Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

THẠC SĨ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT – TỈNH BÌNH DƢƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 120 trang )

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT –
TỈNH BÌNH DƢƠNG

THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

Thực hiện bởi
Nguyễn Thị Hồng Tƣơi
Mã số học viên: MPMIU14015

Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Tháng 4 năm 2017


CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT –
TỈNH BÌNH DƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

Thực hiện bởi
Nguyễn Thị Hồng Tƣơi
Mã số học viên: MPMIU14015
Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 4 năm 2017
Dƣới sự hƣớng dẫn và phê duyệt của hội đồng đánh giá luận văn, đƣợc tất cả
các thành viên trong hội đồng chấp thuận, luận văn này đã đƣợc chấp nhận khi
thực hiện một phần các yêu cầu cho bằng cấp.

Phê duyệt bởi:



----------------------------------------Giảng viên hƣớng dẫn

TS. Cao Minh Mẫn
Chủ tịch hội đồng

TS. Mai Ngọc Khƣơng
Thành viên hội đồng

PGS. TS. Nguyễn Minh Hà
Thành viên hội đồng

TS. Đinh Công Khải
Thành viên hội đồng


Công nhận
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô trƣờng Đại
học Quốc tế - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã dạy và truyền đạt
cho em những kiến thức và kinh nghiệm bổ ích trong suốt quá trình học tập tại
trƣờng. Và em xin chân thành cảm ơn trƣờng Đại học Quốc tế - Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn
thành đề tài này.
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu này, em đã đƣợc sự giúp đỡ, hƣớng
dẫn từ nhiều thầy cô giáo trong khoa Quản trị kinh doanh và trong trƣờng. Em
đặc biệt chân thành cảm ơn đến Cô TS. Nguyễn Hồng Anh đã tận tình chỉ dạy,
giúp đỡ và giải đáp những thắc mắc của em trong quá trình thực hiện nghiên
cứu này.
Em xin chân thành cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà trƣờng và các em học
sinh tại các trƣờng THPT Võ Minh Đức, THPT An Mỹ, THPT Bình Phú,

THPT Nguyễn Đình Chiểu tại Thành phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dƣơng đã
tạo điều kiện giúp đỡ và hỗ trợ cho em trong quá trình thực hiện khảo sát tại
trƣờng.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp tại cơ quan Sở Giáo
dục và Đào tạo Bình Dƣơng đã hỗ trợ em trong suốt quá trình thực hiện
nghiên cứu này.
Mặc dù có nhiều cố gắng, nhƣng luận văn không tránh khỏi những thiếu
sót, rất mong đƣợc sự chỉ dẫn, đóng góp của quý thầy cô và các bạn để luận
văn đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


Tuyên bố về vấn đề đạo văn
Tôi tuyên bố rằng, ngoài các tài liệu tham khảo đƣợc thừa nhận, luận
văn này không sử dụng ngôn ngữ, ý tƣởng hay tài liệu gốc khác từ bất cứ ai.
Tôi đảm bảo rằng luận văn này trƣớc đây chƣa đƣợc nộp cho bất kỳ chƣơng
trình hay tổ chức giáo dục và nghiên cứu khác. Tôi hoàn toàn hiểu rằng bất kỳ
phần nào trong luận văn này mâu thuẫn với tuyên bố trên sẽ dẫn đến việc bị từ
chối công nhận kết quả bởi chƣơng trình Thạc sĩ Quản lý công tại Đại học
Quốc tế - Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh.


Xác nhận bản quyền
Bản luận văn này đƣợc cung cấp với điều kiện là bất cứ ai tham vấn đều
phải công nhận bản quyền thuộc về tác giả và không đƣợc phép trích dẫn hay
lấy thông tin có nguồn gốc từ luận văn này để xuất bản mà không có sự đồng ý
trƣớc của tác giả.
© Nguyễn Thị Hồng Tƣơi/MPMIU14015/2014-2017



Mục lục chung
Danh mục các từ viết tắt .................................................................................. I
Mục lục các bảng ........................................................................................... II
Mục lục các biểu đồ ...................................................................................... III
Tóm tắt......................................................................................................... IV
CHƢƠNG MỘT - TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ................................................1
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................1
1.1 Vai trò của Giáo dục và Đào tạo .........................................................1
1.2 Tổng quan về giáo dục trung học phổ thông của thành phố Thủ Dầu
Một tỉnh Bình Dƣơng................................................................................1
1.3 Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................2
2 MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ..............................................4
2.1 Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................4
2.2 Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................5
2.3 Mô hình nghiên cứu ............................................................................5
3 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ...................................................................5
3.1 Khách thể nghiên cứu .........................................................................5
3.2 Đối tƣợng nghiên cứu .........................................................................5
4 PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU ...............................................5
5 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁCH THỨC CHỌN MẪU .........5
5.1 Phƣơng pháp nghiên cứu.....................................................................5
5.2 Cách thức chọn mẫu............................................................................6
6 KẾT CẤU ĐỀ TÀI ...................................................................................6
CHƢƠNG HAI - CƠ SỞ LÝ LUẬN ...............................................................7
1 KHẢO SÁT CÁC TÀI LIỆU LIÊN QUAN ..............................................7
2 CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY .........................................................7
3 CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................................. 11
3.1 Những mô hình xác định các yếu tố tác động đến KQHT .................. 11
3.1.1 Mô hình ứng dụng của Bratti và Staffolani ..................................... 11
3.1.2 Mô hình ứng dụng của Checchi &ctg ............................................. 11

3.1.3 Mô hình ứng dụng của Dickie ........................................................ 12


3.2 Một số lý thuyết và giả thuyết ........................................................... 12
CHƢƠNG BA - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................... 20
1 QUY TRÌNH THỰC HIỆN .................................................................... 20
2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU...................................................................... 20
2.1 Xây dựng mô hình nghiên cứu .......................................................... 20
2.2 Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................... 21
2.3 Thiết kế bảng câu hỏi ........................................................................ 22
3 PHƢƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU ................................................ 22
3.1 Thu thập dữ liệu định tính ................................................................. 22
3.2 Thu thập dữ liệu định lƣợng .............................................................. 22
4 PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ĐỊNH LƢỢNG .............................. 30
4.1 Phƣơng pháp thống kê mô tả ............................................................. 30
4.2 Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha............................................ 30
4.3 Phƣơng pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) .............................. 30
4.4 Phƣơng pháp phân tích hồi quy ......................................................... 31
4.5 Phƣơng pháp phân tích phƣơng sai ANOVA..................................... 31
CHƢƠNG BỐN - PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................... 33
1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ GIÁO DỤC BÌNH DƢƠNG NĂM HỌC
2015-2016 .................................................................................................. 33
1.1. Mạng lƣới cơ sở giáo dục và đào tạo ................................................ 33
1.2 Quy mô học sinh, sinh viên, trẻ ......................................................... 33
1.3 Đội ngũ công chức, viên chức ........................................................... 34
1.4 Kết quả giáo dục trung học phổ thông ............................................... 34
1.5 Mục tiêu, kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020
............................................................................................................... 34
2 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU SƠ CẤP ............................................................ 36
2.1 Phân tích thống kê mô tả ................................................................... 36

2.2 Kiểm định độ tin cậy và giá trị của thang đo ..................................... 41
2.3 Phân tích sự tƣơng quan .................................................................... 51
2.4 Phân tích hồi quy .............................................................................. 52
2.5 Phân tích phƣơng sai ANOVA .......................................................... 58


CHƢƠNG NĂM - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................... 71
1 KẾT LUẬN ............................................................................................ 71
2 KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP ................................................................. 72
2.1 Kiến nghị .......................................................................................... 72
2.2 Giải pháp .......................................................................................... 72
3 HẠN CHẾ VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ........................... 76
3.1 Hạn chế ............................................................................................. 76
3.2 Hƣớng nghiên cứu tiếp theo .............................................................. 76
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 77
PHỤ LỤC 1: PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ....................................... 77
Phụ lục 1.1: Thống kê tầng suất (Frequency) .......................................... 77
Phụ lục 1.2: Descriptive .......................................................................... 78
PHỤ LỤC 2: KIỂM TRA ĐỘ TIN CẬY CRONBACH’S ALPHA ............ 81
Phụ lục 2.1: Kết quả học tập ................................................................... 81
Phụ lục 2.2: Kiên định học tập ................................................................ 82
Phụ lục 2.3: Động cơ học tập .................................................................. 82
Phụ lục 2.4: Phƣơng pháp học tập ........................................................... 83
Phụ lục 2.5: Năng lực giáo viên .............................................................. 84
Phụ lục 2.6: Cơ sở vật chất ..................................................................... 84
Phụ lục 2.7: Hoạt động ngoại khóa ......................................................... 85
PHỤ LỤC 3: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA......................... 86
Phụ lục 3.1: Chạy lần 1 sau khi bỏ biến PPHT5, HĐNK1 ở bƣớc kiểm
định Cronbach’s Alpha ........................................................................... 86
Phụ lục 3.2: Chạy lần 2 sau khi loại bỏ thêm biến NLGV10 ................... 89

Phụ lục 3.3: Chạy lần 3 sau khi loại bỏ biến NLGV11 ............................ 92
PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ CHẠY HỒI QUY ............................................... 95
Phụ lục 4.1: Descriptive .......................................................................... 95
Phụ lục 4.2: Correlations......................................................................... 96
Phụ lục 4.3: Model Summary.................................................................. 97
Phụ lục 4.4: ANOVA .............................................................................. 97


Phụ lục 4.5: Coefficientsa ....................................................................... 97
Phụ lục 4.6: Sự tƣơng quan giữa các biến ............................................... 98
PHỤ LỤC 5: PHIẾU KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KẾT
QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THPT ................................................ 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 106
A. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT ............................................. 106
B.TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH .............................................. 106
C. CÁC TRANG WEB ............................................................................ 107


Danh mục các từ viết tắt
Viết tắt

STT

Giải thích

1

KQHT

Kết quả học tập


2

THPT

Trung học phổ thông

3

THCS

Trung học cơ sở

4

GV

Giáo viên

5

HS

Học sinh

6

HĐNK

Hoạt động ngoại khóa


7

Kiên định học tập

8

KĐHT
ĐCHT

9

PPHT

Phƣơng pháp học tập

10

NLGV

Năng lực giáo viên

11

CSVC

Cơ sở vật chất

12


GDĐT

Giáo dục và Đào tạo

13

GDMN

Giáo dục Mầm non

14

CBQL

Cán bộ quản lý

15

CNH

Công nghiệp hóa

16

HĐH

Hiện đại hóa

17


XHH

Xã hội hóa

Động cơ học tập

I


Mục lục các bảng
Bảng 1.1
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 4.1
Bảng 4.2
Bảng 4.3
Bảng 4.4
Bảng 4.5
Bảng 4.6
Bảng 4.7
Bảng 4.8
Bảng 4.9
Bảng 4.10
Bảng 4.11
Bảng 4.12
Bảng 4.13
Bảng 4.14
Bảng 4.15
Bảng 4.16
Bảng 4.17

Bảng 4.18
Bảng 4.19
Bảng 4.20
Bảng 4.21
Bảng 4.22
Bảng 4.23
Bảng 4.24
Bảng 4.25
Bảng 4.26

Tóm tắt một số kết quả về các nghiên cứu trƣớc đây
Bảng tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu
Bảng tổng hợp các thang đo đã đƣợc mã hóa
Bảng thống kê số lƣợng học sinh đƣợc khảo sát
Bảng thống kê mô tả của tất cả các biến quan sát
Kết quả tính toán hệ số Cronbach’s Alpha của các nhân tố
đo lƣờng KQHT của học sinh trung học phổ thông
Kết quả tính toán hệ số Cronbach’s Alpha của Kết quả học
tập
Kết quả tính toán hệ số Cronbach’s Alpha của Kiên định
học tập
Kết quả tính toán hệ số Cronbach’s Alpha của Động cơ
học tập
Kết quả tính toán hệ số Cronbach’s Alpha của Phƣơng
pháp học tập
Kết quả tính toán hệ số Cronbach’s Alpha của Năng lực
giáo viên
Kết quả tính toán hệ số Cronbach’s Alpha của Cơ sở vật
chất
Kết quả tính toán hệ số Cronbach’s Alpha của Hoạt động

ngoại khóa
Bảng tổng hợp kết quả kiểm định KMO Bartlet’s Test và
phƣơng sai trích
Kết quả tƣơng quan giữa các biến
Kết quả sự tƣơng quan giữa các biến theo mô hình hồi quy
Kết quả phân tích hồi quy
Kết quả kiểm định F
Kết quả kiểm định Pearson’s mối tƣơng quan giữa biến
phụ thuộc và biến độc lập
Kết quả phân tích hồi quy đa biến
Sự khác biệt về kết quả học tập theo điểm trung bình
Sự khác biệt về kết quả học tập theo giới tính
Sự khác biệt về kết quả học tập theo khối lớp học
Kiểm định ANOVA- Điểm trung bình
Kết luận kiểm định ANOVA- Điểm trung bình
Kiểm định ANOVA- Giới tính
Kết luận kiểm định ANOVA- Giới tính
Kiểm định ANOVA- Khối lớp học
Kết luận kiểm định ANOVA- Khối lớp học

II


Mục lục các biểu đồ
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 4.1
Biểu đồ 4.1
Biểu đồ 4.2
Biểu đồ 4.3

Biểu đồ 4.4
Biểu đồ 4.5
Biểu đồ 4.6

Sơ đồ quy trình thực hiện
Mô hình nghiên cứu của đề tài
Mô hình nghiên cứu tổng quát
Số học sinh theo từng khối lớp
Số học sinh theo giới tính
Số học sinh theo Điểm trung bình
Trị trung bình giữa các biến quan sát
Biểu đồ P – P plot của hồi quy phần dƣ chuẩn hóa
Biểu đồ tần số của phần dƣ chuẩn

III


Tóm tắt
Nghiên cứu này thực hiện nhằm mục tiêu là xác định sự ảnh hƣởng của
các yếu tố đến kết quả học tập của học sinh trung học phổ thông của thành phố
Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng. Nghiên cứu chỉ ra các vấn đề quan trọng
trong công tác phát triển giáo dục tại tỉnh Bình Dƣơng và cho thấy thực trạng
của giáo dục và đào tạo hiện nay. Nghiên cứu này đƣợc thực hiện dựa vào
490 phiếu khảo sát trực tiếp học sinh trung học phổ thông tại 4 trƣờng trung
học phổ thông của thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng. Kết quả khảo
sát cho thấy 5 yếu tố có tác động làm ảnh hƣởng đến kết quả học tập của học
sinh nhƣ là năng lực giáo viên, phƣơng pháp học tập của học sinh, cơ sở vật
chất của nhà trƣờng, động cơ học tập của học sinh và tính kiên định trong học
tập của học sinh .Bên cạnh đó cũng cho thấy những học sinh có động cơ học
tập và phƣơng pháp học tập tốt sẽ thu nhận đƣợc kết quả học tập tốt hơn

những học sinh khác. Qua bài nghiên cứu sẽ giúp cho nhà quản lý giáo dục
của tỉnh Bình Dƣơng có cái nhìn tổng quan về thực trạng giáo dục và đào tạo
của tỉnh để từ đó đề xuất những giải pháp phát triển sao cho phù hợp về đối
tƣợng, thời gian, không gian,...Ngoài ra kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mức
độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến kết quả học tập của học sinh nhƣ yếu tố năng
lực giáo viên là yếu tố quan trọng và cốt lõi ảnh hƣởng rất nhiều đến kết quả
học tập của học sinh và yếu tố tham gia hoạt động ngoại khóa của học sinh
chƣa có sự ảnh hƣởng đến kết quả học tập của học sinh. Bên cạnh đó cho thấy
có sự khác nhau về kết quả học tập giữa những học sinh có phƣơng pháp học
tập và động cơ học tập khác nhau. Thông qua các mô hình lý thuyết và các
nghiên cứu liên quan, đề tài đã xây dựng mô hình lý thuyết tổng quan hết các
vấn đề có liên quan đến KDHT của học sinh. Do đó, dữ liệu nghiên cứu này sẽ
góp phần bổ sung vào định hƣớng phát triển giáo dục và ứng dụng quản lý tại
các cơ sở giáo dục của thành phố Thủ Dầu Một nói riêng và của tỉnh Bình
Dƣơng nói chung.

IV


CHƢƠNG MỘT - TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Vai trò của Giáo dục và Đào tạo
Giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng và là nhân tố thúc đẩy nền
kinh tế phát triển. Không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các nƣớc trên thế giới,
các chính phủ đều xem giáo dục là quốc sách hàng đầu. Do đó giáo dục và đào
tạo có tầm quan trọng đến chiến lƣợc phát triển của đất nƣớc nhƣ: tạo điều
kiện tiên quyết góp phần phát triển kinh tế, góp phần ổn định kinh tế- chính
trị- xã hội và nó còn góp phần nâng cao chỉ số phát triển con ngƣời trong đất
nƣớc.
Trong những thập kỷ qua, giáo dục Việt Nam bên cạnh có những thành

quả đáng ghi nhận, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực; Giáo dục Việt
Nam hiện nay cũng còn có những yếu kém, bất cập chậm đƣợc khắc phục và
chất lƣợng giáo dục còn thấp còn chạy theo hình thức, số lƣợng mà chƣa quan
tâm nhiều đến chất lƣợng. Trong quá trình toàn cầu hóa, quốc tế hóa, hội nhập
với các nƣớc tiên tiến trên thế giới đòi hỏi Việt Nam cần phải khắc phục đƣợc
những yếu kém đang có: hệ thống giáo dục không hợp lý, thiếu đồng bộ, chƣa
liên thông, mất cân đối và giáo dục bên cạnh dạy “chữ” thì cần phải dạy
“ngƣời”.
Tại Đại hội Đảng lần thứ XI, Đảng cũng đã đề ra Nghị quyết 29-NQ/TW
về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, ngày 13/6/2012 thủ tƣớng
chính phủ đã ban hành Quyết định số 711/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lƣợc
phát triển giáo dục 2011-2020”, trong chiến lƣợc cũng nêu rõ “Tiếp tục đổi
mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của
người học…”.
Hiến pháp Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1980 đến nay
đều cho rằng sự nghiệp giáo dục là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát
triển đất nƣớc và phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân
trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài. Nhà nƣớc ƣu tiên đầu tƣ và
thu hút các nguồn đầu tƣ khác cho giáo dục; chăm lo giáo dục mầm non; bảo
đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nƣớc không thu học phí; từng bƣớc
phổ cập giáo dục trung học; phát triển giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp;
thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lý. Bên cạnh đó Nhà nƣớc ƣu tiên
phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và
vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; ƣu tiên sử dụng, phát
triển nhân tài; tạo điều kiện để ngƣời khuyết tật và ngƣời nghèo đƣợc học văn
hoá và học nghề.”
1.2 Tổng quan về giáo dục trung học phổ thông của thành phố Thủ
Dầu Một tỉnh Bình Dƣơng
Tỉnh Bình Dƣơng là một trong những tỉnh có có vị trí địa lý liền kề với

thành phố Hồ Chí Minh, là nơi tập trung các khu công nghiệp với mật độ dân
1


cƣ đông đúc và mật độ dân cƣ, số học sinh trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng hàng
năm tăng nhanh. Kinh tế phát triển đã góp phần đƣa Bình Dƣơng cùng với
thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành một khu vực
hạt nhân kinh tế trọng điểm lớn nhất cả nƣớc. Bình Dƣơng với diện tích tự
nhiên 2.694.43km2 (chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nƣớc, khoảng 12%
diện tích miền Đông Nam Bộ). Thành phố Thủ Dầu Một là thành phố trực
thuộc tỉnh Bình Dƣơng trong 9 đơn vị hành chính của tỉnh và là trung tâm kinh
tế - chính trị - văn hóa. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trƣởng kinh tế
luôn ở mức cao, GDP tăng bình quân khoảng 14,5%/năm. Cơ cấu kinh tế
chuyển biến tích cực, công nghiệp, dịch vụ tăng trƣởng nhanh và chiếm tỷ
trọng cao.
Về Giáo dục và Đào tạo, năm học 2015-2016 Bình Dƣơng hiện có 34
trƣờng THPT (trong đó có 06 trƣờng ngoài công lập) với 23.738 học sinh/28
trƣờng THPT công lập và riêng tại thành phố Thủ Dầu Một có 5 trƣờng THPT
công lập với 5.182 học sinh (THPT Chuyên Hùng Vƣơng: 696 học sinh –
100% học sinh tốt nghiệp THPT; THPT Võ Minh Đức: 1.259 - học sinh
97.25% học sinh tốt nghiệp THPT; THPT An Mỹ: 988 học sinh – 98.45% học
sinh tốt nghiệp THPT; THPT Bình Phú: 1.243 học sinh – 93.95% học sinh tốt
nghiệp THPT; THPT Nguyễn Đình Chiểu: 996 học sinh – 87.37% học sinh tốt
nghiệp THPT), tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT những năm gần đây đạt trên
90%. Bình Dƣơng có ban hành các chính sách nhằm nâng cao chất lƣợng đội
ngũ công chức, viên chức của tỉnh và trong đó Giáo viên tại các trƣờng học
cũng thuộc các đối tƣợng đƣợc tỉnh hỗ trợ về kinh phí học tập, tạo điều kiện về
thời gian để tự nâng cao trình độ chuyên môn. Tuy nhiên các chính sách đã
ban hành vẫn chƣa thu hút, kích thích giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn
cũng nhƣ giáo viên sẽ chuyên tâm và nhiệt tình giảng dạy trên lớp. Số liệu về

trình độ giáo viên trên chuẩn của toàn tỉnh hiện nay chỉ đạt 197/1477 đạt
13.3%; riêng tại thành phố Thủ Dầu Một, số lƣợng giáo viên đạt trình độ trên
chuẩn nhƣ sau: THPT Chuyên Hùng Vƣơng: 52/79 đạt tỷ lệ 65.8%; THPT Võ
Minh Đức: 8/80 đạt tỷ lệ 10%; THPT An Mỹ: 10/63 đạt tỷ lệ 15.9%; THPT
Bình Phú: 7/82 đạt tỷ lệ 8.5%; THPT Nguyễn Đình Chiểu: 4/55 đạt tỷ lệ 7.2%.
1.3 Tính cấp thiết của đề tài
Chất lƣợng giáo dục và đào tạo của học sinh đƣợc phản ảnh thông qua
kết quả học tập của học sinh và đánh giá kết quả học tập đƣợc thể hiện thông
qua khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức trong quá trình học tập. Cấp học
trung học phổ thông đƣợc xem là cấp học thuộc giai đoạn định hƣớng nghề
nghiệp cho ngƣời học, do đó cấp học này là cấp học quan trọng và ảnh hƣởng
sâu sắc đến sự phát triển của giáo dục và đào tạo nói riêng và sự phát triển của
đất nƣớc nói chung. Trƣớc yêu cầu hội nhập càng đến gần, việc nâng cao chất
lƣợng giáo dục cũng nhƣ nâng cao kết quả học tập của học sinh nói chung và
học sinh trung học phổ thông nói riêng góp phần không nhỏ trong công cuộc
cách mạng cải cách giáo dục hiện nay nhằm nâng cao chất lƣợng của nền giáo
dục Việt Nam trong thời đại mới. Thông qua việc đánh giá kết quả học tập của
học sinh sẽ giúp nhà quản lý giáo dục nhận định thực trạng; định hƣớng điều
chỉnh phƣơng pháp học tập của học sinh; định hƣớng điều chỉnh hoạt động
2


giảng dạy của giáo viên và định hƣớng điều chỉnh một số yếu tố khác nhƣ
chƣơng trình giảng dạy, nâng cao hay cải thiện môi trƣờng học tập và giảng
dạy cho học sinh và giáo viên.
Nhiều nghiên cứu trƣớc đây cho thấy có nhiều yếu tố có ảnh hƣởng đến
kết quả học tập của ngƣời học nhƣ nghiên cứu của Muhamad Daniyal &ctg
(2011), Noemi Mangaoang-Boado (2013), S. Valli Jayanthi &ctg (2014),
Olive Joy F.Andaya (2016) và các nghiên cứu của Việt Nam nhƣ nghiên cứu
của Nguyễn Công Toàn &ctg (2002), Nguyễn Thị Mai Trang & ctg (2008),

Trần Lan Anh (2009), Võ Thị Tâm (2010). Các nghiên cứu cho thấy có mối
liên quan giữa kết quả học tập của ngƣời học và các yếu tố xung quanh ngƣời
học nhƣ môi trƣờng sinh sống, môi trƣờng giáo dục, giáo viên, sự hỗ trợ của
gia đình, sự nỗ lực và tâm lý học tập của bản thân ngƣời học và các hoạt động,
phong trào diễn ra trong trƣờng học.
Hàng năm ngân sách của tỉnh Bình Dƣơng chi cho hoạt động giáo dục
chiếm khoảng 20% tổng chi và bằng 70% tổng chi sự nghiệp văn hóa – xã hội
và tỉnh Bình Dƣơng luôn dành sự quan tâm đầu tƣ đặc biệt cho lĩnh vực giáo
dục và đào tạo. Bình Dƣơng là một trong những tỉnh không phải cấp vốn
chƣơng trình mục tiêu quốc gia về kiên cố hóa trƣờng lớp, trong những năm
qua tỉnh quan tâm và đầu tƣ cơ sở vật chất cho các trƣờng học nhƣ mua sắm
trang thiết bị cho các phòng chức năng, bảng tƣơng tác, ... nhằm tạo môi
trƣờng học tập hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin, phƣơng pháp dạy học
tích cực giúp học sinh chủ động, sáng tạo trong học tập hay nghiên cứu.
Bên cạnh những chính sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính
hay của Chính phủ về hỗ trợ giáo viên đứng lớp thì tỉnh Bình Dƣơng cũng đã
ban hành nhiều chính sách hỗ trợ lƣơng, nhà trọ cho giáo viên giảng dạy tại
các trƣờng chuyên biệt hay các trƣờng vùng khó khăn của tỉnh và cũng đề ra
nhiều chính sách hỗ trợ giáo viên tự nâng cao trình độ, đƣợc cử đi bồi dƣỡng
chuyên môn tại các nƣớc có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới nhƣ cho đi
tham gia học tập tại các nƣớc nhƣ Úc, Singapore,...
Bình Dƣơng hiện nay chƣa có nghiên cứu nào nghiên cứu về các yếu tố
có tác động trực tiếp đến kết quả học tập của học sinh THPT và thành phố Thủ
Dầu Một là một trong chín huyện, thị, thành phố của tỉnh Bình Dƣơng, và là
một huyện có đặc điểm kinh tế, xã hội tiêu biểu cho tỉnh Bình Dƣơng nhƣ về
kinh tế phát triển tƣơng đối ổn định, tình hình xã hội không có nhiều biến
động về mật độ dân cƣ, tốc độ tăng dân số cơ học do đó học sinh học trên địa
bàn Thủ Dầu Một tƣơng đối ổn định và có đủ các thành phần học sinh trong
đó nhƣ là: học sinh thƣờng trú, học sinh bán trú và học sinh có năng lực học
tập từ học lực giỏi nhất đến thấp nhất. Không nhƣ những huyện khác có số

lƣợng học sinh biến động nhiều nhƣ Dĩ An, Thuận An do dân nhập cƣ tại các
Khu công nghiệp tăng đột biến hằng năm và cũng nhƣ huyện Phú Giáo hay
Dầu Tiếng thì học sinh phần lớn là học sinh thƣờng trú và số lƣợng học sinh
không có biến động nhiều, số lƣợng học sinh học trên lớp tƣơng đối thấp. Do
đó Thủ Dầu Một đƣợc xem là một huyện tiêu biểu thể hiện đầy đủ những đặc
điểm về kinh tế và xã hội của tỉnh Bình Dƣơng.

3


Để chất lƣợng giáo dục đƣợc phát triển thì vai trò của ngƣời học và
ngƣời thầy đóng vai trò rất quan trọng. Phát huy tính tự giác, năng động, sáng
tạo của tập thể thầy và trò, là công tác giáo dục nói chung và đào tạo nói riêng.
Việc tìm ra các yếu tố tác động đến kết quả học tập của học sinh cũng nhƣ tìm
hiểu các yếu tố có tác động đến chất lƣợng giáo dục, do đó nghiên cứu về các
yếu tố tác động đến kết quả học tập học sinh trung học có ý nghĩa to lớn và sâu
sắc trong mục tiêu đổi mới và phát triển giáo dục hiện nay của nƣớc ta.
Tuy nhiên với sự đầu tƣ cơ sở hạ tầng cho giáo dục và đào tạo và các
chính sách đề ra trong quản lý giáo dục của tình cùng với sự ƣu ái trong phân
bổ ngân sách để đầu tƣ cho giáo dục thì tốc độ phát triển giáo dục của Bình
Dƣơng hiện nay đã phát triển xứng tầm chƣa hay những chính sách đề ra đã
hợp lý và đủ tạo động lực chƣa và cùng với những lý do trên cho thấy việc tìm
ra các yếu tố nào thật sự có tác động đến kết quả học tập của học sinh trên địa
bàn Thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dƣơng là góp phần cho các nhà quản
lý giáo dục thấy đƣợc bức tranh nhìn tổng quan về giáo dục của toàn tỉnh Bình
Dƣơng đang nhƣ thế nào trong sự nghiệp phát triển giáo dục. Do đó kết quả
của đề tài này là rất cần thiết và quan trọng trong sự nghiệp phát triển giáo dục
của Bình Dƣơng nói riêng hay sự nghiệp phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội
nói chung, nghiên cứu này còn giúp cho giáo dục THPT tại Bình Dƣơng nhận
ra rằng nên đầu tƣ phát triển đối tƣợng nào hay phát triển vấn đề gì để chất

lƣợng giáo dục đƣợc phát triển xứng tầm với các nƣớc hội nhập. Bản thân tôi
là một công chức trong ngành giáo dục của tỉnh Bình Dƣơng, do đó rất mong
muốn thông qua đề tài này có thể từ đó cho thấy mức độ tác động của những
yếu tố này đến kết quả học tập của học sinh trung học phổ thông của Bình
Dƣơng nhƣ thế nào để từ đó các nhà quản lý giáo dục tại Bình Dƣơng sẽ có
những đề xuất hay đƣa ra giải pháp áp dụng cụ thể để nâng cao kết quả học tập
của học sinh của thành phố Thủ Dầu Một nói riêng hay của toàn tỉnh Bình
Dƣơng nói chung.
2 MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm ra những yếu tố tác động trực tiếp
đến kết quả học tập của học sinh THPT tại Thành phố Thủ Dầu Một, Tỉnh
Bình Dƣơng vì đây là một huyện có đầy đủ các đối tƣợng học sinh theo học
(Học sinh địa phƣơng, học sinh ngoài tỉnh, học sinh gần trung tâm và học sinh
xa trung tâm). Kết quả học tập của học sinh chịu ảnh hƣởng từ nhiều yếu tố
nhƣ yếu tố bẩm sinh bên trong em đó thông minh và các yếu tố bên ngoài khác
có ảnh hƣởng đến kết quả học tập của học sinh nhƣ: chất lƣợng giáo viên
giảng dạy, môi trƣờng xung quanh trƣờng lớp, phƣơng pháp học tập của học
sinh, tính kiên định trong học tập, động cơ học tập và hoạt động ngoại khóa
trong nhà trƣờng của học sinh. Nghiên cứu này không xét đến yếu tố bẩm sinh
của học sinh và chỉ nghiên cứu về các yếu tố bên ngoài có tác động đến kết
quả học tập của học sinh. Qua đó cho thấy những yếu tố có ảnh hƣởng nhƣ thế
nào đến kết quả học tập của học sinh THPT tỉnh Bình Dƣơng. Biến độc lập là

4


các yếu tố bên ngoài tác động đến kết quả học tập của học sinh, biến phụ thuộc
là kết quả học tập của học sinh.
2.2 Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu của đề tài, đề tài chủ yếu trả lời cho
những câu hỏi sau:
- Các yếu tố (kiên định học tập, động cơ học tập, phƣơng pháp học tập,
năng lực giáo viên, cơ sở vật chất của nhà trƣờng, hoạt động ngoại khóa) có
tác động nhƣ thế nào đến KQHT của học sinh?
- Có sự khác biệt giữa các yếu tố tác động đến KQHT và Điểm trung
bình, giới tính, khối lớp học không?
2.3 Mô hình nghiên cứu

Trong đó:
Y đƣợc giải thích bởi các biến X quyết định khả năng đạt đƣợc KQHT.
ut là các yếu tố khác không có trong mô hình nghiên cứu
3 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
3.1 Khách thể nghiên cứu
490 học sinh THPT các lớp 10, 11 và 12 tại 04 trƣờng THPT của thành
phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng.
3.2 Đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu các yếu tố: Kiên định học tập, động cơ học tập, phƣơng pháp
học tập, cơ sở vật chất của nhà trƣờng, chất lƣợng giáo viên, hoạt động ngoại
khóa của học sinh và kết quả học tập của học sinh THPT đang học tại 04
trƣờng THPT (THPT Võ Minh Đức, THPT An Mỹ, THPT Bình Phú, THPT
Nguyễn Đình Chiểu).
4 PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
4.1 Phạm vi nghiên cứu: Học sinh THPT 04 trƣờng THPT thành phố
Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dƣơng (THPT Võ Minh Đức, THPT An Mỹ, THPT
Bình Phú, THPT Nguyễn Đình Chiểu).
4.2 Giới hạn nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài chỉ là học
sinh THPT cho nên kết quả sẽ có giá trị đối với giáo viên và cán bộ quản lý
trƣờng THPT.
5 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁCH THỨC CHỌN MẪU

5.1 Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài áp dụng phƣơng pháp định tính và phƣơng pháp định lƣợng và
thông qua hai bƣớc là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.

5


5.1.1 Phương pháp nghiên cứu định tính: Là thông qua đọc sách và tài
liệu có sẵn.
5.1.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu đƣợc tiến hành
thông qua phỏng vấn, phát bảng hỏi khảo sát đã đƣợc soạn sẵn với kích thƣớc
mẫu 490 học sinh THPT (học sinh lớp 10,11,12) để đánh giá thang đo cũng
nhƣ kiểm chứng lại mô hình lý thuyết và các giả thuyết trong mô hình.
5.1.3 Nghiên cứu sơ bộ: Thực hiện bằng phƣơng pháp định lƣợng thông
qua phỏng vấn sâu 04 học sinh THPT và 03 giáo viên THPT, kết hợp phát
bảng hỏi khảo sát thăm dò đến 39 học sinh THPT để điều chỉnh cách dùng
thuật ngữ trong thang đo.
5.1.4 Nghiên cứu chính thức: Thực hiện bằng phƣơng pháp nghiên cứu
định lƣợng.
Phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này là thống kê
mô tả, so sánh và phân tích hồi quy bằng phần mềm SPSS 20.
Thang đo đƣợc kiểm định trƣớc tiên bằng phƣơng pháp phân tích các
nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) và hệ số tin cậy
Combach Alpha.
5.2 Cách thức chọn mẫu
Luận văn thực hiện phƣơng pháp chọn mẫu không ngẫu nhiên, là các
trƣờng THPT thuộc thành phố Thủ Dầu Một. Bởi vì đặc điểm 04 trƣờng
THPT tại thành phố Thủ Dầu Một có những đặc điểm tƣơng đồng với các
trƣờng khác trong tỉnh Bình Dƣơng nhƣ là: Có học sinh thuộc dân địa phƣơng,
dân nhập cƣ, gần trung tâm hay xa trung tâm.

Tại mỗi đơn vị khảo sát chọn mỗi trƣờng 02 lớp /01 khối và mỗi lớp phát
ngẫu nhiên 25 phiếu khảo sát. Trên mỗi khối chủ đích chọn ra những lớp mà
có số lƣợng học sinh khá giỏi cao để nhằm tìm ra các yếu tố tích cực có tác
động đến kết quả học tập của học sinh THPT.
6 KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Đề tài đƣợc bố cục thành 5 chƣơng
Chƣơng 1: Tổng quan về đề tài
Chƣơng 2: Cơ sở lý luận
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 4: Phân tích kết quả nghiên cứu
Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị

6


CHƢƠNG HAI - CƠ SỞ LÝ LUẬN
1 KHẢO SÁT CÁC TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Các yếu tố tác động đến KQHT là một nghiên cứu trên diện rộng và trên
nhiều lĩnh vực khác nhau sẽ có sự tƣơng quan khác nhau, nhƣ theo tài liệu của
tác giả Evans(1999) nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến KQHT của sinh
viên thì trong đó có 5 nhóm yếu tố tác động đến KQHT của sinh viên: (1) đặc
trƣng nhân khẩu sinh viên, (2) đặc trƣng tâm lý sinh viên, (3) KQHT trƣớc
đây, (4) yếu tố xã hội, (5) yếu tố tổ chức.
Trong đó đặc trƣng nhân khẩu của sinh viên là nói về các yếu tố nhƣ:
tuổi, giới tính, ngôn ngữ, nền tảng văn hóa, loại trƣờng, tình trạng kinh tế xã
hội, tình trạng giáo dục xã hội và nơi cƣ trú. Các yếu tố này có mối tƣơng
quan đến KQHT tƣơng đối ổn định, chỉ trừ giới tính và tuổi tuy là cũng có ảnh
hƣởng đến KQHT.
Đặc trƣng tâm lý sinh viên là nghiên cứu về các yếu tố nhƣ: sự chuẩn bị
cho việc học, chiến lƣợc học tập, cam kết mục tiêu. Đây là yếu tố quan trọng ,

có tác động nhiều và có mối tƣơng quan cùng chiều với KQHT.
Nghiên cứu về các yếu tố tác động là nghiên cứu rộng và đa dạng, do đó
khi nghiên cứu về các yếu tố tác động đến KQHT thƣờng sẽ tập trung nghiên
cứu vào một hay một vài nhóm yếu tố nói trên. Trong đề tài này các yếu tố,
các biến đƣợc chọn tƣơng ứng với phạm vi, đối tƣợng và mục đích nghiên cứu
của đề tài. Do tài liệu tổng quan đây là sự tổng hợp tóm tắt các yếu tố tác động
đến KQHT, do đó cần xem xét kỹ hơn các nghiên cứu trƣớc đây để thấy rõ các
yếu tố này có mối liên hệ nhƣ thế nào đến đề tài.
2 CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY
Có nhiều nghiên cứu trong nƣớc và trên thế giới nghiên cứu về các nhân
tố, các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên đại học hay học sinh
trung học để cho thấy rằng có sự khác biệt giữa sự tác động của các yếu tố
thuộc đối tƣợng nghiên cứu khác nhau đến KQHT. Các nhóm đối tƣợng
nghiên cứu có thể phân loại dựa trên các đặc điểm về giới tính, sắc tộc, chủng
tộc, thu nhập gia đình, nơi cƣ trú, điểm xếp hạng. Theo một cuộc khảo sát của
Carmara và Schmidt (1999) tại Mỹ về “Sự khác biệt nhóm trong bài trắc
nghiệm chuẩn và sự phân tầng xã hội” cho thấy KQHT có sự khác nhau giữa
ngƣời Mỹ lai Phi, Mỹ lai châu Á, Mỹ la tinh và Mỹ da trắng và nghiên cứu của
tác giả S. Valli Jayanthi &ctg (2014) cũng cho thấy sự ảnh hƣởng khác nhau
đến KQHT giữa những đối tƣợng khảo sát khác nhau về giới tính, quốc tịch.
Nghiên cứu của tác giả Stinebrickner &ctg (2001), nghiên cứu tại Đại học
Berea với 2312 số quan sát cho thấy những sinh viên nữ và những sinh viên
da đen có điểm trung bình thấp hơn những sinh viên khác. Ngƣợc lại những
sinh viên mà gia đình có thu nhập cao và có điểm thi tiếng Anh ATC cao sẽ có
điểm trung bình cao hơn.
Ngoài ra nghiên cứu của Muhamad Daniyal &ctg (2011) và nghiên cứu
S. Valli Jayanthi &ctg (2014) cho thấy sự tham gia vào các hoạt động ngoại
khóa của sinh viên có tác động tích cực đến KQHT của sinh viên đó. Các
7



nghiên cứu cho thấy sự khác biệt về KQHT đối với nhóm giới tính
(Stinebrickner &ctg (2001) và Muhamad Daniyal &ctg , 2011), nhóm nơi cƣ
trú (Checchi &ctg,2000), nhóm có KQHT trƣớc đây (Checchi &ctg,2000) và
nghiên cứu khác của tác giả (Olive Joy F.Andaya (2016) và Muhamad Daniyal
&ctg (2011) ) cho thấy KQHT khác nhau giữa các nhóm đối tƣợng khảo sát có
sự khác nhau về các yếu tố ngƣời dạy. Yếu tố đánh giá, yếu tố cá nhân học
sinh và các yếu tố quản lý lớp cũng có tác động đến KQHT của sinh viên nhƣ
tại nghiên cứu của Olive Joy F.Andaya (2016).
Bên cạnh đó có một số nghiên cứu tại Việt Nam cũng cho thấy một số
kết quả tƣơng tự, nhƣ là: Nghiên cứu của Le Van Chon (2000) cho thấy rằng
sinh viên nông thôn bị bất lợi hơn so với sinh viên thành phố và dƣờng nhƣ có
KQHT sinh viên nông thôn thấp hơn sinh viên thành phố. Nghiên cứu của
Nguyễn Công Toàn &ctg (2002) và nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Trang &
ctg (2008) cho thấy KQHT chịu sự tác động cùng chiều bởi yếu tố nhƣ tài liệu
giảng viên cung cấp hay năng lực giáo viên, ngoài ra cho thấy sự khác biệt về
KQHT giữa các đối tƣợng có thời gian để tự học khác nhau, nghiên cứu của
Nguyễn Thị Mai Trang & ctg (2008) cho thấy sự ảnh hƣởng của động cơ học
tập và năng lực của giảng viên ảnh hƣởng tích cực đến KQHT của sinh viên,
nghiên cứu của Võ Thị Tâm (2010) cho thấy sự ảnh hƣởng của phƣơng pháp
học tâp, kiên định trong học tập và ấn tƣợng trƣờng học có ảnh hƣởng cùng
chiều đến KQHT của sinh viên, và một vài nghiên cứu khác của Trần Lan Anh
(2009), Trần Quốc Anh (2015) cũng cho thấy sự ảnh hƣởng bởi các yếu tố
khác nhƣ mục đích học tập, sự tiếp tục lựa chọn ngành học, tính cách mạnh
dạng, ngành học, trình độ ngoại ngữ, kết quả trúng tuyển đến thành tích
KQHT của sinh viên đó.
Các nghiên cứu về các yếu tố tác động đến KQHT của sinh viên hay học
sinh đã đƣợc các nhà nghiên cứu trong nƣớc và các nhà nghiên cứu trên thế
giới quan tâm và đặc biệt là các nƣớc phát triển, ví dụ nhƣ là tại một trƣờng
Đại học Berea đã thực hiện 3 nghiên cứu về: mối quan hệ giữa thu nhập gia

đình và KQHT có mối tƣơng quan thuận, mối quan hệ tƣơng quan nghịch giữa
số giờ làm thêm trong tuần và KQHT và một nghiên cứu khác nghiên cứu về
thu nhập gia đình của bạn cùng phòng phái nữ lên điểm bình quân.
Qua đó ta thấy sự quan trọng của vấn đề nghiên cứu các yếu tố tác động
đến KQHT của sinh viên, hay của học sinh trung học. Tuy nhiên các nghiên
cứu về vấn đề này tại Việt Nam và tại cấp học trung học phổ thông chƣa có
nhiều nghiên cứu đƣợc thực hiện.
Bảng 1.1: Tóm tắt một số kết quả của các nghiên cứu trƣớc đây
Biến phụ Biến độc lập và dấu hiệu
Số liệu
Nghiên cứu
thuộc
ảnh hƣởng
- Giới tính
- Số quan sát:
- Tuổi
23.924
Điểm
- Nơi cƣ trú
1. Checchi
05
trƣờng
đại
trung
bình
- KQHT ở trung học
&ctg (2000)
học Ý
- Loại trƣờng học trung
học

8


2. Stinebrickne
r &ctg (2001)

3. Muhamad
Daniyal
&ctg
(2011)

4. Noemi
MangaoangBoado (2013)

5. S.
Jayanthi
(2014)

6. Olive
F.Andaya
(2016)

Valli
&ctg

Joy

7. Nguyễn
Công
Toàn

&ctg (2002)
8. Nguyễn Thị

- Thu nhập của gia đình
- Công việc chính của gia
đình
- Nữ (-)
- Số quan sát:
- Da đen (-)
Điểm
2312
- Điểm thi tiếng Anh
trung bình
- Đại học Berea
ATC (+)
- Thu nhập gia đình (+)
- Thu nhập gia đình (+);
- Học vấn của cha (+) ;
- Học vấn của mẹ (+);
- Số quan sát: 640
- Động lực của cha mẹ
- Đại học Islamia Kết quả (+);
của Bahawalpur học tập
- Sự tham gia vào các
(Pakistan)
hoạt động ngoại khóa (+);
- Giáo viên (+);
- Tầm quan trọng của
môn học (+);
- Số quan sát: 33

- Sinh viên năm 4
(2011-2012) tại
Phòng thí nghiệm
- Điểm trung bình (GPA)
Kết quả
Don
Mariano
môn Toán (+);
học tập
Marcos Memorial
- Thói quen học tập (+);
môn Vật
State University
- Điểm trung bình môn

Mid La Union
tiếng Anh (+).
Campus
(DMMMSUMLUC)
- Giới tính (+);
- Quốc tịch (+);
- Số quan sát: 144
Kết quả - Sự tham gia hoạt động
- Đại
học

học tập
ngoại khóa (+);
Singapore
- Theo đuổi học vấn cao

hơn (+).
- Các yếu tố đánh giá (+);
- Số quan sát: 26
- Yếu tố giảng dạy (+);
- Sinh viên bản Kết quả
- Yếu tố cá nhân (+);
địa Đại học North học tập
- Các yếu tố quản lý lớp
Luzon, Philippine
học (+).
- Số giờ tự học (+);
- Số quan sát: 120
- Tài liệu giảng viên cung
- Đại học Cần Kết quả
cấp (+);
Thơ ngành Phát học tập
- Giới tính (Nam)(-);
triển Nông thôn
- Số buổi nghỉ học (-).
- Số quan sát: Kiến thức - Động cơ học tập (+) với
9


Mai Trang & 1.278
thu nhận Kiến thức thu nhận;
ctg (2008)
- Một số trƣờng và động - Năng lực giảng viên (+)
đại học khối cơ học tập với Động cơ học tập và
ngành Kinh tế tại
Kiến thức thu nhận.

Tp. Hồ Chí Minh
- Mục đích học đại học
(+);
- Tiếp tục lựa chọn ngành
học (+);
- Tính cách (mạnh dạng)
(+);
- Số quan sát: 480 Tính tích
9. Trần
Lan - Đại học Quốc cực học - Điểm trung bình của
học kỳ gần nhất (+);
Anh (2009)
gia Hà Nội
tập
- Vị trí ngồi trong lớp (-);
- Số năm học Đại học (-);
- Phƣơng pháp giảng dạy
của giảng viên (Số môn
giáo viên cung cấp tài
liệu) (+)
- Phƣơng pháp học tập
(+);
- Số quan sát: 962
10. Võ Thị Tâm - Đại học Kinh tế Kết quả - Tính kiên định học tập
học tập
(+);
(2010)
Tp. Hồ Chí Minh
- Ấn tƣợng trƣờng học
(+).

- Các yếu tố khách quan
tác động mạnh đến
KQHT: Năm học, ngành
học, chu cấp kinh tế gia
đình;
- Số quan sát: 660
- Các yếu tố chủ quan có
Kết quả
Khoa
Khoa
học
ảnh hƣởng đến KQHT:
11. Trần Quốc
học tập
tự nhiên trƣờng
Điểm trúng tuyển đầu
Anh (2015)
(KQHT)
ĐH Cần Thơ
vào, việc tự học ngoài
giờ, trình độ ngoại ngữ,
việc yêu thích ngành học
và việc tham gia các hoạt
động trong quá trình học
tập.
Qua các kết quả các nghiên cứu cho thấy các nghiên cứu về các yếu tố
ảnh hƣởng đến KQHT đƣợc thực hiện nhiều trên các nƣớc phát triển. Qua các
nghiên cứu cho thấy sự khác nhau về điều kiện dạy và học, tập quán sinh sông
, đặc trƣng văn hóa,... giữa các nƣớc trên thế giới, do đó sự tác động lên
KQHT cũng sẽ khác nhau. Vì thế không thể áp dụng các kết quả nghiên cứu

của các nƣớc phát triển lên các nƣớc đang phát triển. Sự tƣơng quan giữa các
yếu tố thuộc cá nhân học sinh, sinh viên; và các yếu tố bên ngoài bản thân học
10


hinh, sin viên: Giáo viên, các hoạt động trong nhà trƣờng và môi trƣờng học
tập xung quanh lên kết quả học tập của học sinh, sinh viên sẽ không đồng nhất
về mức độ tác động.
3 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
3.1 Những mô hình xác định các yếu tố tác động đến KQHT
Xét chung tổng thể thì có ba nhóm yếu tố tác động đến KQHT của học
sinh đó là: Nhóm yếu tố liên quan đến cá nhân học sinh, nhóm yếu tố liên
quan đến gia đình của học sinh và nhóm yếu tố liên quan đến nhà trƣờng. Mặc
dù các nghiên cứu tập trung nghiên cứu về các yếu tố tác động đến KQHT của
học sinh hoặc sinh viên, nhƣng mỗi nghiên cứu sẽ có những mục tiêu nghiên
cứu và phƣơng pháp nghiên cứu riêng. Một số các mô hình nghiên cứu về các
yếu tố tác động đến KQHT của học sinh, sinh viên trên thế giới đã đƣợc ứng
dụng xin đƣợc giới thiệu dƣới đây:
3.1.1 Mô hình ứng dụng của Bratti và Staffolani
Mô hình Bratti và Staffolani (2002), trích từ luận văn của Võ Thị Tâm
(2010) cho thấy KQHT của sinh viên chủ yếu đƣợc xác định bởi thái độ học
tập của sinh viên, vì việc sinh viên bố trí thời gian cho việc học tùy thuộc tất
cả vào quyết định của sinh viên đó. Họ có thể đƣa ra quyết định thời gian dành
cho việc học trên lớp hay ở nhà một cách tối ƣu nhất. Vì thế cho nên KQHT
của sinh viên phụ thuộc rất nhiều vào thái độ học tập của họ.
Đặt Gi là KQHT của sinh viên, chịu sự tác động bởi thời gian dành cho
việc tự học (si), thời gian học ở lớp (ai) và năng lực của sinh viên đó (ei).
Gi= G(si,ai) ei
Mô hình này đã đƣa ra mối liên hệ giữa các yếu tố liên quan đến cá nhân
ngƣời học (thời gian dành cho việc học ở lớp ai và tự học si, năng lực của bản

thân ngƣời học ei) với KQHT. Qua đó cho thấy KQHT của sinh viên đó phụ
thuộc vào chính bản thân sinh viên đó đã dành thời gian cho việc học nhƣ thế
nào và năng lực của sinh viên đó. Phƣơng pháp này cho thấy giáo dục vừa là
sự tiêu dùng vừa là sự đầu tƣ tốt. Vì trong lúc dành thời gian cho giáo dục
cũng là lúc sinh viên đó tự đầu tƣ cho nguồn vốn tri thức của bản thân mình.
Mô hình này cho thấy đặc điểm của ngƣời học đóng vai trò chính yếu và
là yếu tố duy nhất có mối liên hệ trực tiếp đến KQHT của sinh viên đó. Đây là
mô hình nhấn mạnh yếu tố tự học của ngƣời học, và hạn chế của mô hình này
là xem nhẹ các yếu tố bên ngoài vì nó cũng có ảnh hƣởng đến KQHT của
ngƣời học.
3.1.2 Mô hình ứng dụng của Checchi &ctg
Mô hình ứng dụng của Checchi et al, trích từ luận văn của Võ Thị Tâm
(2010) đƣợc xác định bởi Checchi &ctg (2000) nhằm để dự đoán về mối liên
hệ giữa đầu tƣ cho giáo dục của cha mẹ với KQHT của con cái. Đặc điểm cơ
bản của mô hình này là cha mẹ phải dành một phần thu nhập gia đình để đầu
tƣ vào việc học hành của con cái. Nếu việc đầu tƣ cho việc học của con cái

11


tăng lên, cũng có nghĩa là tiêu dùng của cha mẹ giảm đi nhƣng sẽ làm cho thu
nhập tƣơng lai của con cái có thể sẽ tăng lên.
P= P(A,E,S,Yf)
Từ phƣơng trình trên cho ta thấy rằng điều kiện kinh tế gia đình mà tiêu
biểu là thu nhập gia đình (Yf), số tiền đầu tƣ cho giáo dục con cái (S) và đặc
điểm về sự thông minh của ngƣời học (A), mức độ cố gắng của ngƣời học (E)
tác động tích cực đến KQHT của ngƣời học. Ứng dụng mô hình này vào trong
trƣờng hợp là học sinh trung học thì cho dù học sinh hoàn toàn chủ động và có
ý thức trong việc học của mình thì nguồn lực kinh tế gia đình vẫn có ảnh
hƣởng mạnh lên KQHT của ngƣời học.

3.1.3 Mô hình ứng dụng của Dickie
Nghiên cứu của Dickie (1999), trích từ luận văn của Võ Thị Tâm (2010)
đã đƣa ra mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến KQHT nhƣ sau:
A*= A* (F,S,K,α)
Trong đó, (F) là đại diện cho đặc trƣng gia đình, (S) là đại diện cho
nguồn lực của nhà trƣờng và (K) là đặc điểm của ngƣời học, (α) là năng lực cá
nhân của ngƣời học, đây là các yếu tố tác động đến KQHT của ngƣời học. Qua
đó cho thấy KQHT của ngƣời học chịu sự tác động hỗ tƣơng của ba nhóm yếu
tố đại diện là gia đình, nhà trƣờng và ngƣời học. Cho thấy đây là mô hình này
thông dụng trong việc xác định các yếu tố tác động đến KQHT của ngƣời học
vì nó đề cập đến ba nhóm yếu tố nhà trƣờng – gia đình – ngƣời học.
Trong ba mô hình nghiên cứu đƣợc giới thiệu ở trên có phạm vi nghiên
cứu khác nhau. Mô hình Bratti và Staffolani, tác giả đề cao ảnh hƣởng của đặc
điểm ngƣời học. Mô hình Checchi et al, tác giả cho thấy rằng sự ảnh hƣởng
đến KQHT của ngƣời học bao gồm cả hai yếu tố đặc điểm của ngƣời học và
đặc trƣng gia đình. Cuối cùng là mô hình Dickie nghiên cứu sự ảnh hƣởng của
ba yếu tố tác động đến KQHT của ngƣời học là nhà trƣờng, gia đình và ngƣời
học.
3.2 Một số lý thuyết và giả thuyết
3.2.1 KQHT của học sinh
KQHT là kiến thức, kỹ năng thu nhận của ngƣời học và cũng là mục tiêu
quan trọng nhất của các cơ sở giáo dục nói chung hay các trƣờng THPT nói
riêng. Ngƣời học nào cũng kỳ vọng sẽ thu nhận đƣợc nhiều kiến thức hữu ích
cho quá trình phát triển tri thức của bản thân. Sau đây là một số hiểu biết về
KQHT:
Theo tác giả Hoàng Đức Nhuận và Lê Đức Phúc có đƣa ra hai cách hiểu
về Kết quả học tập trong thực tế cũng nhƣ trong khoa học đƣợc trích trong
cuốn “Cơ sở lý luận của việc đánh giá chất lƣợng học tập của học sinh phổ
thông”, (1). KQHT là mức độ thành tích mà một chủ thể học tập đã đạt, đƣợc
xem xét trong mối quan hệ với công sức, thời gian đã bỏ ra, với mục tiêu xác

định.=> KQHT đƣợc hiểu theo quan niệm là mức thực hiện tiêu chí. (2).

12


×