Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Quản lý nhà nước đối với làng nghề thủ công mỹ nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 116 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

THÁI THU NGA

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN, NĂM 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

THÁI THU NGA

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SÔ: 8.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ
THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGÔ SỸ TRUNG


THÁI NGUYÊN, NĂM 2019


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nghiên cứu nêu trong đề cương luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019
Tác giả Luận văn

Thái Thu Nga


ii
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn đến Ban Giám hiệu Nhà trường, các thầy cô
giáo đã tham gia giảng dạy chương trình Cao học, các cán bộ của Phòng Đào tạo,
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi
điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Ngô Sỹ Trung - người thầy đã
tận tình hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên,
khích lệ và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.

Thái Nguyên, ngày……tháng…..năm 2019
Tác giả luận văn

Thái Thu Nga



iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................... ii
MỤC LỤC .............................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................... viii
MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 3
4. Dự kiến đóng góp của luận văn........................................................... 3
5. Cấu trúc của luận văn .......................................................................... 3
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ............... 4
1.1. Làng nghề thủ công mỹ nghệ ........................................................... 4
1.1.1. Khái niệm ...................................................................................... 4
1.1.2. Đặc điểm của làng nghề thủ công mỹ nghệ .................................. 7
1.1.3. Vai trò của làng nghề thủ công mỹ nghệ ...................................... 9
1.2. Quản lý nhà nước đối với làng nghề thủ công mỹ nghệ ................ 11
1.2.1. Khái niệm .................................................................................... 11
1.2.2. Vai trò của quản lý nhà nước đối với làng nghề thủ công mỹ
nghệ ....................................................................................................... 12
1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với làng nghề thủ công mỹ
nghệ ....................................................................................................... 14
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với làng nghề thủ
công mỹ nghệ ........................................................................................ 17

1.3.1. Các yếu tố bên trong làng nghề ................................................... 18


iv

1.3.2. Các yếu tố bên ngoài ................................................................... 20
1.4. Thực tiễn quản lý nhà nước đối với làng nghề thủ công mỹ nghệ của
một số quốc gia trên thế giới và một số địa phương ở Việt Nam ......... 22
1.4.1. Thực tiễn quản lý nhà nước đối với làng nghề thủ công mỹ nghệ
của một số quốc gia trên thế giới .......................................................... 22
1.4.2. Kinh nghiệm thực tiễn quản lý nhà nước đối với làng nghề thủ
công mỹ nghệ của một số địa phương của Việt Nam ........................... 25
1.4.3. Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn cho quản lý nhà nước đối với
làng nghề TCMN thành phố Hà Nội ..................................................... 27
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 29
2.1. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................ 29
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 29
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin .................................................. 29
2.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin ............................ 31
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................... 32
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu tình hình sản xuất kinh doanh của các làng nghề thủ
công mỹ nghệ thành phố Hà Nội .......................................................... 32
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh về hoạt động quản lý nhà nước đối với các
làng nghề thủ công mỹ nghệ ................................................................. 33
Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LÀNG
NGHỀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ
NỘI ................................................................................................................34
3.1. Khái quát về đặc điểm địa bàn thành phố Hà Nội ......................... 34
3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hà
Nội ......................................................................................................... 34

3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ trên
địa bàn thành phố Hà Nội...................................................................... 37
3.2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề thủ
công mỹ nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội ...................................... 39


v

3.2.1. Số lượng làng nghề TCMN trên địa bàn thành phố Hà Nội ....... 39
3.2.2. Quy mô hộ tại các làng nghề TCMN thành phố Hà Nội ............ 41
3.2.3. Quy mô lao động tại các làng nghề TCMN thành phố Hà Nội .. 42
3.2.4. Thu nhập của lao động nghề tại các làng nghề TCMN thành phố
Hà Nội ................................................................................................... 43
3.2.5. Quy mô vốn và giá trị tài sản của các làng nghề TCMN thành phố
Hà Nội ................................................................................................... 44
3.2.6. Tác động của làng nghề TCMN thành phố Hà Nội đến phát triển
kinh tế địa phương ................................................................................. 46
3.3. Thực trạng quản lý nhà nước về làng nghề thủ công mỹ nghệ trên
địa bàn thành phố Hà Nội...................................................................... 47
3.3.1. Thực trạng quy hoạch phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ thành
phố Hà Nội ............................................................................................ 47
3.3.2. Thực trạng ban hành và thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển làng
nghề TCMN trên địa bàn thành phố Hà Nội ......................................... 49
3.3.3. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của làng nghề
TCMT trên địa bàn thành phố Hà Nội .................................................. 60
3.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về làng nghề
thủ công mỹ nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội ................................ 61
3.4.1. Các yếu tố bên trong làng nghề ................................................... 62
3.4.2. Các yếu tố bên ngoài làng nghề .................................................. 66
3.5. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về làng nghề thủ công mỹ trên

địa bàn thành phố Hà Nội...................................................................... 70
3.5.1. Kết quả đạt được ......................................................................... 70
3.5.2. Hạn chế và nguyên nhân ............................................................. 71
Chương 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI ....................................................................... 75
4.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển làng nghề thủ công
mỹ nghệ của thành phố Hà Nội ............................................................. 75
4.1.1. Quan điểm, định hướng phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ của
thành phố Hà Nội .................................................................................. 75


vi

4.1.2. Mục tiêu phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ của thành phố Hà
Nội ......................................................................................................... 76
4.2. Giải pháp quản lý nhà nước đối với làng nghề thủ công mỹ nghệ của
thành phố Hà Nội .................................................................................. 77
4.2.1. Hoàn thiện quy hoạch phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ trên
địa bàn thành phố Hà Nội...................................................................... 77
4.2.2. Hoàn thiện các chính sách và nâng cao hiệu quả thực hiện chính
sách quản lý nhà nước đối với làng nghề TCMN ................................. 79
4.2.3. Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra hoạt động của làng nghề
TCMN trên địa bàn thành phố Hà Nội.................................................. 82
4.3. Kiến nghị đề xuất ........................................................................... 83
4.3.1. Kiến nghị với Trung ương........................................................... 83
4.3.2. Kiến nghị với UBND thành phố Hà Nội..................................... 84
KẾT LUẬN .......................................................................................... 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................... 87
PHỤ LỤC ............................................................................................. 92



vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQ/LĐ

Bình quân/ lao động

DN

Doanh nghiệp

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

HTX

Hợp tác xã

LN

Làng nghề

NSNN

Ngân sách nhà nước

SX


Sản xuất

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TCMN

Thủ công mỹ nghệ

THT

Tổ hợp tác

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

XNK

Xuất nhập khẩu


viii
DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 3.1.

Số lượng làng nghề thành phố Hà Nội giai đoạn 20152017 ................................................................................... 39

Bảng 3.2.

Số lượng làng nghề TCMN chia theo nhóm sản phẩm ..... 40

Bảng 3.3.

Số lượng hộ tham gia sản xuất nghề thành phố Hà Nội giai
đoạn 2015-2017 ................................................................. 41

Bảng 3.4.

Số lượng lao động tham gia sản xuất nghề tại các làng nghề
thành phố Hà Nội giai đoạn 2015-2017 ............................ 42

Bảng 3.5.

Thu nhập bình quân của lao động nghề tại các làng nghề trên
địa bàn thành phố Hà Nội .................................................. 43

Bảng 3.6.

Quy mô vốn sử dụng cho sản xuất kinh doanh của các làng
nghề TCMN được khảo sát (tính bình quân trên 1 hộ
nghề) .................................................................................. 44

Bảng 3.7.


Giá trị tài sản cố định sử dụng cho sản xuất nghề của các
làng nghề (tính bình quân trên 1 hộ nghề) ........................ 45

Bảng 3.8.

Doanh thu và đóng góp của các làng nghề TCMN vào ngân
sách địa phương ................................................................. 46

Bảng 3.9.

Các hình thức tổ chức kinh tế trong các làng nghề TCMN
thành phố Hà Nội .............................................................. 54

Bảng 3.10. Dư nợ vay các cá nhân và tổ chức sản xuất kinh doanh trong
các làng nghề TCMN thành phố Hà Nội........................... 56
Bảng 3.11. Số lượng làng nghề bị ô nhiễm trên địa bàn thành phố Hà
Nội ..................................................................................... 60
Bảng 3.12. Đánh giá của các hộ nghề về mức độ ổn định nguồn nguyên
liệu tại các làng nghề TCMN trên địa bàn thành phố Hà Nội
........................................................................................... 62


ix

Bảng 3.13. Thông tin về các chủ hộ tại các làng nghề TCMN trên địa
bàn thành phố Hà Nội........................................................ 63
Bảng 3.14. Đánh giá của các hộ nghề về công nghệ sử dụng tại các hộ
của làng nghề TCMN trên địa bàn thành phố Hà Nội ...... 65
Bảng 3.15. Nguồn vốn được hỗ trợ của các cá nhân và tổ chức sản xuất

kinh doanh trong các làng nghề TCMN thành phố Hà
Nội ..................................................................................... 65
Bảng 3.16. Đánh giá của các hộ nghề về hệ thống chính sách PTLN
TCMN trên địa bàn thành phố Hà Nội .............................. 66
Bảng 3.17. Trình độ của cán bộ quản lý nhà nước về làng nghề TCMN
của thành phố Hà Nội giai đoạn 2015-2017 ..................... 67
Bảng 3.18. Đánh giá của các hộ nghề về cán bộ quản lý làng nghề
TCMN trên địa bàn thành phố Hà Nội .............................. 68


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Làng nghề có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã ở khu vực nông
thôn Việt Nam. Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và Nhà
nước đã rất quan tâm đến phát triển làng nghề, tạo công ăn việc làm cho hơn 11 triệu
lao động, thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia như: Kinh tế cá thể, kinh tế tập
thể, doanh nghiệp tư nhân. Làng nghề là cầu nối giữa nông nghiệp và công nghiệp,
giữa nông thôn và thành thị, giữa truyền thống và hiện đại; góp phần đáng kể vào sự
phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tăng khả năng huy động
nguồn lực tại chỗ, tăng nhanh khối lượng hàng hóa tiêu dùng và hàng xuất khẩu, cải
thiện đời sống cho người lao động ở các địa phương. Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất
trong làng nghề còn giúp người dân gắn bó với nhau, tạo ra những truyền thống, nét
đẹp trong đời sống văn hóa, tinh thần cho nông thôn Việt Nam.
Hà Nội được biết đến là địa phương có nhiều làng nghề, phố nghề (gọi
chung là làng nghề) nổi tiếng nhất cả nước, với 1.350 làng nghề và làng có nghề,
trong đó 292 làng nghề đã được công nhận danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà
Nội”, song chủ yếu là làng nghề thủ công mỹ nghệ chiếm 57,53%, với những làng
nghề nổi tiếng như làng nghề truyền thống Bát Tràng, làng nghề lụa Vạn Phúc,
làng nghề mây tre đan Phú Vinh..., góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh

tế ở ngoại thành và giải quyết việc làm cho gần 740.000 lao động.Có thể thấy quá
trình hình thành và phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ thành phố Hà Nội đã
gắn liền với quá trình phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn
đã góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn trên
địa bàn thành phố; đời sống của người lao động được nâng cao, tạo việc làm ổn
định, tăng thu nhập cho người lao động, giảm sự khác biệt giữa thành thị và nông
thôn, giữ vững trật tự an toàn xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo, góp phần phát triển kinh
tế - xã hội ở địa phương, hạn chế di dân tự do và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền
thống của dân tộc.


2
Tuy vậy, cùng với sự thay đổi của đất nước với quá trình đẩy mạnh công
nghiệp hóa, đô thị hóa …, sự phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội vẫn
tồn tại nhiều hạn chế như: Thiếu mặt bằng để sản xuất tập trung, thiếu đội ngũ lao
động có tay nghề cao, thiếu vốn để đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc nhằm
nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm; nguồn nguyên liệu không ổn định, khả
năng cạnh tranh thấp, thương hiệu hàng hoá chưa được tạo dựng hoặc chưa được đăng
ký bảo hộ; sức tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế, một số sản phẩm truyền thống bị mai
một, suy giảm, việc bảo tồn các giá trị văn hóa nghề và môi trường làng nghề chưa
thực sự được quan tâm, v.v.
Những hạn chế trên đã và đang tạo ra nhiều thách thức đối với các nhà lãnh đạo
thành phố trong công tác quản lý nhà nước đối với làng nghề nói chung và làng nghề
TCMN nói riêng, rằng “Làm thế nào để vừa bảo tồn, vừa phát triển làng nghề TCMN,
góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô”. Để giúp giải quyết vấn
đề này, việc đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu cả lý luận và thực tiễn về quản lý phát triển
làng nghề là rất cần thiết, nhất là làng nghề TCMN. Với lý do đó, tác giả đã lựa chọn đề
tài “Quản lý nhà nước đối với làng nghề thủ công mỹ nghệ trên địa bàn thành phố
Hà Nội” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu làm sáng tỏ thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với làng
nghề TCMN của thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về làng nghề thủ công mỹ nghệ, quản
lý nhà nước đối với làng nghề thủ công mỹ nghệ.
- Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với làng nghề thủ công mỹ nghệ
của thành phố Hà Nội hiện nay.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với làng nghề thủ
công mỹ nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với làng nghề thủ
công mỹ nghệ của thành phố Hà Nội trong thời gian tới.


3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động quản lý nhà nước đối với làng
nghề thủ công mỹ nghệ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu một số nội dung cơ bản của hoạt động quản
lý nhà nước đối với làng nghề TCMN, bao gồm: Quy hoạch phát triển làng nghề
TCMN; ban hành và thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề TCMN; thanh
tra, kiểm tra đối với các làng nghề TCMN.
- Về không gian: Nghiên cứu các làng nghề TCMN trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong đó, điều tra, khảo sát tại 3 làng nghề TCMN điển hình của thành phố Hà Nội, gồm:
Làng nghề gốm Bát Tràng; làng nghề lụa Vạn Phúc; làng nghề mây tre đan Phú Vinh.
- Về thời gian: Nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước đối với làng nghề TCMN
của thành phố Hà Nội giai đoạn 2015-2017, đề xuất giải pháp đến năm 2025.

4. Dự kiến đóng góp của luận văn
- Về lý luận: Luận văn góp phần bổ sung những vấn đề lý luận về quản lý nhà
nước đối với làng nghề thủ công mỹ nghệ.
- Về thực tiễn: Luận văn phân tích, đánh giá được thực trạng công tác quản lý nhà
nước đối với làng nghề thủ công mỹ nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội, qua đó, thấy
được những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế; chỉ ra
các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước đối với làng nghề thủ công mỹ nghệ ở thành
phố Hà Nội; đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với làng nghề
thủ công mỹ nghệ trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới.
5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, phụ lục và tài liệu tham khảo, phần nội dung
chính của đề tài bao gồm 4 chương:
- Chương 1:Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với làng nghề
thủ công mỹ nghệ.
- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
- Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước đối với làng nghề thủ công mỹ nghệ
trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Chương 4: Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với làng nghề thủ
công mỹ nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội


4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
1.1. Làng nghề thủ công mỹ nghệ
1.1.1. Khái niệm
a) Làng nghề
Trong lĩnh vực khoa học, đã có nhiều quan niệm khác nhau về làng nghề cùng
những quy định khác nhau về tiêu chuẩn công nhận làng nghề, một số quan niệm về

làng nghề như sau: (1) “Làng nghề là tập hợp các nhóm hộ nông dân sống ở một làng,
tham gia sản xuất một loại ngành nghề điển hình và có vai trò quan trọng đối với thu
nhập, đời sống của cộng đồng” (Lê Quốc Doanh và cộng sự, 2003); (2) “Làng nghề
là một thiết chế kinh tế - xã hội ở nông thôn, được cấu thành bởi hai yếu tố làng và
nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định trong đó bao gồm nhiều hộ gia
đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối liên kết về kinh tế, xã hội
và văn hóa” (Trần Minh Yến, 2004); (3) “Làng nghề là làng ấy tuy vẫn trồng trọt,
chăn nuôi và nhiều nghề phụ… song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo, với một
lớp thợ thủ công ít nhiều chuyên nghiệp, có phường, có ông trùm, phó cả… với một
cơ cấu tổ chức nào đó, chuyên tâm và có thể sống chủ yếu bằng nghề đó, và mặt hàng
thủ công của họ đã là sản phẩm hàng hóa, có quan hệ tiếp thị với một thị trường,…
Những làng ấy ít nhiều đã nổi danh từ lâu, dân biết mặt, nước biết tên, tên tuổi đã đi
vào ca dao tục ngữ, truyền thống dân gian… trở thành di sản văn hóa dân gian” (Trần
Quốc Vượng, 2012).
Một số quan điểm lại cho rằng, làng nghề phải là nghề thủ công và tách biệt
khỏi nông nghiệp như: (1) “Làng nghề là một thiết chế kinh tế xã hội, một cụm hoặc
nhiều cụm dân cư sinh sống trong một thôn (làng), có một hay một số nghề được tách
ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh độc lập và tồn tại trong một không gian
địa lý nhất định, thu nhập từ các nghề chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản phẩm
của toàn làng” (Đinh Xuân Nghiêm và cộng sự, 2010); (2) “Làng nghề là những làng
ở nông thôn có các nghề không phải là nông nghiệp mà chúng chiếm ưu thế về số
lượng, số lao động và tỷ trọng thu nhập so với nghề nông” (Trịnh Kim Liên, 2013);


5
(3) “Làng nghề là làng ở nông thôn có một (hay một số) nghề thủ công hầu như được
tách hẳn ra khỏi nông nghiệp, kinh doanh độc lập và đạt tới một tỷ lệ nhất định về lao
động làm nghề cũng như về mức thu nhập từ nghề so với tổng số lao động và thu
nhập của làng” (Lê Xuân Tâm, 2014).
Trong lĩnh vực quản lý nhà nước, trong nhiều văn bản chính sách của bộ,

ngành, địa phương, các nhà hoạch định chính sách cũng đã cắt nghĩa về làng nghề.
Các nhà hoạch định chính sách của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định:
“Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc
hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành
nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau” (Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, 2006). Các nhà hoạch định chính sách của thành phố
Hà Nội xác định làng nghề truyền thống bao gồm các tiêu chuẩn sau: (1) Là làng có
nghề đã được hình thành trên 50 năm tính đến ngày làng được đề nghị xét danh hiệu
làng nghề truyền thống; (2) Có giá trị sản xuất từ ngành nghề nông thôn của làng
chiếm tỷ trọng từ 50% trở lên so với tổng giá trị sản xuất của làng; (3) Có tối thiểu
30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn; (4) Đảm bảo
vệ sinh môi trường và an toàn lao động theo các quy định hiện hành; (5) Chấp hành
tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định
của Thành phố và địa phương; (6) Sản phẩm làm ra phải mang bản sắc văn hóa dân
tộc, phải gắn với tên tuổi của làng; (7)Đối với những làng nghề chưa đáp ứng tiêu
chuẩn về môi trường theo quy định tại điểm 4 vẫn được xem xét công nhận danh hiệu
làng nghề truyền thống khi đã có các đề án, dự án nghiên cứu đánh giá tác động môi
trường và đề ra các biện pháp xử lý khắc phục ô nhiễm môi trường (Trích Quyết định
số 85/2009/QĐ-UBNN, ngày 2/7/2009 của UBND thành phố Hà Nội, tiêu chuẩn xét
công nhận danh hiệu “làng nghề truyền thống Hà Nội”).
Mặc dù có nhiều nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách đưa ra quan điểm
trên cả phương diện khoa học và phương diện quản lý về làng nghề, nhưng điểm
chung trong các quan điểm này là: Làng nghề gắn liền với khu vực nông thôn, gắn
với các hộ sản xuất và sử dụng các nguồn lực một cách linh hoạt cả về nguồn lực con
người, thời gian, mặt bằng,...Quan niệm về làng nghề dần có sự thay đổi, các khái niệm


6
ban đầu về làng nghề còn sơ khai bị bó hẹp trong phạm vi địa lý là “làng” chỉ tập hợp
các nhóm hộ nông dân sống ở một làng tham gia sản xuất một loại ngành nghề điển

hình là thủ công truyền thống và có vai trò quan trọng đối với thu nhập, đời sống của
cộng đồng. Cùng với quá trình phát triển quan niệm về làng nghề đã có sự tách biệt
“làng” và “nghề”, trong các nghề không chỉ có các cơ sở sản xuất hàng thủ công, mà
đã có những cơ sở dịch vụ và ngành nghề phục vụ cho sản xuất.
Trong các quan điểm, định nghĩa về làng nghề nêu trên, tác giả nhận thấy cách
định nghĩa về làng nghề của các nhà hoạch định chính sách Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn là rất cụ thể và sát với đặc điểm nông thôn Việt Nam. Với đề tài lựa
chọn gắn với hoạt động quản lý nhà nước, cho nên, trong cách tiếp cận về làng nghề,
tác giả sử dụng định nghĩa do các nhà hoạch định chính sách của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn đưa ra làm khái niệm công cụ cho việc nghiên cứu đề tài, theo đó:
Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc
hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành
nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau.
b) Làng nghề thủ công mỹ nghệ
Trong tiến trình lịch sử Việt Nam, nghề thủ công hình thành ngay từ trong lòng
xã hội nguyên thủy, không đợi đến khi xuất hiện của làng. Tuy nhiên, phải đợi cho
đến khi cơ cấu làng Việt ra đời và ổn định thì làng nghề mới trở thành một bộ phận
quan trọng cấu thành lịch sử kinh tế -văn hóa Việt Nam [Tổng tập Nghề và Làng nghề
truyền thống Việt Nam - Tập 1], trong đó, nghề thủ công gắn liền với lao động mang
tính kỹ thuật, kỹ xảo… Đến nay đã có nhiều nghiên cứu về nghề TCMN và làng nghề
TCMN, mỗi nghiên cứu được thực hiện ở những khía cạnh khác nhau.
Một số quan niệm cho rằng, làng nghề TCMN là làng nghề ngoài sản xuất
nông nghiệp thuần túy, còn làm các nghề sản phẩm hàng hóa tiêu dùng được sản xuất
thủ công, có tính mỹ thuật cao, luôn gắn với phong tục tập quán và mang đậm các nét
văn hóa của nơi rạo ra hàng hóa đó [Bộ Thương Mại (2007), Đề tài “Phát triển hàng
TCMN xuất khẩu của tỉnh miền núi phía Bắc qua thực tiễn của Yên Bái”]; Làng nghề
TCMN là làng nghề có nghề thủ công mỹ nghệ có trên 50% số lao động tham gia
nghề TCMN, và thu nhập từ nghề chiếm trên 30% tổng thu nhập của hộ trong làng



7
[Lê Xuân Tâm, 2014]; Làng nghề thủ công mỹ nghệ là một hoặc nhiều cụm dân cư
ấp, thôn, bản, buôn, phum, sóc, hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã,
thị trấn có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản
phẩm thủ công mỹ nghệ [Nguyễn Thị Thu Hương, 2016]; Làng nghề TCMN là làng
nghề với tư cách là một hình thức tổ chức kinh tế có mối quan hệ hai chiều chặt chẽ
với nông nghiệp, nông thôn được thể hiện dưới nhiều mức độ và sắc thái khác nhau,
trong đó sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, tạo điều kiện cho làng nghề TCMN nảy
sinh và phát triển [Trần Quốc Vượng].
Trong các quan điểm về làng nghề TCMN nêu trên, với đề tài lựa chọn gắn
với hoạt động quản lý nhà nước, cho nên, trong cách tiếp cận về làng nghề, tác giả sử
dụng khái niệm do Nguyễn Thu Hương (2016) đưa ra làm luận cứ khoa học cho
nghiên cứu đề tài, theo đó: Làng nghề thủ công mỹ nghệ là một hoặc nhiều cụm dân
cư ấp, thôn, bản, buôn, phum sóc, hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một
xã, thị trấn có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại
sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Thủ công mỹ nghệ ở đây được giải thích là các nghề thủ
công làm ra các sản phẩm mỹ nghệ, hoặc các sản phẩm tiêu dùng được tạo thành và
trang trí tinh xảo giống như sản phẩm mỹ nghệ.
1.1.2. Đặc điểm của làng nghề thủ công mỹ nghệ
- Địa bàn tồn tại ở nông thôn, gắn với nông nghiệp
Nghề thủ công truyền thống bắt đầu từ nông nghiệp và gắn liền với sự phân
công lao động ở nông thôn nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt tự cung tự cấp của người
nông dân và chủ yếu phục vụ nông nghiệp. Nông thôn là nguồn cung cấp nguyên liệu,
nguồn nhân lực, nguồn vốn chủ yếu và là thị trường tiêu thụ rộng lớn của làng nghề
TCMN.
- Công nghệ sản xuất thô sơ, lạc hậu, sử dụng kĩ thuật thủ công là chủ yếu, áp
dụng cơ khí hóa chỉ giới hạn ở một số công đoạn, một số ngành nghề
Kỹ thuật sản xuất đặc trưng trong làng nghề là công cụ thủ công, phương pháp
công nghệ mang tính cổ truyền do lịch sử để lại và do chính người lao động trong
làng nghề tạo ra. Kỹ thuật đặc biệt nhất của làng nghề là những bí quyết, kinh nghiệm

của người thợ được tích lũy qua nhiều thế hệ, giữ được tính chất bí truyền của nghề.


8
Do không được tổng kết thành lý luận hoặc được ghi chép mà chỉ được truyền miệng
hoặc truyền nghề trực tiếp trong gia đình, trong dòng họ, trong làng, cho nên trong
lịch sử, đã có những bí quyết bị thất truyền.
- Lao động thủ công, phụ thuộc vào sự khéo léo của các nghệ nhân
Lao động trong các làng nghề chủ yếu là nghề nông, địa điểm sản xuất nghề
thủ công truyền thống là tại gia đình họ. Trong một quãng thời gian dài của lịch sử,
hoạt động quản lý sản xuất của các hộ sản xuất TCMN là tự quản lý, phân công lao
động, thời gian cho phù hợp giữa việc sản xuất nông nghiệp lúc mùa vụ với nghề thủ
công lúc nông nhàn. Ngày nay, do nhu cầu của thị trường về hàng TCMN ngày càng
cao, cho nên đã dần hình thành phương thức quản lý sản xuất chuyên nghiệp, theo đó
đã có nhiều hộ sản xuất TCMN tập trung chuyên sâu vào phát triển các mặt hàng
TCMN với sự hỗ trợ của kỹ thuật, công nghệ và lao động tập trung.
- Sản phẩm phục vụ đời sống sinh hoạt, sản xuất; có tính thẩm mỹ và mang
đậm bản sắc văn hóa
Sản phẩm của làng nghề TCMN nhằm phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất.
Nó là các vật dụng hàng ngày, có thể là những sản phẩm vừa có giá trị sử dụng, vừa có
giá trị thẩm mỹ hoặc chỉ là vật để dụng trang trí ở nhà, công sở, nơi tôn nghiêm như đình,
chùa. Các sản phẩm của làng nghề mang tính chủ quan sáng tạo, hoàn toàn phụ thuộc
vào trình độ và bàn tay khéo léo của người thợ. Dưới bàn tay tài hoa của người thợ thủ
công, một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ đạt độ tinh xảo điêu luyện, có giá trị nghệ thuật
cao. Cho nên, sản phẩm của làng nghề TCMN in đậm dấu ấn người thợ và khó sản xuất
đại trà, mà chỉ sản xuất đơn chiếc. Nhược điểm này làm cho làng nghề khó đáp ứng đơn
đặt hàng lớn do chất lượng sản phẩm không đồng đều.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm là thị trường địa phương, liên tỉnh, một số ít
cho xuất khẩu
Mặc dù sản phẩm TCMN không phải là mặt hàng thiết yếu trong cuộc sống,

nhưng chúng ta có thể thấy nhu cầu về mặt hàng này ngày càng tăng lên theo nhịp độ
cuộc sống được cải thiện. Mặt hàng này không chỉ có mặt ở thị trường trong nước mà
theo đà phát triển quan hệ thương mại, mở rộng giao lưu và du lịch giữa nước ta với
nước ngoài, thị trường tiêu thụ hàng TCMN cũng ngày càng được mở rộng. Có thể
thấy quá trình hội nhập kinh tế đã tạo cơ hội cho mặt hàng TCMN, nhưng bên cạnh


9
đó cũng vẫn còn những thách thức rất lớn đối với các làng nghề, các doanh nghiệp
đang sản xuất kinh doanh mặt hàng này. Đây còn là cơ hội để các làng nghề TCMN
phát triển trong thời gian tới.
- Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là hộ gia đình
Mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh trong các làng nghề hiện nay chủ yếu là
hộ gia đình với đặc điểm lao động là các thành viên trong gia đình, chỉ khi thời vụ
hoặc có đơn hàng lớn thì mới thuê thêm lao động. Mọi thành viên trong gia đình đều
có thể tham gia, tùy theo độ tuổi, trình độ tay nghề để làm công việc phù hợp nhưng
bao giờ cũng có ít nhất 1 hoặc 2 người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật, quản lý,
điều hành, giao dịch. Vì vậy mô hình sản xuất hộ gia đình là quy mô nhỏ.
Đây là mô hình tổ chức sản xuất phù hợp nhất với cơ sở vật chất ở làng nghề
hiện nay do có nhiều ưu điểm như tranh thủ thời gian lao động, linh hoạt trong sản
xuất, tương thích giữa qui mô, năng lực sản xuất và trình độ quản lý. Bên cạnh đó, nó
cũng có những nhược điểm đó là các chủ hộ không có kiến thức về quản lý kinh tế,
khó tiếp cận và chậm ứng dụng khoa học công nghệ, năng lực sản xuất hạn chế, do
trẻ em tham gia lao động sớm dễ dẫn tới hiện tượng bỏ học...
Trong quá trình sản xuất, cũng đã xuất hiện mô hình tổ sản xuất là sự liên kết,
hợp tác giữa các hộ gia đình để cùng sản xuất, chia sẻ những khó khăn và lợi ích
thông qua thỏa thuận bằng hợp đồng miệng giữa các hộ gia đình.Mặt khác, thời gian
gần đây, cũng đã xuất hiện mô hình hợp tác xã theo Luật hợp tác xã, theo mô hình
doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp. Mặc dù mới xuất hiện và chiếm tỷ trọng nhỏ
nhưng các mô hình sản xuất này đã khẳng định được vai trò của mình trong xu thế

hội nhập của các làng nghề.
1.1.3. Vai trò của làng nghề thủ công mỹ nghệ
- Giải quyết việt làm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội nông thôn.
Làng nghề nước ta với nhiều ngành nghề không đòi hỏi nhiều vốn hay yêu cầu
kỹ thuật cao, chủ yếu là tận dụng lao động và có khả năng làm việc trong từng hộ gia
đình. Giá trị lao động sống trong giá thành sản phẩm chiếm tỷ lệ cao. Do đó, các làng
nghề TCMN thu hút được nhiều lao động nông thôn, tạo việc làm cho nhiều lao động
nhàn rỗi ở nông thôn.
- Công nghiệp hóa nông thôn và phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp.


10
Dân số khu vực nông thôn chiếm 80% dân số cả nước, sự chênh lệch về thu
nhập giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn đã tạo ra sự phát triển mất cân đối
về kinh tế tại các khu vực này. Nhiều lao động nông thôn không có việc làm hoặc việc
làm không ổn định (nông nghiệp sản xuất theo thời vụ) gây mất ổn định cho quá trình
phát triển kinh tế - xã hội. Trước tình hình đó, phát triển ngành nghề nông thôn, các
làng nghề, trong đó có làng nghề TCMN đang được coi là phương pháp hữu hiệu nhằm
tạo ra cơ hội việc làm cho nông dân; là giải pháp tối ưu trong việc tạo thêm nhiều công
ăn việc làm, tận dụng lao động nhàn rỗi cho lao động nông thôn. Đồng thời, nghề
TCMN là nghề phi nông nghiệp, phát triển làng nghề TCMN sẽ giúp phát triển công
nghiệp hóa nông thôn và phát triển ngành nghề phi nông nghiệp, qua đó, giúp ổn định
kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân khu vực làng nghề.
- Bảo tồn và phát triển nhiều ngành nghề truyền thống và phát triển du lịch.
Các làng nghề nhìn chung gắn liền với lịch sử phát triển của nền văn hóa địa
phương. Các sản phẩm làng nghề chứa đựng những nét văn hóa riêng có của mỗi làng
nghề, chứa đựng những phong tục, tập quán, tín ngưỡng,... Nhiều sản phẩm làng nghề
là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ tinh xảo, độc đáo, đạt trình độ cao về mỹ thuật.Bên
cạnh những giá trị truyền thống của sản phẩm nghề, hiện nay, các làng nghề TCMN
gắn với bến nước, sân đình, đang là điểm đến được yêu thích của nhiều du khách

thăm quan và trải nghiệm nghề. Do vậy, phát triển làng nghề TCMN ngoài việc phát
huy những giá trị văn hóa truyền thống vốn có, còn là cơ hội phát triển du lịch cho
các du khách trong và ngoài nước biết đến.
- Góp phần sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong sản xuất.
Đặc trưng của các làng nghề TCMN không đòi hỏi nguồn vốn đầu tư quá lớn,
vì nhiều ngành nghề chỉ cần công cụ thô sơ mà những người thợ trong làng có thể tự
sản xuất hoặc chế tạo được. Hoạt động sản xuất trong các làng nghề có quy mô nhỏ,
cơ cấu vốn và lao động ít nên rất phù hợp với khả năng huy động vốn và các nguồn
lực vật chất khác của các hộ gia đình. Cũng từ đặc điểm của các làng nghề là nguyên
liệu có sẵn tại địa phương, một số làng nghề còn tận dụng các phế liệu, phế thải nên
chúng được tận dụng hiệu quả nhất.


11
Tại các làng nghề TCMN, nơi ở cũng chính là nơi sản xuất, nên lực lượng lao
động được tận dụng và thu hút tối đa lao động. Độ tuổi lao động tại các làng nghề rất
đa dạng từ trẻ nhỏ đến các cụ già đều có thể tham gia nghề. Thời gian làm nghề được
tận dụng tối đa, vào lúc nghỉ trưa, vào buổi tối,... Các yếu tố khác của quá trình sản
xuất cũng được huy động hiệu quả như việc tận dụng đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật,
kỹ năng người lao động hoặc người truyền nghề.
- Tạo ra đội ngũ lao động có khả năng thích ứng với quá trình công nghiệp
hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Làng nghề TCMN phát triển thu hút được một lượng lớn lao động nông thôn,
đồng thời cũng tạo ra đội ngũ lao động có tay nghề cao và lớp nghệ nhân nghề mới.
Thông qua lực lượng này, làng nghề có thể tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật,
công nghệ vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, nâng
cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Khi đó, tác phong công nghiệp, ý thức tổ
chức kỷ luật của đội ngũ lao động cũng được cải thiện để phù hợp và thích ứng với
xu thế phát triển.
1.2. Quản lý nhà nước đối với làng nghề thủ công mỹ nghệ

1.2.1. Khái niệm
Trong khoa học hành chính, khoa học quản lý, quản lý nhà nước được hiểu
một cách chung nhất là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà
nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định, phát triển xã hội theo những mục
tiêu mà tầng lớp cầm quyền theo đuổi, bao gồm toàn bộ hoạt động của cả bộ máy nhà
nước từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp vận hành như một thực thể thống nhất, việc
chấp hành, điều hành, quản lý hành chính do cơ quan hành pháp thực hiện đảm bảo
bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.
Một số nhà nghiên cứu trong lĩnh vực vực hành chính học cũng đã đề cập
đến khái niệm quản lý nhà nước như: (1) “Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ
chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành
vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật
tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa” (Nguyễn Hữu
Hải, 2014); (2) “Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà


12
nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành
vi hoạt động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự
pháp luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước” (Ngô Huy Toàn,
2009), …
Đối với tác giả, trên cơ sở những kiến thức chuyên ngành; những hiểu biết về
tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước cũng với sự kế thừa những quan điểm
khoa học của các nhà nghiên cứu nêu trên, có thể xác định quản lý nhà nước là một
dạng quản lý do Nhà nước (các cơ quan trong bộ máy nhà nước từ trung ương đến
địa phương) làm chủ thể, có tác động định hướng điều hành, chi phối... đến các đối
tượng quản lý xã hội trong phạm vi (quốc gia hoặc địa phương) nhằm đạt được mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định.
Từ các khái niệm về làng nghề, làng nghề TCMN và quản lý nhà nước như đã

nêu phân tích ở trên, theo tác giả: Quản lý nhà nước đối với làng nghề TCMN là sự
tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các làng nghề
TCMN, do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện để duy trì và phát triển
các sản phẩm TCMN nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước
trong công cuộc bảo tồn và phát triển làng nghề.
Khái niệm trên cho thấy, chủ thể quản lý nhà nước đối với làng nghề TCMN
là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chủ thể này được pháp luật hiện hành của
Việt Nam quy định bao gồm: Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương) là hai cơ quan quản lý nhà nước thẩm quyền chung, thống
nhất quản lý đối với làng nghề TCMN trên phạm vi toàn quốc (Chính phủ) và toàn
địa phương (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố).
1.2.2. Vai trò của quản lý nhà nước đối với làng nghề thủ công mỹ nghệ
Phát triển làng nghề là một trong những con đường cơ bản để hoàn thành mục
tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Thời gian qua, các làng
nghề nói chung, làng nghề TCMN nói riêng đã có những đóng góp nhất định trong
phát triển kinh tế - xã hội; thu hút nguồn lực lớn trong dân, tạo ra nguồn sản phẩm
phong phú, đa dạng phục vụ nhu cầu của xã hội và xuất khẩu; giải quyết một lượng
lớn lao động, góp phần chuyền dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, góp phần
gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống.


13
Để các làng nghề tồn tại và phát triển thì không thể thiếu vai trò của quản lý
nhà nước. Nhà nước thông qua các công cụ quản lý khác nhau (trong đó công cụ
chính là các chính sách nhà nước cho phát triển làng nghề) để hỗ trợ các làng nghề
nói chung và làng nghề TCMN nói riêng phát triển. Vai trò của quản lý nhà nước đối
với làng nghề TCMN được thể hiện cụ thể như sau:
- Khích thích thu hút vốn đầu tư, tăng khả năng tích lũy và huy động vốn cho
các làng nghề TCMN phát triển.
Để đáp ứng nhu cầu tình hình mới về hội nhập, khi thị trường cạnh tranh và

phát triển, đòi hỏi một lượng vốn lớn cho các làng nghề đổi mới trang thiết bị, công
nghệ mở rộng sản xuất kinh doanh. Bằng công cụ quản lý của Nhà nước, thông qua
các chính sách tín dụng ưu đãi cho các làng nghề vay vốn tạo điều kiện cho cơ sở sản
xuất kinh doanh giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận. Mặt khác, thông
qua các kênh tài chính khác, Nhà nước có thể kiểm soát các cơ chế điều hành để các
cơ sở sản xuất kinh doanh huy động thêm vốn từ việc phát hành các chứng chỉ có giá
để huy động thêm vốn. Bên cạnh đó, thông qua công cụ là chính sách thuế (miễn giảm
thuế) đối với lĩnh vực sản phẩm TCMN, Nhà nước khuyến kích các cơ sở SXKD, các
THT, HTX, DN tích tụ vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh.
- Góp phần định hướng và điều tiết hoạt động các làng nghề TCMN
Thông qua các hoạt động quản lý nhà nước đối với các làng nghề TCMN, Nhà
nước có thể định hướng các hộ, tổ chức SXKD phát triển những ngành nghề ưu tiên,
mở rộng quy hoạch phát triển làng nghề TCMN,… hạn chế những tác động xấu như
ô nhiễm môi trường, cạnh tranh không lành mạnh tại các làng nghề TCMN.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, Nhà nước giữ vai trò là người điều hành
nền kinh tế thông qua các công cụ quản lý vĩ mô, mà trực tiếp là chi đầu tư của Nhà
nước. Vốn đầu tư phát triển của Nhà nước được xem như một công cụ nhằm khuyến
khích tạo điều kiện, môi trường và định hướng đầu tư cho các nguồn vốn khác. Bên
cạnh đó là các chính sách đầu tư như khuyến khích đầu tư trực tiếp từ các cá nhân, tổ
chức vào sản xuất kinh doanh tại các làng nghề TCMN,… Như vậy, quản lý nhà nước
về làng nghề góp phần định hướng và điều tiết cho các làng nghề TCMN phát triển.


14
- Tạo lập môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi nhằm nâng cao sức cạnh
tranh của các làng nghề TCMN
Bên cạnh các công cụ là các chính sách hỗ trợ cho phát triển làng nghề TCMN,
quản lý nhà nước đối với làng nghề TCMN tạo môi trường SXKD thuận lợi thông
qua các chính sách tài trợ trực tiếp và gián tiếp cho hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp trong các làng nghề TCMN như trợ giá xuất khẩu, hỗ trợ đào tạo cán

bộ quản lý và công nhân kỹ thuật, hỗ trợ về công nghệ, xúc tiến thương mại… nhằm
giúp các làng nghề nâng cao khả năng hoạt động SXKD và khả năng cạnh tranh trên
thị trường.
Hiện nay, để thúc đẩy các làng nghề TCMN phát triển, Nhà nước cần quản lý
các làng nghề thông qua việc hỗ trợ các làng nghề về chất lượng và mẫu mã sản phẩm,
tạo sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Do vậy, Nhà nước cần chú
trọng đến hỗ trợ chuyển giao, cải tiến công nghệ sản xuất để nâng cao chất lượng sản
phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cải tiến chính sách xúc
tiến thương mại, chiến lược xây dựng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực… nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các làng nghề
phát triển và hội nhập.
1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với làng nghề thủ công mỹ nghệ
Xác định nội dung quản lý nhà nước đối với làng nghề TCMN là vấn đề khá
phức tạp, bởi vì nó liên quan đến một bộ phận lao động nông thôn (lao động tại các
làng nghề) trong lực lượng lao động xã hội. Nội dung quản lý nhà nước đối với làng
nghề TCMN liên quan đến các khâu trong quản lý nhà nước đối với một tổ chức trong
xã hội (làng nghề được coi là một tổ chức trong xã hội) bao gồm: Quy hoạch phát
triển làng nghề thủ công mỹ nghệ; Ban hành và thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển
làng nghề thủ công mỹ nghệ; Thanh tra, kiểm tra hoạt động của làng nghề nghề thủ
công mỹ nghệ.
1.2.3.1. Quy hoạch phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ
Quy hoạch phát triển làng nghề TCMN là quá trình sắp xếp, bố trí các làng
nghề TCMN vào một không gian nhất định nhằm đạt được mục tiêu của kế hoạch đề
ra. Trong hoạt động quản lý nhà nước đối với làng nghề, hoạt động quy hoạch phát
triển làng nghề TCMN bao gồm các nội dung:


×