở truyện: giới thiệu Lê Lợi và cuộc KN
Kết truyện: Đổi tên Hồ.

c. Kết: Phần còn lại
? Hãy tóm tắt sự việc chính của truyện?
- HS: Lê Thận bắt được lưỡi gươm → ra nhập
nghĩa quân → Lê Lợi bắt được chuôi gươm

→ Lê Lợi dâng gươm → có gươm nghĩa quân
đánh giặc thắng lợi → đất nước thanh bình
trả lại gươm.
? Vì sao đức Long Quân cho nghĩa quân
mượn gươm thần?
- HS: Giặc Minh đô hộ nước ta làm nhiều
điều bạo ngược. Nghĩa quân đánh giặc gặp
nhiều khó khăn.
Cuộc khởi nghĩa có cả tổ tiên thần thánh ủng
hộ giúp đỡ.

* Tóm tắt

3. Phân tích (18’)
a. Hình ảnh gươm thần.
- Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần
để giết giặc.

? Lê Lợi nhận được gươm thần ntn?
- HS kể lại sự việc.
? Vì sao Long Quân không trao gươm cùng 1
lúc, 1 nơi mà lại làm cách này?
- HS: Long Quân muốn lưỡi gươm, chuôi
gươm được trao cho những người tài giỏi,
gánh trọng trách lớn, muốn như vậy để kéo
theo tinh thần đoàn kết.
- GV nhắc lại chuyện Con Rồng Cháu Tiên,
chi tiết Lạc Long Quân và Âu Cơ chia tay
hẹn có việc gì cùng giúp đỡ.
? Việc chuôi gươm và lưỡi gươm khớp nhau

như vậy có ý nghĩa gì?

- Lưỡi gươm bắt được ở dưới nước.
- Chuôi gươm bắt được ở trên rừng.


- HS: Thể hiện tinh thần đoàn kết.
- GV giảng: Lưỡi gươm và chuôi gươm khớp
nhau thể hiện nguyện vọng dân tộc đoàn kết
nhất trí trên dưới một lòng. Việc Lê Thận
dâng gươm đã đề cao vai trò của Lê Lợi là
“Minh Chủ”.
- Chữ “Thuận thiên” thể hiện ý của muôn
dân, hợp lẽ trời giao cho Lê Lợi và nghĩa
quân trách nhiệm đánh giặc.
? Tìm câu văn thể hiện sức mạnh của gươm
thần đối với nghĩa quân.

- >Thể hiện nguyện vọng đoàn kết dân tộc.

- HS: “Từ đó nhuệ khí........... trên đất nước”
? Tại sao Long Quân lại đòi gươm thần?
- HS: Đất nước thanh bình, không cần đến
gươm đao.
? Em hãy hình dung và miêu tả cảnh trả
gươm và đòi gươm?
- HS tự kể và tả.
? Theo em truyện có ý nghĩa gì?

- Đất nước thanh bình Lê Lợi trả gươm cho

Long Quân -> khát vọng hoà bình của nhân
dân.

- HS: Ca ngợi và đề cao Lê Lợi và nhà Lê.
GV giảng: Hình ảnh LLQ là hồn thiêng của
dân tộc. Chuôi và lưỡi gươm khớp nhau biểu
thị lòng đoàn kết, là hình ảnh nhân dân các
miền đoàn kết đồng lòng đánh giặc. Ca ngợi
T/C đoàn kết toàn dân, toàn diện, T/c chính
nghĩa của cuộc khởi nghĩa.
? Truyền thuyết nào có hình ảnh Rùa Vàng?

b. Ý nghĩa của truyền thuyết.

- HS: Truyền thuyết Mị Châu - Trọng Thuỷ.

- Ca ngợi t/c nhân dân, toàn dân , tính chất
chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa.

? Rùa Vàng tượng trưng cho điều gì?
GV: Trong truyện này còn có ý nghĩa đề cao
gây uy thế cho nhà Lê, Rùa còn tượng trưng
cho sức mạnh sự sáng suốt, trầm tĩnh của
nhân dân.

- Ca ngợi Lê Lợi, đề cao suy tôn nhà Lê.
- Giải thích nguồn gốc tên gọi Hồ Hoàn Kiếm.
- Tên gọi Hồ Hoàn Kiếm thể hiện khát vọng
hoà bình.



Thần Kim Quy thường xuất hiện lúc khó
khăn để đưa đường chỉ lối cho con cháu.
- GV chốt lại và rút ra ghi nhớ.
HĐ 2: Hướng dẫn làm bài tập.
? Vì sao Lê Lợi không nhận được cả lưỡi
gươm và chuôi gươm cùng một lúc:
- HS: Vì như vậy không thể hiện được ý
nghĩa toàn dân đoàn kết kháng chiến . Thanh
gươm là sự hội tụ của tinh thần, T/c sức
mạnh toàn dân trên mọi miền đất nước.

Rùa Vàng tượng trưng cho tổ tiên, khí thiêng
sông núi, t2, t/c của nhân dân ta.

? Vì sao nhận được gươm ở Thanh hoá mà
trả gươm ở Thăng Long?
- HS: Thanh Hoá là nơi mở đầu cuộc khởi
nghĩa còn Thăng Long là nơi kết thúc cuộc
khởi nghĩa.
Hoàn kiếm ở thủ đô để mở ra một thời kì
mới - thời kì Lao động, dựng xây.

4. Ghi nhớ (SGK) 2’
II. LUYỆN TẬP (3’)
Bài 1: Bài đọc thêm.
Bài 2:

3. Củng cố: - Hình ảnh gươm thần có ý nghĩa gì?
- Nêu ý nghĩa của truyền thuyết.

4. Hướng dẫn học ở nhà:


- Đọc kĩ truyện , nhớ các sự việc chính, tập đọc diễn cảm và kể lại truyện bằng lời văn
của mình.
- Phân tích ý nghĩa của một vài chi tiết tưởng tượng trong truyện.
- Sưu tầm các bài viết về Hồ Gươm.
- Ôn tập lại các tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết.
và nghiên cứu bài Chủ đề và dàn bài của văn tự sự.

- Đọc



×