Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tích hình ảnh nhân vật chị dậu trong đoạn trích tức nước vỡ bờ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.77 KB, 3 trang )

Phân tích hình ảnh nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ (trích tiểu
thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố)
Mở bài
Tiểu thuyết Tắt đèn là tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn Ngô Tất Tố và của nền
văn học hiện thực phê phán. Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là đoạn văn tiêu biểu nhất
về hình ảnh khốn cùng và sức mạnh phản kháng của người nông dân trong cảnh
sống ngột ngạt, bế tắc trước cách mạng. Nổi bậc trong đoạn trích là hình ảnh nhân
vật chị Dậu, một điển hình về người phụ nữ nồng dân đương thời. Chị hiền lành,
nhẫn nhịn nhưng không hề nhu nhược, yếu đuôi.

Thân bài
Để cứu chồng đang đau ốm nặng lại bị cùm kẹp ở đình làng, chị phải bán cả đàn
chó mới để và cái Tý, đứa con gái đầu của chị để có đủ tiền nộp đủ suất sưu cho
anh Sửu, người em chồng đã chết từ năm ngoái mà chồng vẫn không được tha.

Vì món nợ ấy mà anh Dậu bị bọn sai nha đánh thừa chết thiếu sống. Lúc chúng đưa
anh về, anh ngất lịm, rũ rượi như một cái xác chết. Vừa mới tỉnh, chưa kịp ăn bát
cháo, bọn tay sai lại đến. Chúng vô cùng dữ tợn, quyết đòi nợ cho bằng được. Tình
thế gia đình chị Dậu lúc ấy thật nguy cấp. Nếu bị trói, bị đánh nữa chắc anh sẽ
chết.

Khi bọn tay sai sầm sập kéo vào, ban đầu chị cố van xin, nài nỉ tha thiết. Bằng tất
cả can đảm và lòng yêu thương chồng con, chị Dậu hết lời cầu khẩn mong gợi chút
từ tâm của bọn chúng nhưng vô hiệu. Chị càng cầu xin, tên cai lệ càng dữ tợn hơn.

Khi tên cai gạt chị ra để xông vào anh Dậu, tức quá không chịu được, chị liều
mạng chống lại bằng lí lẽ. ban đầu, để xoa dịu cơn giận của bọn ác nhân kia, chị
nhúng nhường dùng lời lẽ mềm mỏng van xin, cầu khẩn. Chị gọi chúng bằng ông
cung kính và hạ mình xưng cháu. Thái độ khép nép, sợ sệt



Thế nhưng, chúng không dừng tay. Như bọn dã thú, chúng càng lồng lộn dữ tợn
hơn. Chúng không hề đếm xỉa tới lời của chị, thái độ trừng trợn, quát mắng inh ỏi.
Chị Dậu cố nén lòng, rươm rướm nước mắt tiếp tục van lơn nhưng cũng không thể
khiến chúng động lòng. Tên cai lệ hò hét rồi xong lại phía anh Dậu, quyết bắt trói
anh cho bằng được. Không chịu nổi hành dộng hóng hách của bọn chúng, chị Dậu
cự lại. Trước hết là bằng lí lẽ:

– Chồng tôi đang đau ốm, các ông không được đụng đến.

Thái đọ và lời nói của chị Dậu như đỏ dầu vào lửa. Tên cai lệ trừng trợn rồi ra tay
đánh chị. Vừa căm giận, lại vừa bị đánh, chị vụt đứng lên. Chị xưng “bà” và gọi
chúng là “mày” với thái độ khinh bỉ tột độ:

– Mày đánh chồng bà, bà cho mày xem.

Đó không còn là lời lẽ cầu xin nữa. Đó là sự thách thức của người phụ nữ đã bị ức
hiếp đến cùng cực. Chị nhìn bọn chúng căm phẫn. Thái độ của người đàn bà nghèo
khổ có làm chúng sững sờ nhưng không khiến chúng dừng tay. Chúng đã xông tới
quyết thực hiện cho bằng được cái mà chúng gọi là công lý.

Bằng tất cả sức mạnh của người phụ nữ lục điền, chị Dậu đã đánh cho chúng một
trận nhớ đời. Có thể, chị Dậu không thể thắng được cường quyền nhưng đã giải
cứu được chồng đang trong cơn nguy kịch. Hành động đó thật dũng cảm và cần
thiết.

Hnahf động phản kháng của chị Dậu là sức mạnh của con người nghèo khó bị dồn
ép vào bước đường cùng. Đó là sức mạnh của lòng căm hờn cao độ khi phải chịu


đựng sự ngang tàng, hống hách của lũ ác nhân. Nhưng cội nguồn chính là sức

mạnh phi thường ấy chính là sức mạnh của lòng yêu thương chồng con tha thiết,
quyết bảo vệ gia đình mình đến cùng.

Chị Dậu hiền lành, nhẫn nhục chịu đựng nhưng không nhu nhược hay sợ hãi. Bên
trong người phụ nữ ấy tiềm tàng một sức mạnh phản kháng vô cùng quyết liệt. Khi
bị đẩy tới đường cùng, chị đã vùng lên chống trả, không hề sợ hãi.

Kết bài
Đoạn trích Tức nước vỡ bờ tiêu biểu cho bút pháp xây dựng nhân vật của Ngô Tất
Tô: lời lẽ, hành dộng, cử chỉ, sự phát triển tám lí tự nhiên, chân thực,… thể hiện
một tính cách nhất quán thông qua những biểu hiện đa dạng, sống động. Hành
động phản kháng của chị Dậu tuy bột phát, đơn độc, nhưng bộc lộ sức mạnh phản
kháng của người nông dân. Đó là phẩm chất căn bản để khi được giác ngộ họ sẽ đi
theo cách mạng, trở thành lực lượng chính của cách mạng.



×