Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

SKKN phát triển thể lực và tốc độ THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.49 KB, 10 trang )

Phần 1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thể dục thể thao (TDTT) là một hoạt động không thể thiếu được trong đời
sống văn hoá xã hội. Tập luyện TDTT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc
giữ gìn và tăng cường sức khoẻ, đồng thời TDTT có tác dụng rèn luyện con
người một cách toàn diện cả về mặt thể chất và tinh thần. Đặc biệt TDTT đem
lại cho con người sức khoẻ tốt đạt được hiệu quả trong lao động, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Tập luyện TDTT nhằm nâng cao và phát triển tố chất thể lực,
sức nhanh, sức mạnh, sức bền, độ dẻo dai và sự khéo léo. Nó còn làm cho cơ thể
phát triển một cách toàn diện về trí tuệ và thể chất, nâng cao năng suất lao động.
Như Hồ Chủ Tịch đã nói: “ Một người dân yếu ớt sẽ làm cho cả nước yếu ớt.
Một người dân khỏe mạnh sẽ làm cho cả nước khỏe mạnh. Vậy nên tập luyện
TDTT bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước ”. Luyện tập
TDTT đòi hỏi người học sử dụng thể lực và tốc độ tối đa trên toàn bộ các môn
học. Bởi vậy việc phát triển thể lực và tốc độ giúp cho cơ thể người học chịu
đựng được lượng vận động lớn trong khoảng thời gian dài. Nếu các người học
không có thể lực và tốc độ thì không thể đạt được thành tích thi đấu thể thao
cao. Vì vậy phát triển thể lực và tốc độ trong TDTT là không thể thiếu được.
Xuất phát từ những lý do trên với mục đích tăng cường thể lực và tốc độ
cho học sinh tôi mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài: “Lựa chọn một số bài
tập phát triển thể lực và tốc độ cho học sinh”
Mục đích nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu là dựa vào đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi
học sinh và thành tích tập luyện của học sinh từ đó tìm ra hướng giải quyết bằng
một số bài tập nhằm nâng cao thể lực và tốc độ cho học sinh THPT trong luyện
tập TDTT.
2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Học sinh trường THPT Chế Lan Viên
Đối tượng khảo sát, thực hiện: 15 em học sinh nam và 15 em học sinh nữ
khối 10 năm học 2018 – 2019.


3. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài tôi sử dụng phương pháp
sau:
4.1. Phương pháp đọc và phân tích tài liệu tham khảo:
Lựa chọn tài liệu có liên quan đến việc phát triển chuyên môn thể chất, cụ
thể tập trung vào các bài tập phát triển thể lực và tốc độ cho học sinh THPT
trong luyện tập TDTT.
3.2. Phương pháp phỏng vấn toạ đàm
Được sử dụng dưới hình thức phát phiếu đến các giáo viên đang trực tiếp
giảng dạy môn thể dục để lựa chọn hệ thống các bài tập chuyên môn cũng như
các biện pháp thông thường được sử dụng trong quá trình huấn luyện giảng dạy.
3.3.

Phương pháp thực nghiệm sư phạm
1


Để tiến hành ứng dụng hệ thống các động tác đã chọn lựa trong thực tiễn
phát triển thể lực, tốc độ tôi tiến hành thực nghiệm trên 15 em học sinh nam và
15 em học sinh nữ khối 10.
3.4. Phương pháp kéo dài
Là một lượng vận động không bị gián đoạn bởi các lượt nghỉ, tốc độ có
thể không đồng đều hoặc tăng lên hoặc giảm xuống, thời gian vận dụng phụ
thuộc vào khả năng chịu đựng lượng vận động của cá nhân.
4.5. Phương pháp lặp lại
Lặp đi lặp lại nhiều lần các lượng vận động với yêu cầu của từng phần thi
đấu chuyên môn trong buổi tập.
4.6. Phương pháp kiểm tra sư phạm
Đánh giá thành tích đạt được của học sinh qua từng giai đoạn luyện tập từ
khi bắt đầu đến khi kết thúc nghiên cứu.

4.7. Phương pháp tổng hợp và thống kê số liệu
Qua kiểm tra đánh giá theo từng giai đoạn tôi thống kê lại các số liệu mà
các học sinh đã đạt được.
Sắp xếp số liệu, thống kê số liệu đưa ra kết quả nghiên cứu sự phát triển
tố chất thể lực, tốc độ của học sinh.
4. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 11 năm 2018 đến tháng 4 năm 2019
Phần 2
NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận và thực tiễ
1.1. Cơ sở lí luận
* Đặc điểm về thể lực, tốc độ.
Thể lực, tốc độ được thể hiện ở những hoạt động nhanh trong đó lực và
tốc độ có mối tương quan tỉ lệ nghịch với nhau. Sức mạnh của con người được
thể hiện khi sử dụng lực để làm chuyển động các vật thể khác nhau thì lúc đầu
nó phụ thuộc vào khối lượng vật thể nhưng nếu tăng trọng lượng vật thể lên đến
mức cao nhất thì lực không phụ thuộc vào khối lượng vật thể nữa mà nó nó phụ
thuộc vào trọng lượng của con người.
Vì vậy để nâng cao thể lực và tốc độ thì các bài tập đưa ra có tác dụng
phát huy tố chất sức nhanh, sức mạnh cho cơ thể người tập tăng cường thể lực,
phát huy tố chất cần thiết, thi đấu đạt kết quả tốt nhất.
* Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THPT
Hệ thần kinh: Hệ thần kinh có vai trò quan trọng trong việc điều hòa và
thống nhất mọi hoạt động của các cơ quan tổ chức trong cơ thể. Hệ thần kinh
cao cấp hoạt động ổn định và đã được hoàn thiện, chức năng phân tích tổng hợp
của hệ thần kinh đạt tới mức phát triển hoàn chỉnh, tính linh hoạt của hệ thần
kinh cao, hiểu biết được mở rộng, trí tuệ được nâng cao. Hoạt động của hệ thần
kinh thể hiện rõ nét hơn, có khát vọng đạt được kết quả trong mọi lĩnh vực.
Đối với hệ tim mạch: Máu chảy qua tim theo các động mạch, đi khắp cơ
thể cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng tới các tế bào của cơ thể, thải các chất

độc hại cũng như vận chuyển các chất khác nhau từ cơ quan này đến cơ quan kia
2


rồi lại trở về tim tạo thành một hệ thống nhất. Ở lứa tuổi này ảnh hưởng rõ rệt
đến chức năng hô hấp, cơ quan hô hấp phát triển hoàn thiện, hô hấp sâu hơn,
kích thước tim cũng tăng lên. Mạch chậm hơn, hệ tim mạch được điều hòa qua
cơ chế thần kinh – thể dịch hoàn thiện hơn. Do vậy có thể đáp ứng những đòi
hỏi thể lực trong tập luyện TDTT.
Hệ vận động: Chiều cao phát triển chậm hơn bề ngang, các xương chủ
yếu đã được cốt hóa, bộ xương đã vững chắc ít bị cong vẹo hơn do đó có thể tập
luyện các kỹ thuật khó, khả năng gắng sức cao. Hệ cơ phát triển mạnh mẽ đặc
biệt là cơ vân, sức mạnh cơ tăng lên đáng kể, ở lứa tuổi này sức mạnh cơ của
nam tăng gấp 2 lần nữ. Các chức năng của lứa tuổi này hoàn thiện rất tốt cho
việc tập luyện TDTT.
Hệ tiêu hoá: Tập luyện thường xuyên bằng các bài tập thể dục Aerobic có
cường độ và thời gian thực hiện tương đối lớn làm tăng nhanh quá trình trao đổi
chất và tiêu hoá giúp cho đường ruột làm việc tốt hơn. Tốt nhất nên bắt đầu tập
luyện sau khi ăn khoảng 2 - 3 giờ lúc đó thức ăn bắt đầu được tiêu hoá ngấm vào
máu đưa đến các cơ quan của hệ tiêu hoá. Còn nếu tập luyện ngay sau khi ăn thì
phần lớn máu sẽ đi vào các cơ bắp và lúc đó các cơ quan của hệ tiêu hoá sẽ ở
trong trạng thái không đủ máu, thiếu chất dinh dưỡng.
Tâm lý: Tâm lý và vận động tích cực có mối liên hệ mật thiết với nhau,
có liên quan tới các đặc điểm về tâm sinh lý của cơ thể. Có nhiều khảo sát khoa
học chứng minh rằng hoạt động thể dục thể thao có tác động lớn đến tâm lý của
con người thực tế đã cho thấy ở những đứa trẻ một tuổi có biểu hiện các hoạt
động vận động ở mức độ thấp thì sẽ có các chỉ số bất lợi ảnh hưởng đến sự phát
triển tâm lý sau này của trẻ. Trong điều kiện không có sự vận động thì não
dường như không nhận được những thông tin phản hồi do số lượng các tín hiệu
thần kinh bị suy giảm. Còn nếu thiếu hụt những kích thích về những xúc cảm

cũng như các mối tương quan xã hội thì nó trở thành nhân tố nguy hiểm sẽ gây
rối loạn tâm lý như: Lo lắng ảo giác, hoang tưởng, ăn không ngon…
1.2. Cơ sở thực tiễn
* Đặc điểm của quá trình nhận thức trong dạy học
Dạy học thể thao là một quá trình nhiều năm bao gồm các thời kỳ lứa tuổi
của học sinh, đương nhiên nội dung hình thức và cấu trúc dạy học sẽ thay đổi để
phù hợp với đặc điểm, lứa tuổi và logic quá trình hoàn thiện thể thao.
Trong quá trình dạy học TDTT có 4 giai đoạn: giai đoạn huấn luyện ban
đầu (giai đoạn huấn luyện sơ bộ); giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu; giai đoạn
chuyên hoá sâu và giai đoạn hoàn thiện thể thao. Mỗi giai đoạn đảm nhiệm một
chức năng và nhiệm vụ riêng biệt đáp ứng yêu cầu của mục đích dạy học.
Qua đúc kết từ công tác giảng dạy nhiều năm: Giảng dạy ở giai đoạn đầu
làm cơ sở, nền tảng cho 2 giai đoạn sau, song muốn nâng cao thành tích các môn
TD phải sử dụng các bài tập phát triển thể lực chuyên môn tốt, trên cơ sở phát
triển thể lực chung đầy đủ. Trong đó thể lực đóng vai trò quan trọng quyết định
sức mạnh tốc độ và sức bền tốc độ.
Vì vậy, sức nhanh, sức mạnh và sức bền tốc độ là 1 trong 3 yếu tố luôn
gắn chặt với nhau để tạo nên thể lực chuyên môn.
2. Thực trạng
3


2.1. Thuận lợi
Trường chúng tôi là một trường có đội ngũ giáo viên có năng lực, nhiều
kinh nghiệm và là lá cờ đầu trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, phong trào
cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là về lĩnh vực thể dục thể thao, cụ thể
các môn điền kinh, đẩy gậy, bóng đá. Để có được thành tích đó là nhờ sự quan
tâm của ngành, địa phương, sự chỉ đạo quan tâm của cán bộ Ban Giám Hiệu nhà
trường và sự nổ lực của giáo viên, học sinh.
Ngoài ra ở trường chúng tôi có nguồn nhân lực dồi dào bởi học sinh đa số

ở nông thôn nên quá trình học tập, luyện tập có phần thuận lợi. Mặt khác với đội
ngũ giáo viên có năng lực, nhiệt huyết trong chuyên môn khẳng định được năng
lực thực sự trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
2.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi trên chúng tôi cũng đã gặp phải một số khó
khăn trong quá trình dạy học:
Học sinh, phụ huynh và một số ngoại cảnh tác động khác đã làm cho các
em một suy nghĩ, cái nhìn khác đối với bộ môn.
Chất lượng sân bãi chưa đáp ứng nhu cầu, đồ dùng còn thiếu.
Một số học sinh còn chưa tự giác tập luyện đúng sức .
3. Phương pháp tổ chức nghiên cứu
3.1. Cơ sở để lựa chọn các bài tập
Để đảm bảo tính khách quan trong quá trình nghiên cứu và lựa chọn được
các bài tập phù hợp với đối tượng nghiên cứu. Qua tham khảo các tài liệu
chuyên môn khác nhau, tôi đã tiến hành lựa chọn các nguyên tắc sau
+ Nguyên tắc 1: Các bài tập được lựa chọn phải đảm bảo thời gian thực
nghiệm từ 5 - 10 phút.
+ Nguyên tắc 2: Các bài tập phải huy động ít nhất là 1/2 khối lượng cơ
bắp tham gia hoạt động.
+ Nguyên tắc 3: Các bài tập được lựa chọn trong quá trình vận dụng phải
hướng đến nâng tần số mạch đập của đối tượng tập luyện ở chỉ số 120 - 135 lần/
phút ngay sau khi chấm dứt thực hiện bài tập.
3.2. Đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn
Qua quan sát và khảo sát thực tiễn tôi nhận thấy trình độ thể lực chuyên
môn của học sinh trường THPT Chế Lan Viên… còn ở mức thấp. Cụ thể là tôi
đã tiến hành thực hiện các test đánh giá: Bật xa tại chỗ, chạy 30m tốc độ cao,
chạy 120m xuất phát cao, chạy 100m xuất phát thấp và kết quả thu được sau khi
đã tính toán và lấy số trung bình được thể hiện qua bảng 3.2 sau:
* Thành tích khảo sát trước khi tiến hành nghiên cứu
Bật xa tại chỗ

Chạy 30m tốc độ Chạy 100m xuất Chạy 120m xuất
(m)
cao (s)
phát thấp (s)
phát sao (s)
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
2,54
1,6
3,8
5,4
13,0
15,7
15,0
18,6
3.3. Lựa chọn các bài tập phát triển thể lực, tốc độ
Từ các nguyên tắc chọn lựa bài tập và thực trạng thể lực chuyên môn nêu
trên, tôi đã chọn lựa một số động tác bổ trợ để áp dụng trong quá trình nghiên
4


cứu, hệ thống các bài tập này bao gồm:
Chạy bước nhỏ: Mục đích nhằm tăng tần số bước chạy phối hợp động tác
toàn thân nhịp nhàng.

Chạy nâng cao đùi: Mục đích nhằm tăng tần số bước chạy và giúp các cơ
đùi tham gia tích cực vào động tác nâng cao đùi khi đưa về trước.
Chạy đạp sau: Mục đích nhằm tăng hiệu quả động tác đạp sau, phối hợp
dùng sức hợp lý giữa các bộ phận cơ thể khi chạy.
Chạy tăng tốc 30m: Mục đích nhằm củng cố kỹ thuật chạy và phát triển cả
thể lực chuyên môn.
Vịn tay vào tường và thực hiện động tác đạp chân: Mục đích tăng sức
mạnh của động tác đạp chân đồng thời tăng tần số bước khi chạy.
Chạy nhanh tại chỗ: Mục đích nhằm phát triển tần số động tác và phối
hợp hoạt động của hai chân.
Chạy biến tốc các đoạn 20- 30m: Mục đích nhằm tăng cường sức nhanh
động tác và sức nhanh phản xạ.
Chạy tốc độ cao 60m: Mục đích nhằm hoàn thiện và phát triển sức nhanh
động tác,
Chạy có giới hạn độ dài bước: Mục đích nhằm cho học sinh cảm nhận
được độ dài bước chạy của mình nhằm phối hợp tốt với động tác đánh tay để đạt
được hiệu quả tốt hơn.
Bật cóc 30m: Mục đích nhằm phát triển nhóm cơ đùi
Bật cao tại chỗ: Mục đích nhằm tăng cường sức mạnh của lực đạp sau
trong quá trình chạy.
Bật xa di chuyển: Mục đích nhằm tăng cường sức mạnh của lực đạp sau
trong quá trình chạy.
Nhảy xa 10 bước tại chỗ: Mục đích nhằm phát triển sức mạnh bền.
Chạy lên dốc. Chú ý đạp sau mạnh và nâng cao đùi. Bài tập này được thực
hiện với nhịp điệu trung bình và nhanh. Làm 4 - 8 lần, mỗi lần 60 – 150m.
4. Đánh giá kết quả thực nghiệm
Sau khi lựa chọn bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ, sức nhanh và
sức bền tốc độ, tôi đã vào thực nghiệm với thời gian là 5 tuần từ ngày 1/11/2018
đến 5/12/2018. Mỗi tuần 4 buổi trong đó 3 buổi phát triển thể lực chuyên môn.
Mỗi buổi là 90 – 120 phút, dựa vào mục đích của giai đoạn huấn luyện và dựa

theo quỹ thời gian cho mỗi buổi tập cũng như trình độ thể lực của các học sinh
trường THPT Chế Lan Viên. Các bài tập đó tôi đã áp dụng vào thực nghiệm cho
mỗi giáo án, thời gian thực nghiệm là 60 – 90 phút cho phần cơ bản.
5. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm
Bật xa tại
Chạy 30m
Chạy 100m
Chạy 120m
chỗ (m)
tốc độ cao (s)
XPT (s)
XPC (S)
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
2,61
1,65
3,5
5,2
12,87
15,3
14,7
18,2
Trên cơ sở kết quả trước và sau thực nghiệm cho phép tôi kết luận sau:
Các chỉ số đánh giá thể lực chuyên môn (bật xa tại chổ, chạy 30m TĐC,

chạy 100m XPT, chạy 120m XPC) đã phát triển tốt sau 5 tuần thực nghiệm.
5


Thông qua kết quả nghiên cứu chứng tỏ các bài tập phát triển thể lực
chuyên môn cho phù hợp và có hiệu quả phát thể lực, tốc độ cho học sinh trường
trung học phổ thông Chế Lan Viên.
Trên cơ sở phát triển thành tích các test đánh giá trình độ thể lực chuyên
môn đã cho thấy các tố chất thể lực như: sức mạnh nhanh, tốc độ và sức bền tốc
độ đều có mối liên hệ mật thiết với nhau. Vì nếu thiếu một trong 3 yếu tố đó sẽ
làm ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả tập luyện.
Phần 3
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Sau một thời gian nghiên cứu tôi đi đến kết luận như sau:
1.1. Qua khảo sát và thực hiện các test tôi nhận thấy các phương pháp
huấn luyện đang được áp dụng là chưa hợp lý dẫn đến tình trạng thể lực, tốc độ
cho học sinh vẫn còn ở mức thấp nên chưa thể phát huy hết khả năng của các
vận động viên dẫn tới thành tích thi đấu còn thấp.
1.2. Đánh giá trình độ thể lực chuyên môn trong chạy cự ly 100m. Thể lực
chuyên môn các VĐV chạy ngắn bao gồm các tố chất: Tốc độ, sức mạnh tốc độ,
sức bền tốc độ. Trong thực tế để kiểm tra các tố chất trên người ta thường sử
dụng các test sau:
+ Test chạy 30m tốc độ cao (s) để đánh giá tố chất tốc độ
+ Test bật xa tại chỗ (m) để đánh giá sức mạnh tốc độ
+ Test chạy 100m XPT (s) để đánh giá thành tích chung
+ Test chạy 120m XPC (s) để đánh giá sức bền tốc độ
1.3 Trên cơ sở đánh giá thực trạng việc sử dụng bài tập phát triển thể lực,
tốc độ cho học sinh trường THPT Chế Lan Viên và trên kết quả phỏng vấn tài
liệu chuyên môn tôi xác định được 14 bài tập.

+ 4 bài tập phát triển sức mạnh nhanh
+ 4 bài tập phát triển tốc độ
+ 6 bài tập phát triển sức bền tốc độ.
1.4. Những bài tập ứng dụng nhằm phát triển thể lực, tốc độ cho học sinh
trường THPT Chế Lan Viên đã có hiệu quả cao và phù hợp với kết quả kiểm tra
các test thể hiện thành tích bật xa tại chỗ, chạy 30m tốc độ cao, chạy 120m xuất
phát cao, chạy 100m xuất phát thấp.
2. Kiến nghị
Qua thời gian nghiên cứu tôi có một số kiến nghị sau:
Với kết quả nghiên cứu như trên tôi hy vọng rằng các bài tập đã được lựa
chọn như một tài liệu tham khảo sẽ đóng góp phần nào đó trong công tác huấn
luyện điền kinh nói chung; huấn luyện VĐV chạy 100m nói riêng ở trường
THPT …
Do đề tài rộng, vì điều kiện và thời gian có hạn nên tiến hành nghiên cứu
còn thiết sót. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và các bạn
đồng nghiệp đề xuất ý kiến đóng góp để chuyên đề này được hoàn thiện và có
khách quan hơn.

6


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Atrakela, đào tạo vận động viên trẻ chạy cư ly ngắn
7


2. Cturanlopski (1975), hệ thống đào tạo vận động viên trẻ, NXB
TDTT Matxơcơva.
3. Dierch Harre (1996), học thuyết huấn luyện, NXB TDTT Hà Nội.
4. Nguyễn Toán - Phạm Danh Tốn (2000), Lý luận và phương pháp

TDTT, NXB TDTT Hà Nội.
5. V.Gatai NN (1983), Bài tập chuyên môn trong điền kinh.
6. Các luận văn tốt nghiệp TDTT, thư viện trường đại học TDTT.

PHỤ LỤC
Phần 1................................................................................................................1
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
8


1.Lý do chọn đề tài............................................................................................1
4.1. Phương pháp đọc và phân tích tài liệu tham khảo:.............................1
Lựa chọn tài liệu có liên quan đến việc phát triển chuyên môn thể chất,
cụ thể tập trung vào các bài tập phát triển thể lực và tốc độ cho học sinh
THPT trong luyện tập TDTT.....................................................................1
3.2.Phương pháp phỏng vấn toạ đàm........................................................1
Được sử dụng dưới hình thức phát phiếu đến các giáo viên đang trực tiếp
giảng dạy môn thể dục để lựa chọn hệ thống các bài tập chuyên môn
cũng như các biện pháp thông thường được sử dụng trong quá trình huấn
luyện giảng dạy..........................................................................................1
3.3.Phương pháp thực nghiệm sư phạm....................................................1
Để tiến hành ứng dụng hệ thống các động tác đã chọn lựa trong thực tiễn
phát triển thể lực, tốc độ tôi tiến hành thực nghiệm trên 15 em học sinh
nam và 15 em học sinh nữ khối 10............................................................2
3.4.Phương pháp kéo dài...........................................................................2
Là một lượng vận động không bị gián đoạn bởi các lượt nghỉ, tốc độ có
thể không đồng đều hoặc tăng lên hoặc giảm xuống, thời gian vận dụng
phụ thuộc vào khả năng chịu đựng lượng vận động của cá nhân..............2
4.5. Phương pháp lặp lại............................................................................2
Lặp đi lặp lại nhiều lần các lượng vận động với yêu cầu của từng phần

thi đấu chuyên môn trong buổi tập............................................................2
4.6. Phương pháp kiểm tra sư phạm..........................................................2
Đánh giá thành tích đạt được của học sinh qua từng giai đoạn luyện tập
từ khi bắt đầu đến khi kết thúc nghiên cứu................................................2
4.7. Phương pháp tổng hợp và thống kê số liệu........................................2
Qua kiểm tra đánh giá theo từng giai đoạn tôi thống kê lại các số liệu mà
các học sinh đã đạt được............................................................................2
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 11 năm 2018 đến tháng 4 năm 2019......2
Phần 2................................................................................................................2
NỘI DUNG.......................................................................................................2
3.2. Đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn............................................4
Phần 3................................................................................................................6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................6
1. Kết luận.........................................................................................................6
2. Kiến nghị.......................................................................................................6
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................7
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

… , ngày tháng năm
Tôi xin cam đoan đây là sáng
kiến kinh nghiệm của mình viết,
không sao chép nội dung của người
khác.

9


10




×