Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Giáo án Ngữ văn 7 bài 11: Từ đồng âm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.28 KB, 7 trang )

BÀI 12
RẰM THÁNG GIÊNG
– Hồ Chủ Tịch-

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Vẻ đẹp tâm hồn Bác, đó là sự hài hoà giữa tâm hồn người nghệ sỹ, yêu vẻ đẹp và tâm
hồn người chiến sỹ, yêu nước luôn lo cho dân, cho nước, lạc quan, yêu đời. Bước đầu chỉ
ra được nét chung, riêng đặc sắc của bài thơ.
- Rèn kỹ năng đọc, phân tích cảm nhận thể thơ tứ tuyệt, đối chiếu bản dịch và bản phiên
âm chữ Hán, so sánh, đối chiếu với các bài thơ Đường và thơ Đường luật đã học.
B. KỸ NĂNG SỐNG: Giúp học sinh hiểu được phong cách thơ Hồ Chí Minh , thiên
nhiên trong thơ Bác.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN.
PP: Nêu vấn đề, gợi mở, thảo luận , phân tích.
GV: Soạn và nghiên cứu tài liệu về vần thơ của Bác thời kháng chiến.
HS: Đọc và soạn bài ở nhà.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định:
2. Khám phá:
Em hãy đọc thuộc bài thơ Cảnh Khuya và cho biết nội dung và nghệ thuật bài thơ.
3. Kết nối:
“ Rằm tháng giêng “ là cảm xúc của Bác trước thiên nhiên, thể hiện phong thái ung dung
và vể đẹp hài hoà giữa tâm hồn người nghệ sỹ yêu cái đẹp và tâm hồn người chiến sỹ yêu
nước. Chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ đó.
I. Giới thiệu tác giả - Tác phẩm:
1.Tác giả:


? Cho HS đọc phần chú thích trong SGK?
? Dựa vào phần chú thích và sự hiểu biết của mình em hãy cho biết cuộc đời và sự nghiệp
của Chủ tịch Hồ Chí Minh?


Chủ tịch Hồ Chí Minh ( 1890 – 1969 ) là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam.
Người đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dựng
chủ nghĩa xã hội cho đất nước ta. Bác còn là một danh nhân văn hoá thế giới, một nhà thơ lớn
được cả thế giới ngưỡng mộ và yêu quý.
GV: Bác còn là người chiến sỹ lỗi lạc của phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế.
Người là Bác Hồ vô cùng kính yêu và thân thiết của thanh thiếu niên, nhi đồng cả nước.
2. Tác phẩm:
Hai bài thơ , “ Rằm tháng giêng “ được Bác viết ở chiến khu Việt Bắc trong những
năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
III. Đọc tìm hiểu văn bản:
A. Bài thơ: Rằm tháng giêng – 1948:
1. Bố cục văn bản:

? Đọc diễn cảm bài thơ?
? Bài thơ Bác viết trong hoàn cảnh nào?
Bác viết năm 1948.
GV nói thêm: Lúc này quân ta đang giành thắng lợi lớn của chiến dịch Thu Đông 1947
nhưng tương quan lực lượng còn chênh lệch, trứơc mắt còn nhiều gian khổ.
? Bài thơ Bác viết ở đâu? Tả cảnh gì?
Bài thơ được viết sau cuộc họp của trung ương – một cuộc họp về quân sự trên sông vắng
giữa đêm rằm tháng giêng năm 1948 ở Việt Bắc.


Rằm tháng giêng: Dân gian gọi là tết Nguyên tiêu: Người xưa thường đón vầng trăng tròn
đầu tiên của một năm để đoán định công việc làm ăn, cầy cấy… Bác cùng với trung ương
họp bàn quân sự trên dòng sông ngay trong đêm rằm tháng giêng năm 1948 cũng đầy ý
nghĩa vì nó có quan hệ đến vận mệnh nước nhà.
* Giải nghĩa từ khó:
Cho HS đọc nguyên âm chứ Hán.
Gọi một em HS giả nghĩa 2 câu đầu.

Kim: Nay.

Xuân giang: Dòng sông mùa xuân.

Dạ: Đêm.

Xuân thuỷ: Nước mùa xuân.

Nguyên tiêu: Đêm rằm tháng giêng. Tiếp: Liền với.
Nguyệt: Trăng.

Xuân thiên: Bầu trời mùa xuân.

Chĩnh: Vừa đúng.

Viên: Tròn.

Nghĩa câu 1: Đêm nay, đêm rằm tháng giêng, trăng đúng lúc tròn nhất.
Nghĩa câu 2: Sông xuân, nước xuân, tiếp giáp với trời xuân.
? Gọi HS giải nghĩa câu 3, 4.
Yên: Khói.

Dạ bá: Lúc nửa đêm.

Ba: Sóng.

Quy lai: Trở về.

Thâm: Sâu.


Mân: Đầy.

Xứ: Nơi.

Thuyền: Thuyền.

Đàm: Bàn bạc.
Quân sự: Việc quân.
Câu 3: Nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng bàn việc quân.
Câu 4: Nửa đêm quay về sông đầy thuyền.
? Cho HS dịch nghĩa cả bài thơ?
? Em nào nhận thấy so với nguyên tác, bản dịch có quy tắc gì khác?
Nguyên tác: Thất ngôn tứ tuyệt.

Bản dịch: Lục bát.


Bản dịch thêm vào nhiều từ: Lồng lộng, bát ngát, ngân khá hay nhưng lại thiếu một từ xuân ở
câu thứ 2. Câu thứ 3 cũng thiếu 2 chữ “ Yên ba “ ( Khói súng ). Dịch là giữa dòng mới thấy
được nơi đàm luận bàn, quân sự và làm thơ nhưng đã bỏ đi cái mịt mù, hư thực của cảnh
khuya.
* Tìm hiểu văn bản:
a. Hai câu thơ đầu:
? Cảnh trăng ở đây có gì khác so với trăng ở bài thơ trên?
Nếu bài thơ trên rằm đầu tiên của một năm mới: Thời điểm này được nghi nhận bằng
hình hảnh nào trong lời thơ thứ nhất: Kim dạ nguyên tiêu, nguyệt chính viên?
Hình ảnh: “ Nguyệt chính viên “ nghĩa là trăng tròn nhất.
GV: Trăng tròn, vầng trăng vành vạch trên bầu trời trong xanh.
? Vầng trăng “ Nguyệt chính viên “ gợi tả một không gia như thế nào?
Không gian cao rộng, bát ngát, tràn đầy ánh trăng.

GV: Câu thởm đầu mở ra khung cảnh bầu trời cao rộng, trong trẻo nổi bật trên bầu trời ấy
là trăng tròn đầy, toả sáng xuống khắp trời đất.
? Thời điểm: “ Nguyệt chính viên “ đã soi tỏ cảnh tượng như thế nào?
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên.
? Nghĩa câu thơ? Sông xuân, nước xuân liền với trời xuân.
? Bản dịch thơ đã mất đi từ nào? Từ xuân.
? Vậy từ xuân được lặp đi lặp lại diễn tả điều gì?
Diễn tả vẻ đẹp của sông xuân, nước xuân, trời xuân.
? Qua đó em thấy gì ở bức vẽ trên?
Làm hiện lên bức tranh xuân tràn đầy sức sống, tràn ngập cả đất trời.
? Câu thơ: Sông xuân, nước xuân tiếp bầu trời xuân gợi lên không gian như thế nào?
Không gian cao, rộng, bát ngát không có giới hạn, với con sông, mặt nước tiếp liềnvới
bầu trời tràn đầy sức xuân.
GV: Cả không gia, cao rộng bát ngát tràn đầy sức sống của mùa xuân “ Xuân giang, xuân
thuỷ tiếp xuân thiên “. Ba tứ “ Xuân “ được lặp lại đã nhấn mạnh sự diễn tả vẻ đẹp, sức


sống mùa xuân đang tràn ngập cả đất trời. Trăng rằm mùa xuân, dòng sông xuân, làn
nước xuân, bầu trời xuân, 4 nét vẽ đã tạo nên sự hoàn chỉnh của bức tranh xuân.
? Em có nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả? Có nét gì giống so với các bài thơ cổ mà
em đã được học?
Cách miêu tả không gian ở đây cũng giống như trong thơ cổ phương đông, chú ý đến
toàn cảnh và sự hoà hợp thốnh nhất giữa các bộ phận trong cái toàn thể để thấy cái thần
của sự việc chứ ít khi tả cụ thể, chi ly các màu sắc, đường nét.
b. Hai câu thơ sau:
Cho HS đọc cả phiên âm chữ Hán, dịch nghĩa, dịch thơ.
? Bức tranh xuân được thêm những nét gì nữa?
Điểm thêm khói sóng ( Yên ba ).
? “ Yên ba thâm xứ “ gợi nên không gian như thế nào?
Không khí mờ ảo, không gia hẻo lánh, sâu thẳm.

? Giữa không gian đó ta bắt gặp hình ảnh của người như thế nào? Đàm quân sự.
? Em hiểu đàm quân sự ở đây là như thế nào:
Là bàn việc kháng chiến chống Pháp lúc này rất khẩn trương.
Là bàn việc sinh tử của đất nước.
? Trong nguyên tác, câu thứ 3 cho người đọc biết thêm điều gì? Gợi lên không khí gì?
Với Bác, giữa nơi khói sóng, nơi hẻo lánh, sâu thẳm lại là nơi bàn việc quân, nơi lo việc
lớn cho dân tộc, đất nước chứ không phải nơi thưởng ngoạn của khách ẩn dật.
GV: Câu thơ thứ 3 không chỉ vẽ nên cái không khí mờ ảo của đêm trăng rừng núi chiến
khu Việt Bắc ( Yên ba thâm xứ ) mà còn hé cho người đọc nhận ra cái lhông khí thời đại,
không khí hội họp luận bàn việc quân, việc nưởcất bí mật, rất khẩn trương của trung
ương Đảng, chính phủ và Bác Hồ trong những năm tháng gay go ấy.
Thì ra đây đâu phải là cuộc du ngoạn, ngắm trăng thông thườngcủa các nhà ẩn sỹ, lánh
đời, nhàn tản. Cũng giống như bài thơ trên đây là những phút nghỉ ngơi hiếm hoi của vị
lãnh tụ trên đường về, sau những hội nghị quan trọng và bí mật để quyết định những vấn
đề liên quan tới thắng lợicủa cuộc chiến đấu của toàn quân trên các chiến trường liên khu.
? Điều đó giúp em hiểu gì giữa cảnh và người? Cảnh và người đan lồng, hoà quyện vào nhau.


GV bình: Cả bài thơ có 4 câu thì tới 3 câu tả về trăng duy chỉ có 1 câu 3 nói về người
trong cảnh. Câu thơ giúp chúng ta hình dung Bác đang bàn việc đại sự quốc gia giữa
không gian đẹp đẽ tràn đầy ánh trăng. Cảnh và tình đã hoà quyện làm cho bức tranh xuân
không chỉ đẹp mà thêm sống động đầy tình người, giàu ý nghĩa.
? Câu thơ cuối cùng tả cảnh gì? Tả tiếp cảnh trăng.
? Em có nhận xét gì về cảnh trăng ở câu kết này? Trăng càng tràn trề, sáng tỏ hơn.
? Câu thơ cuối gợi cho em hình dung cảnh tượng ở đây như thế nào?
Con thuyền chở cả trăng và khách lướt trên sông trăng.
? Qua đó em hiểu gì về mối quan hệ giữa trăng và người? Gắn bó, hoà hợp.
? Qua đó em hiểu gì về Bác?
Tâm hồn yêu nước của Bác luôn rộng mở với thiên nhiên, đó là vẻ đẹp tình yêu đất nước.
Tâm hồn ung dung, thanh thản, lạc quan.

GV: Bác là một nhà chính trị, một nhà chiến lược quân sự nhưng tâm hồn dạt dào tình
yêu thiên nhiên. Trong cái” Lo nước “ vẫn có cái ung dung thanh thản của một người
luôn làm chủ mội tình huống. Đó là chất thép trong con người Hồ Chí Minh.
? Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại thể hiện trong bài thơ “ Rằm tháng giêng “ như thế nào?
Đọc bài thơ người ta liên tưởng đến những câu thơ cổ nói về cảnh đam trăng lên trên sông
nước… những vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của bài thơ còn thể hiện ở chính hình ảnh nhân vật
trữ tình: Ung dung, thanh thảngiữa cảnh thiên nhiên như một thi sỹ ngoạn cảnh với một tâm
hồn dạt dào đầy lạc quan, tin tưởng. Bác Hồ với phong thái ung dung thể hiện bản lĩnh lớn,
hoàn toàn làm chủ trước mọi tình huống. Đó là chất thép Hồ Chí Minh hài hoà với chất nghệ
sỹ Hồ Chí Minh.
IV. Tổng kết – Ghi nhớ:
a. Nội dung.
GV: Nêu vấn đề để HS phát biểu tổng kết.
? Hai bài thơ tả cảnh gì? Tình cảm của Bác Hồ đối với những cảnh đó như thế nào? Qua
đó ta hiểu thêm gì về tâm hồn của Bác?
Hai bài thơ là 2 bức hoạ về cảnh đêm trăng. Cảnh đêm trăng trong rừng khuya và cảnh
đêm trăng rằm trên sông nước mùa xuân.


Cảnh đẹp và lòng người say đắm với cái đẹp. Bác là người rất yêu cái đẹp. Tâm hồn Bác
là tâm hồn nghệ sỹ tinh tế, luôn rộng mở, chan hoà với thiên nhiên, đất trời.
Hai bài thơ cho ta thấy tâm hồn chiến sỹ thanh khiết của Bác. Bác luôn “ Lo nỗi lo nước ,
nhà “ luôn lạc quan tin tưởng trong mọi tình huống.
b. Nghệ thuật:
Hai bài thơ được sáng tác theo thể thơ Đường luật tứ tuyệt có hình thức nghệ thuật cổ,
chứa đựng nội dung vừa cổ điển, vừa hiện đại. Hình ảnh thơ tươi đẹp, phóng khoáng.
Sự so sánh tinh tế, gợi cảm ( Tiếng suối trong như tiếng hát, cảnh khuya như vẽ ).
GV: Yêu cầu HS nhắc lại nội dung phần ghi nhớ SGK.
V. Luyện tập:
Tìm đọc và chếp lại một số bài thơ, câu thơ của Bác Hồ viết về trăng hoặc cảnh thiên

nhiên.
VD1: Trăng vào cửa sổ…. hôm sau. ( Tin thắng trận ).
VD2: Trong tù không riệu… nhà thơ ( Ngắm trăng – Nhật ký trong tù ).
4. Củng cố: ? Đọc diễn cảm 2 bài thơ?
5. Dăn dò: Học thuộc bài.
6. Đánh giá



×