Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Giáo án Ngữ văn 6 bài 10: Thầy bói xem voi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.76 KB, 5 trang )

GIÁO ÁN NGỮ VĂN 6
BÀI 10 - TIẾT 40: VĂN BẢN: THẦY BÓI XEM VOI
( Truyện ngụ ngôn)
I. Mục tiêu:

Giúp HS.

1. Kiến thức: - Đặc điểm nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn.
- Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn.
- Cách kể chuyện ý vị, tự nhiên, độc đáo.
2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn.
- Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế.
- Kể diễn cảm truyện.
3. Thái độ: - Qua nội dung bài học, giáo dục học sinh cách nhận thức sự vật: để đánh giá
đúng sự vật, sự việc cần xem xét chúng một cách toàn diện.
II. Chuẩn bị:
1. GV: - Đọc và nghiên cứu bài. Bảng phụ ghi bài tập.
2.HS:

- Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK.

III. Tiến trình tổ chức dạy - học.
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Kể lại truyện Ếch ngồi đáy giếng.
- Bài học rút ra sau khi học xong truyện là gì?
2. Các hoạt động dạy - học (35’).
Hoạt động của thầy và trò
HĐ 1: Tìm hiểu văn bản
- GV: Hướng dẫn đọc ->HS đọc

Nội dung kiến thức


I. TÌM HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc- tìm hiểu chú thích (3’)

- GV nhận xét cách đọc
? Tìm những chú thích là từ láy?
2. Bố cục (2’)
? XĐ bố cục truyện theo 3 phần, MB, TB, KB. - Mở truyện: đoạn đầu
Giới thiệu 5 ông thày bói ế hàng đi xem voi.


- Thân truyện: Diễn biến sự việc xem voi.
- Kết truyện: Hậu quả của việc cãi nhau.
? Các thầy bói xem voi đều có đặc điểm chung
nào? ( Đều mù )

3. Phân tích (25’)
a. Các thầy bói xem voi:

? Các thầy bói nảy sinh ý định xem voi trong
hoàn cảnh nào ?
- HS: Nhân buổi ế hàng …
? Thông thường muốn xem sự vật ta phải dùng
- Hoàn cảnh xem voi: buổi ế hàng, ngồi tán
giác quan nào ?
gẫu
? Vậy cách xem của các thầy có gì đặc biệt ?
- HS: Dùng tay sờ
? Qua việc giới thiệu cách xem voi của các
thầy bói, nhân dân muốn biểu hiện thái độ gì
đối với các thầy bói ?


- Cách xem voi: Mỗi người sờ một bộ phận.

- HS: Giễu cợt, phê phán nghề thầy bói
? Sau khi tận tay sờ voi, các thầy lần lượt nhận
định về voi như thế nào ?
- HS: Trả lời.

b. Các thầy bói phán về voi:
- Voi là: + xun xun như con đỉa .

? Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì trong việc
diễn tả các thầy bói phán về voi ? tác dụng của
biện pháp nghệ thuật ấy ?
? Việc các thầy đều khẳng định mình là đúng
có cơ sở không ? (có)

+ chần chẫn như cái đòn càn
+ bè bè như cái quạt thóc .
+ sừng sững như cái cột đình
+ tun tủn như cái chổi sể cùn

à NT so sánh, sử dụng từ láy à tô đậm sai
? Đâu là sai lầm trong nhận thức của các thầy ? lầm về cách phán voi của các thầy .
- HS: Chỉ sờ một bộ phận – nói toàn thể
? Em có nhận xét gì về cái đúng của các thầy
khi phán voi ?
- HS: Chỉ đúng với một bộ phận chứ không
đúng với toàn bộ con voi
? Thái độ của các thầy khi phán voi như thế



nào ?
- HS: Thầy nào cùng khẳng định mình đúng,
phủ định ý kiến người khác: "tưởng…hoá
ra"không phải"; " đâu có"; "ai bảo"…
? Theo em, nhận thức sai lầm của các thầy bói
về voi là do mắt kém hay còn do nguyên nhân
nào khác ?
- HS: Các thầy bói sai về phương pháp nhận
thức
- GV chốt: Các thày bói phấn khởi thoả mãn
khi được xem voi. Ai cũng KĐ mình đúng,
phủ nhận người khác. Đây là thái độ chủ quan
sai lầm khi đánh giá voi. Điều này chứng tỏ sự
nhận thức phiến diện “mù” về nhận thức và
Phương pháp - NT phóng đại.

-> Do phương pháp tư duy sai dẫn đến nhận
thức sai.

- Cuộc tranh luận dẫn tới kết quả như thế nào ?
- Em hãy cho biết nguyên nhân của kết cục đó
?
- HS: Sai lầm trong nhận thức
? Đánh nhau có thể dẫn đến điều đúng, chính
xác được không ?
? Qua sự việc này, nhân dân muốn tỏ thái độ gì
đối với nghề thầy bói ?
HĐ2( 5' ): Hướng dẫn học sinh rút ra bài

học
- GV cho học sinh thảo luận nhóm ( theo bàn )
- GV giao nhiệm vụ: Bài học rút ra từ truyện
ngụ ngôn này là gì ?
- HS: Các nhóm thảo luận ghi ra phiếu học
tập( trong 3' )
-> Đại diện nhóm dán phiếu học tập lên bảng
-> Nhóm khác nhận xét
- GV nhận xét, kết luận

c. Hậu quả của việc xem voi và phán voi:
- Kết cục : Đánh nhau toặc đầu chảy máu .


? Qua văn bản em hiểu thêm gì về nghệ thuật
của truyện ngụ ngôn ?

à Châm biếm thói hồ đồ của nghề thầy bói.

- HS: Mượn chuyện không bình thường của
con người để khuyên răn người đời một bài
học sâu sắc.
? Qua câu chuyện này em rút ra được điều gì
cho bản thân ?
? Hãy tìm 1 số câu ca dao có nội dung phê
phán nghề thầy bói ?
- HS: Chập chập … hàm răng chẳng còn ; Số
cô chẳng …đàn ông …)

II. BÀI HỌC:


- Không nên chủ quan trong nhận thức về sự
vật, sự việc. Muốn nhận thức đúng sự vật, sự
- Thành ngữ : Thầy bói xem voi có nội dung gì việc phải dựa trên cơ sở tìm hiểu toàn diện
?
về sự vật đó .
- HS: phê phán hạng người thiếu hiểu biết
nhưng tỏ ra thông thái
- HS đọc ghi nhớ SGK
HĐ3 ( 3' ): Hướng dẫn học sinh luyện tập
GV gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
HS lên bảng làm bài tập
HS khác nhận xét- GV nhận xét, kết luận.
( Đáp án A )


* Ghi nhớ : sgk .
III. LUYỆN TẬP .
- Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả
lời đúng
Bài học chính của truyện " Thầy bói xem
voi" là gì ?
A. Cần phải xem xét toàn diện sự
vật, hiện tượng mới đưa ra nhận xét.
B. Nhận xét hồ đồ là một thói sấu
cười.
C. Không nên phủ nhận ý kiến của
khác.
D. Không nên quá tự tin vào bản


3.Củng cố (3’)
- Em hiểu gì về câu thành ngữ “Thày bói xem voi”?
- Qua truyện em rút ra bài học gì cho bản thân?
4. Hướng dẫn học ở nhà (2’)
- Đọc- kể diễn cảm câu chuyện theo đúng trình tự các sự việc.
- Sưu tầm truyện ngụ ngôn có nội dung giống “ Thầy bói xem voi”.
- Đọc và nghiên cứu bài Danh từ ( Tiếp).

đáng
người
thân



×