Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Giáo án Ngữ văn 8 bài 24: Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.47 KB, 6 trang )

Tiết 97. VB

NƯỚC ĐẠI VIỆT TA
(Trích BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO)
Nguyễn Trãi

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Học xong bài này học sinh nắm được.
1. Kiến thức.
- Thấy được đoạn văn có ý nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta ở
thế kỉ mười lăm.
- Thấy được phần nào sức thuyết phục của nghệ thuật văn chính luận
Nguyễn Trãi: lập luận chặt chẽ, sự kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn

CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:

- Tìm tài liệu về tác giả, tác phẩm.

- Soạn giáo án.
2. Học sinh:- Trả lời câu hỏi tìm hiểu bài.

II. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:

Tổng số:39 Vắng:


3. Bài mới:
H. động của thầy và trò



Nội dung càn đạt
I. Đọc – chú thích

1. Đọc
GV gọi hs đọc

(H) Em hãy cho biết vài nét chính
về cuộc đời Nguyễn Trãi?
- Hs trả lời

2. Tác giả:
Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu là Ức Trai, con
của Nguyễn Phi Khanh. Ông có công rất lớn
trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm
lược và xây dựng đất nước sau khi chiến thắng.
Nhưng ông bị giết hại một cách thảm khốc
trong vụ án Lệ Chi viên năm 1442. Mãi tới năm
1364 ông mới được vua Lê Thánh Tông giải
oan.
Ông không chỉ là nhà chính trị quân sự lỗi lạc
mà còn nhà văn hóa lớn của dân tộc. Ông được
UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thế
giới năm 1980.
Tác phẩm tiêu biểu: Ức Trai thi tập, Quốc âm
thi tập, Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại
cáo.
3. Tác phẩm: SGK
4. Thể loại: SGK



GVGọi HS đọc chú thích.

(H) Cho biết hoàn cảnh ra đời của
bài Bình Ngô đại cáo?
(H)Hãy cho biết đôi nét về thể loại
cáo.
GV giải thích nghĩa Bình Ngô đại
cáo
II/ Tìm hiểu nội dung văn bản

1/- Nguyên lý nhân nghĩa:
(H)Đoạn trích là phần mở đầu bài
Bình Ngô đại cáo. Đoạn này có ý
nghĩa nêu tiền đề cho toàn bài, tất
cả nội dung được phát triển về sau
đều xoay quanh tiền đề đó. Theo
em, khi nêu tiền đề, tác giả đã
khẳng định những chân lý nào?

Cáo bao giờ cũng mở đầu bằng việc nêu
nguyên lý nhân nghĩa. Bài cáo này nêu nguyên
lý chung làm cơ sở cho tư tưởng tác phẩm: việc
nhân nghĩa cốt ở yêu dân, quân điếu phạt trước
lo trừ bạo.
Sau đó, tác gỉa khẳng định về nước Đại Việt
Bằng những chân lý không ai chối cãi được:
- Có nền văn hóa lâu đời: Vốn xưng nền văn
hiến…
- Có lãnh thổ riêng: Núi sông bờ cõi …

- Có phong tục riêng: Phong tục Bắc Bam…
- Có chủ quyền riêng: Bao đời gây nền … mỗi
bên…


- Có truyền thóng lịch sử riền: Hào kiệt đời nào
….
Ư

- Có kẻ thùphản nhân nghĩa bị tiêu diệt: Lưu
Cung…
Như vậy NT nêu ra hai chân lý lớn ở đây: Tư
tưởng nhân nghĩa và chủ quyền độc lập dân tộc.

- Đây là hai câu thể hiện tư tưởng xuyên suốt
bài cáo: tư tưởng nhân nghĩa.Cốt lõi của tư
tưởng nhân nghĩa của NT là “yên dân”, “trừ
bạo”. Muốn yên dân thì phải trừ bạo. Nguyễn
Trãi viết bài cáo khi nước Đại Việt bị giặc
(H) Qua hai câu: “Việc nhân nghĩa Minh xâm lược. Như vậy với NT nhân nghĩa
cốt ở tên dân – Quân điếu phạt
gắn liền với yêu nước chống giặc ngoại xâm. Ở
trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lỏi đây nhân nghĩa không chỉ trong quan hệ giữa
tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn
người với người mà còn có trong quan hệ dân
Trãi là gì? Người dân mà tác gỉa nói tộc với dân tộc. Đây là nội mới, là sự phát triển
đến là ai? Kẻ bạo ngược mà tác gỉa của tư tưởng nhân nghĩa của NT so với Nho
nói tới kẻ nào?
giáo.


(H) Để khẳng định chủ quyền độc
lập của dân tộc, tác giả dựa vào
những yếu tố nào?

2/- Chân lý về sự tồn tại độc lập cí chủ quyền
của dân tộc:
Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc,
tác giả dựa vào những yếu tố: Nền văn hiến,
lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng và
chế độ riêng.
Với những yếu tố này Nguyễn Trãi đã phát biểu
hoàn chỉnh quan niệm về quôc sgia, về dân tộc.


(H)Nhiề ý kiến cho rằng ý thứ dân
tộc ở đoạn trích “Nước Đại Việt” là
sự tiếp nối và phát triển ý thức dân
tộc ở bài thơ “Sông núi nước Nam”
của Lý Thường Kiệt, em hãy giải
thích?

- Lí Thường Kiệt trong Nam quốc sơn hà thể
hiện ý thức niềm tự hào dân tộc trên hai yếu tố:
lãnh thổ và chủ quyền, còn đến Bình Ngô đại
cáo được bổ sung thêm: văn hiến, phong tục
tập quán, lịch sử. Những yếu tố này đã khắc
sâu thêm và khẳng định mạnh mẽ chủ quyền,
độc lập dân tộc. Ý thức dân tộc được phát triển
cao hơn và toàn diện hơn.
Điều đặc sắc, mới mẻ là bên cạnh “vua” được

tôn trọng như người đại diện cho đất nước, thì
yếu tố dân đã xuất hiện và trở thành đối tượng
để bài cáo hướng tới trong việc thực hiện nhân
nghĩa.
Ý thức dâ tộc ở Bình Ngô đại cáo đã có bước
phát triển cao hơn về chất lượng khi vai trò của
người dân đã có mặt quan trọng của văn bản
nhà nước phong kiến, khi trong con mắt nhìn
của tác giả đã có mối liên hệ gắn bó giữa nước
với dân.

@ Hãy chỉ ra những nét đặc sắc
nghệ thụât của đọan trích và phân
tích tác dụng của chúng?

3/- Nghệ thuật:
Tác gỉa sử dụng những từ ngữ thể hiện tính
chấ.t hiển nhiên, vốn có lâu đời của nước Đại
Việt. Bản dịch cố gắng lột tả bằng các từ: từ
trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia cũng khác.
Tác giả sử dụng câu văn biền ngẫu cùng với
phép so sánh ngang bằng: Từ Triêu, Đinh, Lý,
Trần … / Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên …
để khẳng định tư cách độc lập của nước Đại
Việt.
Và câu văn Lưu Cung tham công… /Triệu Tiết
thích lớn … ; Cửa Hàm Tử… / Sông Bạch


Đằng …để làm nổi bật chiến công của và thất

bại của kẻ thù.
IV/- Tổng kết:
- Nội dung tư tưởng: Chứng tỏ sự phát triển và
trưởng thành về ý thức dân tộc, lịch sử, tư
tưởng, văn hoá của dân tộc Việt.
- Hình thức nghệ thuật: Nghệ thuật lập luận
chặt chẽ dựa trên sự so sánh đối lập đi từ khái
quát đến cụ thể.

Hướng dãn các hoạt động tiếp nối
Củng cố:
1- Đọc lại văn bản
2- Đọc lại ghi nhớ.

Dặn dò:
1. Học thuộc văn bản và phân tích
2. Chuẩn bị bài Hành động nói (tiếp theo)



×