TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN
KHOA KINH TẾ
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG MỀM CHO
SINH VIÊN KHOA KINH TẾ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ
PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN
Chủ nhiệm đề tài: Th.S. Lê Phương Trà
1
Hưng Yên, tháng 10 năm 2010
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN
KHOA KINH TẾ
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: “Các giải pháp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên Khoa Kinh tếTrường Đại học Sư phạm Kỹ Thuật Hưng Yên”
- Chủ nhiệm:
Th.S. Lê Phương Trà
- Đơn vị chủ trì:
Khoa Kinh tế
- Thời gian thực hiện: từ tháng 3 năm 2010 đến tháng 10 năm 2010
2. Mục tiêu:
Mục tiêu cuối cùng mà đề tài nghiên cứu cần góp phần đạt được là đưa ra các
giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật Hưng Yên.
3. Tính mới và sáng tạo:
Kỹ năng mềm là các kỹ năng hết sức quan trọng không chỉ trong cuộc sống và
quá trình học tập mà đó còn là đòi hỏi của hầu hết các doanh nghiệp khi tuyển nhân sự.
Tuy nhiên việc đào tạo kỹ năng mềm ở các trường cao đẳng, đại học ở Việt Nam nói
chung và Trường ĐH SPKT Hưng Yên nói riêng chưa được chú trọng đúng mức. Đề
tài khoa học này đã tập hợp được cơ sở lý luận về kỹ năng mềm, chỉ ra thực trạng và
một số nguyên nhân, hạn chế và đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện các kỹ năng mềm
cho sinh viên, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy, đào tạo cũng như vị thế của Khoa
Kinh tế - ĐH SPKT Hưng Yên.
4. Kết quả nghiên cứu:
- Lý luận chung về kỹ năng mềm và giáo dục kỹ năng mềm
- Cơ sở lý luận về kỹ năng học và tự học, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp
và thuyết trình, kỹ năng tư duy
- Thực trạng về kỹ năng mềm của sinh viên Khoa Kinh tế
- Các giải pháp đối với sinh viên, giảng viên và nhà trường để nâng cao kỹ năng
mềm cho sinh viên Khoa Kinh tế, Trường ĐH SPKT Hưng Yên.
2
5. Sản phẩm:
TT
1
2
3
Tên sản phẩm
Số lượng
Các giải pháp về phía sinh viên nhằm
nâng cao kỹ năng mềm
Các giải pháp về phía giảng viên
nhằm nâng cao kỹ năng mềm cho
sinh viên Khoa Kinh tế, Trường ĐH
SPKT Hưng Yên
Các giải pháp về phía Khoa và Nhà
trường nhằm nâng cao kỹ năng mềm
cho sinh viên Khoa Kinh tế
Yêu cầu khoa học
04
02
Được hội đồng khoa học cấp
trường thông qua
04
6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng:
Phạm vi thực hiện của đề tài nghiên cứu hướng đến các đối tượng sinh viên,
giảng viên, Khoa Kinh tế và Trường ĐH SPKT Hưng Yên. Trước hết đề tài cần sự quan
tâm đúng đắn từ phía Nhà trường. Cụ thể Ban lãnh đạo Nhà trường cần thấy được tính
cấp thiết của đề tài, phổ biến rộng rãi đến Khoa và có các hoạt động, quy định thiết
thực về đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên. Việc thực hiện kết quả nghiên cứu đòi hỏi
sự nỗ lực, phối hợp đồng bộ từ phía sinh viên, giảng viên, Khoa và Nhà trường.
Ngày 25 tháng 11 năm 2010
Đơn vị chủ trì
P. Trưởng Khoa
Chủ nhiệm đề tài
Kim Quang Chiêu
Lê Phương Trà
3
MỞ ĐẦU
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài ở trong và ngoài nước
Trong xã hội luôn thay đổi và đầy thử thách ngày nay, kỹ năng mềm được coi là
cần thiết hơn so với kỹ năng cứng để giúp con người thành công. Các cuộc nghiên cứu
gần đây trên thế giới đưa đến kết luận rằng kỹ năng mềm chiếm 85% sự thành công
trong cuộc sống. Thực tế cho thấy không chỉ trong xã hội hiện đại mà trước đây kỹ
năng mềm vẫn luôn giữ vai trò quan trọng, không ai có thể thành công mà chỉ nhờ vào
kiến thức chuyên môn và học vấn của mình. Tuy nhiên, gần đây người ta mới nhận
thức rộng rãi về tầm quan trọng của kỹ năng mềm.
Trong các thập kỷ gần đây, khi mà cuộc sống ngày càng có nhiều sự cạnh tranh
quyết liệt các tổ chức và doanh nghiệp nhận ra rằng năng lực là năng suất làm việc của
nhân viên càng ngày càng kém so với yêu cầu công việc. Và khi người ta phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của nhân viên thì rất nhiều tổ chức nhận ra
rằng những bất cập về kỹ năng mềm là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến công việc của
nhân viên cũng như nhà quản lý. Rõ ràng là có một khoảng hẫng hụt lớn giữa cái được
dạy và nhu cầu xã hội, thực tế sản xuất kinh doanh.
UNESCO đã đề xướng mục đích học tập: "Học để biết, học để làm, học để
chung sống, học để tự khẳng định mình". Trường học chúng ta hiện đang nặng về học
để biết, nghĩa là chỉ đạt được một trong bốn mục tiêu của UNESCO. Ngân hàng Thế
giới gọi thế kỷ 21 là kỷ nguyên của kinh tế dựa vào kỹ năng – Skills Based Economy.
Năng lực của con người được đánh giá trên cả 3 khía cạnh: kiến thức, kỹ năng và thái
độ. Đã có nhiều cuộc nghiên cứu về kỹ năng mềm và tầm quan trọng của kỹ năng
mềm đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới công nhận.
Chúng ta đã bước vào thế kỷ 21 đã 10 năm, thế mà việc chương trình đào tạo và
việc đánh giá năng lực của học sinh, sinh viên vẫn dựa chủ yếu vào kiến thức. Peter M.
Senge nói “vũ khí cạnh tranh mạnh nhất là học nhanh hơn đối thủ”. Rõ ràng muốn tăng
cường năng lực cạnh tranh chúng ta không những phải học nhanh mà phải học đúng.
Ngày xưa, nhà trường là nơi duy nhất để ta có thể tiếp cận với kiến thức. Thế
giới ngày càng phẳng hơn, nhờ internet mọi người đều có thể tiếp cận được thông tin,
dữ liệu một cách bình đẳng, mọi lúc, mọi nơi. Kiến thức nếu may mắn có thể sẽ thu
được ngày một nhiều và từ việc có kiến thức ấy đến thực hiện một công việc để có kết
quả cụ thể không phải chỉ có kiến thức là được. Từ biết đếu hiểu đến làm việc chuyên
nghiệp với năng suất cao cả là một khoảng cách rất lớn.
Tại các nhiều nước trên thế giới, các kỹ năng mềm cần thiết cho công việc và
cuộc sống đang được quan tâm nghiên cứu. Tại Mỹ, Bộ Lao động Mỹ (The U.S.
4
Department of Labor) và Hiệp hội Đào tạo và Phát triển Mỹ (The American Society of
Training and Development) gần đây đã thực hiện một cuộc nghiên cứu về các kỹ năng
cơ bản trong công việc. Năm 1989, Bộ Lao động Mỹ cũng đã thành lập một Ủy ban
Thư ký về Rèn luyện các Kỹ năng Cần thiết (The Secretary’s Commission on
Achieving Necessary Skills - SCANS). Thành viên của ủy ban này đến từ nhiều lĩnh
vực khác nhau như giáo dục, kinh doanh, doanh nhân, người lao động, công chức…
nhằm mục đích “thúc đẩy nền kinh tế bằng nguồn lao động kỹ năng cao và công việc
thu nhập cao”.
Tại Úc, Hội đồng Kinh doanh Úc (The Business Council of Australia - BCA) và
Phòng thương mại và công nghiệp Úc (the Australian Chamber of Commerce and
Industry - ACCI) với sự bảo trợ của Bộ Giáo dục, Đào tạo và Khoa học (the
Department of Education, Science and Training - DEST) và Hội đồng giáo dục quốc
gia Úc (the Australian National Training Authority - ANTA) đã xuất bản cuốn “Kỹ
năng hành nghề cho tương lai” (năm 2002). Cuốn sách cho thấy các kỹ năng và kiến
thức mà người sử dụng lao động yêu cầu bắt buộc phải có. Kỹ năng hành nghề
(employability skills) là các kỹ năng cần thiết không chỉ để có được việc làm mà còn
để tiến bộ trong tổ chức thông qua việc phát huy tiềm năng cá nhân và đóng góp vào
định hướng chiến lược của tổ chức.
Chính phủ Canada cũng có một bộ phụ trách về việc phát triển kỹ năng cho
người lao động. Bộ Phát triển Nguồn Nhân lực và Kỹ năng Canada (Human Resources
and Skills Development Canada - HRSDC) có nhiệm vụ xây dựng nguồn nhân lực
mạnh và có năng lực cạnh tranh, giúp người Canada nâng cao năng lực ra quyết định
và năng suất làm việc để nâng cao chất lượng cuộc sống. Bộ này cũng có những nghiên
cứu đề đưa ra danh sách các kỹ năng cần thiết đối với người lao động. Conference
Board of Canada là một tổ chức phi lợi nhuận của Canada dành riêng cho nghiên cứu
và phân tích các xu hướng kinh tế, cũng như năng lực hoạt động các tổ chức và các vấn
đề chính sách công cộng.
Chính phủ Anh cũng có cơ quan chuyên trách về phát triển kỹ năng cho người
lao động. Bộ Đổi mới, Đại học và Kỹ năng được chính chủ thành lập từ ngày 28 tháng
6 năm 2007, đến tháng 6 năm 2009 thì được ghép với Bộ Kinh tế, Doanh nghiệp và
Đổi mới Pháp chế để tạo nên bộ mới là Bộ Kinh tế, Đổi mới và Kỹ năng. Bộ này chịu
trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến việc học tập của người lớn, một phần của giáo
dục nâng cao, kỹ năng, khoa học và đổi mới.
Chính phủ Singapore có Cục phát triển lao động WDA (Workforce
Development Agency) WDA đã thiết lập hệ thống các kỹ năng hành nghề ESS
5
(Singapore Employability Skills System). Trong WDA còn có Trung tâm kỹ năng hành
nghề (The Centre for Employability Skills (CES)) để đánh giá hệ và hỗ trợ đào tạo kỹ
năng.
Ở Việt Nam, chỉ vài năm gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng mới nhắc
nhiều đến cụm từ “kỹ năng” và “kỹ năng mềm”. Các kỹ năng chưa được chú trọng
trong hệ thống giáo dục cũng như trong cuộc sống. Học sinh, sinh viên được dạy thật
nhiều kiến thức để làm được việc khi ra trường. Nhưng thực tế đâu có vậy, từ biết đến
hiểu là một khoảng cách rất xa, và từ hiểu đến làm việc chuyên nghiệp với năng suất
cao là một khoảng cách còn xa nữa. Điều này dẫn đến một thực trạng là sinh viên khi
ra trường biết nhiều kiến thức nhưng lại không có khả năng làm việc cụ thể.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Học sinh, sinh viên Việt Nam vốn rất nổi tiếng ở tinh thần tự chủ trong học tập.
Hàng năm, chúng ta luôn đạt nhiều giải thưởng cao trong các cuộc thi trí tuệ trên thế
giới (toán, vật lý, cờ vua, robocon…). Thế nhưng, năng lực lao động của Việt Nam lại
đứng ở một vị trí khiêm nhường và chưa được đánh giá cao bởi hạn chế từ những kỹ
năng nghề nghiệp.
Trong khi đó, các quốc gia phát triển ở châu Âu, châu Mỹ lẫn châu Á luôn đặt
nhu cầu rèn luyện kỹ năng cho sinh viên và công dân lên hàng đầu. Tất cả đều nhằm
mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế bằng nguồn lao động kỹ năng cao, đồng thời giúp công
dân có mức thu nhập cao và thành đạt. Ngân hàng Thế giới gọi thế kỷ 21 là kỷ nguyên
của kinh tế dựa vào kỹ năng - Skills Based Economy (rarything.
com/work/5395375). Năng lực của con người được đánh giá trên cả 3 khía cạnh: Kiến
thức, kỹ năng và thái độ. Các nhà khoa học trên thế giới thì cho rằng: Để thành đạt
trong cuộc sống thì kỹ năng mềm (trí tuệ cảm xúc) chiếm 85%, kỹ năng cứng (trí tuệ
logic) chỉ chiếm 15%.
Hiện nay nhiều bạn trẻ Việt Nam còn mơ hồ trong hiểu biết và thực hiện ước
mơ. Hầu hết các sinh viên chưa đáp ứng được nhu cầu làm việc dưới áp lực cao, làm
việc theo nhóm, theo dự án… nên các bạn dễ mệt mỏi, căng thẳng, thiếu kỹ năng làm
việc chuyên nghiệp.
Tại các trường đại học trong cả nước, số sinh viên theo học kinh tế với các
chuyên ngành Kế toán, Quản trị doanh nghiệp, Kinh tế học, tài chính ngân hàng…
ngày càng tăng, tuy nhiên hầu hết sinh viên đều nhấn mạnh tầm quan trọng của kiến
thức (kỹ năng cứng) nhất là ngoại ngữ và kỹ năng sử dụng máy tính mà không quan
tâm trau dồi cho mình các kỹ năng xã hội như kỹ năng giao tiếp, bán hàng, thương
lượng, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng lãnh đạo…(kỹ năng mềm) vì vậy các tân cử
6
nhân bước vào đời với vốn kiến thức dồi dào về chuyên môn nhưng lại ngỡ ngàng với
các hoạt động thương mại liên quan đến các kiến thức thị trường và các kỹ năng
thương mại. Trên 80% sinh viên (SV) ra trường thiếu kỹ năng mềm; gần 40% SV
không tìm được việc làm phù hợp, chủ yếu do yếu kỹ năng… Đây là số liệu thống kê
của Viện Nghiên cứu giáo dục Việt Nam. Cũng theo điều tra mới đây của Bộ Lao động
– Thương binh & Xã hội, sau khi tốt nghiệp có hơn 13% SV phải đào tạo lại hoặc bổ
sung kỹ năng mới; gần 40% phải kèm cặp tại nơi làm việc và trên 40% phải có thời
gian để thích ứng mới quen việc.
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên cũng như các trường đại học khác
ở Việt Nam đang thay đổi chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ, thời lượng dành
cho sinh viên tự nghiên cứu vượt trội hơn rất nhiều so với số tiết học trên lớp nhưng
không ít sinh viên vẫn loay hoay không biết cách tự nghiên cứu hiệu quả. Để có thể học
tập tốt theo hình thức đào tạo này, các sinh viên cần được trang bị cho mình kỹ năng
học tập (learning to learn).
Tại Việt Nam, trong nhiều năm gần đây, Bộ GD-ĐT đã nhiều lần lên tiếng đề
cập đến kỹ năng mềm” cũng như tầm quan trọng của kỹ năng này. Có được kỹ năng
mềm vững không những giúp con đường học tập của các bạn trẻ trở nên suôn sẻ, thuận
lợi, tạo bước đà cho sự nghiệp thành công mà nó còn đem lại hạnh phúc trong cuộc
sống.
Nhận định đúng tầm quan trọng của “kỹ năng mềm”, tôi đã lựa chọn đề tài “Các
giải pháp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Sư phạm
Kỹ thuật Hưng Yên”.
3. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu cuối cùng mà đề tài nghiên cứu cần góp phần đạt được là đưa ra các
giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật Hưng Yên.
Mục tiêu cụ thể, trực tiếp của đề tài là:
- Tìm hiểu thực trạng và những nguyên nhân, hạn chế trong việc bồi dưỡng kỹ
năng mềm cho sinh viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng
Yên.
- Xác định các giải pháp cụ thể và những điều kiện cần thiết để nâng cao kỹ năng
mềm cho sinh viên Khoa Kinh tế, phù hợp với điều kiện của Trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật Hưng Yên.
7
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan, nhằm thu thập những
thông tin cơ sở lý thuyết, xây dựng hệ thống lý luận cho đề tài. Thu thập và phân tích
các số liệu thống kê có liên quan trên các phương tiện thông tin đại chúng như sách,
báo, tạp chí, websites.
- Đề tài khoa học này còn dùng phương pháp quan sát, phỏng vấn, bảng hỏi và
sử dụng các phương pháp phân tích thống kê, tổng hợp để xử lý các số liệu thu thập
được từ bảng hỏi. Điều tra thông qua bảng hỏi được lựa chọn để thu thập thông tin từ
phía sinh viên vì phương pháp này cho phép sinh viên được đưa ra ý kiến, nhận định,
bình luận một cách tự do về bản thân họ cũng như về việc đào tạo kỹ năng mềm tại
Trường ĐH SPKT Hưng Yên.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là toàn bộ sinh viên năm thứ 2, 3, 4, trình độ
đại học các ngành Kế toán doanh nghiệp và Quản trị doanh nghiệp công nghiệp tại
Khoa Kinh tế, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian và kinh phí có hạn nên nội dung đề tài chỉ tập trung tiến hành
nghiên cứu 4 nhóm kỹ năng mềm quan trọng nhất đối với sinh viên bao gồm: kỹ năng
học và tự học, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp và thuyết trình, và kỹ năng tư
duy. Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi Khoa Kinh tế, Trường Đại học Sư phạm Kỹ
thuật Hưng Yên.
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 3 năm 2010 đến tháng 10 năm 2010.
6. Bố cục và nội dung nghiên cứu
- Mở đầu
- Chương 1: Cơ sở lý luận về kỹ năng mềm
- Chương 2: Thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên Khoa Kinh tế, Trường ĐH
SPKT Hưng Yên
- Chương 3: Các giải pháp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên Khoa Kinh tế,
Trường ĐH SPKT Hưng Yên
- Kết luận và kiến nghị.
8
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG MỀM
1.1. Khái niệm kỹ năng
Theo từ điển tiếng Việt, kỹ năng là khả năng thực hành thành thạo những hiểu
biết. Ví dụ: kỹ năng giải toán, kỹ năng phân tích đề bài.
Theo Viện An ninh Dân sự (Institude of Protection and Security of Citizen)
thuộc Cộng đồng chung châu Âu, kỹ năng được định nghĩa là khả năng thường được
học và đạt được qua rèn luyện, để thực hiện những hành động mang đến kết quả mong
đợi.
Kỹ năng là khả năng thực hiện một công việc nhất định, trong một hoàn cảnh,
điều kiện nhất định, đạt được một chỉ tiêu nhất định. Các kỹ năng có thể là kỹ năng
nghề nghiệp (các kỹ năng kỹ thuật cụ thể như hàn, tiện, đánh máy, lái xe, lãnh đạo,
quản lý, giám sát…) và kỹ năng sống (các kỹ năng giao tiếp, ứng xử, tư duy, giải quyết
xung đột, hợp tác, chia sẻ…). Mỗi người học nghề khác nhau thì có các kỹ năng khác
nhau nhưng các kỹ năng sống là các kỹ năng cơ bản thì bất cứ ai làm nghề gì cũng cần
phải có.
1.2. Khái niệm kỹ năng mềm
Kỹ năng mềm được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau trong nhiều tài liệu.
Thậm chí còn có một số lời phê phán về việc sử dụng cụm từ “kỹ năng mềm” bởi vì từ
“mềm” có thể ám chỉ những thứ nhẹ nhàng, không thực sự quan trọng mà chỉ là một số
phẩm chất phụ thêm.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO: Kỹ năng mềm hay còn gọi là kỹ năng sống là
khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực, giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả
trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày.
Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc UNICEF: Kỹ năng mềm là cách tiếp cận
giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về
tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và KN.
Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc UNESCO:
Kỹ năng mềm là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào
cuộc sống hàng ngày.
Theo từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia, kỹ năng mềm (soft skills) là
thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng
sống, giao tiếp lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt
qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới… là những thứ thường không được học trong
nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn. Bản chất của kỹ năng mềm là
9
kỹ năng làm chủ bản thân và kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc
sống, học tập và làm việc hiệu quả.
Kỹ năng mềm còn được định nghĩa là một thuật ngữ xã hội liên quan đến chỉ số
trí tuệ cảm xúc của một người (EQ – Emotional Intelligence Quotient), một nhóm các
đặc điểm về tính cách, thái độ xã hội, giao tiếp, ngôn ngữ, thói quen cá nhân, sự thân
thiện, và sự lạc quan tạo nên mối quan hệ với những người khác.
Kỹ năng mềm khác với kỹ năng cứng (hard skills), là một phần của trí tuệ logic
(IQ), được dùng để chỉ trình độ chuyên môn, kiến thức chuyên môn như khả năng học
vấn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn thường xuất hiện trên bản lý lịch.
Tóm lại, kỹ năng mềm là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng
ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước
các tình huống của cuộc sống.
Theo nghiên cứu của Bộ Lao động Mỹ (The U.S. Department of Labor) và Hiệp
hội Đào tạo và Phát triển Mỹ (The American Society of Training and Development) có
13 kỹ năng cơ bản cần thiết để thành công trong công việc:
1.
Kỹ năng học và tự học (learning to learn)
2.
Kỹ năng lắng nghe (Listening skills)
3. Kỹ năng thuyết trình (Oral communication skills)
4.
Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills)
5.
Kỹ năng tư duy sáng tạo (Creative thinking skills)
6.
Kỹ năng quản lý bản thân và tinh thần tự tôn (Self esteem)
7. Kỹ năng đặt mục tiêu/ tạo động lực làm việc (Goal setting/ motivation skills)
8.
Kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp (Personal and career development skills)
9.
Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ (Interpersonal skills)
10. Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork)
11. Kỹ năng đàm phán (Negotiation skills)
12. Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả (Organizational effectiveness)
13. Kỹ năng lãnh đạo bản thân (Leadership skills)
Trong cuốn “Kỹ năng hành nghề cho tương lai” của Hội đồng Kinh doanh Úc,
các kỹ năng hành nghề bao gồm có 8 kỹ năng như sau:
1.
Kỹ năng giao tiếp (Communication skills)
2.
Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork skills)
3. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills)
4.
Kỹ năng sáng tạo và mạo hiểm (Initiative and enterprise skills)
5.
Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc (Planning and organising skills)
10
6.
7.
8.
Kỹ năng quản lý bản thân (Self-management skills)
Kỹ năng học tập (Learning skills)
Kỹ năng công nghệ (Technology skills)
Bộ Phát triển Nguồn Nhân lực và Kỹ năng Canada (Human Resources and
Skills Development Canada - HRSDC) cũng đã có nghiên cứu và đưa ra danh sách các
kỹ năng hành nghề cho thế kỷ 21 (Employability Skills 2000+) bao gồm cá kỹ năng
như:
1.
Kỹ năng giao tiếp (Communication)
2.
Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving)
3. Kỹ năng tư duy và hành vi tích cực (Positive attitudes and behaviours)
4.
Kỹ năng thích ứng (Adaptability)
5.
Kỹ năng làm việc với con người (Working with others)
6.
Kỹ năng nghiên cứu khoa học, công nghệ và toán (Science, technology and
mathematics skills)
Theo Cơ quan chứng nhận chương trình và tiêu chuẩn (Qualification and
Curriculum Authority) của Anh, các kỹ năng quan trọng bao gồm:
1.
Kỹ năng tính toán (Application of number)
2.
Kỹ năng giao tiếp (Communication)
3.
Kỹ năng tự học và nâng cao năng lực cá nhân (Improving own learning and
performance)
4.
Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (Information and
communication technology)
5.
Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving)
6.
Kỹ năng làm việc với con người (Working with others)
Cục phát triển lao động WDA (Workforce Development Agency) WDA của
Singapore đã thiết lập hệ thống các kỹ năng hành nghề ESS (Singapore Employability
Skills System) gồm 10 kỹ năng:
1.
Kỹ năng công sở và tính toán (Workplace literacy & numeracy)
2.
Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (Information &
communications technology)
3. Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định (Problem solving & decision making)
4.
Kỹ năng sáng tạo và mạo hiểm (Initiative & enterprise)
5.
Kỹ năng giao tiếp và quản lý quan hệ (Communication & relationship
management)
6.
Kỹ năng học tập suốt đời (Lifelong learning)
11
7. Kỹ năng tư duy mở toàn cầu (Global mindset)
8.
Kỹ năng tự quản lý bản thân (Self-management)
9.
Kỹ năng tổ chức công việc (Workplace-related life skills)
10. Kỹ năng an toàn lao động và vệ sinh sức khỏe (Health & workplace safety).
Tổng hợp các nghiên cứu của các nước và thực tế VN, 10 kỹ năng sau là căn
bản và quan trọng hàng đầu cho người lao động trong thời đại ngày nay:
1.
Kỹ năng học và tự học (Learning to learn)
2.
Kỹ năng lãnh đạo bản thân và hình ảnh cá nhân (Self leadership & Personal
branding)
3. Kỹ năng tư duy sáng tạo và mạo hiểm (Initiative and enterprise skills)
4.
Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc (Planning and organising skills)
5.
Kỹ năng lắng nghe (Listening skills)
6.
Kỹ năng thuyết trình (Presentation skills)
7. Kỹ năng giao tiếp và ứng xử (Interpersonal skills)
8.
Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills)
9.
Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork)
10. Kỹ năng đàm phán (Negotiation skills)
Như vậy ngoài những kiến thức chuyên môn, người lao động cần phải được
trang bị thêm các kỹ năng hành nghề để đảm bảo có được việc làm mà còn để tiến bộ
trong tổ chức thông qua việc phát huy tiềm năng cá nhân và đóng góp vào định hướng
chiến lược của tổ chức góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Rõ ràng 10 kỹ năng mềm thiết yếu này không những chỉ giúp người lao động nâng cao
năng suất, hiệu quả công việc mà thực chất là giúp ích rất nhiều trong mọi khía cạch
cuộc sống ở gia đình ngoài xã hội tại công sở, nâng cao đáng kể chất lượng cuộc sống
và văn hóa xã hội, góp phần thay đổi diện mạo con người Việt nam.
Do những hạn chế về mặt thời gian nên trong các kỹ năng mềm kể trên, tác giả
chỉ tập trung vào một số kỹ năng cần thiết nhất cho cuộc sống, quá trình học tập cũng
như công việc của sinh viên kinh tế sau khi tốt nghiệp, bao gồm các kỹ năng sau:
1. Kỹ năng học và tự học
2. Kỹ năng làm việc nhóm
3. Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình
4. Kỹ năng tư duy
12
1.3. Nguyên tắc giáo dục kỹ năng mềm
- Tương tác: Kỹ năng mềm không thể được hình thành qua việc nghe giảng và tự
-
đọc tài liệu, cần tổ chức cho sinh viên tham gia các hoạt động, tương tác với
giảng viên và với nhau trong quá trình giáo dục;
Trải nghiệm: Người học cần được đặt vào các tình huống để trải nghiệm và thực
-
hành;
Tiến trình: Giáo dục kỹ năng mềm không thể hình thành trong “ngày một, ngày
-
hai” mà đòi hỏi phải có cả quá trình từ nhận thức đến hình thành thái độ rồi dẫn
đến thay đổi hành vi;
Thay đổi hành vi: Mức độ cao nhất của giáo dục kỹ năng mềm là giúp người
-
học thay đổi hành vi theo hướng tích cực;
Thời gian: Giáo dục kỹ năng mềm cần thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc và thực hiện
càng sớm càng tốt.
1.4. Kỹ năng học và tự học (Learning to learn skill)
Từ góc độ nghiên cứu, học và tự học (learning to learn) được xem là một trong
những năng lực chủ yếu của cá nhân. Việc xem xét học và tự học là năng lực hơn là kỹ
năng có những ý nghĩa nhất định bởi vì nó dường như không chỉ bao gồm những bộ
phận cấu thành của kỹ năng mà cả thước đo hiệu quả như thái độ. Học và tự học là
năng lực mang đến “những kết quả được đánh giá cao ở cả mức độ cá nhân và xã hội
dưới dạng một cuộc sống hạnh phúc và một xã hội vận hành tốt”, một “công cụ để thỏa
mãn các nhu cầu quan trọng và phức tạp và vượt qua những thử thách trong một chuỗi
lớn các tình huống”.
Một nhóm các chuyên gia của Cộng đồng chung châu Âu nghiên cứu về “những
năng lực chủ yếu” đã định nghĩa học và tự học là khả năng theo đuổi và kiên trì trong
học tập – the ability to pursue and persist in learning. Kết quả của nhóm nghiên cứu là
một bản kiến nghị về các năng lực chủ yếu dành cho việc học tập suốt đời, đã được
phát triển và chấp nhận bởi hội đồng giáo dục năm 2006. Trong bản kiến nghị đó, học
và tự học được định nghĩa là khả năng trong việc theo đuổi và kiên trì trong học tập, tổ
chức học tập của một cá nhân một cách riêng lẻ hoặc theo nhóm, bao gồm cả việc
quản lý thời gian và thông tin hiệu quả. Năng lực này bao gồm sự nhận thức của cá
nhân về nhu cầu và quá trình học tập, việc xác định những cơ hội sẵn có, và khả năng
vượt qua những trở ngại để học thành công. Năng lực này có nghĩa là việc thu nhận,
xử lý và tiêu hóa kiến thức và kỹ năng mới cũng như tìm kiếm và tận dụng sự hướng
dẫn. Học và tự học khiến cho người học dựa vào những kiến thức và kinh nghiệm có
trước để sử dụng và vận dụng kiến thức và kỹ năng trong những tình huống khác nhau:
13
ở nhà, nơi làm việc, trong giáo dục và đào tạo. Động cơ và sự tin tưởng rất quan trọng
đối với năng lực của mỗi người. (Hội đồng Giáo dục, 2006, Phụ lục, đoạn 5).
Một trong những dự án nghiên cứu lớn nhất về học và tự học là dự án do Trường
Đại học Helsinki (Anh) thực hiện. Học và tự học được định nghĩa là “khả năng và sự
sẵn sàng thích ứng với các nhiệm vụ mới, kích thích sự tận tâm suy nghĩ và hi vọng
bằng việc duy trì sự tự điều chỉnh hiệu quả và hiểu biết trong hành động học tập”. Theo
định nghĩa này, học và tự học bao gồm nhiều lĩnh vực của kỹ năng và khả năng. Chúng
có thể được phân chia thành kỹ năng và khả năng nhận thức và kỹ năng, khả năng kiểm
soát hiệu quả.
Ngoài ra còn có nhiều định nghĩa khác về học và tự học. Trong cuộc vận động
học tập của nước Anh, học và tự học là quá trình khám phá về học tập – “a process of
discovery about learning”. Nó bao gồm tập hợp những nguyên tắc và kỹ năng mà nếu
hiểu và vận dụng được sẽ giúp người học học hiệu quả hơn. Điều quan trọng nhất là
phải có lòng tin về khả năng học và tự học.
Các yếu tố cần thiết để phát triển kỹ năng học và tự học:
1/ Phát triển kỹ năng tư duy: Kỹ năng tư duy có ảnh hưởng rất lớn trong quá
trình học tập của mỗi người. Để học tập tốt thì cần phải có kỹ năng tư duy hiệu quả. Kỹ
năng tư duy có hiệu quả khó đạt được ngay nhưng có thể phát triển dần dần. Vì vậy
người học cần phải rèn luyện kỹ năng tư duy bằng cách tạo thói quen tự đặt câu hỏi
trong quá trình học.
2/ Liên hệ việc học hiện tại với những mục tiêu lâu dài.
Khi làm bất cứ việc gì con người cũng cần phải xác định rõ mục tiêu đúng đắn
thì mới dẫn đến thành công. Đối với quá trình học tập lâu dài chúng ta lại càng cần phải
xác định rõ mục tiêu nào là thiết thực nhất để ưu tiên cho học tập. Không có mục tiêu
học tập rõ ràng sẽ khiến người học lan man, không tập trung và thiếu kiên trì trong học
tập. Do đó người học cần định hướng cho tương lai và từ đó nhận biết những gì cần
phải học.
3/ Học tập một cách tích cực.
Học tập tích cực là học một cách chủ động và sáng tạo. Cách học tích cực rất đa
dạng, nhưng có chung một đặc trưng là khám phá và khai phá. Học một cách tích cực
mang lại sự khám phá và khai phá tối đa là người học phải học bất kỳ lúc nào, học bất
kỳ nơi nào, học bất kỳ người nào, và học bất kỳ nguồn nào .
4/ Xác định cách thức học phù hợp nhất với mình.
Có nhiều cách phân loại cách thức học ( learning styles ) :
+ Nhìn, nghe, cảm nhận cơ và sờ ( Dunn)
14
+ Tưởng tượng, phân tích, lô gích và hành động (Kolb và Mc Carthy)
+ Cần xác định cách thức nào phù hợp nhất với mình và sử dụng nó càng nhiều
càng tốt trong lúc học tập để tiếp thu bài.
5/ Tập kiên nhẫn:
Học tập là một quá trình đòi hỏi sự đầu tư thời gian, không nóng vội được và
tiến bộ cũng phải từng bước.
6/ Sử dụng nhiều phương pháp học tập:
Để học thuộc bài chỉ cần đọc lại nhiều lần, tuy nhiên có nhiều cách để lập lại:
xem lại phần ghi chép và lập phiếu, làm bài tập, học nhóm … Phương pháp học tùy
theo người học, và cũng tùy theo môn học.
7/ Sử dụng phương pháp học SQ3R (survey,question,read, recite, review).
SQ3R là viết tắt của các từ tiếng Anh “survey, question, read,recite,review”
(quan sát, hỏi, đọc, trả bài và ôn tập). Việc đọc sách giáo khoa không giống như đọc
một cuốn tiểu thuyết, từ chương đầu đến chương cuối mà cần phải hiểu và ghi nhớ các
thông tin. SQ3R không phải là một phương pháp đọc sách giáo khoa nhanh hơn, mà là
một chiến thuật học tập để tiếp thu bài nhanh hơn, sâu rộng hơn, để sau đó giúp giảm
thời gian xem lại bài trước khi thi, nhờ chúng ta đã đầu tư thời gian nhiều hơn cho việc
học tập trước đó.
Đây là phương pháp học tập được cho là hiệu quả và ít stress đối với người học.
Phương pháp SQ3R đặc biệt hữu ích với các loại sách cung cấp nhiều thông tin và bạn
cần phải nắm vững vấn đề sâu như các môn về xã hội. Phương pháp này ít hiệu quả
với các môn học tập trung vào việc giải quyết vấn đề như ngoại ngữ, toán học.
+ Survey - Quan sát tổng thể: Là nhìn tổng thể về vấn đề mà bạn sặp đọc trước
khi đi vào chi tiết, cũng giống như bạn xem bản đồ trước khi lên đường. Nếu bạn chưa
từng biết nơi bạn cần đến, thì việc xem bản đồ là điều không thể thiếu. Bước này chỉ
mất khoảng 5-10 phút nhưng rất quan trọng vì nó giúp bạn tập trung vào chương đang
đọc:
Đọc tựa đề giúp não bạn bắt đầu tập trung vào chủ đề của chương đó.
Đọc phần giới thiệu hay tóm tắt, giúp bạn thấy được chương đó phù hợp với
mục tiêu của tác giả như thế nào đồng thời cho bạn một cái nhìn tổng quát về
những điểm chính.
Xem các tiêu đề nhỏ giúp hình thành một khung sườn gắn các ý chi tiết cả
chương.
Quan sát các biểu đồ, bản đồ, hình vẽ và những hỗ trợ về hình ảnh khác.
15
+ Question - Đặt câu hỏi: Những vấn đề quan trọng mà bạn cần phải học
thường chính là câu trả lời cho những câu hỏi. Câu hỏi nên tập trung vào nội dung học(
Cái gì, tại sao, bằng cách nào, người nào, khi nào và ở đâu). Trong quá trình đọc hay
học, bạn nên tự đặt cho mình nhiều câu hỏi và sau đó tự trả lời. Làm như vậy bạn sẽ
tiếp thu tài liệu hơn và nhớ các chi tiết dễ dàng hơn, vì quá trình này sẽ để lại một dấu
ân sâu sắc hơn trong ký ức của bạn. Đừng ngại ghi lại những câu hỏi lên lề sách, tập
chép hay bất cứ nơi nào bạn cảm thấy thuận tiện.
+ Read - Đọc : Đọc không phải là lướt mắt qua cuốn sách, mà phải chủ động để
có thể trả lời các câu hỏi bạn tự đặt ra, hay thầy cô, tác giả nêu ra. Nên chú ý các từ in
nghiêng hoặc in đậm vì tác giả muốn nhấn mạnh những điều này. Khi đọc không được
bỏ qua các bảng, đồ thị, hình ảnh minh họa, vì đôi khi chúng có thể diễn đạt một ý nào
đó còn rõ ràng hơn cả đoạn văn.
Thường các ý chính được minh họa bằng nhiều thí dụ. Khi đọc bạn hãy cố gắng
tách các chi tiết ra khỏi ý chính vì tuy các chi tiết có thể giúp hiểu ý chính hơn nhưng
khó có thể nhớ hết được.
+ Recite - Trả bài : đôi khi bạn cần ngưng đọc để nhớ lại những tiêu đề chính,
những khái niệm quan trọng cần nắm trong các dòng chữ in nghiêng hay in đậm, ý
nghĩa của những hình minh họa. Cố gắng tự xây dựng lại nội dung chính của đoạn bạn
vừa đọc bằng ngôn từ và tư duy của riêng mình. Liên hệ những điều mình vừa đọc với
những điều đã biết.
Để thực hiện bước này, bạn có thể lấy tay che phần trả lời cho câu hỏi mình tự
đặt ra và trả lời thuộc lòng. Nếu không trả lời được thì đọc lại một lần nữa đoạn chứa
câu trả lời. Nếu bạn lặp đi lặp lại điều này trong lúc đọc thì bạn sẽ nhớ tốt hơn.
+ Review - Ôn tập : ôn tập giúp hoàn chỉnh việc tổ chức tư liệu học trong tư
duy của mình và đưa vào bộ nhớ. Chúng ta nhớ là nhờ đọc đi đọc lại nhiều lần và trả
lời đi trả lời lại nhiều lần. Đọc lại là một bước quan trọng ở giai đoạn này. Đọc lại để
đánh giá xem mình đã đựợc gì sau quá trình học tập. Trong lúc ôn tập nên xem lại
những điều ghi chép để làm sáng tỏ những điểm bị bỏ xót hay chưa hiểu. Thời điểm tốt
nhất để ôn tập bài là ngay sau khi học, không nên chờ đến trước ngày thi mới ôn lại.
Ôn lại trước ngày thi là lần ôn tập sau cùng. Nếu bạn phân bố thời gian tốt nhất thì đây
được xem là bước hoàn chỉnh kiến thức của mình đối với tài liệu học tập.
1.5. Kỹ năng làm việc đồng đội/nhóm (Teamwork)
Kỹ năng làm việc đồng đội liên quan đến khả năng làm việc và hợp tác với
những người từ những nền văn hóa, xã hội khác nhau để cùng đạt được một mục tiêu
chung. Để xây dựng một mối quan hệ làm việc tốt với người khác, sinh viên phải tôn
16
trọng thái độ, cách ứng xử, và niềm tin của người khác. Theo bộ giáo dục của Malaysia
để nâng cao khả năng làm việc nhóm, sinh viên cũng cần phải được nắm giữ cả vai trò
của người lãnh đạo nhóm và thành viên nhóm.
Những năm gần đây trong phong trào đổi mới phương pháp giảng dạy, số giờ
làm việc nhóm của sinh viên đã tăng lên. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải giờ
làm việc nhóm nào của lớp cũng thành công. Một trong những lý do dẫn đến sự thất bại
này là người học chưa được trang bị đầy đủ kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả.
Bảy kỹ năng được trình bày sau đây sẽ giúp cho các thành viên trong nhóm làm
việc hiệu quả hơn:
* Kỹ năng lắng nghe
Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất. Các thành viên trong nhóm
phải biết lắng nghe ý kiến của nhau. Kỹ năng này phản ánh sự tôn trọng ý kiến giữa các
thành viên trong nhóm.
Hình 1.1. Khác biệt giữa nghe và lắng nghe
Lắng nghe đòi hỏi mức độ tư duy cao hơn nghe. Lắng nghe là một kỹ năng mà
người nghe phải tiếp nhận thông tin từ người nói, phân tích, tư duy theo hướng tích cực
và phản hồi bằng thái độ tôn trọng những ý kiến của người nói dù đó là ý kiến hoàn
toàn trái ngược với quan điểm của bản thân.
* Chất vấn
Qua cách thức mỗi người đặt câu hỏi, chúng ta có thể nhận biết mức độ tác động
lẫn nhau, khả năng thảo luận, đưa ra vấn đề cho các thành viên khác của họ.
Chất vấn là khả năng thể hiện tư duy phản biện tích cực (critical thinking). Thực
tế đây là một kỹ năng khó mà ngay cả giáo viên cũng cần phải rèn luyện. Chất vấn
bằng những câu hỏi thông minh dựa trên những lý lẽ tán đồng hay phản biện chặt chẽ
đòi hỏi mức độ tư duy cao và tinh thần xây dựng ý kiến hết mình cho nhóm.
17
Lời lẽ chất vấn cần mềm mỏng, lịch sự. Tuy nhiên, một điều không kém quan
trọng là giáo viên cần xây dựng một môi trường học tập cởi mở trong đó khuyễn khích
người học sẵn sàng tiếp nhận những ý kiến trái chiều.
Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần dạy cho người học hiểu
rằng: “Trong tranh luận, người có ý kiến phản biện là người không đồng tình với ý kiến
vừa nêu chứ không phải là người nêu ý kiến”. Trong tranh luận tự ái có nghĩa là đã
đánh mất đi sự sáng suốt của bản thân.
* Thuyết phục
Các thành viên phải trao đổi, suy xét những ý tưởng đã đưa ra. Đồng thời họ cần
biết tự bảo vệ và thuyết phục người khác đồng tình với mình. Khi nêu ý kiến đóng góp
cho nhóm, các thành viên cần kèm theo lỹ lẽ thuyết phục để nhận được sự đồng tình
của nhiều thành viên trong nhóm.
* Tôn trọng
Mỗi thành viên trong nhóm phải tôn trọng ý kiến của những người khác thể hiện
qua việc động viên, hỗ trợ nhau, nỗ lực biến chúng thành hiện thực.
Giáo viên cần giảng giải cho người học hiểu rằng khi các thành viên trong nhóm
thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau nghĩa là đang góp sức mình vào sự thành công của
nhóm.
* Trợ giúp
Các thành viên phải biết giúp đỡ nhau vì trong một nhóm, có người sẽ mạnh
trong lĩnh vực này, nhưng người khác lại mạnh trong lĩnh vực khác. Và nhiều khi, vấn
đề mà nhóm đang phải giải quyết cần kiến thức ở nhiều lĩnh vực, mức độ và đòi hỏi các
kỹ năng khác nhau. Đây là kỹ năng mà mỗi người cần rèn luyện để sẵn sàng đóng góp
vào thành quả chung của nhóm.
* chia sẻ
Các thành viên đưa ra ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm của mình khi gặp các tình
huống tương tự trước đó. Thành viên nào càng chia sẻ được nhiều kinh nghiệm quý giá
của mình, hoặc đưa ra các ý kiến sáng suốt cho nhóm, thì nhóm sẽ càng nhanh đạt được
mục đích chung. Khi các thành viên trong nhóm nhận thức được tầm quan trọng của
việc chia sẻ, không khí làm việc của nhóm sẽ cởi mở và tích cực hơn.
* Chung sức
Mỗi thành viên phải góp trí lực cùng nhau thực hiện kế hoạch đã đề ra. Nghĩa là,
cả nhóm cần phải hiểu rõ mục đích của nhóm cần đạt được là gì, và có cùng chung
khao khát hoàn thành nó.
18
* Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm
Hình 1.2.
1.6. Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình
1.6.1. Kỹ năng giao tiếp và ứng xử (Interpersonal skills/communication skills)
Giao tiếp là sự trao đổi, tiếp xúc qua lại giữa các cá thể. Giao tiếp còn được định
nghĩa là quá trình xác lập và vận hành mối quan hệ giữa người và người nhằm thỏa
mãn nhu cầu lẫn nhau. Đó là một quá trình tâm lý diễn ra trong khoảng thời gian xác
định có mở đầu, diễn biến, và kết thúc. Chủ thể giao tiếp có vai trò chủ động, tích cực
tác động vào người khác theo ý muốn của mình. Khách thể sẽ chịu sự tác động của
người khác. Trong các mối quan hệ giao tiếp nên thể hiện vai trò chủ thể giao tiếp góp
phần rất lớn vào thành công. Nhu cầu ở định nghĩa trên là động lực thúc đẩy con người
giao tiếp, là những đòi hỏi mong muốn của con người cần được thỏa mãn về vật chất
và tinh thần để tồn tại và phát triển. Quá trình thỏa mãn nhu cầu của con người tạo
thành động lực giúp con người hoạt động, giao tiếp. Nhu cầu giao tiếp chia làm 3 loại:
19
-
Trao đổi thông tin, nhận thức: để có vốn hiểu biết sâu rộng trong tất cả các lĩnh
vực xã hội như kinh tế, chính trị, văn hóa, biết được đặc điểm đối tượng và
chính bản thân;
- Gây tình cảm: thông qua giao tiếp làm cho con người rung động, có thái độ đối
với các mối quan hệ xã hội như yêu, ghét, vui, buồn;
- Đạt hiệu quả công việc: thông qua giao tiếp con người sẽ vận dụng tri thức, kỹ
năng, kỹ xảo, vào thực hiện nhiệm vụ hoạt động góp phần tạo hiệu quả cao cho
công việc.
Giao tiếp không những làm cho mỗi cá nhân hoàn thiện nhân hơn nữa về nhân
cách mà còn giúp con người hiểu biết lẫn nhau từ đó dễ dàng thông cảm và giúp đỡ lẫn
nhau tạo nên mối quan hệ xã hội tốt đẹp.
* Đặc điểm của quá trình giao tiếp
- Gồm hai đối tượng: gửi và nhận
- Có một thông điệp được chuyển tải
- Có phương tiện chuyển tải thông điệp
- Là quá trình trao đổi hai chiều.
Thông tin trong giao tiếp có thể là một mệnh lệnh, một tuyên bố, một câu hỏi
nghiêm khắc, một câu hỏi quan tâm, một thông báo bằng văn bản, tuy nhiên đều phải
thỏa mãn các yêu cầu:
- Đầy đủ, chọn lọc, kịp thời, chính xác, chất lượng
- Phải chuyển tải được nhân cách trong quan hệ con người, sự tôn trọng con
người, sự trọng thị, sự tin cậy, ý thức hợp tác…
- Tạo thành dấu ấn riêng, cuốn hút.
* Quá trình giao tiếp của con người chịu những tác động bởi:
- Tính cách của bản thân;
- Trạng thái tâm lý;
- Thái độ đối với đối tượng;
- Kiến thức và kinh nghiệm;
- Văn hóa của tổ chức.
Sự phản hồi trong giap tiếp giúp ta biết được đối tượng có nghe thấy ta truyền
đạt điều gì hay không, có hiểu ta không và hiểu đến mức nào, có đồng ý với ta không
và đồng ý ở mức nào, có sẵn sàng hành động không và hành động ở mức nào? Có một
lỗi cơ bản mà người ta thường xuyên mắc phải đó là cho rằng những gì chúng ta biết
thì người khác cũng biết.
20
* Rào cản trong giao tiếp
- Từ bối cảnh: thời gian, không gian, môi trường, công cụ hỗ trợ, văn hóa doanh
nghiệp…
- Từ người phát: trình độ nhận thức, năng lực trình bày, khác ngôn nhữ, địa
phương, hành vi, cử chỉ không phù hợp…
- Từ người tiếp nhận: thiếu chuẩn bị tiếp nhận, khác quan điểm, qua nhiều
“ngưỡng cửa”, trạng thái tâm lý, không tập trung tiếp nhận, hiểu vấn đề quá
nhanh, tư duy rập khuôn, thiếu phản hồi.
* Các phương tiện giao tiếp cơ bản
Phương tiện giao tiếp là tất cả những yếu tố mà chúng ta dùng để thể hiện thái
độ, tình cảm, mối quan hệ và những tâm lý khác của mình trong một cuộc giao tiếp.
- Phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người. Bằng ngôn ngữ con
người có thể truyền đi bất cứ một loại thông tin nào, như diễn tả tình cảm, ám chỉ, miêu
tả sự vật. Nó dựa vào các yếu tố sau:
+ Nội dụng ngôn ngữ: ỹ nghĩa của ngôn ngữ có hai hình thức tồn tại là khách quan
và chủ quan. Hiểu được ý cá nhân là cơ sở tạo nên sự đồng điệu trong giao tiếp,
còn được gọi là khả năng đồng cảm.
+ Tích chất của ngôn ngữ: gồm nhịp điệu, âm điệu, ngữ điệu…Có vai trò hết sức
quan trọng trong giao tiếp, nó tạo lợi thế cho ta điể giao tiếp được thành công.
Điệu bộ khi nói sẽ phụ họa theo lời nói để giúp thêm ý nghĩa cho nó. Tuy nhiên,
điệu bộ phải phù hợp với phong tục tập quán, nền văn hóa, do đó đừng gò ép
mình bằng cách bắt trước điệu bộ của người khác vì điệu bộ tự nhiên là hay nhất.
- Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
Việc nghiên cứu phương tiện phi ngôn ngữ rất quan trọng, nó giúp ta nhạy cảm
hơn trong giao tiếp.
+ Nét mặt: biểu lộ thái độ cảm xúc của con người. Các công trình nghiên cứu thống
nhất rằng nét mặt của con người biểu lộ sáu cảm xúc: vui mừng, buồn, ngạc
nhiên, tức giận, sợ hãi, ghê tởm. Ngoài ra, nét mặt còn cho ta biết về cá tính của
con người.
+ Nụ cười: Trong giao tiếp, người ta có thể dùng nụ cười để biểu lộ tình cảm, thái
độ của mình. Con người có bao nhiêu kiểu cười thì có bấy nhiêu cá tính. Do đó,
trong giao tiếp ta phải biết tinh nhạy quan sát nụ cười của đối tượng giao tiếp.
21
+ Ánh mắt: Nó phản ánh trạng thái cảm xúc, bộc lộ tình cảm, tâm trạng và ước
nguyện của con người. Trong giao tiếp, nó phụ thuộc vào vị trí xã hội của mỗi
bên.
+ Các cử chỉ: gồm các chuyển động của đầu, bàn tay, cánh tay…vận động của
chúng có ý nghĩa nhất định trong giao tiếp.
+ Tư thế: Nó liên quan mật thiết với vai trò vị trí xã hội của cá nhân. Thông thường,
một cách vô thức, nó bộc lộ cương vị xã hội mà cá nhân đảm nhận.
+ Diện mạo: là những đặc điểm tự nhiên ít thay đổi như: dáng người, màu da, và
những đặc điểm thay đổi được như tóc, râu, trang điểm, trang sức.
+ Không gian giao tiếp: là một phương tiện để bộc lộ mối quan hệ tình cảm giữa
các bên với nhau. Có 4 vùng giao tiếp: vùng mật thiết: từ 0-0,5m; vùng riêng tư:
từ 0,5-1,5m, vùng xã giao: 1,5-3,5m, vùng công cộng: 1
+ Những hành vi giao tiếp đặc biệt: gồm những động tác ôm hôn, vỗ vai, xoa đầu,
khoát vai, bắt tay… Nó chỉ sử dụng trong trường hợp đặc biệt
+ Đồ vật: Trong giao tiếp người ta cũng hay dùng đồ vật nhất định như: bưu ảnh,
tặng hoa, tặng quà, đồ lưu niệm…
Tóm lại, các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ chịu ảnh hưởng rất lớn của các
yếu tố văn hóa, đặc điểm dân tộc, phong tục, tập quán.
* Nhận thức và các quy luật tâm lý trong quá trình giao tiếp
- Nhận thức trong giao tiếp
Khi chúng ta giao tiếp với nhau, chúng ta phải nhận thức về nhau. Trước hết là
các chủ thể giao tiếp tri giác lẫn nhau, quan sát tướng mạo, vẻ mặt, dáng điệu, tư thế,
tác phong, cách ăn mặc, cách trang điểm, ánh mắt, lời nói, nụ cười…Chính những hình
ảnh tri giác này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc đánh giá nhân cách, trình độ văn hóa,
tình cảm của nhau.
Khi mới bắt đầu quan hệ, dù thuộc lĩnh vực tình cảm hay kinh doanh, những
hình ảnh ban đầu về diện mạo bên ngoài, cách ăn mực để lại nhiều ảnh hưởng trong
giao tiếp sau này. Tuy nhiên, những thông tin cảm tính ban đầu không phải luôn luôn
chính xác, cho nên muốn hiểu được bản chất bên trong (phẩm chất, nhân cách) của đối
tượng, chúng ta phải dùng tư duy, tưởng tượng để suy xét, đánh giá, nhận định một
cách đầy đủ, chính xác hơn.
Trong suốt quá trình giao tiếp chúng ta luôn luôn tri giác lẫn nhau, và trên cơ sở
những tài liệu tri giác đem lại, tư duy giúp ta phán đoán tình hình để lựa chọn phương
án giao tiếp. Chẳng hản, trong giao tiếp, người này có một cứ chỉ hành động nào đó đối
với ta và ta phải có một cử chỉ và hành động đáp lại. Khi đó tình huống đòi hỏi ta phải
22
suy nghĩ, tư duy thật nhanh để quyết định để có cử chi hay hành động đáp lại như thế
nào là đúng, là tốt, là cao thượng, là tự trọng…
Trong giao tiếp, tư duy còn giúp ta nắm được bản chất của câu nói, của hành
động, nắm được những ý nghĩa sâu xa tiềm ẩn trong chúng. Trong thực tế, có những
người khi người ta “nói vậy chứ không phải vậy”, buộc chúng ta phải suy nghĩ, phải
phán đoán mới hiểu được nghĩa đích thực của câu nói.
Tóm lại, trong giao tiếp các bên tham gia phải nhận thức về nhau. Trong giao
tiếp mỗi chung ta vừa là chủ thể vừa là khách thể của quá trình nhận thức, nên ta phải
thận trọng trong từng cử chỉ, từng lời ăn tiếng nói, phải tập nhận thức về người khác,
biết quan sát, phản ứng nhanh và phán đoán tình hình giỏi.
- Các quy luật về cảm giác
+ Quy luật về ngưỡng cảm giác: Cảm giác chỉ được gây ra khi cường độ kích thích
ở trong một giới hạn nhất định, gọi là ngưỡng tuyệt đối, gồm ngưỡng trên và
ngưỡng dưới.
+ Cảm giác còn có ngưỡng phân biệt, đó là độ chênh lệch tối thiểu giữa hai kích
thích mà ở đó chúng ta còn phân biệt được sự khác nhau giữa hai kích thích đó.
+ Qui luật về sự thích ứng của cảm giác: một kích thích nếu tác động liên tục vào
giác quan một cách đơn điệu thì cảm giác về kích thích đó yếu dần đi và có thể
mất hẳn.
+ Quy luật về sự tác động lẫn nhau giữa các cảm giác: Cảm giác có thể tác động,
ảnh hưởng qua lại, chi phối lẫn nhau.
- Các quy luật về tri giác
+ Quy luật tổng giác: Hình ảnh tri giác về sự vật phụ thuộc vào tâm lý chúng ta.
+ Quy luật ảo giác: Ảo ảnh tri giác là sự phản ánh sai lệch khách quan về đối tượng.
- Quy luật về tình cảm, xúc cảm
+ Quy luật về sự lây lan tình cảm, xúc cảm: Xúc cảm của một người trước một đối
tượng có thể lan truyền sang người khác.
+ Quy luật di chuyển về tình cảm, xúc cảm: Tình cảm, xúc cảm của một người
trước một đối tượng có thể di chuyển sang đối tượng khác.
+ Quy luật về sự thích ứng tình cảm, xúc cảm: Một tình cảm, xúc cảm nếu được lặp
đi lặp lại một cách đơn điệu không đổi thì bị lắng xuống và trở nên chai dạn.
+ Quy luật tương phản tình cảm, xúc cảm: Một tình cảm, xúc cảm nay có thể làm
tăng cường một tình cảm, xúc cảm khác đối cực với nó.
23
* Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là sự thành thục, điêu luyện những vấn đề kỹ thuật, hành vi
giao tiếp. Kỹ năng giao tiếp được coi là thành phần cơ bản phải có trong nghệ thuật
giao tiếp. Kỹ năng giao tiếp thể hiện ở hai khía cạnh, đó là sự thành thục trong việc sử
dụng các phương tiện giao tiếp và là sự hiểu biết sâu sắc những vấn đề tâm lý trong
giao tiếp để sử dụng các phương tiện giao tiếp một cách hợp lý.
Nếu kỹ năng giao tiếp được sử dụng một cách hợp lý thì nó sẽ đưa đến kết quả
tích cực trong giao tiếp như:
- Nó giúp ta truyền đạt được những ý nghĩ, thái độ của mình, không gây ra sự hiểu
lầm của đối tượng;
- Chuyển tải đạo đức, văn hóa, tính lịch sự, lịch thiệp của con người trong giao tiếp;
- Giúp chúng ta tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp với mọi người, đạt hiệu quả cao
trong hành vi, trong giao tiếp.
Tuy nhiên, nếu kỹ năng sử dụng không đúng lúc, đúng chỗ, đúng với từng mối
quan hệ, sẽ dưa đến những hậu quả không tốt trong giao tiếp, chẳng hạn như có thể làm
cho người ta cảm thấy khách sáo, e ngại, nghi ngờ, dễ bị hiểu lầm là giả tạo. Ngoài
những yếu tố tâm lý nêu trên, trong giao tiếp chúng ta còn bị chi phối bởi những yếu tố
tâm lý khác nữa như: vị thể thâm lý, tâm thể, động cơ, hiện tượng áp lực nhóm…
Thành thạo kỹ năng giao tiếp là phải thực hiện tốt các loại hình giao tiếp cơ bản
sau:
- Nói
Phải gạt hết mọi ưu phiền riêng tư để chuyển tải nội dung cần trình bày có hiệu
quả; cố gắng luyện giọng nói sao cho thật truyền cảm, lôi cuốn người giao tiếp, kiểm
soát được giọng nói, chuyển tại nội dung vấn đề một cách nhiệt tình, cường độ vừa
phải. Phát âm chuẩn xác, tốc độ vừa phải, diễn cảm với âm điệu trầm bổng phù hợp. Sử
dụng ngôn ngữ thích hợp: dùng từ phổ biến, dùng từ ít nghĩa, vận dụng ngữ pháp chặt
chẽ, không dùng tiếng lóng, hạn chế sử dụng phương phữ cho khách khác vùng.
- Viết
Phải thể hiện sự chín chắn đạt tiêu chuẩn văn bản pháp lý. Cố gắng thể hiện bản
sắc cá nhân, tin cậy lẫn nhau trong khi viết.
- Nghe
Cần chú ý lắng nghe vì nghe chiếm tỉ lệ lớn trong tổng thời gian giao tiếp
(khoảng 53%). Phải kiểm soát được thái độ để hạn chế mọi định kiến, hiểu sai bản chất
sự vật. Phải hỏi kỹ (feedback), lắng nghe không bỏ sót ý, tránh hiểu sai, nếu cần hỏi lại.
24
Luyện cách nghe chiều sâu để hiểu rõ nội dung tình cảm, quan hệ mà người nói quan
tâm, nhân cách ứng xử mà người nói truyền tải.
- Lập luận
Kỹ năng lập luận được vận dụng nhuần nhuyễn thành một bản năng tự vệ. Rèn
luyện trau dồi qua nghiên cứu môn học lý luận (logic học).
- Ngôn ngữ cơ thể
Tập hợp nhiều tín hiệu cơ thể thể hiện khác nhau theo cảm nghĩ, thái độ,…Nó bổ sung,
thay thế, nhấn mạnh, điều hòa buổi giao tiếp
1.6.2. Kỹ năng thuyết trình (Presentation skills)
Trong từ điển “thuyết trình” có rất nhiều nghĩa. Chúng ta sẽ hiểu từ thuyết trình
theo nghĩa xuất phát từ “trình bày” có nghĩa là “đưa cho ai đó một cái gì đó – nói điều
gì đó với ai đó” hoặc giao tiếp với ai đó.
Xây dựng một bài thuyết trình gồm 3 giai đoạn: chuẩn bị, trình bày và giai đoạn
sau thuyết trình.
* Chuẩn bị
- Chuẩn bị tài liệu trình bày
+ Tài liệu trình bày phải phản ánh thông tin chính xác. Vì vậy cần chuẩn bị tài
liệu trước vài ngày để kiểm tra tính chính xác của tài liệu.
+ Chiến lược trình bày phải phù hợp với đối tượng dự kiến.
+ Lập dàn bài một cách logic và ghi những điểm chính của phần trình bày.
+ Chuẩn bị các dụng cụ trực quan (phim, đèn chiếu, ảnh, bảng trắng…).
+ Chuẩn bị tài liệu, tờ rơi để phân phát (nếu cần thiết).
- Xây dựng chiến lược trình bày
+ Nội dung:
Để giáo dục, thông tin, thuyết phục, hay giải trí?
Có bao nhiêu chi tiết hữu ích cần trình bày
+ Phong cách
Mức độ thuật ngữ kỹ thuật?
Lôi cuốn khán giả đại trà hay giới chuyên môn?
+ Phương pháp
Thông tin
Thuyết phục
Trực tiếp
(Dễ thực hiện hơn)
Các kết quả chính, kèm theo dẫn chứng
Tranh luận, kèm theo dẫn chứng
25
Gián tiếp
(Thông dụng hơn)
Dẫn chứng, đi đến kết quả
Dẫn chứng dẫn đến tranh luận