Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Giáo án Ngữ văn 7 bài 11: Từ đồng âm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.06 KB, 5 trang )

Tiếng Việt:

TỪ ĐỒNG ÂM

A- Mục tiêu bài học:Giúp HS:
- Hiểu được thế nào là từ đồng âm, biết cách xác định nghĩa của từ đồng âm.
- Có thái độ cẩn trọng, tránh gây nhầm lẫn hoặc gây khó hiểu do hiện tượng
đồng âm
B- Chuẩn bị:
- Gv: Bảng phụ chép ví dụ và bài tập.Những điều cần lưu ý: Cần phân biệt từ
đồng âm với từ nhiều nghĩa.
-Hs:Bài soạn
C- Tiến trình lên lớp:
I- HĐ1:Khởi động(5 phút)
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra:
- Thế nào là từ trái nghĩa? Đặt câu có từ trái nghĩa?
- Từ trái nghĩa được dùng để làm gì? Sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì? Cho
ví dụ minh hoạ? (Dựa vào ghi nhớ 2 - sgk - 128 ).
3.Bài mới:
Đọc đoạn thơ của Đỗ Phủ:
Tranh bay sang sông trải khắp bờ.
Mảnh cao treo tót ngọn rừng xa,
Mảnh thấp quay lộn vào mương sa.
- Tìm cặp từ trái nghĩa có trong đoạn thơ trên? Vì sao em biết đó là cặp từ trái
nghĩa? (cao - thấp. Vì 2 từ này có nghĩa trái ngược nhau)


- Từ cao trong câu: “Mua cao về dán nhọt.” giống và khác từ cao trong đoạn thơ
của Đỗ Phủ ở chỗ nào (giống về âm nhưng khác về nghĩa). Những từ phát âm
giống nhau nhưng nghĩa lại khác xa nhau gọi là từ gì? (Đồng âm).


Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta củng cố và nâng cao kiến thức về từ đồng âm.
II-HĐ2:Hình thành kiến thức mới(20 phút)
Hoạt động của thầy-trò

Nội dung kiến thức

+Hs đọc ví dụ - Bảng phụ.

A-Tìm hiểu bài:

- Giải thích nghĩa của các từ lồng?

I- Thế nào là từ đồng âm:

- Lồng 1: Chỉ hđ chạy cất cao vó lên với sức
mạnh đột ngột rất khó kìm giữ.

*Ghi nhớ 1:Từ đồng âm: Là n từ
giống nhau về âm thanh nhưng
nghĩa khác xa nhau, không liên
quan gì với nhau.

- Lồng 2: Chỉ đồ vật thường đan thưa bằng tre
nứa để nhốt chim.
- Hai từ lồng này giống nhau và khác nhau ở chỗ
nào? (Giống về âm thanh và khác về nghĩa).
+Gv: Từ lồng ở 2 ví dụ trên là từ đồng âm.
- Em hiểu thế nào là từ đồng âm ?
- Hs đọc ghi nhớ 1-sgk-135.


- Nhờ đâu mà em phân biệt được nghĩa của các
II- Sử dụng từ đồng âm:
từ lồng trong 2 ví dụ trên? (Dựa vào mối quan
hệ giữa từ lồng với các từ khác ở trong câu - Tức
là dựa vào ngữ cảnh)

- Câu: “Đem cá về kho.” Nếu tách khỏi ngữ
cảnh có thể hiểu thành mấy nghĩa?
+Kho 1: Nơi tập trung cất giữ tài sản.


(Đem cá về kho của xí nghiệp. Đem cá cất vào
kho.)
+Kho 2: Hành động nấu kĩ thức ăn mặn. (Đem
cá về kho tương. Mẹ tôi kho cá bằng nồi đất rất
ngon.)
+Gv: Như vậy là từ kho được hiểu với 2 nghĩa
hoàn toàn khác nhau.

* Ghi nhớ 2:
Khi giao tiếp phải chú ý đầy đủ
đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai
nghĩa của từ được dùng với nghĩa
nước đôi do hiện tượng đồng âm.

- Để tránh những hiện tượng hiểu lầm do từ
đồng âm gây ra, khi sử dụng từ đồng âm chúng
ta cần chú ý gì?
III-HĐ3:Tổng kết(5 phút)


III-Tổng kết:

-Thế nào là từ đồng âm?Sử dụng từ đồng âm cần
*Ghi nhớ 1, 2 sgk-135, 136
chú ý điều gì?
- Hs đọc ghi nhớ 1, 2.
IV-HĐ4:Luyện tập, củng cố(10 phút)
B- Luyện tập:
- Đọc đoạn dịch thơ Bài ca nhà tranh...

- Bài 1 (136 ):

-Tìm từ đồng âm với mỗi từ sau: Thu, cao, ba,
tranh, sang, nam, sức, nhè, tuốt, môi.

- Thu: mùa thu, gió thu (chỉ thời
tiết-nghĩa trong bài thơ )
+ Thu: thu hoạch, thu hái (gặt hái,
thu nhận)
+ Thu: thu ngân, thu quĩ (Thu tiền )
+ Thu: thu nhận (tiếp thu và dung
nạp)
- Cao: thu cao (gió thu mạnh nghĩa trong bài thơ)
+ Cao: cao cấp (bậc trên)
+ Cao: cao hứng (hứng thú mạnh


hơn lúc thường)
+ Cao: cao nguyên (nơi đất cao
hơn đồng bằng)

- Tìm nghĩa khác nhau của danh từ cổ và giải
thích mối liên quan giữa các nghĩa đó?

2- Bài 2 (136 ):
a- Các nghĩa khác nhau của DT cổ:
- Cái cổ: phần giữa đầu và thân.
- Cổ tay: Phần nối bàn tay với cánh
tay.

- Tìm từ đồng âm với danh từ cổ và cho biết
nghĩa của từ đó?

- Cổ chai: Phần giữa miệng thân
chai.
- Cao cổ: cất tiếng lên.
b- Các từ đồng âm với DT cổ:
- Cổ kính: xưa cũ

- Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm sau (ở mỗi câu
phải có cả 2 từ đồng âm)?
- Cổ động: cổ vũ, động viên
V-HĐ5:Đánh giá(3 phút)

- Cổ lỗ: cũ kĩ quá

-Tìm từ đồng âm và đặt câu với từ đó

3- Bài 3 (136 ):

VI-HĐ6:Dặn dò(2 phút)


- Bàn (danh từ ) – bàn (động từ ):

-VN học bài, soạn bài “Các yếu tố tự sự, miêu tả Chúng tôi bàn với nhau chuyển cái
trong văn biểu cảm”
bàn đi chỗ khác.
- Sâu (danh từ ) – sâu (động từ ):
Những con sâu làm cho vỏ cây bị
nứt sâu hơn.
- Năm (danh từ ) – năm (số từ ):
Có một năm anh Ba về quê năm
lần.




×