Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Đề cương ôn thi môn Khảo Sát Thiết Kế Tuyến Đường Sắt Đô Thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.73 KB, 12 trang )

VNT 0788495594

Đề cương môn Khảo Sát Thiết Kế Tuyến Đường Sắt Đô Thị
Contents
Câu 1: Vì sao Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch và cho phép triển khai xây dựng đường sắt đô thị
tại các thành phố lớn ở Việt Nam như Hà Nội và thành phố HCM?.......................................................2
Câu 2 : Khi thiết kế xây dựng đường sắt đô thi trên cao theo bạn cần chú ý đến những vấn đề gì, Vì
sao ?..................................................................................................................................................................2
Câu 3 : Phát biểu và phân tích các yếu tố đảm bảo thu hút được hành khách đi tàu đường sắt đô
thị?....................................................................................................................................................................3
Câu 4: Khi thiết kế xây dựng đường sắt đô thị đi ngầm dưới mặt đất theo bạn cần chú ý đến những
vấn đề gì ? Vì sao?.........................................................................................................................................3
Câu 5: Nếu các bộ phận chính cấu thành đường sắt đô thị. Quan điểm của bạn về thiết kế tuyến
đường?.............................................................................................................................................................4
Câu 6: Quan điểm của bạn về thiết kế đường ray?....................................................................................4
Câu 7: Trình bày quan điểm của bạn về thiết kế kiến trúc nhà ga ?.......................................................6
Câu 8. Trinh bày quan điểm của bạn về thiết kế kết cấu cầu cao............................................................7
Câu 9: trình bày quan điểm của bạn về thiết kế kết cấu hầm:.................................................................9
Câu 10. Trình bày và lý giải vấn đề đường sắt đô thị cần đến 1 hành lang đi riêng?............................9
Câu 11. Trình bày và lý giải các vấn đề đường sắt đô thị cần đến 1 kết cấu tầng trên bền vững ? Đề
xuất giải pháp thực hiện?..............................................................................................................................9
Câu 12. Phát biểu quan điểm của bạn về việc lựa chọn bán kính cong nằm đường sắt đô thị...........10
Câu 13 : Phát biểu quan điểm của bạn về việc thiết kế hài hòa các yếu tố trắc dọc với nhau............11
Câu 14 : Phát biểu quan điểm của bạn về việc thiết kế hài hòa các yếu tố bình diện với nhau..........12
Câu 15 : Phát biểu quan điểm của bạn về việc thiết kế hài hòa các yếu tố trắc dọc với các yếu tố
bình diện........................................................................................................................................................13

1


VNT 0788495594



Câu 1: Vì sao Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch và cho phép triển khai xây dựng đường
sắt đô thị tại các thành phố lớn ở Việt Nam như Hà Nội và thành phố HCM?
- Nhờ những đặc tính ưu việt của ĐSĐT:
+) ĐSĐT là phương tiện vận tải khối lượng lớn, mỗi chuyến tàu có thể vận chuyển hàng
nghìn lượt hành khách
+) ĐSĐT có hệ thống hạ tầng, đường ray, nhà ga riêng biệt, đi ngầm hoặc đi trên cao, không
bị ảnh hưởng bởi ATGT, nên hoàn toàn chiếm ưu thế về thời gian di chuyển
+) ĐSĐT hiện nay sử dụng nhiện liệu điện, hạn chế tối đa gây ô nhiễm môi trường.
+) Khi quy hoạch đô thị, ĐSĐT được đưa vào những khu vực có nhiều tiềm năng nhất
+) ĐSĐT có vai trò tối quan trọng, là xương sống trong hệ thống giao thông vận tải
của bất kỳ đô thị lớn nào trên thế giới. Tại châu Âu, mỗi đô thị có từ 1 triệu dân
trở lên bắt buộc phải có ĐSĐT. Ở Nhật Bản, tất cả các TP có từ 1,3 triệu dân trở
lên phải có ĐSĐT;

-

Hơn nữa HN và TP HCM
+) Là những đô thị đặc biệt, trung tâm lớn về kinh tế văn hóa, xh, có vị trí chính trị quan
trọng của cả nước; đầu mối giao lưu quốc tế;
+) Đang trên đà phát triển mạnh mẽ với tốc độ đô thị hoá rất cao.
+) Hiện trạng :
a) Hiện HN đã có trên 7 triệu dân cư trú chính thức; TP HCM trên 8tr dân với SL phương
tiện cá nhân rất lớn.
b) Vấn nạn ATGT và ô nhiễm môi trường đang thực sự đe dọa làm chậm bước phát triển
của HN và HCM
 Trong bối cảnh như vậy, đầu tư, xây dựng mạng lưới ĐSĐT là một trong những lời giải hữu
ích nhất. Bởi, ĐSĐT sẽ góp phần hạn chế hiệu qủa xe cá nhân; quan trọng hơn khi kéo dài ra
ngoài vùng lõi, ĐSĐT sẽ trợ giúp đắc lực cho việc hình thành các đô thị vệ tinh, phân bổ lại
mật độ dân cư và giao thông vận tải

- Giai quyết được bài toán VỐN bằng
+) đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư (PPP).
+) kêu gọi được nguồn lực xã hội, thu hút được nhiều nhiều nhà đầu tư quan tâm nghiên cứu
các dự án ĐSĐT.
Câu 2 : Khi thiết kế xây dựng đường sắt đô thi trên cao theo bạn cần chú ý đến những vấn
đề gì, Vì sao ?
- Chuẩn bị về vốn : Vì chi phí xd ĐSĐT lớn, những hđ thiếu vốn, chờ giải ngân sẽ làm ảnh
hưởng tới tiến độ công trình gây ra đội vốn.
- Bố trí các ga trên tuyến:
+) Vị trí đặt ga Phải thuận tiện cho việc đi lại của hành khách ,đảm bảo cho người
dân dễ tiếp cận, Điểm đặt ga phải là nơi có nhiều khách đi lại,
+ Phải thuận tiện cho công tác khai thác.
+ Phải có khả năng mở rộng và phát triển trong tương lai.
+ Cự ly giữa các ga phải hợp lý: không nên quá dài hoặc quá ngắn. Quá dài sẽ bỏ qua
các điểm cần phục vụ hành khách. Quá ngắn sẽ ảnh hưởng đến tốc độ chạy tầu, và
chi phí khai thác vì tầu phải tăng giảm tốc liên tục
2


VNT 0788495594

-

-

Không gian cảnh quan kiến trúc cho các tuyến đường sắt đảm bảo các quy chuẩn của
ngành đường
các yếu tố vi khí hậu sử dụng cho công trình như là thông gió, chiếu sáng, điều hòa không
khí tận dụng ánh sáng tự nhiên để tiết kiệm điện năng một cách tối đa và khái niệm kiến
trúc xanh.

Về công năng sử dụng

Câu 3 : Phát biểu và phân tích các yếu tố đảm bảo thu hút được hành khách đi tàu đường
sắt đô thị?
- Thời gian chạy tàu chính xác, nhanh chóng
- Gía vé : rẻ hơn đi bằng phương tiện cá nhân
- Hướng tuyến phù hợp với đa số nhu cầu di chuyển của người dân
- Vị trí đặt ga dễ dàng tiếp cận, thuận tiện cho đi lại.
- Chất lượng dịch vụ tốt
- Để phục vụ công tác hướng dẫn hành khách đến các cửa bán vé, soát vé, sảnh đợi, ke ga, nhà vệ
sinh và các vị trí khác trong ga, phải lắp đặt các thiết bị biển báo như biển dẫn hướng, biển vị trí,
biển chỉ dẫn, biển nội quy, v.v..

Câu 4: Khi thiết kế xây dựng đường sắt đô thị đi ngầm dưới mặt đất theo bạn cần chú ý
đến những vấn đề gì ? Vì sao?
1/ Các vấn đề cần chú ý đến:
a) Kinh tế
+ Tiền
+ Phát triển đô thị
 Sự liên kết với các loại hình giao thông khác;
 Ngầm hóa;
 …
b) Xã hội
+ Đời sống sinh hoạt của các khu dân cư lân cận
+ Các hệ thống và công trình xung quanh
+ Đảm bảo về mặt mỹ quan của đô thị
c) Môi trường
+ Đảm bảo môi trường đô thị
+ Sự phá hoại các tầng chất bê dưới các công trình khác
2/ Vì sao? (Đây là quan điểm cá nhân của mỗi người, yêu)


3


VNT 0788495594

Câu 5: Nếu các bộ phận chính cấu thành đường sắt đô thị. Quan điểm của bạn về thiết kế
tuyến đường?
1/ Các bộ phận chính cấu thành đường sắt đô thị:
-

-

1.ĐƯỜNG VÀ NỀN ĐƯỜNG
Công trình xây dựng
+) Cầu cao;: bao gồm các dạng kết cấu nền đất có tường chắn cao, kết cấu cầu cạn gồm khung
cứng và dầm hoặc mố, trụ và dầm (dầm bê tông, dầm bê tông PC, dầm tổng hợp, dầm thép) và
các kết cấu khác
+) Công trình xây dựng ngầm: bao gồm các dạng hầm ngầm đào lộ thiên (hầm ngầm khoan
xuyên… và các công trình tương tự
Kết cấu kiến trúc tầng trên của đường sắt đô thị
Các thiết bị phòng ngừa thảm họa và các sự cố khác
Các thiết bị phục vụ việc di dời hành khách

2. GA : nơi để phương tiện giao thông đường sắt dừng, tránh, vượt, xếp, dỡ hàng hóa, đón trả
khách, thực hiện tác nghiệp kỹ thuật và các dịch vụ khác. Ga đường sắt có nhà ga, quảng trường,
kho, bãi hàng, ke ga, tường rào, khu dịch vụ, trang thiết bị cần thiết và các công trình đường sắt
khác.
- Trang thiết bị trong ga
- Ke ga

- Các cơ sở khám chữa đầu máy toa xe
3. THIẾT BỊ THÔNG TIN-TÍN HIỆU

4.Tuyến:
2/ Quan điểm của tớ về thiết kế tuyến:
+ Để thiết kế tuyến trước tiên cần có cái nhìn tổng quan về các mặt địa hình, địa chất, thủy văn…
về mặt xây dựng và khai thác, về các mặt kinh tế có liên quan.
+ Việc đề xuất, lựa chọn phương án tuyến cần thực hiện cả ngoài thực địa và nội nghiệp; Mỗi
phương án cần đảm bảo hợp lí tương quan giữa chiều dài, khối lượng công tác, chi phí xây dựng
và chi phí khai thác.
o Bình đồ và trắc dọc phải phù hợp với chuẩn tắc quy phạm thiết kế theo cấp đường
o Nền đường và các công trình trên tuyến cần đảm bảo về độ ổn định, an toàn,…
 Chọn tuyến phải đảm bảo 2 yếu tố: kinh tế (ý nghĩa tuyến đường, tính chất, liên kết) và tự
nhiên (địa hình, điều kiện xây dựng và địa chất, thủy văn, thủy tượng…)
Câu 6: Quan điểm của bạn về thiết kế đường ray?
Ta cần hiểu Đường ray hay đường rầy là thành phần cơ bản trong giao thông đường sắt. Đường
ray cùng với bộ phận chuyển ray (bẻ ghi) dẫn hướng cho tàu hoả hay xe điện di chuyển mà
4


VNT 0788495594

không cần lái. Tuyến đường ray gồm 2 ray song song với nhau đặt trên các thanh ngang gọi là tà
vẹt, tà vẹt được đặt trên lớp đá dăm gọi là đá ba lát.
Hiện nay có nhiều loại đường ray như sắt, gỗ, thép… nhưng theo quan điểm của tớ thì chúng ta
nên sử dụng đường ray thép (khả năng chịu tải trọng lớn và độ dẻo dai rất lớn); việc lựa chọn
khổ đừong ray phụ thuộc vào vị trí xây dựng, nếu trong đô thị chúng ta sử dụng khổ 1435mm
(theo tiêu chuẩn đường sắt đô thị).
+ Lựa chọn loại ray: nên sử dụng ray chữ I không đối xứng, cán nóng. Loại này thõa mãn được 3
yếu tố chịu lực mặt trên (chịu tải trọng lớn), mặt dưới (độ ổn định cao) của đường ray và khớp

với loại bánh xe có gờ.
+ Lựa chon tà vẹt: ngày nay chúng ta nên lựa chọn loại tà vẹt bê tông mặt cắt hình chữ nhật: khả
năng chịu lực và độ bền tốt hơn. Mặt khác hiện nay gỗ càng khan hiếm nên hạn chế sử dụng tà
vẹt gỗ.
+ Nối ray: phổ biến nhất hiện nay trên thế giới thì chúng ta nên sử dụng ray hàn: cứng hơn và ít
cần đến việc duy tu, bảo dưỡng->đỡ chi phí.
+ Việc xây dựng đường sắt trong đô thị thì k nhất thiết phải dung đường ray có tà vẹt, vì thế
chúng ta có thể sử dụng đường ray k tà vẹt, tiết kiệm được chi phí duy tu bảo dưỡng.



Công cụ và yêu cầu đối với ray

Công cụ
-

Ray dùng để dẫn hướng cho bánh xe trực tiếp chịu lực từ bánh xe truyền xuống và truyền
lục đó xuống tà vẹt
Lực từ mà bánh xe truyền xuống là lục động luôn luôn thay đổi, nó gồm : lực thẳng đứng
lực nằm ngang và lực tác dụng dọc theo thanh ray.Ngoài ra nó còn chịu lục do nhiệt độ
thay đổi gây ra.

Yêu cầu đối với ray
-



Mặt đỉnh ray phải vừa nhám vừa nhẵn :
+ Nhám để tạo ma sát bám lăn cho các bánh xe chủ động của đầu máy
+ Nhẵn nhằm giảm lực cản cho các bánh xe của toa xe

- Ray phải vừa cứng vừa dẻo
+ Cứng để chịu momen uốn do tải trọng của đoàn tàu gây ra
+ Dẻo để chống lại phá hoại mỏi
- Ray phải vừa rắn vừa dai:
+ Rắn đảm bảo chống mài mòn và chịu ứng suất ép mặt lớn giữa bánh xe và ray
+ Dai để chống cho đầu ray khỏi bị đập bẹp và sứt mẻ
Công cụ và yêu cầu đối với tà vẹt

Công cụ
5


VNT 0788495594

-

Đỡ ray, nhận áp lực từ ray chuyền xuống và chuyền lực đó xuống lớp đá balát
Tạo ra sự đàn hồi khi phát sinh lực động truyền xuống đường

Yêu cầu



- Tà vẹt phải có độ bền độ đàn hồi
- Khả năng chống mọn cơ học tốt
- Chế tạo, lắp đặt vận chuyển thuận tiện dễ dàng
- Thời gian sử dụng được dài giá thành rẻ
Công cụ và yêu cầu đối với đá balát

Công cụ

-

Đảm bảo ổn định cho ray và tà vẹt dưới các lức tác dụng
Truyền áp lực từ tà vẹt xuống nền đường trên 1 diện tích rộng hơn
Làm lớp đệm đàn hồi để giảm lực xung kích của bánh xe

Yêu cầu
-

Phải đủ cường độ, ko bị vỡ vụn khi tàu chạy qua
Phải chịu được mai f mòn không bị bốc bụi khi tàu chạy qua, không bị cỏ mọc
Không bị nước cuốn trôi

Câu 7: Trình bày quan điểm của bạn về thiết kế kiến trúc nhà ga ?
- Địa điểm ga:cần phải thỏa mãn quy hoạch đô thị, quy hoạch giao thông đô thị và quy
hoạch giao thông đường sắt và đồng thời phải thỏa mãn các điều kiện về địa chất thủy
văn kiến trúc mặt đất các công trình ngầm.
- Thiết kế trông thể ga phải hài hòa về cảnh quan đô thị , hài hòa về quy hoạch kiến trúc
đường sắt mặt đất
- Trong ga, phải lắp đặt các trang thiết bị phục vụ hành khách có tính đến số lượng hành khách đi
-

-

tàu theo quy hoạch trong tương lai.
Để phục vụ công tác hướng dẫn hành khách đến các cửa bán vé, soát vé, sảnh đợi, ke ga, nhà vệ
sinh và các vị trí khác trong ga, phải lắp đặt các thiết bị biển báo như biển dẫn hướng, biển vị trí,
biển chỉ dẫn, biển nội quy, v.v..

Quy mô và bố cục của ga phải thỏa mãn yêu cầu quy hoạch tương lai của mạng lưới mặt

đường:
 Chiều dài ,chiều rộng, sức chứa sân ga cần phải thỏa mãn hành khách lên xuống
tàu và phân tán của thời kì tương lai
 Thiết kế bố cục nhà ga phải hiệu quả để tổ chức tập chung và phân tán dòng
người, lộ trình thuận tiện và giảm thiểu khoảng cách di chuyển của hành khách
Khi số lượng tuyến tăng lên thì số điểm giao cắt cũng tăng lên ga trung gian ở điểm giao
cắt sẽ phát triển thành ga chuyển tàu .
Chọn loại hình ga thích hợp với từng nơi và kết hợp được kiến trúc mặt đất giảm thiểu
diện tích dùng đất , quy mô không gian và hạ giá thành xây dựng.
Nhà ga cần phải giải quyết vấn đề thông gió, chiếu sàng, vệ sinh môi trường, phòng hỏa
để an toàn tiện lợi cho hành khách.

6


VNT 0788495594

Câu 8. Trinh bày quan điểm của bạn về thiết kế kết cấu cầu cao.
Quan điểm thiết kế:
- Kết cấu cầu cao bao gồm các dạng kết cấu nền đất có tường chắn cao, kết cấu cầu cạn gồm khung cứng
và dầm hoặc mố, trụ và dầm (dầm bê tông, dầm bê tông PC, dầm tổng hợp, dầm thép) và các kết cấu
khác, được lựa chọn xác định sau khi xem xét tình trạng của khu vực xung quanh, cảnh quan, điều kiện và
phương pháp thi công, tính kinh tế và các yếu tố khác.
- Trong khu đoạn đường sắt trên cao giao cắt với đường bộ, phải đảm bảo không gian bên dưới dầm cầu
theo quy định của tiêu chuẩn thiết kế đường bộ.

-

1. Lựa chọn kết cấu :
Phải lựa chọn cơ chế kết cấu và vật liệu sử dụng phải phù hợp với khả năng chịu lực của kết

cấu và phù hợp về mặt kinh tế.
Ví dụ :

 Kết cấu BT DUL có ưu điểm hơn cả vì chiều dài của trụ cầu thường trong

khoảng 30-40m.

7


VNT 0788495594

2. Chiều dài nhịp phổ biến.
- chiều dài nhịp của dầm BT DUL ngắn hơn 30m không là 1 giải pháp kinh tế bởi vì ta phải cần
nhiều trụ.
- măt khác chiều dài lớn hơn 40m sẽ làm cho kết cấu quá nặng.
=> nhịp dài 30-40m là phù hợp nhất.
3. Mặt cắt ngang kết cấu tầng trên.
- Có nhiều loại dầm có chiều dài nhịp 30-40m như I, T, super T , nhưng để tối ưu phù hợp với
đường sắt đô thị thì nên chọn loại dầm 1 hộ, 2 hộp, hoặc dầm chữ U.
- Và lựa chọn kích thước mặt cắt ngang phải dựa trên cơ sơ tính toán kỹ lưỡng và kinh nghiệm
của đơn vị tư vấn thiết kế.
Câu 9: trình bày quan điểm của bạn về thiết kế kết cấu hầm:
- Kết cấu công trình ngầm bao gồm các dạng hầm ngầm đào lộ thiên (khung cứng hình hộp), hầm ngầm
khoan xuyên… và các công trình tương tự được lựa chọn dựa vào việc xem xét các điều kiện địa hình, địa
chất, số đường chạy tàu, điều kiện và phương pháp thi công, tính kinh tế và các yếu tố khác.

4.1. Mặt cắt vỏ hầm phải căn cứ vào các thông số kỹ thuật về địa chất, địa chất thủy văn,
cấp động đất, địa hình, chiều sâu đặt hầm cũng như biện pháp thi công để lựa chọn cho
thích hợp.

4.2. Vỏ hầm nên có hình dạng giống nhau trên suốt chiều dài hầm. Nếu áp lực địa tầng
dọc theo chiều dài hầm thay đổi, hoặc gặp những vùng trượt lở lớn cấu tạo địa chất bị phá
hoại (như phay, cắt) có thể sử dụng các loại hình dạng vỏ hầm khác nhau. Khi thay đổi
chiều dày vỏ hầm cho phù hợp với khả năng chịu lực ở từng đoạn khác nhau, thì độc
chênh lệch chiều dày vỏ hầm ở chỗ tiếp giáp phải lớn hơn hoặc bằng 100 mm
4.3. Khi hầm xuyên qua địa tầng có hệ số kiên cố khác nhau, mặt cắt vỏ hầm ở đoạn có
hệ số kiên cố thấp cần kéo dài về phía có hệ số kiên cố cao một đoạn chuyển tiếp ít nhất
là 3m
4.4. Dù hầm nằm trong loại địa tầng nào thì hai đầu của hầm đều phải làm một đoạn vỏ
hầm dài ít nhất là 6m.
4.5. Vỏ hầm được thiết kế theo các dạng sau:
a) Trong điều kiện, địa chất thủy văn bình thường, nền đất ổn định dùng loại vỏ hầm
tường thẳng không có vòm ngửa
b) Khi địa tầng mềm yếu, nền đất không ổn định, có khả năng trôi trượt dùng lại vỏ hầm
có vòm ngửa khép kín, hoặc vỏ hầm hình tròn.
c) Khi địa tầng kiên cố, ổn định, khó phong hóa và khô ráo có thể không xây vỏ hầm. Để
đề phòng hiện tượng phong hóa, có thể phun vữa bề mặt.

8


VNT 0788495594

Câu 10. Trình bày và lý giải vấn đề đường sắt đô thị cần đến 1 hành lang đi riêng?
Hành lang đi riêng trong đường sắt đô thị là phạm vi được xác định bởi khoảng không, vùng đất,
vùng nước xung quanh liền kề với phạm vi bảo vệ công trình đường sắt để bảo đảm an toàn giao
thông đường sắt, phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn khi cần thiết và đảm bảo tầm nhìn cho người
tham gia giao thông.
Việc xây dưng hành lang đi riêng trong đường sắt đô thị là một vấn đề đặc biệt quan trọng và đòi
hỏi phải thực hiện trong mọi trường hợp để đảm bảo an toàn giao thông, an toàn dân sinh, tạo ra

khoảng không để ngăn cách sự di chuyển của đoàn tàu với các phương tiện khác trong đô thị.
Câu 11. Trình bày và lý giải các vấn đề đường sắt đô thị cần đến 1 kết cấu tầng trên bền
vững ? Đề xuất giải pháp thực hiện?
- Kết cấu kiến trúc tầng trên bao gồm các loại như kiến trúc tầng trên có đá ba lát, kiến trúc tầng trên có
ray liên kết trực tiếp với tà vẹt PC đặt trên nền bê tông, kiến trúc tầng trên dùng tấm bê tông (thay cho
đá ba lát), kiến trúc tầng trên có ray liên kết trực tiếp với lớp đệm đặt trên nền bê tông và một số loại
khác.

Kết cấu tầng trên của đường sắt đô thị:
+ Ray : Dùng để dẫn hướng cho bánh xe, trực tiếp chịu lực từ bánh xe truyền xuống và truyền
lực đó xuống tà vẹt. Lực từ bánh xe truyền xuống là lực động luôn thay đổi, nó gồm: lực thẳng
đứng, lực nằm ngang và lực tác dụng dọc theo thanh ray. Ngoài ra ray còn chịu lực do nhiều độ
thay đổi gây ra, ray làm việc như một đầm đặt trên các gối đàn hồi là tà vẹt.
+ Tà vẹt : là một kết cấu đỡ ray có tác dụng chịu lực do đoàn tàu truyền xuống và truyền lực đó
xuống một lớp đá ba lát. Nhờ tà vẹt tạo sự đàn hồi khi chịu lực nên đường làm việc tốt hơn. Ray
được ghim giữ vào tà vẹt thành một khung kết cấu ổn định trong tầng đá ba lát, đảm bảo các yêu
cầu kỹ thuật khi đặt ray và khai thác đường. Tà vẹt gồm có: Tà vẹt sắt, tà vẹt gỗ, tà vẹt bê tông,
tà vẹt bê tông liền khối.
+ Lớp đá ba lát : Có tác dụng đảm bảo ổn định cho ray và tà vẹt, nó chịu lực từ tà vẹt truyền
xuống và truyền lực đó xuống nền đường. Lớp đá ba lát còn có tác dụng thoát nước, đảm bảo các
bộ phận kết cấu tầng trên luôn khô ráo và làm lớp đệm đàn hồi để giảm lực xung kích của bánh
xe. Vật liệu làm đá ba lát phải rắn chắc, ổn định, không bị vỡ vụn khi chèn, chịu được phá hoại
của thời tiết, không bốc bụi khi tàu chạy, nước chảy không bị trôi, không cho cỏ mọc.
=> Đường sắt đô thị cần đến một kết cấu tầng trên bền vững. ổn định, đáp ứng các yêu cầu kỹ
thuật vì hoạt động thường xuyên của tầu trên đường sắt, đặc biệt là trên đường sắt có sử dụng ba
lát sẽ làm lỏng và làm biến dạng lớp đá ba lát hoặc nền đất dưới nó, tình trạng này sẽ dẫn đến
làm lún võng đường ray, sự lún võng này càng ngày càng gia tăng tại các mối ray, nhất là mối
nối lập lách truyền thống (đây được xem là sự cố đường sắt và nó là tiềm ẩn nguy cơ xảy ra trật
bánh đoàn tàu).
Giải pháp: Nâng cao trình độ quản lí, tăng cường bảo dưỡng, sữa chữa, nâng cấp các trang thiết

bị hiện đại cũng như nghiên cứu và sửa dụng các vật liệu, phụ tùng giảm thiểu sự hư hỏng do
thời tiết, xây dựng tuyến đường sắt có hành lang riêng ngăn cách các phương tiện giao thông
khác trong độ thị.
9


VNT 0788495594

Câu 12. Phát biểu quan điểm của bạn về việc lựa chọn bán kính cong nằm đường sắt đô thị
Bán kính đường cong nằm của chính tuyến ứng với từng cấp đường không được nhỏ hơn quy
định sau đây:

+ Ở khu vực rừng núi, đoạn trước và sau nhà ga, trong trường hợp khó khăn không thực hiện
được quy định ở 4.1.2.3.1 thì cho phép áp dụng như dưới đây; khi đó tốc độ thiết kế phải được
quy định lại, tương ứng với bán kính đường cong nằm được chọn :

Câu 13 : Phát biểu quan điểm của bạn về việc thiết kế hài hòa các yếu tố trắc dọc với nhau
Thiết kế trắc dọc đảm bảo an toàn chuyển động :
-

-

Móc nối có thể bị đứt khi chuyển trạng thái làm việc đột ngột từ ép chặt chuyển sang kéo
căng. Để tránh hiện tượng mất an toàn phải biết thiết kế trắc dọc sao cho móc nối chuyển
trạng thái làm việc từ từ.Vì vậy người ta quy định hiệu đại số của 2 trắc dọc liên tiếp
không vượt quá trị số độ dốc hạn chế thiết kế cho hướng xe nặng
Ngoại trừ các trường hợp sau đây:
 Khi ip thì
 Khi ip thì
 Dốc có dạng trắc dọc bậc thang

10


VNT 0788495594

 Dốc lõm
 Dốc lồi nằm ở chân dốc
Thiết kế trắc dọc phải đảm bảo tàu chạy liên tục:
-

Để đảm bảo tàu chạy liên tục phải thỏa mãn điều kiện sau :
 Lực cản thực tế ko vượt quá lực cản tính toán
 Lực cản thực tế ko vượt quá lực cản tính toán ở những nơi nên dốc vào ga.Dốc
trước khi vào ga phải đảm bảo điều kiện khởi động
 Lực cản thực tế ko đc vượt quá lực cản tính toán ở những nơi có hầm.

Câu 14 : Phát biểu quan điểm của bạn về việc thiết kế hài hòa các yếu tố bình diện với
nhau
Thiết kế bình diện là
-

Vạch ra các đỉnh đường cong
Thiết kế đường cong
Ð3

Ð1

B

A

Ð2

Ð4

DAU TUYEN

CUOI TUYEN

Đường thẳng và đường cong:
-

Đường thẳng: được xác định bởi chiều dài và hướng, chiều dài của nó thẳng được tính từ
cuối đường cong đến cuối đường cong.Hướng của một đường nào đó là góc hợp bởi
đường đó với một đường khác đã được chọn làm gốc.
Đường cong: dùng khi tránh chướng ngại, tránh vùng địa chất xấu hoặc giảm khối lượng
công trình.
Đường cong có thể là đường cong tròn hoặc đường cong có hoà hoãn.

Điểm khống chế bình diện :
-

Phải đi qua :
 Khu kinh tế
 Bệnh viện lớn
 Thị xã
 Trường học
11


VNT 0788495594


 Thành phố lớn
 Các tuyến phố chính

- Không được phép đi qua :
 Khu căn cứ quân sự
 Nghĩa trang liệt sỹ
 Lăng Bác
 Khu phố cổ
 Cây lâu năm
 Đường ống dẫn dầu
 Cáp quang

 Bình diện đường sắt đô thị phải thiên về việc bám vào tuyến phố chính.
Câu 15 : Phát biểu quan điểm của bạn về việc thiết kế hài hòa các yếu tố trắc dọc với các
yếu tố bình diện
- Các yếu tố bình đồ và trắc dọc nhiều khi được gọi là các yếu tố của tuyến.
- Chúng xác định đặc tính của đường sắt về mặt xây dựng và khai thác.
- Bình diện và trắc dọc đường sắt cần đảm bảo an toàn chuyển động cho đoàn tàu có trọng
lượng tính toán với vận tốc chạy tàu cho phép lớn nhất, tức là không đượctrật bánh và đứt
móc.
- Việc thay đổi vị trí tuyến trong không gian không được gây tác động đột ngột tới đường
ray và đầu máy toa xe cũng như không gây bất tiện cho hành khách, tức là cần đảm bảo
êm thuận khi tàu chạy.

12




×