Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Giáo án Ngữ văn 7 bài 7: Luyện tập làm văn biểu cảm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.3 KB, 5 trang )

BÀI 7: LUYỆN TẬP CÁCH LÀM VĂN BẢN BIỂU CẢM
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1.Kiến thức: Củng cố kiến thức về văn biểu cảm và các đặc điểm của nó.
2. Kỹ năng: Luyện kỹ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý và viết bài.
Kĩ năngbnhận thức,kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc đồng đội,kĩ năng ra quyết
định ,tư duy sáng tạo.
B. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
1. Phân tích tình huống mẫu
2. Thực hành có hướng dẫn:
3. Động não: suy nghĩ, phân tích các ví dụ
GV: Nghiên cứu sách giáo khoa, đọc tài liệu tham khảo, bảng phụ.
HS: Đọc trước bài ở nhà.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
? Các bước làm văn biểu cảm?
3. Bài mới:
I . chuẩn bị bài ở nhà: (HS làm ở nhà ).
Cho đề bài: Loài cây tôi yêu.
1. Tìm hiểu đề, tìm ý
? Đề bài yêu cầu em viết về điều gì?
- Viết về thái độ và tình cảm đối với 1 loại cây cụ thể.
? Tìm từ ngữ quan trong trong đề bài?


- Loài cây, em yêu.
? Giải thích yêu cầu của đề qua 3 từ: Loài cây, em, yêu.
- Loài cây: Đối tượng miêu tả là loài cây chứ không phải là loài vật hay con
người.
- Em: Người viết và chủ thể bày tỏ thái độ, tình cảm.
- Yêu: Chỉ cần tập trung khai thác tình cảm tích cực là yêu để nói lên sự gắn bó và cần thiết,


ích lợi.
2. Lập dàn bài
? Dựa vào bố cục của bài văn biểu cảm, dựa vào yêu cầu của đề bài của các ý đã tìm
ra em hãy lập dàn bài văn biểu cảm?
Cho HS lập dàn bài: GV ghi dàn bài lên bảng.
a. MB: Nêu loài cây và lý do mà em yêu thích loài cây đó: Gắn bó với tuổi thơ và
những suy nghĩ về hình thức.
b. TB:
- Các đặc điểm gợi cảm của cây: Hình dáng, màu xanh.
- Cây trong cuộc sống của con người: Gắn bó, có ích lợi như thế nào.
- Cây trong cuộc sống của em: Gắn bó với kỷ niệm tuổi thơ.
c. KB: Tình cảm của em với loài cây đó: Gắn bó và yêu thương
3. Viết bài văn
- Viết đoạn mở bài: VD viết về cây bàng.
a.MB: Có lẽ cây bàng trước cửa nhà tôi là một chứng nhận cho tình cảm gắn bó
giữa tôi và Bình. Tình bạn chúng tôi lớn lên cùng cây theo năm tháng.
Hoặc có bạn viết về cây đa làng mình: Tôi yêu cây đa cổ thụ làng tôi. Không biết từ
bao đời nay cây đa đã đứng đó, như 1 vệ sỹ oai phong của làng tôi mà tôi rất tự hào.


GV: Hướng dẫn học sinh cách mở bài qua 1 VD, cho HS đọc bài làm của một số
em, gọi HS khác nhận xét.
? Mở bài của bạn đã nêu được loài cây mà bạn yêu thích chưa? Lý do nào mà bạn
lại yêu loài cây đó? Tình cảm của bạn với loài cây đó như thế nào?
- Mở bài có đầy đủ các yếu tố đó và cách diễn đạt thì mới hoàn chỉnh.
b.TB: GV gọi HS trình bày phần thân bài đã chuẩn bị ở nhà.
Yêu cầu: Qua miêu tả, tự sự mà biểu lộ cảm xúc, ý nghĩa 1 cách cụ thể, chi tiết, sâu
sắc đảm bảo các ý trong lập dàn bài.
VD: Tôi yêu làng. Trong tình yêu bao la ấy có tình yêu những mái nhà san sát, lợp
mái đỏ bình yên, yêu những vườn đào nở rộ những khi xuân về, yêu những vườn hồng

xiêm ửng vàng trái chín … nhưng tôi yêu nhất là cây đa. Đó chính là hồn của làng tôi.
Cây đa làng như chứa đựng bên trong tất cả những gì tinh tuý nhất. Tôi không biết cây
bao nhiêu tuổi. Các cụ bảo khi làng tôi ra đời cũng là lúc cây đa được khai sinh. Những
buồn vui, khó khăn gian khổ hay phát triển xung quanh của làng quê cây đa đều chứng
kiến.
Thân cây đa to phải 5 đến 6 người ôm không xuể. rễ cây dài, đâm sâu xuống lòng
đất, có nhánh rễ chồi lên khỏi mặt đất thành 1 chiếc ghế băng cho những người ngồi nghỉ
mát dưới gốc cây. Tôi thường ngồi lên chồi rễ, tựa lưng vào thân cây, nhắm mắt lại thì
thầm trò chuyện với cây và nghe cành lá xào xạc. Khi ấy tôi có cảm giác cây đa là mái
nhà mà sự an toàn chở che của đa là tuyệt đối không gì sánh được. Với lũ trẻ trong làng,
cây đa là nguồn vui tuổi thơ, là kỉ niệm về quê hương. sau này các anh chị trong làng đi
xa hay như lũ chúng tôi còn ở lại thường nhớ về cây đa – là biểu tượng của quê hương.
Quên sao được buổi chưa chốn ngủ, cả lũ kéo nhau ra gốc đa chơi đánh trận giả rồi trèo
lên cây hái quả. Quả đa là món quả lý thú với lũ trẻ chúng tôi. Quả đa chín ngọt lừ đến
đâu vẫn thấy vị chan chát ở đầu lưỡi. Những mùa là đa rụng trụi gốc, chúng tôi đốt lên,
sưởi ấm với nhau trong những ngàu se lạnh. Những làn khói bay lên, nhuốm vào cành lá,
quyện với hơi sương tạo thành một vùng khói kì ảo, lung linh huyền diệu như cổ tích. Đó
thực sự là thứ cổ tích hiện đại mà cây đa làng đã mang đến cho làng tôi, lũ trẻ chúng tôi.
Giáo viên: gọi học sinh đọc bài của mình- cho học sinh khác nhận xét.
Gợi ý câu hỏi để nhận xét.


? Bài văn của bạn bộc lộ tình cảm gì với loài cây đó? Thông qua chi tiết nào? Nhận
xét cách trình bày, cách viết có lưu loát không?
? Tình cảm đó được bộc lộ trực tiếp hay gián tiếp?
Giáo viên nhận xét chung và bài làm còn thiếu sót giáo viên gợi ý thêm để bổ sung
vào bài viết sao cho hoàn chỉnh đầy đủ.
c, Kết bài
? Phần kết thúc bài yêu cầu như thế nào?
- Kết đọng cảm xúc, ý nghĩa, nâng lên bài học tư tưởng.

Giáo viên gọi học sinh đọc bài. Cho học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét bổ sung.
Cho học sinh tham khảo kết bài sau:
Không biết tâm hồn những con người làng quê tôi sẽ cảm thấy trống trải nhường
nào nếu không còn cây đa, lũ trẻ chúng tôi sẽ cảm thấy tẻ nhạt ra sao nếu một ngày nào
đó cây đa bỗng biến mất. Mảnh hồn làng mãi mãi là mảnh hồn làng. Cây đa làng tôi mãi
mãi là hiện diện của làng tôi.
4. Luyện tập bằng văn bản mẫu
Giáo viên gợi dẫn:
+ Có hai cách luyện tập dàn bài.
Cách 1: Lập dàn bài cho một đề bài. Đây là bước chuyển tiếp để viết văn bản.
Cách 2: Lập dàn bài cho một văn bản mẫu, thực chất là rút gọn văn bản thành
dàn bài ( đề cương).
Sơ đồ chung như sau:
Đề bài.

Dàn bài.

Văn bản.

Cách thức luyện tập.

Văn bản sáng tạo.

Dàn bài.

Bước bắt buộc.

(Mũi tên hai chiều:

Văn bản sáng tạo.


Mục đích.

biểu thị mối quan hệ tương tác giữa chương trình


luyện tập và kết quả luyện tập).
+ GV gợi dẫn cho học sinh nhận xét bố cục văn bản mẫu: Cây sấu Hà Nội.
1. Mở bài: ấn tượng về những cơn mưa lá sấu vàng ào ạt rơi trong hương sấu dìu
dịu thơm.
2. Thân bài
a, Hương vị, mầu sắc của cây sấu: Hương lá dịu dàng hoa hình sao màu trắng sữa,
quả sấu xanh.
b, Tình cảm: Gợi nhớ, gợi thương, đậm đà chất Hà Nội.
c, Kỉ niệm: Thời thơ ấu, nghến cổ nhìn lên tán lá cao vút mà ngắm.
Lớn lên, đi xa, nỗi khát khao.
3. Kết bài: Cây sấu đã trở thành một phần máu thịt của Hà Nội để mà nhớ, để mà
thương.
Cho học sinh đọc đoạn văn tham khảo trong sách giáo khoa.
D. Củng cố- Dặn dò:
- Nắm được đặc điểm của văn bản biểu cảm. Các bé làm văn bản biểu cảm.
Hoàn thành bài viết : Loài cây em yêu.
E.Rút kinh nghiệm:



×