Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Làm hồi sinh các làng dân tộc thiểu số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.03 MB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN MẠNH HÙNG

LÀM HỒI SINH CÁC LÀNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU DÂN TỘC TẦY CỔ Ở LÀNG ĐÁ
KHUÔN KỲ, XÃ ĐÀM THỦY, HUYỆN TRÙNG KHÁNH, TỈNH CAO
BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

HÀ NỘI, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN MẠNH HÙNG

LÀM HỒI SINH CÁC LÀNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU DÂN TỘC TẦY CỔ Ở LÀNG ĐÁ
KHUÔN KỲ, XÃ ĐÀM THỦY, HUYỆN TRÙNG KHÁNH, TỈNH CAO
BẰNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁP NGỮ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HUỲNH THỊ BẢO CHÂU
GS. SAVITRI JALAIS

HÀ NỘI, NĂM 2015


LÀM HỒI SINH CÁC LÀNG DÂN TỘC THIỂU SỐ: “ Trường hợp nghiên cứu dân tộc Tày cổ, ở làng đá Khuổi Ky, xã
Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng “.

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên em xin được gửi lời cảm ơn đến TS Huỳnh Thị Bảo Châu giảng
viên Cao học Pháp Ngữ của trường Đại Học Kiến Trúc Hà Nội và Giáo sư
Savitri Jalais giảng viên trường Đại Học Kiến Trúc Toulouse người trực tiếp
hướng dẫn, định hướng và góp ý rất nhiều vào những phân tích và tư tưởng của
đề tài luận văn này, cũng như những lời động viên quý báu cô đã dành cho em
trong suốt quá trình nghiên cứu để em hoàn thành luận văn Thạc sĩ với đề tài:
Làm sống lại các làng dân tộc thiểu số “ Trường hợp nghiên cứu làng dân tộc
Tày Khuổi Ky, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng”.
Mặt khác, em xin gửi lời cám ơn đến Thầy, Cô giáo trong Văn phòng khoa
Cao học Pháp Ngữ bởi những gợi ý, những tài liệu và kinh nghiệm đã góp phần
vào nguồn tham khảo quý báu cho nghiên cứu.
Những lời cảm ơn chân thành xin gửi tới gia đình và bạn bè đã cổ vũ và
giúp đỡ trong suốt thời gian làm luận văn này, tới những nhà chức trách và
những người dân đã cung cấp và tạo điều kiện, ý kiến đóng góp để hoàn thành
luận văn. Nếu không có những sự ưu ái, giúp đỡ nhiệt tình này, luận văn sẽ
không thể hoàn thành được như ngày hôm nay.
Một lần nữa em xin gửi đến tất cả các thầy cô giáo lời cảm ơn chân thành

và sâu sắc nhất.

CHUYÊN NGHÀNH : THIẾT KẾ ĐÔ THỊ, BẢO TỒN DI SẢN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.
HỌC VIÊN : NGUYỄN MẠNH HÙNG

1
CHPN13P


LÀM HỒI SINH CÁC LÀNG DÂN TỘC THIỂU SỐ: “ Trường hợp nghiên cứu dân tộc Tày cổ, ở làng đá Khuổi Ky, xã
Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng “.

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
- Lý do lựa chọn đề tài...........................................................................................6
- Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................................7
- Mục đích nghiên cứu...........................................................................................7
- Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................7
- Kết cấu luận văn..................................................................................................8

CHUYÊN NGHÀNH : THIẾT KẾ ĐÔ THỊ, BẢO TỒN DI SẢN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.
HỌC VIÊN : NGUYỄN MẠNH HÙNG

2
CHPN13P


LÀM HỒI SINH CÁC LÀNG DÂN TỘC THIỂU SỐ: “ Trường hợp nghiên cứu dân tộc Tày cổ, ở làng đá Khuổi Ky, xã
Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng “.


CHƢƠNG I:
Điều kiện tự nhiên, nét đẹp truyền thống trong đời sống, văn hóa, tín
ngưỡng, kiến trúc và kết cấu làng truyền thống của người Tày cổ “ Trường hợp
nghiên cứu làng dân tộc Tày Khuổi Ky, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh tỉnh
Cao Bằng”.
1.1 Điều kiện tự nhiên………………………………………..………………….9
1.1.1 Rừng núi, hang động………………………………………………………9
1.1.2 Hệ thống hồ, sông suối……………………………………………...……10
1.1.3 Khí hậu…………………………………………………………...………10
1.2 Đời sống, Văn hóa, Tín ngưỡng……………………………………………11
1.2.1 Nông, ngư nghiệp…………………………………………………...……11
1.2.2 Lâm Nghiệp………………………………………………………………12
1.3 Lễ hội……………………………………………………………………….13
1.3.1 Lễ hội thờ Thần Đá……………………………………………….………13
1.3.2 Lễ hội Nàng Hai…………………………………………………….……14
1.3.3 Lễ hội Pháo Hoa…………………………………………….……………14
1.3.4 Lễ hội Lồng Tồng………………………………………………..………15
1.4 Nghệ Thuật……………………………………………………………...….16
1.4.1 Đan lát……………………………………………………………………16
1.4.2 Thổ Cẩm………………………………………………………………….16
1.4.3 Văn học dân gian…………………………………………………………17
1.4.4 Văn hóa Ẩm thực…………………………………………………………18
1.2.4 Cấu trúc làng truyền thống…………………………………………….…19
Tổng kết……………………………………………………………………..….21

CHUYÊN NGHÀNH : THIẾT KẾ ĐÔ THỊ, BẢO TỒN DI SẢN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.
HỌC VIÊN : NGUYỄN MẠNH HÙNG

3
CHPN13P



LÀM HỒI SINH CÁC LÀNG DÂN TỘC THIỂU SỐ: “ Trường hợp nghiên cứu dân tộc Tày cổ, ở làng đá Khuổi Ky, xã
Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng “.

CHƢƠNG II:
Sự lãng quên làng “đá” Khuổi Ky dưới sức ép của phát triển du lịch.
2.1 Hoạt động đầu tư xây dựng của các nhà đầu tư bên ngoài (các dự án lớn về
du lịch tâm linh, khu nghỉ dưỡng, khách sạn nhà nghỉ, các dịch vụ ăn uống giải
khát, đồ lưu niệm…)…………………………………………..………………..22
2.2 Hoạt đông du lịch của người dân……………………………………...……27
2.3 Hoạt động sản xuất truyền thống…………………………………………...28
2.4 Quá trình chuyển dịch nơi ở do phát triển du lịch và những loại vật liêu
khác…………………………………………………………………………..…30
2.5 Sự xuống cấp của các ngôi nhà sàn đá trong làng Khuổi ky……………….32
2.6 Cơ sở hạ tầng du lịch…………………………………………………….…39
Tổng kết……………………………………………………………………..….41

CHƢƠNG III:
Chuẩn đoán và Chiến lược
3.1 Chuẩn đoán…………………………………………………………..……..42
3.1.1 Hoạt động xây dựng, Phát triển du lịch làm phá vỡ đi cấu trúc của làng và
kiến trúc truyền thống của làng đá Khuổi Ky………………………………..…42
3.1.2 Sự biến mất của các nghề truyền thống, nét đẹp văn hóa tín ngưỡng trong
quá trình đô thị hóa và phát triển du lịch…………………………………….…43
3.2 Chiến lược…………………………………………………………...……..43
3.2.1 Bảo tồn nguyên trạng Kiến trúc và kết cấu làng truyền thống………...…43
3.2.2 Phục dụng lại những nghề truyền thống, nét đẹp đời sống văn hóa tín
ngưỡng………………………………………………………………………….44
3.2.3 Nâng cao giá trị Kiến trúc của làng đá Khuổi Ky, gắn kết với nét đẹp đời

sống văn hóa tín ngưỡng của dân tộc Tày. Biến ngôi làng đá Khuổi Ky thành
một bảo tàng sống nhằm quảng bá những giá trị lịch sử truyền thống của dân tộc
CHUYÊN NGHÀNH : THIẾT KẾ ĐÔ THỊ, BẢO TỒN DI SẢN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.
HỌC VIÊN : NGUYỄN MẠNH HÙNG

4
CHPN13P


LÀM HỒI SINH CÁC LÀNG DÂN TỘC THIỂU SỐ: “ Trường hợp nghiên cứu dân tộc Tày cổ, ở làng đá Khuổi Ky, xã
Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng “.

thiểu số và gắn kết với chuỗi các điểm thăm quan du lịch, tâm linh, nghỉ dưỡng
của khu vực thác Bản Giốc. Tạo điều kiện phát triển kinh tế địa phương và phát
triển du lịch bền vững…………………………………………………………..46
Tổng kết……………………………………………………………………..….47

CHƢƠNG IV:
Bài học kinh nghiệm và đề xuất
4.1 Bài học kinh nghiệm………………………………………………………..48
4.1.1. Bài học kinh nghiệm trên thế giới……………………………………….48
4.1.2. Bài học kinh nghiệm tại Việt Nam………………………………………56
4.2 Đề xuất……………………………………………………………………..56
4.2 Phát huy giá trị làng nghề truyền thống, văn hóa, tín ngưỡng trong quá trình
phát triển du lịch ở địa phương…………………………………………………57
4.2.1 Bảo tồn, phục dựng những nghề truyền thống…………………………...57
4.2.2 Bảo tồn các không gian lễ hội, đời sống tín ngưỡng và những điệu hát then
bằng văn hóa chuyền miệng của dân tộc Tày……………………………….….59
4.3 Xây dựng mới các không gian chức năng công cộng………………………60
4.3.1 Bảo tồn nguyên trạng giá trị Kiến trúc của những ngôi nhà cổ……….….61

4.3.2 Đầu tư hạ tầng du lịch nhằm phát triển kinh tế địa phương, bên cạnh đó
vẫn bảo tồn được nguyên trạng giá trị gốc của làng đá Khuổi Ky……………..61
4.3 Đồ án chi tiêt…………………………………………………………...…..62
4.3.1 Kiến trúc làng đá Khuổi Ky………………………………………………62
4.3.2 Các hệ thống đường kết nối chính trong làng…………………………....62
4.3.3 Khu đón tiếp bãi để xe……………………………………………………62
4.3.4 Các không gian công cộng phục vụ lễ hội, cảnh quan…………………...62
4.3.5 Xử lý về nước thải và rác thải Du lịch……………………………………62
CHUYÊN NGHÀNH : THIẾT KẾ ĐÔ THỊ, BẢO TỒN DI SẢN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.
HỌC VIÊN : NGUYỄN MẠNH HÙNG

5
CHPN13P


LÀM HỒI SINH CÁC LÀNG DÂN TỘC THIỂU SỐ: “ Trường hợp nghiên cứu dân tộc Tày cổ, ở làng đá Khuổi Ky, xã
Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng “.

LỜI NÓI ĐẦU
Lý do lựa chọn đề tài:
Cao Bằng là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam. Có diện tích đất tự nhiên
6.690,72 km², địa hình chủ yếu là cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất, có bình độ
cao trung bình trên 200m những vùng sát biên giới Việt Nam - Trung Quốc có
độ cao từ 600- 1.300m so với mặt nước biển. Núi non trùng điệp, tỷ lệ che phủ
rừng chiếm 90% diện tích toàn tỉnh. Dân số khoảng 518.900 người chủ yếu là
dân tộc Kinh, Tày, Nùng, H’mong, Giao.
Với lợi thế được thiên nhiên ưu đãi ban tặng non nước sơn thủy hữu tình
còn nguyên nét hoang sơ, nguyên sinh. Cao Bằng nổi tiếng với những địa danh:
hang Pác Bó, thác Bản Giốc, Động Ngườm Ngao, hồ Thang Hen… qua đó khu
vực thác Bản Giốc là một trong những thắng cảnh đẹp nằm trên dòng chảy của

sông Quây Sơn. Động Ngườm Ngao được mệnh danh thế giới của nhũ đá thiên
nhiên gồm hàng nghìn hình khối khác nhau lung linh đủ mầu sắc và hình dạng
toát lên vẻ đẹp như chốn bồng lai tiên cảnh. Bên cạnh những kỳ quan có một
không hai đó vẫn còn lưu giữ được nhiều bản làng dân tộc truyền thống có giá
trị về đời sống, văn hóa, tín ngưỡng, tập tục địa phương với nhiều lễ hội như lễ
cầu mùa, lễ cơm mới, hội pháo hoa, chợ phiên… văn hóa phi vật thể như hát
then hát shi, hát lượn, múa khèn… những làng nghề dân tộc chuyền thống như
dệt thổ cẩm, đan lát, làng rèn…về kiến trúc nhà ở của người Tày ở Cao Bằng
được chia làm 2 loại: nhà sàn bằng gỗ mái lợp ngói âm dương hoặc lá cọ thường
được phân bố ở các bản làng cách xa biên giới. Loại nhà sàn thứ 2 được xây
dựng bằng đá nằm dọc biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Mà điển hình là làng
dân tộc Tày cổ, ở làng đá Khuổi Ky, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, ở đây
kết cấu làng bản vẫn còn giữ nguyên được vẻ đẹp nguyên khôi, mang dáng dấp
cổ xưa từ thời nhà Mạc, được xây dựng theo kiểu kiến trúc thành quách cách
đây hơn 300 năm về trước; tạo nên vỉa tầng văn hóa độc đáo trong tổng thể vùng
văn hóa đa dạng trên mảnh đất vùng biên viễn này.
CHUYÊN NGHÀNH : THIẾT KẾ ĐÔ THỊ, BẢO TỒN DI SẢN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.
HỌC VIÊN : NGUYỄN MẠNH HÙNG

6
CHPN13P


LÀM HỒI SINH CÁC LÀNG DÂN TỘC THIỂU SỐ: “ Trường hợp nghiên cứu dân tộc Tày cổ, ở làng đá Khuổi Ky, xã
Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng “.

Hiện nay trong quá trình đầu tư xây dựng các hạng mục hạ tầng kỹ thuật
nhằm phát triển các điểm thăm quan du lịch như: chùa Trúc lâm Bản Giốc, thác
Bản Giốc, động Ngườm Ngao… Cùng với quá trình đô thị hóa, đầu tư xây dựng
tự phát, thiếu Quy hoạch, thiếu kiểm soát như hiện nay các bản làng truyền

thống đang dần mất đi. Xen vào đó là những công trình xây dựng kiên cố cao
tầng và những loại vật liệu khác vô tình phá vỡ đi bản sắc truyền thống, gần gũi
của dân tộc vùng cao, làm mất đi giá trị về lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng đã được
gìn giữ qua bao thế hệ và được Bộ văn hóa công nhận.

Câu hỏi nghiên cứu:
“ Trường hợp dân tộc Tày cổ, ở làng đá Khuổi Ky, xã Đàm Thủy, huyện Trùng
Khánh, tỉnh Cao Bằng”.
1. Hoạt động xây dựng tại làng Khuổi Ky diễn ra như thế nào?
2. Các hoạt động nông nghiệp bị biến đổi thế nào trong quá trình phát triển du
lịch ?
3. Đời sống các hoạt động văn hóa tín ngưỡng diễn ra như thế nào?
4. Kiến trúc nhà sàn truyền thống bị biến đổi ra sao?
5. Mở rộng các hoạt động du lịch gắn với phát triển của làng và quảng bá văn
hóa ra sao?
Mục đích nghiên cứu:
Làm thế nào để bảo tồn và phát huy giá trị Kiến trúc, Văn hóa, tín ngưỡng,
của dân tộc Tày tại làng đá khuổi Ky trong quá trình phát triển Du lịch và đô thị
hóa mà không mất đi giá trị truyền thống mấy trăm năm vốn có của nó?
Phƣơng Pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp thu thập số liệu từ thực tế như đi thực tế,
điều tra số liệu ngoài ra còn sử dụng hệ thống tra cứu Internet…
CHUYÊN NGHÀNH : THIẾT KẾ ĐÔ THỊ, BẢO TỒN DI SẢN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.
HỌC VIÊN : NGUYỄN MẠNH HÙNG

7
CHPN13P


LÀM HỒI SINH CÁC LÀNG DÂN TỘC THIỂU SỐ: “ Trường hợp nghiên cứu dân tộc Tày cổ, ở làng đá Khuổi Ky, xã

Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng “.

Kết cấu luận văn:
CHƢƠNG I: Điều kiện tự nhiên, nét đẹp truyền thống trong đời sống, văn hóa,
tín ngưỡng, kiến trúc và kết cấu làng truyền thống của người Tày cổ “ Trường
hợp nghiên cứu làng dân tộc Tày Khuổi Ky, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh
tỉnh Cao Bằng”.
CHƢƠNG II: Sự lãng quên làng “đá” Khuổi Ky dưới sức ép của phát triển du
lịch.
CHƢƠNG III: Chuẩn đoán và Chiến lược
CHƢƠNG IV: Bài học kinh nghiệm và đề xuất

CHUYÊN NGHÀNH : THIẾT KẾ ĐÔ THỊ, BẢO TỒN DI SẢN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.
HỌC VIÊN : NGUYỄN MẠNH HÙNG

8
CHPN13P


LÀM HỒI SINH CÁC LÀNG DÂN TỘC THIỂU SỐ: “ Trường hợp nghiên cứu dân tộc Tày cổ, ở làng đá Khuổi Ky, xã
Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng “.

CHƢƠNG I:
Điều kiện tự nhiên, nét đẹp truyền thống trong đời sống, văn hóa, tĩn
ngưỡng, kiến trúc và kết cấu làng truyền thống của người Tày cổ “ Trường hợp
nghiên cứu làng dân tộc Tày Khuổi Ky, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh tỉnh
Cao Bằng”.
1.1Điều kiện tự nhiên
1.1.1 Rừng núi, hang động
Làng đá Khuổi Ky nằm ở huyện miền đông của tỉnh Cao Bằng, giáp với

biên giới Việt Nam – Trung Quốc, thuộc xã Đàm Thủy huyện Trùng Khánh,
tỉnh Cao Bằng. Địa hình đặc trưng chủ yếu là núi đá vôi, với hệ thống hang động
Cát tơ, hệ rừng nguyên sinh với những mảng động thực vật phong phú, tạo nên
một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, đậm chất hoang sơ đã đi vào ca dao như:
thắng cảnh Động Ngườm Ngao. Đây là một hang động tuyệt đẹp được hình
thành từ sự phong hóa lâu đời của đá vôi, Động Ngườm Ngao khá lớn có chiều
dài khoảng 2km gồm 3 cửa chính trong động có nhiều thạch nhũ hình thù kỳ lạ
đẹp như chốn non tiên.

Đồi núi

Động Ngườm Ngao

Nguồn ảnh: Internet

Nguồn ảnh: Chụp Nguyễn Mạnh Hùng

CHUYÊN NGHÀNH : THIẾT KẾ ĐÔ THỊ, BẢO TỒN DI SẢN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.
HỌC VIÊN : NGUYỄN MẠNH HÙNG

9
CHPN13P


LÀM HỒI SINH CÁC LÀNG DÂN TỘC THIỂU SỐ: “ Trường hợp nghiên cứu dân tộc Tày cổ, ở làng đá Khuổi Ky, xã
Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng “.

1.1.2 Hệ thống hồ, sông suối
Với lợi thế được thiên nhiên ưu đãi ban tặng non nước sơn thủy hữu tình
làng đá Khuổi Ky nằm gần sông Quây Sơn bắt nguồn từ Trung Quốc sau khi

chảy len lỏi qua những cánh rừng và thung lũng lòng sông bị chặn bởi tầng đá
cao khoảng trên 60m, rông 230m đó là thác Bản Giốc được xếp vào loại đẹp bậc
nhất của đông nam Á. Thác được chia làm 3 tầng với những ngọn thác lớn nhỏ,
bên cạnh đó là những thảm thực vật phủ đầy cây cối chia dòng nước ra thành ba
luồng như những dải lụa trắng mềm mại tung bọt trắng, dưới chân thác là những
thảm cỏ xanh mướt.

Sông Quây Sơn

Thác Bản Giốc

Nguồn ảnh: Chụp Nguyễn Mạnh Hùng

Nguồn ảnh: Internet

1.1.3 Khí hậu
Khí hậu Cao Bằng mang tính chất nhiệt đới, gió mùa lục địa núi cao và có
đặc trưng riêng so với các tỉnh miền núi khác thuộc vùng Đông Bắc. Trong năm
được chia thành hai mùa rõ rệt: mùa nóng (mưa nhiều) từ tháng 4 đến tháng 10
và mùa lạnh (mưa ít) từ tháng 11 đến tháng 3. Mùa hè có nhiệt độ trung bình
250C - 280C và nóng nhất vào tháng 7. Mùa đông có nhiệt độ trung bình 140C 180C và lạnh nhất vào tháng Giêng. Vào mùa đông trên vùng núi đá vôi ở phía
Bắc và Đông Bắc của tỉnh thường có sương muối, nhiệt độ trung bình khoảng
50C có ngày xuống đến 00C. Ngoài ra còn có các tiểu vùng khí hậu á nhiệt đới.
Lượng mưa trung bình hàng năm của tỉnh từ 1.300-1.500 mm/năm. Số ngày
CHUYÊN NGHÀNH : THIẾT KẾ ĐÔ THỊ, BẢO TỒN DI SẢN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.
HỌC VIÊN : NGUYỄN MẠNH HÙNG

10
CHPN13P



LÀM HỒI SINH CÁC LÀNG DÂN TỘC THIỂU SỐ: “ Trường hợp nghiên cứu dân tộc Tày cổ, ở làng đá Khuổi Ky, xã
Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng “.

mưa trung bình khoảng 92 ngày, số giờ nắng không nhiều, chỉ khoảng 1.5001.600 giờ/năm, độ ẩm trung bình khoảng 80%.
1.2 Đời sống, Văn hóa, Tín ngưỡng
1.2.1 Nông, ngư nghiệp
Ngoài một vụ lúa mùa, nông dân xã Đàm Thủy đã trồng thêm vụ đông xuân,
đưa tổng diện tích gieo trồng lúa, ngô, đậu tương, lạc... lên gần 500ha/vụ, tỷ lệ
hộ nghèo là 9,8%. Trên địa bàn xã Đàm Thủy có mỏ ManGan Lũng Phiắc,
quặng măng gan lộ thiên ngay trong những hốc đá nên thuận lợi trong việc khai
thác.

Trồng Lúa

Trồng Ngô

Nguồn ảnh: Chụp Nguyễn Mạnh Hùng

Nguồn ảnh: Chụp Nguyễn Mạnh Hùng

Trồng Lúa

Trồng đậu

Nguồn ảnh: Chụp Nguyễn Mạnh Hùng

Nguồn ảnh: Chụp Nguyễn Mạnh Hùng

CHUYÊN NGHÀNH : THIẾT KẾ ĐÔ THỊ, BẢO TỒN DI SẢN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.

HỌC VIÊN : NGUYỄN MẠNH HÙNG

11
CHPN13P


LÀM HỒI SINH CÁC LÀNG DÂN TỘC THIỂU SỐ: “ Trường hợp nghiên cứu dân tộc Tày cổ, ở làng đá Khuổi Ky, xã
Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng “.

Cọn nước

Kênh mương thủy lợi

Nguồn ảnh: Chụp Nguyễn Mạnh Hùng

Nguồn ảnh: Chụp Nguyễn Mạnh Hùng

Đập nước nông nghiệp

Đánh bắt cá trên sông Quây Sơn

Nguồn ảnh: Chụp Nguyễn Mạnh Hùng

Nguồn ảnh: Chụp Nguyễn Mạnh Hùng

Với hệ thống sông suối dày đặc và phong phú do vậy việc đánh bắt cá trên
sông suối diễn ra thường xuyên, thiếu kiểm soát làm ảnh hưởng lớn nguồn tài
nguyên và ánh hưởng lớn tới môi trường nước gây mất cân bằng sinh thái.
1.2.2 Lâm Nghiệp
Được thiên nhiên ưu đãi với thổ nhưỡng khí hậu phù hợp với loại cây hạt Dẻ

đã nổi tiếng khắp mọi nơi “ Hạt Dẻ Trùng Khánh Cao Bằng “ có mầu nâu sẫm
căng tròn thường được thu hoạch vào tháng 10 tháng 11 đến tháng 2 hàng năm.
Hạt Dẻ thường được rang, luộc, nướng với mùi thơm, vị ngọt bùi kèm theo sự
béo ngây rất đặc trưng khiến cho ai đã một lần thưởng thức sẽ nhớ mãi.
CHUYÊN NGHÀNH : THIẾT KẾ ĐÔ THỊ, BẢO TỒN DI SẢN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.
HỌC VIÊN : NGUYỄN MẠNH HÙNG

12
CHPN13P


LÀM HỒI SINH CÁC LÀNG DÂN TỘC THIỂU SỐ: “ Trường hợp nghiên cứu dân tộc Tày cổ, ở làng đá Khuổi Ky, xã
Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng “.

Cây hạt Dẻ

Cây hạt Dẻ

Nguồn ảnh: Chụp Nguyễn Mạnh Hùng

Nguồn ảnh: Chụp Nguyễn Mạnh Hùng

1.3 Lễ hội
Lễ hội truyền thống ở Cao Bằng là một trong những loại hình di sản độc đáo
và mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Ở đó thể hiện rất rõ đời sống văn hoá tâm
linh, những quan niệm nhân sinh và các sinh hoạt văn hoá dân gian khác. Chính
vì thế lễ hội là một trong những loại hình văn hoá đặc biệt, có sức thu hút lớn
đối với khách du lịch trong và ngoài nước Lễ hội truyền thống ở Cao Bằng diễn
ra hàng năm, chủ yếu là vào mùa xuân, mùa của sinh sôi nảy nở. Khi ấy là lúc
khí hậu, cảnh sắc thiên nhiên đẹp nhất. Con người thong thả, an nhàn qua một

năm vất vả, bắt đầu chuẩn bị cho những mùa vụ tiếp theo. Đây cũng là lúc thuận
tiện nhất cho các hoạt động, sinh hoạt văn hoá cộng đồng.
1.3.1 Lễ hội thờ Thần Đá
Một điều nữa có thể nhận thấy sự khác biệt của làng Khuổi Kỵ so với những
nơi khác giữa các huyện miền núi là những ngôi nhà sàn, cây cầu bắc qua suối,
hàng rào, đường đi lại hoàn toàn được làm bằng đá. Trong tâm niệm của người
dân nơi đây, đá được coi như một vị thần tượng trưng cho sự lâu bền, vững chắc
có thể phục vụ cho các mục đích lâu dài trong đời sống sinh hoạt nên đã lập đền
để thờ tạo nên tục thờ Thần đá với người Tày nơi đây họ coi đá là khởi nguồn
của sự sống và là trung tâm của vũ trụ. Họ quan niệm rằng, con người sinh ra từ
đá và khi chết sẽ hóa thành đá.

CHUYÊN NGHÀNH : THIẾT KẾ ĐÔ THỊ, BẢO TỒN DI SẢN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.
HỌC VIÊN : NGUYỄN MẠNH HÙNG

13
CHPN13P


LÀM HỒI SINH CÁC LÀNG DÂN TỘC THIỂU SỐ: “ Trường hợp nghiên cứu dân tộc Tày cổ, ở làng đá Khuổi Ky, xã
Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng “.

1.3.2 Lễ hội Nàng Hai
Là lễ hội của dân tộc Tày, được bắt đầu vào tháng giêng và kéo dài đến trung
tuần tháng ba. Theo tín ngưỡng dân gian của người Tày thì trên cung trăng có
mẹ trưng và các nàng tiên. Mẹ cùng các nàng chăm lo bảo vệ mùa màng cho
dân. Vì thế, hội Nàng Hai được tổ chức với ý nghĩa tượng trưng là đón mẹ trăng
cùng các nàng tiên xuống trần gian để giúp con người trong công việc làm ăn
sinh sống. Để tổ chức hội, trong bản phải chọn một phụ nữ trung tuổi, có gia
đình hạnh phúc, cuộc sống vẹn toàn và đặc biệt là phải hát hay, hát giỏi để làm

mẹ trăng. Chọn 12 đến 18 cô gái trẻ đóng vai các nàng tiên. Trong số những cô
gái ấy, chọn 2 cô đẹp nhất làm hai chị em trăng. Để bắt đầu, người ta chọn 2
thiếu niên nam khoẻ mạnh dẫn lễ đi trước, mở đường cho cuộc hành trình của
mẹ trăng và các nàng tiên lên trời. Lễ cúng đón mẹ trăng và các nàng xuống trần
được tiến hành trong 12 đêm, mỗi đêm cúng mời một mẹ trăng, mỗi mẹ trăng
phụ trách một công việc. Mẹ thì bảo quản giống lúa, mẹ thì coi giống bông, mẹ
coi giống tăm, mẹ trông coi sâu bọ, mẹ lo chuyện tưới nước… Sau khi đã cầu
hết các cửa mới xin các mẹ đầy đủ các giống cây, giống con, điều kiện mưa
thuận gió hoà thì dân bản tổ chức tiễn các mẹ trăng về trời. Họ hát các bài hát
chia tay và múa những điệu múâ đưa của cải lên thuyền cho mẹ và các nàng
trăng về trời. Đây là một lễ hội đặc biệt với những nghi thức và làn điệu “Lượn
hai” hết sức độc đáo của dân tộc Tày.
1.3.3 Lễ hội Pháo Hoa
Hội pháo hoa có từ lâu đời với màn độc đáo nhất là tranh đầu pháo hoa đầu
xuân được tổ chức vào ngày mồng 2 tháng 2 âm lịch hàng năm. Các xã thành lập
đội để tranh cướp chiếc vòng sắt được trang điểm bằng tua ngũ sắc rực rỡ (tượng
trưng cho đầu pháo hoa) với quan niệm rằng xã nào giành được chiếc vòng sẽ
gặp may mắn, tốt lành và phát tài, phát lộc. Vì thế hội pháo hoa luôn thu hút
nhiều chàng trai khoẻ mạnh trong huyện về tranh đầu pháo hoa (tranh vòng) cầu
phúc. Lễ hội dân gian truyền thống được tổ chức chủ yếu ở quy mô làng xã và
mang đậm nét văn hoá của các dân tộc và tổ chức theo nghi lễ truyền thống, các
trò chơi dân gian được khôi phục, kết hợp với các hoạt động văn hoá thể thao
như bóng đá, bóng chuyền, văn nghệ quần chúng, đã tạo thêm nét tưng bừng cho
ngày hội. Đồng thời lễ hội cũng là nơi bảo tồn, giữ gìn những giá trị của văn
hoá, nghệ thuật truyền thống. Những câu hát Then, điệu hát Sli, Lượn, Phongslư,
Dá Hai, Hà Lều… với những giai điệu ngọt ngào, da diết cùng những trò chơi
CHUYÊN NGHÀNH : THIẾT KẾ ĐÔ THỊ, BẢO TỒN DI SẢN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.
HỌC VIÊN : NGUYỄN MẠNH HÙNG

14

CHPN13P


LÀM HỒI SINH CÁC LÀNG DÂN TỘC THIỂU SỐ: “ Trường hợp nghiên cứu dân tộc Tày cổ, ở làng đá Khuổi Ky, xã
Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng “.

dân gian thực sự hấp dẫn là những tiềm năng du lịch văn hoá rất lớn của vùng
đất Cao Bằng.

Lễ hội Lồng Tồng

Lễ hội Pháo Hoa

Nguồn ảnh: Internet

Nguồn ảnh: Chụp Nguyễn Mạnh Hùng

1.3.4 Lễ hội Lồng Tồng
Là lễ hội quan trọng nhất trong năm của đồng bào người Tày được tổ chức
từ ngày mồng 4 đến ngày mồng 10 tháng giêng. Sau những ngày vui xuân chấm
dứt, các bản làng người Tày lại nhộn nhịp chuẩn bị cho lễ hội Lồng tồng. Gắn
liền với nền nông nghiệp trồng trọt, lễ hội Lồng tồng được tổ chức nhằm gửi
gắm những mong ước của con người, cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội
thu, đời sống luôn no ấm. Lồng tồng theo tiếng Tày có nghĩa là xuống đồng.
Đây là một lễ hội mang đậm dấu ấn của nền sản xuất nông nghiệp từ phần nghi
lễ khi hội, các nghi thức, sản vật dân cúng đến các trò chơi trong lễ hội. Sau khi
thức dân hương kính cáo các vị thần, chủ lễ vạch một đường cày đầu năm, bắt
đầu cho cuộc sống nông trang, cày bừa, cấy hái. Dù được tổ chức với quy mô
lớn hay nhỏ, phần lễ vẫn giữ nguyên các nghi thức từ xa xưa. Mở đầu bằng lễ
cầu mùa: thày cúng đọc các bài khấn và thực hiện nghi thức tạ thiên địa, cầu

thần nông, thần núi, thần suối và Thành hoàng, những vị thần bảo hộ cho mùa
màng và sức khoẻ, sự bình yên của dân làng. Trong lễ hội, mỗi sản vật được
dâng cúng đều mang một ý nghĩa thể hiện sự giao hoà của trời đất, thành quả
của lao động. Lễ vật chung của dân bản gồm một bát nước, một đĩa xôi đỏ, một
đĩa xôi vàng, một con gà luộc, một xâu cá nướng, một bát tiết luộc, một con dao
nhọn, một bó vải mới dệt, hai con cá bằng giấy màu vàng, hai con chim cú bằng
giấy màu đỏ, hai chùm hoa bằng bỏng gạo cắm trên bẹ chuối, hai chùm quả của
cây bồ đao. Xôi đỏ tượng trưng cho mặt trời, xôi vàng tượng trưng cho mặt
CHUYÊN NGHÀNH : THIẾT KẾ ĐÔ THỊ, BẢO TỒN DI SẢN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.
HỌC VIÊN : NGUYỄN MẠNH HÙNG

15
CHPN13P


LÀM HỒI SINH CÁC LÀNG DÂN TỘC THIỂU SỐ: “ Trường hợp nghiên cứu dân tộc Tày cổ, ở làng đá Khuổi Ky, xã
Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng “.

trăng, chùm quà của cây bồ đao tượng trưng cho hạt gạo… Đặc biệt, mâm cỗ
cúng của các gia đình còn có thêm đôi quả còn với tua rua nhiều màu sắc sặc sỡ
rất đẹp. Tất cả đều là những biểu hiện của sự sinh sôi nảy nở và gửi gắm những
ước mơ khát khao về cuộc sống ấm no an lành. Một hồi chiêng vang lên, thày
mo thắp hương, đọc lời khấn và bắt đầu những nghi lễ. Thày mo tay cầm nậm
nước làm bằng vỏ bầu khô ngửa mặt lên trời cầu khấn rồi vảy nước ra khắp bốn
phương cầu cho cây cối tươi tốt, cho mùa màng sinh sôi, cho cuộc sống ấm no.
1.4 Nghệ Thuật
1.4.1 Đan lát
Nghệ thuật đan lát suất phát từ nhu cầu sinh hoạt thiết yếu, công việc đan lát
được tiến hành quanh năm, nhưng phổ biến nhất là vào các dịp nông nhàn; nên
sản phẩm chủ yếu là tự cung, tự cấp.

1.4.2 Thổ Cẩm
Thổ cẩm là loại hàng vải dệt thủ công giàu họa tiết và các họa tiết này
thường nổi lên mặt vải giống như được thêu. Ở Việt Nam thổ cẩm thường để chỉ
loại vải tự dệt, có hoa văn dệt theo phương pháp truyền thống của các dân tộc ít
người. Các hoa văn trên vải thổ cẩm thường thể hiện theo nét truyền thống của
từng dân tộc. Nghề dệt thổ cẩm truyền thống được giữ gìn và lưu truyền qua bàn
tay khéo léo của người phụ nữ trong gia đình. Thổ cẩm là sản phẩm dệt thủ công
không thể thiếu trong đời sống của người Tày ở Cao Bằng. Thổ cẩm của người
Tày rất nổi tiếng với những hoa văn đẹp mắt, sặc sỡ, mang đậm bản sắc dân tộc
được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Nguyên liệu chính để dệt thổ cẩm là
sợi bông nhuộm chàm và tơ tằm nhuộm màu. Dệt thổ cẩm hoàn toàn bằng thủ
công cần giăng khung cửi dệt thổ cẩm, giăng sợi dọc có màu chàm xanh để làm
nền, sợi ngang đan qua là những sợi màu để tạo hoa văn. Trên tấm thổ cẩm của
người Tày thường có 6 màu chủ đạo, gồm: xanh, đỏ, vàng, tím, trắng, đen. Từ
các màu chủ đạo đó, người dệt đã pha chế các gam màu đậm, nhạt phù hợp theo
ý tưởng cho từng sản phẩm. Cách bố cục họa tiết trên thổ cẩm rất đa dạng tạo
nên những tấm thổ cẩm có hình dạng vô cùng đặc sắc. Các họa tiết thường được
người Tày đưa vào thổ cẩm là những hình ảnh của những loài hoa, chim muông,
thú quý..., thân thiện với đời sống, hòa quyện cùng mây trời, non nước thường
ngày. Đây là nét riêng tạo nên thổ cẩm của người Tày Cao Bằng không thể lẫn
được với thổ cẩm của người Tày ở những địa phương khác.

CHUYÊN NGHÀNH : THIẾT KẾ ĐÔ THỊ, BẢO TỒN DI SẢN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.
HỌC VIÊN : NGUYỄN MẠNH HÙNG

16
CHPN13P


LÀM HỒI SINH CÁC LÀNG DÂN TỘC THIỂU SỐ: “ Trường hợp nghiên cứu dân tộc Tày cổ, ở làng đá Khuổi Ky, xã

Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng “.

1.4.3 Văn học dân gian
Văn học dân gian chủ yếu được lưu truyền miệng gồm các thể loại như ca
dao tục ngữ, thơ ca, truyện cổ dân gian… thường được các cụ già có chức sắc
được tin tưởng kể và chuyền lại cho con cháu nghe.
Hát Then là loại hình diễn xướng dân gian tổng hợp gồm: ca, nhạc, múa và
diễn trò. Theo người Tày, Then được hiểu là Thiên - chỉ trời. Về nguồn gốc có
nhiều ý kiến khác nhau song đa phần có cùng nhận định: “ hát Then có xuất xứ
từ Cao Bằng, khi nhà Mạc bị thất sủng “. Hầu hết trong các lễ cúng của người
Tày đều có hát Then, hát Then không chỉ đơn thuần là một loại hình âm nhạc
hay diễn xướng dân gian mà có sự gắn kết chặt chẽ với tín ngưỡng. Không gian
biểu diễn, hát Then thường được trình diễn chủ yếu trong một không gian nhỏ
hẹp như trong nhà (trước bàn thờ) tuy nhiên đôi khi cũng được trình diễn trong
một không gian rộng như ngoài cánh đồng, phổ biến ở Lễ hội Lồng tồng vào dịp
tháng giêng.

Hát Then

Làm Tào, Pụt

Nguồn ảnh: Internet

Nguồn ảnh: Internet

Trong cộng đồng Tày, các ông Then, Tào, Pụt, Mo là những người có khả năng
liên hệ với thần linh, tiếp cận với thế giới siêu nhiên, là cầu nối giữa người trần
với các đấng tự nhiên. Chính bởi đó họ có vai trò hết sức quan trọng trong đời
sống tâm linh và tín ngưỡng của cộng đồng. Then được hát trong hầu hết các
nghi lễ, hội với nhiều đường Then khác nhau tùy thuộc vào mục đích của lễ

cúng. Ngoài phần thuộc lễ nghi, diễn xướng Then còn có phần mang tính chất
vui chơi mang đậm yếu tố sân khấu. Ông Then là người thuộc nhiều đường Then
và có căn Then. Người có căn Then được cộng đồng tín nhiệm, nể trọng. Cũng
giống như Hầu đồng của người Việt, Then của người Tày mượn lời ca, tiếng đàn
CHUYÊN NGHÀNH : THIẾT KẾ ĐÔ THỊ, BẢO TỒN DI SẢN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.
HỌC VIÊN : NGUYỄN MẠNH HÙNG

17
CHPN13P


LÀM HỒI SINH CÁC LÀNG DÂN TỘC THIỂU SỐ: “ Trường hợp nghiên cứu dân tộc Tày cổ, ở làng đá Khuổi Ky, xã
Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng “.

cùng chùm xóc nhạc dẫn đường đến với các đấng siêu nhiên để thỉnh cầu hay
cảm tạ.
1.4.4Văn hóa Ẩm thực
Cao Bằng là địa bàn sinh sống chủ yếu của người Tày, vì vậy khi nhắc đến
văn hóa ẩm thực nơi đây không thể không nhắc đến những nét độc đáo đa dạng
các loại rau rừng các món ăn từ rau rừng ngoài giá trị ẩm thực còn có giá trị
chữa bệnh rất tốt.

Thị hun khói

Rau rừng

Nguồn ảnh: Chụp Nguyễn Mạnh Hùng

Nguồn ảnh: Chụp Nguyễn Mạnh Hùng


Xôi trứng kiến

Bánh trứng kiến

Nguồn ảnh: Chụp Nguyễn Mạnh Hùng

Nguồn ảnh: Chụp Nguyễn Mạnh Hùng

Có thể kể đến hàng chục loại rau rừng thường xuyên được dùng trong các bữa
ăn của người Tày: rau dạ hiến hay còn gọi là rau bò khai, rêu đá, rau chuối rừng,
hoa ban cách chế biến món ăn của người Tày cũng rất đa dạng, vừa đem lại cảm
CHUYÊN NGHÀNH : THIẾT KẾ ĐÔ THỊ, BẢO TỒN DI SẢN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.
HỌC VIÊN : NGUYỄN MẠNH HÙNG

18
CHPN13P


LÀM HỒI SINH CÁC LÀNG DÂN TỘC THIỂU SỐ: “ Trường hợp nghiên cứu dân tộc Tày cổ, ở làng đá Khuổi Ky, xã
Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng “.

giác mới lạ. Bên cạnh đó còn nổi tiếng với móm lợn quay, Vịt quay, bánh trứng
kiến…
1.5 Cấu trúc làng truyền thống
Làng đá Khuổi Ky hiện có 14 nóc nhà với 100% là dân tộc Tày, tại thôn Tày
cổ xã Đàm Thủy hiện còn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa truyền thống vô
cùng quan trọng mang tính lịch sử từ thời nhà Mạc vào khoảng thế kỷ 15-16 với
những ngôi nhà sàn được xây dựng bằng đá tự nhiên và gắn kết với nhau bằng
vôi trộn với cát, mái lợp ngói âm dương. Kiến trúc nhà sàn đá gồm 2 tầng với
vật liệu chính là đá tạo thành 4 bức tường xung quanh như một bộ khung vững

chãi, kiên cố. Tường thường được xây với bề dày 30 đến 40cm. Những viên đá
tự nhiên nhiều kích cỡ được xếp chồng lên nhau và gắn với nhau nhờ hỗn hợp
kết dính gồm vôi tôi trộn cát. Trong nhà có chừng 5 đến 7 hàng cột gỗ chiều cao
nhà khoảng 8m đến 9m cùng, khoảng cách giữa các cột từ 2m đến 2,5m với
tường đá bao quanh đỡ sàn gỗ và mái, gầm sàn dùng để nuôi gia súc, gia cầm.
Nhà nọ được ngăn cách với nhà kia bằng những hàng rào đá xếp cao từ 60cm –
90cm, rộng 30cm – 40cm. Toàn bộ đường trong làng cũng được xếp bằng đá
hộc.

CHUYÊN NGHÀNH : THIẾT KẾ ĐÔ THỊ, BẢO TỒN DI SẢN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.
HỌC VIÊN : NGUYỄN MẠNH HÙNG

19
CHPN13P


LÀM HỒI SINH CÁC LÀNG DÂN TỘC THIỂU SỐ: “ Trường hợp nghiên cứu dân tộc Tày cổ, ở làng đá Khuổi Ky, xã
Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng “.

Tổng thể làng đá Khuổi Ky
Nguồn ảnh: Chụp Nguyễn Mạnh Hùng

Tường rào đá phân chia ranh giới

Nền đường trong Bản

Nguồn ảnh: Chụp Nguyễn Mạnh Hùng

Nguồn ảnh: Chụp Nguyễn Mạnh Hùng


CHUYÊN NGHÀNH : THIẾT KẾ ĐÔ THỊ, BẢO TỒN DI SẢN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.
HỌC VIÊN : NGUYỄN MẠNH HÙNG

20
CHPN13P


LÀM HỒI SINH CÁC LÀNG DÂN TỘC THIỂU SỐ: “ Trường hợp nghiên cứu dân tộc Tày cổ, ở làng đá Khuổi Ky, xã
Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng “.

Tường rào đá

Nền đường trong làng

Nguồn ảnh: Chụp Nguyễn Mạnh Hùng

Nguồn ảnh: Chụp Nguyễn Mạnh Hùng

1.6 Tổng kết
Làng Khuổi Ky với điều kiện địa hình thiến nhiên ban tặng những cảnh quan
đẹp như “ Thác Bản Giốc, Động Ngườm Ngao và những ngôi nhà sàn bằng đá
rêu phong cổ kính đã trên 300 năm tuổi ” và một nền văn hóa đậm đà đặc sắc
dân tộc, là điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư phát triển Du lịch và du lịch cộng
đồng. Bên cạnh những thuận lợi đó thì Làng Khuổi Ky còn tồn tại một số thực
trạng hạ tầng, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch của địa phương.

CHUYÊN NGHÀNH : THIẾT KẾ ĐÔ THỊ, BẢO TỒN DI SẢN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.
HỌC VIÊN : NGUYỄN MẠNH HÙNG

21

CHPN13P


LÀM HỒI SINH CÁC LÀNG DÂN TỘC THIỂU SỐ: “ Trường hợp nghiên cứu dân tộc Tày cổ, ở làng đá Khuổi Ky, xã
Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng “.

CHƢƠNG II:
Sự lãng quên làng “đá” Khuổi Ky dưới sức ép của phát triển du lịch.
2.1 Hoạt động đầu tư xây dựng của các nhà đầu tư bên ngoài (các dự án lớn về
du lịch tâm linh, khu nghỉ dưỡng, khách sạn nhà nghỉ, các dịch vụ ăn uống giải
khát, đồ lưu niệm…)
Trong những năm vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt những Đề án
“Bảo tồn, phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020”, đây
là sự kiện quan trọng tiếp tục thể hiện chính sách của Đảng, Nhà nước trong sự
nghiệp bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam theo
tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII. Nhằm tập trung bảo tồn khẩn cấp,
nâng cao năng lực tự bảo vệ trước nguy cơ mai một văn hoá của các dân tộc
thiểu số rất ít người, tạo điều kiện phát huy văn hoá các dân tộc.
Thực hiện theo Quyết định số: 3108/QĐ-BVHTT&DL ngày 17 tháng 7 năm
2008 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về việc công nhận Làng truyền thống
tiêu biểu dân tộc ít người và công văn số: 906 của UBND tỉnh Cao Bằng; Sở
Văn hóa thể thao và Du lịch đã tiến hành lập dự án đầu tư bảo tồn và bổ sung
một số hạng mục công trình tại làng đá Khuổi Ky, xã Đàm Thủy, huyện Trùng
Khánh, tỉnh Cao Bằng.
Để mở rộng thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhằm kích cầu Du lịch
của tỉnh Cao Bằng nói chung và của huyện Trung khánh nói riêng các dự án
thuộc khu vực thác Bản Giốc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh được đầu tư
xây dựng quy mô và hiện đại gồm: Khu nghỉ dưỡng cao cấp Sài Gòn - Bản Giốc
Resort tại thác Bản Giốc - xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh với diện tích
31,15 Ha. Do Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) làm chủ đầu tư, vốn

đầu tư trên 170 tỷ đồng; khởi công xây dựng tháng 12/2012, đã hoàn thành một
số hạng mục dự án, ngày 15/12/2014 đưa vào khai thác phục vụ du lịch. Với
mục đích hình thành một khu nghỉ dưỡng cao cấp của khu du lịch thác Bản Giốc
với các yếu tố thân thiện với môi trường, vừa hiện đại vừa thể hiện bản sắc văn
hóa và lịch sử địa phương nhằm phục vụ các nhu cầu ẩm thực, dừng chân, ngắm
cảnh, nghỉ ngơi qua đêm, hồi phục sức khỏe và mua sắm của du khách.

CHUYÊN NGHÀNH : THIẾT KẾ ĐÔ THỊ, BẢO TỒN DI SẢN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.
HỌC VIÊN : NGUYỄN MẠNH HÙNG

22
CHPN13P


LÀM HỒI SINH CÁC LÀNG DÂN TỘC THIỂU SỐ: “ Trường hợp nghiên cứu dân tộc Tày cổ, ở làng đá Khuổi Ky, xã
Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng “.

CHUYÊN NGHÀNH : THIẾT KẾ ĐÔ THỊ, BẢO TỒN DI SẢN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.
HỌC VIÊN : NGUYỄN MẠNH HÙNG

23
CHPN13P


×