Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

KẾ HOẠCH GIÁM sát 2 LOÀI THỰC vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.13 KB, 9 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƯỜNG
----------

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: BẢO TỒN THỰC VẬT RỪNG
Kế hoạch bảo tồn hai loài thực vật cây Pơ Mu và Lan Hài Vân tại vườn quốc
gia Phước Bình – Ninh Thuận

Họ tên sinh viên:
Mã sinh viên:
Lớp:
Ngành:
Giáo viên môn học:

Phan Văn Tâm
1743020075
K62_LT
Quản lý tài nguyên rừng
TS. Vương Duy Hưng

Hà Nội, tháng 4 năm 2019

1


MỤC LỤC
I. Giới thiệu.......................................................................................................................................................3
1. Vườn Quốc gia Phước Bình – Ninh Thuận................................................................................................3
2. Cây Pơ- mu....................................................................................................................................................4
3. Lan hài vân – Paphiopedilum callosum........................................................................................................5


Phần II...............................................................................................................................................................6
Mục đích, yêu cầu và nội dung kế hoạch.........................................................................................................6
I. Mục đích – yêu cầu........................................................................................................................................6
2. Yêu cầu..........................................................................................................................................................6
II. Nội dung........................................................................................................................................................6
1. Đối tượng......................................................................................................................................................6
2.Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................................................................6
3. Nội dung cụ thể của kế hoạch bảo tồn:.......................................................................................................7
4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................................................7
a, Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp.......................................................................................................7
b, Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp:........................................................................................................7
c, Điều tra thực địa:..........................................................................................................................................7
d, Phân tích và xử lý số liệu..............................................................................................................................8
III. Tổ chức thực hiện........................................................................................................................................8

2


I. Giới thiệu
Rừng là một nguồn tài nguyên quý giá, là thành phần quan trọng của
môi trường sống. Sử dụng hợp lý là vấn đề trong lịch sử phát triển của bất
kỳ quốc gia nào trên thế giới. Tuy diện tích rừng có hạn nhưng nếu được
quản lý chặt chẽ trong quá trình sử dụng thì rừng không những không bị
giảm đi về diện tích mà còn tăng cả về đa dạng sinh học.
Đối với nước ta sự gia tăng dân số dẫn đến nhu cầu về nhà ở, lương
thực và đất sản xuất đang gây sức ép đối với diện tích rừng. Nhiều loài quý
hiếm đã bị khai thác dẫn đến cạn kiện và có nguy cơ bị tuyệt chủng cao như
Pơ mu và các loài lâm sản ngoài gỗ khác như các loài họ lan. Vì vậy, trước
tình hình đó cần phải nâng cao vai trò bảo tồn các loài quý hiếm, đánh giá
thực trạng loài và xây dựng kế hoạch bảo tồn cụ thể hai loài Pơ mu và Lan

hài vân tại vườn quốc gia Phước Bình – Ninh Thuận cụ thể như sau:
1. Vườn Quốc gia Phước Bình – Ninh Thuận
- Vị trí địa lý:
Từ 11058’32” đến 12010’00” vĩ độ Bắc
Từ 108041’00” đến 108049’05” kinh độ Đông.
Diện tích: 19.841 ha. Trong đó:
- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 10.486 ha
- Phân khu phục hồi sinh thái: 9.144 ha
- Phân khu hành chính dịch vụ: 184 ha
Địa giới hành chính:
Nằm trong địa giới hành chính của xã Phước Bình, huyện Bác Ái, tỉnh
Ninh Thuận.
Vùng đệm: Gồm hai xã phước Hòa và Phước Bình của huyện Bác Ái,
tỉnh Ninh Thuận với tổng diện tích: 11.082 ha.
Hệ thực vật:
- Đã nghi nhận 1.225 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 584 chi,
156 họ của 7 ngành thực vật. Trong số này có 75 loài bị đe dọa ở cấp quốc
gia và toàn cầu, với 36 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam và 58 loài có tên
trong Danh lục Đỏ IUCN. Ngoài ra còn có 22 loài bị cấm khai thác, buôn
bán và vận chuyển theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP.
Mới được thành lập vào năm 2007 sau khi chuyển hạng từ khu bảo
tồn thiên nhiên, Vườn quốc gia Phước Bình là một trong những vườn quốc
gia trẻ nhất trong hệ thống quy chế bảo tồn cao nhất của Việt Nam. Tuy vậy,
không vì được thành lập muộn mà hệ sinh thái nơi đây kém quan trọng,
ngược lại Phước Bình có mức đa dạng sinh học khá cao và là một trong
những Vườn quốc gia có thảm thực vật đa dạng nhất Việt Nam.
3


Dựa trên phương pháp phân loại thảm thực vật của Giáo sư Tiến sĩ

Thái Văn Trừng, Phước Bình có tới 15 kiểu phụ Thảm thực vật. Đó là:
- Rừng kín thường xanh chủ yếu cây rộng á nhiệt đới núi thấp với hai
kiểu phụ là Rừng kín thường xanh thứ sinh nhân tác á nhiệt đới núi thấp và
Rừng phục hồi sau thứ sinh nhân tác hỗn giao gỗ, tre nứa á nhiệt đới núi
thấp.
- Rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng lá kim á nhiệt đới núi
thấp.
- Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới với kiểu phụ là Rừng nhiệt
đới thứ sinh nhân tác, Rừng nhiệt đới thứ sinh nhân tác hỗn giao lồ ô và cây
gỗ, kiểu phụ trảng ỏ, cây bụi, cây gỗ rải rác thứ sinh nhân tác.
- Rừng thưa lá rộng nửa rụng lá hơi khô nhiệt đới kiểu phụ là Rừng
thưa lá rộng nửa rụng lá thứ sinh nhân tác.
- Rừng thưa chủ yếu câ lá kim nhiệt đới với kiểu phụ là Rừng thưa
chủ yếu cây lá kim thứ sinh nhân tác.
Với các kiểu rừng đa dạng như vậy, khu hệ thực vật của Vườn quốc
gia Phước Bình rất đa dạng. Nằm ở trung tâm đa dạng sinh học của dãy
Trường Sơn, nơi đây hội nhiều luồng thực vật như Luồng thực vật thân
thuộc với khu hệ thực vật Malay-sia- Indonesia với đặc trưng câu họ Dầu
Dipterocarpaceae, Luồng thực vật thân thuộc với khu hệ thực vật Ấn Độ Miến Điện, Luồng thực vật thân thuộc với khu hệ thực vật Himalaya – Vân
Nam – Quý Châu và nhóm thực vật mang đặc điểm của khu hệ thực vật bản
địa miền Bắc Việt Nam – Nam Trung Hoa.
Trong 58 loài có tên trong Sách đỏ IUCN có 7 loài là cây họ Dầu,
được xếp vào cấp độ Rất nguy cấp (CR). Các loài này có phân bố hẹp, trong
các kiểu rừng mong manh, dễ bị tác động nen thường bị đe dọa ở cấp độ cao.
Với 96% lao động làm nông – lâm nghiệp và số ngày lao động trong
năm chỉ hơn một nửa thời gian trong chút ít, tình trạng thất nghiệp bán thời
gian ở đây rất cao. Đây là áp lực rất lớn đối với công tác bảo tồn bởi người
dân phải làm gì đó để bù đắp những tháng thiếu đói trong năm do năng suất
nông nghiệp thấp không thể đáp ứng hoàn toàn nhu cầu lương thực của
người dân. Họ không có cách nào khác ngoài việc khai thác các sản phẩm từ

rừng như đốn gỗ và sản bắn các loài động vật thực vật hoang dã trái phép.
Những người khai thác trái phép đã tập trung vào khai thác các loài cây có
giá trị kinh tế cao.
2. Cây Pơ- mu
Pơ mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. henry&H. H. Thomas)
Tên khác: Mạy vác, hòng, mạy long lanh (tiếng việt)
4


Hiện trạng bảo tồn:
Hiện trạng quốc tế: Gần bị tuyệt chủng
Hiện trạng quốc gia hiện tại: Biết không chính xác
Hiện trạng quốc gia đề xuất đánh giá: Đang bị tuyệt chủng A2cd
Phân bố rộng là lý do để đánh giá hiện trạng quốc tế của cây pơ mu ở
mức Gần bị tuyệt chủng theo tiêu chí IUCN 1994. Tuy nhiên, tại mỗi quốc
gia Pơ mu đều bị khai thác với quy mô lớn và các quần thể trở nên bị phân
cách cô lập. Hiện trạng quốc tế của loài đang được đánh giá lại. Ở Việt Nam
loài này đã được xếp ở mức Đang bị tuyệt chủng dựa trên mức suy giảm nơi
sống do phát triển của các hoạt động khai thác. Phần lớn những lâm phần
còn tập trung ở các vùng núi xa xôi của Lào Cai, Nghệ An và Mường La,
Sơn La, và việc khai thác bất hợp pháp vẫn xẩy ra. Theo tiêu chí mới
(IUCN, 2001) loài này có thể đáp ứng chỉ tiêu A2cd cho mức đánh giá Đang
bị tuyệt chủng do mức độ khai thác mạnh. Loài này cũng có thể đáp ứng các
tiêu chí đánh giá khác khi có thêm thông tin về phạm vi của các lâm phần
còn lại.
Mô tả: Cây mọc đứng, thân thẳng với tán tròn, cao tới 30m và đường kính ngang
ngực tới 1,5m hoặc hơn. Đây là loài duy nhất của chi này và rất biến động về dạng
lá tùy theo tuổi của cây và cành. Pơ mu gặp thành các khu rừng gần như thuần loài
trên các đồi núi đá vôi hoặc núi đất, có khi mọc từng cá thể hoặc thành các đám
nhỏ rải rác trên các sườn núi và thung lũng trong rừng nguyên sinh rậm thường

xanh cây lá rộng hiệt đới gió mùa núi thấp và núi trung bình.
Phân bố: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái, Hà Giang,
Bắc Kạn, Phú Thọ, Hòa Bình, Nghệ An, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Ninh
Thuận…
Công dụng: Pơ mu cho gỗ tốt dùng làm nhà, kể cả lợp mái, làm đồ mỹ
nghệ. Cũng là nguồn cung cấp tinh dầu quý.
Các mối đe dọa: Gỗ Pơ mu có giá trị cao và do đó đã bị khai thác
mạnh. Những năm ngần đây đã rất hiếm do việc chặt hạ chọn lọc. Sinh thái
của loài chưa được biết rõ. Nếu như loài này phụ thuộc vào các tác động tới
rừng mới có thể tái sinh tập trung (thực tế loài không gặp trong các đám nhỏ
có thể khẳng định điều này) thì việc chặc chọn lọc có thể tạo điều kiện cho
các cây hạt kín nhanh chóng chiếm lĩnh các khoảng trống và hạn chế Thông
tái sinh. Những cây nhỏ còn lại có nhiều khả năng lại bị chặt hạ trong những
đợt khai thác tiếp theo khi những cây này mọc lớn hơn. Nếu như vậy thì tình
hình này có thể dẫn đến việc loại bỏ Pơ mu ra khỏi ừng mà đúng ra cần được
bảo vệ.

5


3. Lan hài vân – Paphiopedilum callosum.
Mô tả: Cỏ mọc trên đồi hoặc trên núi đá vôi với 3-5(6) lá. Lá hình bầu
dục hẹp, bầu dục thuôn hoặc hình trứng ngược, thường có 3 răng ở đỉnh
nhọn, dài 10-20cm, rộng 3,2-4,8 cm, phủ lông rìa ở gốc, đốm khảm tối và
sáng mặt trên, đôi khi đốm tía ở mặt dưới gần gốc. Cụm hoa 1 hoa (hoặc
hiếm khi 2 hoa, cao 20-40 cm, cuống cụm hóa tía, phủ lông tía, dài 12-25
cm, lá hình trứng tới hình bầu dục; nhọn hoặc gần nhọn, dài 1,5 – 2,8 cm,
rộng 1,5-2cm, xanh, đôi khi có đốm tía, có lông rìa. Hoa to, rộng 8-11cm; lá
đài trắng có điểm vài đốm tía ở nửa dưới, gần tía và xanh; lá đài lưng có các
mụn lồi nhỏ màu bạc ở gần gốc; cánh hóa trắng, xanh hoặc xanh vàng với

một phần ba đỉnh màu tía, có đốm nâu thâm ở mép lá trên và đôi khi ở nửa
dưới; màu nâu tía nhạt, vàng tươi ở gốc, có các mụn lồi tía nâu ở các thùy
bên, thường có gân xanh ô liu; nhị lép trắng hoặc vàng tươi với gân xanh
thẫm; cuống và bầu dài 3-6,5 cm, xanh, đốm tía, phủ lông tía. Lá đài lưng
hình trứng ngược rộng tới gần hình tròn, chóp nhọn đột ngột, dài 4-5,5cm,
rộng 4,6 – 6 cm, mép uốn cong có lông rìa. Lá dài hơn hình lòng chảo, bầu
dục tới hình mũi giáo rộng, nhọn và dài 2,7-3,2 cm, rộng 1,6-2,5 cm.
Phân bố: Thái Lan, Việt Nam (Gia Lai, Lâm Đồng, Quảng Nam,
Quảng Trị, và Thừa Thiên Huế), Lào, Campuchia.
Sinh thái: Rừng nguyên sinh rậm, thường xanh, mưa mùa, cây lá rộng,
trên đá granit và đá cát ở độ cao 300 – 1300 m.
Thời gian nở hoa: Tháng 4- 6
Tình trạng bảo tồn theo IUCN: EN.
Phần II.
Mục đích, yêu cầu và nội dung kế hoạch
I. Mục đích – yêu cầu
1. Mục đích
- Đánh giá thực trạng cây Pơ mu và cây Lan hài vân, khả năng tái sinh
và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây Pơ mu và cây
Lan hài vân tại vườn quốc gia Phước Bình – Ninh Thuận để đưa gia giải
pháp bảo tồn hai loài thực vật này.
2. Yêu cầu
- Đánh giá được sự phân bố và sinh trưởng của hai loài pơ mu và Vân
hài.
- Đánh giá được hiện trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến mật độ, sự
phân bố, sinh trưởng và phát triển của hai loài trên.
6


- Đề xuất một số giải pháp quản lý và bảo tồn hai loài thích hợp với

điều kiện của địa phương.
II. Nội dung
1. Đối tượng
- Bảo tồn 02 loài cây: Pơ mu và Lan hài vân tại vườn quốc gia Phước
Bình – Ninh Thuận
2.Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Vườn quốc gia Phước Bình – Ninh Thuận.
- Thời gian: Từ tháng 4/2019 đến tháng 4/2020.
3. Nội dung cụ thể của kế hoạch bảo tồn:
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tại vườn quốc gia Phước
Bình – Ninh Thuận đối với sinh trưởng, phát triển và phân bố cây Pơ mu và
cây Lan hài vân.
- Đánh giá thực trạng, khả năng tái sinh tự nhiên của cây Pơ Mu, cây
Lan hài vân.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố và tái sinh loài Pơ Mu,
Lan hài vân (ảnh hưởng tích cực về điều kiện tự nhiên và tiêu cực do con
người gây ra).
- Thử nghiệm giâm hom loài Pơ Mu, Lan hài vân
- Đề xuất các giải pháp nhằm phục hồi và phát triển hợp lý quần thể
Pơ Mu, Lan hài vân đáp ứng mục tiêu bảo tồn và phát triển.
4. Phương pháp nghiên cứu
a, Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
Thu thập các tài liệu, các thông tin liên quan đến thành phần loài, sự
phân bố, ảnh hưởng của người dân đến nguồn tài nguyên thực vật quý hiếm,
nguy cấp từ các tài liệu, báo cáo của các chương trình điều tra nghiên cứu tại
Vườn quốc gia Phước Bình để làm cơ sở cho công tác điều tra thực địa.
b, Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp:
+ Điều tra phỏng vấn:
Phỏng vấn người dân địa phương sống trong khu vực vùng đệm VQG,
điều tra về tình hình khai thác, sử dụng, buôn bán các loài thực vật quý hiếm

và ý kiến về vấn đề quản lý bảo tồn và phát triển loài cây Pơ Mu (Fokienia
hodginsii), Lan Hài Vân tại Vườn quốc gia Phước Bình. Điều tra theo phiếu
phỏng vấn, theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn.
c, Điều tra thực địa:
* Xác lập các tuyến điều tra.

7


- Áp dụng phương pháp điều tra theo tuyến trong điều tra thực vật
rừng. Trong phương pháp điều tra lâm học ta thu thập số liệu dựa trên cơ sở
ô tiêu chuẩn điển hình tạm thời.
- Lập ô tiêu chuẩn có diện tích 2.000 m 2 nơi có Pơ Mu, Vân hài
chiếm tỷ lệ lớn trong tổ thành rừng. Dựa vào việc rà soát bản đồ thảm thực
vật và các thông tin liên quan đến loài cây Pơ Mu, Lan Hài Vân tiến hành
xác định các tuyến điều tra để phát hiện loài cây cần bảo tồn trên bản đồ địa
hình 1:50.000. Tuyến điều tra được lựa chọn dựa trên các đường mòn có sẵn
để dễ tiếp cận khu vực hơn.
- Xây dựng 05 tuyến điều tra, trên mỗi tuyến điều tra lập 02 ô tiêu
chuẩn (OTC) để điều tra các loài quý hiếm cần bảo tồn.
- Thu thập số liệu trong OTC bao gồm:
+ Đối với cây gỗ đo đường kính 1m3, chiều cao vút ngọn, đường kính
tán, độ tàn che, độ che phủ, điều tra cây tái sinh bằng các ô dạng bản nằm
trong ô tiêu chuẩn. Đối với cây Lan hài vân điều tra bằng việc đếm số lượng
cá thế có trong OTC.
d, Phân tích và xử lý số liệu
+ Sử dụng phương pháp toán học để thống kê và xử lý các số liệu thu
thập được. Số liệu được sử lý bằng sự trợ giúp của phần mềm excel. Sử
dụng Mapinfo để tính diện tích loài Pơ Mu, Lan Hài Vân
+ Xác định diện tích và trữ lượng của loài Pơ Mu (F. hodginsii) trên

toàn vùng phân bố.
- Trữ lượng: Việc xác định diện tích và trữ lượng của các loài cây Pơ
mu, và Lan hài vân có tầm quan trọng trong việc lập kế hoạch bảo tồn cho
Vườn quốc gia Phước Bình.
III. Tổ chức thực hiện
Thành lập một nhóm cán bộ chịu trách nhiệm điều tra giám sát (gọi là
tổ giám sát sinh học). Tổ giám sát sinh học bao gồm 8 cán bộ khoa học
thuộc Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Cứu hộ (TTKH&CH) của VQG
Phước Bình và trạm trưởng các trạm kiểm lâm quản lý các khu vực giám sát.
Tổ giám sát sinh học do một tổ trưởng đứng đầu. Tổ trưởng là cán bộ của
TTKH&CH, chịu trách nhiệm chỉ đạo và kiểm tra hoạt động của cả nhóm.
Tổ giám sát sinh học được chia thành 2 nhóm (gọi là Nhóm 1, Nhóm 2). Mỗi nhóm
phụ trách giám sát tại 1 khu vực. Mỗi nhóm gồm 2 cán bộ khoa học thuộc
TTKH&CH và các trạm trưởng trạm kiểm lâm của khu vực do nhóm đó chịu trách
nhiệm, nhóm cử ra một nhóm trưởng.
Đến chu kỳ giám sát, mỗi nhóm chủ động tiến hành các hoạt động
điều tra giám sát trong các khu vực được phân công. Nhóm trưởng có trách
nhiệm đôn đốc và theo dõi việc thực hiện hoạt động giám sát của nhóm
mình. Cuối mỗi đợt điều tra giám sát, nhóm trưởng thu lại tất cả các phiếu
8


điều tra đã ghi các thông tin, số liệu giám sát của nhóm mình; kiểm tra lại
xem việc ghi phiếu đã đầy đủ và đúng quy định chưa. Nếu chưa đúng, nhóm
trưởng yêu cầu các nhóm viên bổ sung, chỉnh sửa lại cho đúng; sau đó,
nhóm trưởng đem nộp các Phiếu giám sát này cho Tổ trưởng Tổ giám sát
sinh học. Tổ trưởng có trách nhiệm bảo quản tất cả các phiếu giám sát và
nhập số liệu vào phần mềm vi tính để xử lý và xây dựng báo cáo. Có thể sử
dụng phần mềm MIST cho mục đích này hay có thể thiết kế phần mềm khác
đáp ứng yêu cầu lưu trữ, xử lý thông tin số liệu giám sát và kết xuất các báo

cáo khi cần thiết. Tổ trưởng cũng là người chịu trách nhiệm xây dựng các
báo kết quả giám sát nộp cho lãnh đạo VQG Phước Bình.
Thời gian đầu triển khai thực hiện Kế hoạch giam sát cần có hỗ trợ
của chuyên gia xây dựng Kế hoạch giám sát để kịp thời phát hiện và chỉnh
sửa những sai sót xảy ra, nhằm đảm bảo cho việc thực hiện Kế hoạch giám
sát được đúng với yêu cầu và đạt được kết quả mong muốn.

9



×