Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

BÀI TIỂU LUẬN LOP CHUYÊN VIÊN QLNN 2018 den bu giai phong mat bang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.31 KB, 16 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Qua học tập và nghiên cứu các chuyên đề thuộc chương trình đào tạo
bồi dưỡng nghạch chuyên viên do trường chính trị nguyễn văn cừ đào tạo bồi
dưỡng cán bộ công chức, tôi đã tiếp thu được những kiến thức cơ bản về công
tác quản lý hành chính nhà nước từ sự truyền đạt nhiệt tình của các giảng viên.
Trong thời gian ngắn này tôi đã học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm và kỹ năng
quản lý nhà nước từ các học viên cùng lớp. Tôi xin gửi tới các giảng viên và các
bạn học viên cùng lớp lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi hoàn thành khoá học bồi dưỡng nghạch chuyên viên. Để hoàn thành
tiểu luận tình huống này, tôi đã nhận được sự tận tình giúp đỡ của cô giáo chủ
nhiệm, các giảng viên của Trường, sự quan tâm tạo điều kiện của cơ quan, đơn
vị, cùng với tinh thần học tập, nghiên cứu nghiêm túc của tập thể lớp bồi dưỡng
nghạch chuyên viên.
Trong điều kiện hạn hẹp về thời gian, nguồn tài liệu, thông tin và hạn chế
về mặt kiến thức, nên nội dung tiểu luận còn nhiều vấn đề chưa được đề cập. Vì
vậy rất mong các thày giáo, cô giáo, các bạn học viên đóng góp thêm ý kiến để
tiểu luận của tôi có nội dung thiết thực hơn, phục vụ tốt cho công tác chuyên
môn của mình.
Xin chân thành cảm ơn mọi ý kiến đóng góp của quý thày, cô giáo, các
bạn học viên để tiểu luận của tôi được hoàn thiện hơn./.

1


MỞ BÀI
Trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta hiện
nay, quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, các công trình dự án xây dựng
dân dụng và công nghiệp của Nhà nước và nhân dân phục vụ sản xuất và đời
sống cũng phát triển với quy mô và tốc độ ngày càng lớn. Đi đôi với sự phát
triển đó, quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất cũng diễn ra mạnh mẽ.
Nhà nước cần thu hồi một phần diện tích rất lớn để phục vụ cho sản xuất công


nghiệp cũng như mở mang, phát triển các khu đô thị, xây dựng các công trình
chuyên dùng,... Công tác giải phóng mặt bằng là một nhiệm vụ hết sức khó
khăn, nặng nề đối với chính quyền các cấp ở địa phương, đã và đang là vấn đề
đặc biệt quan tâm của các cơ quan nhà nước cũng như quần chúng nhân dân.
Việc giải phóng mặt bằng, thu hồi đất của các tổ chức, cá nhân, hộ gia
đình có quyền sử dụng đất hợp pháp vốn đã rất khó khăn do chính sách
đền bù chưa thoả đáng, giá đền bù của Nhà nước không tương xứng với giá thị
trường; hoặc do tập quán sinh hoạt, vấn đề tâm linh của nhân dân đã gắn bó
với mảnh đất, ngôi nhà, mồ mả của cha ông,... thì việc giải phóng mặt bằng
còn gặp phải sự chống đối rất vô lý của một bộ phận nhân dân, đó là không
chịu di dời hoặc đòi hỏi Nhà nước phải bồi thường giá trị đất đai do mình
tự ý lấn chiếm đất công, chưa có quyền sử dụng hợp pháp. Nguyên nhân quan
trọng dẫn đến tình trạng trên là trong một thời gian dài, các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền đã buông lỏng công tác quản lý Nhà nước về đất đai, tình
trạng để dân tự ý lấn chiếm đất công diễn ra tràn lan mà không bị nhắc nhở,
xử lý kịp thời; công tác giải phóng mặt bằng thiếu sự kiên quyết của chính
quyền các cấp, thậm chí việc giải quyết của một số nơi còn không triệt để,
thiếu công bằng trong đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của công dân.
Trong phạm vi bài viết này, tôi xin đề cập đến một vấn đề bức xúc
hiện nay đó là: Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng đối với trường hợp
2


lấn chiếm đất công tại phường vệ an giai đoạn năm 2010- 2015 và giai đoạn
2016- 2018.
I- TÌNH HUỐNG NGHIÊN CỨU
1. Hoàn cảnh ra đời tình huống:
Dự án xây dựng cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng của Trường Cao đẳng
Thống kê Trung ương được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt năm 2010 với
quy mô xây dựng khá lớn trên diện tích công trình là 10.000 m 2. Tổng mức đầu

tư là 300 tỷ đồng gồm nhiều hạng mục công trình: Giảng đường học lý thuyết,
khu hành chính hiệu bộ, phòng hội thảo và các phòng chức năng, sân vận
động, nhà tập thể thao, ký túc xá, … ; giai đoạn 1 từ năm 2010- 2015, giai đoạn
2 từ năm 2016- 2018. Địa điểm xây dựng tại khu đất hiện tại của nhà trường
(phường Vệ An, Thành Phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh), có mở rộng thêm 2000
m2 liền kề là hồ nước thuộc sự quản lý của phường Vệ An.
Sự việc bắt đầu từ khi Trường Cao đẳng Thống kê Trung ương tiến
hành triển khai thực hiện dự án trên, song chỉ vì những đòi hỏi hết sức vô lý
của 02 gia đình nguyên là cán bộ nhà trường mà cả dự án xây dựng của trường
bị ách lại, gây thiệt hại cho nhà trường về mặt kinh tế cũng như những khó khăn
trong công tác giảng dạy và học tập.
Sở dĩ có tình trạng trên đó là: Vào những năm 1978-1979 do một số gia
đình cán bộ của nhà trường có khó khăn về nhà ở, được sự quan tâm của Ban
lãnh đạo và Ban đời sống của cơ quan đã xây dựng một dãy nhà tập thể cho
cán bộ của nhà trường. Gia đình ông Nguyễn Văn A và bà Ngô Thị M là cán
bộ của nhà trường nên cũng được phân một gian nhà tập thể cấp 4 với diện tích
20 m2, bên cạnh là hồ nước của phường Vệ An (thuộc phần diện tích mở
rộng 2000 m2 nêu trên).
Năm 1983, ông Nguyễn Văn A có đơn và được Ban quản lý nhà đất của
Tổng cục Thống kê cho phép cải tạo gian nhà tập thể cấp 4 thành nhà mái
bằng để phục vụ nhu cầu ở của gia đình. Lợi dụng dịp này, gia đình nhà ông
3


bà A - M đã san lấp một phần hồ nước cạnh nhà, trên đã xây dựng một dãy
nhà cấp 4 cho sinh viên thuê và trồng một số cây cối, hoa màu.
2. Mô tả tình huống:
Tháng 6 năm 2010, khi Tổng cục Thống kê tiến hành triển khai dự
án xây dựng, Trường Cao đẳng Thống kê Trung ương đã thông báo các hộ
trong khu tập thể thuộc diện phải giải toả. Hội đồng đền bù giải phóng mặt

bằng thành phố Bắc Ninh đã tiến hành kiểm đếm, riêng diện tích đất của
hộ gia đình ông Nguyễn Văn A và bà Ngô Thị M đang sử dụng không phải là
20m2 mà “phình ra” đến 120 m2. Căn cứ Luật Đất đai và Nghị định của Chính
phủ hướng dẫn về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất và các văn bản của UBND tỉnh Bắc Ninh, UBND thành phố Bắc Ninh đã
ban hành, Hội đồng đền bù, giải phóng mặt bằng thống nhất tính toán giá trị
đền bù như sau:
Về đất: Nguồn gốc thửa đất mà gia đình ông Nguyễn Văn A - bà Ngô Thị
M đang sử dụng là đất chuyên dùng của Trường Cao đẳng Thống kê Trung
ương và Phường Vệ An, không phải là đất thổ cư, chưa có chứng nhận quyền
sử dụng đất của gia đình nên không được đền bù về giá trị đất. Tuy nhiên, gia
đình ông Nguyễn Văn A và bà Ngô Thị M đã đầu tư công sức san lấp, cải tạo
mảnh đất đó nên được hưởng tiền hỗ trợ công cải tạo đất.
Về tài sản: Đền bù một gian nhà mái bằng và một dãy nhà cấp 4
(hiện đang là nhà cho sinh viên thuê) và các công trình vật kiến trúc, cây cối
hoa màu hiện có trên mảnh đất đó.
Tổng số tiền đền bù và hỗ trợ của gia đình bà Ngô Thị M là 157.500.000
đồng (trong đó tiền hỗ trợ công cải tạo đất là 22.500.000 đồng).
Phương án đền bù giải phóng mặt bằng do Hội đồng đền bù giải phóng
mặt bằng trình đã được UBND thành phố Bắc Ninh phê duyệt tại quyết định số
960/QĐ-UB ngày 20 tháng 7 năm 2010. Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng
4


thành phố Bắc Ninh đã tổ chức công khai phương án đền bù tại trụ sở và thông
báo cho các hộ dân được biết. Sau khi nhận được thông báo trên, bà Ngô Thị M
là vợ ông Nguyễn Văn A (đã mất) có đơn kiến nghị không chịu di dời, nếu phải
di dời thì Trường Cao đẳng Thống kê Trung ương, UBND thành phố Bắc Ninh
phải bố trí cho gia đình bà một mảnh đất bằng diện tích đất hiện đang sử dụng
vì bà cho rằng đây là mảnh đất của gia đình bà đã sử dụng ổn định hơn 20 năm

nay.
Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng thành phố Bắc Ninh và Lãnh đạo
Trường Cao đẳng Trung ương đã nhiều lần họp thoả thuận phương án đền bù, có
sự tham gia của các anh Nguyễn Văn T và Nguyễn Văn H là con ông Nguyễn
Văn Avà bà Ngô Thị M, đại diện cho gia đình. Để đảm bảo tiến độ thi công
công trình, chủ đầu tư đã nhiều lần đến vận động, tuyên truyền giải thích và yêu
cầu gia đình bà Ngô Thị M nhận tiền đền bù, hỗ trợ và di dời đến nơi ở mới.
Ngày 01 tháng 4 năm 2011, các anh Nguyễn Văn T, Nguyễn Văn H đã
đến gặp chủ đầu tư và đi đến xem ngôi nhà mà gia đình mình sẽ chuyển tới khi
giải toả, cả 2 ông đã ký vào biên bản đồng ý. Tuy nhiên, nhiều tháng sau, gia
đình bà Ngô Thị M vẫn không chịu di dời, việc khiếu kiện vẫn tiếp diễn và còn
kéo thêm một nhân vật mới vào vòng khiếu kiện là bà Phạm Thị H - một gia
đình sống cạnh nhà bà Ngô Thị M, mặc dù trước đó bà Phạm Thị H đã đồng ý
nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng di dời đến nơi ở mới và chấp hành trả lại
đất cho nhà trường.
II- PHÂN TÍCH VÀ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
1. Mục tiêu giải quyết tình huống:
Để đảm bảo thực hiện tiến độ xây dựng giai đoạn I (từ năm 2010-2015)
của dự án cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng Trường Cao đẳng Thống kê Trung
ương, UBND tỉnh Bắc Ninh và Tổng cục Thống kê đã chỉ đạo UBND thành
phố Bắc Ninh, Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng thành phố Bắc Ninh và
5


Ban lãnh đạo Trường Cao đẳng Thống kê Trung ương phải kiên quyết giải toả,
di dời hai hộ gia đình đến nơi ở mới, để lấy mặt bằng thi công công trình, đồng
thời đảm bảo công bằng xã hội, tránh tình trạng nếu giải quyết thoả mãn những
đòi hỏi vô lý của hai hộ gia đình này thì sẽ là tiền lệ xấu cho những hộ gia đình
khác trong diện giải toả đã chấp hành tốt việc thực hiện đền bù giải phóng mặt
bằng, gây ra bất bình trong quần chúng nhân dân. Việc kiên quyết giải quyết dứt

điểm hai hộ này còn là nhằm đảm bảo kỷ cương phép nước được nghiêm minh.
2. Cơ sở lý luận:
Nhà nước Việt Nam là nhà nước pháp quyền Việt Namxã hội chủ nghĩa
của dân, do dân và vì dân. Điều 8 của Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định:
“ Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật,
quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung
dân chủ.
Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng
Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe
ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham
nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền.
Như vậy, pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi các cơ quan nhà nước, cán
bộ, công chức, viên chức phải tôn trọngdân, phải tuân thủ, chấp hành, thực hiện
đúng đắn, nghiêm chỉnh pháp luật trong mọi hoạt động, hành vi, xử sự của
mình; đồng thời phải không ngừng đấu tranh phòng ngừa, chống các tội phạm
và các vi phạm pháp luật khác, xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp
luật. Nhà nước sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân; ngược lại công dân phải có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật.
Trong trường hợp công dân không chấp hành các quy định của pháp luật sẽ bị
Nhà nước sử dụng quyền lực nhà nước để xử lý và bắt buộc phải thi hành thông
qua hình thức cưỡng chế.
6


Cưỡng chế Nhà nước là một loại hoạt động rất cần thiết của Nhà nước.
Đó là loại hoạt động thực hiện các biện pháp bắt buộc bằng bạo lực của các cơ
quan hoặc công chức nhà nước có thẩm quyền đối với cá nhân hay tổ chức nhất
định, về vật chất hay tinh thần, nhằm buộc cá nhân hay tổ chức đó thực hiện
những hành vi nhất định do pháp luật quy định, hoặc phải phục tùng những hạn
chế nhất định đối với tài sản của cá nhân hay tổ chức, hoặc tự do thân thể của cá

nhân đó. Cưỡng chế Nhà nước có nhiều loại: Cưỡng chế hình sự, cưỡng chế dân
sự, cưỡng chế hành chính, cưỡng chế kỷ luật,…
Cưỡng chế hành chính được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm
hành chính, tức là chỉ áp dụng đối với người thực hiện hành vi xâm phạm quy
tắc quản lý Nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự, với lỗi cố ý hoặc vô ý
và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính. Cưỡng chế hành
chính còn có những biện pháp khác được áp dụng khi cần phải bảo vệ lợi ích
chung của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, hoặc
nhằm bảo vệ, củng cố, duy trì các trật tự quản lý Nhà nước hoặc có thể áp dụng
bổ sung, kèm theo các biện pháp xử phạt hành chính.
Trong tình huống cụ thể này, bằng các văn bản pháp luật hiện hành như:
Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015, Luật Đất đai năm 2013, Luật
Khiếu nại, tố cáo, Luật Thanh tra năm 2010,…các cơ quan Nhà nước có vai trò
và thẩm quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế hành chính, buộc các hộ gia đình
cố tình không di dời phải chịu xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế di dời
để giải phóng mặt bằng phục vụ triển khai thực hiện dự án.
3. Phân tích tình huống:
Sở dĩ để xẩy ra tình trạng khiếu kiện như trên của hai hộ gia đình là do
những nguyên nhân sau:
Trước hết do công tác quản lý đất đai ở nước ta trong một thời gian dài bị
buông lỏng, không có sự quản lý chặt chẽ, nhất là đất đai ở các cơ quan, đơn vị
7


hành chính sự nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội không được kiểm tra, kiểm
soát, đo đạc, kê khai diện tích sử dụng hàng năm, dẫn đến tình trạng các hộ dân
lấn chiếm sử dụng đất đai của Nhà nước trong cả một thời gian dài mà không cơ
quan, tổ chức nào có ý kiến.
UBND phường Vệ An và cơ quan quản lý trực tiếp hai gia đình cán bộ
này là Trường Cao đẳng Thống kê Trung ương đã không sâu sát kiểm tra để kịp

thời phát hiện tình trạng lấn chiếm đất đai của hộ gia đình ông Nguyễn Văn A
và bà Ngô Thị M. Khi cho phép gia đình ông Nguyễn Văn A và bà Ngô Thị M
cải tạo nhà để sinh hoạt diện tích 20m 2 nhưng trên thực tế đã lấn chiếm đất công
để làm nhà, trồng cây cối hoa màu trên diện tích là 120m 2 từ nhiều năm qua mà
Ban lãnh đạo nhà trường cũng như UBND phường không hay biết, hoặc biết mà
cũng không có ý kiến gì, để dãy nhà của gia đình bà M nghiễm nhiên tồn tại và
là nơi kinh doanh cho sinh viên thuê trọ từ nhiều năm qua.
Mặt khác do tác động của cơ chế thị trường, người người làm kinh tế, nhà
nhà làm kinh tế, gia đình ông Nguyễn Văn Avà bà Ngô Thị M đã “nhậy bén”
xây nhà cho sinh viên thuê với số tiền thu được hàng tháng bình quân là từ 2
đến 3 triệu đồng. Vì vậy không phải dễ dàng mà gia đình bà Ngô Thị M có thể
từ bỏ nguồn thu đã đem lại cho gia đình bà từ nhiều năm nay. Do đó gia đình bà
Ngô Thị M phải bằng mọi cách để cố giữ lấy nguồn thu này.
Một nguyên nhân nữa mà rất phổ biến hiện nay là công tác tuyên truyền
giáo dục pháp luật của chúng ta còn chưa được coi trọng, chưa tuyên truyền sâu
rộng trong các tầng lớp dân cư để mọi người biết và nắm vững về kiến thức
pháp lụât, tự giác chấp hành pháp luật, làm việc theo qui định của pháp luật.
Như tình huống trên thì gia đình bà Ngô Thị M đã ngộ nhận cho rằng mảnh đất
mà mình đã san lấp, cải tạo và sử dụng trên 20 năm qua là đất hợp pháp của gia
đình mình và phải được đền bù thoả đáng.
Sự việc hai hộ gia đình có hành vi ngăn cản việc thi công công trình mà
dự án phải dẫm chân tại chỗ đã gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng đó
8


là: Do bị vướng phần đất của hai hộ gia đình mà tiến độ thi công công trình
không được đảm bảo (dự kiến hoàn tất giai đoạn 1 là cuối năm 2015) đã làm
cho “ Vốn Nhà nước bị ngâm lại trong khi đó giá cả vật tư xây dựng ngày một
lên cao, xót xa lắm” như lời của ông Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thống kê
Trung ương đã nói.

Do dãy nhà cấp 4 trước đây dành cho sinh viên làm lớp học đã dỡ đi để
xây dựng nhà mới trong khi đó tiến độ xây dựng nhà không đảm bảo (khu giảng
đường dự kiến hoàn tất trong quý I năm 2015) đã làm cho sinh viên không có
chỗ học, nhà trường đã phải dồn cả các khoa lại để lấy phòng học, thậm chí phải
học trong cả bếp ăn, việc bố trí chỗ ở cho sinh viên cũng hết sức khó khăn.
Tình hình trên đã gây bức xúc trong cán bộ, giáo viên và sinh viên, gây
nên sự bất bình trong các hộ gia đình cán bộ của nhà trường, nhất là đối với các
hộ đã chấp hành tốt việc thực hiện chủ trương di dời giải toả, làm giảm lòng tin
của nhân dân vào hoạt động của các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước.
4. Xây dựng các phương án giải quyết và lựa chọn phương án tối ưu:
Để sớm giải quyết dứt điểm tình trạng trên, khẩn trương có mặt bằng thi
công công trình và hạn chế, khắc phục những hậu quả do sự việc trên gây ra.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Bắc Ninh, UBND thành phố Bắc
Ninh, lãnh đạo Trường Cao đẳng Thống kê Trung ương đã họp và các phương
án giải quyết được đưa ra như sau:
Phương án 1: Chấp thuận những yêu cầu đề nghị của hộ gia đình bà
Ngô Thị M là đề nghị UBND tỉnh Bắc Ninh cấp cho một mảnh đất với diện tích
tương đương diện tích hiện nay của gia đình bà và bồi thường tài sản hiện có
trên mảnh đất đó.
Phương án 2: Bồi thường hỗ trợ theo phương án của Hội đồng đền bù
giải phóng mặt bằng đã được phê duyệt và bố trí cho gia đình bà Ngô Thị M đến
ở trong khu tái định cư của Trường Cao đẳng Thống kê Trung ương, tuyên
9


truyền vận động để hộ bà Ngô Thị M tự giác chấp hành theo phương án này.
Nếu trường hợp gia đình bà Ngô Thị M vẫn không chấp hành sẽ áp dụng biện
pháp hành chính, kiên quyết tổ chức cưỡng chế di dời và bàn giao mặt bằng cho
chủ đầu tư xong trước ngày 15 tháng 3 năm 2015.
Hội nghị đã tiến hành phân tích đánh giá hiệu quả tác động của từng

phương án và những ưu điểm cũng như những hạn chế của từng phương án như
sau:
Phương án 1:
* Ưu điểm: Thực hiện theo phương án này sẽ nhanh chóng lấy được mặt
bằng để giao cho bên thi công xây dựng dự án, song để thực hiện phương án
này sẽ có những khó khăn, bất cập vì UBND tỉnh Bắc Ninh sẽ không chấp nhận
phê duyệt quyết định cấp một khu đất có diện tích tương đương cho gia đình bà
Ngô Thị M, như vậy vô hình chung đã thừa nhận quyền sử dụng hợp pháp của
bà Ngô Thị M trên diện tích đất đang lấn chiếm. Mặt khác, trong bối cảnh hiện
nay, tỉnh Bắc Ninh cũng như thành phố Bắc Ninh đang triển khai xây dựng rất
nhiều dự án liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng thì không thể “chiều”
theo những đòi hỏi vô lý của các hộ dân, đồng thời sẽ tạo ra một tiền lệ xấu là
các hộ cứ “chây ỳ” và kiện cáo thì sẽ được đền bù nhiều hơn. Như vậy sẽ gây
thiệt hại cho nhà nước và làm tăng sự bất bình trong nhân dân, tác động xấu đến
công tác giải phóng mặt bằng vốn dĩ đã khó khăn phức tạp lại càng trở nên bức
xúc, nóng bỏng hơn. Và một vấn đề quan trọng là nếu làm như vậy thì hiệu lực,
hiệu quả quản lý hành chính của nhà nước bị giảm sút, kỷ cương phép nước
không được thực hiện nghiêm minh.
Phương án 2 :
Thực hiện phương án này vừa đảm bảo quyền lợi hợp pháp của gia đình
bà Ngô Thị M đó là: gia đình bà Ngô Thị M sẽ được bố trí đến ở khu tái định cư
của nhà trường như các hộ gia đình khác trong diện giải toả; đồng thời bà Ngô
10


Thị M vẫn được nhận tiền hỗ trợ bồi thường các tài sản trên mảnh đất bà đang
sử dụng, cũng như công sức của gia đình bà bỏ ra khi san lấp mặt bằng trên diện
tích đó. Phương án giải quyết như vậy là “thấu tình đạt lý”, nhà nước bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đồng thời đảm bảo thực hiện nghiêm
chính sách pháp luật và tạo sự công bằng trong các hộ dân, được dư luận đồng

tình ủng hộ. Về phía gia đình bà Ngô Thị M, nếu không nhận thức được điều đó
mà vẫn cố tình chây ỳ không chấp hành thì nhà nước sẽ sử dụng biện pháp
cưỡng chế thi hành, nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.
Căn cứ pháp lý để lựa chọn phương án này là: Tại điều 47, Nghị định số
47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ Quy định về bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất đã ghi rõ: “ Uỷ ban nhân dân các cấp
phối hợp với các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, tổ chức đoàn thể vận động
người bị thu hồi đất tự giác thực hiện quyết định thu hồi đất, giải phóng mặt
bằng. Trường hợp đã thực hiện đúng các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư mà người bị thu hồi đất cố tình không thực hiện quyết định thu hồi đất
thì cơ quan quyết định thu hồi đất ra quyết định cưỡng chế và thực hiện cưỡng
chế theo quy định của pháp luật ”.
Phương án 2 đã được Hội nghị thống nhất lựa chọn và UBND thành phố
Bắc Ninh đã có báo cáo số 36/BC-UB ngày 10 tháng 01 năm 2015 báo cáo và
xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Bắc Ninh.
Thay mặt UBND tỉnh Bắc Ninh, đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh chỉ
đạo cụ thể như sau:
Đồng ý với phương án mà UBND thành phố Bắc Ninh, Hội đồng đền bù
giải phóng mặt bằng thành phố Bắc Ninh và Trường Cao đẳng Thống kê Trung
ương đã lựa chọn, đồng ý cho Trường Cao đẳng Thống kê Trung ương chuẩn bị
quỹ nhà ở tái định cư trong khu tập thể của nhà trường để bố trí tái định cư cho
hộ gia đình bà Ngô Thị M. Quá trình triển khai thực hiện công tác giải phóng
mặt bằng của thành phố Bắc Ninh là đúng các quy định của Luật Đất đai năm
11


2013, Nghị định số 47/2004/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và Thông tư số
74/2014/TT- BTC ngày 15/5/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán,
sử dụng và thanh quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái

định cư khi nàh nước thu hồi.
Quá trình thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng của UBND
thành phố Bắc Ninh triển khai thực hiện từ các bước: Thành lập Hội đồng đền
bù giải phóng mặt bằng, kiểm kê, lập phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư
cho các hộ gia đình, quyết định phê duyệt và tổ chức công bố công khai cho các
hộ dân là đúng quy định của pháp luật.
UBND tỉnh Bắc Ninh cũng giao UBND thành phố Bắc Ninh ra quyết
định thu hồi đất do hai hộ đang sử dụng giao cho Cao đẳng Thống kê Trung
ương sử dụng để làm căn cứ tiếp tục thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư đã được phê duyệt.
Đủ cơ sở pháp lý, đồng thời được sự chỉ đạo sát sao của Tổng cục Thống
kê và UBND tỉnh Bắc Ninh, UBND thành phố Bắc Ninh, Hội đồng đền bù giải
phóng mặt bằng đã một lần nữa gửi thông báo cho hai hộ gia đình trên đến trụ
sở UBND thành phố nhận tiền bồi thường giải phóng mặt bằng và di chuyển
đến khu tái định cư của nhà trường, thời gian thực hiện xong trước ngày 15
tháng 3 năm 2015. Quá thời hạn trên, nếu các hộ gia đình vẫn cố tình không
chấp hành thì UBND thành phố Bắc Ninh áp dụng biện pháp hành chính, kiên
quyết tổ chức cưỡng chế di dời theo thẩm quyền.
Sau khi gửi thông báo cho các hộ gia đình, đại diện Hội đồng đền bù giải
phóng mặt bằng và đại diện Ban lãnh đạo nhà trường đã nhiều lần đến tại gia
đình tuyên truyền vận động, thuyết phục để các hộ tự giác chấp hành. Thế
nhưng một tháng đã trôi qua kể từ khi hết thời hạn các hộ vẫn không nhúc nhích
và sinh viên vẫn phải học tăng ca, học trong nhà ăn.
12


Không thể để tình trạng trên kéo dài, ngày 16 tháng 4 năm 2015 UBND
thành phố Bắc Ninh đã tổ chức cuộc họp mời các cơ quan, ban ngành có liên
quan bàn, thống nhất biện pháp tổ chức thực hiện quyết định của UBND tỉnh
Bắc Ninh. Các đại biểu dự hội nghị đã nhất trí cao với các nội dung cưỡng chế

theo trình tự quy định của pháp luật, cụ thể như sau:
Trước hết, tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính về việc không thực
hiện quyết định của cấp có thẩm quyền.
Tiếp theo ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, sẽ ra quyết định
cưỡng chế thi hành và tổ chức cưỡng chế.
Ngày 17 tháng 4 năm 2015, UBND thành phố Bắc Ninh đã đến tại gia
đình bà Ngô Thị M thông báo các nội dung trên và lập biên bản vi phạm hành
chính (có sự chứng kiến của đại diện Trường Cao đẳng Thống kê Trung ương)
về việc không thực hiện quyết định thu hồi đất và nhận tiền đền bù giải phóng
mặt bằng của UBND thành phố Bắc Ninh đã ban hành.
Ngày 25 tháng 4 năm 2015, Chủ tịch UBND thành phố Bắc Ninh đã ra
quyết định số 232/QĐ-CT về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hộ bà
Ngô Thị M, với hình thức phạt tiền 1.000.000 đồng, nộp tiền tại Kho bạc Nhà
nước thành phố Bắc Ninh. Biện pháp khắc phục hậu quả: Yêu cầu hộ bà Ngô
Thị M phải thực hiện di dời, trả lại mặt bằng cho chủ đầu tư để thi công công
trình trong thời gian 10 ngày kể từ ngày giao quyết định xử phạt, quá thời hạn
trên nếu gia đình bà Ngô Thị M cố tình không chấp hành quyết định xử phạt vi
phạm hành chính thì bị cưỡng chế thi hành.
Một lần nữa gia đình hộ bà Ngô Thị M vẫn cố tình không thực hiện quyết
định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Để nghiêm túc thực hiện các quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền, ngày 05 tháng 5 năm 2015, Chủ tịch UBND thành phố Bắc Ninh đã ban
hành Quyết định số 256/QĐ-CT về việc áp dụng biện pháp cưỡng chế để thi
hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 232/QĐ-CT ngày 25 tháng 4
13


năm 2015. Yêu cầu bà Ngô Thị M phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh
quyết định này và phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp
cưỡng chế.

Thực hiện quyết định trên, UBND thành phố Bắc Ninh đã ban hành kế
hoạch cưỡng chế số 102/KH-UB ngày 06 tháng 5 năm 2015. Chuẩn bị đầy đủ
các lực lượng và phương tiện để phục vụ tốt việc tổ chức cưỡng chế.
Ngày 10 tháng 5 năm 2015 thực hiện Quyết định cưỡng chế số 256/QĐCT của Chủ tịch UBND thành phố Bắc Ninh. Cuộc cưỡng chế do một đồng chí
Phó chủ tịch UBND thành phố chỉ huy gồm các lực lượng Thanh tra xây dựng,
Công an và các phòng, ban có liên quan của thành phố Bắc Ninh, UBND
phường Vệ An tiến hành.
Thời gian tiến hành cưỡng chế từ 8h 00’ đến 12h 30’ cùng ngày đã kết
thúc bàn giao mặt bằng cho bên thi công để tiến hành thi công công trình theo
tiến độ của dự án.
Cuộc cưỡng chế hành chính trên đã được diễn ra an toàn, đúng qui định
của pháp luật, không gây mất trật tự trị an ở khu vực và được đông đảo nhân
dân đồng tình ủng hộ. Yêu cầu gia đình bà Ngô Thị M phải nghiêm túc thực
hiện các quyết định của Nhà nước không được có những hành vi cản trở việc thi
hành pháp luật.
Thực hiện phương án cưỡng chế của UBND thành phố Bắc Ninh nhằm
bảo đảm cho việc thực thi pháp luật, kỷ cương phép nước được nghiêm minh.
III- KIẾN NGHỊ:
Qua tình huống nghiên cứu sự việc diễn ra ở Trường Cao đẳng Thống kê
Trung ương có thể nhận thấy rằng: Các cơ quan quản lý nhà nước, với vai trò
quản lý của mình đã ban hành và thực hiện các quyết định cưỡng chế giải phóng
mặt bằng đối với gia đình bà Ngô Thị M là đúng thẩm quyền theo quy định của
pháp luật, đảm bảo thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường
pháp chế, giữ vững kỷ cương nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng
14


xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, cũng nhận thấy rằng quá trình tổ chức triển khai
thực hiện các quyết định của UBND thành phố Bắc Ninh còn hạn chế, thiếu
kiên quyết, chưa kịp thời đối với hộ gia đình bà Ngô Thị M, dẫn đến hậu quả

làm chậm tiến độ của dự án và gây ra những thiệt hại về mặt kinh tế cũng như
những tác động xấu về mặt xã hội như đã phân tích trên.
Qua tình huống giải quyết vụ việc trên, tôi xin có một số kiến nghị, đề
xuất nhằm tăng cường công tác quản lý đất đai và nâng cao kỷ luật hành chính
trong quản lý hành chính như sau:
1- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai, đẩy mạnh công tác
thanh tra kiểm tra trong sử dụng đất đai để kịp thời phát hiện ngăn chặn và xử lý
những vi phạm trong quản lý đất đai.
2- Tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật: Luật Đất đai năm 2013
và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, cũng như chủ trương, mục
đích, ý nghĩa, lợi ích của các dự án do Nhà nước xây dựng, vì lợi ích Quốc gia,
lợi ích công cộng. Tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, giải thích, hướng dẫn
cho nhân dân để mọi người hiểu, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
Nhà nước vững mạnh bởi ý thức giác ngộ của quần chúng chứ không phải chỉ
do tăng cường các biện pháp cưỡng chế bắt buộc, vì vậy phải kết hợp giữa vận
động thuyết phục và cưỡng chế trong tổ chức và hoạt động hành chính nhà
nước. Theo Lênin : “ Trước hết phải thuyết phục và sau đó mới cưỡng bức, dù
thế nào đi nữa thì trước hết chúng ta cũng phải thuyết phục rồi mới cưỡng bức
”.
3- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, xây
dựng một nhà nước thực sự “của dân, do dân, vì dân”. Đẩy mạnh cải cách hành
chính theo hướng xây dựng nền hành chính dân chủ, phục vụ đắc lực cho nhân
dân và giữ vững trật tự kỷ cương theo pháp luật, đảm bảo quyền làm chủ của
nhân dân, tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng
chính đáng của nhân dân, thể chế hoá đúng đắn, kịp thời các chủ trương chính
15


sách của Đảng thành pháp luật của Nhà nước và đưa pháp luật vào thực thi
trong đời sống xã hội.

KẾT LUẬN
Lợi ích kinh tế luôn là trọng tâm, trọng điểm của mọi vấn đề, trong đó có
công tác quản lý đất đai và giải phóng mặt bằng. Công tác quản lý đất đai nói
chung và công tác giải phóng mặt bằng nói riêng đã, đang và vẫn sẽ là một vấn
đề bức xúc chung của cả nước. Thực hiện công tác này không đúng quy định
của pháp luật sẽ không nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân và pháp
chế xã hội chủ nghĩa sẽ bị vi phạm, kỷ cương hành chính bị coi thường, hiệu lực
hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước bị giảm sút. Chính vì vậy, Nhà
nước với vai trò quản lý và điều hành mọi mặt của đời sống xã hội, hoạt động
của nhà nước là không ngừng nâng cao pháp chế xã hội chủ nghĩa, đồng thời coi
trọng giáo dục nâng cao đạo đức xã hội chủ nghĩa, phát huy những giá trị văn
hoá tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại. Trong hoạt
động quản lý nhà nước, hoạt động quản lý hành chính là hoạt động đa dạng, đây
là hoạt động tổ chức và điều hành để thực hiện quyền lực nhà nước trong quản
lý xã hội. Xuất phát từ tình hình thực tế, các cơ quan quản lý nhà nước ban hành
các quyết định hành chính nhằm thực hiện pháp luật của nhà nước và đảm bảo
hài hoà lợi ích của nhà nước, lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân; đảm bảo trật tự
và công bằng xã hội, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng
dân chủ, văn minh../.

16



×