Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tổ chức công tác kế toán tại công ty vinatrans hà nội.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.66 KB, 24 trang )

Báo cáo thực tập Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội
LỜI MỞ ĐẦU
Trên thế giới hiện nay xu hướng tự do hóa thương mại đang phát triển
mạnh mẽ, thúc đẩy thương mại hàng hóa phát triển. Việt Nam cũng không nằm
ngoài xu thế đó, đang từng bước mở cửa để hội nhập. Năm 2006, Việt Nam gia
nhập WTO và thực hiện lộ trình mở cửa hội nhập trên mọi mặt của nền kinh tế.
Điều này làm cho hoạt động ngoại thương phát triển sôi động, nhu cầu xuất
nhập khẩu tăng cao kéo theo đó nhu cầu sử dụng các dịch vụ giao nhận, vận tải
cũng tăng theo, và loại hình này đã tạo ra một nguồn thu tương đối lớn cho nền
kinh tế đất nước. Trong những năm qua, Vinatrans luôn là đơn vị dẫn đầu của
ngành giao nhận Việt Nam về tất cả các mặt của hoạt động kinh doanh như: thị
trường, uy tín, lợi nhuận, bề dày hoạt động, và các về các sản phẩm dịch vụ phong
phong phú đa dạng. Hơn thế, công ty còn được nhà nước trao tặng huy chương
đơn vị anh hùng lao động thời kì đổi mới, đây cũng là lý do em chọn công ty
Vinatrans HàNội để thực tập. Em hy vọng có thế gắn kết các kiến thức em học
được ở nhà trường với thực tiễn và tăng cường hiểu biết của em về ngành giao
nhận Việt Nam.
Mặc dù thời gian thực tập có hạn nhưng nhờ sự giúp đỡ tận tình của anh,
chị cán bộ công nhân viên Công ty, đặc biệt là Phòng Tài chính kế toán đã giúp
em hiểu được công tác kế toán trong thực tế, vận dụng lý thuyết vào thực tế
doanh nghiệp. Tuy nhiên với kinh nghiệm thực tế hầu như chưa có nên bài viết
của em không thể tránh khỏi sai sót. Vì vậy, em rất mong được sự chỉ bảo và
góp ý của các thầy, cô giáo để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn, và có
kinh nghiệm để hoàn thành tốt bài Luận văn sau này.
Em xin chân thành cảm ơn các anh, chị cán bộ Công ty Vinatrans Hà Nội và
cô giáo Ths. Đỗ Thị Phương đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong quá trình
thực tập.
Đào Thị Hồng Thắm Lớp Kế toán 11-23
1
Báo cáo thực tập Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội
CHƯƠNG 1


GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN
TẢI NGOẠI THƯƠNG VINATRANS HÀ NỘI
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Vận Tải Ngoại Thương Vinatrans Hà Nội
Vinatrans Hà Nội trước đó là chi nhánh của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại
Thương Tp.Hồ Chí Minh, được thành lập vào tháng 6/1996 với tên gọi
Vinatrans Hà Nội.
Năm 2003, chi nhánh Vinatrans HàNội tiến hành cổ phần hoá theo quyết
định 1685/2002/QĐ/BTM ngày 30/12/2002 của Bộ Thương mại và chuyển
thành “Công ty cổ phần giao nhận vận tải Ngoại Thương”, tên tiếng anh là “The
Foreign Trade Forwarding And Transportation Joint Stock Company”. Tên giao
dịch là Vinatrans Hà Nội theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
0103002086 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 07
tháng 04 năm 2003, thay đổi lần 6 ngày 03 tháng 09 năm 2008.
- Địa chỉ trụ sở chính : Số 2 Bích Câu- Quốc Tử Giám- Đống Đa- Hà Nội
- Website: : www.vinatranhn.com
- Vốn điều lệ: 54.720.000.000 đồng
Trải qua hơn 5 năm hoạt động, môi trường hoạt động của Công ty ngày
càng cạnh tranh gay gắt cả về dịch vụ và nhân sự bởi số lượng các đơn vị cùng
ngành nghề trên địa bàn tăng nhanh. Với lợi thế xuất phát từ một đơn vị kinh
doanh của công ty Giao nhận kho vận ngoại thương Thành phố Hồ Chí Minh,
một công ty lớn trong lĩnh vực giao nhận vận tải, Vinatrans Hà Nội được thừa
hưởng những thuận lợi về cơ sở ban đầu như: tổ chức, nhân sự và cơ sở vật chất
cũng như kinh nghiệm nghiệp vụ và mạng lưới khách hàng. Tập thể Công ty đã
định hướng và tiếp tục kiên trì định hướng phát triển đa dạng dịch vụ, xây dựng
và phát triển hệ thống đại lý mới trên toàn cầu với nhiều biện pháp cụ thể đồng
bộ nên đã hoàn thành toàn diện vượt mức các chỉ tiêu chủ yếu của những năm
vừa qua.
Trong các loại hình dịch vụ của công ty, dịch vụ vận tải hàng không
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu của Công ty (55,06% năm 2008).

Tại khu vực phía Bắc, Vinatrans Hà Nội là đơn vị đại lý vận tải đường không có
lượng hàng xuất hàng năm lớn nhất. Về Dịch vụ giao nhận vận tải đường biển,
trong nhiều năm liền, Vinatrans Hà Nội được đánh giá là 1 trong 5 doanh nghiệp
hàng đầu của ngành. Đặc biệt, dịch vụ thu gom hàng lẻ đóng container chung
chủ đi các cảng trên thế giới, Vinatrans Hà Nội luôn duy trì, phát triển và dẫn
đầu thị trường miền Bắc. Đối với Dịch vụ đại lý tàu, hiện tại, Công ty làm đại lý
cho hai hãng tàu lớn là Hãng tàu container RCL Singapore từ năm 1993 và Hãng
tàu Richmer của Đức. Đây là hai hãng tàu có quy mô lớn và uy tín trên thị
trường quốc tế, góp phần làm tăng uy tín của Vinatrans Hà Nội và đem lại
nguồn cầu dịch vụ ổn định và tiềm năng cho Công ty.
Cùng với các đơn vị liên doanh liên kết là Vinafreight, Vinalink,
Vinatrans Đà Nẵng, Vinatrans Hà Nội đã tạo nên tập đoàn Vinatrans Group lớn
mạnh nhất hiện nay về giao nhận với mạng lưới phủ khắp cả nước
Đào Thị Hồng Thắm Lớp Kế toán 11-23
2
Báo cáo thực tập Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội
1.2 . Chức năng, lĩnh vực kinh doanh và nhiệm vụ chính của công ty
* Chức năng:
Là một trong những đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực giao nhận vận tải ngoại
thương, Công ty đang ngày một khẳng định uy tín và đáp ứng được nhu cầu của
khách hàng trong nước và quốc tế với các chức năng vận chuyển giao nhận vận
tải, kinh doanh,tư vấn, môi giới cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt
động trên lĩnh vực xuất nhập khẩu, vận chuyển và giao nhận hàng hóa.
* Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu:
- Kinh doanh các dịch vụ giao nhận vận tải hàng xuất nhập khẩu, bốc xếp,
giao nhận, vận chuyển hàng siêu trường, hàng quá khổ, quá tải theo đa phương thức;
- Đại lý giao nhận cho các hãng giao nhận và vận tải nước ngoài;
- Môi giới thuê và cho thuê tàu cho các chủ hàng và chủ tàu trong và
ngoài nước thuê;
- Kinh doanh vận tải hàng hoá nội địa và quá cảnh;

- Kinh doanh cho thuê văn phòng làm việc, kho bãi theo quy định đúng
pháp luật;
- Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp và nhận uỷ thác xuất nhập khẩu.
- Dịch vụ thương mại và dịch vụ có liên quan tới giao nhận vận chuyển
hàng hoá xuất nhập khẩu;
- Tổ chức hội chợ triển lãm, hội nghị, hội thảo, trưng bày, giới thiệu sản
phẩm hàng hoá;
- Môi giới hàng hải, Ðại lý tàu biển.
* Nhiệm vụ chính
Cùng với các chức năng, lĩnh vực kinh doanh chủ yếu trên, công ty
Vinatrans Hà Nội còn có các nhiệm vụ chính sau đây:
- Thông qua các liên doanh, liên kết, trong và ngoài nước để thực hiện
việc giao nhận, chuyên chở hàng hóa bằng các phương tiện tiên tiến,
hợp lý, an toàn trên các tuyến vận tải.
- Đảm bảo việc an toàn và bổ sung vốn trên cơ sở tự tạo nguồn vốn, bảo
đảm tự chủ về tài chính, sử dụng hợp lý, theo đúng chế độ, sử dụng có
hiệu quả các nguồn vốn, làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách với nhà nước.
- Nghiên cứu nhu cầu thị trường, mở rộng hoạt động sang các loại hình
kinh doanh mới như cung cấp dịch vụ đường sắt với Trung Quốc, giao
nhận phân phối, đại lý hàng quá cảnh đi nước thứ ba...
- Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong hoạt động của
tất cả các bộ phận phòng ban, liên tục đầu tư nâng cấp phần mềm quản
lý nhằm tối đa hoá hiệu quả hoạt động kinh doanh và quản lý.
- Tuyển dụng, bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ nhân viên có năng lực thực sự.
- Giữ vững và phát triển các mảng dịch vụ chính hiện có.
- Tổ chức quản lý, chỉ đạo hoạt động kinh doanh của các đơn vị trực
thuộc theo cơ chế hiện hành nhằm phát huy cao nhất hiệu quả kinh
doanh của công ty.
1.3. Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (Phụ lục B -01)
- Qua bảng số liệu tại Phụ lục II - A cho thấy quy mô của doanh nghiệp

tăng lên qua các năm, cụ thể: Tổng tài sản của doanh nghiệp năm 2008
Đào Thị Hồng Thắm Lớp Kế toán 11-23
3
Báo cáo thực tập Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội
tăng lên so với năm 2007 là 14.893 tỷ đồng tương ứng tăng 10.59%,
năm 2009 tăng lên 21.766 tỷ đồng tương ứng với 14% so với năm 2007.
- Do Công ty hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải hàng hoá nên
khoản mục tài sản ngắn hạn của Công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng tài sản, cụ thể: năm 2007 là 79%, năm 2008 là 81%, năm 2009 là
79%.
- Với đặc thù hoạt động kinh doanh là chịu nhiều ảnh hưởng của những
biến động về giá cả dịch vụ đầu vào và từ các nhà cung cấp dịch vụ vận
tải trong và ngoài nước. Mặt khác, sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu
trong năm 2008, 2009 đã gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển
của công ty. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của mình hoạt động kinh doanh
công ty vẫn có hiệu quả mặc dù doanh thu năm 2009 của công ty đã
giảm 30.404 tỷ đồng tương ứng giảm 9.37% so với năm 2008, nhưng lợi
nhuận sau thuế năm 2009 của công ty vẫn đạt tới 20.624 tỷ đồng.
- Công ty hoạt động trong một ngành nghề rất có triển vọng, đặc biệt tại
Việt Nam. Với đường bờ biển dài gần 2000 km cùng với thị trường xuất
khẩu cho các doanh nghiệp trong nước ngày càng mở rộng khiến cho
các dịch vụ hàng hải, kho bãi ngày càng tiềm năng. Việc công ty tập
trung làm đối tác với các hãng hàng không và các hảng tàu biển lớn trên
thế giới mang tầm nhìn chiến lược cho sự phát triển của mình. Theo đó,
công ty tiếp tục đẩy mạnh các mảng hoạt động truyền thống và thế mạnh
của mình như giao nhận hàng hoá, xuất nhập khẩu qua đường biển và
hàng không.
1.4. Quy trình kinh doanh, quy trình cung cấp dịch vụ
Là một đơn vị chủ yếu chỉ kinh doanh chứ không sản xuất, Công ty
Vinatrans Hà Nội cung cấp các sản phẩm dịch vụ như:

- Dịch vụ giao nhận vận tải bằng đường biển cung cấp các gói dịch vụ:
+ Hàng nguyên Container: Dựa trên những hợp đồng dài hạn với những
hãng tàu khác nhau như: RCL, Rickmer…
+ Hàng lẻ: Những lô hàng không đủ xếp nguyên một Container, công ty
sẽ có các tuyến gom hàng từ các cảng chính của Việt Nam đi nước ngoài và
ngược lại.
+ Dịch vụ cửa đến cửa (Door to door): Là một dịch vụ hoàn hảo từ cửa
đến cửa một cách an toàn và nhanh chóng với các thiết bị hiện đại.
- Dịch vụ giao nhận vận tải đường không: Giao nhận các mặt hàng đa
dạng (giày dép, hoa quả, may mặc…), vận chuyển kết hợp đường biển và đường
hàng không, Dịch vụ chuyển phát nhanh, Đại lý bán cước cho nhiều hãng hàng
không trên thế giới tại Việt Nam.
- Dịch vụ tổ chức triển lãm: Công ty hỗ trợ khách hàng thực hiện tổ chức
triển lãm trong phạm vi ở Việt Nam, đảm bảo đầy đủ các quy đinh pháp luật .
- Dịch vụ kho bãi: Với mạng lưới kho bãi trên các khu vực cảng lớn trên
cả nước cũng như tại các sân bay, Vinatrans Hà nội sẵn sàng đáp ứng mọi yêu
cầu của khách hàng liên quan đến kho bãi. Hàng hóa đảm bảo được cất giữ với
chất lượng đạt tiêu chuẩn yêu cầu.
Ví dụ về quy trình cung cấp dịch vụ giao nhận và dịch vụ đại lý hãng
Đào Thị Hồng Thắm Lớp Kế toán 11-23
4
Báo cáo thực tập Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội
tàu vận chuyển (Phụ lục A-01)
- Khi nhận được yêu cầu cung cấp dịch vụ từ khách hàng, nhân viên bán
hàng sẽ tiến hành xem xét yêu cầu này, cùng bàn bạc với khách hàng để thoả
thuận việc cung ứng dịch vụ.
- Tiến hành kí hợp đồng giữa Công ty và khách hàng.
- Triển khai thực hiện các hợp đồng.
- Cung cấp cho khách hàng các chứng từ liên quan đến việc vận chuyển
các lô hàng xuất nhập khẩu.

- Xử lý, cập nhật, chỉnh sửa các chứng từ này theo yêu cầu của khách hang.
- Cung cấp cho khách hàng các loại hình sản phẩm, dịch vụ giao nhận nội
địa khác nhau.
- Thực hiện các dịch vụ hỗ trợ cho việc khai thuế xuất nhập khẩu hàng
hoá do khách hàng yêu cầu.
- Khai thuế xuất nhập khẩu uỷ thác.
- Kiểm kiện lại hangh hoá khi đến nơi/cập cảng.
1.5. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý
kinh doanh
1.5.1 Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty (Phụ lục A- 02)
Tại Miền bắc, Vinatrans Hà Nội cơ cấu được chia thành các bộ phận sau:
- Ban Giám Đốc: Gồm Tổng Giám Đốc và hai Phó Giám Đốc, Kế Toán
Trưởng. Đứng đầu là Tổng Giám đốc, là người điều hành công việc kinh doanh hàng
ngày của công ty. Mỗi Phó Giám Đốc được phân công phụ trách một hoặc một số
lĩnh vực công tác được giao. Khi Tổng Giám Đốc vắng mặt thì Phó Giám Đốc thứ
nhất là người thay mặt Tổng Giám Đốc điều hành mọi hoạt động của công ty.
- Phòng Tài chính kế toán: Quản lý các vấn đề tài chính, kế toán trong
công ty; Tổ chức, thực hiện và tính toán hiệu quả kinh tế cho các phương án
kinh doanh của công ty; Tham mưu cho Ban Giám Đốc trong công tác quản lý
hành chính công ty; Quản lý con dấu, giấy tờ, công văn, sổ sách hành chính.
- Phòng hành chính nhân sự: Tuyển dụng nhân viên và kí hợp đồng tuyển
dụng; Hoạch định nguồn nhân lực, thực hiện các chế độ liên quan tới người lao
động; Quản lý các tài sản của công ty và phục vụ một số mặt hậu cần cho sản
xuất kinh doanh.
- Phòng quản trị thông tin: Quản trị cơ sở vật chất, thiết bị công nghệ
thông tin; Đảm bảo và chịu trách nhiệm về cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin cho
toàn bộ công ty.
- Phòng quản trị chất lượng: Xây dựng hệ thống thực hiện, kiểm tra quy
trình cho mỗi sản phẩm dịch vụ; Kiểm tra, giám sát việc thực hiện đơn hàng.
- Phòng giao nhận đường biển: Gửi hàng lẻ từ Việt Nam đi mọi nơi trên

thế giới. Nhập Container, triển lãm ở Việt Nam và các nước lân cận.
- Phòng giao nhận hàng không: Giao nhận với đa dạng các loai mặt hàng
hoá, chuyển phát nhanh, đại lý bán cước và vận chuyển với các hãng hàng
không lớn trên thế giới.
- Phòng đại lý tàu biển: Cung cấp dịch vụ đại lý hàng hải trọn gói đối với
tàu Container định tuyến.
- Phòng đại lý hải quan giao nhận (Logistics): Vận chuyển và giao nhận,
Đào Thị Hồng Thắm Lớp Kế toán 11-23
5
Báo cáo thực tập Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội
lắp đặt máy móc và cung cấp các dịch vụ khai quan xuất nhập khẩu.
- Các dịch vụ hỗ trợ: Giao Door/door, dịch vụ House/Office remove…
Ngoài ra, Công ty có 2 chi nhánh ở Miền bắc là: Công ty giao nhận ngoại
thương –Chi nhánh Quảng Ninh và Chi nhánh Hải Phòng và một công ty con
(Công ty TNHH giao nhận vận tải Hà Thành).
1.5.2 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty (Phụ lục A- 02)
- Đại hội đồng cổ đông: Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là
cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần.
- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh
công ty để quyết định và thực hiện các nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm
quyền của Đại hội đồng cổ đông
- Ban Kiểm Soát: Thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Tổng Giám Đốc
trong việc quản lý và điều hành công ty, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ
đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao
- Ban Giám đốc: Tổng Giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh
hàng ngày của công ty, chịu giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm
trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm
vụ được giao.Tổng Giám Đốc được bổ nhiệm các Phó Tổng Giám Đốc.
Đào Thị Hồng Thắm Lớp Kế toán 11-23
6

Báo cáo thực tập Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội
CHƯƠNG 2
TÌNH HÌNH THỰC TẾ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG
TY VINATRANS HÀ NỘI
2.1Hình thức tổ chức công tác kế toán và tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
2.1.1 Hình thức tổ chức công tác kế toán
Bộ máy kế toán của công ty Vinatrans Hà Nội là một công ty cổ phần
hoạt động có quy mô, có tổ chức địa bàn hoạt động theo hình thức tập trung tại
một địa điểm. Xuất phát từ đặc điểm đó, nên công ty tổ chức bộ máy kế toán
theo hình thức kế toán tập trung. Theo hình thức này, toàn bộ công việc hạch
toán kế toán được thực hiện tập trung tại phòng Kế toán của công ty. Phòng này
có nhiệm vụ theo dõi, tổng hợp toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh,
quản lý vốn, lập báo cáo kế toán….
2.1.2 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Hiện tại, phòng Tài chính kế toán của công ty có 20 nhân viên, trình độ
chuyên môn cử nhân kinh tế trở lên.
Trong số các phòng, ban chức năng thuộc bộ máy quản lý công ty, phòng
Tài chính kế toán có một vị trí trung tâm quan trọng nhất, nó đảm bảo về mặt tài
chính, giám sát toàn bộ quá trình kinh doanh và tính toán xác định kết quả kinh
doanh, tham mưu cho Chủ tịch HĐQT và Giám đốc về mọi mặt của quá trình
kinh doanh.
- Trưởng phòng Tài chính kế toán: Là người trực tiếp chỉ đạo mọi vấn
đề công tác chính của công ty, kí các văn bản có liên quan đến hoạt
động kinh doanh của công ty và các chi nhánh. Chịu trách nhiệm trước
Ban lãnh đạo và công ty về toàn bộ hoạt động tài chính.
- Kế toán tổng hợp: Tham mưu cho Kế toán trưởng về hoạt động của
phòng cũng như phụ trách chuyên môn, kiểm tra số liệu các, tập hợp
các nhật kí, bảng kê của kế toán viên để lập báo cáo quyết toán toàn
công ty.
- Kế toán hàng hoá: Có nhiệm vụ tổng hợp các số liệu, tình hình giao

nhận, vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu. Quản lý tình hình xuất,
nhập thiết bị, máy móc.
- Kế toán chi tiền lương và các khoản trích theo lương: Có nhiệm vụ
thanh toán lương, BHXH, và phụ cấp cho CBCNVC theo quy định kế
toán, xây dựng bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương.
- Kế toán thuế GTGT và TSCĐ: Theo dõi tình hình biến động TSCĐ,
trích khấu hao TSCĐ, viết hoá đơn bán hàng, thống kê thuế đầu vào,
thuế GTGT đầu ra, tính lãi vốn nước ngoài.
- Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm quản lý tiền mặt của công ty. Lập báo cáo
thu, chi. Theo dõi tài khoản tiền gửi Ngân hàng, thanh toán, tiền gửi
ngoại tệ và tiền vay.
- Tại các chi nhánh Hải Phòng, Quảng Ninh, TP.HCM và công ty con
tại Hà Thành: Định kì gửi toàn bộ chứng từ thu thập, kiểm tra, xử lý về
phòng Kế toán.
 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty (Phụ lục A- 03)
Đào Thị Hồng Thắm Lớp Kế toán 11-23
7
Báo cáo thực tập Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội
2.2 Các chính sách kế toán tại công ty
- Công ty đang áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-
BTC và hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS).
- Kì báo cáo: Lập báo cáo tài chính theo quý và năm.
- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ 01/01 – 31/12.
- Tài khoản sử dụng: Các TK 111, 112, 131, 133, 136, 141, 152, 153,
156, 211, 213, 214, 331, 333, 334, 338, 413, 511, 515, 621, 627, 632,
642, 711, 811, 911.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Là đồng Việt Nam.
Ngoại tệ được quy đổi theo tỉ giá hạch toán.
- Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán
hàng tồn kho.

- Phương pháp khấu hao TSCĐ được tính theo phương pháp đường
thẳng.
- Thuế GTGT được tính theo phương pháp khấu trừ.
- Hình thức sổ kế toán: Nhật kí chung. Được ứng dụng trên phần mềm
kế toán Fast Accouting 2008.
 Hình thức kế toán nhật kí chung (Phụ lục A- 04)
2.3 Phương pháp kế toán một số phần hành kế toán chủ yếu tại Công ty
2.3.1 Kế toán TSCĐ
2.3.1.1 Phân loại TSCĐ
TSCĐ tại công ty gồm TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.
TSCĐ hữu hình tại công ty được chia thành một số loại như sau:
- Nhà cửa, vật kiến trúc
- Máy móc thiết bị
- Thiết bị dụng cụ quản lý
- Phương tiện vận tải, phương tiện truyền dẫn
TSCĐ vô hình bao gồm:
- Quyền sử dụng đất
- Phần mềm máy tính
2.3.1.2 Đánh giá TSCĐ
a. Phương pháp xác định nguyên giá:
Nguyên giá TSCĐ = Giá mua + Chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử -
các khoản giảm trừ
b. Xác định giá trị còn lại của TSCĐ:
Giá trị còn lại = Nguyên giá TSCĐ – Giá trị hao mòn luỹ kế
 Ví dụ:
- Ngày 2/6/2008, công ty đi mua một máy kéo phục vụ cho việc giao nhận vận
tải với giá ghi trên hóa đơn chưa có thuế: 700.000.000VNĐ. Thuế GTGT 10%,
chi phí lắp đặt chạy thử là: 5.000.000VNĐ, phế liệu thu hồi do chạy thử đã
nhập về kho: 1.000.000VNĐ. Kế toán xác định NG TSCĐ ( theo phương pháp
gián tiếp) như sau:

NG = 700.000.000 + 5.000.0000 – 1.000.0000 = 704.000.000VNĐ
2.3.1.3 Kế toán chi tiết TSCĐ:
Đào Thị Hồng Thắm Lớp Kế toán 11-23
8
Báo cáo thực tập Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội
a. Kế toán chi tiết TSCĐ tại nơi bảo quản, sử dụng:
Sau khi hàng hóa mua về sử dụng trở thành tài sản, kế toán lập biên bản
bàn giao tài sản cho nơi sử dụng. Lúc này, bộ phận quản lý và sử dụng bắt đầu
đi vào khai thác và sử dụng tài sản. Định kì, kế toán theo dõi và quản lý về sử
dụng hiện vật của các phòng ban.
b. Kế toán chi tiết TSCĐ tại phòng kế toán:
Phòng kế toán quản lý về mặt giá trị của tài sản, sau khi bàn giao tài sản.
Kế toán lập sổ sách theo dõi, đánh giá tài sản, xác định nguyên giá, giá trị còn
lại của mỗi tài sản. Đồng thời lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, theo
dõi tuổi thọ và tình hình tài sản.
2.3.1.4 Kế toán tổng hợp TSCĐ:
Để hạch toán tình hình hiện có, biến động tăng, giảm của TSCĐ cả về
nguyên giá và giá trị hao mòn, tại công ty kế toán sử dụng các tài khoản sau:
TK 211 – TSCĐ hữu hình
TK 213 – TSCĐ vô hình
 Ví dụ:
Kế toán tăng TSCĐ do mua sắm
Ngày 12/6/2008, Công ty trích tiền từ nguồn vốn kinh doanh mua 2 máy tính
để sử dụng cho bộ phận văn phòng, trị giá là 39.385.000VNĐ (giá chưa bao
gồm thuế), thuế GTGT 10%, công ty đã thanh toán bằng tiền mặt. Kế hoạch
hạch toán nghiệp vụ này như sau: ( Phụ lục B-02)
Nợ TK 211 : 39.385.000
Nợ TK 133(2) : 3.938.500
Có TK 111 : 43.323.500
Kế toán giảm TSCĐ do thanh lý

Ngày 25/7/2008, công ty thanh lý một ô tô NG: 900.000.000VNĐ, giá trị hao
mòn lũy kế là 800.000.000VNĐ, chi phí vận chuyển đã trả bằng tiền mặt (cả
thuế VAT 10%) là: 2.200.000VNĐ. Người mua đã chấp nhận với giá chưa thuế
là: 89.000.000VNĐ. Kế toán hạch toán như sau:
BT 1: Xóa sổ TS khi thanh lý
Nợ TK 214 : 800.000.000
Nợ TK 811 : 100.000.000
Có TK 211 : 900.000.000
BT 2: Phản ánh chi phí thanh lý
Nợ TK 811: 2.000.000
Nợ TK 133: 200.000
Có TK 111: 2.200.000
BT 3: Phản ánh số thu về khi thanh lý
Nợ TK 111 : 97.900.000
Có TK 711 : 89.000.000
Có TK 333(1) : 8.900.000
2.3.2 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
2.3.2.1 Các hình thức trả lương và phương pháp tính lương:
Hiện nay công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian, lương
khoán. Hàng tháng kế toán tiến hành tổng hợp tiền lương phải trả trong kì theo
Đào Thị Hồng Thắm Lớp Kế toán 11-23
9

×