Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

CHUYÊN ĐỀ: TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN DẠY BÀI 2, LỊCH SỬ 6 “CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (590.71 KB, 15 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH XUYÊN
TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG

----™&™----

CHUYÊN ĐỀ:

TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN DẠY BÀI 2,
LỊCH SỬ 6 “CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ

Họ và tên:
Tổ bộ môn:

NGUYỄN THỊ MỴ
Khoa học xã hội

Bình Xuyên, năm 2018


- Tác giả chuyên đề: NGUYỄN THỊ MỴ;
Giáo viên, trường THCS Lý Tự Trọng.
- Tên chuyên đề: Tích hợp kiến thức liên môn dạy bài 2, Lịch sử 6 “Cách tính
thời gian trong lịch sử”.
- Đối tượng học sinh: lớp 6.
- Dự kiến số tiết dạy: 01.
- Xây dựng kế hoạch dạy học, thiết kế thành chuỗi hoạt động cho học sinh:


A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Môn Lịch sử ở trường phổ thông có vai trò quan trọng trong việc cung
cấp cho học sinh những kiến thức về quá khứ của loài người và của xã hội


loài người. Từ đó giúp học sinh biết trân trọng quá khứ, rút được những
bài học trong quá khứ để sống tốt ở hiện tại và xây dựng tương lai tốt đẹp
cho bản thân, cho gia đình và đất nước.
Lịch sử là những gì đã trải qua trong quá khứ của con người nói riêng,
xã hội loài người nói chung với vô vàn những sự kiện, hiện tượng, nhân
vật, thông tin…lịch sử. Để hiểu và dựng lại quá khứ đó phải sắp xếp các
sự kiện, thông tin đó theo một trình tự nhất định, đó là về trình tự thời
gian từ xa đến gần.
Việc xác định thời gian là một nguyên tắc quan trọng, cần thiết trong
dạy và học lịch sử. Muốn hiểu và dựng lại lịch sử con người phải sắp xếp
các sự kiện của một con người, một cộng đồng và một dân tộc theo trình
tự thời gian. Việc tính được thời gian là một trong những thành tựu quan
trọng của con người, là một trong những bước tiến lớn trong lịch sử tiến
hóa của loài người, giúp con người sắp xếp cuộc sống tốt hơn, lao động
sản xuất có hiệu quả hơn.
Để xác định được thời gian, con người thời xa xưa đã không ngừng
quan sát các hiện tượng tự nhiên, từ đó tư duy, suy đoán, tính toán để làm
ra các phương tiện xác định thời gian là lịch sau đó là đồng hồ. Các thế hệ
sau này đã không ngừng hoàn chỉnh, phát triển các phương tiện đó để
ngày càng chính xác và hữu ích cho cuộc sống hàng ngày.
Với các em học sinh lớp 6, lên cấp THCS còn rất bỡ ngỡ vì làm quen
với nhiều môn học mới, phương pháp học mới. Môn Lịch sử ở trường
Tiểu học các em chỉ được làm quen dưới dạng các câu chuyện lịch sử
hoặc một số bài về các sự kiện lớn, tiêu biểu của đất nước. Để cho các em
có thể bước đầu làm quen và có phương pháp học tốt môn Lịch sử ở
trường THCS các em phải biết được cách tính thời gian trong lịch sử.
Bài 2 “Cách tính thời gian trong lịch sử” ngoài việc cung cấp những
kiến thức về tầm quan trọng của thời gian trong lịch sử, cách tính thời
gian của người xưa và ngày nay còn rèn cho học sinh kĩ năng nhận
biết,phân biệt, tính toán, sử dụng thời gian trong cuộc sống. Để hiểu và

vận dụng được những kiến thức này đòi hỏi học sinh phải tích hợp các
kiến thức của các bộ môn: Địa lí, Ngữ văn, Giáo dục công dân, Toán
học… khi tham gia vào các hoạt động học tập. Từ đó phát huy tính tích
cực, chủ động của học sinh trong học tập, nâng cao hứng thú và hiệu quả
bộ môn, phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh.
Từ những lí do trên, tôi đã chọn đề tài “Tích hợp kiến thức liên môn dạy bài
2, lịch sử 6 “cách tính thời gian trong lịch sử”” làm chuyên đề xây dựng kế
hoạch dạy học, thiết kế thành chuỗi hoạt động cho học sinh.

1


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Kế hoạch dạy học, thiết kế thành chuỗi hoạt động cho học sinh.
Bài 2.

CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
Học sinh hiểu được tầm quan trọng của thời gian trong học tập lịch sử, cách
tính thời gian của người cổ đại, các đơn vị tính và công cụ tính thời gian.
2. Tư tưởng:
Học sinh khâm phục trí tuệ, tài năng của người xưa, biết quý trọng thời gian
và biết tính khoảng cách thời gian.
Trân trọng và biết sử dụng thời gian hợp lí.
3. Kĩ năng:
Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát, phát hiện, nhận xét, đánh giá, rút ra bài
học lịch sử, liên hệ thực tế, tích hợp kiến thức các môn Đại lí, Ngữ văn, Toán
học, Giáo dục công dân để giải quyết tình huống học tập,


2


4. Định hướng năng lực hình thành:
Năng lực tự học, ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, tìm hiểu tự nhiên và xã hội,
tính toán.
B. HOẠT ĐỘNG
I. Hoạt động tạo tình huống học tập.
1. Mục tiêu:
- Học sinh khái quát được tầm quan trọng của thời gian trong học tập lịch sử
và cuộc sống con người.
2. Phương thức:
- Giáo viên cho học sinh quan sát bảng tóm tắt lí lịch:
TÓM TẮT LÍ LỊCH
1. Năm 2010, đi học trường Mầm non Hoa Mai.
2. Tháng 6/ 2018, trúng tuyển vào trường THCS Lý Tự Trọng.
3. Năm 2007, sinh tại Bệnh viện tỉnh Vĩnh Phúc
4. Tháng 5/2018, tốt nghiệp trường Tiểu học
- Cho học sinh nhận xét về bảng lí lịch trên
- Vì sao phải sắp xếp thứ tự các sự kiện trên theo trình tự thời gian?
- Dựa vào đâu để ta xác định được thời gian?
3. Gợi ý sản phẩm:
- Nhận xét:
+ Sắp xếp lộn xộn, không theo thứ tự lịch sử của con người

3


+ Gây khó hiểu cho người đọc

- Phải sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian vì: sẽ khoa học, dễ hiểu,
thuận tiện hơn.
- Bảng lí lịch đã được chỉnh sửa.
TÓM TẮT LÍ LỊCH
1. Năm 2007, sinh tại Bệnh viện tỉnh Vĩnh Phúc.
2. Năm 2010, đi học trường Mầm non Hoa Mai.
3. Tháng 5/2018, tốt nghiệp trường Tiểu học
4. Tháng 6/ 2018, trúng tuyển vào trường THCS Lý Tự Trọng.
- Dựa vào: đồng hồ, lịch treo tường.
- Giáo viên vào bài: như vậy để hiểu lịch sử của một con người nói riêng và
một cộng đồng, một dân tộc nói chung chúng ta phải sắp xếp các sự kiện liên
quan đến con người, cộng đồng và dân tộc đó theo trình tự thời gian. Hiện
nay, chúng ta có thể dựa vào đồng hồ, lịch để xác định thời gian. Nhưng từ
xa xưa cách đây hàng nghìn năm, thì con người dựa vào đâu để xác định thời
gian và tính thời gian như thế nào?
II. Hoạt động hình thành kiến thức.
1. Tại sao phải xác định thời gian?
1.1. Mục tiêu:
- Học sinh biết được tầm quan trọng của thời gian trong lịch sử, cách người
xưa dựa vào để biết thời gian.
1.2. Phương thức:
* Hoạt động 1: Học sinh tiếp cận tư liệu học tập
- Học sinh đọc mục 1 sách giáo khoa trang 5 - 6
* Hoạt động 2: Học sinh tìm hiều tầm quan trọng của việc phải xác định thời
gian.
- Giáo viên nêu câu hỏi: Tại sao phải xác định thời gian? Xác định thời gian
có ý nghĩa như thế nào đối với con người?

4



- Học sinh trả lời, các học sinh khác bổ sung góp ý, học sinh tự hoàn thiện
vào vở ghi
* Hoạt động 3: Tìm hiểu cách người xưa dựa vào để tính thời gian.
- Giáo viên nêu vấn đề: Thời xa xưa, điều kiện sống của con người rất lạc
hậu, không có phương tiện kĩ thuật gì hỗ trợ, vậy con người làm gì để tính
thời gian?
- Học sinh suy nghĩ và giải quyết vấn đề.
- Cho học sinh quan sát tranh: về hoạt động của Trái Đất quanh Mặt Trời
và hoạt động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
- Yêu cầu học sinh dùng kiến thức Địa lí để giải thích về hoạt động của
Mặt Trăng quanh Trái Đất ảnh hưởng đến hình dạng Mặt Trăng và ánh sáng
ban đêm như thế nào cũng như hoạt động của Trái Đất quanh Mặt Trời có tác
động như thế nào đến nhiệt độ của Trái Đất.

1.3. Gợi ý sản phẩm:
- Muốn hiểu và dựng lại lịch sử, phải sắp xếp các sự kiện lịch sử theo thứ
thứ tự thời gian. Xác định được thời gian, giúp hoạt động của con người
thuận lợi hơn, có hiệu quả hơn.
- Thời xa xưa, điều kiện sống của con người rất lạc hậu, không có phương
tiện kĩ thuật gì hỗ trợ, con người quan sát các hiện tượng tự nhiên để tính
thời gian.
- Con người đã thấy có những hiện tượng tự nhiên cứ lặp đi lặp lại không
thay đổi như: sáng – tối, mùa nóng – mùa lạnh, hình dạng Mặt Trăng trong
đêm tối...
- Các hiện tượng tự nhiên đó có liên quan đến hoạt động của Mặt Trời và
Mặt Trăng:

5



+ Sáng – tối: Trái Đất tự quay quanh nó và quanh Mặt Trời.
+ Mùa nóng – mùa lạnh: Trái Đất quay quanh Mặt Trời, tùy vào vị trí của
phần bán cầu nhận được nhiều hay ít ánh sáng, năng lượng của Mặt Trời
chiều vào Trái Đất sẽ có mùa nóng hay mùa lạnh.
- Từ đó con người thời cổ đại đã biết cách để tính thời gian. Vậy họ đã
tính thời gian như thế nào?
2. Người xưa đã tính thời gian như thế nào?
2.1. Mục tiêu:
- Học sinh nắm được cách tính thời gian của người xưa. Biết phân biệt các
loại lịch: âm lịch và dương lịch
2.2. Phương thức
* Hoạt động 1: Học sinh tiếp cận tư liệu học tập
- Học sinh đọc mục 2 sách giáo khoa trang 6
* Hoạt động 2: Học sinh tìm hiều cách tính thời gian của người xưa là đặt ra
các loại lịch:
- Giáo viên cho học sinh quan sát bảng “Những ngày lịch sử và kỉ niệm”
NHỮNG NGÀY LỊCH SỬ VÀ KỈ NIỆM
(Theo thứ tự tháng âm lịch)
- Ngày 2-1 Mậu Tuất (7-21418)

Khởi nghĩa Lam Sơn.

- Ngày 5-1 Kỉ Dậu (30-1-1789)

Chiến thắng Đống Đa, Quang
Trung đại phá quân Thanh.

- Tháng 2 Canh Tí (3-40)


Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

- Ngày 8-3 Mậu Tí (9-4-1288)

Chiến thắng Bạch Đằng, Trần
Hưng Đạo đại phá quân
Nguyên.

- Ngày 10-3

Giỗ tổ Hùng Vương.

- Ngày 20-9 Đinh Mùi (10-101427)

Chiến thắng Chi Lăng, Lê Lợi
đại phá quân Minh.

- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh:
+ Hãy xem trên bảng ghi “Những ngày lịch sử và kỉ niệm” có những đơn
vị thời gian nào và có những loại lịch nào? Dựa vào đâu để người xưa xác
định các loại lịch đó?
+ Ngoài các đơn vị thời gian trong bảng, còn có những đơn vị thời gian
nào khác? Được con người xác định bằng phương tiện gì?

6


+ Kể tên các loại lịch mà em biết?
2.3. Gợi ý sản phẩm:
- Các đơn vị đo thời gian trong bảng “Những ngày lịch sử và kỉ niệm”:

ngày, tháng, năm. Có hai loại lịch : Âm lịch, Dương lịch.
- Dựa vào hoạt động của Mặt Trăng quanh Trái Đất để xác định Âm lịch,
và hoạt động của Trái Đất quanh Mặt Trời để xác định Dương lịch.
- Thời gian còn được tính bằng giờ, phút, giây được xác định bằng cách
nhìn đồng hồ.
- Ngoài Âm lịch và Dương lịch có rất nhiều loại lịch chung tùy vào dân
tộc hay tôn giáo như: Phật lịch, Khơ –me lịch, Hồi giáo lịch….Vậy thế giới có
cần một thứ lịch chung hay không?
3. Thế giới có cần một thứ lịch chung hay không
2.1. Mục tiêu:
- Học sinh thấy được sự cần thiết sử dụng một loại lịch chung cho
cả thế giới để thuận tiện cho cuộc sống và sản xuất của con người. Cách
tính thời gian cho loại lịch chung.
2.2. Phương thức
* Hoạt động 1: Học sinh tiếp cận tư liệu học tập
- Học sinh đọc mục 3 sách giáo khoa trang 7
* Hoạt động 2: Học sinh tìm hiều sự cần thiết phải thống nhất về cách
tính thời gian của thế giới.
- Học sinh theo dõi tình huống: Vào một buổi sáng mùa hè, đầu thế
kỉ XIX, có một vị thương gia người Pháp đến một lò gốm Hương Canh
đặt một số lượng lớn chum, vại sành để đem về nước sử dụng. Vị thương
gia này đã đưa tiền đặt cọc và hẹn đến Tết sẽ quay lại lấy hàng. Đến lúc
hẹn, ông ta quay lại nhưng người chủ lò gốm không có hàng để giao cho
ông ta vì chủ lò gốm nói còn một tháng nữa mới đến Tết.
- Học sinh trả lời câu hỏi: Em có thể giải thích vì sao thương gia
người Pháp và chủ lò gốm Hương Canh lại có cách tính thời gian khác
nhau như vậy?
- Hậu quả của việc không thống nhất được thời gian là gì?
- Từ câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì?
- Loại lịch chung của thế giới có tên là gì?

Hoạt động 3: Học sinh biết tính thời gian theo Công lịch.
- Giáo viên nêu yêu cầu: Dựa vào SGK và thực tế cuộc sống, em
hãy cho biết Công lịch là gì và Công lịch tính thời gian như thế nào?
- Quan sát một tờ lịch hiện nay của Việt Nam đang sử dụng:

7


+ Phân biệt Công lịch, Âm lịch.
+ Tại sao, người Việt Nam còn dùng Âm lịch…
2.3. Gợi ý sản phẩm:
*Hoạt động 1:
- Vị thương gia người Pháp và chủ lò gốm Hương Canh sử dụng
cách tính thời gian bằng hai loại lịch khác nhau:
+ Thương gia Pháp: Dương lịch
+ Chủ lò gốm: Âm lịch
- Hậu quả: công việc gặp khó khăn, cuộc sống không thuận lợi,
không có hiệu quả….
- Bài học: Cần thống nhất về thời gian, nói cách khác cần có một
loại lịch chung cho cả thế giới.
- Loại lịch chung đó là Công lịch.
*Hoạt động 2:
- Công lịch là dương lịch đã được hoàn chỉnh.
- Cách tính thời gian theo Công lịch:
+ Lấy năm tương truyền Chúa Giê-su ra đời là năm bắt đầu Công
nguyên, trước đó là Trước Công nguyên (TCN)
+ Theo Công lịch: 100 năm là một thế kỉ, 1000 năm là một thiên
niên kỉ.
+ Mỗi năm theo Công lịch có 12 tháng, 365 ngày 6 giờ (4 năm có
thêm 1 năm nhuận), mỗi tháng có 30 đến 31 ngày (Tháng 2 có 28 ngày,

tháng 7-8 có 31 ngày – Giáo viên kể chuyện liên quan: Do Hoàng đế La
Mã quy định lịch –trích Amanach- những nền văn minh thế giới, trang 18)
8


+ Cách ghi thứ tự thời gian theo Công lịch:
Trước công nguyên

179

111

Công nguyên

50

40

248

542

(Lưu ý: Công lịch không có năm 0, mà bắt đầu từ năm 1)
+ Cách tính khoảng cách thời gian theo Công lịch:
Trước công nguyên: phép tính cộng, sau công nguyên: phép tính
trừ.
* Hoạt động 3:
- Vì Việt Nam là nước nông nghiệp, dùng lịch âm để thuận tiện cho
việc trồng trọt, chăn nuôi thường gắn vào các mùa, các tiết để đúng thời
vụ, thu hoạch cao, được mùa:

“Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.”
Hay: “Tháng chạp là tháng trồng khoai,
Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà.
Tháng ba cày vỡ ruộng ra
Tháng tư làm mạ, mưa sa đầy đồng…”
- Sử dụng trong các ngày lễ, Tết truyền thống: Tết Nguyên Đán, Tết Trung
Thu, giỗ, lễ hội….
( Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.)
- Lưu ý: Âm lịch của Việt Nam đang sử dụng là âm lịch đã được
chỉnh sửa (âm- dương lịch), mỗi năm có 354 ngày, 12 tháng mỗi tháng có
từ 29 đến 30 ngày, sau 3 năm là 1 năm nhuận thêm 1 tháng.
Hiện nay, ngoài Việt Nam còn có các nước đang dùng Âm lịch như
Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc…)
C. Hoạt động luyện tập
1. Mục tiêu:
Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã
lĩnh hội được ở hoạt động hình thành kiến thức về cách tính thời gian
trong lịch sử
2. Phương thức:

9


GV giao nhiệm vụ cho HS chủ yếu cho làm việc cá nhân, trong quá
trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy cô.
- Tính khoảng cách thời gian (theo thế kỉ và theo năm) của các sự
kiện ghi trên bảng ở trang 6 so với năm nay?
Tính khoảng cách thời gian (theo thế kỉ và theo năm) thời gian cho
các năm 179 TCN và 111 TCN so với năm nay.
- Đặc điểm lớn nhất của thời gian là gì? Từ đó rút ra bài học.

3. Gợi ý sản phẩm
- Năm nay là năm 2018:
+ Khoảng cách từ năm 1418 đến năm 2018 là :
2018 - 1418 = 600 năm (6 thế kỉ)
+ Khoảng cách từ năm 1789 đến năm 2018 là :
2018 - 1789 = 229 năm (hơn 2 thế kỉ)
+ Khoảng cách từ năm 1288 đến năm 2018 là :
2018 - 1288 = 730 năm (hơn 7 thế kỉ)
+ Khoảng cách từ năm 1427 đến năm 2018 là :
2018 - 1427 = 691 năm (hơn 6 thế kỉ)
+ Khoảng cách từ năm 179 TCN đến năm 2018 là :
2018 + 179 = 2197 năm (gần 22 thế kỉ)
+ Khoảng cách từ năm 111 TCN đến năm 2018 là :
2018 + 111 = 2129 năm (hơn 21 thế kỉ)
- Đặc điểm của thời gian: trôi đi không bao giờ lặp
+ Bài học: phải biết quý trọng thời gian và sử dụng thời gian có hiệu quả.
+ Bài thơ :
NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI
(Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 – tập 1)
Em cầm tờ lịch cũ :
- Ngày hôm qua đâu rồi ?
Ra ngoài sân hỏi bố
Xoa đầu em, bố cười
- Ngày hôm qua ở lại
Trên cành hoa trong vườn
Nụ hồng lớn lên mãi
Đợi đến ngày tỏa hương.
- Ngày hôm qua ở lại
Trong hạt lúa mẹ trồng
Cánh đồng chờ gặt hái

Chín vàng màu ước mong.

10


- Ngày hôm qua ở lại
Trong vở hồng của con
Con học hành chăm chỉ
Là ngày qua vẫn còn.
D. Hoạt động vận dụng và mở rộng
1. Mục tiêu:
- Nhằm vận dụng kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội để giải quyết
những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn:
+ Cách tính thời gian của người xưa
+ Cách sử dụng thời gian có hiệu quả nhất (Thiết kế thời gian biểu)
2. Phương thức
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh (Học sinh thiết kế thời gian biểu)
- Học sinh báo cáo sản phẩm
- Giáo viên đánh giá sản phẩm của học sinh
3. Gợi ý sản phẩm:

11


C. KẾT LUẬN
Như vậy, thông qua các hoạt động học tập, học sinh đã tích cực,
chủ động khám phá kiến thức, hiểu và vận dụng được kiến thức của bài
học. Thấy được tầm quan trọng của thời gian trong lịch sử và trong cuộc
sống; biết được thời xa xưa thời gian được xác định như thế nào; biết cách
tính thời gian theo lịch chung thế giới ngày nay. Từ đó, học sinh thấy

khâm phục, trân trọng thành tựu văn minh của người xưa, biết quý trọng
thời gian và sử dụng thời gian hữu ích trong học tập và trong cuộc sống
hàng ngày.
Khi được tự mình khám phá và chinh phục kiến thức thông qua các
hoạt động học, học sinh sẽ tăng hứng thú, cảm tình với môn học nhất là
khi các em mới bắt đầu môn học ở bài thứ hai. Giúp các em vượt qua các
trở ngại tâm lí với môn học vừa dài vừa khó như môn Lịch sử.

12


D. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
Về phía giáo viên:
Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ, cập nhật những thông tin mới liên quan đến nội dung học tập.
Lựa chọn những phương pháp, phương tiện lên lớp phù hợp với bài
học, xây dựng những hoạt động học tập hợp lí để phát huy tối đa tính tích
cực, chủ động của học sinh trong quá trình học tập, để các em không
những nắm vững, hiểu sâu mà còn vận dụng được kiến thức trong cuộc
sống hàng ngày.
Đối với học sinh:
Có ý thức học tập tốt, đủ đồ dùng học tập, tham gia tích cực vào các
hoạt động học tập để chiếm lĩnh tri thức và không ngừng mở rộng, nâng
cao kiến thức đã học để vận dụng tốt vào học tập các môn khác cũng như
cuộc sống hàng ngày.
Đối với các cấp quản lí:
Tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất để giáo viên tổ chức các
hoạt động học tập hướng vào hoạt động học của học sinh.
Mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
cho giáo viên để giáo viên đủ các kĩ năng thiết kế các kế hoạch dạy học thành

chuỗi các hoạt động học cho học sinh một các phù hợp, hiệu quả đem lại chất
lượng cao trong quá trình giảng dạy của mình.
Trên đây là quan điểm của tôi về xây dựng kế hoạch dạy học thành chuỗi
các hoạt động học cho học sinh khi học Bài 2, Lịch sử 6 “Cách tính thời gian
trong lịch sử”. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp để
chuyên đề ngày càng hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Bình Xuyên, ngày 07 tháng 12 năm 2018
Người thực hiện

Nguyễn Thị Mỵ

13



×