Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Khoa học cho học sinh khối 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 23 trang )

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN TÂN UYÊN

TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 THỊ TRẤN TÂN UYÊN

THUYẾT MINH SÁNG KIẾN

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
MÔN KHOA HỌC CHO HỌC SINH KHỐI 4
TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 THỊ TRẤN TÂN UYÊN

Tác giả: Nguyễn Đức Hương
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm
Chức vụ: Giáo viên
Nơi công tác: Trường Tiểu học số 1 TT Tân Uyên

Tân Uyên, ngày 25 tháng 3 năm 2019
1


I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Khoa học cho
học sinh khối 4 trường Tiểu học số 1 Thị trấn Tân Uyên.
2. Tác giả
Họ và tên: Nguyễn Đức Hương
Năm sinh: 1979
Nơi thường trú: Khu Cơ Quan - TT Tân Uyên - Tân Uyên - Lai Châu
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường Tiểu học số 1 Thị trấn Tân Uyên.
Điện thoại: 0972.625.006
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100 %


3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn giảng dạy.
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 15 tháng 10 năm 2018 đến
ngày 5 tháng 3 năm 2019
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến
Tên đơn vị: Trường Tiểu học số 1 Thị trấn Tân Uyên.
Địa chỉ: Khu 26 - TT Tân Uyên - Tân Uyên - Lai Châu
Điện thoại: 023133 786 321
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến
a. Sự cần thiết của việc thực hiện sáng kiến
Môn Khoa học có vị trí quan trọng ở bậc tiểu học. Giúp các em có những
hiểu biết về thế giới xung quanh, những hiện tượng khoa học, những vấn đề về
thiên nhiên. Đây là môn học tích hợp những kiến thức khoa học tự nhiên và
khoa học xã hội, đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện học sinh
tiểu học, hình thành phẩm chất, năng lực, đạo đức của con người.
Mục tiêu môn Khoa học là góp phần hình thành và phát triển ở học sinh
tình yêu con người, thiên nhiên; trí tò mò khoa học, hứng thú tìm hiểu thế giới tự
2


nhiên; ý thức bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần của bản thân, gia đình, cộng
đồng; ý thức tiết kiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; tinh thần trách nhiệm với
môi trường sống. Môn học đồng thời góp phần hình thành và phát triển ở học
sinh năng lực tìm hiểu tự nhiên, cụ thể là: năng lực nhận thức kiến thức khoa
học tự nhiên; năng lực tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên; năng lực vận dụng
kiến thức khoa học giải thích các sự vật, hiện tượng tự nhiên, giải quyết các vấn
đề đơn giản trong cuộc sống, ứng xử phù hợp với yêu cầu bảo vệ sức khoẻ của
bản thân và những người khác, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
xung quanh.
Nội dung chương trình Khoa học lớp 4 có 3 chủ đề lớn đó là: Con người

và sức khỏe 19 bài, Vật chất và năng lượng 38 bài, Thực vật và động vật 14 bài.
Nội dung mang tính thiết thực với học sinh giúp các em có thể vận dụng vào
cuộc sống hằng ngày. Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng học tập
khoa học như quan sát, dự đoán, giải thích các hiện tượng tự nhiên đơn giản và
khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.
Đặc điểm của môn Khoa học: Chương trình được xây dựng trên quan
điểm tích hợp xem xét Tự nhiên - Con người - xã hội trong một thể thống nhất
có quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau. Kiến thức trong chương trình tích hợp
kiến thức nhiều ngành như: Sinh học, vật lí, hóa học...
Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học đó là từ trực quan sinh động
đến tư duy trừu tượng.
Năm học 2018- 2019, tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công giảng
dạy môn Khoa học 4 với 127 học sinh/4 lớp. Được sự quan tâm của các cấp lãnh
đạo về cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo cho việc dạy học. Có đủ đội ngũ
cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên thư viện, thiết bị. Đội ngũ có chuyên môn,
nhiệt tình và trách nhiệm cao trong công việc, yêu thương gần gũi học sinh. Học
sinh ngoan ngoãn, đi học chuyên cần, đoàn kết trong học tập và sinh hoạt hàng
ngày, các em biết vâng lời thầy cô, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập
và vui chơi ở trường. Đa số phụ huynh học sinh rất quan tâm đến việc học tập
của các em.
3


Tuy nhiên vẫn còn có giáo viên chưa nhận thức đúng vị trí, vai trò của môn
Khoa học. Chưa nắm vững mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học. Do đó chưa
mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học, chưa áp dụng các phương pháp dạy học
tích cực đặc trưng phù hợp với môn Khoa học. Chưa đổi mới việc kiểm tra, đánh giá
học sinh. Học sinh còn thụ động trong việc trong việc tiếp thu kiến thức, chưa
biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Đồ dùng, thiết bị thí nghiệm
dạy học cũ, thiếu chính xác. Giáo viên chưa tích cực ứng dụng công nghệ thông

tin trong dạy học. Do đó chất lượng môn Khoa học của 127 học sinh khối lớp 4
chưa cao.
Kết quả khảo sát đầu năm:
Số học sinh Số học sinh

Thời

Số học sinh

hoàn thành Tỉ lệ %

điểm

tham gia

khảo sát

khảo sát

tốt

Đầu
năm học

127

42

Số học sinh


Tỉ lệ %

61

Tỉ lệ %

thành

hoàn thành

33,07

chưa hoàn

48,03

24

18,9

Từ những căn cứ đó tôi đã chọn nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm “Một
số biện pháp nâng cao chất lượng môn Khoa học cho học sinh khối 4 trường Tiểu
học số 1 Thị trấn Tân Uyên”.
b. Mục đích của việc thực hiện sáng kiến
Nâng cao chất lượng môn Khoa học cho học sinh khối 4 trường Tiểu học số 1
Thị trấn Tân Uyên.
Giúp học sinh hình thành và phát triển các kĩ năng học tập khoa học như
quan sát, dự đoán, thí nghiệm, so sánh, giải thích các hiện tượng tự nhiên đơn
giản và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.
Tạo nền móng vững chắc để các em tiếp tục học lên các lớp trên.

2. Phạm vi triển khai thực hiện
Khối lớp 4 trường Tiểu học số 1 Thị trấn Tân Uyên.
3. Mô tả sáng kiến
a. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
Năm học 2018- 2019, tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công giảng
dạy môn Khoa học 4 với 127 học sinh/ 4 lớp.
4


Khi chưa có sáng kiến thì việc dạy Khoa học cho học sinh khối 4 được áp
dụng các phương pháp dạy học chung như đối với các môn học khác. Đó là:
Giáo viên thuyết trình cung cấp kiến thức khoa học cho học sinh hoặc giáo viên
tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
* Ưu điểm
- Thuyết trình cho phép giáo viên truyền đạt những nội dung lý thuyết
tương đối khó, phức tạp, chứa đựng nhiều thông tin mà học sinh tự mình không
dễ dàng tìm hiểu được một cách sâu sắc.
- Thuyết trình giáo viên có thể truyền đạt một khối lượng tri thức khá lớn
cho nhiều học sinh trong cùng một lúc.
- Thảo luận nhóm học sinh có nhiều cơ hội để trao đổi, diễn
đạt và khám phá lí tưởng, mở rộng suy nghĩ, hiểu biết, học sinh có cơ
hội để học hỏi bạn bè, phát huy vai trò trách nhiệm.
* Nhược điểm
- Thuyết trình làm cho học sinh thụ động, học sinh chỉ nghe và học thuộc
mà không hiểu bài vì các em không được tìm tòi khám phá, không được chủ
động suy nghĩ góp phần vào việc hình thành, rút ra kiến thức khoa học.
- Nhiều học sinh trông chờ, ỉ lại vào kết quả thảo luận của nhóm, của tập thể mà
không tích cực, không tự giác suy nghĩ, tìm tòi.
- Kết quả thảo luận của một số nhóm còn chung chung, sơ sài.
* Nguyên nhân

- Giáo viên chưa nắm vững nội dung bài dạy, còn lạm dụng việc thuyết trình
chưa biết lựa chọn và phối hợp các phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng bộ
môn, chưa phù hợp với nội dung từng bài.
- Giáo viên chưa khai thác kĩ nội dung bài học, còn lạm dụng việc thảo luận
nhóm cho nhiều hoạt động không phù hợp. Chưa giao nhiệm vụ cụ thể, chưa hướng
dẫn và kiểm tra sát sao.
- Nhiều học sinh chưa tích cực, chưa tự giác, chưa hợp tác làm việc trong nhóm.
Qua việc phân tích những ưu điểm, hạn chế của việc daỵ học môn Khoa học ở
5


khối 4 những năm trước. Từ đó xác định được những nguyên nhân của hạn chế, tôi
nghiên cứu đề xuất 03 giải pháp mới đưa vào áp dụng nhằm nâng cao chất lượng môn
Khoa học cho học sinh khối lớp 4 trường Tiểu học số 1 Thị trấn Tân Uyên đó là:
Giải pháp 1: Giáo viên tự bồi dưỡng về nội dung chương trình môn Khoa học
Giải pháp 2: Đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng các PPDH đặc trưng của bộ
môn và áp dụng các kĩ thuật dạy học tích cực, phù hợp.
Giải pháp 3: Đổi mới việc kiểm tra đánh giá học sinh.
b. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
Giải pháp 1: Giáo viên tự bồi dưỡng về nội dung chương trình môn Khoa học
Trước đây một số giáo viên còn coi Khoa học là môn phụ nên giáo viên
tiểu học chỉ tập trung vào việc bồi dưỡng kiến thức môn Toán, Tiếng Việt. Hiện
nay giáo viên có vai trò hướng dẫn, định hướng học sinh tìm tòi, khám phá. Học
sinh chủ động tích cực trong việc tiếp thu kiến thức khoa học. Nên giáo viên
phải tự bồi dưỡng nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của
môn Khoa học, nắm vững mục tiêu môn học, phạm vi và cấu trúc nội dung,
chuẩn kiến thức và kĩ năng, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học của môn
Khoa học lớp 4.
Cách thực hiện:
Nghiên cứu chương trình môn Khoa học lớp 4. Hiểu được vai trò, vị trí,

tầm quan trọng của môn Khoa học trong việc giáo dục và phát triển toàn diện
cho học sinh tiểu học.
Nắm vững mục tiêu môn học, phạm vi và cấu trúc nội dung, chuẩn kiến
thức và kĩ năng, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn Khoa học, nắm
vững nội dung sách giáo khoa Khoa học lớp 4.
Biết tên, biết cách sử dụng các đồ dùng, thiết bị dạy học, thiết bị thí nghiệm.
Biết tự làm đồ dùng dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào các bài dạy.
Từ đó giáo viên có thể sử dụng phối hợp một số phương pháp
dạy học, hình thức tổ chức dạy học khác nhau một cách linh hoạt,
sáng tạo theo hướng tăng cường sự tham gia của học sinh vào
các hoạt động tìm tòi, phát hiện kiến thức mới.
6


Giáo viên tự rút kinh nghiệm và điều chỉnh giáo án, điều chỉnh nội dung,
phương pháp dạy học sau mỗi tiết dạy để tiết sau hiệu quả cao hơn.
Giải pháp 2: Đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng các PPDH đặc trưng
của bộ môn và áp dụng các kĩ thuật dạy học tích cực, phù hợp.
Giúp giáo viên nắm được các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực. Biết
lựa chọn, phối hợp các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực mới và kế thừa
phát huy những ưu điểm của phương pháp truyền thống.
Cách thực hiện:
Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, tích hợp phù hợp với đặc
trưng của môn Khoa học như: Phương pháp bàn tay nặn bột, phương pháp trò
chơi học tập, sử dụng bản đồ tư duy.
* Áp dụng Phương pháp bàn tay nặn bột
Cũng như các phương pháp dạy học tích cực khác, phương pháp dạy học
“Bàn tay nặn bột” coi học sinh là trung tâm của quá trình nhận thức, chính các
em là người phán đoán, thực hành thí nghiệm để tìm ra câu trả lời và lĩnh hội
kiến thức đó dưới sự giúp đỡ của giáo viên.

Mục tiêu của phương pháp “Bàn tay nặn bột ” là tạo nên tính tò mò, ham
muốn khám phá, yêu và say mê khoa học của học sinh. Ngoài việc chú trọng đến
kiến thức khoa học, phương pháp “Bàn tay nặn bột ” còn chú ý nhiều đến việc
rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho học sinh.
Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh
Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm.
Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu
Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức
Xác định các bài áp dụng PPDH bàn tay nặn bột
TT

1

Bài

Tiết
theo
PPCT

Mức độ
sử dụng

Đồ dùng dạy học tối thiểu cần có

Những thứ con
Trao đổi chất
Sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi
Tiết 2 người nhận và thải
ở người (t1)

trường.
ra môi trường
7


2

3
4

5

6
7

Tranh về các cơ quan tham gia quá trình trao đổi
Những thứ con
Trao đổi chất
chất
(trang8-sgk)
Tiết 3 người nhận và thải
ở người (t2)
Sơ đồ mối liên hệ giữa các cơ quan trong quá trình
ra môi trường
trao đổi chất
Cốc, thìa, một số dụng cụ đựng nước có hình dạng
Nước có tính
Tiết 20
Cả bài
khác nhau, tấm kính, khăn bông, khay đựng nước,

chất gì?
muối, đường, cát.
Ba thể của
Đá lạnh, muối, nước lọc, nước sôi, ống nghiệm,
Tiết 21
Cả bài
nước
cốc, đĩa, nhiệt kế
Mây được hình
Tranh SGK(Không có phần ghi chú dưới tranh),
thành như thế
Tiết 22
Cả bài
Tranh bầu trời có mây đen và mưa, Tài liệu nói về
nào? Mưa từ
sự hình thành mây, mưa.
đâu ra?
Sơ đồ vòng
Tranh phóng to trang 48, sơ đồ vòng tuần hoàn của
tuần hoàn của Tiết 23
HĐ1và HĐ3
nước(không có phần chú thích)
nước trong TN
Nước bị ô
nhiễm

Tiết 25

HĐ1và HĐ2


Nước đục, một số chai nhựa trong, giấy lọc, cát,
than bột.

Làm thế nào để
9 biết có không Tiết 30
khí?

Cả bài

Túi ni lông,chai rỗng, miếng bọt biển, chậu đựng
nước, quả địa cầu.

Không khí có
10 những tính chất Tiết 31
gì?

Cả bài

Cốc thủy tinh rỗng, thìa,bóng bóng có hình dạng
khác nhau, bơm tiêm, quả bóng.

Cả bài

Lọ thủy tinh, nến, đế kê lọ, nước vôi trong, chậu
thủy tinh.

Cả bài

Lọ thủy tinh, nến,đế của lọ thủy tinh.


Cả bài

Lọ thủy tinh, một con dế, hai cây nhỏ trồng trong
chậu, dụng cụ để bơm không khí vào bể cá.

8

Một số cách
Tiết 27
làm sạch nước

Thế nào là nước
Kính hiển vi, chai đựng nước, bông, phễu
bị ô nhiễm

11 Không khí gồm
Tiết 32
những TP nào?
Không khí cần
12
cho
Tiết 35
sự cháy.
13
14
15
16
17
18


Không khí cần
cho
Tiết 36
sự sống
Tại sao có gió? Tiết 37
Âm thanh

Tiết 41

Sự chuyển động
Chong chóng, hộp đối lưu
của không khí
Cả bài

ống bơ, thước kẻ, sỏi, trống, dùi nhỏ.

Sự lan truyền
Âm thanh truyền Trống, dùi nhỏ, bao bóng, điện thoại, lọ thủy tinh
Tiết 42
âm thanh
qua một số chất đựng nước, vụn gấy
Ánh sáng

Tiết 45

Cả bài

Đèn bin, tấm bìa, hộp đen, ni lông, tấm gỗ,

Bóng tối


Tiết 46

Cả bài

Đèn bin, vỏ hộp bằng sắt, cốc thủy tinh, quyển
sách.
8


19

20

21

Ánh sáng cần
cho
Tiết 47
sự sống

HĐ4

Nóng lạnh và Tiết
nhiệt độ
50+51

Cả bài

Cốc thủy tinh, nước sôi, nước nguội, nước đá, nhiệt

kế đo nhiệt độ cơ thể, nhiệt kế đo nhiệt độ không
khí, chậu đựng nước.

Vật dẫn nhiệt
và vật cách Tiết 52
nhiệt

Cả bài

Cốc, thìa, xoong, giấy báo, nhiệt kế, nước nóng .

Tranh phóng to trang 94,95

Ôn tập: Vật
Tiết
Tranh trang 111, cốc thủy tinh, nước lạnh, khăn
chất và năng
HĐ2,3
55+56
bông.
lượng.
23 Thực vật cần gì
Tiết 57
Cả bài
Các tranh ở trang 114,115
để sống?
Nhu cầu không
Quá trình hô hấp
24
khí của thực Tiết 60 và quang hợp của Các tranh ở trang 120,121

vật.
cây
22

Các chất thực vật
25 Trao đổi chất ở
Tranh vẽ trang 122, sơ đồ về sự trao đổi khí, trao
Tiết 61 lấy và thải ra môi
thực vật
đổi thức ăn ở thực vật
trường
Những yếu tố cần Một số hộp bằng nhựa hay bằng kính , một số con
26 Động vật cần gì
Tiết 62 cho sự sống của chuột còn sống, nước ,thức ăn của chuột, đĩa, bìa ,
để sống?
động vật
đắp đậy hộp.

Giáo án minh họa áp dụng PPDH Bàn tay nặn bột
Bài 30: Làm thế nào để biết có không khí?
I. Mục tiêu
HS biết được:
- Không khí có ở quanh mọi vật và các chỗ rỗng trong các vật
- Phát biểu định nghĩa về khí quyển
II. Phương pháp dạy học
Phương pháp bàn tay nặn bột
III. Đồ dùng dạy học
Gạch, chậu nước, túi bóng, dây chun, kim khâu, bình thuỷ tinh, chai
không, miếng bọt biển
IV. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Không khí có ở xung quanh mọi vật và
trong các vật rỗng
9


Bước 1: Tình huống xuất phát và nêu vấn đề
Kiểm tra bài cũ:
- Hỏi HS: Theo em, con người cần gì để sống?

HS nêu nối tiếp: phương tiện

- GV đưa ra tình huống xuất phát: Không khí đi lại, bạn bè, không khí,
rất cần cho sự sống. Vậy các em có biết không thức ăn, nước uống, áo quần,
khí có ở đâu không và làm thế nào để biết có sách vở, nhà ở,...
không khí?
Bước 2: Bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS
GV yêu cầu: Theo các em không khí có ở đâu? HS làm việc cá nhân trong
các em hãy ghi chép những hiểu biết của mình nhóm sau đó thảo luận nhóm
vào vở sau đó thảo luận nhóm ghi vào phiếu thực hiện yêu cầu GV nêu ra
học tập của nhóm

Dự kiến một số ý kiến của
học sinh:
- Không khí có ở trong
phòng học
- Không khí có ở xung quanh
em
- Không khí có trong hộp

- Không khí có trong chai
không
- Không khí có trong cặp

GV quan sát nhanh kết quả của các nhóm, yêu - Không khí có trong các đồ
cầu các nhóm gắn kết quả lên bảng và trình bày vật,...
ý kiến của nhóm mình.

Đại diện nhóm lên gắn kết

Sau khi đại diện các nhóm trình bày. GV nêu quả lên bảng
câu hỏi: Ý kiến các nhóm đưa ra có gì giống và Các nhóm trình bày kết quả
khác nhau?

của nhóm trước lớp

GV dựa vào ý kiến nhận xét điểm chung của
học sinh vừa trình bày có ý đúng, GV hướng
dẫn học sinh để đưa về theo các chiều hướng:
- Không khí có xung quanh mọi vật
10

HS trình bày ý kiến của mình


- Không khí có trong các vật rỗng
Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án thực
nghiệm
Hỏi: Các em đều cho rằng không khí có ở HS nêu thắc mắc. Ví dụ:
quanh mọi vật và không khí có trong các vật - Có phải không khí có trong

rỗng. Vậy các em có băn khoăn gì không?

vật rỗng không?

GV: Những câu hỏi đề xuất của các em rất hay - Không khí có ở xung quanh
vậy làm thế nào để trả lời các câu hỏi đó, các ta không?...
em hãy suy nghĩ để tìm phương án trả lời?
Bước 4: Tiến hành thực nghiệm, nghiên cứu kết luận kiến thức
Hỏi: Vậy làm thế nào để biết có không khí ở
xung quanh ta?
GV hỏi thêm: Khi ta chạy nghe mát, vẫy tay HS nêu miệng:
thấy có gió. Những ý kiến đưa ra rất hay nhưng - Chạy nghe mát
cách làm đó cả lớp có nhìn thấy không?

- Vẫy tay thấy có gió mát,...

Các em hãy thảo luận và ghi lại những dự đoán
của mình vào phiếu cách tiến hành mà nhóm HS hoạt động nhóm
cho là hay nhất
Câu hỏi

Dự đoán

Cách tiến

kết luận

hành

rút ra


Yêu cầu hs lên bảng gắn kết quả dự đoán và
trình bày
- Mời đại diện các nhóm lên mô tả thí nghiệm

Các nhóm trình bày dự đoán
của nhóm mình

Qua HS trình bày, nếu thí nghiệm nhóm đó đưa
ra không thực thi, GV hỏi chất vấn hoặc học
sinh nhóm khác hỏi chất vấn: Ví dụ: Cách làm
như nhóm bạn có chứng minh được âm thanh
truyền qua không khí không?
+ Nếu các nhóm không đưa ra cách làm thí
11

- Lần lượt đại diện các nhóm
lên mô tả


nghiệm chứng minh không khí có ở xung quanh
mọi vật, GV chọn phương án thí nghiệm cho
học sinh:
- Có một túi ni lông, một dây chun và một kim
khâu.Yêu cầu các nhóm suy nghĩ và thực hành

(HS thực hành thí nghiệm)

+ Lần lượt hỏi các nhóm:


Báo cáo kết quả thực hành

- Trong túi ni lông căng phồng có gì ?

trước lớp

- Làm thế nào để biết được trong đó có không Chẳng hạn: HS nêu: Cầm túi
khí?

bóng chạy cho không khí vào

- Hỏi: Các em có gì thắc mắc nữa không?

rồi buộc chặt lại.

GV đưa một số vật dụng: miếng bọt biển, chai HS: Có không khí
rỗng, hòn gạch khô, chậu nước. Yêu cầu các nhóm - HS báo cáo cách làm và kết
lên lựa chọn dụng cụ thí nghiệm để thực hành

luận

- Mời các nhóm trình bày thí nghiệm và rút ra HS nêu thắc mắc:
kết luận

- Ví dụ: Không biết trong các
vật

rỗng




không

khí

không?
- Trong chai rỗng có gì?,…
HS nhận dụng cụ thí nghiệm
và thực hành theo nhóm
Các nhóm trình bày, nhóm
khác chất vấn.
Bước 5: Kết luận kiến thức:
GV tổ chức các nhóm báo cáo kết quả sau khi HS báo cáo kết quả:
thực hành thí nghiệm.
GV cho HS kết luận kiến thức: Xung quanh mọi
vật và trong các vật rỗng đều có không khí
HĐ2: Phát biểu định nghĩa về khí quyển
Cho HS xem đoạn video về các tầng bao quanh - HS phát biểu.
Trái đất và giới thiệu: Lớp không khí bao quanh
trái đất gọi là khí quyển.
12


HĐ3: Trò chơi củng cố:
Câu đố củng cố bài học: Đố em biết đó là gì?
Tên là “không”, chẳng có hình
Khắp nơi đều có giúp mình sống vui.

HS: là Không khí


Trái đất mặc áo nhiều tầng
Đố em biết áo nhiều tầng là chi?

HS: là Khí quyển

* Áp dụng Phương pháp trò chơi học tập
Phần lớn trò chơi học tập trong môn khoa học lớp 4 ở 2 dạng kiến thức:
chơi để khám phá, hình thành kiến thức mới và chơi để củng cố, hệ thống hoá
kiến thức đã học.
Giúp học sinh xác định rõ mục đích của trò chơi. Trước khi tổ chức cho
HS tham gia chơi, giáo viên cần giúp học sinh (HS hiểu): Qua trò chơi, các em
sẽ tìm được những kiến thức gì, cũng cố hay khắc sâu, hệ thống được những
kiến thức gì?
GV có thể tổ chức 1 hoạt động học tập thành 1 trò chơi học tập khi đã có
đủ các điều kiện sau:
- Về đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho trò chơi.
- Về thời gian, thời điểm chơi, không gian chơi.
- Có cách chơi, luật chơi rõ ràng.
- Có cách tính điểm để phân định “thắng- thua”, khen thưởng…
Các yếu tố đó là sự chuẩn bị cụ thể chu đáo của giáo viên, góp phần quyết
định sự thành công hay không của trò chơi.
Sự chuẩn bị đồ dùng học tập cho HS tham gia trò chơi.
Đối với mỗi tiết học nói chung hay với mỗi trò chơi học tập nói riêng,
giáo viên cần xác định rõ: Để phục vụ cho trò chơi này cần đến những đồ dùng
nào? dụng cụ nào? phương tiện nào?... từ đó, giáo viên dành thời gian để chuẩn
bị (hoặc giao cho học sinh chuẩn bị) chu đáo.
Xác định thời gian, thời điểm diễn ra trò chơi.
Để xác định thời gian, thời điểm diễn ra trò chơi, giáo viên cần đọc kĩ mục tiêu
tiết dạy, mục tiêu của trò chơi để phân bố thời gian cho hợp lý.
13



Tiến hành tổ chức Trò chơi học tập.
Với mỗi trò chơi giáo viên cần tiến hành qua 3 bước sau:
Bước 1: giáo viên nêu mục đích và hướng dẫn cách chơi, luật chơi. Tên
trò chơi hấp dẫn, dễ hiểu sẽ lôi cuốn các em tham gia chơi.
Bước 2: HS tham gia chơi.(Học sinh có thể chơi thử nếu cần thiết).
Bước 3: Nhận xét, đánh giá.
Minh họa áp dụng trò chơi học tập
Bài 18+19: Ôn tập Con người và sức khoẻ
Giáo viên phổ biến luật chơi:
+ Giáo viên đưa ra một ô chữ gồm 15 ô chữ hàng ngang và một ô chữ hàng dọc.
Mỗi ô chữ hàng ngang là một nội dung kiến thức đã học và kèm theo lời gợi ý
+ Mỗi nhóm chơi phải phất cờ để giành được quyền trả lời .
+ Nhóm nào trả lời nhanh, đúng, ghi được 10 điểm.
+ Nhóm nào trả lời sai, nhường quyền trả lời cho nhóm khác.
+ Nhóm thắng cuộc là nhóm ghi được nhiều điểm nhất.
+ Tìm được từ hàng dọc ghi được 20 điểm.
+ Trò chơi kết thúc khi ô chữ hàng dọc được đoán ra.
Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi mẫu.
Giáo viên tổ chức cho các nhóm học sinh chơi.
Giáo viên nhận xét phát phần thưởng.
Nội dung ô chữ và những gợi ý cho từng ô:
STT
Nội dung gợi ý
1
- Ở trường ngoài hoạt động học tập, các em còn có hoạt động này.
2
- Nhóm thức ăn này rất giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta3
4

5
6
7

min: A, D, E, K.
- Con người và sinh vật đều cần hỗn hợp này để sống.
- Một loại chất thải do thận lọc và thải ra ngoài bằng đường tiểu tiện.
- Một loại gia cầm nuôi lấy thịt và trứng.
- Là một chất lỏng con người rất cần để duy trì sự sống
- Đây là một trong 4 nhóm thức ăn có nhiều trong gạo, ngô, khoai, cung
cấp năng lượng cho cơ thể.
14


8

- Chất không tham gia trực tiếp vào việc cung cấp năng lượng nhưng

9

thiếu chúng cơ thể sẽ bị bệnh.
- Tình trạng thức ăn không chứa chất bẩn hoặc yếu tố gây hại do được xử

10
11
12

lí theo đúng tiêu chuẩn vệ sinh.
- Thiếu Vi-ta-min D sẽ bị còi …
- Là một căn bệnh do ăn thiếu i-ốt.

- Tránh không ăn những thức ăn không phù hợp khi bị bệnh theo chỉ dẫn

của bác sĩ.
13 - Trạng thái cơ thể cảm thấy sảng khoái, dễ chịu.
14 - Bệnh nhân bị tiêu chảy cần ăn thứ này để chống mất nước.
15 - Đối tượng dễ bị tai nạn sông nước.
Đáp án:
1

H

Ơ

I

N

G

K

H

Í

4

N

Ư




C

T

I

5

G

À

N

Ư



C

Ư



N

G


V

I

T

A

M

I

N

S



C

H

X

Ư

Ơ

N


G



U

C



Ă

N

K

I

Ê

N

G

K

H




E

H

Á

O

M

U



I

T

R



E

M

2

C


H



3

V

U

I

C

T

B

É

O

K

H

Ô

6

7

B



T

Đ

8
9
10
11

B

Ư

12
13
14
15

C



U


* Sử dụng bản đồ tư duy vào các tiết dạy trong môn Khoa học
Việc phát triển tư duy cho học sinh trong quá trình học tập môn Khoa học
nhằm hướng các em đến một phương cách học tập tích cực và tự chủ, chúng ta
15


không chỉ cần giúp các em khám phá các kiến thức mới mà còn phải giúp các
em hệ thống được những kiến thức đó. Việc xây dựng được một “hình ảnh” thể
hiện mối liên hệ giữa các kiến thức sẽ mang lại những lợi ích đáng quan tâm về
các mặt: ghi nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sáng
tạo,… và một trong những công cụ hết sức hữu hiệu để giúp học sinh tạo nên
các “hình ảnh liên kết” đó chính là bản đồ tư duy.
Ví dụ: Bài 2 - Trao đổi chất ở người (trang 6)

Bài 17: Phòng tránh tai nạn đuối nước (trang 36)

Các bài vận dụng sơ đồ tư duy

Chương

Bài
2
4

Tên bài
Trao đổi chất ở người
Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn.
16

Trang


6
10


4,5,6 Vai trò của các chất dinh dưỡng
10 Ăn nhiều rau và quả chín.Sử dụng thực

Con người

13
14

phẩm sạch và an toàn
Phòng bệnh béo phì
Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu

28
30

15

hóa
Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh?

32

Phòng tránh tai nạn đuối nước
Nước có những tính chất gì?
Nước cần cho sự sống

Nước bị ô nhiễm
Nguyên nhân làm cho nước bị ô nhiễm
Không khí có những tính chất gì?
Bảo vệ bầu không khí trong sạch
Âm thanh trong cuộc sống
Ánh sáng cần cho sự sống
Nóng, lạnh và nhiệt độ
Thực vật cần gì để sống
Trao đổi chất ở động vật
Quan hệ thức ăn trong tự nhiên

36
42
50
52
54
64
80
88
96
100
114
129
130

& Sức khỏe
17
20
24
25

26
31
40
44 tt)
48(tt)
50
51
64
65

Vật chất
& Năng lượng

Thực vật
& Động vật

12-14
22

Minh họa giáo án sử dụng bản đồ tư duy
Tiết 26: NGUYÊN NHÂN LÀM NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
Nêu được những nguyên nhân làm nhiễm nước bị ô nhiễm. Nêu được những tác
hại của nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khỏe của con người.
2. Kĩ năng:
Biết được những nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước. Phân biệt được
nguồn nước bị ô nhiễm. Biết sử dụng nguồn nước sạch để bảo vệ sức khỏe cho
mình và gia đình.
* Các KN sống cơ bản được giáo dục trong bài: Kĩ năng phân tích, phán đoán.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý hạn chế những việc làm gây ô nhiễm nguồn nước.
II. Đồ dung dạy học
1. Giáo viên: sưu tầm tranh ảnh, thông tin về các nguồn nước bị ô nhiễm;
17


Giấy khổ to, bút dạ.
2. Học sinh: SGK.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của học sinh

Hoạt động của giáo viên
Hoạt động khởi động
1. Bài cũ: Nước bị ô nhiễm
+ Thế nào là nước sạch?

- Học sinh trả lời (2 em)

+ Thế nào là nước bị ô nhiễm?

- Cả lớp nhận xét phần trả lời của

- Giáo viên nhận xét, cho điểm.

bạn.

2. Bài mới: Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm
Hoạt động 1: Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm
Bước 1: Làm việc theo cặp.
GV: Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm đôi

“Quan sát các hình minh họa trang 54 SGK,
trả lời 2 câu hỏi sau:

Hoạt động nhóm đôi

1) Hãy mô tả những gì, em thấy qua hình vẽ?

“Quan sát các hình minh họa

2) Theo em, việc làm đó sẽ gây ra điều gì?

1,2,3,4,5,6,7,8 trang 54 SGK”

Bước 2: Cử đại diện trình bày cho cả lớp nghe.

- Đại diện trình bày .

Bước 3: Hoạt động nhóm 6 yêu cầu: “ Vẽ sơ

- Cả lớp theo dõi và các nhóm bổ

đồ tư duy về nguyên nhân gây ra ô nhiễm

sung .

nguồn nước”
- Vẽ sơ đồ tư duy
- Cử đại diện trình bày
- Cả lớp lắng nghe.
- Học sinh phát biểu tự do

- Cả lớp lắng nghe.

18


- GV kết luận: Có rất nhiều việc làm do con
người gây ô nhiễm nguồn nước. Nước rất quan
trọng đối với đời sống con người, thực vật và
động vật. Do đó, chúng ta phải hạn chế những
việc làm có thể gây ô nhiễm nguồn nước.
3. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ tư duy -

Vẽ sơ đồ tư duy

- Chuẩn bị bài sau Ôn tập: Con người và sức khỏe.

Đại diện nhóm trình bày.

* Giải pháp 3: Đổi mới việc kiểm tra đánh giá học sinh.
Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng làm bài tập, bài kiểm tra theo hướng đổi
mới theo thông tư 22/2016.
Cách thực hiện: Giáo viên đổi mới việc kiểm tra đánh giá học sinh theo
thông tư 22/2016/BGD&ĐT bằng cách chuyển một số câu hỏi tự luận sang dạng
trắc nghiệm, các bài tập về giải thích, so sánh, vận dụng kiến thức khoa học vào
cuộc sống.
Minh họa đề kiểm tra cuối học kì 1 năm học 2018-2019
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm): M1
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

Như mọi sinh vật khác, con người cần gì để duy trì sự sống của mình?
A. Nhà ở, các đồ dùng trong nhà.
B. Đường giao thông và xe đạp, ô tô.
C. Không khí, nước và thức ăn.
D. Trường học, bệnh viện và công viên.
Câu 2 (0,5 điểm): M1
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
Vai trò của chất xơ:
A. Không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần thiết để đảm bảo hoạt động bình
thường của bộ máy tiêu hóa.
19


B. Xây dựng và đổi mới cơ thể: tạo ra những tế bào mới làm cơ thể lớn lên, thay
thế những tế bào già bị hủy hoại
C. Không tham gia trực tiếp vào việc xây dựng cơ thể hay cung cấp năng lượng.
Nhưng lại rất cần cho hoạt động sống của cơ thể. Giúp cơ thể phòng chống bệnh.
Câu 3 (1 điểm): M2
Nối thông tin cột A với thông tin cột B cho thích hợp

A
1. Thiếu chất đạm
2. Thiếu vi-ta-min A
3. Thiếu i-ốt
4. Thiếu vi-ta-min D

B
a. Mắt nhìn kém, có thể dẫn đến bị mù lòa.
b. Bị còi xương.
c. Bị suy dinh dưỡng.

d. Cơ thể phát triển chậm, kém thông
minh, dễ bị bướu cổ

Câu 4 (1 điểm): M2
Viết chữ Đ vào trước ý đúng và S vào  trước ý sai
Để phòng tránh tai nạn đuối nước, chúng ta nên làm những việc sau:
 Rủ bạn cùng lớp ra suối tập bơi mà không có người lớn đi cùng.
 Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi đi thuyền, tàu thủy…
 Chơi đùa gần hồ, ao, sông, suối.
 Tuyệt đối không lội qua suối (sông) khi trời mưa lũ, dông bão
 Giếng nước phải được xây thành cao, có nắp đậy. Chum, vại, bể nước phải có
nắp đậy.
Câu 5 (1 điểm) : M2
Viết chữ Đ vào trước ý đúng và S vào  trước ý sai:
 Người bị bệnh thông thường cần được ăn nhiều thức ăn có giá trị dinh dưỡng
như thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh, quả chín...
 Người bị bệnh thông thường chỉ nên ăn cháo cho dễ tiêu hóa.
 Có một số bệnh đòi hỏi phải ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
 Nếu người bệnh quá yếu, không ăn được thức ăn đặc thì sẽ cho ăn cháo thịt băm nhỏ, sữa,
nước ép hoa quả …
PHẦN II: TỰ LUẬN (6 điểm)
20


Câu 6 (1 điểm): M1
Em cần phải làm gì khi có những biểu hiện bị bệnh?
Câu 7 (1 điểm): M3
Vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên một cách đơn giản (sử dụng
mũi tên và ghi chú)
Câu 8 (1 điểm): M3

Có một chiếc bơm xe đạp và một quả bóng bay. Em làm thế nào để biết được
không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra?
Câu 9 (1 điểm): M3
So sánh nước sạch và nước bị ô nhiễm theo bảng sau:

Tiêu chuẩn
Đánh giá
Màu
Mùi
Vị
Vi sinh vật

Nước sạch

Nước bị ô nhiễm

……………………………

……………………………

……………………………

……………………………

……………………………

……………………………

……………………………


……………………………

Câu 10 (2 điểm): M4
Nước có thể tồn tại ở thể lỏng, thể khí (hơi) và thể rắn. Em hãy giải thích:
a. Hiện tượng tuyết rơi trong một số ngày mùa đông ở Sa Pa (Lào Cai)?
b. Hiện tượng nước đọng ở vung nồi cơm hoặc nồi canh?
4. Hiệu quả do sáng kiến đem lại
Sau khi áp dụng các giải pháp trên, chất lượng môn Khoa học khối 4 tại
trường Tiểu học số 1 thị trấn Tân Uyên đã đạt được những kết quả rõ rệt.
a. Hiệu quả kinh tế
- Học sinh hiểu bài nhanh ngay tại lớp, tiết kiệm thời gian cho giáo viên và
học sinh thực hiện các hoạt động giáo dục khác.
- Khi thực hiện 3 giải pháp của sáng kiến giảm được chi phí mua giấy, chi
phí mua các nguyên vật liệu làm thí nghiệm 1.500.000 đồng/năm học.
21


b. Hiệu quả kĩ thuật
- Học sinh tích cực chủ động tham quá trình nhận thức, chính các em là
người phán đoán, thực hành thí nghiệm để tìm ra câu trả lời và lĩnh hội kiến thức
đó dưới sự giúp đỡ của giáo viên.
- Các biện pháp đã được áp dụng đơn giản, gần gũi, dễ áp dụng với giáo
viên và học sinh lớp 4 các trường trên địa bàn huyện Tân Uyên.
- Chất lượng học sinh được nâng cao so với đầu năm học, cụ thể:
Thời
điểm
khảo sát

Số học
sinh tham

gia khảo
sát

Số học sinh

127
127

hoàn

Số học sinh

Số học sinh

chưa hoàn

Tỉ lệ %

hoàn thành

Tỉ lệ %

42

33,07

61

48,03


24

18,9

100

78,74

27

21,26

0

0

127
107
Tháng 3
c. Hiệu quả xã hội

84,25

20

15,75

0

0


Đầu
năm học
Cuối
học kì I

thành tốt

thành

Tỉ lệ %

- Học sinh ham muốn khám phá, yêu thích và say mê khoa học. Biết vận
dụng kiến thức khoa học đã học vào trong thực tiễn cuộc sống.
- Học sinh có niềm tin mạnh mẽ vào khoa học, có tác phong học tập và
làm việc khoa học, biết chăm sóc và bảo vệ bản thân và có kĩ năng phòng chống
đuối nước, phòng tai nạn thương tích.
- Phụ huynh học sinh thấy được sự tiến bộ của các em từ đó tin tưởng,
ủng hộ và tích cực phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục học sinh.
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến.
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Khoa
học cho học sinh khối 4 trường Tiểu học số 1 Thị trấn Tân Uyên” có tính khả thi
cao, có thể áp dụng dạy học cho học sinh lớp 4 ở các trường tiểu học trong toàn
huyện Tân Uyên.
6. Các thông tin cần được bảo mật: (Không)
7. Kiến nghị, đề xuất
22


Tôi xin kiến nghị với Ban giám hiệu nhà trường và Phòng Giáo dục và

Đào tạo tổ chức các hội nghị hội thảo chuyên đề về “Một số biện pháp nâng cao
chất lượng môn Khoa học cho học sinh khối 4 trường Tiểu học số 1 Thị trấn Tân
Uyên” để tôi có điều kiện giao lưu học hỏi chuyên môn từ bạn bè, đồng nghiệp.
Sáng kiến kinh nghiệm của tôi còn nhiều hạn chế và thiếu sót, kính mong
các cấp lãnh đạo và bạn bè đồng nghiệp góp ý để sáng kiến kinh nghiệm của tôi
được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn.
8. Tài liệu kèm: (Không)
Trên đây là nội dung, hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm do chính tôi
thực hiện không sao chép hoặc vi phạm bản quyền./.
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

Nguyễn Đức Hương

23



×