Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Ngữ văn 7 bài 18: Tìm hiểu chung về văn nghị luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.94 KB, 4 trang )

BÀI 18: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN
A. Mục đích cần đạt:
- Giúp học sinh hiểu được nhu cầu nghi luận trong đời sống và đặc điểm chung của
văn bản nghị luận.
- Rèn kĩ năng phân tích rút ra các tri thức khái quát ghi nhớ.
- Kỹ năng sống : Lựa chọn cách lập luận , lấy dẫn chứng , khi tạo lập và giao tiếp
hiệu quả bằng văn nghị luận .
B. Phương pháp và phương tiện :
PP : Gợi mở , động não , qui nạp
- Giáo viên hướng dẫn luyện tập
- Học sinh đọc trước phần luyện tập.
C. Tiến trình bài dạy.
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: Thế nào là văn nghị luận?
3. Bài mới:
I. Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi.
Bài văn: Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội
Giáo viên cho học sinh đọc.
? Đây có phải là một bài văn nghị luận không? Vì sao?
- Đây là bài văn nghị luận vì.
+ Vấn đề nêu ra để bàn luận và giải quyết là một vấn đề xã hội. Cần tạo ra thói quen
tốt trong đời sống xã hội – một vấn đề thuộc về nối sống đạo đức.


+ Để giải quyết vấn đề trên, tác giả đã sử dụng khác nhiều lý lẽ, lập luận và dẫn chứng
để trình bày và bảo vệ quan điểm của mình.
Tóm lại: Văn bản trên, từ nhan đề -> phần mở bài, thân bài, kết bài đều thể hiện rõ nét
tính nghị luận.
? Tác giả đề xuất ý kiến gì? Tác giả nêu ra những lý lẽ và dẫn chứng nào?
- Cần phân biệt thói quen tốt và thói quen xấu, cần tạo thói quen tốt và khắc phục thói
quen xấu trong đời sống hàng ngày từ những việc tưởng chừng rất nhỏ.


? Những dòng câu văn nào thể hiện câu nói trên?
+ Có thói quen tốt và thói quen xấu…có người biết phân biệt tốt và xấu và đã thành
thói quen nên rất khó bỏ, thói quen thành tệ nạn,…Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng
nhiễm thói quen xấu thì dễ,…cho nên mỗi người, mỗi gia đình nên tự xem lại mình để tạo ra
nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội => đó là lý lẽ chủ yếu của người viết.
+ Những dẫn chứng trong bài khá phong phú, cách nêu, dẫn khá linh hoặt.
Chẳng hạn: - Luôn dậy sớm, luân đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách.
- Hút thuốc lá, hay cau giận, mất trật tự, gạt tàn bừa bãi ra cả nhà, vứt rác bừa
bãi, (ăn chuối xong là vứt toẹt ra cửa , ra đường…). Những nơi khuất, nơi công cộng, rác ùn
lên ném chai cốc vỡ ra từng đường rất nguy hiểm.
Giáo viên: Qua đây ta thấy tác giả chủ yếu muốn nêu và nhắc nhở mọi người khác phục
những thói quen xấu để hình thành thói quen tốt.
? Bài văn nghị luận này có nhằm giải quyết vấn đề có trong thực tế hay không? Em có tán
thành ý kiến của bài viết không? Vi sao?
Bài văn nghị luận trên nhằm rất trúng vấn đề có trong thực tế trên khắp đất nước ta nhất là
ở các thành phố, đô thị, khi mà lối sống tuỳ tiện, tự do, manh mún, hậu quả của nền kinh tế
tiểu nông và sau bao nhiêu năm chiến tranh lại bước vào nền kinh tế thị trường sôi động.
Nhiều thói quen tốt mất đi hoặc bị lãng quên. Nhiều thói quen xấu nảy sinh và phát triển…
Bài viết này khơi rất đúng, rất trúng một trong những vấn đề nhạy cảm và không dễ giải


quyết trong một sớm, một chiều và cũng không chỉ dùng một vài biện pháp có tính chất hành
chính hay mệnh lệnh mà cần tạo ra được ý thức xã hội một.
II. Hãy tìm hiểu bố cục của văn bản trên.
Học sinh: Mở bài (hai câu đầu) kết quả về thói quen và giới thiệu một vài nét thói quen
tốt.
Thân bài (tiếp theo…rất nguy hiểm) trình bày những thói quen xấu cần loại
bỏ.
Kết bài: còn lại: đề ra hướng phấn đấu của mỗi người, mỗi gia đình.
III. Bài tập 3:

Sưu tầm hai đoạn văn nghị luận và chép vào sổ, vở bài tập.
Giáo viên kiểm tra đoạn văn nghị luận do học sinh sưu tầm.
Nhận xét về các phương diện.
? Đó có phải là văn bản nghị luận không? Vì sao?
? Nguồn vủa văn bản? (tên tác giả, trích ở đâu?)
IV. Bài văn sau đây là văn bản tự sự hay nghị luận?
Giáo viên cho học sinh đọc bài văn: Hai biển hồ.
Giáo viên nêu vấn đề:
a, Văn bản trên từ nhan đề -> nội dung đều thuộc văn bản miêu tả, cụ thể là
miêu tả hai biển hồ ở Paléttin.
b, Kể chuyện về hai biển hồ.
c, Biểu cảm về hai biển hồ.
d, Nghị luận về cuộc sống về hai cách sống qua việc kể chuyện hai biển hồ.
? Theo em ý kiến nào đúng? Vì sao?
- Học sinh lựa chọn và lý giải cách chọn của mình dựa trên những hiểu biết vừa học pử
các mục trên.


Giáo viên nhấn mạnh.
- Văn nghị luận thường được trình bày chặt chẽ, rõ ràng sáng sủa trực tiếp và khúc triết
nhưng cũng có khi được trình bày một cách gián tiếp hình ảnh bóng bẩy và kín đáo. Văn bản
“hai biển hồ” thuộc loại thứ hai. Bởi vậy muốn mình nhận diện chính xác thể loại văn bản,
cần đọc kĩ và tìm hiểu theo ý sau:
+ Mục đích của văn bản. Cách trình bày diễn đạt.
+ Văn bản: “Hai biển hồ” có tả hồ, tả cuộc sống tự nhiên và con người quanh vùng hồ
nhưng không phải chủ yếu nhằm để tả hồ, kể về cuộc sống cư dân quanh hồ hoặc phát biểu
cảm tưởng về hồ. Văn bản : Hai biển hồ nhằm làm sáng tỏ về hai cách sống: Cách sống cá
nhân và cách sông sẻ chia, hoà nhập là cách sống mở rộng, trao ban mới có tâm hồn con
người tràn ngập niềm vui.
Bởi vậy đây là văn bản nghị luận.

4. Củng cố.
? Thế nào là văn bản nghị luận?
5. Dặn dò: Sưu tầm các văn bản nghị luận.
6. Đánh giá:



×